You are on page 1of 2

PHÒNG GD-ĐT BA ĐÌNH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA

TRƯỜNG THCS GIẢNG VÕ HỌC KỲ 1


Môn Vật lý 9
Năm học 2022 - 2023
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Điện năng – Công của dòng điện:
+ Viết công thức tính công của dòng điện (nêu rõ tên gọi và đơn vị của các đại lượng).
2. Định luật Jun – Lenxo:
+ Phát biểu nội dung định luật.
+ Viết hệ thức (nêu rõ tên gọi và đơn vị của các đại lượng).
3. Nam châm - Từ trường:
+ Nêu các kết luận về từ tính của nam châm, tương tác giữa các nam châm.
+ Thế nào là từ trường? Cách nhận biết từ trường?
II. BÀI TẬP
1. Làm lại các bài tập trắc nghiệm trong SBT (Bài 16, 21, 22).
2. Bài tập tham khảo:
Câu 1. Khi cho dòng điện chạy qua đoạn mạch gồm R 1 và R2 mắc nối tiếp. Chọn biểu
thức đúng khi so sánh nhiệt lượng tỏa ra ở mỗi điện trở.
Q 1 R1 Q 1 R2 Q1 Q1
A. = B. = C. =1 D. >1
Q 2 R2 Q 2 R1 Q2 Q2

Câu 2. Khi mắc một bàn là điện vào hiệu điện thế 110V thì dòng điện chạy qua nó có
cường độ là 5A. Tính nhiệt lượng mà bàn là này tỏa ra trong 15 phút ? (cho rằng điện
năng mà bàn là này tiêu thụ được biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng).
A. Q = 8250J. B. Q = 495kJ.
C. Q = 49,5kJ. D. Q = 825kJ.
Câu 3. Các thiết bị dưới đây đang hoạt động đúng công suất định mức. Thiết bị nào
tiêu thụ nhiều điện năng nhất?
A. Bóng đèn dây tóc 220V – 60W hoạt động trong 6 giờ.
B. Bàn là 220V – 1500W hoạt động trong 15 phút.
C. Nồi cơm điện 220V – 800W hoạt động trong 30 phút.
D. Máy bơm nước 220V – 350W hoạt động trong 1,2 giờ.
Câu 4. Thông số kỹ thuật của một bình nóng lạnh có ghi 220V – 2000W. Bình được
sử dụng đúng với hiệu điện thế định mức để đun sôi 10 lít nước từ nhiệt độ 20 oC. Biết
nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K và bỏ qua nhiệt lượng hao phí. Thời gian đun
nước là
A. t = 28 giờ. B. t = 28 phút.
C. t = 28 giây. D. t = 1680 phút.
Câu 5. Nếu đồng thời giảm điện trở của dây dẫn còn một nửa, tăng thời gian dòng
điện chạy qua lên hai lần và giữ nguyên hiệu điện thế giữa hai đầu dây thì nhiệt lượng tỏa
ra trên dây sẽ thay đổi thế nào ?
A. Không đổi. B. Tăng 4 lần.
C. Tăng 2 lần. D. Giảm 2 lần.
Câu 6. Một ấm điện được sử dụng với hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua có
cường độ 3A. Dùng ấm này đun sôi được 2,5 lít nước từ nhiệt độ ban đầu 30 oC trong thời
gian 20 phút. Tính hiệu suất của ấm ? (biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K)
A. H = 92,8 %. B. H = 0,93 %.
C. H = 1,08 %. D. H = 9,28 %.
Câu 7. Có hai thanh kim loại luôn hút nhau bất kể đưa các đầu nào của chúng lại gần
nhau. Khi đó có thể kết luận rằng
A. cả hai thanh đều là nam châm.
B. một thanh là nam châm và thanh còn lại là thép.
C. một thanh là đồng, thanh còn lại là nam châm.
D. một thanh là nam châm và thanh còn lại là nhôm.
Câu 8. Chọn câu phát biểu sai dưới đây.
Từ trường tồn tại xung quanh
A. một nam châm.
B. một dây dẫn có dòng điện chạy qua.
C. một thanh thủy tinh được nhiễm điện do cọ xát.
D. Trái Đất.

Câu 9. Lực từ là
A. lực hút của Trái Đất tác dụng lên thanh thép.
B. lực của lò xo tác dụng lên nam châm khi treo vào lực kế.
C. lực của từ trường tác dụng lên nam châm.
D. lực của nam châm lên mặt đất khi va chạm.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nam châm?
A. Nam châm là những vật có đặc tính hút sắt (hay bị sắt hút).
B. Nam châm nào cũng có hai cực: cực âm và cực dương.
C. Khi bẻ gãy thì có thể tách rời hai cực của nam châm.
D. Mỗi nam châm có thể có một hoặc nhiều cực từ.

.…………… Hết ………………

You might also like