You are on page 1of 3

ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ 1

LÝ 9

ĐỀ 1
Câu 1: (2,5 điểm)
a) Phát biểu nội dung và viết công thức của định luật Joule- Lenz? (có chú thích)
b) Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở 80Ω và cường độ dòng điện qua bếp khi đó là 2,5A. Tính
nhiệt lượng mà bếp toả ra trong 15 phút C
Câu 2: (2,5 điểm)
a) Phát biểu quy tắc nắm bàn tay phải?
D
b) Dựa vào hình bên hãy :
- Xác định chiều của đường sức từ của ống dây
có dòng điện tại A và B A
- Xác định các từ cực của ống dây
- Xác định cực nam châm tại vị trí C và D
Câu 3: (2 điểm) B
a) Nêu cấu tạo của nam châm điện? Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên vật bằng cách nào?
b) Có 4 nam châm điện được đánh dấu lần lượt là A, B, C, D như sau:
A B C D
CĐDĐ (I) 1 0,1 1 1,5
Số vòng (n) 100 100 200 250
- Hãy so sánh lực từ giữa các cặp nam châm: nam châm A và B; nam châm A và C.
- Trong bốn nam châm A, B, C, D chiếc nào có lực từ mạnh nhất? Vì sao?
Câu 4 : (2 điểm) Một ấm điện có ghi 220V- 1000Wđược sử dụng với hiệu điện thế 220V. Dùng đun sôi 2 lít nước
ở nhiệt độ ban đầu 300C. Cho Cnước=4200J/kg.K và hiệu suất của bếp 80%
a) Tính điện trở của ấm điện?
b) Tính nhiệt lượng ấm điện tỏa ra

ĐỀ 2
Câu 1: (2,5 điểm) Bóng đèn có ghi (220V – 100W)
a) Hãy cho biết ý nghĩa các con số ghi trên bóng đèn?
b) Tính điện trở và cường độ dòng điện định mức của bóng đèn?
c) Mắc bóng đèn trên vào mạch điện có hiệu điện thế 220V liên tục 8 giờ thì tiêu thụ lượng điện năng là bao nhiêu?
Câu 2: (2 điểm)
a) Ở nhà, khi thay bóng đèn em hãy kể ra việc cần làm để đảm bảo an toàn.
b) Vì sao em cần phải thực hiện các biện pháp an toàn khi sử dụng điện gia đình?
Câu 3: (3 điểm)
a) Khi đặt 2 thanh nam châm vĩnh cửu lại gần nhau, các từ cực của nam châm tác dụng ra sao?
b) Hãy xác định tên từ cực A,B bốn hình dưới đây:
Câu 4: (1,5 điểm)
a) Hãy nêu điểm khác nhau về sự nhiễm từ của sắt non và của thép?
b) Hãy kể ra hai cách có thể làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật?

ĐỀ 3
Câu 1. (2đ)
a. Phát biểu và viết công thức của định luật Ohm. Nêu tên gọi và đơn vị đo của các đại lượng trong công thức.
Vận dụng: Một dây dẫn có điện trở R, đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế U không đổi, cường độ dòng điện
qua dây là I = 0,6A. Thay dây dẫn trên bằng một dây dẫn khác có điện trở R’ = 2R thì cường độ dòng điện I’ qua
dây bằng bao nhiêu?
Câu 2 (1đ)
Nêu 2 lý do và 2 biện pháp để tiết kiệm điện năng mà em biết.
Câu 3. (2đ)
- Phát biểu quy tắc nắm tay phải.
- Vận dụng: cho cuộn dây và kim nam châm như hình 1. Đóng khoá k.
a. Xác định các cực từ A, B của cuộn dây.
b. Cuộn dây sẽ tác dụng lực lên kim nam châm như thế nào? Giải
thích? (HS không vẽ lại hình, chỉ trình bày trên giấy).
Câu 4. (2đ)
Một bóng đèn sợi đốt có ghi (12V – 12W). Để đèn sáng bình thường khi nối
với nguồn điện có hiệu điện thế U = 18V người ta mắc nối tiếp vào mạch một
biến trở như hình 2.
a. Tính trị số Rb của biến trở.
b. Tính hiệu suất H của mạch điện. Cho biết công suất tiêu thụ của đèn là công
suất có ích, công suất tiêu thụ của biến trở là công suất hao phí.
Câu 5. (3đ)
Một ấm điện có điện trở 30,25Ω được mắc vào mạch điện có hiệu điện thế 220V. Dùng ấm này để đun sôi nước ở
200C thì mất 7 phút. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K và hiệu suất của ấm là 80%.
a. Tính công suất của ấm điện.
b. Tính khối lượng nước cần đun.
c. Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng ấm điện nói trên trong 1 tháng (30 ngày), nếu mỗi ngày sử dụng ấm điện
đó 45 phút. Cho giá điện là 1600 đ/kW.h

You might also like