You are on page 1of 3

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TRANH BIỆN

THẢO LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI CÓ Ý KIẾN


KHÁC NHAU (BÀI 3)
I.CHUẨN BỊ
1. Chia nhóm

- Lớp chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm gồm 16 người

– Lớp trưởng chịu trách nhiệm chia nhóm theo hình thức vòng quay may mắn.

- Ban tổ chức: MC (Trâm Anh), 2 thư kí (Uyên Thương, Ngọc Linh) và 3 giám
khảo (Hồng Ngọc, Trâm Anh, Phúc Hưng)

- Các nhóm lập group chung trao đổi công việc cần chuẩn bị

+ Bầu 1 nhóm trưởng điều phối chung

2. Phân công nhiệm việc cụ thể cho từng nhóm – đội

- Vấn đề tranh biện số 1 “ Nên hay không nên yêu ở tuổi học trò? “

- Vấn đề tranh biện số 2 “ Bàn luận về ngoại hình người khác có phải hẳn là
miệt thị?”

3. Thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị như sau

- Các nhóm trưởng bốc thăm để chọn số đề

- Nhận đề tài, nhóm trưởng tự phân chia nhóm thành 2 đội nhỏ ( số lượng thành
viên 2 đội bằng nhau ).

- Các thành viên phải xây dựng hệ thống luận điểm với các dẫn chứng, lí lẽ chặt
chẽ để bảo vệ quan điểm của đội mình, bất kì thành viên nào trong đội cũng phải
phát biếu ít nhất 1 lần nếu không cả đội sẽ bị trừ điểm.

- Đội Tổ chức sự kiện tìm hiểu về chủ đề chung, lên ý tưởng tổ chức tranh biện
bằng kịch bản word; xây dựng tiêu chí chấm điểm cho phần tranh biện gồm cả nội
dung luận điểm, kĩ năng nói và nghe (kịch bản tổ chức và tiêu chí chấm điểm nộp
cho gv xem và góp ý trước)

II. Tiến hành tranh biện trên lớp

1. Lần lượt từng nhóm trình bày và phản biện vấn đề được chọn
Quy trình cụ thể:
- MC giới thiệu luật tranh biện, giới thiệu ban tổ chức và chương trình.
- 2 nhóm vào vị trí theo danh sách đã định, nhóm trưởng bốc thăm thứ tự
trình bày và vấn đề tranh biện.

+ Một nhóm lớn có 2 đội, mỗi đội phải tạo nên 2 luồng ý kiến trái chiều để
tranh luận. Mỗi nhóm có tối đa 5-6p để đưa ra các luận điểm của mình

+ Lượt nói đầu tiên là của nhóm ủng hộ: đưa ra luận điểm- nhóm phản đối có
quyền đặt câu hỏi (5p)

+ Lượt nói sau của nhóm phản đối: phải đưa ra lập luận phản bác luận điểm
của nhóm ủng hộ và luận điểm của nhóm mình - nhóm ủng hộ đặt câu hỏi (5p)

+ Nhóm trưởng phải đóng vai trò của một điều phối viên để điều tiết và phân
chia lượt nói để đảm báo tất cả thành viên đều phải đưa ra luận điểm của mình ít
nhất một lần.

Hoạt động của BGK


- BGK chấm điểm cá nhân, không được phép trao đổi theo tiêu chí đã được
xây dựng trước (in sẵn phiếu chấm để thuận tiện cho điểm và chọn đội
thắng cuộc)
- Sau khi nộp điểm cá nhân cho thư kí tổng hợp. BGK trực tiếp nhận xét
từng đội và lí giải về điểm số của mình dành cho từng đội. Lưu ý cho
BGK:
+Mỗi GK bắt buộc phải chọn rahich đội thắng, không có phương án hòa.
+ Chỉ căn cứ vào nội dung và thái độ cuộc tranh biện, tuyệt đối tôn trọng
quan điểm của 2 đội, GK không được phép áp dụng quan điểm cá nhân
về vấn đề khi đưa ra quyết định điểm số.
+ Không áp dụng hiểu biết của mình vể chủ đề được tranh biện.
+ Xác định các xung đột chính trong cuộc tranh biện, chỉ ra đội nào giải
quyết xung đột tốt hơn, vì sao.
- Thư kí tổng hợp điểm
- MC công bố điểm và đội chiến thắng.

III. Đánh giá hoạt động của mỗi nhóm

GV sẽ đánh giá các mặt sau

- Khả năng tổ chức sự kiện: Kịch bản có chi tiết, hợp lí không? Chuẩn bị
chu đáo hay hời hợt? Quá trình tổ chức trôi chảy, hấp dẫn, đảm bảo chất
lượng ở mức độ nào? Sự phối hợp giữa các thành viên trong cả 2 đội với
nhau có hài hòa, phát huy được sức mạnh nhóm?
- Mức độ thuyết phục của hệ thống luận điểm; sử dụng động tác hình thể
và phi ngôn ngữ; dẫn dắt, kết nối vấn đề và điều chỉnh giọng nói phù hợp.
- Điểm sẽ được tính chung cho cả nhóm, vì vậy thành viên nào trong nhóm
hoạt động không tốt, cả nhóm sẽ bị trừ điểm.

You might also like