You are on page 1of 4

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆT TRÌ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN TỈNH

LỚP 9, NĂM HỌC 2021- 2022 (LẦN 3)


Môn: VẬT LÍ
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề tham khảo có 05 trang)
Lưu ý: Thí sinh làm bài vào tờ giấy thi; không làm bài vào đề thi.

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN. (10,0 điểm)


Câu 1. Hai quả cầu được làm bằng sắt có thể tích bằng nhau, một quả đặc và một quả bị rỗng ở giữa
(không có khe hở vào phần rỗng), móc chúng vào hai lực kế rồi nhúng chìm chúng vào trong nước. Số
chỉ của lực kế móc vào vật nào lớn hơn ?
A. Quả cầu đặc. B. Quả cầu rỗng.
C. Bằng nhau. D. Không so sánh được.
Câu 2. Đường đua bao quanh sân vận động có dạng hình chữ nhật với các cạnh có độ dài 40m và
60m. Hai vận động viên xuất phát từ một điểm trên đường chạy, chạy ngược chiều nhau với vận tốc
tương ứng bằng 18km/h và 27km/h. Nếu không tính lúc xuất phát thì sau một phút hai vận động viên
sẽ gặp nhau
A. 8 lần. B. 7 lần. C. 4 lần D. 3 lần.
Câu 3. Đặt thẳng đứng một khối kim loại đặc, đồng chất, hình
trụ vào trong một bình chứa có đáy nằm ngang. Đổ nước có
khối lượng riêng D0 = 1000 kg/m3 vào bình. Đồ thị biểu diễn sự
phụ thuộc của áp lực F mà khối trụ tác dụng lên đáy bình theo
độ cao h của mực nước trong bình có dạng như hình vẽ. Khối
lượng riêng của chất làm khối trụ là
A. 2000 kg/m3. B. 1250 kg/m3.
C. 2500 kg/m3. D. 1500 kg/m3.

Câu 4. Một bình thông nhau chứa nước gồm hai nhánh hình trụ có tiết
diện lần lượt là S1 = 30cm2; S2 = 12cm2. Trên mặt nước có các pittông với
khối lượng tương ứng là m1 và m2, biết tổng khối lượng của chúng là
200g. Ở trạng thái cân bằng, mực nước ở hai nhánh lệch nhau một đoạn
là h = 2cm. Biết Dn = 1000kg/m3. Giá m1 và m2 là

A. m1 = 0,16kg; m2 = 0,04kg. B. m1 = 0,18kg; m2 = 0,02kg.


C. m1 = 0,15kg; m2 = 0,05kg. D. m1 = 0,14kg; m2 = 0,06kg.
Câu 5. Để có nước ở 80 C người ta pha theo tỉ lệ 3 sôi, 2 lạnh ở 20 0C. Sau khi có cân bằng nhiệt,
0

người ta tiếp tục đổ nước sôi vào nước đã pha để được theo ý muốn. Hỏi tỉ lệ phần trăm nước sôi đổ
thêm vào lần sau so với lượng nước ở 800C thu được là
A. 47,5%. B. 27,5%. C. 37,5%. D. 57,5%.
Câu 6. Một bình nhiệt lượng kế chứa nước ở nhiệt độ t 1= 200C; người ta thả vào bình những quả cầu
bằng kim loại giống nhau đã được đốt nóng ở nhiệt độ t 2= 1000C bằng nước sôi. Nếu thả quả cầu thứ
nhất vào bình thì nhiệt độ của nước trong bình khi có cân bằng nhiệt là t cb= 400C. Nếu thả thêm vào
bình hai quả cầu nữa thì nhiệt độ của nước trong bình khi có cân bằng nhiệt là
A. 500C. B. 800C. C. 520C. D. 600C.
Câu 7. Người ta mở khóa vòi nước nóng 700C và vòi nước lạnh 100C đồng thời chảy vào bể đã có
100kg nước ở nhiệt độ 200C, để thu được lượng nước có nhiệt độ 45 0C. Biết lưu lượng của vòi nước
nóng là 300 kg/phút và vòi nước lạnh là 200 kg/phút. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa nước với môi
trường xung quanh. Thời gian mở khóa hai vòi là
A. 5 phút. B. 7,5 phút. C. 10 phút. D. 15 phút.
Câu 8. Trong hai bình nhiệt lượng kế có chứa hai chất lỏng khác nhau ở hai nhiệt độ ban đầu khác
nhau. Người ta dùng một nhiệt kế, lần lượt nhúng đi nhúng lại vào nhiệt lượng kế 1 rồi vào nhiệt
lượng kế 2. Số chỉ của nhiệt kế lần lượt là 80 0C; 160C; 780C; 190C. Đến lần nhúng tiếp theo nhiệt kế
chỉ bao nhiêu?
A. 520C. B. 600C. C. 750C. D. 760C.
Câu 9. Trong hình vẽ bên, AB là một đoạn dây dẫn
thẳng, dòng điện chạy theo chiều từ A đến B. Các đường sức
từ nằm vuông góc với mặt phẳng của hình vẽ và có chiều từ
ngoài vào trong. Chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây AB
được biểu diễn theo
A. mũi tên 1. B. mũi tên 2.
C. mũi tên 3. D. mũi tên 4.
Câu 10. Chọn phát biểu sai khi nói về đường sức từ?
A. Nơi nào từ trường mạnh thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường yếu thì đường sức từ thưa.
B. Bên ngoài thanh nam châm, các đường sức từ có chiều đi ra từ cực Nam, đi vào cực Bắc của nam
châm.
C. Các kim nam châm thử khi cân bằng trong từ trường nằm nối đuôi nhau dọc theo một đường sức
từ.
D. Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các các đường sức từ.
Câu 11. Trong loa điện, ống dây dao động sẽ kéo theo sự dao động của màng loa và phát ra âm thanh
là do cường độ dòng điện trong ống dây thay đổi
A. làm tác dụng nhiệt lên ống dây cũng thay đổi.
B. làm tác dụng từ lên ống dây cũng thay đổi.
C. làm tác dụng nhiệt lên ống dây không thay đổi.
D. làm tác dụng từ lên ống dây không thay đổi.
Câu 12. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có khả năng nhiễm từ và trở thành nam châm
vĩnh cửu?
A. Một vòng dây dẫn bằng thép được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian
ngắn, rồi đưa ra xa.
B. Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian
ngắn, rồi đưa ra xa.
C. Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một đầu của nam châm điện mạnh trong thời gian
dài, rồi đưa ra xa.
D. Một lõi sắt non được đặt trong lòng một cuộn dây có dòng điện với cường độ lớn trong một thời
gian dài, rồi đưa ra xa.
Câu 13. Trên nhãn của một ấm điện có ghi 220V - 1000W được sử dụng ở hiệu điện thế 220V để đun
sôi 3 lít nước ở nhiệt độ ban đầu là 25 oC. Biết hiệu suất của ấm là 95% và nhiệt dung riêng của nước
là 4190J/kg.K. Thời gian đun sôi nước là
A. 17,5 phút. B. 992 phút. C. 23,2 phút D. 16,5 phút.
Câu 14. Một máy sấy bát đĩa có điện trở R = 20Ω mắc nối tiếp với điện trở R0 = 10Ω rồi mắc vào
nguồn điện có hiệu điện thế không đổi. Sau một thời gian, nhiệt độ của máy sấy giữ nguyên ở 52 0C.
Nếu mắc thêm một máy sấy giống như trước song song với máy đó thì nhiệt độ lớn nhất của máy sấy
là bao nhiêu? Nhiệt độ phòng luôn là 200C, coi công suất tỏa nhiệt ra môi trường tỉ lệ với độ chênh
lệch nhiệt độ giữa máy sấy và môi trường.
A. t = 360C. B. t = 380C. C. t = 400C. D. t = 420C.
Câu 15. Cho mạch điện mắc vào mạng điện có hiệu điện thế không đổi U như
hình vẽ. Khi điện trở của biến trở R được giữ ở một giá trị cố định R 1 thì dòng
điện qua mạch là I1 = 2A và công suất toả nhiệt trên R1 là 48W. Khi điện trở
của biến trở R được giữ ở một giá trị cố định R 2 thì dòng điện qua mạch là I 2 =
5A và công suất toả nhiệt trên biến trở R 2 cũng bằng 30W. Công suất toả nhiệt cực đại có thể toả ra
trên biến trở R là
A. 25W. B. 30W. C. 36W. D. 54W. Câu 16. Cho mạch
điện như hình vẽ. Mạch được nối với hiệu điện thế UAB = 11,4V. Cho biết R1
= 1,2 , R2 = 6 , R3 là một biến trở. Trên bóng đèn Đ có ghi 6V – 3 W.
Điều chỉnh biến trở để đèn sáng đúng định mức thì giá trị R3 là
A. 3 . B. 6 .
C. 9 . D. 12 .
Câu 17. Một sợi dây dẫn đồng chất tiết diện đều được uốn thành một
khung kín hình chữ nhật ABCD như hình vẽ bên. Nếu đặt hiệu điện thế U không
đổi vào hai điểm A, B thì cường độ dòng điện chạy qua mạch là 0,72 A. Nếu đặt
hiệu điện thế đó vào hai điểm A, D thì cường độ dòng điện chạy qua mạch là
0,45A. Nếu đặt hiệu điện thế trên vào hai điểm A và C thì cường độ dòng điện
chạy qua mạch là
A. 0,23A. B. 0,42A. C. 0,40 A. D. 0,64 A.
Câu 18. Hai lít nước được đun trong một chiếc bình đun nước có công suất
500W. Một phần nhiệt tỏa ra môi trường xung quanh. Sự phụ thuộc của công
suất tỏa nhiệt ra môi trường theo thời gian đun được biểu diễn trên đồ thị như
hình vẽ. Nhiệt độ ban đầu của nước là 20°C. Sau bao lâu thì nước trong bình
có nhiệt độ là 30°C. Cho nhiệt dung riêng của nước là c= 4200J/kg.K.
A. 13,51s. B. 135,1s. C. 249s. D.
2490s.
Câu 19. Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn có hiệu điện thế U 0 = 30V,
điện trở R0= 3Ω, R1 = 12Ω, R2 = 36Ω, R3 = 18Ω, điện trở Ampe kế và
dây nối không đáng kể. Số chỉ của ampe kế là
A. 0,37A. B. 0,74A.
C. 1,11A. D. 0,55A.
Câu 20. Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ Ha, trong đó nguồn có hiệu điện thế U = 12V, Ampe kế
có điện trở không đáng kể, các điện trở R 1 và R2 chưa biết giá trị, Rx là biến trở có giá trị thay đổi từ 0
đến rất lớn. Bỏ qua điện trở của các dây nối. Khi thay đổi giá trị của biến trở thì số chỉ của Ampe kế
thay đổi. Hb là đồ thị mô tả sự phụ thuộc của số chỉ của Ampe kế
theo giá trị của biến trở Rx. Để công suất tiêu thụ trên biến trở Rx đạt giá trị lớn nhất thì giá trị của biến
trở khi đó là
R1
IA(A)
0,4

R2 A

Rx 0,1

+ U 0 Hb 60 Rx()
- Ha
A. 20 . B. 30 . C. 60 . D. 90 .

II. PHẦN TỰ LUẬN ( 10,0 điểm)


Câu 1 (2,0 điểm)
Vào lúc 6 giờ sáng có hai xe cùng khởi hành. Xe (1) chạy từ A với
vận tốc không đổi v1 = 7m/s và chạy liên tục nhiều vòng trên chu vi hình
chữ nhật ABCD. Xe (2) chạy từ D với vận tốc không đổi v2 = 8m/s và
chạy liên tục nhiều vòng trên chu vi hình tam giác DAC. Biết AD = 3km,
AB = 4km. Khi gặp nhau các xe có thể vượt qua nhau.
a) Ở thời điểm nào xe (2) chạy được số vòng nhiều hơn xe (1) là
một vòng?
b) Tìm khoảng cách ngắn nhất giữa hai xe trong 6 phút đầu tiên
sau khi chuyển động.
Câu 2 (2,0 điểm)
Một thùng hình trụ đứng đáy bằng chứa nước, mực nước trong thùng cao 80cm . Người ta thả
chìm vật bằng nhôm có dạng hình lập phương có cạnh 20cm. Mặt trên của vật được móc bởi một sợi
dây (bỏ qua trọng lượng của sợi dây). Nếu giữ vật lơ lửng trong thùng nước thì phải kéo sợi dây một
lực 120N. Biết: Trọng lượng riêng của nước, nhôm lần lượt là d 1 = 10000N/m3, d2 = 27000N/m3, diện
tích đáy thùng gấp 2 lần diện tích một mặt của vật.
a) Vật nặng rỗng hay đặc? Vì sao?
b) Kéo đều vật từ đáy thùng lên theo phương thẳng đứng với công của lực kéo . Hỏi
vật có được kéo lên khỏi mặt nước không?
Câu 3 (2,0 điểm)
Một bình nhiệt lượng kế ban đầu chứa nước ở nhiệt độ t 0 = 200C. Người ta lần lượt thả vào
bình này những quả cầu giống nhau đã được đốt nóng đến 100 oC. Sau khi thả quả cầu thứ nhất thì
nhiệt độ của nước trong bình khi cân bằng nhiệt là t 1 = 400C. Biết nhiệt dung riêng của nước là
4200J/kg.độ. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường và bình nhiệt lượng kế. Giả thiết nước không bị
tràn ra ngoài.
a) Nhiệt độ của nước trong bình khi cân bằng nhiệt là bao nhiêu nếu ta thả tiếp quả cầu thứ hai,
thứ ba ?
b) Cần phải thả bao nhiêu quả cầu để nhiệt độ của nước trong bình khi cân bằng nhiệt là 90 0C ?
Câu 4 (4,0 điểm)
Cho mạch điện như hình 1. Biết R là một biến trở tiết diện đều với con chạy C di chuyển được
từ M đến N và ngược lại. Điện trở , đèn Đ1 ghi 6V-6W. Bỏ qua điện trở các dây nối, ampe kế lí
tưởng. Đặt vào hai đầu mạch điện AB một hiệu điện thế không đổi U = 36V.
1. Cho :
a) Xác định phần điện trở MC của biến trở để đèn Đ1 sáng bình thường.
b) Xác định vị trí con chạy C trên biến trở (so với vị trí M) để số chỉ ampe kế đạt giá trị nhỏ
nhất.
2. Thay ampe kế bằng đèn Đ2 ghi 6V-12W, thay đèn Đ1 bằng một điện trở như hình
2. Tìm giá trị nhỏ nhất của R để đèn Đ2 sáng bình thường.
U r r
U
A B A B
M R N Đ2 R
A M N
Đ1 C C
R1

Hình 1 Hình 2

---------------HẾT---------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:…………..….............…….…………Số báo danh:…......…..….

You might also like