You are on page 1of 42

Giảng viên: Đặng Văn Ánh

ĐTDĐ: 0936360463
Email: dangvananh@iuh.edu.vn

Môn học: Dung sai và kỹ thuật đo


Phần lí thuyết
− Thời lượng: 30 tiết
− Nội dung:
• Chương 1: Các khái niệm cơ bản về dung sai và lắp ghép.
• Chương 2: Hệ thống dung sai lắp ghép bề mặt trơn.
• Chương 3: Sai lệch hình dạng, hướng, vị trí, độ đảo và độ
nhám bề mặt.
• Chương 4: Dung sai lắp ghép các mối ghép thông thường.
• Chương 5: Chuỗi kích thước.
− Hình thức đánh giá môn học: Tự luận (đề mở)
• 03 bài thường kỳ: Chương 1, 3, 5
• 01 bài giữa kỳ: Chương 1 & 2
• 01 bài cuối kỳ: Chương 3 & 5
Phần thực hành: 30 tiết
− Dụng cụ đo.
− Thiết bị đo.
(Học trực tiếp tại phòng thí nghiệm theo lịch xếp của trường.
Lưu ý: Nếu không qua điểm học thực hành, môn học bị điểm
F)
Tài liệu học tập
[1] Ninh Đức Tốn – Nguyễn Thị Xuân Bảy. Dung sai lắp
ghép và kỹ thuật đo lường, NXB giáo dục Việt Nam.
[2] Ninh Đức Tốn . Sổ tay dung sai lắp ghép, NXB giáo dục
Việt Nam.
Hãy tìm hiểu ý nghĩa các kí hiệu trên
bản vẽ sau:

a) b)

c)
d) e)

f) g)
h)
Một số dụng cụ và thiết bị đo cơ khí
Chương 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ
DUNG SAI LẮP GHÉP
1.1 Khái niệm về sai số chế tạo và sai số đo lường các chi tiết
máy
1.2 Khái niệm về tính đổi lẫn trong chế tạo máy
1.3 Khái niệm kích thước, sai lệch giới hạn và dung sai
1.4 Lắp ghép và các loại lắp ghép
1.5 Sơ đồ phân bố miền dung sai và lắp ghép
1.6 Bài tập
1.1 Khái niệm về sai số chế tạo và sai số đo lường các
chi tiết máy
1.1.1 Độ chính xác gia công
─ Độ chính xác gia công là mức độ giống nhau về kích
thước, hình dáng hình học, vị trí tương quan, chất lượng
bề mặt giữa chi tiết thực sau khi gia công với chi tiết lý
tưởng khi thiết kế.
─ Trong quá trình gia công chế tạo chi tiết máy, không thể
tránh được sai số mà luôn luôn có sai số. Sai số này do:
 Biến dạng đàn hồi của hệ thống công nghệ.
 Do chế tạo của máy, đồ gá bị sai số và qúa trình mòn
của nó.
 Do sai số hình học của phôi (sai số in dập).
 Sai số do chế tạo dao và mòn dao.
 Sai số do biến dạng nhiệt của máy, dao, đồ gá và chi tiết
gia công.
 Do rung động trong quá trình gia công.
 Ảnh hưởng do sai số gá đặt.
 Do dụng cụ đo chế tạo sai, bị mòn và phương pháp đo
gây ra.
1.1.2 Sai số do đo lường
─ Mỗi dụng cụ đo khi chế tạo đều bị một lượng sai số nhất
định.
─ Mỗi dụng cụ đo chỉ đo đến một giá trị thang đo nhất
định.
─ Sau một thời gian sử dụng dụng cụ đo luôn bị mòn.
─ Mỗi phương pháp đo luôn phải chấp nhận một lượng sai
số nhất định.
─ Thao tác đo, tư thế đo, áp lực đo cũng ảnh hưởng đến sai
số.
─ Đọc kết quả đo bị nhầm.
1.2 Khái niệm về tính đổi lẫn trong chế tạo máy
1.2.1 Định nghĩa
Tính đổi lẫn chức năng (ĐLCN) của CTM và máy là
tính chất của máy móc, thiết bị và những chi tiết máy, nó
đảm bảo khả năng lắp ráp (hoặc thay thế khi sửa chữa)
không cần lựa chọn, sửa đổi hoặc điều chỉnh mà vẫn đạt
được các yêu cầu kỹ thuật.
1.2.2 Các dạng đổi lẫn chức năng
─ Đổi lẫn chức năng hoàn toàn
 Khi các thông số kỹ thuật của loạt chi tiết gia công đạt
được một độ chính xác nào đó cho phép tất cả đều có thể
lắp thay thế cho nhau được.
 Lúc này ta chọn bất kỳ chi tiết nào trong loạt đều có thể
thực hiện chức năng lắp ráp hoặc thay thế cho nhau.
─ Đổi lẫn chức năng không hoàn toàn là khi đó để đạt
được thông số kỹ thuật của sản phẩm, trong quá trình lắp
ráp (hoặc thay thế khi sửa chữa) người ta cần phải phân
nhóm, lựa chọn chi tiết, điều chỉnh vị trí, hoặc sửa chữa
bổ sung một vài bộ phận nào đó.
─ Đổi lẫn chức năng nội là tính đổi lẫn chức năng của các
chi tiết riêng biệt trong một đơn vị lắp hoặc tính đổi lẫn
công nghệ của bộ phận hay cơ cấu trong một sản phẩm.
─ Đổi lẫn chức năng ngoại là tính đổi lẫn chức năng của
các đơn vị lắp khác nhau được lắp vào các sản phẩm
phức tạp theo các kích thước lắp ghép.
1.2.3 Hiệu quả của tính đổi lẫn chức năng
─ Hiệu quả đối với quá trình thiết kế
 Giảm nhẹ được khối lượng công việc thiết kế.
 Thuận tiện trong việc thiết kế.
─ Hiệu quả đối với quá trình chế tạo
 Tạo điều kiện chuyên môn hóa sản xuất.
 Làm đơn giản hoá quá trình lắp ráp và tạo điều kiện cho
việc tự động hoá quá trình lắp ráp.
─ Hiệu quả đối với quá trình sử dụng, bảo trì
 Hạn chế tối đa giờ chết của máy.
 Không cần bộ phận sửa chữa cồng kềnh, phức tạp.
1.3. Khái niệm kích thước, sai lệch và dung sai
1.3.1 Kích thước
─ Kích thước danh nghĩa (Ddn; ddn) là kích thước mà dựa
vào chức năng của chi tiết, xác định được sau khi đã tính
toán đảm bảo các thông số kỹ thuật yêu cầu (độ bền, độ
cứng …) sau đó được quy tròn (về phía lớn lên) theo các
giá trị của dãy kích thước tiêu chuẩn.
─ Kích thước thực (Dth; dth) là kích thước nhận được từ kết
quả đo chi tiết với sai số cho phép.
Trong thực tế đôi khi sử dụng khái niệm kích thước thực
cục bộ là khoảng cách tại một mặt cắt ngang bất kì của một
yếu tố, nghĩa là kích thước đo được giữa 2 điểm bất kỳ.
Ø20 Ø20.10 Ø20.05 Ø20.00

a) Kích thước b) Kích thước thực


danh nghĩa
─ Kích thước giới hạn (Dmax; dmax ;Dmin; dmin) là hai kích
thước lớn nhất và nhỏ nhất mà kích thước đạt yêu cầu
phải nằm trong khoảng đó.
Dmax(dmax): Kích thước giới hạn lớn nhất (MMC).
Dmin( dmin): Kích thước giới hạn nhỏ nhất (LMC).
Kích thước thực đạt yêu cầu khi nó thoả mãn điều kiện:
Dmin(dmin)  Dth(dth)  Dmax(dmax)

MMC của biên


dạng

a)
b)

d)

c)
1.3.2 Sai lệch
─ Sai lệch là hiệu số đại số giữa một kích thước (kích thước
thực, kích thước giới hạn ...) với kích thước danh nghĩa.
─ Dung sai gia công được cho trên bản vẽ dưới dạng hai sai
lệch so với kích thước danh nghĩa, được gọi là sai lệch
giới hạn. Sai lệch giới hạn quyết định độ chính xác yêu
cầu của các kích thước gia công và xác định đặc tính của
mối ghép.
─ Sai lệch giới hạn: là hiệu số đại số giữa các kích thước
giới hạn và kích thước danh nghĩa. Bao gồm:
 Sai lệch trên (ES,es): là hiệu số đại số giữa kích thước
giới hạn lớn nhất và kích thước danh nghĩa.
ES (es) = D(d)max - D(d)dn
 Sai lệch dưới (EI,ei): là hiệu số đại số giữa kích thước
giới hạn nhỏ nhất và kích thước danh nghĩa.
EI (ei) = D(d)min - D(d)dn
Trong đó:
D,d - tương ứng với kí hiệu kích thước bao và bị bao.
EI, ES - sai lệch giới hạn dưới và trên đối với kích thước
bao.
ei, es - sai lệch giới hạn dưới và trên đối với kích thước
bị bao.
 300.06( es )
0.04( ei )  300.08( ES )
0.06( EI )

18  0.1 1000.1
0.2

480.4( es )
0.2( ei ) M 24
─ Sai lệch thực là bằng hiệu đại số giữa kích thước thực và
kích thước danh nghĩa.

D(d)th – D(d)dn

─ Sai lệch cơ bản là một trong hai sai lệch dùng làm căn
cứ để xác định vị trí của trường dung sai so với đường
không (0).

Trong TCVN quy định sai lệch cơ bản là một trong hai
sai lệch nằm gần đường không nhất.
─ Các kích thước giới hạn và kích thước thực có thể lớn
hơn, nhỏ hơn hoặc bằng kích thước danh nghĩa, nên các
sai lệch có thể âm, dương, hoặc bằng 0. Trên các bản vẽ
sai lệch được tính bằng mm. Trong các bảng tiêu chuẩn
sai lệch được cho bằng m.

─ Các sai lệch được ghi bên phải kích thước danh nghĩa.
Sai lệch trên ghi phía trên, sai lệch dưới ghi phía dưới,
khi một trong các kích thước giới hạn bằng kích thước
danh nghĩa thì sai lệch bằng không và trên bản vẽ không
ghi trị số sai lệch này.
Ví dụ: Cách ghi các sai lệch giới hạn.
a – Một trong hai sai lệch giới hạn bằng 0.
b – Hai sai lệch giới hạn có giá trị khác nhau.
c – Hai sai lệch giới hạn có giá trị giống nhau.

b)

a) c)
Ngoài ra, để thuận tiện biễu diễn các sai lệch giới hạn
người ta biễu diễn bằng ký hiệu.
 5H 7

5 Js 7
 36h6
 26 g 6 12 js 7
1.3.3 Dung sai
─ Dung sai là phạm vi cho phép của sai số. Về trị số dung
sai bằng hiệu số giữa hai kích thước giới hạn hoặc hai sai
lệch giới hạn.
─ Dung sai kích thước : T = Dmax(dmax )- Dmin(dmin)
= ES(es) – EI(ei)
Chú ý
─ Dung sai luôn có giá trị dương.
─ Dung sai đặc trưng cho độ chính xác yêu cầu của kích
thước hay còn gọi là độ chính xác thiết kế.
Sơ đồ biểu diễn kích thước, sai lệch và dung sai

1.4. Lắp ghép và các loại lắp ghép


1.4.1 Khái niệm lắp ghép
─ Các chi tiết trong máy không đứng riêng một mình.
Chúng được tập hợp trong những đơn vị lắp xác định.
─ Những bề mặt và những kích thước mà dựa theo chúng
để lắp ghép các chi tiết với nhau gọi là những bề mặt lắp
ghép và kích thước lắp ghép. Một mối ghép bao giờ cũng
có chung một kích thước danh nghĩa và gọi là kích thước
danh nghĩa của lắp ghép.
1.4.2 Các loại lắp ghép
─ Dựa theo hình dạng bề mặt lắp ghép
 Lắp ghép của các bề mặt trụ trơn: bề mặt lắp ghép là các
bề mặt trụ trơn.
 Lắp ghép các bề mặt song song với nhau: là mối ghép
giữa các mặt phẳng.
 Ngoài ra còn có những mối ghép của các bề mặt phức tạp
như: ren, then hoa,...
Lỗ

Trục

a) Mối ghép trụ trơn b) Mối ghép các mặt song song

Chi
tiết 1

Chi
tiết 2

c) Mối ghép ren d) Mối ghép then hoa


─ Dựa theo Bề mặt lắp ghép và kích thước lắp ghép
được chia làm hai loại là bề mặt bao hoặc kích thước
bao và bề mặt bị bao hoặc kích thước bị bao.
Bề
Bề Bề mặt bị
mặt bị mặt Bề bao
bao bao mặt
bao
─ Dựa theo đặc tính của mối lắp
 Mối lắp có độ hở là mối lắp luôn luôn có kích thước bao
lớn hơn kích thước bị bao.
Dmin  dmax
Loại mối lắp này thường giữa chi tiết bao và bị bao có
chuyển động tương đối với nhau.
Đặc trưng có loại mối lắp này là khe hở S
 Độ hở lớn nhất Smax = Dmax – dmin = ES - ei
 Độ hở nhỏ nhất Smin = Dmin – dmax = EI – es

S max  S min
 Độ hở trung bình S m 
2
Dmax
TD

Dmin
Biểu diễn mối lắp.

Smin
Smax
dmin
Td

dmax
Dung sai của độ hở
TS = Smax - Smin
= ES – ei - EI + es = TD + Td
 Như vậy dung sai của độ hở bằng tổng dung sai của kích
thước lỗ và dung sai kích thước trục. Nó đặc trưng cho mức
độ chính xác yêu cầu của lắp ghép.
 Mối lắp có độ dôi là loại mối lắp có kích thước bị bao
luôn lớn hơn hoặc bằng kích thước bao Dmax ≤ dmin
Đặc trưng của mối ghép có độ dôi là độ dôi (N) tương
ứng với các kích thước giới hạn của lỗ và trục có các độ dôi
giới hạn.
 Độ dôi lớn nhất Nmax = dmax - Dmin = es – EI
 Độ dôi nhỏ nhất Nmin = dmin - Dmax = ei - ES

N max  N min
 Độ dôi trung bình N m 
Hình biểu diễn 2

Nmax
Nmin

Td
TD

dmax
dmin
Dmax

Dmin
Dung sai của độ dôi:
TN = Nmax – Nmin = dmax - Dmin - (dmin - Dmax)
= Td + TD
Như vậy dung sai của độ dôi bằng tổng dung sai của
kích thước lỗ và dung sai kích thước trục.
 Mối lắp trung gian
Trong mối ghép trung gian miền dung sai kích thước
bao và kích thước bị bao nằm xen kẽ lẫn nhau. Vì vậy khi
lắp một bề mặt bao bất kỳ trong loạt chi tiết với một bề mặt
bị bao bất kỳ trong loạt chi tiết sẽ nhận được một mối ghép
hoặc có độ hở hoặc có độ dôi.
Đặc trưng của mối ghép là độ hở lớn nhất (Smax) hoặc
độ dôi lớn nhất (Nmax).
 Khe hở lớn nhất Smax = Dmax - dmin = - Nmin
 Độ dôi lớn nhất Nmax = dmax - Dmin = - Smin

 Độ dôi trung bình

Dung sai của đặc trưng mối ghép.


TN(S) = Smax – Smin = Nmax – Nmin = Smax + Nmax
= TD + Td
Trong mối ghép trung gian, dung sai của đặc trưng mối
ghép bằng tổng dung sai kích thước lỗ và dung sai kích
thước trục.
Hình biểu diễn mối ghép

Nmax

Td
TD

Smax

dmax
Dmax

dmin
Dmin
1.4.3 Biểu đồ phân bố dung sai
─ Để biểu diễn dung sai của một kích thước trên bản vẽ,
người ta ghi giá trị sai lệch ở bên phải giá trị kích thước
danh nghĩa. Trong đó sai lệch trên ghi ở trên, sai lệch
dưới ghi ở dưới. Nếu một trong hai sai lệch đối xứng qua
đường không người ta ghi dấu ( + ) và giá trị sai lệch đó.
─ Ngoài ra, để đơn giản và thuận tiện cho tính toán, người
ta còn biểu diễn lắp ghép dưới dạng biểu đồ.
1.5 Sơ đồ phân bố miền dung sai và lắp ghép
Ví dụ: Cho mối lắp trong đó
Loạt chi tiết bao có kích thước  40 00,,020
005
Loạt chi tiết bị bao có kích thước: 40-0,015
Hãy vẽ biểu diễn miền dung sai của mối lắp.
Bài làm:
1.6 Bài tập
Ví dụ 1: Cho mối lắp có kích thước danh nghĩa Ddn = ddn =
80mm; sai lệch giới hạn của lỗ ES = +35 µm; EI = 0; sai
lệch giới hạn của trục es = +45 µm; ei = +23 µm.
1. Xác định kích thước giới hạn của lỗ và trục.
2. Tính dung sai của lỗ và trục.
3. Tìm đặc tính của mối lắp.
4. Vẽ sơ đồ phân bố miền dung sai mối lắp.

Ví dụ 2: Cho mối lắp có kích thước D = 40K8; d = 40h7.


1. Xác định sai lệch giới hạn của lỗ, trục.
2. Tính kích thước giới hạn của lỗ, trục.
3. Tìm dung sai của lỗ, trục.
4. Xác định đặc tính mối lắp.
5. Vẽ sơ đồ phân bố miền dung sai.
Ví dụ 3: Cho mối lắp có kích thước danh nghĩa D = 60M8; d
= 60h8.
1) Xác định sai lệch giới hạn của lỗ, trục.
2) Xác định kích thước giới hạn của lỗ, trục.
3) Xác định dung sai của lỗ, trục.
4) Xác định độ hở, độ dôi giới hạn.
5) Vẽ sơ đồ phân bố miền dung sai.

Ví dụ 4: Cho mối lắp có kích thước danh nghĩa D = 70H12;


d = 70f11.
1) Xác định sai lệch giới hạn của lỗ, trục.
2) Xác định kích thước giới hạn của lỗ, trục.
3) Xác định dung sai của lỗ, trục.
4) Xác định độ hở, độ dôi giới hạn.
5) Vẽ sơ đồ phân bố miền dung sai.
Ví dụ 5:
Cho mối lắp có kích thước D = 40P8; d = 40h7.
1) Xác định sai lệch giới hạn của lỗ, trục.
2) Xác định kích thước giới hạn của lỗ, trục.
3) Xác định dung sai của lỗ, trục.
4) Xác định độ hở, độ dôi giới hạn.
5) Vẽ sơ đồ phân bố miền dung sai.

Ví dụ 6:
Cho mối lắp có kích thước D = 60M10; d = 60h9.
1) Xác định sai lệch giới hạn của lỗ, trục.
2) Xác định kích thước giới hạn của lỗ, trục.
3) Xác định dung sai của lỗ, trục.
4) Xác định đặc tính mối lắp.
5) Vẽ sơ đồ phân bố miền dung sai.
Ví dụ 7: Cho mối lắp có kích thước danh nghĩa Ddn = ddn =
72mm; độ dôi lớn nhất Nmax = 51 µm; độ dôi nhỏ nhất Nmin
= 2 µm; es = 0; ES = -32 µm.
1) Xác định sai lệch giới hạn của lỗ, trục
2) Xác định kích thước giới hạn của lỗ, trục.
3) Xác định dung sai của lỗ, trục.
4) Vẽ sơ đồ phân bố miền dung sai của mối lắp.

0,023
Ví dụ 8: Cho mối lắp có kích thước lỗ D  620,013 mm; khe
hở lớn nhất Smax = 45 µm; khe hở nhỏ nhất Smin = 13 µm;
1) Xác định sai lệch giới hạn của lỗ, trục
2) Xác định kích thước của lỗ, trục.
3) Xác định dung sai của lỗ, trục.
4) Vẽ sơ đồ phân bố miền dung sai của mối lắp.

You might also like