You are on page 1of 10

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG


KHOA THƯƠNG MẠI

LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ


BÀI TẬP NHÓM
TÁC ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA BẢO HỘ THƯƠNG
MẠI TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ

Giảng viên : ThS. Đoàn Kim Vân Quỳnh


Nhóm thực hiện : Nhóm 9
Lớp : 213_71LAWB20053_01

TP Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2022

Tác động của chủ nghĩa bảo hộ thương mại trong nền kinh doanh quốc tế
2

DANH SÁCH NHÓM


STT Họ và tên Mã số sinh viên Nhiệm vụ Đóng góp
1 Ngô Thanh Vân 217341200050 Chuẩn bị nội dung 95%

2 Phạm Mai Trâm 217340120002 Chuẩn bị nội dung, 100%


thuyết trình
3 Võ Thị Mỹ Trinh 2173401200098 Chuẩn bị nội dung, 100%
power point
4 Nguyễn Thị Thảo Uyên 2173401200024 Chuẩn bị nội dung 95%

5 Trần Chí Tường 2173401200142 Chuẩn bị nội dung 95%

6 Phạm Thị Thanh Tuyền 2173401200057 Chuẩn bị nội dung 95%

7 Nguyễn Ngọc Tuyết 2173401200187 Chuẩn bị nội dung, 100%


tổng hợp Word
8 Lê Đức Tú 2173401200065 Chuẩn bị nội dung, 95%
thuyết trình
9 Nguyễn Trang Anh 2173401200196 Chuẩn bị nội dung, 100%
Thư thuyết trình
10 Trương Anh Tú 2173401200156 Chuẩn bị bố cục, 100%
nội dung
11 Nguyễn Thị Tú Trinh 1273401200194 Chuẩn bị nội dung 95%

Tác động của chủ nghĩa bảo hộ thương mại trong nền kinh doanh quốc tế
3

MỤC LỤC
1. KHÁ I QUÁ T CHUNG VỀ BẢ O HỘ THƯƠNG MẠ I.......................................................................4
1.1. Bảo hộ thương mại là gì?.......................................................................................................4
1.2. Nguyên nhân dẫn đến việc áp dụng những chính sách bảo hộ thương mại
....................................................................................................................................................................... 4
1.3. Xu hướng bảo hộ thương mại hiện nay:.......................................................................5
2. CÁ CH THỨ C THỰ C HIỆ N LUẬ T BẢ O HỘ THƯƠNG MẠ I.......................................................5
3. VIỆ T NAM VÀ NHỮ NG CHÍNH SÁ CH BẢ O HỘ THƯƠNG MẠ I:............................................6
4. TÁ C ĐỘ NG CỦ A CHỦ NGHĨA BẢ O HỘ THƯƠNG MẠ I ĐỐ I VỚ I KINH DOANH QUỐ C
TẾ ..................................................................................................................................................................... 8
4.1 Tác động tích cực:....................................................................................................................... 8
4.2 Tác động tiêu cực:.......................................................................................................................8
5. GIẢ I PHÁ P:............................................................................................................................................... 9

Tác động của chủ nghĩa bảo hộ thương mại trong nền kinh doanh quốc tế
4

1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HỘ THƯƠNG MẠI


1.1. Bảo hộ thương mại là gì?
- Bảo hộ thương mại hay còn gọi bảo hộ mậu dịch là chính sách ngoại thương của nhà
nước nhằm một mặt dùng các biện pháp hay các chính sách đóng cửa thanh toán nội địa,
danh mục hàng hóa hạn chế xuất nhập khẩu để bảo vệ thị trường nội địa trước sự cạnh
tranh ngoại nhập. Mặt khác có thể hiểu như sau: là việc áp dụng nâng cao một số tiêu
chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ
hay việc áp đặt thuế xuất nhập khẩu, trợ cấp cao và hạn ngạch đối với một số mặt hàng
nhập khẩu nào đó để bảo vệ và nâng đỡ các nhà kinh doanh trong nước bành trướng ra thị
trường nước ngoài.
1.2. Nguyên nhân dẫn đến việc áp dụng những chính sách bảo hộ thương mại
- Khi nhận thấy các mặt hàng nhập khẩu gia tăng gây đe dọa và thiệt hại nghiêm trọng các
mặt hàng trong nước, chính phủ sẽ phải thực hiện chính sách hạn chế nhập khẩu. Việc
hình thành bảo hộ thương mại đến từ 2 nguyên nhân chủ quan và khách quan:
 Đầu tiên về phần khách quan: bảo hộ thương mại hình thành khi có sự phát
triển không đều giữa điều kiện tái sản xuất của các quốc gia, do đó cần phải
bảo hộ nên kinh tế kém phát triển hơn để tạo ra sự đồng đều về điều kiện tái
sản xuất, ngoài ra đó cũng là chính sách để cân bằng sự cạnh tranh
 Về phần chủ quan: nhà nước cần có chính sách bảo hộ cho ngành sản xuất mới
ra đời, chưa thể gia nhập thị trường và chưa cạnh tranh được với doanh nghiệp
đã có chỗ đứng trên thị trường. Vì vậy với sự bảo hộ, doanh nghiệp có cơ hội
để tăng khả năng cạnh tranh.
- Mặt khác, còn xuất phát từ những ưu điểm của chính sách này, giúp làm:
 Làm giảm bớt sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu, từ việc đánh thuế nhập khẩu cao
làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, từ đó hỗ trợ xuất khẩu và sản xuất
trong nước.
 Khuyến khích và tăng cường thêm sức mạnh đầu tư cho các nhà sản xuất trong
nước trên thị trường nội địa.
 Thông qua việc thực hiện thuế quan bảo hộ, việc có những hàng rào bảo hộ sẽ giúp
cho sản phẩm nước ngoài giá cao hơn. Nhờ vậy mà hàng trong nước phần nào có
lợi thế hơn về giá so với hàng nhập khẩu. Chính vì vậy, sẽ thúc động hoạt động sản
xuất trong nước qua đó khắc phục một phần tình trạng thất nghiệp.

Tác động của chủ nghĩa bảo hộ thương mại trong nền kinh doanh quốc tế
5

 Mong muốn hạn chế tiêu cực của nền kinh tế thị trường trong điều kiện năng lực
điều hành nền vĩ mô chưa tốt.
 Những tác động ngoài mong muốn của các nền văn hóa khác nhau cũng buộc
chính phủ phải áp dụng chính sách để ngăn cản việc nhập khẩu những sản phẩm
được coi là có hại.
1.3. Xu hướng bảo hộ thương mại hiện nay:
- Theo phân loại của GTA, các biện pháp này có thể được chia thành viện trợ nhà nước,
phá giá cạnh tranh, trợ cấp tiêu dùng, trợ cấp xuất khẩu, thuế xuất khẩu hoặc hạn chế, cấm
nhập khẩu, trợ cấp nhập khẩu, bảo vệ sở hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tư, các biện pháp
nhập cư, mua sắm công, y tế và các biện pháp kiểm dịch, rào cản kỹ thuật đối với thương
mại, biện pháp thuế quan, biện pháp phòng vệ thương mại, hàng rào phi thuế quan, hạn
ngạch, tài chính thương mại,…

2. CÁCH THỨC THỰC HIỆN LUẬT BẢO HỘ THƯƠNG MẠI


Cho đến nay đã có một số biện pháp bảo hộ thương mại phổ biến được áp dụng ở
các quốc gia bao gồm:
 - Áp dụng thuế, thậm chí đánh mức thuế cao đối với các mặt hàng ngoại nhập.
- Áp dụng hạn ngạch trần trên số lượng hàng hóa ngoại nhập đang bán ở thị trường
trong nước bằng những trở ngại về pháp lý trong việc cấp phép.
- Đề ra các trở ngại pháp lý cho các sản phẩm ngoại nhập bằng tiêu chuẩn khắt khe
cho mặt hàng ngoại nhập.
- Hỗ trợ các mặt hàng quốc nội bằng cách trợ giá và giảm thuế, hỗ trợ tiếp thị.
- Kiểm soát tỷ lệ thay đổi ngoại tệ để hạn chế thao túng hàng hóa ngoại nhập nhằm
hạ giá sản phẩm trong nước.
 Ngoài ra, khi cạnh tranh thương mại quốc tế ngày càng tăng cao, cùng với sự khủng
hoảng kinh tế toàn cầu, các nước nhập khẩu, đặc biệt là các nước phát triển hàng đầu thế
giới như Mỹ, Nhật, EU có xu hướng gia tăng bảo hộ thương mại bằng những hình thức
bảo hộ kiểu mới:
- Giới hạn hoạt động thương mại quốc tế trong các lĩnh vực liên quan đến quốc
phòng, ngành quan trọng của mọi quốc gia.
- Đảm bảo cân bằng cán cân thương mại giữa quốc gia nhập và xuất khẩu.
- Hạn chế nguồn lao động trong các lĩnh vực nhập khẩu, phát triển nguồn nhân lực
thay thế trong nước giúp tạo thêm việc làm cho người dân.

Tác động của chủ nghĩa bảo hộ thương mại trong nền kinh doanh quốc tế
6

- Ngăn chặn độc quyền nhóm khi một ngành công nghiệp mới hình thành để hỗ trợ
ngành công nghiệp mới trong nước. 
 - Thực thi chính sách thương mại công bằng, yêu cầu các quốc gia xuất khẩu phải
hạ thấp những điều luật khắt khe để được mở rộng thị phần vào quốc gia đó.
Tại châu Âu, xu hướng bảo hộ thương mại thể hiện rõ nét nhất khi nước Anh tổ chức
trưng cầu dân ý (Brexit) vào năm 2016, và hiện Anh đã chính thức rời EU, tạo ra các điều
kiện, cơ hội để nước Anh đàm phán thương mại song phương với các đối tác mới trên
phạm vi toàn thế giới.
- Tại Mỹ, ngay từ khi tranh cử Tổng thống năm 2016, Donald Trump luôn nêu ra
khẩu hiệu “Nước Mỹ trước hết”. Ngày 23/1/2017, Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh rút khỏi
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Mỹ và 11 nước trong khu vực đã
ký, đồng thời, chủ trương đàm phán và thúc đẩy các hiệp định thương mại song
phương thay vì đa phương nhằm phát huy lợi thế của Mỹ và gia tăng lợi ích của Mỹ
trong thương mại quốc tế; thúc đẩy xu hướng gia tăng bảo hộ và sẵn sàng tăng thuế
nhập khẩu đối với mặt hàng mà Mỹ có lợi thế để bảo vệ sản xuất trong nước.

3. VIỆT NAM VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH BẢO HỘ THƯƠNG MẠI:


- VIỆT NAM
Năm 2006: Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO). Việt Nam đã cam kết từ thời điểm gia nhập WTO không áp dụng mới và
không áp dụng thêm các biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu không phù hợp với
quy định của WTO. Cụ thể:
 Bãi bỏ các biện pháp hạn ngạch trước thời điểm gia nhập:
+ Bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu từ thời điểm gia nhập.
+ Bãi bỏ tất cả các hạn ngạch nhập khẩu trừ hạn ngạch thuế quan đối với
thuốc lá nguyên liệu, trứng gia cầm, đường thô, đường tinh luyện, muối.
+ Bãi bỏ các việc cấm nhập khẩu đang được áp dụng tại thời điểm gia nhập
WTO như: thuốc lá điếu, xì gà, ô tô cũ, xe máy có dung tích 175 trở
lên.
 Việt Nam cũng đã đàm phán để thỏa thuận về các vấn đề thuế quan như:
+ Mức thuế xuất nhập khẩu tối đa từ 200% hạ thấp còn 60% và từ 31 mức
thuế quan giảm xuống chỉ còn 25 mức.

Tác động của chủ nghĩa bảo hộ thương mại trong nền kinh doanh quốc tế
7

+ Bỏ áp dụng mức giá tối thiểu đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu của
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Cam kết cắt giảm 22% thuế xuất nhập khẩu so với mức hiện hành. Mức
cắt giảm đối với mặt hàng nông nghiệp là 10.6%, mặt hàng công nghiệp là
23.9%.
+ Gần đây nhất là từ ngày 1/1/2020 Việt Nam sẽ chính thức bãi bỏ hạn
ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường từ các nước ASEAN.
+ Từ 1/7/2022, Việt Nam sẽ giảm thuế tối huệ quốc (MFN) đối với sản
phẩm thịt heo đông lạnh nhập khẩu Mỹ từ 15% xuống còn 10%.
 Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã áp dụng các hình thức khác nhau để thúc
đẩy việc xuất khẩu cho những mặt hàng còn chưa đứng vững ở thị trường
quốc tế bằng biện pháp trợ cấp như:
+ Đối với gạo: Hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo, hỗ trợ lãi
suất thu mua lúa gạo trong vụ thu hoạch.
+ Đối với mặt hàng cà phê: Hỗ trợ lãi suất tạm trữ, hoàn phụ thu. Ưu đãi
miễn, giảm về tiền thuê đất.
+ Đối với linh kiện ô tô: Doanh nghiệp đáp ứng đủ một số điều kiện như sản
lượng xe sản xuất, lắp ráp tối thiểu… thì các linh kiện ô tô buộc phải nhập
khẩu sẽ được ưu đãi thuế 0%.
+ Đối với một số sản phẩm vật liệu hàn có xuất xứ từ Malaysia, Thái Lan và
Trung Quốc, mức thuế tạm thời được áp dụng từ 0% - 36.56%.
- THẾ GIỚI
Năm 2017, Mỹ đã áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu thép và nhôm theo Mục 232
Đạo luật Thương mại mở rộng năm 1962 dưới hình thức tăng thuế nhập khẩu. Cụ thể,
một số sản phẩm thép được sản xuất tại Hàn Quốc hoặc Đài Loan, sau đó đưa sang
Việt Nam để gia công đơn giản rồi xuất khẩu Mỹ sẽ bị áp thuế cao nhất là 456%.
Song với đó, Bộ Thương mại Mỹ công bố mức thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với
mặt hàng mật ong của Việt Nam. Theo đó, mức thuế chung dành cho các doanh
nghiệp Việt Nam từ mức trên 410% giảm xuống chỉ còn 58.74 – 61.27%.
 Việt Nam cần có một kế hoạch để giải quyết chủ nghĩa bảo hộ thương mại đang
ngày càng tăng về lâu dài:

Tác động của chủ nghĩa bảo hộ thương mại trong nền kinh doanh quốc tế
8

+ Có thể thấy rằng, Việt Nam đang làm tốt trong việc tạo ra quan hệ thương
mại với vô số quốc gia và ký kết các FTA đa phương song phươg với hơn
50 quốc gia tính tới 2016.
+Việt Nam cần phải điều trình sản xuất để tránh tình trạng sưu cung và phù
hợp hơn với nhu cầu thị trường.
+ Thắt chặt kiểm soát chất lượng đối với các sản phẩm sản xuất dành cho thị
trường nước ngoài. Với các tiêu chuẩn ngày càng tăng, Việt Nam cần phải
chú ý hơn đến chất lượng sản phẩm đặc biệt là mặt hàng nông sản.
+ Doanh nghiệp cần đẩy mạnh tìm kiếm thị trường tiềm năng nhằm mở rộng
thị trường xuất khẩu, phải có ý thức nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động
nắm bắt thông tin, chuẩn bị và sẵn sàng nhiều kịch bản để thích ứng với bối
cảnh; chủ động các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá; tăng cường liên kết,
hợp tác trong sản xuất, kinh doanh để tạo sức mạnh đối phó với các tranh
chấp thương mại quốc tế…
 Đề cập đến hiện trạng COVID 19 đã gây ra sự sụt giảm trong thương mại
thế giới và là tin xấu cho một nền kinh tế toàn cầu được dự đoán sẽ giảm
mạnh
+ Các quốc gia đã thực hiện nhiều cách ứng phó khác nhau để tạo thuận lợi
cho thương mại, đặc biệt là trong vật tư y tế bằng cách chú trong vào xuất
khẩu, giảm thuế nhập khẩu nông sản để tối đa hóa nguồn cung hàng hóa
quan trọng cho thị trường nội địa.
+ Theo báo cáo của WTO ghi lại giữa tháng 10/2019 đến giữa tháng 5/2020,
các thành viên WTO đã thực hiện 256 biện pháp bảo hộ thương mại liên
quan rõ ràng đến đại dịch COVID 9, 57% trong số đó đã tạo ra lợi nhuận
đáng kể trong thương mại, bằng cách: Ban hành sự hạn chế nhập khẩu để
cách ly các công ty trong nước khỏi sự cạnh tranh quốc tế có nguy cơ làm
giảm năng suất của cả nhà sản xuất và công nhân nói chung tụt xuống vịu
thế kinh tế hạng hai.

4. TÁC ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA BẢO HỘ THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI KINH
DOANH QUỐC TẾ
4.1 Tác động tích cực:
- Đánh thuế các sản phẩm nhập khẩu nước ngoài để bảo vệ các sản phẩm trong nước
nhằm tăng trưởng kinh tế trong nước.
- Nâng cao chất lượng hàng hóa nhập khẩu.

Tác động của chủ nghĩa bảo hộ thương mại trong nền kinh doanh quốc tế
9

- Giảm tình trạng thâm hụt thương mại với các đối tác trong quan hệ trao đổi thương
mại giữa hai bên.
4.2 Tác động tiêu cực:
- Khiến người tiêu dùng bị hạn chế sự lựa chọn và phải trả nhiều tiền hơn cho hàng
hóa và dịch vụ. Bởi nếu chính phủ đưa ra hạn ngạch về số lượng nhập khẩu, áp
dụng luật bảo hộ thương mại nhằm bảo vệ ngành công nghiệp, công ty và việc làm
nhưng song với đó cũng sẽ hạn chế sự có sẵn của sản phẩm, hàng hóa và đôi khi
còn phải giải quyết vấn đề này bằng những sản phẩm chất lượng kém, lạm phát
cũng sẽ tăng.

- Các ngành công nghiệp trẻ không thể phát triển. Câu hỏi đặt ra là khi nào một
ngành công nghiệp trẻ cần sự bảo hộ của chính phủ? Khi nào thì sẽ được coi là một
công ty vững mạnh đã có lợi thế để so sánh với công ty nước ngoài và thị trường
nước ngoài? Vấn đề nằm ở việc bảo hộ bao lâu, điều này sẽ tiêu tốn của chính phủ
một khoản tiền và tiêu hao đáng kể về tài chính. Nền công nghiệp trẻ sẽ trở nên
thiếu hiệu quả, không có động thái đầu tư hiệu quả, thông minh dài hạn bằng cách
sử dụng vốn hoặc cổ phiếu phổ thông từ thị trường vốn quốc tế.

- Kiểm soát tỷ giá hối đoái gây ra sự lạm phát dài hạn. Vì quốc gia đang giữ giá trị
tiền tệ của mình ở mức thấp nhất để có thể bán sản phẩm và hàng hóa của mình với
mức giá rẻ hơn thị trường nước ngoài, còn lại những sản phẩm nước ngoài sẽ có
mức giá cao đối với những hóa mà người dân cần để tồn tại, chính phủ giúp cho
doanh nghiệp nhưng đang phải khiến người dân của mình tiêu dùng ở hạn mức cao
hơn.

5. GIẢI PHÁP:
- Cần nhận thức được rằng áp dụng luật bảo hộ thương mại không phải là một giải
pháp cho các vấn đề trong dài hạn ngược lại còn kiềm chế sự phát triển kinh tế.
- Tránh áp dụng các biện pháp bảo vệ một cách riêng biệt, vì thương mại tự do được
coi là giải pháp duy nhất cho khủng hoảng bằng cách kích thích tăng trưởng trong
tương lai và tạo việc làm trong tương lai.
- Cộng đồng thương mại quốc tế cần ngày càng nắm bắt hơn các tiêu chuẩn thương
mại quốc tế. Điều này sẽ đơn giản hóa các rào cản và chính sách pháp lý không cần
thiết, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.
- Có thể cân nhắc sử dụng chính sách tài khóa giảm phát. Nghĩa là đánh thuế cao hơn
và chấp nhận rằng chi tiêu chính phủ thấp hơn. Thuế cao hơn làm giảm thu nhập khả
dụng của người tiêu dùng dẫn đến giảm chi tiêu tiêu dùng và chi tiêu ít hơn cho hàng

Tác động của chủ nghĩa bảo hộ thương mại trong nền kinh doanh quốc tế
10

nhập khẩu. Ngoài ra, chính sách tài khóa giảm phát giúp giảm lạm phát và do đó cải
thiện khả năng cạnh tranh của xuất khẩu.

Tác động của chủ nghĩa bảo hộ thương mại trong nền kinh doanh quốc tế

You might also like