You are on page 1of 20

Tính năng PFC của suvalent

1 Giới thiệu
Tính năng Power Factor Control (PFC) trên nền tảng Windows SCADA của
Survalent có chức năng theo dõi, đóng cắt tụ bù và phát hiện sự cố của tụ bù
trong hệ thống điện. Đầu tiên nó giám sát từng điểm tính toán tập trung (Billing
Point), đây là những điểm đại diện cho các vị trí mà nguồn điện được cung cấp
cho hệ thống của bạn.
Thông số tính toán trên của điểm này được dựa trên các số liệu được truyền về
từ hệ thống SCADA, bao gồm công suất thực và công suất phản kháng tại đó.
Từ đó tính ra hệ số công suất phản kháng tức thời tại điểm này.
Chức năng chính của PFC là điều kiển hệ số công suất cho các Billing Points.
Nó thực hiện điều này bằng cách đóng ngắt các tụ trên các xuất tuyến theo từng
bước như sau:
 Xác định Billing Points cần hiệu chỉnh hệ số công xuất
 Tìm xuất tuyến có hệ số công suất chưa đạt yêu cầu
 Tìm tụ bù phù hợp trên xuất tuyến này
 Nếu hệ số công suất trên Billing Points vẫn chưa đạt yêu cầu thì tiếp tục
bù trên những xuất tuyến còn lại
Chương trình có thể được cấu hình tùy chọn để kiểm tra xem việc đọc KVAR
có thực sự thay đổi khi thêm hoặc bớt tụ điện. Điều này có thể hữu ích khi tụ
điện hoặc điều khiển bị lỗi. Đối với các tụ điện được cấu hình như vậy, nếu số
đọc KVAR thay đổi ít hơn giá trị cài đặt tối thiểu, hệ thống sẽ báo lỗi.
2. Cơ sở dữ liệu cho PFC
Các dữ liệu chính cho PFC bao gồm các Billing Points, Feeders và Capacitor
Banks. Các dữ liệu này được thiết lập và lưu trữ trong phần mềm STC Explorer.
Ngoài ra cấu trúc liên kết mạng điện giữa chúng cũng phải được thiết lập.
Các kết nối giữa chúng có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Kết nối gián tiếp là khi
trên thực tế giữa chúng tồn tại các thiết bị đóng cắt. Còn trong SCADA, chúng
kết nối gián tiếp qua một status point nào đó.
Trong trường hợp các Capacitor banks không chỉ kết nối với Feeder qua một
status point mà thay đổi status points đó theo trạng thái đóng cắt của mạch. Ta
cần thiết lập các thông số kết nối đường dây ( Line Section) trong SmartVU để
mô tả chính xác mạch đó.
Một hệ thống PFC cơ bản có cấu tạo như sau:

3. Điều chỉnh tại vị trí Billing Point


Nếu hệ số công suất tại điểm Billing Point vượt ngoài giới hạn đã đặt,đầu tiên
chương trình sẽ tìm Feeder phù hợp nhất để đóng cắt tụ trên nó.
Feeder phù hợp nhất được xác định bằng cách so sánh độ chênh lệch giữa hệ số
công suất của các Feeder (hệ số này được tính toán hoặc lấy trực tiếp từ thiết bị
đo) và giá trị giới hạn đã cài đặt trước đó.
Chương trình tìm một tụ được kết nối với Feeder sao cho hệ số công suất được
điều chỉnh tới gần giữa của khoảng giới hạn nhất, hoặc ít nhất là chuyển nó theo
hướng mong muốn. Nếu cần thiết chương trình có thể cắt bớt tụ điện đang sử
dụng và thêm tụ phù hợp hơn vào. Tụ điện quá lớn sẽ làm hệ số công suất vượt
giá trị giới hạn, tụ này nẽ không được chọn.
Chương trình sẽ ghi nhớ các Feeder đã được điều chỉnh. Trong vòng điều chình
tiếp theo, nếu Billing Point vẫn chưa đạt yêu cầu thì sẽ không điều chỉnh ở
Feeder này nữa.
Bằng cách này , các Feeder đang nằm ngoài giới hạn sẽ có xu thế được hiệu
chỉnh trước. Tránh được đóng cắt liên tục của các tụ điện.
4. Các chế độ hoạt động
Khi chương trình đánh giá các điểm thanh toán, xuất tuyến và tụ điện, nó sẽ
kiểm tra kiểm tra status point của biến giá trị chế độ, từ đó đưa ra chỉ dẫn đóng
cắt bộ tụ hoặc tự động đóng cắt
Biến được lưu như sau

Value Operating Mode


0 Inactive
1 Auto
2 Manual

Thông thường chương trình sẽ được cài đặt ở chế độ thủ công
Nếu được cài đặt ở giá trị “0” Inactive, sẽ không có các hoặt động tính toán ,
giám sát, điều khiển nào được thực hiện. Ở chế độ auto mọi thứ được điều khiển
tự động, chương trình sẽ tính toán điện dung cần thiết để chọn ra bộ tụ phù hợp.
Mặt khác nếu cài đặt ở chế độ “Manual”, chương trình sẽ không tự điều khiển
cho billing point này. Nó chỉ đánh giá bộ tụ nào là phù hợp nhất cho người điều
khỉ tự động đóng cắt các bộ tụ này.
Biến trạng thái này ngoài dùng để điều khiển tụ cho các Billing point thì còn
dùng để cài trạng thái cho xuất tuyến và bộ tụ trên chúng.
5. Điện dung tính toán
Đây là tổng điện dung được nạp vào các billing point trong tính toán, giá trị này
bằng tổng các bộ tụ được kết nối với billing point, người dùng có thể chủ động
cài đặt giá trị này bằng một analog point để dự đoán các phương án đóng cắt tụ
6. Giai đoạn điều chỉnh xuất tuyến
Sau khi kiểm tra công suất phản kháng của các BP, chương trình PFC bắt đầu
từng bước điều chỉnh công suất phản kháng của các xuất tuyến riêng biệt, nó
tính toán theo từng xuất tuyến trừ những xuất tuyến được cài đặt ở chế độ
Inactive hoặc những xuất tuyến đã được tính ở chu kỳ trước (chu kỳ tính toán
BP)
Việc hiệu chỉnh này được thực hiện như miêu tả, không tính đến ảnh hưởng của
các BP. Nếu các giới hạn về hệ số công suất của BP và xuất tuyến được xác
định rõ ràng, kết nối giữa chúng được cài đặt chính xác, lựa chọn công suất và
vị trí tụ điện phù hợp thì việc hiệu chỉnh công suất phản kháng từ mỗi xuất
tuyến dù vượt quá giới hạn công suất phản kháng trên xuất tuyến vẫn có tác
động tích cực đến BP. Tuy nhiên trong một số trường hợp có thể sẽ làm giảm hệ
số công suất của BP đó nếu dung lượng tụ quá lớn.
Chương trình sẽ không có khả năng loại trừ phản ứng này, tụ vẫn sẽ được kích
hoạt trong một chu kì. Tình huống này sẽ được khắc phục trong chu kì tiếp theo
(nếu hệ số công suất BP nằm ngoài giới hạn cho phép) bằng cách chọn một bộ
tụ khác thay thế với điều kiện có sẵn bộ tụ phù hợp hơn
Trong hoạt động bình thường, chương trình sẽ cố gắng sửa hệ số công suất
riêng lẻ trên từng xuất tuyến, không tham chiếu đến bất kỳ điểm thanh toán nào.
Hệ số công suất của mỗi xuất tuyến được so sánh với giới hạn của nó. Nếu hệ số
công suất nằm ngoài giới hạn, chương trình sẽ tìm kiếm tụ điện thích hợp để kết
nối. Điều khiển kết nối các tụ điện này bằng cách thay đổi các biến trạng thái
được gán cho nó.
Nếu một tụ điện được kết nối, giá trị điện dung tính toán (nếu một tụ điện được
chỉ định) được cập nhật để phản ánh giá trị mới của điện dung trên nguồn cấp
dữ liệu đó.
7. Phương thức điều khiển
Có 2 phương thức điều khiển được sử dụng để điều khiển tụ điện, một là điều
khiển dạng RTU thông thường, 2 là Load Control Relays commands

7.1 Điều khiển RTU thông thường


Điều khiển RTU dựa trên các lện đóng mở được truyền tới RTU trong một chu
kì truyền thông, sau khi nhận được lệnh điều khiển chúng sẽ thực hiện một
chuỗi các hoạt động được cài đặt trước. Và trạng thái kết nối giữa RTU slave
này với Master station luôn được kiểm tra lại liên tục.
Chúng liên quan đến một điểm trạng thái trong cơ sở dữ liệu, có các địa chỉ điều
khiển được xác định cho Mở và Đóng các hoạt động sẽ được thực hiện. Điểm có
thể cũng sẽ có một địa chỉ đo từ xa, và do đó sẽ nhận giá trị trạng thái của công
tắc từ RTU. Chi tiết về giao tiếp với RTU phụ thuộc vào giao thức đang được sử
dụng.
Loại điều khiển này thường rất an toàn và nhiệm vụ quét có thể dễ dàng xác
định rằng điều khiển lệnh đã được gửi thành công đến RTU. Quan trọng hơn,
trạng thái thực sự của công tắc luôn là được biết đến, bởi vì nó được đo từ xa
bởi RTU.
7.2 Load Control Relays
Rờ le điều khiển tải là các thiết bị có thể được lắp đặt ở các vị trí từ xa để điều
khiển tải hoặc trong trường hợp của PFC, để điều khiển kết nối của một khối tụ
điện với mạng. Chúng có thể được gửi lệnh (thường là bằng radio) để kết nối và
ngắt kết nối theo yêu cầu.
Không có khả năng trả lại bất kỳ thông tin nào cho Master, bao gồm cả trạng
thái hiện tại của điều khiển thiết bị, hoặc thậm chí bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy
lệnh điều khiển đã được nhận và hiểu. Các trạng thái điều khiển không được lưu
trữ, trong đó họ sẽ trở lại trạng thái bình thường (thường là ngắt kết nối) sau vài
phút trừ khi hướng dẫn khác, hoặc "chốt", có nghĩa là chúng sẽ giữ nguyên
trạng thái của mình cho đến khi chuyển đổi rõ ràng.
 LCR thuận tiện cho việc kiểm soát hệ số công suất vì chi phí thấp, dễ lắp đặt và
đơn giản. Nhưng trạng thái hoạt động của các thiết bị được điều khiển không
được phản hồi chính xác. Nếu chúng ta đã có các thiết bị đo trên lưới điện có
thể dự đoán được trạng thái hoạt động của tụ thì có thể sử dụng LCR để tiết
kiệm phần nào chi phí.
7.3 Giám sát tụ điện
Chương trình Kiểm soát Hệ số Công suất cho phép người dùng chỉ định xem
một khối tụ điện có được điều khiển bởi LCR hay không, và liệu LCR là chốt
hay tạm thời. Nếu tụ điện không được chỉ định như vậy, thì chương trình sẽ giả
sử điểm trạng thái cơ sở dữ liệu cho tụ điện hỗ trợ Bật và Tắt kiểu RTU thông
thường và sẽ sử dụng các lệnh đó để điều khiển dung lượng.
Đối với điều khiển RTU, điểm trạng thái được giả định là phản ánh chính xác
trạng thái của khối tụ điện. Đối với LCR, chương trình điều khiển hệ số công
suất sẽ cập nhật điểm trạng thái mỗi khi có lệnh LCR được gửi thành công, do
đó nó sẽ phản ánh trạng thái dự kiến của tụ điện.
Thông thường, các tụ điện thực sự được điều khiển bằng kết hợp của hai
phương pháp này. Biến trạng thái của tụ sẽ có địa chỉ điều khiển và dường như
sẽ được vận hành bằng cách sử dụng các điều khiển RTU thông thường.
NhưngRTU có thể chuyển đổi các điều khiển này thành các lệnh để gửi qua
mạng tới LCR.
8. Điều khiển thủ công
Hai loại điều khiển khác nhau hỗ trợ các hoạt động thủ công (chẳng hạn như
bạn có thể cần khi vận hành chương trình điều khiển PF ở chế độ Thủ công)
theo các cách khác nhau. Đối với các điều khiển RTU, bạn có thể chỉ cần thực
hiện kiểm soát bất kỳ lúc nào bạn muốn; điều khiển sẽ được gửi đi, trạng thái sẽ
được cập nhật và hệ số công suất chương trình sẽ tiếp tục chính xác. Nhưng
không có cách nào đơn giản để bạn có thể đưa ra lệnh LCR theo cách thủ công.
Lệnh LCR chỉ được phát hành bởi chính chương trình điều khiển hệ số công
suất hoặc bởi một chuỗi lệnh (sử dụng lệnh Line section). Để hỗ trợ các hoạt
động của tụ điện thủ công trong trường hợp này, bạn có thể viết một hoặc nhiều
chuỗi lệnh hơn để gửi các lệnh mong muốn. Tuy nhiên, có một cách dễ dàng
hơn, đó là sử dụng tính năng của chương trình điều khiển hệ số công suất truyền
lại các lệnh LCR theo định kỳ.
Tất nhiên, bạn có thể thay đổi trạng thái theo cách thủ công bằng cách sử dụng
Set / Manual, nhưng điều này dẫn đến việc trạng thái thiết lập thủ công, điều
này sẽ ngăn cản việc điều khiển tụ điện tự động sau này (cho đến khi bạn kích
hoạt lại điểm). Nó thường sẽ thích hợp hơn để thay đổi trạng thái bằng cách đưa
ra lệnh điều khiển và cho phép tác vụ quét cập nhật trạng thái.
9. Tạo Cơ sở dữ liệu
Để có thể chạy được PFC, hệ thống cần phải có License PFC

Hình 1. Kiểm tra License Power Factor Control


 Sau khi thỏa mãn License, chúng ta bắt đầu xây dựng cơ sở dữ liệu cần thiết
cho PFC.
Các phần tử cho PFC bao gồm: Billing point, Feeder, và Capacitor banks.
*Note: theo định nghĩa của Survalent, Billing point đại diện vị trí mà tại đó điện
được cấp tới
9.1 Xây dựng cơ sở giữ liệu
Xét hệ thống đơn giản dưới đây:

Hình 2. Hệ thống sử dụng PFC

Để xây dựng database cần thiết cho PFC, ta sẽ theo các bước dưới đây
Bước 1: Vào mục Applications =>Load Management=>Parameters
Hình 3: thiết lập thông số cơ bản cho PFC
-Power Factor Control Interval,sec: chu kỳ tính toán hiệu chỉnh PF
- Power Factor Control Interval Offset, sec: thời gian delay tính toán hiệu chỉnh
PF
Mục Power Factor Control By: PF sẽ được hiệu chỉnh dựa trên giá trị PF được
đo lường tại mỗi feeder hay là giá trị KVAR được đo tại đó. Ở đây ta chọn chế
độ mặc định là PF.
Non-Latched LCR Retransmission Interval, Sec: khoảng thời gian (tính bằng
giây) kiểm soát tần suất các lệnh LCR sẽ được truyền lại, ngay cả khi không có
thay đổi. Nếu LCR của bạn là non-latch, những lần truyền lại như vậy sẽ bắt
buộc. Nhập thời gian ngắn hơn thời gian chờ LCR. Nếu LCR của bạn là latch
hoặc bạn đang sử dụng RTU kiểm soát, việc truyền lại này là tùy chọn và bạn
có thể nhập bất kỳ lúc nào bạn muốn.
One-way Re-transmit Count/ One-way Re-transmit Interval: Bởi vì giao tiếp
LCR là một chiều, thật khó để chắc chắn liệu một lệnh được gửi có đã được tiếp
nhận và hành động một cách chính xác. Để cải thiện độ tin cậy của các hoạt
động, mỗi lệnh có thể đã gửi nhiều hơn một lần. Nhập số lần mỗi lần sẽ được
gửi (chẳng hạn như 2 hoặc 3) và thời gian giữa các lần truyền (tính bằng mili
giây, không quá 1000).
Power Factor Control Interval and Hourly Offset: Hai trường cùng nhau chỉ
định chính xác thời điểm PFC sẽ tính toán và hiệu chỉnh hệ số công suất.
Khoảng thời gian xác định tần suất tính bằng giây PFC sẽ tính toán và hiệu
chỉnh hệ số công suất. Điều này sẽ được thực hiện tại mọi khoảng thời gian, bắt
đầu từ "đầu giờ". Thời gian xử lý có thể được bù lại vài giây sau đầu giờ bằng
cách nhập một giá trị vào trường chênh lệch hàng giờ ("giây sau giờ"). Vì PFC
chỉ kiểm tra cứ sau 15 giây nếu khoảng thời gian / khoảng thời gian bù đã hết,
có thể có độ trễ lên đến 15 giây. Cho kết quả tốt nhất chọn khoảng thời gian
chia đều cho một giờ, chẳng hạn như 5, 10 hoặc 15 phút.
Bước 2: Vào Point Resources => Command State Strings , tạo Command State
cho PFC để giám sát và điều khiển mode vận hành cho PFC

Hình 4: Tạo chuỗi trạng thái


Bước 3: Tạo một Station riêng cho PFC để dễ dàng cho việc kiểm soát, xây
dựng và vận hành . Trong station này ta cần khai báo tất cả các Status Point và
Analog Point cần thiết cho PFC.
Status Point: bao gồm tất cả các Status point ảo biểu diễn chế độ vận hành của
Billing Point, Feeder, Capacitor Banks.
Hình 5: Tạo status point cho chế độ điều khiển tụ
Làm tương tự cho Billing Point và Feeder.
Bên cạnh đó,ta cũng cần Status Point biểu diễn trạng thái và điều khiển cho các
capacitor bank.
Sau khi tạo status point cho chế độ điều khiển tụ, ta tạo Status Point trạng thái
cho chính tụ đó
Hình 6. Tạo Status Point cho Capacitor (General tab)
Do ta chỉ mô phỏng nên sử dụng giao thức SCANX cho tụ:

Hình 7: Tạo giao thức


Tương tự tạo đủ các Status point cần thiết để vận hành PFC, trong đó bao gồm:
-Biến chế độ làm việc của xuất tuyến, BP và tụ
-Biến trạng thái hoạt động của BP,tụ
Đối với lưới trên ta tạo các biến như sau:

Hình 8: Các status point sử dụng cho PFC


Ta tạo thêm các biến Analog chứa các thông số vận hành PFC

Hình 9: Biến analog cho PFC


Trong đó Limit Low và Limit High: point ảo, dùng để giới hạn PF trên và dưới
cho Billing Point, Feeder..

Hình 10: tạo biến analog


Làm tương tự đối với các biến analog ảo còn lại.
Bước 4: vào Applications => Load Management => Power Factor Control để
khai báo Billing Point, Feeder, Capacitor Bank, connection cho hệ thống.

Hình 11:PFC tab


+ Khởi tạo Billing Point:

Hình 11. Khai báo Billing Point


- Name: Tên của Billing Point
- Desciption: miêu tả Billing Point
- Mode Status Service: status point chế độ vận hành của Billing point đã được
xây dựng ở bước 3
- Power Factor: analog point biêu diễn giá trị PF tại Billing Point.
- PF Limit High, Low: analog point biển diễn giới hạn của PF được xây dựng ở
bước 3
- KW: analog point dùng để biển diễn Công suất P tại Billing Point. Biến này là
BẮT BUỘC vì được sử dụng cho vận hành PFC.
- KVAR: analog point, dùng để biểu diễn công suất phản kháng Q tại Billing
Point. Biến này không bắt buộc.
+ Khởi tạo xuất tuyến:
Khai báo cũng tương tự Billing Point với các giá trị đo lường KW, KVAR được
đo tại Feeder.

Hình 12: Khai báo xuất tuyến


+Khởi tạo tụ điện:
Hình 13: Khai báo tụ điện
-Name, Description, Mode Status Point: khai báo tương tự Billing Point
- Capacitor Status Point: status point, biểu diễn trạng thái và điều khiển Cap
Bank
- Rating KVAR: dung lượng định mức của Cap Bank
- Change Timeout: thời gian xác nhận thay đổi KVAR
- KVAR change %: % thay đổi của dung lượng tụ. nếu nhỏ hơn con số được
nhập => coi như tụ ko hoạt động.
+Khai báo kết nối:
Mô tả kết nối liên kết vật lý giữa các phần tử BP, xuất tuyến và tụ
10. Test trên giao thức SCANX
Bước 1: Vào Status Point Viewer để chọn mode vận hành PFC của Billing
Point, Feeder, Cap Bank. Ở đây ta xét mode Manual.
Hình 14: Cài đặt chế độ trên Status point viewer
Bước 2: Vào Analog Point Viewer để nhập giá trị mô phỏng tính toán

Hình 15: Nhập thông số mô phỏng


Bước 3: vào SCADA Scanmon để theo dõi vận hành của PFC
Hình 16: Scada scanmon
- Task name : PFcontrol
- RTU Address (Primary) không cần nhập
- Log Type: chọn Debug để xem chi tiết tính toán, vận hành.Chọn Default nếu
chỉ muốn xem vận hành của PFC

You might also like