You are on page 1of 104

Chương 3: SAI LỆCH HÌNH DẠNG, HƯỚNG, VỊ TRÍ, ĐỘ

ĐẢO VÀ ĐỘ NHÁM BỀ MẶT

1. Sai lệch và dung sai hình dạng


2. Sai lệch và dung sai hướng
3. Sai lệch và dung sai vị trí
4. Sai lệch độ đảo
5. Nhám bề mặt
Bảng qui đổi tương đương tiêu chuẩn đánh giá độ nhám
Trị số độ nhám Mẫu độ nhám theo Mẫu độ nhám theo
số kí hiệu
Các kí hiệu độ nhám
Độ nhám bề mặt đạt được từ các quá trình gia công
S
Phương pháp chế
T
tạo
T
Đúc khuôn cát

Đúc khuôn kim loại


Đúc áp lực
Đúc áp lực cao

Cán nóng
Dập
Kéo

Cắt bằng khí

Cắt bằng đá
Mài tay
Mài đĩa
Đúc
Bào (Planing)

Xọc (Shaping)

Khoan
Tiện và phay
Toa rô
Khoét
Chuốt (Broaching)

Lăn răng (Hobbing)


Mài phẳng

Mài tròn
Doa (Honing)

Mài nghiền (Lapping)


Đánh bóng (Polishing)

Miết bóng (Burnishing)


3.1 Sai lệch và dung sai hình dạng
3.1.1 Khái niệm
Sai lệch giữa bề mặt thực hoặc prôfin thực nhận được sau
khi gia công so với bề mặt danh nghĩa hoặc prôfin danh
nghĩa đã cho trên bản vẽ gọi là sai lệch hình dáng.
Về trị số sai lệch hình dáng được tính bằng khoảng cách
lớn nhất giữa bề mặt thực hoặc prôfin thực tới bề mặt cận
tiếp hoặc prôfin cận tiếp trong giới hạn chiều dài chuẩn L.
3.1.2 Các khái niêm cơ bản
− Đường thẳng cận tiếp là đường thẳng tiếp xúc ngoài
với profil thực của chi tiết ở vị trí sao cho khoảng cách từ
điểm xa nhất của profil thực đến đường thẳng cận tiếp là
nhỏ nhất.
− Mặt phẳng cận tiếp là mặt phẳng tiếp xúc ngoài với bề
mặt thực của chi tiết ở vị trí sao cho khoảng cách từ điểm
xa nhất trên bề mặt thực đến mặt phẳng cận tiếp là nhỏ
nhất.
− Vòng tròn cận tiếp: Đối với trục là vòng tròn có đường
kính nhỏ nhất tiếp xuc ngoài với profil thực. Đối với bề
mặt lỗ là vòng tròn có đường kính lớn nhất tiếp xúc trong
với profil thực.
− Mặt trụ cận tiếp: Đối với trục là mặt trụ có đường kính
nhỏ nhất tiếp xúc ngoài với mặt trụ thực. Đối với lỗ là
mặt trụ tròn có đường kính lớn nhất tiếp xúc trong với
mặt trụ thực.

d1

Mặt trụ cận tiếp


− Profin cận tiếp mặt cắt dọc của mặt trụ tròn là 2
đường thẳng song song tiếp xúc ngoài với profin thực
của chi tiết sao cho khoảng cách từ điểm xa nhất của
profin thực đến profin cận tiếp là nhỏ nhất.

Profin
cËn tiÕp



Profin thùc
− Ý nghĩa của bề mặt cận tiếp
 Trong các mối ghép các bề mặt tiếp xúc với nhau bằng
các bề mặt cận tiếp. Khe hở của các bề mặt cận tiếp
tương ứng trong các mối ghép bằng không.
 Trong khi đo bề mặt cận tiếp tương ứng với bề mặt cận
tiếp của dụng cụ đo.
3.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá
Sai số hình dạng hình học được phân thành hai loại là
sai số hình dạng mặt trụ và sai số hình dạng mặt phẳng.
− Sai số hình dạng mặt phẳng
 Chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá sai số hình dáng mặt phẳng
là sai lệch độ phẳng. Đối với bề mặt của chi tiết máy có
thể cùng một lúc quy định độ không phẳng và độ không
thẳng, nhưng dung sai của độ không thẳng bao giờ cũng
có giá trị nhỏ hơn. Ngoài ra dung sai độ thẳng không thể
thay thế cho dung sai độ phẳng.
 Các dạng sai lệch mặt phẳng còn bao gồm các chỉ tiêu
thành phần: độ lồi, độ lõm. Các sai lệch thành phần này
được dùng kết hợp với các sai lệch tổng hợp là độ phẳng
và độ thẳng trong trường hợp bề mặt khảo sát cần có
những yêu cầu đặc biệt.
 Sai lệch độ phẳng là khoảng cách lớn nhất từ các điểm
trên bề mặt thực đến mặt phẳng cận tiếp theo phương
pháp tuyến trong giới hạn phần chuẩn.
Kí hiệu trên bản vẽ
 Sai lệch độ thẳng là khoảng cách lớn nhất từ các điểm
của profil thực đến đường thẳng áp trong giới hạn phần
chuẩn.
Kí hiệu trên bản vẽ
Dạng mặt phẳng
Dạng mặt trụ
Miền dung sai Đường sinh thực bất
được giới hạn bởi hai kỳ nằm trên bề mặt trụ phải
mặt phẳng song song nằm giữa hai mặt phẳng
cách nhau khoảng t. song song cách nhau 0,1mm.
Miền dung sai Đường tâm thực của
được giới hạn bởi môt mặt trụ cần qui định dung
mặt trụ có đường kính sai phải nằm trong vùng
t nếu trị số dung sai mặt trụ có đường kính
được đặt sau kí hiệu 0,08mm.
Ø.
Độ lồi là sai lệch của độ phẳng (hoặc độ thẳng) mà
khoảng cách từ các điểm của bề mặt thực đến mặt phẳng
(đường thẳng) cân tiếp được giảm đi từ ngoài mép đến
vào giữa.
Kí hiệu trên bản vẽ: 0,01
Miền dung sai Bề mặt thực phải
được giới hạn bởi hai nằm giữa hai mặt cách đều
mặt bao các mặt cầu nhau, bao các mặt cầu
đường kính t, tâm đường kính 0,02mm, tâm
các mặt cầu này nằm các mặt cầu này nằm trên
trên một mặt có hình một mặt có hình dạng hình
dạng hình học chính học chính xác về lí thuyết.
xác về lí thuyết.
Miền dung sai Bề mặt thực phải nằm
được giới hạn bởi hai giữa hai mặt cách đều nhau,
mặt bao các mặt cầu bao các mặt cầu đường kính
đường kính t, tâm các 0,1mm, tâm các mặt cầu này
mặt cầu này nằm trên nằm trên một mặt có hình
một mặt có hình dạng dạng hình học chính xác về
hình học chính xác về lí thuyết so với mặt phẳng
lí thuyết so với mặt chuẩn A.
phẳng chuẩn A.

Chuẩn A
Độ lõm là sai lệch của độ phẳng (hoặc độ thẳng) mà
khoảng cách từ các điểm của bề mặt thực đến mặt phẳng
(đường thẳng) áp được tăng lên từ ngoài mép đến vào
giữa.
Kí hiệu trên bản vẽ: 0,01
Miền dung sai Trong mỗi mặt cắt
được giới hạn bởi hai song song với mặt phẳng
đường bao các đường hình chiếu trên đó có chỉ dẫn
tròn có đường kính t, các dung sai, đường profin thực
tâm của các đường tròn phải nằm giữa hai đường
nằm trên một đường có cách đều bao các đường tròn
hình dạng hình học chính có đường kính là 0,04mm,
xác về lí thuyết. các tâm của các đường tròn
nằm trên một đường có hình
dạng hình học chính xác về lí
thuyết.
P

Mặt phẳng
vuông góc với
mặt phẳng P
Miền dung sai được giới hạn bởi hai đường bao các
đường tròn có đường kính t, tâm các đường tròn nằm trên
một đường có hình dạng hình học chính xác về lí thuyết so
với mặt phẳng chuẩn A, mặt phẳng chuẩn B.

Chuẩn A

Chuẩn B
Mặt phẳng song song với chuẩn A
Trong mỗi mặt cắt song song với mặt phẳng hình
chiếu trên đó có chỉ dẫn dung sai, đường profin thực phải
nằm giữa hai đường cách đều nhau, bao các đường tròn có
đường kính là 0,04mm, tâm các đường tròn này nằm trên
một đường có hình dạng hình học chính xác về lí thuyết so
với mặt phẳng chuẩn A và mặt phẳng chuẩn B.
Sai số hình dáng mặt phẳng
− Theo tiêu chuẩn TCVN 384-93 qui định 16 cấp chính
xác hình dáng mặt phẳng từ cấp 1 đến cấp 16, kí hiệu
theo mức chính xác giảm dần là cấp 1, 2,…, 16.
− Dung sai độ phẳng và dung sai độ thẳng có quan hệ với
dung sai kích thước bề mặt đã cho. Thông thường chúng
nhỏ hơn dung sai kích thước.
Sai số hình dáng mặt trụ
− Sai số hình dáng mặt cắt ngang
 Sai lệch độ tròn là khoảng cách lớn nhất  từ các điểm
của profil thực đến đường tròn cận tiếp.

Kí hiệu trên bản vẽ: 0,01

Đa cạnh Ô van
Miền dung sai trong mặt cắt ngang khảo sát, được
giới hạn bởi hai đường tròn đồng tâm có hiệu số các bán
kính t.

Mặt cắt bất kì


Đường thực theo Đường thực theo
chu vi, trong mặt cắt chu vi, trong mặt cắt
ngang bất kì của mặt trụ ngang bất kì của mặt
và mặt côn, phải nằm côn, phải nằm giữa hai
giữa hai đường tròn đường tròn đồng tâm và
đồng tâm và đồng phẳng đồng phẳng có hiệu số
có hiệu số các bán kính các bán kính là 0,1mm.
là 0,03mm.
− Sai số hình dáng mặt cắt dọc
 Sai lệch độ trụ là khoảng cách lớn nhất  từ các điểm
trên đường sinh của bề mặt thực, nằm trong mặt phẳng đi
qua trục của nó, đến phía tương ứng của profil cận tiếp
trong giới hạn chiều dài phần chuẩn.
Kí hiệu trên bản vẽ: 0,01
L

Profin
cËn tiÕp


Profin thùc
Độ côn

Độ phình Độ thoắt
Miền dung sai Mặt trụ thực phải nằm
được giới hạn bởi hai giữa hai mặt trụ đồng trục có
mặt trụ đồng trục có hiệu số các bán kính là
hiệu số các bán kính t. 0,1mm.
3.2 Sai lệch và dung sai hướng
− Sai lệch độ song song là hiệu giữa khoảng cách lớn nhất
và nhỏ nhất giới hạn bởi hai mặt phẳng áp tính trên kích
thước L1xL2.
Kí hiệu trên bản vẽ
 Dung sai độ song song của một đường có liên quan đến một
hệ thống chuẩn.
Miền dung sai được Đường tâm thực phải
giới hạn bởi 2 mặt phẳng nằm giữa 2 mặt phẳng song
song song cách nhau một song cách nhau 0,1mm, các
khoảng t. Các mặt phẳng mặt phẳng song song với
song song với các chuẩn đường trục (tâm) chuẩn A,
theo hướng qui định. hướng về mặt phẳng chuẩn B
và theo hướng qui định.

Chuẩn A Chuẩn B
Chuẩn B
Chuẩn A

Đường tâm thực phải nằm giữa 2 mặt phẳng song


song cách nhau 0,1mm, các mặt phẳng song song với đường
trục (tâm) chuẩn A, hướng về mặt phẳng chuẩn B và theo
hướng qui định.
Miền dung sai được Đường tâm thực phải
giới hạn bởi 2 cặp mặt nằm giữa 2 cặp mặt phẳng
phẳng song song cách nhau song song cách nhau
0,1mm và 0,2mm và vuông 0,1mm và 0,2mm, các mặt
góc với nhau. Các mặt phẳng này song song với
phẳng song song với đường đường trục (tâm) chuẩn A,
trục (tâm) chuẩn A và mặt hướng về mặt phẳng chuẩn
phẳng chuẩn B. B và phải vuông góc với
nhau.

Chuẩn B
Chuẩn A
 Dung sai độ song song của một đường có liên quan đến một
đường chuẩn.
Miền dung sai được Đường tâm thực
giới hạn bởi một mặt trụ nằm trong vùng mặt trụ
đường kính t song song có đường kính 0,03mm,
chuẩn, nếu trị số dung sai song song với đường trục
này được đặt sau kí hiệu Ø. chuẩn A.

Chuẩn A
 Dung sai độ song song của một đường có liên quan đến một
mặt chuẩn.
Miền dung sai được Đường tâm thực
giới hạn bởi hai mặt phẳng phải nằm giữa hai mặt
song song cách nhau một phẳng song song cách
khoảng t và song song với nhau 0,01mm, hai mặt
chuẩn. phẳng này song song với
mặt chuẩn B.

Chuẩn B
 Dung sai độ song song của một đường có liên quan đến một
hệ thống chuẩn.
Miền dung sai được Mỗi đường thực
giới hạn bởi hai đường phải nằm giữa hai đường
thẳng song song cách nhau song song cách nhau
một khoảng t và hướng song 0,02mm song song với
song với mặt phẳng chuẩn chuẩn A và nằm trong
B. một mặt phẳng song song
Chuẩn B với chuẩn B.

Chuẩn A
 Dung sai độ song song của một mặt phẳng có liên quan đến
một đường chuẩn.
Miền dung sai được Bề mặt thực phải
giới hạn bởi hai mặt phẳng nằm giữa hai mặt phẳng
song song cách nhau một song song cách nhau
khoảng t và song song với 0,1mm, các mặt phẳng
chuẩn. này song song với đường
trục chuẩn C.

Chuẩn C
 Dung sai độ song song của một mặt có liên quan đến mặt
chuẩn.
Miền dung sai được Bề mặt thực phải
giới hạn bởi hai mặt phẳng nằm giữa hai mặt phẳng
song song cách nhau một song song cách nhau
khoảng t và song song với 0,01mm, các mặt phẳng
mặt phẳng chuẩn. này song song với mặt
phẳng chuẩn D.

Chuẩn D
Ví dụ: Giải thích các kí hiệu dung sai có trên hình vẽ.
− Sai lệch độ vuông góc
 Sai lệch độ vuông góc của mặt phẳng là sai lệch góc giữa
các mặt phẳng so với góc vuông, biểu thị bằng đơn vị chiều
dài ∆ trên chiều dài chuẩn.
 Sai lệch về độ vuông góc của mặt phẳng hoặc đường
tâm đối với đường tâm là sai lệch góc giữa các mặt
phẳng hoặc đường tâm và đường tâm chuẩn so với góc
vuông, biểu thị bằng đơn vị chiều dài ∆ trên chiều dài
phần chuẩn.
− Kí hiệu trên bản vẽ: 0,01
 Dung sai độ vuông góc của một đường có liên quan đến
một đường chuẩn.
Miền dung sai được Đường tâm thực phải
giới hạn bởi hai mặt phẳng nằm giữa hai mặt phẳng
song song cách nhau một song song cách nhau
khoảng t và vuông góc với 0,06mm và vuông góc với
chuẩn. đường trục chuẩn A.

Chuẩn A
 Dung sai độ vuông góc của một đường có liên quan đến
một hệ thống chuẩn.
Miền dung sai được Đường tâm thực phải
giới hạn bởi hai mặt phẳng nằm giữa hai mặt phẳng
song song cách nhau một song song cách nhau
khoảng t. Các mặt phẳng 0,1mm, các mặt phẳng này
này vuông góc với chuẩn A vuông góc với mặt phẳng
và song song với chuẩn B. chuẩn A và theo đường qui
định về phía mặt chuẩn B.

Chuẩn B
Chuẩn A
Miền dung sai được giới hạn bởi hai cặp mặt phẳng
cách nhau một khoảng 0,1mm và 0,2mm và vuông góc với
nhau. Cả hai cặp mặt phẳng vuông góc với chuẩn A, một
cặp các mặt phẳng kia vuông góc với chuẩn B.

Chuẩn B
Chuẩn B Chuẩn A
Chuẩn A
Đường tâm thực của mặt trụ phải nằm giữa hai cặp mặt
phẳng song song cách nhau 0,1mm và 0,2mm và theo hướng
qui định về phía mặt phẳng chuẩn B và vuông góc với nhau.
Cả hai cặp mặt phẳng phải vuông góc với mặt phẳng chuẩn
A.
 Dung sai độ vuông góc của một đường có liên quan đến
một mặt chuẩn.
Miền dung sai được Đường tâm thực của
giới hạn bởi một mặt trụ mặt trụ phải ở trong vùng
đường kính t vuông góc với mặt trụ có đường kính
chuẩn, nếu trị số dung sai 0,01mm vuông góc với mặt
đặt sau ký hiệu Ø. phẳng chuẩn A.

Chuẩn A
 Dung sai độ vuông góc của một mặt có liên quan đến một
đường chuẩn.
Miền dung sai được Bề mặt thực phải nằm
giới hạn bởi hai mặt phẳng giữa hai mặt phẳng song
song song cách nhau song cách nhau 0,08mm,
khoảng t và vuông góc với các mặt phẳng này vuông
chuẩn. góc với đường trục chuẩn A.

Chuẩn A
 Dung sai độ vuông góc của một mặt có liên quan đến một
mặt chuẩn.
Miền dung sai được Bề mặt thực phải nằm
giới hạn bởi hai mặt phẳng giữa hai mặt phẳng song
song song cách nhau song cách nhau 0,08mm,
khoảng t và vuông góc với các mặt phẳng này vuông
chuẩn. góc mặt phẳng với chuẩn A.

Chuẩn A
3.3 Sai lệch và dung sai vị trí
Cách ký hiệu trên bản vẽ 0,01 A-B
− Dung sai vị trí của một điểm.
 Miền dung sai được giới hạn bởi một mặt cầu đường kính
t nếu trị số dung sai được đặt sau kí hiệu SØ. Tâm của
miền dung sai hình cầu được cố định bởi các kích thước
chính xác về lý thuyết đố với các chuẩn A, B và C. và
vuông góc với chuẩn.

Chuẩn C
Chuẩn A

Chuẩn B
Tâm thực của mặt cầu phải ở trong vùng mặt cầu có
đường kính 0,3mm, tâm của mặt cầu trùng với vị trí chính
xác về lý thuyết của mặt cầu đố với các mặt phẳng chuẩn A,
B và mặt phẳng chuẩn trung bình C.
− Dung sai vị trí của một đường.
 Miền dung sai được giới hạn bởi hai mặt phẳng song
song cách nhau một khoảng t và được bố trí đối xứng
quanh đường tâm. Đường tâm được cố định bởi các kích
thước chính xác về lý thuyết đối với các chuẩn A và B.
Dung sai chỉ qui định theo một hướng.

Chuẩn B Chuẩn A
Đường tâm thực của mỗi một trong các đường vạch dấu
phải nằm giữa hai mặt phẳng song song cách nhau 0,1mm,
các mặt phẳng này được bố trí đối xứng quanh vị trí chính
xác về lý thuyết của đường được xem xét, đối với mặt phẳng
chuẩn A và B.
 Miền dung sai được giới hạn bởi hai cặp mặt phẳng song
song cách nhau một khoảng 0,05mm, 0,02mm và được
bố trí đối xứng quanh vị trí chính xác về lý thuyết. Vị trí
chính xác về lý thuyết được cố định bởi các kích thước
chính xác về lý thuyết đối đối với các chuẩn C, A và B.
Dung sai qui định theo hai hướng về phía các chuẩn.
Chuẩn
Chuẩn
B
A
Chuẩn
C Chuẩn Chuẩn
B A

Chuẩn
C
Đường tâm thực của mỗi lỗ phải nằm giữa hai cặp mặt
phẳng song song cách nhau 0,05mm và 0,02mm, theo hướng
qui định và vuông góc với nhau. Mỗi cặp mặt phẳng song
song được hướng về hệ chuẩn và được bố trí đối xứng quanh
vị trí chính xác về lý thuyết của lỗ được xem xét đối với các
mặt phẳng chuẩn C, A và B.
 Miền dung sai được giới hạn bởi mặt trụ đường kính t
nếu trị số dung sai được đặt sau ký hiệu Ø. Đường trục
của mặt trụ dung sai được cố định bởi các kích thước
chính xác về lý thuyết đối với các chuẩn C, A và B.

Chuẩn A Chuẩn C Chuẩn B


Đường tâm thực phải Đường tâm thực của
nằm trong vùng mặt trụ có mỗi lỗ phải ở trong vùng
đường kính 0,08mm, đường mặt trụ có đường kính
trục của mặt trụ trùng với vị 0,1mm, đường trục của mặt
trí chính xác về lý thuyết trụ trùng với vị trí chính xác
của lỗ được xem xét đối với về lý thuyết của lỗ được
các mặt phẳng chuẩn C, A xem xét đối với các mặt
và B. phẳng chuẩn C, A và B.
− Dung sai vị trí của một mặt phẳng hoặc một mặt
phẳng trung bình.
 Miền dung sai được giới hạn bởi hai mặt phẳng song
song cách nhau một khoảng t và được bố trí đối xứng
quanh vị trí chính xác về lý thuyết đối được cố định bởi
các kích thước chính xác về lý thuyết, đối với chuẩn A và
B.
Chuẩn A

Chuẩn B
Bề mặt thực phải nằm Mặt trung bình thực
giữa mặt phẳng song song phải nằm giữa hai mặt song
cách nhau 0,05mm, các mặt song cách nhau 0,05mm,
phẳng này được bố trí đối các mặt phẳng này được bố
xứng quanh vị trí chính xác trí đối xứng quanh vị trí
về lý thuyết của bề mặt đối chính xác về lý thuyết của
với mặt phẳng chuẩn A và mặt phẳng trung bình đối
đường trục chuẩn B. với đường chuẩn A.
− Dung sai độ đồng tâm và đồng trục.
 Sai lệch độ đồng tâm đối với đường tâm bề mặt chuẩn là
khoảng cách lớn nhất ∆ giữa đường tâm của bề mặt quay
được khảo sát và đường tâm của bề mặt chuẩn tính trên
chiều dài phần chuẩn.
 Cách ký hiệu trên bản vẽ 0,01

Đưêng t©m bÒ Đưêng t©m


mÆt chuÈn chung
L L1 L2




 Dung sai độ đồng tâm của một điểm.
Miền dung sai Tâm thực của đường
được giới hạn bởi một tròn trong phải nằm trong
đường tròn đường một đường tròn có đường
kính t, trị số dung sai kính 0,1mm, đồng tâm với
phải được đặt sau ký điểm chuẩn A trong mặt cắt
hiệu Ø. Tâm của miền ngang.
dung sai đường tròn
trùng với điểm chuẩn.

Chuẩn A
 Dung sai độ đồng trục.
Miền dung sai được giới hạn bởi một mặt trụ đường
kính t, trị số dung sai phải được đặt sau ký hiệu Ø. Đường
trục của miền dung sai mặt trụ trùng với điểm chuẩn.

Chuẩn
A-B
Đường tâm thực của mặt trụ cần qui định dung sai phải
nằm trong vùng hình trụ có đường kính 0,08mm mà đường
trục của hình trụ này là đường thẳng chuẩn chung A-B.
a) b)
Đường trục Đường trục thực của
thực của mặt trụ phải mặt trụ lớn phải có trong vùng
ở trong vùng hình trụ hình trụ có đường kính 0,1mm
có đường kính 0,1mm mà đường trục của hình trụ
mà đường trục của này là đường trục chuẩn B
hình trụ này là đường vuông góc với mặt phẳng
trục chuẩn A. chuẩn A.
− Sai lệch độ đối xứng
 Sai lệch về độ đối xứng là khoảng cách  lớn nhất giữa
mặt phẳng (đường tâm) đối xứng của phần tử được khảo
sát và mặt phẳng đối xứng của phần tử trong giới hạn
phần chuẩn.
 Cách ký hiệu trên bản vẽ 0,01 A
 Dung sai độ đối xứng của mặt phẳng trung bình.
Miền dung sai được Bề mặt trung bình thực
giới hạn bởi hai mặt phải nằm giữa hai mặt phẳng
phẳng song song cách song song cách nhau 0,08mm,
nhau một khoảng t, được cách mặt phẳng này được bố
bố trí đối xứng quanh mặt trí đối xứng quanh mặt phẳng
phẳng trung bình đối với trung bình chuẩn A.
chuẩn.

Chuẩn
Bề mặt trung bình thực phải nằm giữa hai mặt phẳng
song song cách nhau 0,08mm và được bố trí đối xứng
quanh mặt phẳng chuẩn A-B.
− Sai lệch độ giao nhau
 Sai lệch độ giao nhau của các đường tâm: là khoảng cách
nhỏ nhất  giữa các đường tâm giao nhau danh nghĩa.

 Cách ký hiệu trên bản vẽ 0,01 A


3.4 Sai lệch sai độ đảo
 Cách ký hiệu trên bản vẽ 0,01 A

 Độ đảo hướng kính là hiệu khoảng cách  lớn nhất và nhỏ


nhất từ các điểm thuộc profil thực của bề mặt quay tới
đường tâm chuẩn trong mặt cắt vuông góc với đường tâm
chuẩn tính trên chiều dài chuẩn.
 Độ đảo mặt đầu là hiệu khoảng cách  lớn nhất và nhỏ
nhất từ các điểm thuộc profil thực của mặt đầu tới mặt
phẳng vuông góc với đường tâm chuẩn tính trên chiều dài
chuẩn.
− Dung sai độ đảo theo đường tròn.
 Dung sai độ đảo theo đường tròn – hướng kính.
Miền dung sai được giới hạn trong mặt cắt ngang bất
kỳ, vuông góc với đường trục (tâm) chuẩn bởi hai đường
tròn đồng tâm với hiệu số bán kính t, tâm các đường tròn
trùng với chuẩn.
Mặt phẳng cắt ngang

Chuẩn
a) b)
Đường thực trong Đường thực trong mặt
mặt phẳng của mặt cắt phẳng của mặt cắt ngang bất
ngang bất kỳ vuông góc kỳ song song với mặt phẳng
vói đường trục chuẩn A chuẩn B phải nằm giữa hai
phải nằm giữa hai đường đường tròn đồng tâm, đồng
tròn đồng tâm, đồng phẳng với đường trục chuẩn A
phẳng với hiệu số các với hiệu số các bán kính
bán kính 0,1mm. 0,1mm.
a)
b)
Đường thực trong
mặt phẳng của mặt cắt Đường thực trong mặt
ngang bất kỳ vuông góc phẳng của mặt cắt ngang bất kỳ
với đường trục chuẩn vuông góc với đường trục
chung A-B phải nằm chuẩn A phải nằm giữa hai
giữa hai đường tròn đồng đường tròn đồng tâm, đồng
tâm, đồng phẳng với hiệu phẳng với hiệu số các bán kính
số các bán kính 0,1mm. 0,2mm.
 Dung sai độ đảo theo đường tròn – chiều trục (mặt
đầu).
Chuẩn A
Miền dung
sai

b)
Đường thực trong
Đường kính bất kỳ
đoạn mặt trụ bất kỳ, có
a)
đường trục (tâm) trùng
Miền dung sai được giới hạn với đường trục chuẩn
cho một đoạn mặt trụ bởi hai D, phải nằm giữa hai
đường tròn cách nhau một khoảng đường tròn cách nhau
t nằm trong đoạn mặt trụ, đường một khoảng 0,1mm.
trục của mặt trụ trùng với chuẩn.
 Dung sai độ đảo theo một hướng.
Miền dung sai được giới hạn trong đoạn mặt côn bất kỳ
bởi hai đường tròn cách nhau một khoảng t, đường trục của
đoạn mặt côn trùng vói chuẩn.
Chiều rộng của miền dung sai vuông góc với yếu tố
hình học được xem xét, trừ khi có chỉ dẫn khác.

Chuẩn C

Chuẩn C

Miền dung sai


a) b)
Đường thực trong Khi đường sinh đối
đoạn mặt côn bất kỳ, có với yếu tố cần qui định
đường trục trùng với dung sai không thẳng thì
đường trục chuẩn C, góc đỉnh của mặt côn sẽ
phải nằm giữa hai đường thay đổi phụ thuộc vào vị
tròn trong đoạn mặt côn trí thực.
cách nhau một khoảng
0,1mm.
 Dung sai độ đảo theo một hướng qui định.
Miền dung sai được giới hạn trong đoạn mặt côn bất kỳ
có góc qui định bởi hai đường tròn cách nhau một khoảng t,
đường trục của đoạn mặt côn trùng vói chuẩn.
Chuẩn C

Chuẩn C

Miền dung sai


Đường thực trong đoạn mặt côn bất kỳ (góc α) có
đường trục trùng với đường trục chuẩn C, phải nằm giữa hai
đường tròn cách nhau một khoảng 0,1mm trong đoạn mặt
côn này.
− Dung sai độ đảo tổng.
 Cách ký hiệu trên bản vẽ 0,01 A-B
 Dung sai độ đảo hướng kính tổng.

Miền dung sai được


giới hạn bởi hai mặt trụ có
hiệu số các bán kính t,
đường trục của mặt trụ
trùng với chuẩn.
Bề mặt thực phải nằm
Chuẩn A-B
giữa hai mặt trụ đồng trục
có hiệu số các bán kính
0,1mm và đường trục trùng
với đường thẳng chuẩn
chung A-B.
 Dung sai độ đảo chiều trục (mặt đầu) tổng.
Miền dung sai được
giới hạn bởi hai mặt phẳng
song song cách nhau một
khoảng t và vuông góc với
chuẩn.
Bề mặt thực
Chuẩn D Bề mặt thực phải nằm
giữa hai mặt phẳng song
song cách nhau một khoảng
0,1mm, các mặt phẳng này
vuông góc với đường trục
chuẩn D.
Yêu cầu kích thước các kí hiệu

Tùy chiều dài thiết kế

Ghi yếu tố Ghi chuẩn Điểm tiếp xúc


chuẩn
Ví dụ: Hãy giải thích các kí hiệu dung sai có trên hình vẽ.
3.5 Độ nhám bề mặt
3.5.1. Khái niệm độ nhám
Bề mặt chi tiết sau khi gia công không bằng phẳng
một cách lý tưởng mà tồn tại những nhấp nhô. Tuy nhiên sự
không bằng phẳng này có những bước khác nhau và độ lớn
khác nhau. Tuỳ theo độ lớn của các nhấp nhô người ta phân
chúng thành ba dạng sai số:
• Dạng 1: Độ không phẳng bề mặt
• Dạng 2: Độ sóng bề mặt
• Dạng 3: Nhám bề mặt
 Loại nhấp nhô có chiều cao h1 là độ không phẳng bề mặt.
 Loại nhấp nhô có chiều cao h2 là độ sóng bề mặt.
 Loại nhấp nhô có chiều cao h3 là độ nhám bề mặt.
 Khi l/h > 1000: sai số đó thuộc về độ không phẳng bề
mặt
 Khi l/h < 1000: sai số đó thuộc về độ sóng bề mặt
 Khi l/h  50: sai số đó thuộc về độ nhám bề mặt
Độ nhám bề mặt là những nhấp nhô tế vi được xem
xét trong một phạm vi nhỏ 0,01  25 mm
3.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá
Đường trung bình prôfin m là đường chuẩn, có hình
dáng của prôfil danh nghĩa của bề mặt và chia prôfin thực
trong phạm vi chiều dài chuẩn l sao cho tổng diện tích phần
lồi bằng tổng diện tích phần lõm
F1

F3 F5

F2 F6
l F4
Chiều dài chuẩn l là phần chiều dài của bề mặt chi tiết
được lựa chọn để đo độ nhám mà trong đó không có sự tham
gia của các loại nhấp nhô khác có bước lớn hơn chiều dài
chuẩn l.
Tiêu chuẩn qui định chiều dài tiêu chuẩn có các trị số
sau 0,01; 0,03; 0,08; 0,25; 0,8; 2,5; 8; 25mm.
Theo TCVN 2511 - 95 có các chỉ tiêu để đánh giá:
− Sai lệch trung bình số học của prôfin Ra là trị số trung
bình của khoảng cách từ các đỉnh trên đường nhấp nhô tế
vi tới đường trục toạ độ OX. Được xác định bằng 2
phương pháp: gần đúng và chính xác.
1 n
Ra   y i
n i 1
1
1
Ra   y i dx
l x 0
− Sai lệch bình phương trung bình của prôfin Rq
l
1 1 n 2
Rq 
l0 y ( x ) dx 
2

n 1
yi
− Chiều cao nhấp nhô (Chiều cao trung bình của 10
đỉnh nhấp nhô liền kề) Rz là trị số trung bình của 5
khoảng cách từ 5 đỉnh cao nhất đến 5 đáy thấp nhất của
nhấp nhô bề mặt tế vi tính trong phạm vi chiều dài chuẩn
l.
h1  h3  h5  h7  h9   h2  h4  h6  h8  h10 
RZ 
5
− Chiều cao trung bình của các nhấp nhô Rm là giá trị
trung bình của chiều cao các nhấp nhô của prôfin trong
giới hạn chiều dài chuẩn.
− Chiều cao lớn nhất của các nhấp nhô Rmax
là khoảng cách giữa đỉnh cao nhất của phần lồi và đáy thấp
nhất của phần lõm của Prôfin trong giới hạn chiều dài chuẩn
− Bước trung bình của các nhấp nhô profin Sm là giá trị
trung bình của bước nhấp nhô của prôfin trong giới hạn
chiều dài chuẩn.
1 n
S m   S mi
n 1
− Bước trung bình của các nhấp nhô theo đỉnh S là giá
trị trung bình khoảng cách giữa các đỉnh của các nhấp
nhô trong giới hạn chiều dài chuẩn
1 n
S   Si
n 1
− Chiều dài tựa tương đối của Prôfin tp là tỷ số giữa
chiều dài tựa của Prôfin tp và chiều dài chuẩn l tính theo
%. n
1
t P  (  bi ).100%
l i 1
bi: giới hạn bởi Prôfin thực theo đường thẳng cho trước song
song với đường chuẩn
3.5.3 Giá trị độ nhám và cách kí hiệu trên bản vẽ
− Trong thực tế sản xuất thường đánh giá nhám qua 2
thông số: Ra và Rz. Việc lựa chọn thông số nào (Ra hay
Rz) phụ thuộc vào chất lượng yêu cầu và đặc tính kết cấu
của bề mặt.
− Trong sản xuất sử dụng phổ biến thông số Ra vì cho phép
đánh giá đầy đủ và chính xác những bề mặt có yêu cầu
nhám trung bình.
− Đối với những bề mặt quá thô hoặc quá nhỏ thì sử
dụng chỉ tiêu Rz cho ta đánh giá chính xác hơn
Bảng cấp độ nhám dạng mẫu chuẩn
Ra (µm) Rz (µm)
Cấp độ nhám chiều dài tiêu chuẩn (mm)
Không lớn hơn
1 84 320
2 40 150 8
3 20 80
4 10 40
2,5
5 5 20
6 2,5 10
7 1,25 6,3 0,8
8 0,63 3,2
9 0,32 1.6
10 0,16 0.8
0,25
11 0,08 0.4
12 0,04 0.2
13 0,02 0.1
0,08
14 0,01 0.05
Trong các bản vẽ thiết kế, để thể hiện yêu cầu nhám
bề mặt, ta dùng kí hiệu như sau:

1 3

4
1 Ghi 2 nội dung:
Tên thông số và trị số được lựa chọn. Riêng đối với
thông số Ra không cần ghi tên mà chỉ cần ghi trị.
Nếu cần quy ước phương pháp gia công ta quy ước
như sau:
Gia công không phoi, Gia công có phoi
2 Nếu cần quy định phương pháp gia công tinh lần
cuối thì ghi tên phương pháp vào vị trí này.
3 Nếu cần quy định chiều dài chuẩn thì ghi trị số
chiều dài chuẩn được lựa chọn vào vị trí này.
4 Nếu cần quy định phương các nhấp nhô thì ghi theo
kí hiệu sau:
Phương các nhấp nhô song song.
Phương các nhấp nhô vuông góc.
Phương các nhấp nhô giao nhau.
C Phương các nhấp nhô hình tròn.
R Phương các nhấp nhô hướng kính.
m Phương các nhấp nhô tùy ý.
Ví dụ: Giải thích kí hiệu độ nhám
mµi nghiÒn
0,32 0,8

C
Nếu các bề mặt có cùng cấp chính xác ghi phía góc trên bên
phải bản vẽ.
Ghi độ nhám trên bánh răng

Ghi độ nhám trên ren


Bảng kí hiệu độ nhám tương đương
Giá trị độ nhám Mẫu số độ nhám Độ nhám kí hiệu
tam giác ngược
Độ nhám bề mặt đạt được từ các quá trình gia công
S
Phương pháp chế
T
tạo
T
Đúc khuôn cát

Đúc khuôn kim loại


Đúc áp lực
Đúc áp lực cao

Cán nóng
Dập
Kéo

Cắt bằng khí

Cắt bằng đá
Mài tay
Mài đĩa
Đúc
Bào (Planing)

Xọc (Shaping)

Khoan
Tiện và phay
Toa rô
Khoét
Chuốt (Broaching)

Lăn răng (Hobbing)


Mài phẳng

Mài tròn
Doa (Honing)

Mài nghiền (Lapping)


Đánh bóng (Polishing)

Miết bóng (Burnishing)


Phương pháp đánh giá độ nhám
- Phương pháp quang học (Dùng kính hiển vi Linich).
- Phương pháp đo độ nhám bằng máy đo profin.
- Phương pháp so sánh bằng mắt (Phương pháp này chỉ xác
định được cấp độ nhám bề mặt từ cấp 3 đến 7)

You might also like