You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TRẮC ĐỊA ĐẠI CƯƠNG

Câu 1; Trong trắc địa thường dùng tiêu chuẩn nào để so sánh các kết quả đo
khoảng cách?
- Trong trắc địa người ta thường dùng mặt elipsoid để so sánh các kết quả đo
khoảng cách.
Câu 2: Nêu các đơn vị đo trong trắc địa (đo khoảng cách, đo diện tích, đo góc)?
- đơn vị đo khoảng cách mét (m)
- đơn vị đo diện tích mét vuông (m2)
- đơn vị đo góc: độ, grande, gradian
+ độ: góc 1o là góc ở tâm chắn cung có chiều dài bằng 1/360 chu vi đường tròn, có ước
số là phút và giây
+grande là góc ở tâm chắn cung có chiều dài bằng 1/400 chu vi đường tròn, có ước số
là centigrande và centi-centigrande (1grande =100 centigrande = 10000 centi - centigrande)
Câu 3: Trong trắc địa sai số phân làm mấy loại?
*Sai số thô là các sai số có giá trị lớn, thường là do thiếu cẩn thận, nhầm lẫn
trong khi đo gây ra.
Để tránh sai số này, đo và ghi sổ phải cẩn thận, có người kiểm tra và đo nhiều lần.
*Sai số hệ thống là sai số xuất hiện trong kết quả đo theo một quy luật nào đó do
sự thiếu chính xác của dụng cụ đo, do thói quen của người đo, do ngoại cảnh thay
đổi (nhiệt độ, độ ẩm,...).
Sai số hệ thống có thể làm giảm hoặc loại trừ nếu chúng ta tìm ra quy luật của
chúng và hiệu chỉnh vào kết quả đo hoặc sử dụng phương pháp đo phù hợp.
*Sai số ngẫu nhiên là sai số xuất hiện một cách ngẫu nhiên, không có quy luật xuất
hiện và không biết giá trị của nó trong kết quả đo.
Sai số ngẫu nhiên không thể tránh được trong quá trình đo đạc. Đây là sai số chính
mà Lý thuyết sai số nghiên cứu.
Câu 4: Khái niệm góc dừng, góc bằng?
*Góc bằng (còn được gọi là góc ngang, tiếng anh là Horizontal Angle) giữa
hai hướng ngắm là góc được tạo thành từ hai hình chiếu của nó lên mặt phẳng nằm
ngang
*Góc đứng (Vertical Angle) của một hướng ngắm là góc được tạo nên bởi hướng
ngắm đó với hình chiếu của nó lên mặt phẳng nằm ngang.
Câu 5: Khi đo góc bằng ở hai vị trí bàn độ thì kết quả trung bình sẽ không bị ảnh
hưởng của sai số 2c.
Câu 6: : Khi đo góc đứng ở hai vị trí ống kính thì kết quả trung bình sẽ không bị
ảnh hưởng của sai số MO.
Câu 7:

Góc nghiêng V của hướng ngắm OA là góc tạo bởi hướng OA với mặt phẳng nằm
ngang.
Góc nghiêng V mang giá trị dương khi hướng OA nằm bên trên mặt phẳng ngang,
âm khi OA nằm bên dưới mặt phẳng ngang.
Góc nghiêng có giá trị từ -90° đến +90° .
Trường hợp góc tính từ thiên đỉnh (đỉnh trời) theo phương thẳng đứng đi qua O tới
hướng OA thì góc này gọi là góc thiên đỉnh Z. Góc thiên đỉnh có giá trị từ 0 đến
180°.
Góc thiên đỉnh và góc nghiêng có quan hệ: Z = 90° – V.
Câu 8: MO là gì? Khi đo và tính kết quả góc đứng ở hai vị trí của ống kính có loại
bỏ được sai số MO hay không?
- MO là số đọc trên bàn độ đứng khi trục ngắm nằm ngang. MO có giá trị
bằng 0 khi máy đo góc nghiêng hoặc 90o khi máy đo góc thiên đỉnh.
- khi đo góc đứng ở hai vị trí bàn độ trái và phải, góc nghiêng ở hai vị trí
thuận và đảo (máy đo thiên đỉnh):
VT = MO – ZT
VP= Zp – ( 1800 + MO)
Góc nghiêng trung bình giữa hai lần đo:
V = ( VP + VT )/2 = (MO – ZT +Zp – 1800 – MO)/2 = ( zp – zT -1800)/2
Suy ra sai số MO đã bị loại bỏ.
Câu 10: nguyên lí đo cao hình học từ giữa.
Giả sử điểm A đã biết độ cao HA, B là điểm cần xác định độ cao. Mia đặt
tại A là điểm đã biết độ cao – mia sau, mia đặt tại B là điểm cần xác định độ cao –
mia trươc
Đặt máy thủy bình giữa hai mia, đọc số chỉ giữa mia sau và mia trước,
Chênh cao = s – t,
Độ cao của B = HA + HAB
Nếu A và B cách xa nhau thì đo liên tiếp nhiều trạm đo giữa chúng khi đó
( hAB = h1 + h2 + … + hn = [h] )
Độ cao của B = hA + [h] .

Câu 11: nguyên lí đo cao lượng giác


Đo cao lượng giác là nguyên lí xác định sự chênh cao h dựa vào mối quan hệ
lượng giác với các đại lượng đo là góc nghiêng V và cạnh bằng D: h=DtanV

Câu 12:
Sai số góc i là giá trị góc lệch giữa trục ngắm và mặt phẳng ngang
Nếu máy không có sai số góc i, các số tương ứng trên các mia A và B là s, t, chênh
cao k ảnh hưởng h=s-t
Nếu có sai số góc i, sẽ là s’ và t’,chênh cao bị ảnh hưởng bởi sai số góc i là h’=s’-t’

Câu 13: sai số góc i. Khi đo, máy đặt giữa sẽ loại trừ được sai số góc i, sai số do
ảnh hưởng của độ cong quả đất, sai số do tia ngắm bị khúc xạ.

Câu 14:
Góc định hướng là góc tính từ hướng bắc của kinh tuyến giữa múi chiếu tới hướng
của đường thẳng theo chiều thuận kim đồng hồ.
Quan hệ của góc định hướng với góc bằng: nếu góc bằng ở bên trái đường chuyền,
từ góc định hướng cạnh αAB đã biết, góc định hướng các cạnh còn lại được tính:
αB1=αAB+β1-180
α12=αB1+β2-180
nếu góc bằng ở bên phải đường chuyền
αB1=αAB-β1+180
α12=αB1- β2+180

Câu 15: tính chất đặc trưng của các đường đồng mức
Là các đường cong trơn, liên tục, khép kín.
Các đường đồng mức không cắt nhau.
Các đường đồng mức càng sít nhau thì mặt đất càng dốc. các đường đồng mức
càng xa nhau mặt đất càng thoải.
Đường vuông góc ngắn nhấ với hai đường đồng mức kề nhau là đường dốc nhất.
Câu 16: khái niệm bản đồ
Bản đồ là hình chiếu thu nhỏ của một khu vực mặt đất lên mặt phẳng ngang theo
một phương pháp chiếu nào đó có kể đến ảnh hưởng độ cong trái đất
Câu 17: khái niệm bình đồ:
Bình đồ là bản đồ địa hình tỉ lệ lớn biểu diễn một khu vực nhỏ của mặt đất.
Câu 18:
Tỉ lệ bản đồ là tỉ số giữa độ dài đoạn thẳng trên bản đồ và độ dài tương ứng của
đoạn thẳng đó ngoài mặt đất.
Kí hiệu 1:M=d:D

You might also like