You are on page 1of 172

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT


GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
NĂM 2020

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CÚ SỐC


ĐẾN KẾT QUẢ SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH VIỆT NAM:
VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT CỦA NĂNG LỰC THÍCH ỨNG

Thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Kinh tế và Kinh doanh

Hà Nội, năm 2020


LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi cam đoan đề tài nghiên cứu khoa học “Ảnh hưởng của các cú sốc đến
kết quả sinh kế hộ gia đình Việt Nam: Vai trò điều tiết của năng lực thích ứng” là
công trình nghiên cứu khoa học độc lập của chúng tôi; các dữ liệu được sử dụng trong
đề tài trung thực, khách quan; các tham khảo có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng; kết quả
nghiên cứu của đề tài không sao chép của bất kỳ công trình nào khác. Nếu có sai sót
nào, chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 23 tháng 08 năm 2020

Tác giả

Nhóm nghiên cứu


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CÚ SỐC ĐẾN
KẾT QUẢ SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH: VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT CỦA NĂNG LỰC
THÍCH ỨNG ................................................................................................... 21
1.1 Kết quả sinh kế hộ gia đình ..............................................................................21
1.1.1 Khái niệm .........................................................................................................21
1.1.2 Đo lường...........................................................................................................22
1.2 Cú sốc .............................................................................................................23
1.2.1 Cú sốc sức khỏe................................................................................................23
1.2.2 Cú sốc tự nhiên .................................................................................................25
1.3. Năng lực thích ứng ...........................................................................................30
1.3.1 Khái niệm và các thành phần ...........................................................................30
1.3.3 Vai trò điều tiết của năng lực thích ứng ..........................................................50
1.4. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ..................................................................58
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................62
2.1 Phương pháp tiếp cận .......................................................................................62
2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu .........................................................................68
2.3 Phương pháp xử lý dữ liệu ...............................................................................69
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CÚ SỐC
ĐẾN KẾT QUẢ SINH KẾ: VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT CỦA NĂNG LỰC THÍCH
ỨNG ..............................................................................................................................73
3.1. Kết quả thống kê mô tả ....................................................................................73
3.1.1 Mô tả đặc điểm hộ ............................................................................................73
3.1.2 Thực trạng cú sốc sức khỏe của các hộ gia đình nông thôn Việt Nam ............77
3.1.3 Thực trạng cú sốc tự nhiên của các hộ gia đình nông thôn Việt Nam .............79
3.2 Ảnh hưởng của các cú sốc và năng lực thích ứng đến kết quả sinh kế hộ gia
đình nông thôn Việt Nam .......................................................................................81
3.2.1 Ảnh hưởng của các cú sốc đến kết quả sinh kế hộ gia đình nông thôn Việt Nam .. 81
3.2.2 Ảnh hưởng của năng lực thích ứng đến kết quả sinh kế hộ gia đình nông thôn
Việt Nam ...................................................................................................................83
3.3 Vai trò điều tiết của năng lực thích ứng ..............................................................86
CHƯƠNG 4: LUẬN BÀI KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ KHUYẾN
NGHỊ NHẰM GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA CÁC CÚ SỐC ĐẾN
KẾT QUẢ SINH KẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH VIỆT NAM .......................................103
4.1 Luận bàn kết quả nghiên cứu ........................................................................103
4.2. Một số khuyến nghị ........................................................................................109
4.2.1 Một số khuyến nghị đối với Chính phủ và chính quyền địa phương .............109
4.2.2 Một số khuyến nghị đối với người dân ..........................................................113
4.3 Một số hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................114
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................117
PHỤ LỤC ...................................................................................................................150
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu Ý nghĩa

Tiếng anh Tiếng việt


The Central Institute for Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh
CIEM
Economic Management tế Trung ương
CMKT Chuyên môn kỹ thuật
Department for International
DFID Bộ Phát triển Quốc tế Anh
Development
Cơ sở dữ liệu về các sự kiện
EM-DAT Emergency Events Database
khẩn cấp
FEM Fixed Effects Model Mô hình tác động cố định
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
Global Facility for Disaster Cơ sở toàn cầu về giảm thiểu và
GFDRR
Reduction and Recovery khắc phục thảm họa
GSO General Statistical Office Tổng cục Thống kê
The Institute of Labour Science Viện Khoa học Lao động và Xã
ILSSA
and Social Affairs hội
Institute of Policy and Strategy Viện Chính sách và Chiến lược
IPSARD for Agriculture and Rural Phát triển Nông nghiệp Nông
Development thôn
Low and middle-income Các nước có thu thập thấp và
LMIC
countries trung bình
Organization for Economic Co- Tổ chức Hợp tác và Phát triển
OECD
operation and Development Kinh tế
Phương pháp bình phương nhỏ
OLS Ordinary Least Squares
nhất
REM Random Effects Model Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên
United Nations Development Chương trình Phát triển Liên
UNDP
Programme Hợp Quốc
Vietnam Household Living Bộ dữ liệu Điều tra mức sống hộ
VHLSS
Standard Survey gia đình
WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Các loại cú sốc tự nhiên thường xuyên xảy ra ở Việt Nam .......................27
Bảng 2.1: Các chỉ số được sử dụng trong bài nghiên cứu ..........................................65
Bảng 2.2: Kết quả kiểm định Hausman ......................................................................71
Bảng 3.1: Đặc điểm hộ gia đình Việt Nam từ dữ liệu VHLSS ...................................74
Bảng 3.2: Đặc điểm hộ gia đình nông thôn Việt Nam từ dữ liệu VHLSS ..................76
Bảng 3.3: Đặc điểm hộ gia đình nông thôn Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cú sốc sức khỏe .. 78
Bảng 3.4: Đặc điểm hộ gia đình nông thôn Việt Nam bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, bão lốc
và hạn hán ..................................................................................................80
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của các cú sốc đến kết quả sinh kế hộ gia đình nông thôn Việt
Nam ............................................................................................................82
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của các thành phần năng lực thích ứng đến kết quả sinh kế hộ
gia đình nông thôn Việt Nam .....................................................................85
Bảng 3.7: Vai trò điều tiết riêng rẽ của năng lực thích ứng khi xem xét ảnh hưởng của
cú sốc sức khỏe đến kết quả sinh kế hộ gia đình nông thôn Việt Nam ......88
Bảng 3.8: Vai trò điều tiết tổng thể của năng lực thích ứng khi xem xét ảnh hưởng của
cú sốc sức khỏe đến kết quả sinh kế hộ gia đình nông thôn Việt Nam ......91
Bảng 3.9: Vai trò điều tiết của các thành phần phụ trong năng lực thích ứng khi xem
xét ảnh hưởng của cú sốc sức khỏe đến kết quả sinh kế hộ gia đình nông
thôn Việt Nam ............................................................................................92
Bảng 3.10: Vai trò điều tiết riêng rẽ của năng lực thích ứng khi xem xét ảnh hưởng của
cú sốc tự nhiên đến kết quả sinh kế hộ gia đình nông thôn Việt Nam .......96
Bảng 3.11: Vai trò điều tiết tổng thể của năng lực thích ứng khi xem xét ảnh hưởng của
cú sốc tự nhiên đến kết quả sinh kế hộ gia đình nông thôn Việt Nam .......99
Bảng 3.12: Vai trò điều tiết của các thành phần phụ trong năng lực thích ứng khi xem
xét ảnh hưởng của cú sốc tự nhiên đến kết quả sinh kế hộ gia đình nông thôn
Việt Nam...................................................................................................101
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu 58


Hình 2.1: Khung sinh kế bền vững của DFID 63
Hình 3.1: Quy mô hộ gia đình nông thôn Việt Nam bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, bão lốc và
hạn hán 79
1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tổng quan nghiên cứu

1.1 Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của các cú sốc đến kết quả sinh kế
1.1.1 Tổng quan về các cú sốc
Cú sốc được định nghĩa là những rối loạn lớn, không thể đoán trước, không mang
tính đều đặn, được phân biệt với các căng thẳng - thường là những sự kiện nhỏ hơn, có
thể dự đoán được, diễn ra thường xuyên và đôi khi liên tục (Pearce và cộng sự, 1989).
Sốc có thể dẫn đến sự suy giảm phúc lợi, ảnh hưởng đến các cá nhân (bệnh tật, tử vong),
cộng đồng, khu vực hoặc thậm chí cả một quốc gia (thảm họa tự nhiên, khủng hoảng
kinh tế vĩ mô) (World Bank, 2000). Nhìn chung, cú sốc có tác động tiêu cực đối với sự
bền vững về xã hội, kinh tế và môi trường (Ellis, 2000; Wisner và cộng sự, 2004).

Cuộc sống của con người đầy rẫy những điều không chắc chắn, và cú sốc bắt nguồn
từ những rủi ro khó đoán như vậy. Rủi ro dẫn đến cú sốc có thể mang tính đặc trưng, hiệp
biến, hoặc cả hai (Onisanwa và Olaniyan, 2018). Cụ thể, rủi ro có tính đặc trưng, riêng
biệt đề cập đến những trải nghiệm cụ thể của một hộ gia đình, thường không liên quan
đến các hộ gia đình lân cận (ví dụ các cú sốc cấp hộ gia đình, chẳng hạn như tử vong,
thương tật hoặc thất nghiệp), trong khi đó, rủi ro hiệp biến về mặt không gian đề cập đến
những cú sốc ảnh hưởng đến nhiều hộ gia đình ở cùng một vị trí địa lý (tức là các cú sốc
cộng đồng, chẳng hạn như thiên tai hoặc dịch bệnh) (Pradhan và Mukherjee, 2018). Do
vậy, hầu hết nghiên cứu đã chia ra hai loại sốc phổ biến là: Sốc mang tính đặc trưng
(Idiosyncratic shocks) và sốc mang tính hiệp biến (Covariate shocks).

Sốc mang tính đặc trưng ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình
(LMIC), đặc biệt là những cú sốc về sức khỏe, đều phổ biến và để lại hậu quả nặng nề
(Heltberg và Lund, 2009; Krishna, 2010; Santos và cộng sự, 2011; Wagstaff và
Lindelow, 2014). Dưới góc độ quốc gia, các nghiên cứu trước đây cho rằng những cú
sốc về sức khỏe (ví dụ như bệnh tật, thương tật và tử vong) là một trong những rủi ro
lớn nhất đối với sự thịnh vượng của nền kinh tế (Cochrane, 1991; Gertler và Gruber,
2002; Heltberg và Lund, 2009; Somi và cộng sự, 2009; Wagstaff và Lindelow, 2014;
Alvesson và cộng sự, 2015). Dưới góc độ hộ gia đình, Krishna (2007) cho rằng trong
các cú sốc mang tính đặc trưng, sốc sức khỏe là loại sốc phổ biến nhất, đồng thời là
2

nguyên nhân lớn nhất đẩy các hộ gia đình vào tình trạng nghèo đói ở các nước đang phát
triển. Cụ thể hơn, Mitra và cộng sự (2012) chỉ ra rằng ảnh hưởng của cú sốc sức khỏe
đối với kết quả sinh kế hộ gia đình có thể sẽ nghiêm trọng hơn ở các nước đang phát
triển vì thị trường bảo hiểm và các dịch vụ liên quan ở những quốc gia này còn hạn chế,
khiến hầu hết các hộ gia đình dễ bị tổn thương hơn và ít có khả năng tự bảo vệ trước các
cú sốc về sức khỏe. Các hộ gia đình có thể bị giảm thu nhập, vì mất hàng giờ làm việc
và tăng khoản chi phí cho y tế, và trong trường hợp không có cơ chế bảo hiểm chính
thức, hậu quả kinh tế của các cú sốc sức khỏe cho hộ gia đình có thể rất nghiêm trọng
(Mitra và cộng sự, 2015).

Sốc mang tính hiệp biến: Khác với cú sốc mang tính đặc trưng như cú sốc sức
khoẻ, các cú sốc hiệp biến có phạm vi bao phủ rộng hơn (Dercon, 2002). Sốc tự nhiên
thuộc nhóm sốc mang tính hiệp biến. Các cú sốc tự nhiên bắt nguồn từ các sự kiện tự
nhiên cực đoan có thể phát triển chậm (ví dụ như sa mạc hóa và dịch bệnh) hoặc có thể
đột ngột (ví dụ như động đất, lũ lụt, núi lửa) (Balgah và cộng sự, 2010). Sốc tự nhiên,
cùng với các cú sốc khác, có thể tạo ra tổn thất lớn về tài sản vật chất (Gignoux và cộng
sự, 2016). Dưới góc độ quốc gia, phần lớn các nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng tiêu cực của
cú sốc tự nhiên đến chỉ số GDP (Botzen và cộng sự, 2019; Acevedo và cộng sự, 2020).
Dưới góc độ hộ gia đình, một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng cú sốc tự nhiên mang lại tác
động tiêu cực tới thu nhập và chi tiêu hộ (Baez và Santos, 2008; Thomas và cộng sự,
2012; Baez và cộng sự, 2016; Deryugina và cộng sự, 2018).

Như vậy, các nghiên cứu trước đây đã phân tích một loạt cú sốc để hiểu tỷ lệ mắc,
phân phối và ảnh hưởng về phúc lợi của các rủi ro khác nhau mà hộ gia đình nông thôn
ở những quốc gia đang phát triển phải đối mặt ( Dercon và cộng sự, 2005; Heltberg và
Lund, 2009; Wagstaff và Lindelow, 2010). Roland và cộng sự (2010) chỉ ra rằng cú sốc
hiệp biến có sức công phá lớn hơn cú sốc mang tính đặc trưng. Do đó, các hộ gia đình
sẽ gặp khó khăn hơn khi đối phó với loại sốc này. Dù vậy, điều này không phải luôn
đúng. Những cú sốc mang tính đặc trưng vẫn có thể tạo ra tổn thất phúc lợi cao hơn
những cú sốc hiệp biến. Chẳng hạn, Günther và Harttgen (2009) chỉ ra rằng ở
Madagascar, các cú sốc hiệp biến có tác động khác biệt với cú sốc mang tính đặc trưng,
cụ thể, các cú sốc hiệp biến có tác động mạnh hơn đối với các hộ gia đình nông thôn,
trong khi sốc mang tính đặc trưng ảnh hưởng nhiều hơn đối với hộ gia đình thành thị.
3

Tuy nhiên, các nghiên cứu phần lớn chưa xác định vai trò của năng lực thích ứng trong
tác động này. Thêm vào đó, thông tin về cú sốc mang tính đặc trưng và cú sốc mang tính
hiệp biến rất hạn chế trong hầu hết các khảo sát hộ gia đình và đôi khi còn thiếu hoàn
toàn (Gunther và cộng sự, 2008). Do đó, hầu hết các tác giả đã tập trung vào tác động
của các cú sốc được lựa chọn đối với tiêu dùng (Ví dụ: Alderman và Paxson, 1994;
Christiaensen và Subbarao, 2004; Grimm, 2006; Gertler và Gruber, 2002; Gertler và
cộng sự, 2006; Glewwe và cộng sự, 1998; Kochar, 1995; Ligon và Schechter, 2003;
Paxson, 1992; Rosenzweig và Binswanger, 1993; Woolard và Klasen, 2005). Bởi hầu
hết các cú sốc là không thể ngăn chặn được (Frazier và Drzymkowski, 2014), vì vậy,
việc đảm bảo khả năng thích ứng sau các cú sốc của các hộ gia đình là biện pháp quan
trọng để đối phó với các cú sốc. Trong nghiên cứu này, nhóm xem xét tác động của cú
sốc sức khoẻ và cú sốc tự nhiên - đại diện cho hai loại sốc mang tính đặc trưng và sốc
mang tính hiệp biến đến kết quả sinh kế của hộ gia đình Việt Nam và vai trò điều tiết
của năng lực thích ứng thông qua bộ dữ liệu VHLSS 3 năm 2014, 2016, 2018. Từ đó,
nhóm nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị giúp các hộ gia đình gia tăng cường năng lực
thích ứng và qua đó, góp phần giảm thiểu thiệt hại từ các cú sốc này.

1.1.2 Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của cú sốc sức khỏe đến kết quả
sinh kế

Sốc sức khỏe và sự nghèo đói có mối quan hệ mật thiết với nhau (Grant và Hulme,
2008; Meessen và cộng sự, 2003). Tình trạng sức khỏe tốt giúp giảm nghèo đáng kể ở
cấp độ cá nhân và hộ gia đình. Ngược lại, tình trạng sức khỏe kém dẫn đến sự đói nghèo
(Kabir và Maitrot, 2018). Ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình trên thế giới,
cú sốc sức khỏe thường xảy ra phổ biến và để lại những hậu quả vô cùng nặng nề
(Heltberg và Lund, 2009; Krishna, 2010; Santos và cộng sự, 2011; Wagstaff và
Lindelow, 2014). Đặc biệt, cú sốc sức khỏe là một trong những rủi ro lớn nhất mà người
dân ở khu vực nông thôn phải đối mặt (Woldemichael và cộng sự, 2018). Vì vậy, việc
xác định ảnh hưởng của cú sốc sức khỏe là một nhu cầu cấp thiết để đưa ra những chiến
lược đối phó kịp thời. Câu hỏi đặt ra là: Mức độ tác động kinh tế của cú sốc sức khỏe
tới các hộ gia đình là gì? Yếu tố nào ảnh hưởng đến mức độ tác động này? Các nghiên
cứu xoay quanh chủ đề này đã đóng góp vào một kho tàng kiến thức bổ ích về những cú
sốc sức khỏe thực tế và ảnh hưởng thật sự của nó.
4

Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng của cú sốc sức khỏe đến kết
quả sinh kế hộ gia đình và đưa ra nhiều nhận định xoay quanh vấn đề này. Đặc biệt, các
nghiên cứu về tác động của cú sốc sức khỏe tới hộ gia đình ở nước đang phát triển đã
mang đến những góc nhìn đa dạng.
Trong đó, một vài nhà nghiên cứu trước năm 2000 đã thể hiện quan điểm rằng
tác động của cú sốc sức khỏe tới thu nhập và chi tiêu là không đáng kể. Cụ thể, Cochrane
(1991) thấy rằng tiêu dùng của hộ gia đình không bị ảnh hưởng trong ngắn hạn nhưng
có thể sẽ giảm trong dài hạn. Townsend (1994) và Kochar (1995) cũng đã phân tích các
hộ gia đình ở Ấn Độ và thấy rằng tiêu dùng hộ không bị ảnh hưởng sốc sức khỏe.
Townsend (1994b) trong nghiên cứu của mình chỉ ra một thực tế đáng ngạc nhiên rằng
cả thất nghiệp và bệnh tật đều không có tác động đáng kể đến tiêu dùng của một hộ gia
đình. Kochar (1995) trong một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bệnh tật đối với nam
giới làm giảm thu nhập tiền lương và tăng khoản vay không chính thức trong thời kỳ
cao điểm của chu kỳ nông nghiệp nhưng lại không có ảnh hưởng trong thời gian đình
trệ của chu kỳ.
Như vậy, những nghiên cứu trước năm 2000 chỉ ra rằng các gia đình sống ở các
quốc gia thu nhập thấp có khả năng thích ứng với sốc sức khoẻ khá tốt. Tuy nhiên,
Gertler và cộng sự (2002) đã chỉ ra mặt hạn chế của các nghiên cứu này khi các biện
pháp về sức khỏe được sử dụng của các nghiên cứu chỉ phản ánh những thay đổi nhỏ,
dễ dự đoán trước về tình trạng sức khỏe, chứ không phải là loại bệnh nặng mang tính
bất ngờ và nguy hiểm hơn. Nhóm nghiên cứu này cũng chỉ rõ rằng ngay cả khi các gia
đình có thể bảo đảm các cú sốc sức khoẻ ở mức trung bình, hộ gia đình có khả năng đối
phó hiệu quả hơn với các cú sốc dưới dạng bệnh nhẹ thường xuyên hơn là với các cú
sốc lớn hiếm gặp (ví dụ như bệnh nặng hoặc tử vong) (Paul Gertler và cộng sự, 2002).
Từ quan điểm này, nhóm nhận thấy những nghiên cứu trước năm 2000 chưa phản ánh
đúng tính chất và mức độ của sốc sức khoẻ.

Sau năm 2000, phần lớn các nghiên cứu nổi bật xoay quanh cú sốc sức khỏe đã
chỉ rõ ảnh hưởng tiêu cực của loại sốc này đến thu nhập và chi tiêu hộ gia đình, là những
yếu tố đại diện chính cho kết quả sinh kế, cụ thể: Gertler và Gruber (2002) trong nghiên
cứu của mình với tiêu đề “Bảo hiểm tiêu dùng chống lại bệnh tật” với trường hợp của
các hộ gia đình tại Indonesia đã nhận thấy, những cú sốc về sức khỏe có ảnh hưởng
tiêu cực đến nguồn cung và thu nhập lao động. Nghiên cứu này chỉ ra rằng các gia đình
5

có thể đảm bảo chi phí cho những căn bệnh nhỏ thường gặp, nhưng họ không thể đảm
bảo chi phí cho những căn bệnh hiểm nghèo hiếm gặp - cú sốc sức khỏe. Cụ thể, các
hộ gia đình Indonesia không thể đảm bảo đầy đủ tiêu dùng chống lại chi phí kinh tế
của bệnh tật (Paul Gertler và cộng sự, 2002). Tương tự, Islam và Parasnis (2017) trong
nghiên cứu của mình xoay quanh cú sốc sức khỏe với trường hợp tại Australia cũng chỉ
ra rằng tiền tiết kiệm hiện tại của cá nhân (được định nghĩa là thu nhập trừ đi tiêu dùng)
giảm đi khi hộ gia đình phải gánh chịu cú sốc sức khỏe. Góc nhìn này đồng tình với
quan điểm của Pradhan và Mukherjee (2018), nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng cú sốc
sức khoẻ có thể gây tổn hại đến sinh kế hộ gia đình và có ảnh hưởng ràng buộc đến điều
kiện kinh tế của họ. Cụ thể, sốc sức khoẻ sẽ làm cho hộ gia đình mất tiền lương, mất
tiền tiết kiệm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và dinh dưỡng, dẫn đến việc thành viên hộ
gia đình buộc phải nghỉ học. Alam và Mahal (2014) cũng cho rằng cú sốc sức khỏe, cho
dù là một sự kiện tử vong hay bệnh tật, có thể gây ra kết quả kinh tế bất lợi đáng kể cho
các hộ gia đình ở các nước có thu nhập thấp và trung bình (LMIC).

Tại Việt Nam, những chủ đề liên quan đến cú sốc sức khỏe cũng đã được tiếp
cận ở nhiều khía cạnh. Các bài nghiên cứu liên quan đã chỉ ra ảnh hưởng tiêu cực của
cú sốc sức khỏe tới kết quả sinh kế.

Năm 2013, nghiên cứu của Bales và cộng sự về ảnh hưởng của cú sốc sức khỏe
đến phúc lợi hộ gia đình tại Việt Nam cho thấy rõ ràng ảnh hưởng tiêu cực này, đặc biệt
với hộ nghèo. Hộ nghèo phải đối mặt với việc giảm khoản thu nhập tự thân không đến
từ nông nghiệp trong khoảng thời gian ảnh hưởng bởi sốc. Thêm vào đó, các hộ gia đình
phải chi trả nhiều hơn cho các chi phí về y tế và các chi phí phát sinh. Điều này ảnh
hưởng tiêu cực đến phúc lợi và tạo nên gánh nặng về kinh tế đối với hộ gia đình.

Tương tự, Mitra và cộng sự (2015) khi thực hiện nghiên cứu tác động của cú sốc
sức khỏe tới hộ gia đình tại Việt Nam cũng chỉ ra rằng những cú sốc về sức khỏe có ảnh
hưởng sâu rộng đến các hộ gia đình tại Việt Nam. Cụ thể hơn, những cú sốc về sức khỏe
dẫn đến sự gia tăng trong khoản chi tiêu y tế tự chi trả. Ngoài ra, thu nhập kiếm được
của các hộ gia đình được cho là giảm so sự hạn chế về khả năng lao động trong khoảng
thời gian chịu tác động của sốc (Mitra và cộng sự, 2015).

Góc nhìn này đồng nhất với Genoni (2015), tác giả khi nghiên cứu một mẫu các
cá nhân trong độ tuổi trưởng thành tại Việt Nam đã chỉ ra rằng các sự kiện bệnh tật mà
6

biểu hiện là sự suy giảm khả năng hoạt động thể chất sẽ làm giảm đáng kể thu nhập của
cá nhân và hộ gia đình. Ngoài ra, nghiên cứu cũng phân tích sâu hơn rằng ảnh hưởng
của cú sốc sức khoẻ đến thu nhập hộ gia đình nhỏ hơn so với cấp độ cá nhân, điều này
cho thấy các thành viên khác trong gia đình đã phản ứng với bệnh tật bằng cách tăng
nguồn cung lao động của họ. Tuy nhiên, khả năng tiêu dùng và tạo thu nhập của hộ gia
đình cũng được bị tổn hại nghiêm trọng dưới tác động của cú sốc sức khoẻ.

Như vậy, hầu hết các nghiên cứu sau năm 2000 cho rằng cú sốc sức khoẻ ảnh
hưởng đến kết quả sinh kế hộ gia đình, trong khi những nghiên cứu trước năm 2000 cho
những kết quả trái ngược. Sự khác biệt này đến từ việc các nghiên cứu trước năm 2000
chưa phản ánh đúng mức độ nghiêm trọng của cú sốc sức khoẻ. Thêm vào đó, chưa có
nghiên cứu nào trước đây chỉ rõ vai trò cụ thể của năng lực thích ứng trong mối quan hệ
giữa cú sốc sức khoẻ và kết quả sinh kế hộ gia đình. Vì vậy, đây vẫn là một đề tài có thể
khai thác và khám phá sâu để đưa ra những giải pháp và khuyến nghị thiết thực. Qua đó,
có thể nhận thấy rằng, việc phát triển thêm các nghiên cứu mang tính toàn diện về lĩnh
vực này là điều cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam là một quốc gia thường
xuyên phải chịu hậu quả nặng nề từ những cú sốc.

1.1.3 Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của cú sốc tự nhiên đến kết quả sinh kế

Trong nhiều thập kỷ qua, sự xuất hiện của hàng loạt sự kiện thời tiết khắc nghiệt,
đặc biệt là cú sốc tự nhiên xảy ra với tần suất lớn đã gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm
trọng (Diffenbaugh và cộng sự, 2005; Solomon và cộng sự, 2007; Garbero và Muttarak,
2013). Cú sốc tự nhiên đang tác động mạnh mẽ đến cuộc sống con người khi mỗi năm,
sốc tự nhiên giết chết khoảng 90000 người, ảnh hưởng đến gần 160 triệu người trên toàn
thế giới (WHO, không năm xuất bản) và gây ra thiệt hại 520 tỷ đô la toàn cầu trong tiêu
dùng, khiến khoảng 26 triệu người rơi vào tình trạng nghèo đói (World Bank, 2016).
Trên thực tế, thiệt hại toàn cầu từ các thảm họa đã tăng gần gấp bốn lần trong vài thập
kỷ qua, từ mức trung bình 50 tỷ đô la/năm trong thập niên 1980 đến gần 200 tỷ đô la/năm
trong những năm gần đây (World Bank, 2016). Nhận biết được tầm ảnh hưởng to lớn
của cú sốc tự nhiên đến cuộc sống con người, nhiều học giả đã quan tâm và nghiên cứu
vấn đề này.

Trên thế giới, việc tìm hiểu mối liên hệ giữa cú sốc tự nhiên và kết quả sinh kế
hộ gia đình đã không còn mới mẻ, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng tiêu cực của
cú sốc tự nhiên đối với thu nhập và chi tiêu bình quân hộ gia đình.
7

Tại khu vực Châu Mỹ, nghiên cứu của Masozera và cộng sự (2007) về ảnh hưởng
của cơn bão Katrina - một trong những thảm họa tồi tệ nhất mà Hoa Kỳ phải gánh chịu,
cho thấy cơn bão đã gây thiệt hại vô cùng nghiêm trọng về mặt thu nhập, sự thăng tiến
và các yếu tố xã hội đối với các hộ gia đình ở New Orleans và các vùng lân cận. Bão
Katrina ồ ạt và bất ngờ phá vỡ cuộc sống của các cư dân New Orleans, khiến cho cuộc
sống của những người trưởng thành sống trong thời đại này không thể phục hồi và phát
triển được. Chỉ trong một năm sau sự đổ bộ của bão Katrina, thu nhập của những người
bị ảnh hưởng đã giảm mạnh so với những người không bị ảnh hưởng bởi cơn bão
(Deryugina và cộng sự, 2018).

Nhận thấy El Salvador - quốc gia nhỏ nhất ở Trung Mỹ, rất dễ bị ảnh hưởng bởi
các cú sốc tự nhiên nghiêm trọng và lặp đi lặp lại, Baez và Santos (2008) đã phân tích
thực nghiệm nhằm xác định và định lượng tác động ròng của hai trận động đất mạnh ở
El Salvador vào các năm 1996 và 2002 đối với thu nhập và nghèo đói của hộ gia đình
cũng như khám phá những hậu quả có thể xảy ra đối với phúc lợi lâu dài của con người.
Dựa vào bộ dữ liệu BASIS, cùng với sự phong phú của thông tin về các đặc điểm kinh
tế xã hội và nhân khẩu học của các hộ gia đình, Baez và Santos (2008) phát hiện hai trận
động đất làm giảm một phần ba thu nhập của các hộ gia đình sinh sống ở khu vực này.

Một nghiên cứu khác cũng tại châu Mỹ, từ quốc gia Guatemala, Baez và cộng sự
(2016) cung cấp bằng chứng mạnh mẽ rằng một cơn bão nhiệt đới lớn đã tấn công vào
đây năm 2010 dẫn đến sự suy giảm đáng kể phúc lợi của con người trong các hộ gia
đình bị ảnh hưởng. Tính trung bình, mức tiêu thụ bình quân đầu người giảm 8,2% so với
mức cơ bản. Các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi bão buộc phải giảm chi tiêu thực phẩm
10%, tương đương với giảm hơn 100 calo mỗi ngày cho mỗi thành viên trong gia đình,
thêm vào đó, họ phải cắt giảm thêm chi tiêu cho các mặt hàng cơ bản, chẳng hạn như
bếp hoặc tủ lạnh.

Với các quốc gia tại Châu Phi, Mertens và cộng sự (2016) tiến hành nghiên cứu
trường hợp ở vùng núi Rwenzori. Kết quả cho thấy sạt lở ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sinh kế của nông dân khu vực nghiên cứu. Hơn 20% tổng số hộ gia đình trong các làng
được lấy mẫu nói rằng trong 15 năm qua họ đã trải qua ít nhất một trận lở đất trên những
mảnh đất mình sở hữu. Những hộ gia đình này đã mất một tỷ lệ thu nhập đáng kể từ
nông nghiệp trong năm xảy ra sạt lở. Bên cạnh đó, cũng có đến 64% hộ gia đình bị ảnh
hưởng đề cập rằng họ đã phải đối mặt với nạn đói sau khi vụ lở đất xảy ra.
8

Các quốc gia tại Châu Á, Kirsch và cộng sự (2012) đã thực hiện nghiên cứu tại
Pakistan và tìm thấy sự ảnh hưởng của trận lụt năm 2010 đến các hộ gia đình nơi đây.
Sau khi khảo sát 1769 hộ gia đình trong sáu tháng từ thời điểm lũ lụt xảy ra tại 29 huyện
bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nhóm tác giả nhận thấy 88,0% số hộ gia đình báo cáo bị mất
thu nhập do trận lụt (trong đó có 90,0% ở nông thôn, 75,0% ở thành thị), các hộ gia đình
nông thôn bị ảnh hưởng nặng nề hơn và họ có ít khả năng phục hồi.

Tại Việt Nam, vấn đề cú sốc tự nhiên và kết quả sinh kế hộ gia đình cũng nhận
được sự quan tâm từ nhiều nhà nghiên cứu. Năm 2010, Thomas và cộng sự nghiên cứu
ảnh hưởng của cú sốc tự nhiên đối với kết quả sinh kế hộ gia đình tại Việt Nam. Bằng
cách sử dụng các bản đồ thảm họa phân chia theo không gian có nguồn gốc từ dữ liệu
khí tượng kết hợp với dữ liệu khảo sát hộ gia đình theo địa lý đại diện trên toàn quốc,
nhóm tác giả ước tính rằng, trong ngắn hạn, lũ lụt và bão lốc đã gây ra nhiều tổn thất đối
với cuộc sống của người dân trong các khu vực bị ảnh hưởng. Cụ thể, đối với các thành
phố lớn với quy mô dân số trên 500.000 người, lũ lụt và bão lốc làm giảm kết quả sinh
kế của các hộ gia đình lần lượt là 23% và 52%.

Bui và cộng sự (2014) sử dụng khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS)
2008 để tìm ra ảnh hưởng của cú sốc tự nhiên đến kết quả sinh kế hộ gia đình. Kết quả
cho thấy cú sốc tự nhiên làm giảm đáng kể thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia
đình bị ảnh hưởng ở Việt Nam. Mức giảm trung bình nằm trong khoảng 4% đến 8%
hoặc khoảng 3 triệu đồng tùy thuộc vào thông số kỹ thuật của mô hình và số lượng biến
kiểm soát.

Tương tự với nghiên cứu này, Arouri và cộng sự (2015) cũng tìm ra ba loại cú
sốc tự nhiên phổ biến tại Việt Nam (bao gồm bão, lũ lụt và hạn hán) đều có tác động
tiêu cực đến thu nhập hộ gia đình, cụ thể thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia
đình sống trong một xã có bão, lũ lụt và hạn hán bị giảm tương ứng 1,9%, 5,9% và 5,2%.
Tương tự, chi tiêu bình quân đầu người giảm do bão, lũ lụt và hạn hán tương ứng khoảng
1,5%, 4,4% và 3,5%, đồng thời sống trong một xã có lũ lụt có thể làm tăng xác suất
nghèo lên 0,008.

Như vậy, các nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho kết quả thống nhất rằng cú
sốc tự nhiên có ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình. Tuy nhiên,
ảnh hưởng của cú sốc tự nhiên đến từng quốc gia, vùng lãnh thổ và khu vực là không
9

giống nhau, vì vậy trong nghiên cứu này, nhóm tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của cú
sốc tự nhiên đến kết quả sinh kế hộ gia đình tại nông thôn Việt Nam thông qua việc sử
dụng dữ liệu thứ cấp từ khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) các năm
2014, 2016, 2018 nhằm tìm kiếm và đối chiếu kết quả với các nghiên cứu trước đó, đồng
thời đánh giá những tác động gần nhất của cú sốc tự nhiên đến cuộc sống của hộ gia
đình nhằm đưa ra các khuyến nghị phù hợp cho Nhà nước, địa phương và các hộ trong
việc giảm thiểu rủi ro từ cú sốc tự nhiên.

1.2 Tổng quan về mối quan hệ giữa năng lực thích ứng và kết quả sinh kế hộ
gia đình

Tác động của năng lực thích ứng đến kết quả sinh kế đã được chứng minh bởi
nhiều học giả. Shah và cộng sự (2020) chỉ ra rằng, ở cấp độ hộ gia đình, các yếu tố góp
phần vào năng lực thích ứng của hộ gia đình đóng vai trò làm giảm thiệt hại do biến đổi
khí hậu và tăng lợi ích hộ gia đình. Cụ thể, các yếu tố của năng lực thích ứng (vốn tự
nhiên, vốn con người, vốn vật chất, vốn xã hội, vốn tài chính) được Obucina và
Ilmakunnas (2019) chỉ ra rằng chúng được người nghèo sử dụng trong các bối cảnh cụ
thể để giúp họ đạt được những kết quả sinh kế mong muốn. Tuyen và cộng sự (2014)
trong một nghiên cứu về mất đất và kết quả sinh kế cũng chỉ ra ảnh hưởng của năng lực
thích ứng đến kết quả sinh kế. Cụ thể, các hộ gia đình sở hữu nhiều đất nông nghiệp hơn
nhận được kết quả sinh kế cao hơn. Giáo dục của các thành viên cũng có tác động tích
cực đến sinh kế gia đình thông qua chiến lược sinh kế vì trình độ học vấn cao hơn làm
tăng khả năng hộ gia đình tuân theo chiến lược, có liên quan chặt chẽ với mức thu nhập
và chi tiêu cao hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên hệ tích cực giữa khả năng
tiếp cận tín dụng chính thức và thu nhập/chi tiêu của hộ gia đình. Tương tự, Vũ Văn
Tuấn (2015) trong một nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng kết quả sinh kế nông hộ ở
9 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long dựa trên tiếp cận sinh kế bền vững của DFID cho thấy,
kết quả sinh kế của nông hộ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố; trong đó, vốn xã hội, vật
chất và tài chính thúc đẩy nông hộ đạt kết quả sinh kế tốt hơn. Chất lượng lao động cũng
là động lực để nông hộ có kết quả sinh kế tích cực vì họ tham gia vào các hoạt động tạo
thu nhập, đặc biệt là phi nông nghiệp. Adams và Cuecuecha (2010) sử dụng một cuộc
khảo sát hộ gia đình đại diện trên toàn quốc để phân tích tác động của kiều hối nội bộ
(từ Guatemala) và kiều hối quốc tế (từ Hoa Kỳ) đến nghèo đói ở Guatemala. Kết quả
10

cho thấy cả kiều hối trong nước và quốc tế đều làm giảm mức độ nghiêm trọng của
nghèo đói ở Guatemala. Cùng với các loại vốn khác, vốn xã hội cũng là một thành phần
của năng lực thích ứng và có mối quan hệ mật thiết với kết quả sinh kế. Yuya và Daba
(2018) chỉ ra rằng vốn xã hội thúc đẩy chia sẻ kiến thức, thông tin, kinh nghiệm,... liên
quan đến giá trị của các hoạt động phi nông nghiệp và giúp người dân cải thiện kết quả
sinh kế.

Như vậy các nghiên cứu trong và ngoài nước khi xem xét năng lực thích ứng
dưới dạng các nguồn vốn (tự nhiên, con người, xã hội, tài chính, vật chất) đều nhận thấy
các nguồn vốn này đóng vai trò tích cực trong cải thiện kết quả sinh kế hộ gia đình. Tuy
nhiên, các nghiên cứu này có hạn chế do phần lớn mới chỉ nghiên cứu dựa trên từng
thành phần của năng lực thích ứng. Và do đó, chưa có một nghiên cứu nào chuyên sâu
về tác động của tổng hợp các thành phần trong năng lực thích ứng tới kết quả sinh kế.
Vì vậy, nhóm nghiên cứu nhận thấy một khoảng trống lớn có thể khai thác xoay quanh
chủ đề này.

1.3 Tổng quan về mối quan hệ giữa cú sốc sức khoẻ, năng lực thích ứng và kết
quả sinh kế hộ gia đình

Kết quả sinh kế chính là đại diện cho sự bền vững của sinh kế, mang tính quyết
định cuộc sống của một cá nhân hoặc một cộng đồng (Bhattacharjee, 2016). Tuy vậy,
như đã phân tích ở trên, kết quả sinh kế của hộ gia đình dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các
cú sốc đột ngột (Krishna, 2007). Từ đó, nhận thấy rằng, năng lực thích ứng có thể giúp
hộ gia đình đối phó tốt hơn với những sự kiện bất ngờ này. Vì vậy, một số nghiên cứu
đã được thực hiện và cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa cú sốc sức khoẻ, năng lực
thích ứng và kết quả sinh kế.

Về tác động chung đối với các hộ gia đình, cú sốc sức khỏe thường tạo ra hai chi
phí kinh tế, cụ thể là tăng chi phí y tế do bệnh tật và giảm thu nhập quốc dân do giảm cả
năng suất và quy mô lực lượng lao động (Wang và cộng sự, 2018). Tuy nhiên, Wagstaff
(2007) chỉ ra rằng các chương trình an sinh xã hội có thể hỗ trợ chống lại tổn thất thu
nhập của một cộng đồng trong thời gian chịu ảnh hưởng bởi cú sốc.

Một vài nghiên cứu đã được thực hiện và manh nha chỉ ra mối quan hệ giữa cú
sốc sức khoẻ, các thành phần của năng lực thích ứng và kết quả sinh kế. Qua đó, cách
11

thức một hộ gia đình đối phó và chịu đựng các cú sốc phụ thuộc vào các lựa chọn có sẵn
của họ về khả năng, tài sản và các hoạt động, ví dụ, về chiến lược sinh kế hộ gia đình
(Dercon và Krishnan, 1996; Ellis, 1998). Đối mặt với cú sốc sức khỏe, các hộ gia đình
có nhiều đất hơn (thành phần của vốn tự nhiên) được cho là có thể đảm bảo tiêu dùng từ
đó giảm bớt những ảnh hưởng bất lợi từ cú sốc sức khỏe (Dercon và Krishnan, 2000).
Islam và Parasnis (2017) đã chỉ ra rằng một cá nhân hoặc hộ gia đình có thể tìm cách
đối phó với cú sốc sức khỏe để được hỗ trợ điều trị và chi phí chăm sóc sức khỏe mà
không ảnh hưởng đáng kể đến tiêu dùng (kết quả sinh kế). Cụ thể, nhóm nghiên cứu đề
cập đến các chiến lược đối phó bao gồm tiếp cận các tổ chức chính thức (như vay ngân
hàng hoặc dựa vào hệ thống an sinh xã hội) - một hình thức của vốn xã hội. Góc nhìn
này đồng nhất với nghiên cứu của Bebbington (1997) và Carroll và Bebbington (2000),
các nghiên cứu chỉ ra rằng cộng đồng có vai trò làm tăng khả năng thương lượng giữa
các thành viên, do đó, cải thiện khả năng tiếp cận các nguồn vốn. Tương tự, Maluccio
và cộng sự (2000) đã sử dụng thông tin khảo sát về tư cách thành viên hộ gia đình trong
các nhóm tài chính và phi tài chính tại Nam Phi như một đại diện của vốn xã hội và tìm
thấy các tác động tích cực và đáng kể của biện pháp này với phúc lợi xã hội. Ngoài ra,
trình độ học vấn (thành phần của vốn con người) được chỉ ra rằng có tác động tích cực
đến việc điều chỉnh cơ chế đối phó của hộ gia đình trong thời kỳ gặp phải các cú sốc,
với những người không đủ năng lực, giáo dục và y tế, thì ít có khả năng hơn trong việc
phòng ngừa các cú sốc (Pradhan và Mukherjee, 2018). Một khía cạnh khác, nghiên cứu
của Tongruksawattana và cộng sự (2010) đề cập đến việc các hộ gia đình nông thôn ở
Myanmar sử dụng tài sản vật chất (thành phần của vốn vật chất) để thích ứng với cú sốc
ảnh hưởng đến sinh kế của họ. Cụ thể, họ mua tài sản vật chất vào thời điểm phù hợp
như là biện pháp phòng ngừa và trong thời gian bị sốc, họ bán những tài sản này để đối
phó và phục vụ các khoản chi tiêu. Cuối cùng, một vài nghiên cứu cũng đã chỉ ra vai trò
của vay mượn (một hình thức của vốn tài chính), là chiến lược sinh kế quan trọng của
hộ gia đình khi gặp phải cú sốc sức khỏe (Palmer và cộng sự, 2011).

Như vậy, phần lớn các nghiên cứu xoay quanh chủ đề này mới chỉ đưa ra mối
quan hệ của cú sốc sức khoẻ, kết quả sinh kế với một vài thành phần của năng lực thích
ứng. Đa số các nghiên cứu bóc tách năng lực thích ứng theo từng thành phần riêng biệt
và không mang tính đại diện tổng thể. Điều này dẫn đến một khoảng trống trong việc
xác định cụ thể vai trò của năng lực thích ứng trong việc giảm thiểu tác động của sốc
12

sức khoẻ tới kết quả sinh kế. Từ đó, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng, để xem xét một
cách rõ ràng nhất về mối quan hệ giữa ba biến này, cần phải chỉ rõ tác động của từng
thành phần vốn trong năng lực thích ứng và vai trò của các thành phần đó trong mối
quan hệ này.

1.4 Tổng quan về mối quan hệ giữa cú sốc tự nhiên, năng lực thích ứng và kết
quả sinh kế hộ gia đình

Như đã đề cập ở trên, cú sốc tự nhiên có phạm vi bao phủ rộng và gây nên tổn
thất lớn về tài sản vật chất (Dercon, 2002). Nhiều bằng chứng khoa học đã cho thấy
những biến đổi khí hậu (Perkins và cộng sự, 2018; Feldman và Hart, 2018) trở nên phổ
biến và hậu quả của nó đang dần tăng lên ở quy mô khu vực và địa phương (Bigelow và
Zhang, 2018). Đặc biệt, các tác động của lũ lụt và hạn hán kéo dài là rất lớn, gây ra
những mối đe dọa nghiêm trọng đối với nỗ lực phát triển chung và giảm nghèo (Feldman
và Hart, 2018). Tuy nhiên, mức độ tổn thương từ các sự kiện cực đoan ở bất kỳ nơi nào
có thể phụ thuộc vào năng lực thích ứng (Tahiru, 2019; Zhai và Helman, 2018; Thorpe
và Figge, 2018; Ravestein và cộng sự, 2018; Bigelow và Zhang, 2018). Năng lực thích
ứng như đã đề cập có thể là riêng tư (được thực hiện bởi các cá nhân) hoặc công khai
(được thực hiện bởi chính phủ) (Mendelsohn và Dinar, 1999). Thích ứng có thể là dự
đoán (diễn ra trước khi bắt đầu tác động), tự trị (chiến lược tự phát diễn ra sau khi bắt
đầu tác động) hoặc lên kế hoạch (hành động chính sách để ngăn chặn tác động) (Chương
trình Tác động Khí hậu của Vương quốc Anh, 2010). Có thể nhận thấy, năng lực thích
ứng đóng vai trò quan trọng trong giảm thiểu tác động tiêu cực của sốc tự nhiên tới sinh
kế. Một số nghiên cứu đã được thực hiện và chỉ ra vai trò này. Cụ thể:

Theo cách tiếp cận vĩ mô, thích ứng là điều cần thiết để giảm thiệt hại và tận dụng
các cơ hội mới trong bối cảnh biến đổi khí hậu phức tạp (Ford và cộng sự, 2007, 2014;
Verchot và cộng sự, 2007). Cụ thể, nghiên cứu về kinh nghiệm của các tổ chức phi chính
phủ cho thấy vai trò quan trọng của việc hợp tác giữa các cộng đồng (thành phần của
vốn xã hội) (Bawakyillenuo và cộng sự, 2016) trong việc tăng cơ hội đạt được những
thay đổi cần thiết để thích ứng bền vững với biến đổi khí hậu (Lettice và Parekh, 2010).
Qua đó, việc giới thiệu và tích hợp các chiến lược thích ứng của các tổ chức phi chính
phủ đã được xác định là một biện pháp cần thiết để thích ứng với các tác động của biến
đổi khí hậu (Ndamani và Watanabe, 2016; Antwi-Agyei và cộng sự, 2012).
13

Theo cách tiếp cận vi mô, các yếu tố của năng lực thích ứng (vốn tự nhiên, vốn
con người, vốn vật chất, vốn xã hội, vốn tài chính) được các hộ gia đình sử dụng trong
bối cảnh cụ thể để giúp họ đạt kết quả sinh kế mong muốn (Žurovec và Vedeld, 2019).
Một nghiên cứu tại khu vực Nepal cho thấy những cư dân nông thôn ở đây chủ yếu dựa
vào tài nguyên thiên nhiên để kiếm sống. Do đó, việc tiếp tục duy trì nguồn tài nguyên
thiên nhiên này là rất quan trọng đối với các chiến lược sinh kế và gia tăng năng lực
thích ứng của họ. Vốn tự nhiên làm giảm thiểu các tác động tiêu cực từ cú sốc tự nhiên
bằng cách cho người dân khai thác nguồn tài nguyên từ môi trường xung quanh bao gồm
nhiên liệu gỗ để nấu ăn và cỏ lau để lợp và làm hàng rào, chống chọi với các thời tiết
xấu, điển hình là khi mùa mưa đến (Dulal và cộng sự, 2010). Sử dụng dữ liệu cấp vi mô
từ Báo cáo nghiên cứu về những thay đổi trong lối sống và hành vi tiêu dùng theo thảm
họa, một cuộc khảo sát được thực hiện tại tỉnh Hyogo vào tháng 10 năm 1996, Sawada
(2007) chỉ ra rằng tín dụng đóng vai trò quan trọng như một công cụ để đối phó với thảm
họa tự nhiên. Một nghiên cứu khác của Vaqar Ahmed và các cộng sự (2010) sau cơn
bão Gilbert tại Jamaica cũng cho thấy kiều hối (thuộc vốn tài chính) trong việc bảo vệ
các hộ gia đình chống lại các cú sốc ngoại sinh. Cụ thể, hộ gia đình chịu thiệt hại nhiều
hơn trong cơn bão Gilbert đã nhận được khoản kiều hối lớn hơn so với các hộ gia đình
chịu thiệt hại ít hơn. Một khía cạnh khác, Rawadee và Areeya (2011) có nhấn mạnh vào
yếu tố thuộc vốn vật chất, đó là cơ sở hạ tầng (bao gồm tình trạng chiếm hữu nhà ở, tính
chất và loại cấu trúc tòa nhà cũng như các tiện ích gia đình như cung cấp điện và nước)
và công nghệ (bao gồm các mặt hàng tiện lợi như tivi, đài, internet và xe cộ) có liên hệ
đến tác động của thảm họa tự nhiên tới hộ gia đình. Ngoài ra, Daramola và cộng sự
(2016) chỉ ra rằng cơ sở hạ tầng hộ gia đình ảnh hưởng đến khả năng phục hồi sinh kế
sau mỗi cú sốc tự nhiên. Cụ thể, các vật liệu bền như khối xi măng, gạch và đá giúp cải
thiện khả năng chống chịu với thiên tai, trong khi các vật liệu kém bền hơn như bùn, gỗ
và rơm sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Thêm vào đó, các công cụ quản lý rủi ro như
tài chính vi mô, bảo trợ xã hội và y tế dự phòng cũng được cho là vừa có tác dụng giảm
nghèo vừa là bàn đạp để cho phép theo đuổi các cơ hội sản xuất trong thời gian sốc
(Heltberg và cộng sự, 2015).

Như vậy, các nghiên cứu trước đây đều chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa cú sốc
tự nhiên, năng lực thích ứng và kết quả sinh kế. Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng, hầu
hết các nghiên cứu đều xem xét năng lực thích ứng trong mối quan hệ này theo từng
14

thành phần cấu thành riêng lẻ. Điều này dẫn đến kết quả thiếu tính toàn diện và ảnh
hưởng đến những đề xuất và khuyến nghị đưa ra cho chính phủ. Đặc biệt, trong thực tế,
các thành phần cấu thành năng lực thích ứng thường được các hộ gia đình sử dụng kết
hợp trong chiến lược đối phó của họ. Vì vậy, phần lớn nghiên cứu trước đây chưa tận
dụng được đầy đủ vai trò của các thành phần năng lực thích ứng trong giảm thiểu tác
động của sốc tự nhiên tới kết quả sinh kế.

2. Lý do chọn đề tài

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn

Trong cuộc sống, bất cứ khi nào những rủi ro xảy ra, tùy thuộc vào tính dễ bị tổn
thương của hộ gia đình, nó có thể sẽ trở thành một cú sốc. Số liệu điều tra năm 2014 của
một Dự án do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Viện Chính sách
và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD), Viện Khoa học Lao động
và Xã hội (ILSSA) của Việt Nam và Nhóm nghiên cứu Kinh tế Phát triển thuộc Trường
Đại học Copenhagen, Đan Mạch phối hợp thực hiện đã công bố: Trong giai đoạn 2012
– 2014, các hộ gia đình tại nông thôn đã phải đối mặt nhiều nhất với các cú sốc sức khỏe
(48,5%), ngay sau đó, tỷ lệ hộ gặp rủi ro bởi cú sốc tự nhiên cũng chiếm tới 38,1%
(Nguyễn Danh Sơn, 2013). Thực tế chỉ ra rằng các cú sốc sức khỏe và cú sốc tự nhiên
đều có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân trên thế giới nói chung và tại Việt
Nam nói riêng. Cụ thể:

Các cú sốc liên quan đến sức khỏe xảy ra thường xuyên nhất và có tác động tiêu
cực nhất đến hạnh phúc gia đình (World Bank, 2020). Số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới
và Ngân hàng Thế giới cho biết hàng năm, người dân ở các nước đang phát triển phải
trả hơn nửa nghìn tỷ đô la tiền túi để chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, những cú sốc sức
khỏe mỗi năm cũng gây ra khó khăn tài chính cho hơn 900 triệu người và đẩy gần 90
triệu người vào tình trạng cực kỳ nghèo đói (World Bank, 2020). Gánh nặng của các
bệnh không lây nhiễm, như ung thư, tim mạch, tiểu đường và sức khỏe tâm thần, ngày
càng gia tăng và đây là nguyên nhân của 70% số ca tử vong trên toàn cầu, và hầu hết
các trường hợp tử vong này xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình, ví dụ như
Việt Nam (World Bank, 2020).

Bên cạnh cú sốc sức khỏe, biến đổi khí hậu dẫn tới sự gia tăng của các cú sốc tự
nhiên cũng là một trong những vấn đề cấp bách toàn cầu hiện nay (CGAP Council of
15

Governors, 2018). Theo dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm cú sốc tự nhiên
giết chết khoảng 90000 người và ảnh hưởng đến gần 160 triệu người trên toàn thế giới
(World Bank, 2010). Trên thực tế, thiệt hại toàn cầu từ các thảm họa đã tăng gần gấp
bốn lần trong vài thập kỷ qua, từ mức trung bình 50 tỷ đô la/năm trong thập niên 1980
đến gần 200 tỷ đô la/năm mỗi năm trong những năm gần đây (World Bank, 2016). Một
báo cáo mới từ GFDRR cho thấy tác động của cú sốc tự nhiên gây ra thiệt hại khoảng
520 tỷ đô la toàn cầu trong tiêu dùng hàng năm và khiến khoảng 26 triệu người rơi vào
tình trạng nghèo đói mỗi năm (World Bank, 2016).

Nhìn chung, các cú sốc bất lợi đều gây thiệt hại cho các cá nhân và hộ gia đình,
họ bị giảm thu nhập và chi tiêu, tài sản bị phá hủy sau những cú sốc hoặc phải bán tài
sản để phục hồi sau sốc, điều này có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến nghèo
đói. Vì vậy, việc tìm hiểu tác động của các cú sốc bất lợi và những mối đe dọa của chúng
đối với phúc lợi cá nhân và hộ gia đình là một chủ đề mang tầm quan trọng cả về học
thuật và chính sách trong 10 năm qua (Porter, 2012).

Việt Nam là một trong số ít các quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thảm
họa tự nhiên. Theo ước tính, chưa kể thiệt hại về người, cú sốc tự nhiên gây ra thiệt hại
kinh tế hàng năm khoảng 1 - 1,5% GDP giai đoạn 1989 - 2008 (World Bank, 2013).
Trong hai thập kỷ qua, các sự kiện thời tiết cực đoan đã gây ra hơn 13000 ca tử vong và
thiệt hại tài sản vượt quá 6,4 tỷ USD tại Việt Nam, gây thiệt hại kinh tế 1,5% tổng sản
phẩm quốc nội hàng năm và khiến cho trên 70% dân số ở Việt Nam có nguy cơ gặp
thiên tai, lũ lụt, dẫn đến tình trạng bị cô lập, đặc biệt là người nghèo (World Bank, 2013).

Rõ ràng các cú sốc đã, đang và sẽ tiếp tục gây ra những tổn thương to lớn, ảnh
hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam
nói riêng. Do đó, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải nghiên cứu về các ảnh hưởng của các cú
sốc đến kết quả sinh kế hộ gia đình, từ đó hỗ trợ người dân trong việc đảm bảo cuộc
sống hàng ngày và đề xuất cho chính phủ một số chính sách và chương trình mạnh mẽ
hơn, hiệu quả hơn để giảm bớt các tác động bất lợi của các cú sốc tại Việt Nam.

Xuất phát từ khoảng trống nghiên cứu


Trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của cú sốc sức
khỏe và cú sốc tự nhiên đến kết quả sinh kế hộ gia đình. Vấn đề ảnh hưởng của năng lực
thích ứng trước các cú sốc bất lợi cũng đã được xem xét, tuy nhiên vẫn còn khoảng trống
chưa được quan tâm đến, do:
16

Thứ nhất, các nghiên cứu về năng lực thích ứng có xu hướng tập trung vào
nghiên cứu xuyên quốc gia và ở góc độ vĩ mô (Canon, 2008; Briguglio và cộng sự,
2009). Nhiều nghiên cứu có chung sự đồng thuận rằng các cú sốc tự nhiên gây ra thiệt
hại về người ở các nước đang phát triển nhiều hơn so với các nước phát triển (Ludwig
và cộng sự, 2007; De Haen và Hemrich, 2007) và mặc dù hơn 60% tổng thiệt hại do
cú sốc tự nhiên gây ra ở các quốc gia có thu nhập cao, nhưng thiệt hại ước tính theo tỷ
lệ GDP ở các nước nhỏ và kém phát triển là lớn hơn đáng kể (Okuyama và Sahin,
2009). Để giảm thiểu tổn thương đối với biến đổi khí hậu và các cú sốc tự nhiên đòi
hỏi phải cải thiện khả năng thích ứng. Ở nhiều quốc gia, nâng cao năng lực thích ứng
trở thành ưu tiên hàng đầu trong phòng chống rủi ro từ cú sốc tự nhiên (Smith và các
cộng sự, 2003).

Thứ hai, khi nghiên cứu về năng lực thích ứng ở cấp độ hộ gia đình, các học
giả thường tập trung vào các yếu tố đơn lẻ của năng lực thích ứng mà chưa có cái
nhìn tổng thể về năng lực thích ứng. Cụ thể, các nghiên cứu của Bruneau và cộng sự
(2003) và Davies (2013) đã tìm thấy tài sản, chiến lược sinh kế, chuyển giao công
cộng, và tín dụng là những yếu tố quan trọng để tăng cường khả năng phục hồi trước
những cú sốc. Tương tự, Wainwright và Newman (2011) khi xem xét các chiến lược
đối phó của hộ gia đình nông thôn trước những cú sốc bất lợi cũng đề cập tới các yếu
tố như: tài sản lưu động, chuyển giao công cộng và tư nhân, có thể giúp các hộ gia
đình giảm bớt biến động tiêu dùng do các cú sốc tự nhiên. Đối với nghiên cứu của
Arouri và cộng sự (2015), sử dụng bộ dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình Vietnam
(VHLSS) các năm 2004, 2006, 2008, 2010 đã cho thấy ba loại thảm họa bao gồm
bão, lũ lụt và hạn hán có tác động tiêu cực đến thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình,
tuy nhiên các đặc điểm hộ và xã là các yếu tố giúp tăng cường khả năng phục hồi của
các hộ gia đình trước thảm họa.

Như vậy, dựa trên các phân tích từ thực tiễn và lý luận, có thể nhận thấy rằng, các
nghiên cứu trước đó trên thế giới và Việt Nam chủ yếu được thực hiện ở góc độ vĩ mô,
trong khi ở góc độ vi mô, mới chỉ tập trung đánh giá sự tác động riêng lẻ của các cú sốc và
năng lực thích ứng đến kết quả sinh kế hộ gia đình, và vẫn còn nhiều hạn chế trong việc
đánh giá được mối quan hệ tổng hợp của cả ba vấn đề này, có chăng chỉ là xem xét mối
quan hệ giữa các cú sốc, kết quả sinh kế và một vài thành phần của năng lực thích ứng, như
17

vốn con người, vốn xã hội,... Hơn thế nữa, bộ dữ liệu VHLSS được dùng gần đây nhất trong
những nghiên cứu tại Việt Nam là từ các năm 2004, 2006, 2008 và 2010, trong khi mỗi năm
ảnh hưởng của các cú sốc đến kết quả sinh kế đều có sự thay đổi nhất định. Do đó, đề tài
này tiến hành nghiên cứu dựa trên bộ dữ liệu VHLSS trong ba cuộc khảo sát mới nhất năm
2014, 2016 và 2018, kết quả nghiên cứu sẽ mang tính tức thời với một chủ đề rộng lớn hơn
các nghiên cứu trước đó.

Do vậy, lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của các cú sốc đến kết quả sinh kế hộ gia đình
Việt Nam: Vai trò điều tiết của năng lực thích ứng” vừa có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Tìm hiểu về ảnh hưởng của cú sốc sức khỏe và cú sốc tự
nhiên đến kết quả sinh kế của các hộ gia đình tại nông thôn Việt Nam và vai trò điều tiết
của năng lực thích ứng.

Mục tiêu cụ thể:

(1) Hệ thống hóa cách thức đo lường cú sốc sức khỏe, cú sốc tự nhiên, kết quả
sinh kế và năng lực thích ứng.

(2) Tìm hiểu tác động của các cú sốc và năng lực thích ứng đến kết quả sinh kế
hộ gia đình tại nông thôn Việt Nam.

(3) Tìm hiểu vai trò của năng lực thích ứng trong việc điều tiết mối quan hệ giữa
các cú sốc và kết quả sinh kế của các hộ gia đình tại nông thôn Việt Nam.

(4) Đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm làm giảm ảnh hưởng tiêu cực
của các cú sốc đến kết quả sinh kế của các hộ gia đình tại nông thôn Việt Nam.

3.2. Câu hỏi nghiên cứu

Để thực hiện hiệu quả các mục tiêu trên, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi nghiên
cứu sau:

(1) Cú sốc sức khỏe và cú sốc tự nhiên có tác động như thế nào đến kết quả sinh
kế? Nếu có, mức độ tác động như thế nào?
18

(2) Năng lực thích ứng có tác động như thế nào đến kết quả sinh kế? Nếu có, mức
độ tác động như thế nào?

(3) Năng lực thích ứng có vai trò điều tiết mối quan hệ giữa các cú sốc và kết
quả sinh kế không?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Ảnh hưởng của cú sốc sức khỏe và cú sốc tự nhiên đến kết quả sinh kế của các hộ
gia đình tại nông thôn Việt Nam và vai trò điều tiết của năng lực thích ứng (gồm 5 nguồn
vốn: vốn tự nhiên, vốn con người, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn xã hội) trong mối quan
hệ giữa các cú sốc và kết quả sinh kế của các hộ gia đình tại nông thôn Việt Nam.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

4.2.1 Phạm vi không gian và thời gian

Nghiên cứu sẽ xem xét ảnh hưởng của các cú sốc đến kết quả sinh kế của các hộ
gia đình tại nông thôn Việt Nam trong các năm 2014, 2016 và 2018 bằng việc sử dụng
bộ dữ liệu VHLSS (Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam) vào các năm này.

4.2.2 Phạm vi nội dung

Có nhiều cú sốc khác nhau ảnh hưởng tới kết quả sinh kế của hộ gia đình, trong
đó có thể chia thành 2 nhóm chính, các cú sốc mang tính đặc trưng và các cú sốc mang
tính hiệp biến. Bài nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của cú sốc sức khoẻ và cú sốc tự
nhiên – lần lượt đại diện cho hai loại sốc mang tính đặc trưng và sốc mang tính hiệp
biến đến kết quả sinh kế của các hộ gia đình tại nông thôn Việt Nam và vai trò điều tiết
của năng lực thích ứng thông qua bộ dữ liệu VHLSS các năm 2014, 2016, 2018 vì ba lý
do: Thứ nhất, các hộ gia đình tại nông thôn Việt Nam đang phải đối mặt nhiều nhất với
các cú sốc sức khỏe và cú sốc tự nhiên, cụ thể, có đến 48,5% số hộ gia đình được khảo
sát cho biết họ phải đối mặt với các cú sốc sức khỏe hàng năm, tương tự, 38,1% số hộ
gia đình gặp phải các cú sốc tự nhiên. Thứ hai, có nhiều khảo sát về các hộ gia đình tại
nông thôn Việt Nam, cho phép phân tích kết quả sinh kế của hộ, năng lực thích ứng và
các cú sốc. Thứ ba, đối với cú sốc tự nhiên, dựa theo tham khảo từ các tác giả trước đó,
19

nghiên cứu này chỉ tập trung vào ảnh hưởng của các thảm họa tự nhiên (thiên tai) đến
kết quả sinh kế của các hộ gia đình tại nông thôn Việt Nam.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để thỏa mãn các mục tiêu nghiên cứu, nhóm tác giả tiếp cận đề tài theo khung
sinh kế bền vững của DFID (2001). Bên cạnh đó, nghiên cứu này sử dụng bộ dữ liệu
khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) cấp hộ và cấp xã năm 2014, 2016,
2018 ở khu vực nông thôn, vì dữ liệu về thảm họa tại thành thị không có sẵn trong khảo
sát. Đồng thời, nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình tác động cố định (FEM) để xử lý dữ
liệu. Chi tiết được trình bày cụ thể trong chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

6. Khoảng trống nghiên cứu

Như đã trình bày tại phần lý do chọn đề tài, việc nghiên cứu ảnh hưởng của năng
lực thích ứng đến kết quả sinh kế và vai trò điều tiết của năng lực trong mối quan hệ
giữa các cú sốc và kết quả sinh kế là cần thiết. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên thế giới
và tại Việt Nam thường tập trung vào ảnh hưởng của năng lực thích ứng ở cấp độ vĩ mô,
như quốc gia, vùng lãnh thổ. Hơn nữa, khi xem xét vai trò điều tiết của năng lực thích
ứng trong mối quan hệ giữa các cú sốc và kết quả sinh kế, các nghiên cứu thường chỉ
dừng lại ở việc phân tích từng thành phần của năng lực thích ứng, như vốn con người,
vốn xã hội… mà chưa đánh giá được tác động tổng hợp của cả 5 nguồn vốn trong năng
lực thích ứng, bao gồm: vốn tự nhiên, vốn con người, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn
xã hội. Như vậy khi xem xét năng lực thích ứng vẫn còn một số khoảng trống nghiên
cứu, cụ thể:

(1) Hầu hết trong các nghiên cứu trước đó, năng lực thích ứng được xem xét ở
cấp độ quốc gia, vẫn còn hạn chế trong việc đi sâu tìm hiểu ảnh hưởng của năng lực
thích ứng đối với hộ gia đình, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam.

(2) Các nghiên cứu trước đó mới chỉ đi tìm hiểu vai trò điều tiết của một số thành
phần nhỏ trong năng lực thích ứng mà chưa nghiên cứu cụ thể vai trò điều tiết của năng
lực thích ứng trong tổng thể bối cảnh cú sốc sức khỏe và cú sốc tự nhiên tại Việt Nam.

Vì vậy, để khắc phục các hạn chế trên, mục tiêu chính của nghiên cứu này là xem
xét ảnh hưởng của cú sốc sức khỏe, cú sốc tự nhiên, năng lực thích ứng đến kết quả sinh
20

kế của hộ gia đình tại nông thôn Việt Nam, đồng thời đánh giá vai trò điều tiết của năng
lực thích ứng trong việc giảm nhẹ ảnh hưởng của các cú sốc đến kết quả sinh kế hộ gia
đình. Với mục tiêu trên, nhóm tác giả hi vọng sẽ lấp thêm khoảng trống nghiên cứu từ
đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của các cú sốc đối
với kết quả sinh kế nông hộ trong bối cảnh Việt Nam.
21

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CÚ SỐC ĐẾN
KẾT QUẢ SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH: VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT
CỦA NĂNG LỰC THÍCH ỨNG

1.1 Kết quả sinh kế hộ gia đình

1.1.1 Khái niệm


Khái niệm về sinh kế thường xuyên được sử dụng và trích dẫn trong các nghiên
cứu sau này đều dựa trên ý tưởng của Chambers và Conway (1992), trong đó, sinh kế,
theo cách hiểu đơn giản nhất, là phương tiện để kiếm sống. Một định nghĩa đầy đủ hơn
của Chambers và Conway về sinh kế: “sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực và các hoạt
động cần thiết làm phương tiện sống của con người”.

Bên cạnh “sinh kế”, Chambers và Conway cũng đề cập tới thuật ngữ “sinh kế
bền vững”, khái niệm này đã được sử dụng đầu tiên vào những năm đầu 1990 và ngày
càng đóng vai trò quan trọng cho tới ngày nay. Theo đó, sinh kế là bền vững khi nó có
thể giải quyết được hoặc có khả năng phục hồi từ những căng thẳng và đột biến, duy trì
và tăng cường khả năng và nguồn lực; tạo ra các cơ hội sinh kế bền vững cho thế hệ
tương lai và mang lại lợi ích ròng cho các sinh kế khác ở cả cấp địa phương và cấp toàn
cầu, trong ngắn hạn và dài hạn” (Chambers và Conway, 1992).

Kết quả sinh kế thường được các nhà khoa học tiếp cận tương tự trong các nghiên
cứu của họ. Theo đó, kết quả sinh kế là những thành tựu hoặc đầu ra của các chiến lược
sinh kế, như sự gia tăng về thu nhập, phúc lợi, sự giảm thiểu tổn thương, mức độ cải
thiện an ninh lương thực và sự bền vững trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên (DFID,
2001). Góc nhìn này đồng nhất với quan điểm của Bhattacharjee (2016), tác giả cho
rằng kết quả sinh kế là đầu ra của chiến lược sinh kế qua việc sử dụng các loại vốn (vật
chất, tài chính, xã hội, con người và tự nhiên). Ngoài ra, kết quả sinh kế là lợi ích từ các
chiến lược sinh kế (như thu nhập, an ninh lương thực và bền vững môi trường) được
theo đuổi bởi các hộ gia đình (Paudel Khatiwada và cộng sự, 2017). Tương tự, Alinovi
và cộng sự (2010) chỉ ra rằng kết quả sinh kế là mục tiêu mà mọi người mong muốn, nó
22

đại diện cho kết quả của việc theo đuổi các chiến lược sinh kế của họ, như tăng thu nhập,
giảm tổn thương, tăng phúc lợi, cải thiện an ninh lương thực và sử dụng tài nguyên thiên
nhiên bền vững,… (Alinovi và các cộng sự, 2010). Nhóm nghiên cứu cũng đề cập rằng
kết quả sinh kế rất quan trọng vì chúng giúp nhà phân tích hiểu được kết quả của chiến
lược sinh kế của người dân trong bối cảnh cụ thể, lý do tại sao hộ gia đình theo đuổi một
chiến lược cụ thể, ưu tiên của họ, và cách họ đáp ứng với những cơ hội hoặc hạn chế
mới. Một số nghiên cứu khác cũng đồng thuận rằng, kết quả sinh kế bao gồm tích lũy
tài sản, tăng thu nhập, tăng phúc lợi,... (Sani, 2016; Serrat, 2008).

Như vậy, các nghiên cứu trước đây đều chỉ ra rằng kết quả sinh kế đại diện cho
đầu ra của chiến lược sinh kế qua việc sử dụng các tài nguyên và kết quả sinh kế có thể
bao gồm: tăng thu nhập, tích luỹ tài sản, tăng phúc lợi,... Đây cũng chính là cách tiếp
cận mà nhóm nghiên cứu lựa chọn trong đề tài này.

1.1.2 Đo lường

Kết quả sinh kế có thể được đo lường dựa trên nhiều cách tiếp cận khác nhau, ví
dụ dựa trên thu nhập và giá trị cổ phiếu hộ gia đình sở hữu (Jeckoniah, 2019), hoặc dựa
trên thu nhập và tổng tài sản của hộ (Myroniuk và Vearey, 2014). Tuy nhiên, hầu hết
các tác giả sử dụng thu nhập và chi tiêu bình quân hộ gia đình để phản ánh kết quả sinh
kế. Cụ thể, Tuyen và các cộng sự (2014) sử dụng thang đo này trong nghiên cứu về mất
đất và kết quả sinh kế ở Việt Nam. Cùng quan điểm đó, Makoka và Kaplan (2005) cũng
chỉ ra vai trò quan trọng của thu nhập và chi tiêu trong việc xác định kết quả sinh kế.
Đây cũng chính là cách tiếp cận của Doan (2011) trong các nghiên cứu về chủ đề liên
quan. Cụ thể hơn, sử dụng thu nhập và chi tiêu tiêu dùng trên mỗi người trưởng thành
trong hộ gia đình được coi là các biện pháp tốt hơn so với thu nhập và chi tiêu tiêu dùng
trên đầu người để đo lường kết quả sinh kế (Haughton và Haughton, 2011). Deaton trong
một nghiên cứu liên quan vào năm 1997 cũng khẳng định rằng chi tiêu tiêu dùng và thu
nhập là chỉ số về kết quả sinh kế của hộ gia đình vì cả hai đều được coi là thước đo tiêu
chuẩn của phúc lợi kinh tế hộ gia đình (Deaton, 1997). Như vậy, phần lớn các nghiên
cứu trước đây đo lường kết quả sinh kế thông qua thu nhập và chi tiêu. Đây cũng là hai
chỉ số mang tính đại diện cao và phù hợp với phạm vi của bộ dữ liệu VHLSS. Vì vậy,
kế thừa và phát huy từ những nền tảng nghiên cứu trước đây, bài nghiên cứu này cũng
sử dụng thu nhập và chi tiêu như là thang đo chính cho kết quả sinh kế.
23

1.2 Cú sốc

1.2.1 Cú sốc sức khỏe

1.2.1.1 Khái niệm


Cuộc sống con người đầy rẫy những điều bất ngờ không thể lường trước. Rủi ro
là một phần trung tâm của cuộc sống đối với hầu hết các hộ gia đình ở các nước thu
nhập thấp (Duflo và Banerjee, 2011). Cùng với quan điểm này, Onisanwa và Olaniyan
(2018) cũng chỉ thêm rằng bất cứ khi nào những rủi ro này xảy ra, tùy thuộc vào tính dễ
bị tổn thương của hộ gia đình, nó có thể trở thành một cú sốc. Các sự kiện sốc thường
nằm ngoài tầm kiểm soát của một con người và thường xuất hiện một cách đột ngột
(Shehu và Sidique, 2015). Đặc biệt, trong lớp những cú sốc mà con người phải đối mặt,
cú sốc sức khỏe là mối đe dọa lớn nhất đối với hộ gia đình (Dhanaraj, 2015).

Sức khỏe là một khái niệm mà mọi người dường như đều hiểu tuy nhiên lại rất
phức tạp trong việc xác định và đo lường (Mitra và cộng sự, 2015). Leive và Xu (2008)
chỉ ra rằng những cú sốc về sức khỏe, được định nghĩa là những căn bệnh khó lường
làm giảm tình trạng sức khỏe, là một trong những yếu tố quan trọng nhất dẫn đến nghèo
đói. Góc nhìn này tương tự với quan điểm của Onisanwa và Olaniyan (2018), hai tác giả
cũng chỉ ra rằng cú sốc sức khỏe trong trường hợp cực đoan có thể là cái chết của một
thành viên có thu nhập trong gia đình. Ngoài ra, Hangoma và cộng sự (2017) cũng đã
xác định cú sốc sức khỏe gồm: (1) bệnh tật, (2) thương tích, (3) tử vong. Đặc biệt, các
nghiên cứu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân biệt các cú sốc sức khỏe với
những thay đổi nhỏ hoặc trung bình về sức khỏe hoặc bệnh tật (Maria Eugenia Genoni,
2015). Có thể thấy, sốc sức khỏe là cú sốc mang tính đặc trưng phổ biến nhất, đồng thời
là lý do quan trọng nhất đẩy các hộ gia đình vào tình trạng nghèo đói ở các nước đang
phát triển (Atake, 2018).

Như vậy, có hai điều kiện để thu hẹp khái niệm chung các vấn đề sức khỏe xuống
còn cú sốc sức khoẻ đó là: (1) biến cố này phải có mức độ ảnh hưởng đáng kể đến cá
nhân và (2) nó phải là một sự kiện bất ngờ (Demenet, 2016). Hầu như các nghiên cứu
đưa ra đều tiếp cận cú sốc sức khỏe theo những tiêu chí này. Vì vậy, đây cũng là cách
tiếp cận để thực hiện trong nghiên cứu này.

1.2.1.2 Đo lường

Nhiều nghiên cứu trước đây đã tiến hành đo lường cú sốc sức khoẻ và các ảnh
hưởng của nó. Tuy nhiên, đo lường các chỉ số sức khỏe và thay đổi về mặt sức khỏe là
24

rất phức tạp, bởi sức khỏe là một khái niệm đa chiều, khó để mô tả chỉ với một vài biến
khảo sát (Genoni, 2012).

Dễ thấy, tác động của các cú sốc sức khỏe bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các biến
được sử dụng để xác định chúng (Gertler và Gruber, 2002). Woldemichael và Gurmu
(2018) đo lường các cú sốc sức khỏe ngắn hạn và dài hạn thông qua số lượng chủ hộ
khuyết tật về mặt thể chất và số ngày bị bệnh dẫn đến không thể làm việc trong vòng
bốn tháng. Mặt khác, Onisanwa và Olaniyan (2018) lại sử dụng hai thang đo chính bao
gồm: (1) bệnh nặng; (2) cái chết của một thành viên trong gia đình để đo lường cú sốc
sức khoẻ. Góc nhìn này tương tự với quan điểm của Islam và Parasnis (2017), nhóm
nghiên cứu cũng đo lường cú sốc sức khỏe thông qua thương tích hoặc bệnh tật nghiêm
trọng cho bản thân (nghĩa là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng), tình trạng sức khỏe tự báo
cáo và các biện pháp SF36 (một loại thước đo tình trạng sức khỏe). Tương tự, Belis
(2013) đã đo lường cú sốc sức khỏe qua ba chỉ tiêu: (1) sự ốm đau của người trưởng
thành; (2) cái chết của người trưởng thành; (3) có người khuyết tật.

Như vậy, phần lớn các nghiên cứu trước đây đo lường cú sốc sức khoẻ thông qua
những chỉ số về bệnh/ chấn thương nặng hay cái chết của thành viên trong hộ gia đình.
Dựa trên sự sẵn có trong dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình các năm 2014, 2016,
2018, nghiên cứu này hướng đến đo lường cú sốc sức khoẻ thông qua hai chỉ số: (1) Có
thành viên bị bệnh/chấn thương nặng và (2) Tỷ lệ thành viên bị bệnh hoặc chấn thương
nặng/quy mô hộ. Cách tiếp cận này vừa mang tính kế thừa các nghiên cứu trước đây,
đồng thời phù hợp với phạm vi bộ dữ liệu VHLSS mà nhóm tác giả sử dụng.

1.2.1.3 Ảnh hưởng của cú sốc sức khỏe đến kết quả sinh kế hộ gia đình

Hộ gia đình ở các nước đang phát triển thường phải đối mặt và đấu tranh chống
lại những sự kiện bất lợi làm gián đoạn dòng thu nhập, tiêu dùng dẫn đến tổn thất về mặt
phúc lợi (yếu tố thuộc kết quả sinh kế) (Alderman và Paxson, 1994).

Các phân tích về tác động kinh tế của các cú sốc sức khỏe là chủ đề được các nhà
nghiên cứu chú ý trong những năm gần đây (Alam và Mahal, 2014). Rủi ro và cú sốc là
nền tảng gây ra nghèo đói và tái nghèo (Woldemichael và Gurmu, 2018; Fafchamps,
1999). Có những tác động tàn phá tiềm tàng đối với các cá nhân và hộ gia đình khi chịu
đựng cú sốc sức khỏe như mất thu nhập và tăng chi tiêu liên quan đến y tế (Islam và
Parasnis, 2017).
25

Kết quả nghiên cứu của Sarah Bales vào năm 2013 chỉ ra rằng nguồn cung lao
động của các hộ nghèo giảm đáng kể nếu các thành viên trong hộ bị khuyết tật, kết quả
này cũng xảy ra với những hộ không trong diện nghèo nhưng có thành viên mắc phải
bệnh nặng. Cụ thể hơn, nhóm nghiên cứu đề cập rằng cú sốc sức khỏe liên quan đến cái
chết của một thành viên trong độ tuổi lao động làm giảm căng thẳng cho hộ khi làm
giảm số lượng người tiêu dùng trong gia đình, tuy nhiên, chi phí tang lễ lại mang đến
gánh nặng lớn (Bales, 2013). Mitra và cộng sự (2015) chỉ ra rằng cú sốc sức khỏe làm
giảm thu nhập, vì hộ gia đình mất đi nhiều giờ làm việc và chi phí y tế tăng lên. Đồng
tình với luận điểm trên, Pradhan và Mukherjee (2018) khẳng định những hộ gia đình
phải đối mặt với cú sốc sức khỏe dưới hình thức cái chết và bệnh tật có ảnh hưởng ràng
buộc đến điều kiện kinh tế của họ. Thêm vào đó, các cú sốc kiểu này khiến hộ gia đình
dễ bị tổn thương, gây khó khăn hoặc làm trầm trọng thêm ảnh hưởng của các cú sốc đối
với thu nhập.

Như vậy, các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra ảnh hưởng tiêu cực của cú sốc sức
khỏe đến thu nhập và chi tiêu (hai thước đo chính của sinh kế hộ gia đình). Tuy nhiên,
phần lớn nghiên cứu mới chỉ bóc tách tác động riêng rẽ của cú sốc sức khoẻ đến thu
nhập hoặc chi tiêu chứ chưa đem đến một tác động tổng thể về sinh kế hộ gia đình. Việc
xem xét tác động này vẫn đóng vai trò quan trọng để đưa ra các giải pháp và khuyến
nghị mang ý nghĩa thiết thực.

Do đó, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết như sau:

H1: Cú sốc sức khỏe ảnh hưởng ngược chiều đến kết quả sinh kế hộ gia đình
nông thôn Việt Nam.

1.2.2 Cú sốc tự nhiên

1.2.2.1. Khái niệm


Như phần tổng quan nghiên cứu đã trình bày, cú sốc tự nhiên là một cú sốc
mang tính hiệp biến, nghĩa là một cú sốc có ảnh hưởng rộng lớn, tác động đến cả một
cộng đồng, khu vực và quốc gia (Heltberg và Lund, 2009). Dựa theo nhiều nghiên cứu
khác nhau, cú sốc tự nhiên thường được các học giả nghiên cứu dưới dạng các sự kiện
tự nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán, hỏa hoạn, sương giá,... hay còn gọi là thảm họa tự
nhiên hoặc thiên tai (Yilma và cộng sự, 2013; Heltberg và Lund, 2009). Như vậy, trong
26

nghiên cứu này khái niệm cú sốc tự nhiên và thảm họa tự nhiên được sử dụng một cách
tương đồng.

Trong Cơ sở dữ liệu về các sự kiện khẩn cấp (EM-DAT) – được nghiên cứu bởi
Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học của Thảm họa (CRED), thảm họa tự nhiên là sự kiện
xảy ra khá phổ biến và tỷ lệ người mắc bệnh tăng lên theo thời gian (Cavallo và Noy,
2009). Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, thảm họa tự nhiên là một sự kiện có
sức ảnh hưởng lớn đến mức tạo ra một tình huống thảm khốc, khi đó các hoạt động sống
hàng ngày đột nhiên bị phá vỡ khiến con người rơi vào tình trạng bất lực và đau khổ.
Điều này dẫn đến việc cần nhiều hơn thức ăn, quần áo, chỗ ở, chăm sóc y tế, các nhu
cầu thiết yếu khác của cuộc sống, và phải bảo vệ cuộc sống, chống lại các yếu tố và điều
kiện môi trường không thuận lợi (WHO, 1971). Cùng chung một quan điểm, Bộ An ninh
Nội địa Hoa Kỳ (2018) cũng cho rằng: Thảm họa tự nhiên bao gồm tất cả các loại thời
tiết khắc nghiệt, có khả năng gây ra mối đe dọa đáng kể cho sức khỏe và an toàn của
con người, tài sản, cơ sở hạ tầng quan trọng và an ninh nội địa. Thảm họa tự nhiên xảy
ra cả theo mùa và không có cảnh báo, khiến quốc gia thường xuyên rơi vào tình trạng
bất an, gián đoạn và thiệt hại kinh tế.

Như vậy, tiếp cận theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, cú sốc tự nhiên trong
nghiên cứu này được hiểu là các sự kiện thời tiết khắc nghiệt có sức ảnh hưởng lớn, gây
ra mối đe dọa, phá vỡ cuộc sống của con người. Theo đó, cú sốc tự nhiên bao gồm động
đất, sóng thần, núi lửa, lở đất, bão, lũ lụt, hỏa hoạn, sóng nhiệt và hạn hán. Chúng có tác
động ngay lập tức đến cuộc sống của con người và thường dẫn đến sự hủy hoại môi trường
vật chất, sinh học và xã hội của những người bị ảnh hưởng, do đó có tác động lâu dài hơn
đối với sức khỏe, hạnh phúc và sự sống còn của họ (WHO, không năm xuất bản)

Bốn cú sốc tự nhiên phổ biến trên thế giới là động đất, bão, lũ lụt và hạn hán, trong
đó, hạn hán là thứ đe dọa nhiều nhất trong 4 loại thiên tai này (World Bank, 2010). World
Bank đánh giá: “Việt Nam là một trong những khu vực dễ bị nguy hiểm nhất ở khu vực
Đông Á và Thái Bình Dương. Khoảng 70 phần trăm dân số của nước ta phải đối mặt với
các rủi ro, chẳng hạn như bão, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập nước biển, lở đất, cháy rừng
thường xuyên” (World Bank, 2012). Việt Nam lần lượt đứng thứ tư, thứ mười và thứ mười
sáu về số người tuyệt đối tiếp xúc với lũ lụt, gió lớn từ lốc xoáy nhiệt đới, hạn hán và phải
chịu nhiều rủi ro từ các cú sốc tự nhiên này (UNISDR, 2009).
27

Hầu hết các vùng, miền ở nước ta đều ẩn chứa các hiểm họa và trên thực tế đã
xảy ra nhiều cú sốc tự nhiên, nhiều nhất là ở khu vực miền núi phía Bắc và duyên hải
miền Trung (Nguyễn Danh Sơn, 2013). Trong đó, các loại cú sốc tự nhiên xuất hiện với
tần suất cao bao gồm: bão, lũ lụt, nhiễm mặn, xói mòn, bồi lắng ngập úng; các loại cú
sốc tự nhiên có tần suất trung bình là: mưa đá, sạt lở đất, hạn hán, hỏa hoạn; và cuối
cùng, động đất, sương mù, lốc xoáy là các loại cú sốc tự nhiên có tần suất xảy ra thấp
nhất ở nước ta (Bảng 1.1).

Bảng 1.1: Các loại cú sốc tự nhiên thường xuyên xảy ra ở Việt Nam

Vùng/khu vực Hiểm họa tự nhiên chính

1 Miền núi Bắc Bộ, Trung Bộ Lũ lụt, sạt lở đất, bão, lũ quét

Lũ lụt theo mùa mưa, bão, sạt lở đất, bồi


2 Đồng bằng Sông Hồng
lắng

3 Các tỉnh ven biển miền Trung Bão, lụt quét, xâm nhập mặn, hạn hán

4 Tây Nguyên Lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, lốc

5 Đồng bằng Nam Bộ Lũ lụt, bão, lốc, sạt lở, nhiễm mặn

Nguồn: Nguyễn Danh Sơn (2013)


1.2.2.2 Đo lường
Để nghiên cứu về cú sốc tự nhiên và ảnh hưởng của nó đến kết quả sinh kế hộ
gia đình, các nhà nghiên cứu đã lựa chọn và sử dụng thang đo khác nhau phù hợp với
đặc điểm từng khu vực và kho dữ liệu tương ứng.

Một số tác giả đo lường cú sốc tự nhiên bằng việc xem xét mức độ nghiêm trọng
của cú sốc này, bao gồm: số người thiệt mạng, số người bị ảnh hưởng, lượng sát thương
trực tiếp, tổn thất tài chính…(Dayton-Johnson, 2004; Cavallo và Noy, 2009; Coffman
và Noy, 2011; Silbert và Useche, 2012; Garbero và Muttarak, 2013; Gignoux và
Menéndez, 2016). Strobl (2012) còn đo lường về sức mạnh của các cơn bão đổ bộ vào
khu vực Trung Mỹ và Caribbean kể từ năm 1950 trở đi bằng cách sử dụng bản đồ mô tả
đường đi và tốc độ gió của cơn bão, phân loại theo các cấp độ từ 1 đến 3.
28

Bên cạnh đó, một số tác giả còn xem xét có hay không sự xuất hiện của cú sốc tự
nhiên ở các địa phương để đo lường ảnh hưởng của cú sốc này (Bui và cộng sự, 2014;
Arouri và cộng sự, 2015). Cụ thể, Bui và cộng sự (2014) khi nghiên cứu về tác động
của thiên tai đối với thu nhập và chi tiêu đã đo lường mức độ ảnh hưởng của thiên tai
bằng cách điều tra những thảm họa nào đã xảy ra gần đây nhất trong 5 năm vừa qua
và bao nhiêu người đã bị ảnh hưởng bởi chúng. Tương tự, Arouri và cộng sự (2015)
trong bài nghiên cứu tác động của thiên tai đến phúc lợi hộ gia đình cũng sử dụng
thang đo này: điều tra những thảm họa khác nhau nào đã xảy ra gần đây nhất trong ba
vừa qua năm và bao nhiêu phần trăm dân số bị ảnh hưởng bởi chúng. Mặt khác, cũng
có tác giả xem xét ảnh hưởng của cú sốc tự nhiên dựa trên nhiều yếu tố khác, như: gia
đình có mất nhà cửa không, có bị hư hại nghiêm trọng không, mất đồ dùng, tài sản,
việc làm, thu nhập, mất một thành viên trong gia đình hoặc có thành viên bị thương
hoặc bị bệnh không (Sawada, 2007).

Từ các chỉ tiêu đo lường trong những nghiên cứu trước đó và dựa trên sự sẵn có
trong dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình các năm 2014, 2016, 2018, nghiên cứu này
lựa chọn đo lường cú sốc tự nhiên bằng cách xem xét việc có hay không sự xuất hiện
của ba loại cú sốc tự nhiên bao gồm lũ lụt, bão lốc và hạn hán ở các hộ gia đình tại nông
thôn Việt Nam.

1.2.2.3 Ảnh hưởng của cú sốc tự nhiên đến kết quả sinh kế hộ gia đình

Kết quả sinh kế của hộ gia đình thường chịu ảnh hưởng lớn bởi cú sốc tự nhiên
như lũ lụt, hạn hán, động đất và các hiện tượng liên quan khác (Skoufias, 2003), mà cụ
thể, cú sốc tự nhiên thường phát sinh ảnh hưởng xấu đến chi tiêu và thu nhập hộ gia đình
(Dercon, 2004; Masozera và cộng sự, 2007; Thomas và cộng sự, 2010; Mottaleb và cộng
sự, 2013).

Nhiều nghiên cứu cho thấy sự ảnh hưởng tiêu cực của thảm họa tự nhiên đối với
chi tiêu bình quân hộ gia đình. Ví dụ như, sự tấn công của cơn bão Aila vào khu vực ven
biển Bangladesh năm 2009, là một trong những lý do chính gây biến động thu nhập cho
nông dân trồng lúa, nó đã dẫn đến việc chi tiêu cho trẻ em đi học của các hộ gia đình bị
ảnh hưởng bởi cơn bão ít hơn so với các hộ gia đình không bị ảnh hưởng (Mottaleb và
cộng sự, 2013). Hay lượng tiêu thụ thực phẩm của các hộ gia đình tại Ethiopia trong dài
hạn cũng bị ảnh hưởng bởi những cú sốc mưa xảy ra ở khu vực này (Dercon, 2005).
29

Nghiên cứu tại Guatemala cung cấp bằng chứng mạnh mẽ rằng một cơn bão nhiệt đới lớn
đã tấn công vào đây năm 2010 dẫn đến sự suy giảm đáng kể phúc lợi của con người trong
các hộ gia đình bị ảnh hưởng. Tính trung bình, mức tiêu thụ bình quân đầu người giảm
8,2% so với trung bình ở mức cơ bản. Các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi bão buộc phải
giảm chi tiêu thực phẩm 10%, tương đương với giảm hơn 100 calo mỗi ngày cho mỗi
thành viên trong gia đình, thêm vào đó, họ phải cắt giảm thêm chi tiêu cho các mặt hàng
cơ bản, chẳng hạn như bếp hoặc tủ lạnh (Baez và cộng sự, 2016).

Tương tự, thảm họa tự nhiên cũng ảnh hưởng xấu đến thu nhập bình quân hộ gia
đình. Tại Lagos State - Nigeria, 81,8% số dân được hỏi tại khu vực bị ảnh hưởng bởi
thiên tai thừa nhận rằng họ đã mất thu nhập do lũ lụt (Adeoti và cộng sự, 2010). Khảo
sát ảnh hưởng của trận lụt năm 2010 ở Pakistan cho thấy 88,0% hộ gia đình mất thu
nhập (90,0% ở nông thôn, 75,0% ở thành thị) và các hộ gia đình nông thôn mất nhiều
hơn và ít có khả năng phục hồi (Kirsch và cộng sự, 2012). Tác động của hai trận động
đất mạnh ở El Salvador vào các năm 1996 và 2002 cũng được ước tính đã làm giảm một
phần ba thu nhập của các hộ gia đình sinh sống ở khu vực này (Baez và Santos, 2008)
và lở đất cũng làm giảm 15% trong tổng thu nhập trung bình của hộ gia đình ở dãy núi
Rwenzori tại Uganda (Mertens và cộng sự, 2016). Masozera và cộng sự (2007) thì tìm
thấy cơn bão Katrina gây thiệt hại nghiêm trọng cho các hộ gia đình ở New Orleans và
các vùng lân cận, bất kể thu nhập, thăng tiến của họ và khác yếu tố xã hội.

Cú sốc tự nhiên đang xảy ra ở Việt Nam với tần suất ngày càng tăng (Thomas và
cộng sự, 2010). Và một số học giả đã tìm thấy ảnh hưởng tiêu cực của thiên tai đối với
thu nhập và chi tiêu bình quân hộ gia đình (Minot và cộng sự, 2006; Imai và Gaiha,
2007; Thomas và cộng sự, 2010; Bui và cộng sự, 2014; Arouri và cộng sự, 2015).

Cụ thể, Thomas và cộng sự (2010) khẳng định trong ngắn hạn, lũ lụt và bão lốc đã
gây ra nhiều tổn thất đối với cuộc sống của người dân Việt Nam trong các khu vực bị ảnh
hưởng. Đối với các thành phố lớn với quy mô dân số trên 500.000 người, lũ lụt và bão lốc
làm giảm kết quả sinh kế của các hộ gia đình lần lượt là 23% và 52%. Tương tự, Bui và
cộng sự (2014) nhận thấy thiên tai dẫn đến giảm đáng kể thu nhập bình quân đầu người
của các hộ gia đình bị ảnh hưởng ở Việt Nam. Mức giảm trung bình nằm trong khoảng
4% đến 8% hoặc khoảng 3 triệu đồng tùy thuộc vào thông số kỹ thuật của mô hình và số
lượng biến kiểm soát. Arouri và cộng sự (2015) cũng tìm ra ba loại thảm họa phổ biến tại
30

Việt Nam (bao gồm bão, lũ lụt và hạn hán) đều có tác động tiêu cực đến thu nhập hộ gia
đình, cụ thể thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình sống trong một xã có bão,
lũ lụt và hạn hán bị giảm tương ứng khoảng 1,9%, 5,9% và 5,2%. Tương tự, chi tiêu bình
quân đầu người giảm tương ứng khoảng 1,5%, 4,4% và 3,5% do bão, lũ lụt và hạn hán.
Sống trong một xã có lũ lụt có thể làm tăng xác suất nghèo 0,008.

Do đó, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết như sau:

H2: Cú sốc tự nhiên ảnh hưởng ngược chiều đến kết quả sinh kế hộ gia đình
nông thôn Việt Nam.

1.3. Năng lực thích ứng

1.3.1 Khái niệm và các thành phần

Năng lực thích ứng là trọng tâm của những nghiên cứu đang phát triển gần đây
(Siders, 2018). Những nghiên cứu khác nhau, khái niệm năng lực thích ứng được các
học giả tiếp cận theo những khía cạnh khác nhau.

Dưới góc độ quốc gia, ban đầu, khái niệm năng lực thích ứng được sử dụng trong
sinh học để chỉ khả năng của một hệ sinh thái thích nghi với một loạt các tình huống
nhất định ngoài môi trường (Gallopín, 2006). Carpenter và Brock (2008) cho rằng năng
lực thích ứng là cách một hệ thống sống điều chỉnh các phản ứng với thay đổi nhu cầu
bên trong và bên ngoài. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, năng lực thích ứng đề cập đến
khả năng điều chỉnh của các hệ thống sinh thái xã hội trong việc thích nghi với tác động
của biến đổi khí hậu. Một định nghĩa khác của OECD (2004), năng lực thích ứng là khả
năng của một quốc gia trong việc chống chọi với những cú sốc tiêu cực từ bên ngoài nền
kinh tế, như các cú sốc thương mại và thảm họa tự nhiên. Trong bối cảnh thiên tai, năng
lực thích ứng có thể được định nghĩa là lỗ hổng của xã hội trước khi xảy ra thảm họa và
khả năng phục hồi của xã hội đó sau thảm họa.

Dưới góc độ cá nhân, Angeler và cộng sự (2019) cho rằng năng lực thích ứng là
khả năng thích nghi để sống và tái sản xuất trong điều kiện môi trường cụ thể. Heifetz
và cộng sự (2009) đề cập đến việc năng lực thích ứng của một người có thể được nhận
diện thông qua khả năng thích nghi với thay đổi, khả năng phân tích tác động của sự
thay đổi lên bản thân và sự chủ động ứng phó với thay đổi ấy, cũng như lường trước
được hậu quả từ hành động của bản thân nhằm thay đổi chính mình để đáp ứng sự thay
31

đổi của bối cảnh. Từ đó, mỗi cá nhân sẽ đưa ra những chiến lược thích ứng phù hợp với
bản thân.

Việc thực hiện các chiến lược thích ứng cá nhân đó đòi hỏi các nguồn lực, bao
gồm vốn tài chính, vốn xã hội (ví dụ: các tổ chức mạnh, hệ thống ra quyết định minh
bạch, mạng chính thức và không chính thức thúc đẩy hoạt động tập thể), vốn con người
(ví dụ: lao động, kỹ năng, kiến thức và chuyên môn) và tài nguyên thiên nhiên (ví dụ:
đất, nước, nguyên liệu thô, đa dạng sinh học). Các loại tài nguyên cần thiết và tầm quan
trọng của chúng sẽ phụ thuộc vào từng bối cảnh cụ thể, dựa trên bản chất của các rủi ro
và bản chất của chiến lược thích ứng (Brooks và cộng sự, 2005).

Tính đến thời điểm hiện tại, có khá nhiều nghiên cứu về năng lực thích ứng và
cách đo lường năng lực thích ứng, quan điểm của các nhà nghiên cứu trong việc đo
lường cũng có nhiều điểm tương đồng. Một số nghiên cứu xác định chỉ số về năng lực
thích ứng thông qua việc đối chiếu với chỉ số dễ bị tổn thương và khả năng phục hồi.
Tại Úc, các nhà nghiên cứu đã phân tích khả năng thích ứng tổng thể của cộng đồng
nông thôn đối với sự thay đổi toàn cầu bằng cách sử dụng khung sinh kế nông thôn
(Ellis, 2000), bao gồm đánh giá về dữ liệu xã hội, con người, xây dựng và vốn tự nhiên
do Cục Thống kê nước Úc cung cấp. Quan điểm này đồng nhất với Chen và cộng sự
(2010), tác giả cũng đo lường năng lực thích ứng qua các nguồn lực: Vốn con người,
vốn xã hội, vốn tự nhiên, vốn tài chính. Swanson và Bhadwal (2009) trong nghiên cứu
của mình cũng chỉ rõ năng lực thích ứng phụ thuộc một phần vào các nguồn lực xã hội,
con người, thể chế, tự nhiên và kinh tế và ông đã đo lường năng lực thích ứng thông
qua: vốn tự nhiên, vốn xã hội, vốn con người, vốn kinh tế, vốn thể chế. Park và cộng sự
(2012) cũng đã phát triển một quy trình cho phép đánh giá năng lực thích ứng thông
qua: vốn nhân lực, vốn xã hội, vốn tự nhiên, vốn vật chất và vốn tài chính. Raymond và
Cleary (2013) làm rõ hơn phương pháp đo lường này thông qua phát triển một công cụ
và quy trình về sức mạnh của các chỉ số liên quan đến 5 loại vốn.

Như vậy, hầu hết các nghiên cứu trước đây đã đo lường năng lực thích ứng thông
qua năm nguồn vốn: Vốn tự nhiên, vốn con người, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn xã
hội. Nhóm nghiên cứu nhận thấy đây là một phương pháp đo lường mang tính toàn diện
và phù hợp với phạm vi của bộ dữ liệu VHLSS. Thêm vào đó, năm nguồn vốn còn là
đại diện cho các đầu vào sinh kế (đã được đề cập ở nội dung phần 1.1.1). Do đó, nghiên
cứu này cũng sử dụng năm nguồn vốn để đo lường năng lực thích ứng. Cụ thể:
32

1.3.1.1 Vốn tự nhiên

Khái niệm

Vốn tự nhiên là một khái niệm quan trọng khi nghiên cứu về phát triển bền vững và
lĩnh vực kinh tế môi trường (Ekins và cộng sự, 2003; Barbier và Heal, 2006; Brand, 2009).

Tiếp cận dựa trên khung sinh kế bền vững của DFID thì vốn tự nhiên là trữ lượng
tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, không khí, tài nguyên di truyền…và môi trường dịch
vụ (chu trình thủy văn, bể ô nhiễm…) mà con người có được hoặc có thể tiếp cận được,
nhằm phục vụ cho các hoạt động và mục tiêu sinh kế của họ. Nguồn vốn tự nhiên thể
hiện khả năng sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên để tạo ra thu nhập cho hộ gia
đình, từ đó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng cuộc sống của con người
(Costanza và Daly, 1992; Scoones, 1998). Vốn tự nhiên và các dịch vụ mà nó đóng góp
bao gồm: đất, sản xuất lương thực, tài nguyên biển và rừng, nước, chất lượng không khí,
bảo vệ khỏi xói mòn, xử lý chất thải, chống bão, cấp nước, lưu trữ và cô lập carbon
(UNDP, 2017). Như vậy, vốn tự nhiên có thể chia thành 2 loại: vốn tự nhiên có thể tái
tạo được và không tái tạo được. Vốn tự nhiên có thể tái tạo được ví dụ như hệ sinh thái,
và không tái tạo được ví dụ như nhiên liệu hóa thạch và trữ lượng khoáng sản (Costanza
và Daly, 1992).

Tiếp cận dựa trên các chức năng của hệ thống sinh thái xã hội (The sustainable
scale project, 2011), lúc này vốn tự nhiên ngoài việc bao gồm các loại tài nguyên thiên
nhiên truyền thống, như gỗ, nước, và trữ lượng năng lượng và khoáng sản, còn bao gồm
các tài sản tự nhiên không dễ dàng định giá bằng tiền mặt, như đa dạng sinh học, các
loài có nguy cơ tuyệt chủng và hệ sinh thái. Vì vậy, vốn tự nhiên có thể được coi là một
phần của tự nhiên được liên kết trực tiếp hoặc gián tiếp với phúc lợi của con người
(Ekins và cộng sự, 2008).

Tiếp cận dưới góc độ kinh tế học, vốn tự nhiên là sự mở rộng của khái niệm kinh
tế truyền thống về vốn. Nó được coi là một phần của nền kinh tế, là một yếu tố trong
sản xuất, đóng góp cho đời sống con người, vì nó cung cấp nguyên vật liệu, các dịch vụ
đầu vào và cũng là nơi chứa chất thải của quá trình sản xuất (Prugh và cộng sự, 1999).

Hầu hết các nhà nghiên cứu đều tiếp cận định nghĩa về vốn tự nhiên thông qua
việc sử dụng khung sinh kế bền vững của DFID (1999). Vì vậy, để phù hợp với đề tài
33

nghiên cứu, nhóm cũng sử dụng định nghĩa về vốn tự nhiên theo cách tiếp cận này. Theo
đó, vốn tự nhiên được hiểu là nguồn tài nguyên thiên nhiên mà con người có được hoặc
có thể tiếp cận được để tạo ra thu nhập cho hộ gia đình, từ đó ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp đến chất lượng cuộc sống của hộ gia đình.

Đo lường

Một vài nghiên cứu đo lường vốn tự nhiên thông qua việc tìm hiểu các hộ gia
đình có sẵn đất đai hay không, và đất mà họ đang sở hữu được hợp tác xã cấp hay phải
đi thuê từ người khác (Tekana và Oladele, 2011). Nghiên cứu khác của Benjamin và các
cộng sự (2017) tại Việt Nam lại đo lường thông qua việc tính toán diện tích trung bình
của đất hàng năm, đất lâu năm, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và tỷ lệ hộ có đất. Trong
khi nghiên cứu về khả năng tiếp cận nguồn vốn tự nhiên của người dân tại Botswana,
Motsholapheko và các cộng sự (2011) đã sử dụng thang đo như: tỷ lệ được tự do truy
cập vào tài nguyên đất, tài nguyên nước và tài nguyên rừng của các hộ gia đình và tỷ lệ
sở hữu đất trồng trọt của các hộ gia đình. Ngoài ra, theo UNDP (2017) thì vốn tự nhiên
có thể đo lường thông qua khả năng tiếp cận tài nguyên thiên nhiên của hộ gia đình, tài
nguyên thiên nhiên sẵn có trong cộng đồng, các chỉ số đánh giá đa dạng sinh học, độ
che phủ rừng, năng suất đất và chất lượng môi trường. Một số nghiên cứu về vốn tự
nhiên tại Việt Nam thường sử dụng các chỉ tiêu diện tích đất trồng lúa, đất trồng rừng,…
để đo lường nguồn vốn này.

Như vậy, từ các chỉ tiêu đo lường vốn tự nhiên trong các nghiên cứu trước và
dựa trên sự sẵn có trong dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình các năm 2014, 2016,
2018, nghiên cứu này lựa chọn đo lường vốn tự nhiên thông qua: (1) diện tích đất
nông lâm nghiệp bình quân đầu người, (2) chỉ số đa dạng loại đất, (3) diện tích gieo
trồng lúa bình quân đầu người và (4) diện tích gieo trồng cây lương thực thực phẩm
bình quân đầu người.

1.3.1.2 Vốn con người

Khái niệm

Lý thuyết về vốn con người xuất hiện từ thế kỷ XVIII khi Adam Smith (1776)
viết tác phẩm “Của cải của các dân tộc” nhấn mạnh đến những chi phí và lợi ích của
giáo dục và chỉ ra rằng có thể xem giáo dục như là một khoản đầu tư. Thuật ngữ “vốn
34

con người” xuất hiện phổ biến vào những năm 1960, được hiểu là một tổ hợp tất cả
những khả năng bẩm sinh và những kỹ năng, kỹ xảo tích luỹ được thông qua việc học
(Phạm Văn Quang, 2016). Trong kinh doanh nó được hiểu là những kỹ năng, kỹ xảo có
liên quan trực tiếp đến sự thành công của đơn vị sản xuất. Hiểu theo cách này, vốn con
người bị đánh đồng với khả năng nhận thức (cognitive abilities) hình thành chủ yếu từ
đào tạo chính quy (formal training); vì thế, nó là định nghĩa chưa đầy đủ.

Đến những năm 1990, thuật ngữ “vốn con người” trở nên phổ biến hơn, được nhiều
nhà khoa học tiếp cận và đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau. Theo khía cạnh cá nhân,
Becker (1994) cho rằng vốn con người được hình thành bởi kỹ năng và tri thức mà các cá
nhân có thể thu nhận được trong cuộc sống hằng ngày. Cũng theo khía cạnh này, Gableta
(1998) cho rằng vốn con người gắn bó chặt chẽ với các đặc điểm thể chất, tinh thần, trí
tuệ, cũng như đạo đức của các cá nhân. Dross (1999) lại cho rằng vốn con người là kiến
thức và kỹ năng có được trong quá trình giáo dục và thực hành nghề nghiệp, cũng như
các nguồn lực y tế và năng lượng sống. Mặt khác theo khía cạnh doanh nghiệp, Barney
(1991) cho rằng vốn con người là một nguồn lực giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh
tranh và hoạt động một cách có hiệu quả, trong khi Brooking (1996) khẳng định vốn con
người là kiến thức được tích lũy, khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề, khả năng lãnh
đạo, kĩ năng quản lý… được nằm trong bản thân nhân viên của tổ chức.

Những năm 2000 trở đi, thuật ngữ vốn con người trở nên đa dạng và phổ biến
hơn trong giới khoa học. Theo khía cạnh doanh nghiệp, Grodzicki (2003) cho rằng vốn
con người là tổng hợp của kiến thức, kỹ năng và khả năng của cá nhân, có giá trị kinh
tế cho tổ chức, Pocztowski (2003) lại cho rằng vốn con người là các đặc điểm chung và
riêng, được thể hiện cụ thể ở nhân viên. Nó có giá trị cụ thể và cũng là nguồn thu nhập
trong tương lai của chủ sở hữu đối với các tổ chức được hưởng lợi từ vốn con người.
Theo Armstrong (2008), vốn con người là những kiến thức, kỹ năng, cơ hội và tiềm
năng để phát triển, được thể hiện bởi những người làm việc trong doanh nghiệp. Theo
khía cạnh cá nhân, OECD (2012) định nghĩa vốn con người là tổng hợp các kiến thức,
kỹ năng, khả năng và các thuộc tính cá nhân khác tạo điều kiện cho việc tạo ra phúc lợi
cá nhân, xã hội và kinh tế.

Giai đoạn sau năm 2012, đa phần các nghiên cứu đều mở rộng theo quan điểm
của OECD. Cụ thể, Miciula (2015) cho rằng các giá trị cố hữu ở con người không thể
35

tạo thành thu nhập nếu không có sự tham gia của vốn con người, cụ thể như: kỹ năng
(kiến thức và kỹ năng), kỹ năng xã hội, thái độ và hành vi đối với tổ chức (động lực và
sự cam kết). Như vậy, Miciula đã làm cụ thể hơn khái niệm của OECD ở chỗ thay vì là
các thuộc tính phù hợp khác, Miciula chỉ ra rằng để tạo thành thu nhập, cá nhân cần
thêm các kỹ năng xã hội, thái độ và hành vi. Còn đối với các nghiên cứu trong nước,
Trần Thị Thùy Linh (2016) cho rằng vốn con người là toàn bộ kiến thức, kỹ năng và
phẩm chất của con người được được tích lũy thông qua quá trình đầu tư một cách dài
hạn cho giáo dục đào tạo cũng như quá trình học hỏi kinh nghiệm. Quan điểm này khác
biệt một phần với OECD, khi cho rằng vốn con người được tích lũy thông qua quá trình
đầu tư cho giáo dục và không nhắc tới vai trò của vốn con người, còn theo OECD (2012),
vốn con người tạo điều kiện cho việc tạo ra phúc lợi cá nhân, xã hội và kinh tế.

Từ những cơ sở lý luận trên có thể nhận thấy tiếp cận khái niệm vốn con người
theo OECD (2012) là phù hợp, theo đó vốn con người là tổng hợp các kiến thức, kỹ năng,
khả năng và các thuộc tính thực thể phù hợp khác tạo điều kiện cho việc tạo ra phúc lợi
cá nhân, xã hội và kinh tế. Khái niệm này cũng được sử dụng bởi Elsevier (2015) và cho
thấy sự phù hợp khi đánh giá vốn con người trong mối quan hệ với phúc lợi.

Đo lường

Vốn con người là một tài nguyên vô hình, do đó việc đo lường chính xác vốn con
người không phải là một vấn đề đơn giản, theo đó có nhiều phương pháp đo lường vốn
con người phát sinh.

Trên thế giới, có hai phương pháp đo lường vốn con người phổ biến thường được
nhiều học giả nhắc tới: (1) dựa trên chi phí và (2) dựa trên thu nhập. Phương pháp đo
lường vốn con người dựa trên chi phí được thực hiện bằng cách xem xét các dòng đầu tư
trong quá khứ được thực hiện bởi các cá nhân, hộ gia đình, người sử dụng lao động và
chính phủ (Shultz, 1961; Kendrick, 1976; Eisner, 1985). Cách tiếp cận này dựa vào thông
tin về tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình tạo ra vốn con người. Các chi phí này
bao gồm chi phí liên quan đến tiền của từng tác nhân được đề cập ở trên, nhưng cũng có
thể được mở rộng cho các loại chi phí khác (ví dụ: chi phí cơ hội dành cho giáo dục của
học sinh, phụ huynh). Tuy nhiên, cách đo lường này chưa tính đến độ trễ về thời gian, bởi
những khoản chi tiêu cho giáo dục chưa được biểu hiện rõ nét ở thời điểm hiện tại
(Jorgenson, 2010). Trong khi đó, phương pháp đo lường vốn con người dựa trên thu nhập
36

được thực hiện bằng cách xem xét dòng thu nhập trong tương lai do sự đầu tư vốn con
người tạo ra trong suốt cuộc đời của mỗi con người (Weisbrod, 1961; Graham và Webb,
1979; Jorgenson và Fraumeni, 1989, 1992a, 1992b). Trái ngược với phương pháp tiếp cận
dựa trên chi phí tập trung ở các yếu tố đầu vào, cách tiếp cận dựa trên thu nhập đo lường
vốn con người tập trung ở các yếu tố đầu ra. Bằng cách tập trung vào khả năng kiếm tiền
của mỗi người, cách tiếp cận dựa trên thu nhập đánh giá vốn con người theo giá thị trường
với giả định rằng giá cả (tiền lương/thu nhập) của người lao động sẽ phản ánh chất lượng
vốn con người, tiền lương/thu nhập càng cao thì vốn con người càng lớn và ngược lại.
Tuy nhiên, cách tiếp cận dựa trên thu nhập không tránh khỏi những hạn chế. Do một số
các yếu tố ngoài giáo dục có thể ảnh hưởng tới thu nhập của người lao động như đào tạo
tại nơi làm việc, kinh nghiệm trong công việc hay đặc điểm của công ty nên có thể dẫn
đến một ước tính không thật chính xác về vốn con người so với thực tế.

Tại Việt Nam, Nguyễn Việt Anh và cộng sự (2010) khi nghiên cứu về các yếu tố
ảnh hưởng đến tổng thu nhập nông hộ, vốn con người được đo lường thông qua ba chỉ
tiêu: học vấn của chủ hộ, tuổi của chủ hộ và số lao động trong hộ. Đồng quan điểm trên,
Mai Văn Nam và Định Công Thành (2011) trong nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng
đến thu nhập nông hộ cũng đo lường vốn con người trong một hộ gia đình thông qua số
lao động trong hộ. Mở rộng hơn các chỉ tiêu đo lường vốn con người, Nguyễn Quốc
Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ
Khmer, đã đo lường vốn con người thông qua bốn chỉ tiêu: số nhân khẩu, học vấn lao
động, tuổi lao động và tiếp cận chính sách. Đồng ý tưởng, Nguyễn Quốc Nghi và cộng
sự (2011) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ tại Vĩnh Long cũng
đo lường vốn con người thông qua bốn chỉ tiêu, nhưng đó lại là số nhân khẩu, tuổi lao
động, học vấn của chủ hộ và kinh nghiệm sản xuất. Như vậy, nhìn chung các học giả tại
Việt Nam khi nghiên cứu những yếu tố tác động tới thu nhập của hộ gia đình thường
xác định vốn con người là một trong những yếu tố quan trọng và được đo lường thông
qua những chỉ tiêu cụ thể như trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ học vấn của chủ
hộ, số lao động trong hộ hay tỷ lệ thành viên hộ có việc làm (Đinh Phi Hổ, 2003; Bùi
Quang Bình, 2008; Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự, 2011; Trương Đông Lộc và Đặng
Thị Thảo, 2011). Cách đo lường này có ưu điểm là đơn giản, đồng thời phù hợp với đối
tượng nghiên cứu là những hộ gia đình tại Việt Nam.
37

Như vậy, có nhiều phương pháp để đo lường vốn con người và mỗi phương pháp
đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, tuy nhiên trong phạm vi hộ gia đình thì
phương pháp đo lường thông qua một số các chỉ tiêu cụ thể như trình độ chuyên môn
kỹ thuật của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ hay tỷ lệ thành viên hộ có việc làm,..
mang tính khả thi, rõ ràng, có độ tin cậy cao và dễ dàng đánh giá (Đinh Phi Hổ, 2003;
Bùi Quang Bình, 2008; Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự, 2011; Trương Đông Lộc và
Đặng Thị Thảo, 2011). Theo đó, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp cận theo phương pháp này để
đo lường vốn con người trong mối quan hệ giữa các cú sốc tới kết quả sinh kế các hộ
gia đình ở khu vực nông thôn Việt Nam.

1.3.1.3 Vốn vật chất

Khái niệm

Nguồn vốn vật chất, cụ thể là tài sản như đất đai, các hình thức cơ sở hạ tầng,
chăn nuôi, tiền mặt/ tiết kiệm và máy móc khác đóng vai trò quan trọng thúc đẩy năng
suất hiệu quả (Scoones, 1998; Remi và Adhikari, 2007). Kataria (2012) chỉ ra rằng vốn
vật chất thường được coi là một trong ba yếu tố chính của sản xuất trong lý thuyết kinh
tế, đi cùng với hai yếu tố còn lại là lao động và đất đai (tài nguyên thiên nhiên). Học giả
cũng đưa ra định nghĩa về vốn vật chất là “một tài sản được sử dụng trong sản xuất,
được sản xuất bởi con người và có thể tái sản xuất”. Cụ thể hơn, UNDP cho rằng vốn
vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và hàng hóa sản xuất cần thiết để hỗ trợ sinh kế
(UNDP, 2007). Thêm vào đó, Nguyễn Văn Toàn và Trần Trung Quân (2012) đề cập vốn
vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và hàng hóa vật chất nhằm hỗ trợ việc thực hiện
các hoạt động sinh kế, nguồn vốn vật chất thể hiện ở cả cấp cộng đồng và hộ gia đình.
Nhóm tác giả cũng chỉ rõ, ở góc độ hộ gia đình, vốn vật chất là trang thiết bị sản xuất
như máy móc, dụng cụ sản xuất, nhà xưởng hay các tài sản nhằm phục vụ nhu cầu cuộc
sống hàng ngày như nhà cửa và thiết bị sinh hoạt gia đình.

Như vậy, phần lớn các nghiên cứu đều chỉ ra rằng vốn vật chất là các loại tài sản
vật chất được sử dụng ở cấp cộng đồng và cấp hộ gia đình với mục đích hỗ trợ sinh kế.
Đây cũng là hướng tiếp cận của nhóm trong nghiên cứu này.

Đo lường

Các học giả với các cách tiếp cận khác nhau đã đưa ra các cách thức tiếp cận đo
lường vốn vật chất khác nhau. Huggins và Izushi (2007) trong tựa sách “Cạnh tranh về
38

kiến thức: Kiến tạo, kết nối và phát triển” chỉ ra một thước đo lý tưởng của vốn vật chất
là các dịch vụ được cung cấp bởi vốn vật chất, chẳng hạn như số giờ máy móc được sử
dụng trong quy trình sản xuất trong một khoảng thời gian cụ thể. Một cách tiếp cận khác,
vốn vật chất còn được đo lường thông qua giá hiện tại của các tài sản vật chất như loại
tòa nhà hay máy móc thay vì chỉ số lượng của chúng (Judson, 2002).

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng vốn vật chất được đo lường dựa trên số lượng
thiết bị và tài sản vật chất (Pannell và cộng sự, 2006; Brown và các cộng sự, 2010).
Đồng nhất với cách đo lường này, Sayer và cộng sự (2007) đo lường vốn vật chất thông
qua: Số lượng nhà máy trên mỗi đầu người, chất lượng nhà ở, số lượng công cụ được cơ
giới hóa,... Cách tiếp cận này cũng đồng tình với đa số các nhà nghiên cứu khi sử dụng
phương pháp đo lường xoay quanh các yếu tố thuộc vốn vật chất (Scoones, 1998; Ellis,
2000, Nguyễn Văn Toàn và Trần Trung Quân, 2012).

Như vậy, điểm chung của các nghiên cứu trước đây là đều đo lường vốn vật chất
thông qua số lượng tài sản mà hộ gia đình nắm giữ. Trong nghiên cứu này, nhóm đưa ra
thang đo lường theo bốn chỉ tiêu: (1) số đồ dùng lâu bền; (2) giá trị tài sản còn lại bình
quân; (3) loại ngôi nhà chính; (4) diện tích ở bình quân đầu người. Thang đo này được
đưa ra nhằm kế thừa từ những nghiên cứu trước nhằm phù hợp với phạm vi bộ dữ liệu
VHLSS và bối cảnh hộ gia đình Việt Nam.

1.3.1.4 Vốn tài chính

Khái niệm

Theo cách tiếp cận dựa trên khung sinh kế bền vững của DFID, vốn tài chính hay
vốn kinh tế là cơ sở vốn (tiền mặt, tín dụng/nợ, tiết kiệm và các tài sản kinh tế khác, nó
bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản, thiết bị và công nghệ sản xuất) (Scoones, 1998). Hiểu
theo một cách dễ dàng hơn thì vốn tài chính đề cập đến các nguồn tài chính mà mọi
người sử dụng để đạt được mục tiêu sinh kế của họ (UNDP, 2017). Trong định nghĩa
này, vốn tài chính bao gồm dòng tiền thường xuyên và các khoản dự trữ. Đây là một
phần căn cứ quan trọng để mỗi hộ gia đình xây dựng sinh kế, cụ thể là sự sẵn có của tiền
mặt hoặc các khoản tương đương cho phép con người áp dụng các chiến lược sinh kế
khác nhau.

Theo UNDP (2017) có hai nguồn vốn tài chính phổ biến:
39

(1) Khoản tiền dự trữ: Tiết kiệm là loại vốn tài chính phổ biến nhất vì chúng
không có nợ phải trả gắn liền và thường không đòi hỏi sự phụ thuộc vào người khác.
Tiết kiệm có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thức: tiền mặt, ngân hàng tiền gửi hoặc
tài sản lỏng như chăn nuôi và đồ trang sức. Nguồn tài chính này cũng có thể có được
thông qua các tổ chức cung cấp tín dụng.

(2) Dòng tiền thường xuyên: Không bao gồm thu nhập kiếm được, các loại dòng
tiền phổ biến nhất là lương hưu, hoặc các khoản tiền hỗ trợ khác từ nhà nước, các khoản
thanh toán cho các dịch vụ môi trường và kiều hối.

Vốn tài chính có lẽ là linh hoạt nhất trong năm loại tài sản, vì nó có thể được
chuyển đổi dễ dàng, và cũng có thể được sử dụng để mua trực tiếp kết quả sinh kế, như
khi mua lương thực, thực phẩm (UNDP, 2017).

Trong nghiên cứu này, vốn tài chính được hiểu là nguồn tài chính mà mọi người
sử dụng để đạt được mục tiêu sinh kế của họ, nó bao gồm tiền mặt, tín dụng, tiết kiệm
và các tài sản kinh tế khác.

Đo lường

Một số tác giả đo lường vốn tài chính bằng cách xem xét nguồn tín dụng của
các hộ gia đình đến từ đâu, có thể từ ngân hàng, hợp tác xã, người thân, các dịch vụ
cho vay, khoản tiết kiệm cá nhân, từ nhà thầu, hay do chính phủ trợ cấp (Tekana
và Oladele, 2011). Trong nghiên cứu về khả năng tiếp cận nguồn vốn tài chính của
người dân tại Botswana, Motsholapheko và cộng sự (2011) đã sử dụng thang đo như:
tỷ lệ được tự do truy cập vào tiền mặt, tín dụng và bảo hiểm của các hộ gia đình. Trong
khi đó, UNDP (2017) gợi ý đo lường vốn tài chính thông qua một số chỉ tiêu, bao gồm:
số nguồn thu nhập, khả năng tiếp cận các chứng từ hoặc chương trình tiền mặt, khả
năng tiếp cận tín dụng, mức độ và hình thức tiết kiệm (tiền mặt, tài sản lưu động, trang
sức) và khả năng tiếp cận kiều hối.

Từ các chỉ tiêu đo lường vốn tài chính được tham khảo từ các nghiên cứu trước
và dựa trên sự sẵn có trong dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình các năm 2014, 2016,
2018, nghiên cứu này lựa chọn đo lường vốn tài chính thông qua: (1) tiếp cận tiết kiệm,
(2) tiếp cận vốn vay bằng tiền và hàng hóa, (3) số nguồn thu nhập.
40

1.3.1.5 Vốn xã hội

Khái niệm

Ý nghĩa của thuật ngữ này được bắt nguồn từ khoảng 100 năm trước khi Hanifan
(1916) đưa ra một khái niệm để giải thích tầm quan trọng của việc tham gia vào các
cộng đồng làm tăng cường hiệu suất giáo dục trẻ em tại trường học ở vùng nông thôn
Bắc Mỹ. Trong nghiên cứu này, vốn xã hội được hiểu là thiện chí, tình bằng hữu, sự
đồng cảm, cảm thông và giao tiếp xã hội giữa các cá nhân và gia đình tạo nên một đơn
vị xã hội... Một người tiếp xúc với hàng xóm của mình, họ lại có quan hệ với những
người hàng xóm khác, sẽ có sự tích lũy vốn xã hội, có thể đáp ứng ngay nhu cầu xã hội
của người này và có thể mang lại tiềm năng đủ để cải thiện đáng kể điều kiện sống trong
toàn cộng đồng. Cộng đồng sẽ được hưởng lợi từ sự hợp tác của tất cả các bộ phận của
nó, trong khi cá nhân sẽ tìm thấy trong các hiệp hội của mình những lợi thế của sự giúp
đỡ, sự cảm thông và sự đồng cảm.

Về sau, vốn xã hội trở thành một thuật ngữ phổ biến nhờ nghiên cứu của Bourdieu
(1986), Coleman (1988, 1990) và Putnam (1993, 1995). Mặc dù, định nghĩa thống nhất
về vốn xã hội là vấn đề còn tranh luận, tuy nhiên, điểm chung của các khái niệm vốn xã
hội là đề cập đến chất lượng mối quan hệ của con người và cơ hội mà mối quan hệ ấy
mang lại cho các thành viên (Trần Hữu Quang, 2006). Nó thường được hiểu là mức độ
tin cậy, chuẩn mực hợp tác, mạng lưới và hiệp hội trong một xã hội (Coleman, 1988).
Cụ thể, Putnam (1993) coi vốn xã hội là đặc điểm của một tổ chức xã hội, chẳng hạn
như niềm tin, quy tắc và các mạng lưới có thể cải thiện hiệu quả của xã hội. Hay Ngân
hàng Thế Giới nhắc đến vốn xã hội như là thể chế, mối quan hệ và chuẩn mực định hình
chất lượng và số lượng của tương tác xã hội của cộng đồng. Vốn xã hội không chỉ là
tổng thể của các tổ chức làm nền tảng cho một xã hội, mà còn là chất keo gắn kết chúng
lại với nhau (World Bank, 1998).

Một vài học giả khác định nghĩa vốn xã hội như là một nguồn lực, theo đó, các
cá nhân hay cộng đồng có thể sử dụng vốn xã hội giống như các nguồn lực giống như
vốn kinh tế hay các loại vốn hữu hình khác. Lin (2001) định nghĩa “vốn xã hội là nguồn
lực vốn dĩ là các nguồn lực cá nhân hay xã hội được “nhúng” vào trong mạng lưới các
41

mối quan hệ xã hội, tạo điều kiện cho các cá nhân khác có thể khai thác thông qua mối
quan hệ giữa các thành viên”. Trước đó, Pierre Bourdieu (1986) cũng đã nhắc tới vốn là
tổng hợp của các nguồn lực thực tế hoặc tiềm năng liên quan tới việc một mạng lưới bền
vững của các mối quan hệ. Vốn xã hội được tạo ra thông qua việc đầu tư vào các quan
hệ xã hội, hoặc mạng lưới xã hội, và các cá nhân có thể sử dụng vốn xã hội để tìm kiếm
lợi ích (Bourdieu, 1986). Ông cho rằng vốn xã hội là kết quả của sự đầu tư, “bất cứ ai
cũng có thể tạo ra một số vốn xã hội” nếu họ nỗ lực và chú tâm vào việc tham gia, duy
trì các mối quan hệ và mạng lưới xã hội. Trong thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn, kết quả
đó có thể được sử dụng để chuyển thành các loại vốn khác, chặng hạn vốn kinh tế. Gần
thời điểm với Bourdieu, Coleman (1988) khẳng định vốn xã hội là “sản phẩm phát sinh”
của các hoạt động khác, thông qua mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau. Người ta
thiết lập và duy trì những quan hệ như thế để tìm kiếm lợi ích. Portes (1996) cũng dùng
khái niệm nguồn lực để biểu thị vốn xã hội “người ta ngày càng đồng ý rằng vốn xã hội
là năng lực để người hành động có được những lợi ích nhờ là thành viên trong các mạng
lưới xã hội hay các cơ cấu xã hội khác”. Trong khi Portes (1996) đã khẳng định khẳng
định cá nhân sử dụng vốn xã hội có thể thu được lợi ích, còn Putnam (1995) cho biết
vốn xã hội được dùng để tìm kiếm sự thịnh vượng về kinh tế, hay thành công trong học
hành. Hay theo quan điểm của Fukuyama (2001), cá nhân có thể tạo ra và sử dụng vốn
xã hội để phục vụ mục đích của mình.
Tóm lại, phần lớn các bài nghiên cứu đều có điểm chung rằng vốn xã hội gắn liền
với mạng lưới xã hội và quan hệ xã hội, nó đề cập đến chất lượng mối quan hệ của con
người và cơ hội mà mối quan hệ ấy mang lại cho các thành viên. Đây cũng là định nghĩa
mà nhóm nghiên cứu chọn để tiếp cận.
Đo lường
Trên thế giới có khá nhiều học giả đã tiến hành đo lường vốn xã hội. Các
nghiên cứu thực chứng thường đo lường vốn xã hội thông qua số lượng và chất lượng
mạng lưới, thể hiện ở các chỉ số như hoạt động công dân, tham gia vào các hội, nhóm,
câu lạc bộ, giao tiếp xã hội thân mật trong gia đình, bạn bè; lòng tin, quy tắc hành xử
(Putnam, 2000). Ví dụ tiêu chí đo lường vốn xã hội của OECD được tổng hợp trong
Bảng 1.2:
42

Bảng 1.2: Tiêu chí đo lường vốn xã hội của OECD

Tiêu chuẩn đo lường Tiêu chí đo lường

1. Sự tham gia xã hội - Loại hình nhóm mà cá nhân tham gia


- Bản chất việc tham gia nhóm

2. Sự tương trợ xã hội - Loại hình, tần số của sự tương trợ chính thức và phi
chính thức

3. Các mạng lưới xã hội - Loại hình và tần số tiếp xúc của cá nhân với bạn bè,
người thân, đồng nghiệp, láng giếng.

4. Sự tham gia vào các - Sự tham gia vào các hoạt động cộng đồng: vì lợi
hoạt động cộng đồng ích quốc gia, lợi ích cộng đồng

Nguồn: OECD (không năm xuất bản)

Hay bộ tiêu chí đo lường của cơ quan Thống kê Úc (2004) bao gồm các tiêu chí:
lòng tin, sự hợp tác, sự tham gia xã hội, sự tương hỗ, chấp nhận sự đa dạng, sự tham gia
vào đời sống dân sự, trợ giúp cộng đồng, kích thước mạng lưới, tính chuyển tiếp, quan
hệ tình thân, tần số và mức độ truyền thông trong các mạng lưới và quan hệ quyền lực.
Tương tự, Bộ tiêu chí Ngân hàng thế giới (2004) bao gồm: nhóm và mạng lưới, lòng tin,
chuẩn mực và quan hệ qua lại. Atemnkeng (2011) trong nghiên cứu về tác động của vốn
xã hội cấp hộ gia đình đến thu nhập hộ gia đình, tình trạng trường học của trẻ, và thị
trường vốn lao động. Tác giả tiến hành đo lường vốn xã hội thông qua số lượng thành
viên tham gia hội đoàn, sự tham gia vào việc ra quyết định của cộng đồng và số lượng
mạng lưới hỗ trợ của gia đình.

Ở Việt Nam, để đánh giá khả năng thích ứng cấp hộ gia đình với thiên tai, các
nghiên cứu có thể đo lường nhóm chỉ số vốn xã hội thông qua khả năng tiếp cận các
nguồn vốn; là thành viên của các tổ chức, đoàn thể (Trần Hữu Tuấn, 2013). Nguyễn Thị
Vĩnh Hà (2017) đã đo lường vốn xã hội thông qua đánh giá: hộ có phương tiện liên lạc
hay không, có tham gia tập huấn kiến thức về nông lâm ngư nghiệp không, tần suất theo
dõi tivi, đài báo, tham gia các lớp tập huấn về phòng chống và ứng phó thiên tai, và có
nhiều hay ít biện pháp khắc phục thiên tai. Đơn giản hơn, Nguyễn Thanh Tuấn (2017)
trong nghiên cứu “Đa dạng hóa thu nhập hộ gia đình nông thôn ở Đồng bằng Sông Cửu
43

Long và phân tích trường hợp tỉnh Kiên Giang” đã đo lường vốn xã hội bằng sự tham
gia tổ chức chính trị, xã hội của nông hộ.

Như vậy, có thể thấy, có nhiều cách tiếp cận để đo lường vốn xã hội, tuy nhiên
thường tập trung vào mạng lưới xã hội, lòng tin, sự tham gia và các chuẩn mực xã hội.
Dựa trên tổng quan nghiên cứu và sự sẵn có trong dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình
các năm 2014, 2016, 2018, nghiên cứu này lựa chọn đo lường vốn xã hội thông qua: Tỷ
lệ thành viên hộ tham gia hội đoàn/quy mô hộ, số hình thức hỗ trợ (giáo dục, y tế, nhà
ở, nước sạch,…), khả năng tiếp cận dịch vụ thông tin (số dịch vụ thông tin được tiếp cận
thông qua tivi, đài, điện thoại, máy tính,…).

1.3.2 Ảnh hưởng của năng lực thích ứng đến kết quả sinh kế
Như đã trình bày trong phần Tổng quan, các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra ảnh
hưởng của năng lực thích ứng đến kết quả sinh kế (Moritz và cộng sự, 2009; Adams và
Cuecuecha, 2010; Tuyen và cộng sự, 2014; Yuya và Daba, 2018; Ognjen và cộng sự,
2019; Shah và cộng sự, 2020). Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu này chỉ đưa ra tác
động của một vài thành phần riêng lẻ của năng lực thích ứng chứ chưa mang tính đại diện
cho từng nguồn vốn. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả xác định ảnh hưởng của năng
lực thích ứng đến kết quả sinh kế theo 5 nguồn vốn cấu thành lên năng lực thích ứng. Cụ
thể:

1.3.2.1 Ảnh hưởng của vốn tự nhiên đến kết quả sinh kế hộ gia đình

Vốn tự nhiên đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với những hộ gia đình có sinh
kế dựa vào tài nguyên thiên nhiên, như trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt cá, khai thác gỗ,
khai thác khoáng sản… Tuy nhiên, tầm quan trọng của vốn tự nhiên có thể vượt xa điều
này, vì chúng còn ảnh hưởng đến việc cung cấp hệ sinh thái dịch vụ cần thiết cho phúc
lợi chung của con người (UNDP, 2017).

Nhiều nghiên cứu cho thấy đất đai (một thành phần quan trọng trong vốn tự
nhiên) mang lại lợi ích lớn cho các nông hộ. Quy mô đất lâm nghiệp, nông nghiệp đều
có ảnh hưởng tích cực tới kết quả sinh kế, nó làm tăng thu nhập, tiêu dùng và tiết kiệm
của các nông hộ (Yan-Zhen và cộng sự, 2019). Cụ thể, thu nhập của tất cả các hộ gia
đình nông thôn ở Campuchia đều phụ thuộc vào đất đai và việc nhượng bộ đất kinh tế
có thể khiến thu nhập của các gia đình giảm đi (Jiao và cộng sự, 2015). Bên cạnh đó,
44

việc mở rộng diện tích đất nông lâm nghiệp cũng giúp các hộ gia đình có cơ hội tham
gia nhiều hơn vào các hoạt động sản xuất, người dân có thể lựa chọn trồng lúa, trồng
cây hoa màu, nuôi cá trên đất nông nghiệp; trồng rừng, thu hái lâm sản, từ đó giảm rủi
ro mất mùa thất thu và nâng cao thu nhập, là cơ sở để tiếp tục phát triển các hoạt động
sản xuất khác, như: chăn nuôi, kinh doanh (Khúc Văn Quý và cộng sự, 2016). Thực tế
tại Việt Nam, việc cấp thêm quyền sử dụng đất để trồng các loại cây hàng năm (như
sắn) cho các hộ gia đình tại Kon Tum cũng cho thấy thu nhập của họ tăng lên: cụ thể
khi nhận thêm 0,28 ha đất hàng năm và diện tích đất lâu năm của họ vẫn không thay
đổi thì thu nhập của hộ gia đình đã tăng 2,69 triệu đồng. Rõ ràng, diện tích đất nông
nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của nông hộ, bởi đất đai là yếu tố rất quan
trọng để tiến hành sản xuất nông nghiệp. Hộ có diện tích đất càng nhiều thì sản lượng
nông sản tạo ra cũng càng nhiều nên thu nhập nhận được cũng tăng lên (Vương Quốc
Duy, 2013; Trương Đông Lộc và Đặng Thị Thảo, 2012).

Ngoài ra, chỉ số đa dạng loại đất của hộ gia đình càng cao đồng nghĩa với việc hộ
đó có nhiều loại đất khác nhau để phục vụ cho hoạt động sản xuất, từ đó nâng cao thu
nhập và chi tiêu. Kết quả nghiên cứu tại khu vực vùng đệm Vườn Quốc gia U Minh Hạ,
Cà Mau đã ủng hộ cho giả định này, cụ thể nguồn thu nhập của các hộ gia đình rất đa
dạng do các hộ có nhiều loại đất sản xuất khác nhau, như: đất trồng rừng, đất chăn nuôi,
đất trồng trọt, trồng hoa màu, nuôi cá. Nghiên cứu cũng kết luận rằng chỉ số đa dạng
loại đất càng cao thì thu nhập hộ gia đình càng lớn (Khúc Văn Quý và cộng sự, 2016).

Nhìn chung, các nghiên cứu trước đây đều có cùng một kết luận, vốn tự nhiên có
tác động cùng chiều kết quả sinh kế hộ gia đình. Khi các hộ tăng cường vốn tự nhiên
trong hoạt động sản xuất, thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình cũng theo đó tăng lên.

1.3.2.2 Ảnh hưởng của vốn con người tới kết quả sinh kế hộ gia đình

Chất lượng vốn nhân lực có tác động tích cực đến chiến lược đa dạng sinh kế của
nông hộ khi mà họ có thể thực hiện các hoạt động phi nông nghiệp hoặc có lao động để
làm thuê trong nông nghiệp và khai thác tự nhiên (Vũ Văn Tuấn, 2015). Chất lượng lao
động là động lực để nông hộ có kết quả sinh kế tích cực vì họ tham gia các hoạt động
tạo thu nhập, đặc biệt là phi nông nghiệp. Chất lượng lao động cũng thúc đẩy hộ đạt kết
quả sinh kế tốt. Bằng chứng là sinh kế của cộng đồng dân cư quận Bắc Từ Liêm đã có
những thay đổi sâu sắc trong thời gian qua, các nguồn lực sinh kế của cộng đồng dân cư
45

đã có sự chuyển biến tích cực từ cấp độ cộng đồng đến cấp độ hộ gia đình (Bùi Văn
Tuấn, 2015). Trong đó nguồn vốn vật chất và nguồn vốn nhân lực có sự thay đổi nhanh
nhất, là điều kiện cơ bản làm thay đổi cơ hội cho các chiến lược sinh kế của người dân.

Cụ thể trong vốn con người, thành phần đầu tiên thường được nhắc tới đó là trình
độ chuyên môn kỹ thuật của hộ. Nghiên cứu của Đinh Phi Hổ (2003) đã chỉ ra rằng sự
hiểu biết kiến thức nông nghiệp của chủ hộ có tương quan thuận với thu nhập của nông
hộ. Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011) khi nghiên cứu về thu nhập nông hộ ở nông
thôn cũng cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ, kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ là yếu
tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người của nông hộ. Bên cạnh đó, kết quả
nghiên cứu của Bùi Quang Bình (2008), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011), Trương
Đông Lộc và Đặng Thị Thảo (2011) cũng cho thấy trình độ học vấn, kiến thức tốt về
các tiến bộ kỹ thuật mới có ảnh hưởng làm tăng thu nhập của nông hộ.

Bên cạnh trình độ chuyên môn kỹ thuật của chủ hộ, vốn con người của nông hộ
còn được thể hiện thông qua chỉ số chủ hộ tốt nghiệp tiểu học trở lên. Kết quả nghiên
cứu của Lê Xuân Thái (2014) phân tích học vấn của chủ hộ cho thấy trình độ học vấn
thấp sẽ gây khó khăn và ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển nguồn nhân lực của hộ
gia đình. Do đó, Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011) cho rằng trình độ học vấn
của chủ hộ có tác động mạnh đến thu nhập của hộ chính vì thế phải nâng cao trình độ
học vấn để góp phần tăng thu nhập cho hộ gia đình.

Như vậy, ta có thể nhận thấy rằng vốn con người có tác động lớn, cùng chiều tới
kết quả sinh kế hộ gia đình. Khi hộ gia đình có thể gia tăng nguồn vốn con người đồng
thời áp dụng một cách đúng đắn vào các hoạt động kinh tế, vốn con người sẽ làm gia
tăng kết quả sinh kế và ngược lại, khi hộ gia đình không đầu tư cho vốn con người, kết
quả sinh kế sẽ không đạt được những kết quả như kỳ vọng.

1.3.2.3 Ảnh hưởng của vốn vật chất tới kết quả sinh kế hộ gia đình

Vốn vật chất trong hầu hết các nghiên cứu được chỉ ra rằng có mối quan hệ mật
thiết với kết quả sinh kế hộ gia đình. Một xã hội, gia đình, nhóm hoặc cá nhân hạn chế
hoặc không có vốn vật chất, có nguy cơ tạo ra năng suất thấp, điều này ảnh hưởng lớn
đến sinh kế của họ (Dulal và cộng sự, 2010). Võ Văn Tuấn và Lê Cảnh Dũng trong một
nghiên cứu vào năm 2015 đã chỉ ra rằng việc cải thiện nguồn vốn vật chất sẽ thúc đẩy
46

nông hộ đạt được kết quả sinh kế tốt. Cụ thể hơn, vốn vật chất đóng vai trò là công cụ
quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện các chiến lược cải thiện sinh
kế nhằm nâng cao năng lực thích ứng trước cú sốc. Thêm vào đó, sau cú sốc, nông dân
cũng cần các yếu tố về vốn vật chất như: các công cụ để sản xuất nông nghiệp, chăn thả
gia súc, nấu ăn, cùng với tiền mặt và tiền tiết kiệm để phục hồi, thay thế những gì đã
mất. Trong một phân tích của UNDP (Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc), vốn vật
chất được cho là đề cập đến cơ sở hạ tầng cơ bản và đầu vào sản xuất cần thiết để hỗ trợ
sinh kế (UNDP, 2015), từ đó ảnh hưởng đến kết quả sinh kế. Bài phân tích cũng chỉ ra
rằng số cơ sở hạ tầng có liên quan tích cực đến chiến lược tiết kiệm của các hộ gia đình
nông thôn.
Như vậy, các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra ảnh hưởng của vốn vật chất đến kết
quả sinh kế hộ gia đình. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu không xem xét tác động theo
một thang đo vốn vật chất cụ thể. Vì vậy, các tác động được đưa ra chưa mang tính toàn
diện và dẫn đến những hạn chế trong việc đề xuất các chiến lược cụ thể. Ở nghiên cứu
này, nhóm xem xét ảnh hưởng của vốn vật chất tới kết quả sinh kế hộ gia đình thông
qua các chỉ tiêu đo lường cụ thể của vốn vật chất và kết quả sinh kế, từ đó, hi vọng lấp
một phần khoảng trống của những nghiên cứu trước đây.
1.3.2.4 Ảnh hưởng của vốn tài chính đến kết quả sinh kế hộ gia đình
Khả năng tiếp cận tín dụng là một trong ba thành phần của vốn tài chính có tầm
quan trọng đối với kết quả sinh kế của các nông hộ. Như nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, các
hộ gia đình tại nông thôn, đặc biệt là các hộ nghèo khi được tiếp cận với các dịch vụ tài
chính, sẽ giúp họ cải thiện năng suất và kỹ năng quản lý, tạo thêm việc làm, đảm bảo
nguồn thu nhập và chi tiêu ổn định, có khả năng mở rộng và đa dạng hóa kinh doanh, từ
đó tăng thu nhập và các lợi ích khác, như chăm sóc sức khỏe và giáo dục (Quach,
2016). Hơn nữa, hàng loạt các nghiên cứu khác trên toàn thế giới cũng chỉ ra nhiều bằng
chứng để ủng hộ giả thuyết này (Beck, 2015). Các nghiên cứu tiên phong tìm thấy những
tác động tích cực của việc tiếp cận tín dụng đến kết quả sinh kế của nông hộ phải kể đến
như Khandker (1998, 2001, 2003), Pitt và Khandker (1998), Coleman (2002),… Thời
gian gần đây, các nghiên cứu vẫn tiếp tục cho thấy mối liên hệ tương đồng, chẳng hạn
như những phát hiện từ Karlan và Zinman (2010), Augustburg và cộng sự (2014),
Angelucci và cộng sự (2015), Banerjee và cộng sự (2015),… đối với các nông hộ có
nguồn thu chính từ hoạt động nông nghiệp, việc tiếp cận tín dụng tốt sẽ làm tăng khả
47

năng mua được các nguyên liệu đầu vào như hạt giống, phân bón và hóa chất nông
nghiệp chất lượng cao hơn để phục vụ cho sản xuất, từ đó làm tăng năng suất nông
nghiệp, tăng thu nhập và tiêu dùng, tăng tích lũy tài sản, giảm nguy cơ nghèo đói, cải
thiện an ninh lương thực và chống lại được các cú sốc tiêu cực (Swaminathan và cộng
sự, 2010; Imai và Azam, 2012; Khandker và Samad, 2013; Akotey và Adjasi, 2016).
Bên cạnh đó, các nghiên cứu được thực hiện ở các quy mô khác nhau cũng chỉ ra rằng
việc tiếp cận tín dụng làm tăng an ninh lương thực hộ gia đình, giảm nghèo, tăng đầu tư
vào việc học ở trẻ em và tăng sự tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp (Hazarika
và Sarangi, 2008; Liverpool và Winter-Nelson, 2010; Nader, 2008). Ngược lại, các hộ
bị hạn chế tín dụng được ước tính có kết quả phúc lợi thấp hơn so với những hộ có khả
năng tiếp cận tín dụng, vì vậy các chính sách tín dụng có thể đóng một vai trò quan trọng
trong việc bổ sung tài chính nông thôn, từ đó hỗ trợ nâng cao năng suất và phúc lợi hộ
gia đình.
Thứ hai, việc cải thiện tiết kiệm của nông hộ thông qua việc tiếp cận tín dụng
cũng giúp tăng tích lũy tài sản từ đó làm tăng kết quả sinh kế (Hossain và Knight, 2008;
Khandker và Samad, 2013; Swaminathan và cộng sự, 2010). Xét ở cấp độ hộ gia đình,
một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng kiều hối làm tăng kết quả sinh kế nông hộ và giảm
tỷ lệ nghèo đói, bao gồm Tingsabadh (1989) tại Thái Lan, Gustafsson và Makonnen
(1993) tại Lesentine, Lachaud (1999) tại Burkina Faso, Adams và Page (2005) tại
Guatemala.

Cuối cùng, số nguồn thu nhập của hộ gia đình cũng là một thành phần trong vốn
tài chính có ảnh hưởng lớn đến kết quả sinh kế. Ở các nước đang phát triển như Việt
Nam, nơi mà thị trường bảo hiểm và hệ thống an sinh xã hội kém hiệu quả, các hộ gia
đình tại nông thôn thường phải đa dạng hóa nguồn thu nhập để tăng cường thu nhập và
chi tiêu (Reardon và cộng sự, 1992). Với các hộ gia đình tại nông thôn Việt Nam, đối
tượng thường xuyên phải gánh chịu ảnh hưởng nặng nề từ cú sốc sức khỏe và cú sốc tự
nhiên, việc chỉ sản xuất nông nghiệp tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, bởi sản xuất nông nghiệp
có thời gian thu hồi vốn lâu cũng như phụ thuộc nhiều vào biến động của tự nhiên
(Nguyễn Hữu Dũng và Phạm Tiến Thành, 2017). Do đó, đa dạng nguồn thu nhập là
quyết định chung của nhiều nông hộ, cụ thể là tham gia vào các hoạt động sản xuất phi
nông nghiệp vì việc tham gia vào bất kỳ một hoạt động phi nông nghiệp nào cũng đều
48

có tác động tích cực tới nâng cao mức sống hộ gia đình (Trần Quang Tuyến, 2014; Lê
Trung Hiếu và Phạm Tiến Thành, 2018). Ví dụ như người dân thuộc khu vực vùng đệm
Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Cà Mau có nguồn thu nhập đa dạng, nguồn thu của họ đến
từ nhiều nguồn: trồng rừng, trồng hoa màu, chăn nuôi, nuôi cá, làm thuê, … điều này
làm tăng chỉ số đa dạng sinh kế, sau đó là tăng thu nhập của mỗi hộ. Các nghiên cứu
thực nghiệm trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng cũng cho thấy các hoạt
động phi nông nghiệp thực sự giúp các nông hộ tạo ra nguồn thu bổ sung để có thể tiếp
tục các hoạt động nông nghiệp, tăng cường an ninh lương thực và làm tăng thu nhập,
chi tiêu (Babatunde và Qaim, 2010; Owusu và cộng sự, 2011; Ali và Peerlings, 2012;
Khai và Danh, 2012; Mishra và Khanal, 2017; Trần Quang Tuyến, 2014). Từ đây khẳng
định vai trò quan trọng của việc đa dạng nguồn thu nhập trong việc tăng kết quả sinh kế
của các hộ gia đình tại nông thôn Việt Nam.

1.3.2.5 Ảnh hưởng của vốn xã hội tới kết quả sinh kế hộ gia đình

Vai trò của vốn xã hội trong việc ảnh hưởng đến phúc lợi của các hộ gia đình và
mức độ phát triển của cộng đồng, quốc gia ngày càng tăng khi con người bắt đầu nhận
thấy sự khác biệt về kết quả kinh tế (dù ở cá nhân hay hộ gia đình) khó lòng được giải
thích đầy đủ qua các yếu tố: lao động, đất đai và vốn vật chất (Atemnkeng, 2011). Cụ
thể, Narayan và Pritchett trong nghiên cứu năm 1997 khẳng định rằng vốn xã hội có thể
làm tăng thu nhập hộ gia đình, đồng thời các hộ gia đình ở các làng xã có mức vốn xã
hội cao hơn thì mức chi tiêu cao hơn đáng kể. Và trong một tác phẩm khác cùng năm
Narayan cũng chỉ ra rằng vốn xã hội cấp làng xã và việc tham gia vào các hội/ nhóm tác
động đáng kể đến thu nhập và chi tiêu hộ gia đình. Một số nghiên cứu thực nghiệm khác
sau này của Narayan và Pritchett (1999) đã đi vào chi tiết hơn, chỉ ra rằng mỗi độ lệch
chuẩn tăng theo vốn xã hội của một thị trấn nhỏ sẽ làm tăng thu nhập hộ gia đình từ 20%
đến 30%. Nghiên cứu của Bebbington (1997), Bebbington và Carroll (2000) cũng chỉ ra
các cộng đồng làm tăng khả năng thương lượng giữa các thành viên, và do đó cải thiện
khả năng tiếp cận các nguồn vốn, từ đó dễ dàng gia tăng thu nhập của gia đình. Các
nghiên cứu của Grootaert từ năm 1999 đến năm 2004 tiếp tục đề cao vai trò của vốn xã
hội trong việc làm tăng đáng kể kết quả sinh kế; và có thể giảm nghèo qua việc tuyên
truyền các thông tin hữu ích cho những người nghèo (Grootaert, 1999, 2001; Grootaert
và Bastelaer, 2002; Grootaert và cộng sự, 2004). Khi vai trò của vốn xã hội ngày càng
49

được khẳng định, không thể thiếu sự quan tâm dành cho các quốc gia Châu Phi: một số
nghiên cứu đã chỉ ra một mối liên hệ giữa vốn xã hội và phúc lợi hộ gia đình hoặc gia
đình nghèo ở Nigeria (Adeyeye, 2004; Okunmadewa và cộng sự, 2007; Yusuf, 2008);
trong khi ở Cameroon sự ảnh hưởng của vốn xã hội trong tôn giáo đối với sự nghèo đói
của hộ gia đình đã được nghiên cứu của Odia và cộng sự (2006) tìm ra. Cùng quan điểm
với kết quả các nghiên cứu trên, Atemnkeng (2011) cũng đi đến kết luận rằng vốn xã
hội có ảnh hưởng tích cực đến phúc lợi, và là một yếu tố quan trọng để cải thiện tiêu
chuẩn sống của các thành viên của các tổ chức địa phương và hộ gia đình của họ. Không
chỉ trên thế giới, tại Việt Nam, Lê Xuân Thái (2014) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
thu nhập của nông hộ trong các mô hình sản xuất trên đất lúa tại tỉnh Vĩnh Long đã cho
rằng tham gia tổ chức địa phương ảnh hưởng tăng thu nhập bình quân người/hộ.

Trái lại với những quan điểm này, Abenakyo và cộng sự (2007) có chỉ ra rằng
không có tác động đáng kể của vốn xã hội đối với thu nhập hộ gia đình. Haddad và
Maluccio (2003) đã nghiên cứu để đánh giá dữ liệu ảnh hưởng của vốn xã hội có thay
đổi theo thời gian. Kết quả nhận thấy được vào năm 1993 vốn xã hội không có tác động
đối với chỉ tiêu bình quân đầu người, nhưng hiệu quả tích cực và đáng kể vào năm 1998.
Chia-Hsin và Ben (2004) phát hiện ra rằng mối quan hệ giữa vốn xã hội và phúc lợi hộ
gia đình không đáng kể ở hai ngôi làng phía đông Uganda. Các phân tích kinh tế lượng
chứng minh rằng những ngôi nhà giàu hơn ở cả hai làng không cho thấy mức đầu tư cao
hơn vào vốn xã hội. Lý do họ đưa ra cho việc thiếu đầu tư vào các tổ chức vốn xã hội
cấp làng được giải thích như là kết quả của các đặc điểm xã hội lâu đời, trong đó chủ
nghĩa cá nhân và chủ nghĩa bình đẳng gây khó khăn cho việc thiết lập thứ bậc và giá trị
tập thể cần thiết cho việc duy trì và hiệu quả của các cấu trúc tổ chức. Đồng thời, họ cho
rằng vốn xã hội hiện diện trong các mối quan hệ như mạng cá nhân hoặc vị trí môi giới
có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến phúc lợi hộ gia đình. Tương đồng quan điểm, ở
Việt Nam, Hồ Đình Bảo (2016) trong nghiên cứu tác động của hỗ trợ tư liệu sản xuất và
thu nhập đến phúc lợi hộ gia đình Việt Nam chỉ ra đối với khu vực nông thôn không tìm
thấy bằng chứng cho thấy hội tham gia chính xác nhận hỗ trợ tư liệu sản xuất có thể thay
đổi thu nhập và chi tiêu của mình. điều này cho thấy chính sách này chưa thực sự hiệu
quả. Tác giả cho rằng rằng quan điểm việc hỗ trợ người nghèo, người thu nhập thấp
bằng cách hỗ trợ cho họ tư liệu sản xuất không hề đơn giản để có thể thu được hiệu quả
50

về phúc lợi (thu nhập, chi tiêu). Về mặt thu nhập của hộ, các chính sách hỗ trợ chưa thực
sự có ý nghĩa đối với việc nâng cao thu nhập. Về mặt chi tiêu, tham gia nhóm chính sách
này, các hộ chủ yếu tham gia chính sách tín dụng ưu đãi nhưng lại không cho thấy dấu
hiệu rõ ràng về việc tăng chi cho đầu tư sản xuất kinh doanh. Ngược lại các hộ tham gia
hỗ trợ về thu nhập thì chi cho đầu tư sản xuất kinh doanh có xu hướng tăng. Phan Thị
Nữ (2010) khi đánh giá chính sách hỗ trợ tín dụng cho người nghèo ở khu vực nông
thôn đã nhận dịch tín dụng làm tăng chi tiêu cho hộ nghèo nhưng không có tác động làm
gia tăng thu nhập.

Do đó, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết:

H3: Các thành phần của năng lực thích ứng ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả
sinh kế hộ gia đình nông thôn Việt Nam.

1.3.3 Vai trò điều tiết của năng lực thích ứng
Hàng năm, các quốc gia trên thế giới đều phải gánh chịu những tổn thương nặng nề
do các cú sốc gây ra. Tuy nhiên, một vài nhà nghiên cứu đã chỉ ra, trước một thảm họa,
những nỗ lực của con người có thể góp phần giảm thiểu tổn thương (Muttarak và Lutz,
2014). Biến đổi khí hậu hay các cú sốc thường làm trầm trọng thêm căng thẳng trực tiếp và
gián tiếp tới những nhóm người dễ bị tổn thương (Adger, 2006; Niang và cộng sự, 2014)
và sự thích nghi trong nhiều trường hợp là điều cần thiết (Mearns và Norton, 2009). Khi
tiếp xúc với những thảm họa tương tự nhau, các hộ gia đình có năng lực thích ứng và khả
năng phục hồi tốt hơn có thể chịu thiệt hại ít hơn (Arouri và cộng sự, 2015). Ngoài ra, với
năng lực thích ứng tốt hơn, các hộ gia đình cũng có thể đối phó tốt hơn với các cú sốc sức
khỏe. Một vài nhà nghiên cứu đã chứng mình cách mà hộ gia đình ứng phó với cú sốc sức
khỏe phụ thuộc vào những tài sản, nguồn lực mà họ sở hữu (Dercon và Krishnan, 1996;
Ellis, 1998).

1.3.3.1 Vai trò điều tiết của vốn tự nhiên

Việc không có vốn tự nhiên được cho là làm giảm kết quả sinh kế của một hộ gia
đình (Tekana và Oladele, 2011). Ngược lại, nếu có vốn tự nhiên, cụ thể là thủy lợi, còn
giúp cho các hộ gia đình tại Việt Nam có khả năng đối phó tốt hơn với các tác động
ngắn hạn của hạn hán (Thomas và cộng sự, 2010). Nghiên cứu tại Okavango, Botswana
kết luận rằng khả năng thích ứng của hộ gia đình với lũ lụt cực đoan phần lớn phụ thuộc
51

vào khả năng tiếp cận vốn tự nhiên (Motsholapheko và cộng sự, 2011). Một nghiên cứu
tại khu vực Nepal của Tappu cũng cho thấy những cư dân nông thôn ở đây chủ yếu dựa
vào tài nguyên thiên nhiên để kiếm sống. Do đó, việc tiếp tục duy trì nguồn tài nguyên
thiên nhiên rất quan trọng đối với các chiến lược sinh kế và gia tăng năng lực thích ứng
của họ. Vốn tự nhiên đã giảm thiểu các tác động từ các cú sốc khí hậu bằng cách cho
người dân khai thác nguồn tài nguyên từ môi trường xung quanh bao gồm nhiên liệu gỗ
để nấu ăn và cỏ lau để lợp và làm hàng rào, chống chọi với các thời tiết xấu, điển hình
là khi mùa mưa đến (Dulal và cộng sự, 2010).

Mặt khác, trong nghiên cứu về chiến lược đối phó của hộ gia đình trước cú sốc
sức khỏe, Dercon và Krishnan (2000) chỉ ra rằng các hộ gia đình có nhiều đất có thể
đảm bảo tiêu dùng từ đó giảm bớt những ảnh hưởng bất lợi từ cú sốc sức khỏe.

Như vậy, đứng trước ảnh hưởng xấu từ cú sốc sức khỏe và cú sốc tự nhiên đối
với kết quả sinh kế của các nông hộ, vốn tự nhiên của hộ càng cao thì càng giúp tăng
cường năng lực thích ứng, giảm tổn thương do các cú sốc, đồng thời nâng cao khả năng
phục hồi sau sốc.

1.3.3.2 Vai trò điều tiết của vốn con người

Nhiều nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng khi các tài sản và hoạt động sinh kế được
đa dạng thì khả năng phục hồi của sinh kế đối với các tác động bất lợi của các yếu tố tự
nhiên và kinh tế xã hội sẽ tăng lên (Adger, 1999; Ellis, 2000). Cũng theo khung sinh kế
bền vững của DFID (2001) phác họa mối quan hệ giữa sinh kế hộ gia đình với các cú
sốc tự nhiên làm thay đổi kinh tế xã hội. Cụ thể, các hộ gia đình sử dụng các nguồn tài
sản sinh kế để xây dựng chiến lược đa dạng sinh kế nhằm đạt được các kết quả sinh kế
kỳ vọng trong bối cảnh họ bị ảnh hưởng bởi bối cảnh dễ bị tổn thương. Bối cảnh dễ tổn
thương trong bài nghiên cứu này chính là các cú sốc và vốn con người là một trong
những tài sản sinh kế cần có sự điều tiết và phát triển để có thể đạt được kết quả sinh kế
như kỳ vọng.

Hàng năm, trên thế giới đều phải gánh chịu những tổn thương nặng nề do cú sốc
tự nhiên gây ra. Tuy nhiên, theo Muttarak và Wolfgang (2014), trước một sự kiện thảm
họa, vốn con người có thể điều tiết giúp giảm thiểu tổn thương cho hộ gia đình trước
các tác động của cú sốc như thương tích, mất mạng và tài sản. Nghiên cứu trường hợp
52

của các hộ gia đình ở Brazil và El Salvador báo cáo rằng cư dân của các khu vực rủi ro
cao có mức giáo dục trung bình thấp hơn mức giáo dục tại các hộ gia đình sống trong
khu vực rủi ro thấp (Wamsler và cộng sự, 2012). Điều này có thể là do những cá nhân
biết chữ và có trình độ học vấn cao hơn có khả năng nhận thức tốt hơn và hiểu những
rủi ro hiện có và có thể hành động theo nhận thức trước các mối đe dọa. Như vậy có thể
nhận thấy trình độ giáo dục có sự điều tiết tới mối quan hệ giữa những cú sốc tự nhiên
và kết quả sinh kế hộ gia đình, đặc biệt là những hộ gia đình mà nguồn sinh kế phụ thuộc
nhiều vào điều kiện tự nhiên. Bên cạnh đó như đã nhắc tới ở trên, trình độ giáo dục của
chủ hộ cũng là một thành phần của vốn con người nên suy ra vốn con con người có sự
điều tiết tới mối quan hệ giữa cú sốc tự nhiên và kết quả sinh kế của hộ gia đình.

Bên cạnh các cú sốc về tự nhiên, con người cũng gặp phải các cú sốc về sức khỏe,
căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS là một trong số đó. Theo Goujard và cộng sự (2003), kiến
thức của bệnh nhân về tình trạng HIV và phương pháp điều trị của họ đã được công
nhận là một yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ điều trị bằng thuốc kháng vi-rút, có thể
được cải thiện thông qua các chương trình giáo dục. Nghiên cứu này được tiến hành
bằng cách cho 326 bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS thành hai nhóm, một nhóm tham gia
thử nghiệm vào chương trình giáo dục và một nhóm được kiểm soát bởi các bác sĩ chăm
sóc tiêu chuẩn. Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân được cải thiện trong 56% đối tượng
nhóm thử nghiệm và 50% đối tượng kiểm soát. Nghiên cứu đã cho thấy tác động tích
cực của sự can thiệp giáo dục đối với việc tuân thủ điều trị bằng thuốc kháng vi-rút, kiến
thức của bệnh nhân, chất lượng cuộc sống và đáp ứng điều trị ở những bệnh nhân được
điều trị bằng liệu pháp kháng vi-rút hoạt tính cao. Điều này cũng giúp cho những hộ gia
đình phải chịu những cú sốc sức khỏe có thể giảm thiểu những tác động tiêu cực do cú
sốc đến thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người trong hộ. Như vậy có thể nhận thấy
rằng vốn con người được hình thành thông qua giáo dục có sự điều tiết tới mối quan hệ
giữa cú sốc sức khỏe và kết quả sinh kế của các hộ gia đình, đặc biệt là tới các hộ ở khu
vực nông thôn - những hộ có mức sống thấp hơn trong khu vực.

Tóm lại, khi các cú sốc tự nhiên, cú sốc sức khỏe có tác động tới kết quả sinh kế
của hộ gia đình (bao gồm thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người trong hộ) thì nguồn
vốn con người của mỗi thành viên trong gia đình có xu hướng làm giảm tổn thương do
các cú sốc và làm tăng khả năng phục hồi kết quả sinh kế của hộ (Lê Xuân Thái, 2014;
Wamsler và cộng sự, 2012; Goujard và cộng sự, 2003).
53

1.3.3.3 Vai trò điều tiết của vốn vật chất

Một số nghiên cứu trước đây đã chứng minh được vai trò của vốn vật chất trong
mối quan hệ giữa các cú sốc và kết quả sinh kế. Deaton (1989) chỉ ra rằng vốn vật chất
làm giảm mức độ tổn thương của hộ gia đình trước những cú sốc liên quan đến thu nhập.
Cụ thể, hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi cú sốc có thể thích nghi bằng cách bán tài sản, do
đó, hộ gia đình sở hữu nhiều tài sản sẽ ít bị tổn thương hơn. Góc nhìn này tương tự với
Kanjilal và cộng sự (2007), nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng một hộ gia đình có thể tìm cách
chống lại cú sốc sức khỏe bất ngờ thông qua việc sử dụng nguồn tài sản có sẵn (bao gồm
vốn vật chất) để chi trả các chi phí y tế (Kanjilal và cộng sự, 2007). Hơn nữa, trong
trường hợp khi chi phí y tế vượt quá ngưỡng hộ gia đình, thì hộ gia đình có thể bị buộc
phải rút toàn bộ tiền tiết kiệm hoặc các tài sản khác được sử dụng làm tài nguyên.

Như vậy, các nghiên cứu trước đây mới manh nha chỉ ra vai trò điều tiết của vốn
vật chất trong mối quan hệ giữa các cú sốc và sinh kế hộ gia đình. Cụ thể, vốn vật chất
được xem là góp phần làm giảm tác động của cú sốc tới sinh kế hộ. Tuy nhiên, những
nghiên cứu này chưa chỉ ra cụ thể ảnh hưởng của từng thành phần trong vốn vật chất.
Thêm vào đó, các nghiên cứu mới chỉ đưa ra những nhận định chứ chưa thực hiện các
nghiên cứu với số liệu cụ thể để chứng minh rõ vai trò này của vốn vật chất.

1.3.3.4 Vai trò điều tiết của vốn tài chính

Sự sẵn có của vốn tài chính được khẳng định là đóng góp giúp kết quả sinh kế
của một hộ gia đình tốt hơn (Tekana và Oladele, 2011). Ngược lại, thiếu vốn tài chính,
cụ thể là thiếu tiết kiệm cá nhân sẽ làm tăng tỷ lệ gặp phải các tác động tiêu cực nghiêm
trọng từ thiên tai. Nhiều nghiên cứu cho biết, vốn tài chính đóng vai trò quan trọng trong
việc xác định các lựa chọn và chiến lược sinh kế cho người dân (Hoff và cộng sự, 2005;
Hammill và cộng sự, 2008; Dowla, 2006; GMF, 2008; Islam, 2008). Vốn tài chính cùng
các nguồn vốn khác (vốn nhân lực, vốn tự nhiên, vốn xã hội) giúp chiến lược sinh kế
thành công trong các khu vực rủi ro cao về khí hậu của các nước đang phát triển. Do đó,
việc tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức từ ngân hàng và dịch vụ tài chính vi mô
(tín dụng vi mô, bảo hiểm vi mô và tiết kiệm vi mô) sẽ giúp cải thiện năng lực thích ứng
và giảm mức độ tổn thương của các hộ gia đình đối với các sự kiện cực đoan do khí hậu,
đặc biệt là cú sốc tự nhiên gây ra (Hoff và cộng sự, 2005; Hammill và cộng sự, 2008;
Dawla, 2006).
54

Ngày nay, có một giả định rất mạnh mẽ rằng tín dụng cho phép các hộ gia đình
tham gia vào thị trường đầu vào và đầu ra, từ đó cải thiện thu nhập của họ, tiêu dùng
trơn tru và tích lũy tài sản (Gonzalez-Vega, 2003). Quan trọng hơn, do tính chất biến
động của thu nhập nông nghiệp ở các vùng nông thôn của các nước đang phát triển,
chính phủ tập trung vào việc cung cấp các khoản vay nhỏ để cải thiện phúc lợi cho các
nông hộ, đặc biệt là hỗ trợ các hộ nghèo chống lại các cú sốc như sốc tự nhiên hay sốc
sức khỏe (World Bank, 2004; Zeller và cộng sự, 1997). Các hộ gia đình bị hạn chế về
tín dụng có nhiều khả năng bị ảnh hưởng xấu bởi các cú sốc tiêu cực hơn, bao gồm cả
cú sốc tự nhiên (Gitter và Barham, 2007). Kết quả nghiên cứu của Sawada (2007) từ
trận động đất ở Hanshin, Awaji và Chuetsu, và sóng thần ở Ấn Độ cho thấy rằng tín
dụng đóng vai trò quan trọng như một công cụ đối phó với thảm họa tự nhiên. Dự trữ
của chính phủ, bảo hiểm thương mại và phi thương mại, tín dụng dự phòng và trái phiếu
thảm họa sẽ đảm bảo nguồn vốn để cứu trợ và phục hồi sau tác động của khí hậu, đây
cũng là yêu cầu cần thiết cho các lựa chọn sinh kế và thích ứng với biến đổi khí hậu tốt
hơn (Dulal và cộng sự, 2010).

Bên cạnh tín dụng, nhiều nghiên cứu tìm thấy, tiết kiệm và lương hưu cũng là
yếu tố làm giảm sự ảnh hưởng của cú sốc tự nhiên đến kết quả sinh kế hộ gia đình.
Những cú sốc đóng vai trò là cái bẫy nghèo đói. Các hộ gia đình có cơ chế tự bảo hiểm
(thể hiện qua tiết kiệm và lương hưu) kém là những đối tượng dễ bị nghèo nhất bởi vì
họ không thể làm giảm ảnh hưởng của cú sốc tự nhiên. Các hộ gia đình có tiền tiết kiệm
ít bị tổn thương nghèo hơn 43% so với các hộ không có tiền tiết kiệm. Một số hộ gia
đình có thể giảm bớt rủi ro thiên tai thông qua việc sử dụng lương hưu như một khoản
thanh toán chuyển khoản dự kiến vĩnh viễn.

Ngoài ra, đối với cú sốc sức khỏe, vốn tài chính cũng đóng góp vào việc giảm ảnh
hưởng của cú sốc này đến thu nhập hộ gia đình, đặc biệt thông qua tiền tiết kiệm, những
khoản vay mượn từ người thân hoặc các dịch vụ bên ngoài (Bales, 2013). Một cuộc khảo
sát năm 2006 tập trung vào hành vi tiết kiệm ở Việt Nam cho thấy khoảng 54% hộ gia đình
báo cáo có tiết kiệm (hầu hết dưới dạng tiền mặt, vàng và trang sức giữ ở nhà), và 82%
người đó báo cáo rằng một trong những mục đích tiết kiệm của họ là để chi trả cho phí
chăm sóc y tế (Newman và cộng sự, 2008). Mặt khác, có những nghiên cứu cũng phát hiện
ra vay mượn là một chiến lược đối phó quan trọng của các gia đình đối mặt với bệnh tật của
55

một thành viên trong hộ. Những khoản vay mượn này có sự khác nhau đáng kể giữa các
nhóm dân cư: người nghèo và người giàu. Trong khi người nghèo gia tăng sự phụ thuộc
vào các khoản vay từ các thành viên gia đình trong trường hợp bị bệnh, thì những người
khá giả lại gia tăng trong việc vay mượn từ người ngoài, đặc biệt là vay với lãi suất cao
(Palmer và cộng sự, 2011).

Cuối cùng, trong bối cảnh dễ bị tổn thương bởi các cú sốc của các nước Nam Á
nói chung và Việt Nam nói riêng, nhiều nghiên cứu về các chiến lược sinh kế mà các hộ
gia đình thường sử dụng để cải thiện thu nhập, điều hoà các khoản chi tiêu cũng như để
ứng phó với các cú sốc (Imai và cộng sự, 2015; Seng, 2015) đã nhận ra rằng đa dạng hoá
nguồn thu nhập được xem là một trong những chiến lược hiệu quả mà các hộ gia đình
thường sử dụng để cải thiện mức sống và giảm thiểu hậu quả do cú sốc gây ra (Lê Trung
Hiếu và Phạm Tiến Thành, 2018). Càng nhiều nguồn thu nhập, kết quả sinh kế của hộ gia
đình càng được cải thiện, và càng có khả năng thích ứng tốt hơn với cú sốc sức khỏe và
cú sốc tự nhiên.

Như vậy, khi cú sốc sức khỏe và cú sốc tự nhiên xảy ra và gây ảnh hưởng tiêu
cực đến kết quả sinh kế của các nông hộ, vốn tài chính của hộ càng lớn thì càng giúp
tăng cường năng lực thích ứng, giảm tổn thương do các cú sốc, đồng thời nâng cao khả
năng phục hồi sau sốc.

1.3.3.5 Vai trò điều tiết của vốn xã hội

Carter và Maluccio (2003) trong nghiên cứu về vốn xã hội và vấn đề chống chọi
với cú sốc kinh tế tại Châu Phi cho rằng các hộ gia đình có vốn xã hội tốt hơn sẽ có năng
lực chống sốc cao hơn. Nhiều nghiên cứu tại Việt Nam cũng khẳng định vai trò thực
tiễn của vốn xã hội trong việc hỗ trợ các hộ gia đình chống chọi lại các cú sốc tiêu
cực. Cụ thể, Nguyễn Đăng Hiệp Phố (2016) đã đề cao vai trò của vốn xã hội trong việc
giúp các hộ gia đình người Mạ vượt qua khó khăn và hồi phục lại kinh tế. Ví dụ trong
trường hợp thiếu lương thực, hộ gia đình có thể nhận được trợ giúp lương thực hoặc tiền
mặt từ mạng lưới xã hội. Newman và cộng sự (2008), qua nghiên cứu “Các cú sốc thu
nhập và Các chiến lược thích ứng với rủi ro của hộ gia đình: Vai trò của bảo hiểm chính
thức ở nông thôn Việt Nam”, đã kết luận rằng truyền thống lâu đời và văn hóa chia sẻ
rủi ro tồn tại trong các cộng đồng nhỏ ở Việt Nam. Điều này thể hiện ở việc hỗ trợ từ
bạn bè, họ hàng và hỗ trợ từ các tổ chức quần chúng như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân,
56

Hội Cựu chiến binh, và Đoàn Thanh niên. Hỗ trợ mang tính xã hội từ các cộng đồng và
các tổ chức này có ý nghĩa quan trọng đối với các hộ nghèo để giúp họ vượt qua các cú
sốc thu nhập tiêu cực, bao gồm cả cú sốc có tính đặc trưng, riêng biệt như khi thành viên
gia đình gặp chấn thương, bị ốm chết..; và các cú sốc có tính hiệp biến về mặt không
gian như lũ lụt, hạn hán,…

Mặt khác, một vài nghiên cứu lại chỉ ra rằng đôi khi vốn xã hội không có vai
trò hiệu quả trong việc làm giảm tác động của các cú sốc tới kết quả sinh kế. Cụ thể,
kết quả trong nghiên cứu “Đánh giá năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của người
dân ở cấp độ cộng đồng: Kết quả khảo sát tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng,
tỉnh Nam Định”, Đàm Thị Tuyết (2017) đã đưa ra quan điểm rằng việc sử dụng các
mối quan hệ xã hội để thúc đẩy các hoạt động sinh kế là vô cùng quan trọng. Khi có
sự hợp tác giữa các hộ gia đình, các hoạt động sinh kế sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Tuy
nhiên trên thực tế, sự hợp tác trong các hoạt động sinh kế của người dân ở thị trấn
Rạng Đông là tương đối thấp. Nhìn chung, các hộ gia đình đều độc lập trong tất cả
các loại hình sinh kế. Họ cho rằng việc hợp tác giữa các hộ trong việc làm ăn rất khó
vì đa số các hộ gia đình có điều kiện kinh tế rất khác nhau, hoàn cảnh gia đình và sở
thích,... khác nhau. Bên cạnh đó, đánh giá một yếu tố khác về nguồn lực xã hội là
cách thức hoạt động của các tổ chức chính trị và xã hội như Hội Nông dân, Hội Phụ
nữ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc,... tác giả cho thấy: “Nhìn chung ở Rạng Đông, sự hiện
diện của các tổ chức này trong việc triển khai các hoạt động phòng chống, khắc phục
thiệt hại do thiên tai và thời tiết bất thường còn hạn chế. Các tổ chức này cũng chưa
có những hoạt động cụ thể để giúp đỡ người dân ứng phó với rủi ro của thiên tai và
BĐKH” (Đàm Thị Tuyết, 2017). Trước đó, Lê Thị Diệu Hiền (2014) cũng cho rằng
yếu tố mạng lưới xã hội đứng ở vị trí quan trọng nhất góp phần giảm tổn thương sinh
kế của cộng đồng xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau trước tác động của
biến đổi khí hậu, tuy nhiên qua thực tế cho thấy sinh kế luôn gắn liền với biển, thường
xuyên di chuyển và không cố định đã khiến cho việc tiếp cận các thông tin hỗ trợ
chính thức hạn chế. Sự hỗ trợ kịp thời từ địa phương và các tổ chức phi chính thức
sẽ góp phần làm giảm sự tổn thương trước tác động BĐKH đối với cộng đồng. Hay
Nguyễn Thị Ba Liễu (2017) cũng cho thấy vốn xã hội mặc dù khá đa dạng nhưng đa
phần vẫn không đủ để khắc phục thiệt hại do thiên tai xảy ra đối với cộng đồng dân
57

cư trên địa bàn thị trấn Cát Hải. Ngoài ra, Nguyễn Thị Vĩnh Hà (2017) đã kết luận:
người dân ở xã Bản Díu có khả năng ứng phó thấp hơn so với người dân ở xã Tân
Nam, vì họ ít được hỗ trợ hơn, ít có thông tin cảnh báo hơn và không có biện pháp
ứng phó trượt lở. Người dân ở xã Tân Nam có khả năng ứng phó tốt hơn, mặc dù vẫn
ở mức thấp do các điều kiện về vốn xã hội vẫn còn nhiều hạn chế. Tóm lại, không ít
các tác giả đều đề cao vai trò điều tiết của vốn xã hội trong khả năng phục hồi trước
những cú sốc về thu nhập trong những nghiên cứu của mình, tuy nhiên nhiều trường
hợp, vốn xã hội chưa thực sự đem lại hiệu quả trên thực tế tại Việt Nam.

Do đó, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết như sau:

H4 (a1-a17): 17 chỉ số thành phần của năng lực thích ứng (Diện tích đất nông
lâm nghiệp bình quân đầu người; Số lượng loại đất nông nghiệp; Diện tích gieo
trồng lúa bình quân đầu người; Diện tích gieo trồng cây lương thực thực phẩm bình
quân đầu người; Tỷ lệ người có việc làm; Chủ hộ không có CMKT; Chủ hộ chưa tốt
nghiệp tiểu học; Số đồ dùng lâu bền; Giá trị tài sản còn lại bình quân; Diện tích ở
bình quân đầu người; Loại ngôi nhà chính của hộ; Tiếp cận tiết kiệm; Tiếp cận vốn
vay bằng tiền và hàng hóa; Số nguồn thu nhập; Tỷ lệ thành viên hộ không tham gia
hội đoàn; Số hình thức hỗ trợ; Khả năng tiếp cận dịch vụ thông tin) có vai trò điều
tiết làm giảm thiểu tác động của cú sốc sức khỏe đến kết quả sinh kế của hộ gia đình
tại nông thôn Việt Nam.

H5 (a1-a17): 17 chỉ số thành phần của năng lực thích ứng (Diện tích đất nông
lâm nghiệp bình quân đầu người; Số lượng loại đất nông nghiệp; Diện tích gieo
trồng lúa bình quân đầu người; Diện tích gieo trồng cây lương thực thực phẩm bình
quân đầu người; Tỷ lệ người có việc làm; Chủ hộ không có CMKT; Chủ hộ chưa tốt
nghiệp tiểu học; Số đồ dùng lâu bền; Giá trị tài sản còn lại bình quân; Diện tích ở
bình quân đầu người; Loại ngôi nhà chính của hộ; Tiếp cận tiết kiệm; Tiếp cận vốn
vay bằng tiền và hàng hóa; Số nguồn thu nhập; Tỷ lệ thành viên hộ không tham gia
hội đoàn; Số hình thức hỗ trợ; Khả năng tiếp cận dịch vụ thông tin) có vai trò điều
tiết làm giảm thiểu tác động của cú sốc tự nhiên đến kết quả sinh kế của hộ gia đình
tại nông thôn Việt Nam.
58

1.4. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Dựa vào những mối quan hệ trong phần cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu,
nhóm tác giả đưa ra mô hình sau:

Biến kiểm soát:


- Tỷ lệ người không phụ thuộc
- Tuổi của chủ hộ
- Giới tính
- Quy mô hộ
Cú sốc
H1
Cú sốc sức khỏe
35+
H4

Năng lực thích ứng


- Vốn tự nhiên
- Vốn con người H3 Kết quả sinh kế
- Vốn vật chất - Thu nhập
- Vốn tài chính - Chi tiêu
- Vốn xã hội
H5
Cú sốc tự nhiên
H2

Hình 1.1 : Mô hình nghiên cứu


Nguồn: Nhóm tác giả xây dựng
Giả thuyết nghiên cứu
Để đánh giá ảnh hưởng của các cú sốc đến kết quả sinh kế của nông hộ Việt Nam,
nhóm đề xuất các giả thuyết:
Giả thuyết 1 (H1): Cú sốc sức khỏe ảnh hưởng ngược chiều đến kết quả sinh kế
Giả thuyết 2 (H2): Cú sốc tự nhiên ảnh hưởng ngược chiều đến kết quả sinh kế
Giả thuyết 3 (H3): Năng lực thích ứng ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả sinh kế
Giả thuyết 4 (H4) (a1-a17): 17 chỉ số thành phần của năng lực thích ứng (Diện tích
đất nông lâm nghiệp bình quân đầu người; Số lượng loại đất nông nghiệp; Diện tích gieo
trồng lúa bình quân đầu người; Diện tích gieo trồng cây lương thực thực phẩm bình quân
59

đầu người; Tỷ lệ người có việc làm; Chủ hộ không có CMKT; Chủ hộ chưa tốt nghiệp tiểu
học; Số đồ dùng lâu bền; Giá trị tài sản còn lại bình quân; Diện tích ở bình quân đầu người;
Loại ngôi nhà chính của hộ; Tiếp cận tiết kiệm; Tiếp cận vốn vay bằng tiền và hàng hóa;
Số nguồn thu nhập; Tỷ lệ thành viên hộ không tham gia hội đoàn; Số hình thức hỗ trợ; Khả
năng tiếp cận dịch vụ thông tin) có vai trò điều tiết làm giảm thiểu tác động của cú sốc sức
khỏe đến kết quả sinh kế của hộ gia đình tại nông thôn Việt Nam.
Giả thuyết 5 (H5) (a1-a17): 17 chỉ số thành phần của năng lực thích ứng (Diện tích
đất nông lâm nghiệp bình quân đầu người; Số lượng loại đất nông nghiệp; Diện tích gieo
trồng lúa bình quân đầu người; Diện tích gieo trồng cây lương thực thực phẩm bình quân
đầu người; Tỷ lệ người có việc làm; Chủ hộ không có CMKT; Chủ hộ chưa tốt nghiệp
tiểu học; Số đồ dùng lâu bền; Giá trị tài sản còn lại bình quân; Diện tích ở bình quân đầu
người; Loại ngôi nhà chính của hộ; Tiếp cận tiết kiệm; Tiếp cận vốn vay bằng tiền và
hàng hóa; Số nguồn thu nhập; Tỷ lệ thành viên hộ không tham gia hội đoàn; Số hình thức
hỗ trợ; Khả năng tiếp cận dịch vụ thông tin) có vai trò điều tiết làm giảm thiểu tác động
của cú sốc tự nhiên đến kết quả sinh kế của hộ gia đình tại nông thôn Việt Nam.
Ngoài ra, trong mô hình, nhóm nghiên cứu sử dụng thêm các biến kiểm soát: tỷ lệ
người không phụ thuộc, tuổi của chủ hộ, giới tính chủ hộ, quy mô hộ, vì:

Tỷ lệ người không phụ thuộc


Lao động trong nông hộ được coi là một nhân tố quan trọng của sản xuất nông
nghiệp, góp phần tăng thu nhập của hộ gia đình thông qua việc sử dụng lao động nhà và
giảm lao động thuê mướn (Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự, 2011; Trương Đông Lộc và
Đặng Thị Thảo, 2011; Mai Văn Nam và Đinh Công Thành, 2011; Nguyễn Quốc
Nghi và Bùi Văn Trịnh, 2011). Trong điều kiện sản xuất ít được cơ giới hóa, số lượng
lao động sẽ là yếu tố cơ bản giúp làm tăng thu nhập cho nông hộ (Abdulai và CroleRees,
2001; Yang, 2004).

Theo Võ Thành Khởi (2015) số nhân khẩu trong gia đình là yếu tố ảnh hưởng
đến thu nhập của hộ gia đình. Nếu số người phụ thuộc trong gia đình quá đông thì thu
nhập của hộ gia đình sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Nghiên cứu thực nghiệm của Nguyễn Quốc
Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011) tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã chứng minh
điều này, thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình bị giảm do số người phụ thuộc
trong một hộ là khá cao.
60

Vì vậy, nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu “tỷ lệ người không phụ thuộc” với vai trò
một biến kiểm soát trong mô hình, với tác động cùng chiều đến kết quả sinh kế hộ gia
đình như các nghiên cứu trước đó.

Tuổi của chủ hộ


Độ tuổi của người lao động cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng lao động cũng
như hình thức lao động. Đặc biệt lao động ở nông thôn thì cần nguồn lao động trẻ, có
sức khỏe tốt bởi vì hầu hết những công việc ở nông thôn thường là những việc làm nặng
nhọc. Chủ hộ là người trụ cột trong gia đình, quyết định mọi việc trong gia đình vì thế
độ tuổi của chủ hộ sẽ có ảnh hưởng đến việc lựa chọn sinh kế và mức thu nhập, chi tiêu
của hộ gia đình (Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh, 2011).

Cụ thể, khi nghiên cứu các hộ gia đình tại Đồng bằng sông Cửu Long, Nguyễn
Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011) cho thấy, độ tuổi trung bình của chủ hộ người Chăm
là 53 tuổi, độ tuổi trung bình của người lao động trong hộ là 32 tuổi. Với kết cấu độ tuổi
như vậy, người trụ cột trong gia đình sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc quản lý và
lựa chọn sinh kế cho cả gia đình, còn người lao động trong hộ ở giai đoạn này có nhiều
sáng tạo hơn trong lao động và có sức khỏe tốt hơn, đây chính là độ tuổi thích hợp cho
người lao động tạo ra thu nhập cho gia đình. Mặt khác, với mô hình sản xuất lúa của các
hộ gia đình tại Vĩnh Long, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chủ hộ trẻ có xu hướng chuyển
đổi sang các mô hình sản xuất khác có hiệu quả kinh tế cao hơn là duy trì mô hình lúa 3
vụ do số thành viên trong nông hộ ít, từ đó giúp hộ gia đình linh hoạt trong thu nhập hơn
(Lê Xuân Thái, 2014).

Giới tính chủ hộ


Như nghiên cứu đã đề cập, chủ hộ là người trụ cột trong gia đình, quyết định mọi
việc trong gia đình, vì vậy giới tính của chủ hộ cũng là một trong những yếu tố ảnh
hưởng đến kết quả sinh kế của hộ gia đình. Nhiều nghiên cứu cùng có chung quan điểm
hộ gia đình có chủ hộ là nam sẽ có kết quả sinh kế cao hơn các gia đình có chủ hộ là nữ.
Nghiên cứu của Bùi Quang Bình với trường hợp các hộ trồng cà phê ở Tây Nguyên cho
kết quả, nếu chủ hộ là nam giới thì thu nhập của hộ sẽ cao hơn 0.237 điểm. Một nghiên
cứu tại Uganda cũng cho thấy các hộ gia đình có chủ hộ là nữ sẽ có thu nhập và tiêu
thấp hơn, tuy nhiên thấp hơn không đáng kể. Mặc dù nữ giới có khả năng quản lý tài
chính trong gia đình tốt hơn nam giới, nhưng dường như họ nhận được ít giáo dục hơn
61

so với nam giới, dẫn đến trình độ chuyên môn kỹ thuật không tốt, khiến thu nhập của
các hộ gia đình tại nông thôn có chủ hộ là nữ cũng thấp hơn. Bên cạnh đó, các hoạt động
sản xuất nông nghiệp đòi hỏi các yếu tố về sức khỏe và thể chất, đây là điểm yếu của đa
số nữ giới vì họ không khỏe mạnh bằng nam giới. Hơn nữa, nhiều gia đình có chủ hộ là
nữ bởi họ là những góa phụ, nên ngoài việc gánh vác vai trò trụ cột kinh tế trong gia
đình, họ còn phải chăm lo sức khỏe và học tập cho con cái (Buvinic và Gupta, 1997).

Quy mô hộ
Quy mô hộ hay số nhân khẩu trong gia đình là yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
của hộ gia đình, bởi nếu quy mô hộ lớn và số người phụ thuộc trong gia đình quá đông
thì thu nhập của hộ gia đình sẽ bị ảnh hưởng rất lớn (Võ Thành Khởi, 2015). Nghiên cứu
của Lê Xuân Thái (2014) tại Vĩnh Long cho kết quả rằng, với những nông hộ có mô hình
trồng lúa 3 vụ, nếu số người trong hộ tăng sẽ làm giảm thu nhập bình quân đầu người của
nông hộ. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu trước của Nguyễn
Quốc Nghi và cộng sự (2011). Những gia đình có đông nhân khẩu thường là những gia đình
có 3 thế hệ chung sống, có 3-4 người phụ thuộc bao gồm những người già và những người
trong độ tuổi đi học. Vì vậy, quy mô hộ tác động ngược chiều đến kết quả sinh kế.

Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011) sau khi phân tích hồi quy tuyến tính
cũng cho thấy quy mô hộ có tác động ngược chiều với thu nhập của hộ hay nói cách
khác, nếu số nhân khẩu của hộ càng tăng thì thu nhập bình quân đầu người hàng tháng
của hộ dân tộc sẽ càng giảm. Cụ thể, khi hộ gia đình có số nhân khẩu nhiều hơn thì thu
nhập sẽ giảm 0,402 triệu đồng/ tháng. Điều này được giải thích như sau: những người
phụ thuộc trong hộ gia đình phần lớn là không trong độ tuổi lao động, do đó, chủ hộ gia
đình vừa phải lo kiếm tiền vừa phải lo chăm sóc con nhỏ, nên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
thu nhập của hộ gia đình. Phát hiện này cũng phù hợp với các nghiên cứu khác trên thế
giới, như Asmah (2011), Akaakohol và Aye (2014), về cơ bản, khi cuộc sống của hộ
đang ở trạng thái cân bằng, việc tăng thêm thành viên sẽ làm giảm phúc lợi, dẫn đến gia
tăng gánh nặng cho hộ gia đình.
62

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Phương pháp tiếp cận

Như phần tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận đã đề cập, để thỏa mãn các mục
tiêu nghiên cứu, tiếp cận khung sinh kế bền vững của DFID (2001) (Hình 2.1) được sử
dụng để khám phá các yếu tố thúc đẩy hoặc cản trở các hộ gia đình ở khu vực nông thôn
Việt Nam xây dựng và thực hiện chiến lược sinh kế để đạt được kết quả sinh kế kỳ vọng.
Khung sinh kế bền vững sẽ phác họa mối quan hệ giữa sinh kế hộ với các hiểm họa tự
nhiên và thay đổi kinh tế xã hội. Các hộ gia đình nông thôn sử dụng các nguồn tài sản
sinh kế để xây dựng chiến lược đa dạng sinh kế của họ nhằm đạt được các kết quả sinh
kế kỳ vọng trong bối cảnh họ vừa bị ảnh hưởng bởi bối cảnh tính dễ bị tổn thương vừa
bị điều chỉnh bởi các qui định pháp lý chính thức và định chế không chính thức của xã
hội. Kết quả sinh kế (tốt hoặc không tốt) sẽ ảnh hưởng đến quyết định gia tăng hoặc
giảm nguồn vốn sinh kế và hộ gia đình nông thôn Việt Nam có thể điều chỉnh chiến lược
sinh kế hiện có hoặc xây dựng các chiến lược sinh kế mới. Các nghiên cứu trước đây
chỉ ra rằng khi các tài sản và hoạt động sinh kế được đa dạng thì khả năng phục hồi của
sinh kế đối với các tác động bất lợi của các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội sẽ tăng lên
(Adger, 1999; Ellis, 2000).

Cấu trúc của khung sinh kế bền vững

Khung sinh kế bền vững của DFID (2001) là một công cụ được xây dựng nhằm
xem xét những yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sinh kế của con người, đặc biệt là những
yếu tố gây khó khăn hoặc tạo cơ hội trong sinh kế cũng như để xem xét cách các yếu tố
này tương tác với nhau (Scoones, 2009). Mục đích của khung sinh kế bền vững giúp các
nhà hoạch định, các nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực, cùng tham gia vào cuộc tranh luận
về những yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế, tầm quan trọng và cách thức tương tác của
những yếu tố này. Điều này giúp xác định những điểm phù hợp để xác định vấn đề và
giải pháp hỗ trợ sinh kế dựa trên sự phân tích từng nhân tố một cách rõ ràng.

Khung sinh kế bền vững của DFID có những thành phần cơ bản như Hình 2.1:
63

Ký hiệu
H = Vốn con người S = Vốn xã hội
N = Vốn tự nhiên P = Vốn vật chất
F = Vốn tài chính

Kết quả sinh kế


- Gia tăng thu
Biến đổi cấu trúc
nhập
và quy trình - Tăng phúc lợi
HBối cảnh dễ bị H Cấu trúc - Giảm tổn thương
tồn thương Ảnh Các cấp Chiến - Cải thiện an ninh
S N hưởng lược lương thực
chính phủ
- Những cú sốc - Sử dụng các
P F và Khu vực sinh
- Xu hướng Truy Luật, kế nguồn tài nguyên
cá nhân
- Tính thời vụ cập Chính sách, thiên nhiên bền
Văn hóa vững hơn.
Quy trình

Hình 2.1: Khung sinh kế bền vững của DFID


Nguồn: DFID (2001)
Ứng dụng và vai trò của khung sinh kế bền vững

Nhiều tác giả đã ứng dụng khung sinh kế bền vững của DFID trong từng trường
hợp, cụ thể:

Trên thế giới, Twigg (2001) nhấn mạnh giá trị của việc dùng khung sinh kế bền
vững của DFID để phân tích về sinh kế và tính dễ bị tổn thương trước thảm họa và cho
ra kết luận: đối với những nghiên cứu về sinh kế và ảnh hưởng của thảm họa, tiếp cận
theo khung sinh kế bền vững dường như là hữu ích nhất. Đối với các nghiên cứu ở cấp
độ xã, cách tiếp cận sẽ cần được cụ thể hóa theo quy mô của bài và khả năng của người
nghiên cứu nhưng khung phân tích cơ bản vẫn giữ nguyên giá trị. Kryger và cộng sự
(2010) sử dụng khung sinh kế bền vững của DFID để xem xét cách thức chăn nuôi gia
cầm nhỏ đóng góp cho sinh kế hộ gia đình. Khung sinh kế bền vững nhấn mạnh vào bối
cảnh dễ bị tổn thương của sinh kế nông thôn và sự cần thiết phải xem xét nhiều loại hình
vốn trong phân tích sinh kế. Adato và cộng sự (2002) cũng sử dụng khung sinh kế bền
64

vững của DFID để đánh giá tác động của hoạt động nghiên cứu nông nghiệp đối với sự
nghèo đói.

Tại Việt Nam, khung sinh kế bền vững của cơ quan phát triển quốc tế Vương
quốc Anh (DFID) được ứng dụng trong nhiều nghiên cứu như nghiên cứu tính tốn
thương về sinh kế của nông hộ vùng giáp biên giới tỉnh An Giang trước sự thay đổi lũ ở
Đồng bằng sông Cửu Long ( Hồng Minh Hoàng và cộng sự, 2020). Nguyễn Văn Toàn
và Trần Trung Quân (2012) trong bài nghiên cứu “Ảnh hưởng của chương trình 135
đến sinh kế của đồng bào dân tộc ít người huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị” cũng cho
rằng khung sinh kế bền vững của DFID là một cách tiếp cận toàn diện tất cả các yếu tố
khác nhau ảnh hưởng như thế nào đến sinh kế của con người.

Tóm lại, khung sinh kế bền vững của DFID (2001) được sử dụng để đo lường tác
động của bối cảnh dễ tổn thương đến kết quả sinh kế con người, nó cũng mô tả chi tiết
các tài sản sinh kế và nêu rõ vai trò của chúng đối với kết quả sinh kế. Những tài sản
sinh kế được coi như năng lực thích ứng để lựa chọn sinh kế dẫn tới những kết quả sinh
kế nhất định. Như vậy, trong trường hợp của nghiên cứu này, các cú sốc tự nhiên và cú
sốc sức khỏe chính là những bối cảnh dễ tổn thương và năm nguồn vốn sinh kế là năng
lực thích ứng dẫn tới kết quả sinh kế. Nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng khung sinh
kế bền vững của DFID để làm khung cơ sở cho nghiên cứu này.

Các biến và cách đo lường

Để thỏa mãn các mục tiêu nghiên cứu, tiếp cận sinh kế bền vững (DFID, 2001)
(Hình 2.1) được sử dụng để khám phá các yếu tố thúc đẩy hoặc cản trở nông hộ xây
dựng và thực hiện chiến lược sinh kế để đạt được kết quả sinh kế kỳ vọng. Cụ thể các
chỉ số được sử dụng trong nghiên cứu thể hiện trong Bảng 2.1:
65

Bảng 2.1: Các chỉ số được sử dụng trong bài nghiên cứu

Thành
Các biến Mã Diễn giải Cách đo Nguồn
phần phụ
I. Các cú sốc

F1=1 xã bị ảnh hưởng


Heckman và
Khu vực khảo bởi lũ lụt, F1=0 xã
Lũ lụt F1 cộng sự
sát có lũ lụt không bị ảnh hưởng
(1999);
1.1 Cú sốc bởi lũ lụt
Angrist và
tự nhiên (F) F2=1 xã bị ảnh hưởng
Pischke
Khu vực khảo bởi bão lốc, F2=0 xã
Bão lốc F2 (2008);
sát có bão lốc không bị ảnh hưởng
Dasgupta và
bởi bão lốc
cộng sự
F3=1 xã bị ảnh hưởng
(2009);
Khu vực khảo bởi hạn hán, F3=0 xã
Hạn hán F3 World Bank
sát có hạn hán không bị ảnh hưởng
(2010)
bởi hạn hán

Tỷ lệ thành viên Điều chỉnh


có bệnh/chấn từ Mainali,
thương nặng J., &
Tỷ lệ thành viên có
Sức khỏe phải có người Pricope, N.
S32 bệnh, chấn thương
(S3) chăm sóc, nghỉ G. (2019)
nặng/Quy mô hộ
1.2 Cú sốc việc/học/không Hahn và
sức khỏe hoạt động bình cộng sự,
(S) thường (2009)
Shah và
cộng sự
Số ngày bị (2013)
bệnh/chấn Số ngày bị bệnh, chấn Nguyễn
S33
thương bình thương/Quy mô hộ Văn Quỳnh
quân đầu người Bôi và Đoàn
Thị Thanh
Kiều (2012)
66

Thành
Các biến Mã Diễn giải Cách đo Nguồn
phần phụ
Lê Quang
Cảnh và
cộng sự
(2016)
II. Các thành phần của năng lực thích ứng
Diện tích đất
nông lâm nghiệp Diện tích đất nông
A11
bình quân đầu nghiệp/Quy mô hộ
Pandey và
người
cộng sự
Chỉ số đa dạng
A12 Số lượng loại đất (2015),
loại đất
Moser
Vốn tự Diện tích gieo
Diện tích gieo trồng (1998),
nhiên (A1) A13 trồng lúa bình
lúa/Quy mô hộ Gerlitz và
quân đầu người
cộng sự
Diện tích gieo
(2017),
trồng cây lương Diện tích gieo trồng
Zhang và
A14 thực thực phẩm cây lương thực thực
cộng sự
2. Năng lực bình quân đầu phẩm/Quy mô hộ
(2019)
thích ứng người
(A) Tỷ lệ thành viên Số thành viên có việc
A21
hộ có việc làm làm/Quy mô hộ
1: Chủ hộ có CMKT Nguyễn
Chủ hộ có
A23 0: Chủ hộ không có Văn Quỳnh
Vốn con CMKT
CMKT Bôi và Đoàn
người (A2)
1: Chủ hộ tốt nghiệp Thị Thanh
Chủ hộ tốt
tiểu học trở lên Kiều (2012)
A24 nghiệp tiểu học
0: Chủ hộ chưa tốt Hahn và
trở lên
nghiệp tiểu học cộng sự,
Chỉ số đa dạng Số lượng đồ dùng lâu (2009)
A31
Vốn vật đồ dùng lâu bền bền Shah và
chất (A3) Giá trị tài sản Giá trị tài sản còn cộng sự
A32
còn lại bình lại/Quy mô hộ (2013)
67

Thành
Các biến Mã Diễn giải Cách đo Nguồn
phần phụ
quân Lê Quang
Cảnh và
Diện tích ở bình Diện tích ở/Quy mô cộng sự
A34
quân đầu người hộ (2016)
Loại ngôi nhà 1: Nhà kiên cố
A38
chính 0: Nhà tạm
1: Có tiếp cận tiết
Tiếp cận tiết kiệm
A42
kiệm 0: Không tiếp cận tiết
kiệm
Vốn tài
Tiếp cận vốn 1: Có tiếp cận vốn vay
chính (A4)
A43 vay bằng tiền và 0: Không tiếp cận vốn
hàng hóa vay
Số nguồn thu Số nguồn thu nhập
A45
nhập của hộ
Tỷ lệ thành viên Số người tham gia tổ Hahn và
A51 hộ tham gia hội chức hội đoàn/Quy cộng sự,
đoàn mô hộ (2009)
Shah và
cộng sự
(2013)
Số hình thức hỗ trợ
Hahn và
Số hình thức hỗ (hỗ trợ giáo dục, hỗ
Vốn xã hội A53 cộng sự,
trợ trợ y tế, nhà ở, nước
(A5) (2009)
sạch,…)
Shah và
cộng sự
(2013
Số dịch vụ thông tin
Khả năng tiếp Nguyễn Thị
được tiếp cận ( thông
A54 cận dịch vụ Bích Yên
qua tivi, đài, điện
thông tin (2018)
thoại, máy tính…)
III. Các biến kiểm soát
68

Thành
Các biến Mã Diễn giải Cách đo Nguồn
phần phụ
Tỷ lệ người Số thành viên từ 15 Nguyễn Thị
không phụ tuổi đến 60 tuổi/Quy Bích Yên
thuộc mô hộ (2018)
Số thành viên trong Nguyễn
Quy mô hộ
hộ Văn Quỳnh
Giới tính Bôi và Đoàn
1: Nam; 0: Nữ
của chủ hộ Thị Thanh
Kiều (2012)
3.Biến kiểm Hahn và
soát cộng sự,
(2009)
Lê Quang
Tuổi của Tuổi bình phương của
Cảnh và
chủ hộ chủ hộ
cộng sự
(2016)
Shah và
cộng sự
(2013)
IV. Kết quả sinh kế

Thu nhập Ln(Thunhap) Tuyen và


4. Kết quả
cộng sự
sinh kế Chi tiêu Ln(Chitieu)
(2014)
Nguồn: Tính tổng hợp của tác giả
2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

Nghiên cứu này sử dụng bộ dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam
(VHLSS) năm 2014, 2016, 2018. Bộ dữ liệu này được thực hiện bởi Tổng cục thống kê
Việt Nam (GSO) với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ngân hàng thế giới (World Bank). Các khảo
sát trong VHLSS được thực hiện trong phạm vi hộ gia đình và phạm vi xã lựa chọn trong
63 tỉnh thành. Trong phạm vi hộ gia đình, dữ liệu bao gồm: một số đặc điểm về nhân
khẩu học, thu nhập, chi tiêu của hộ gia đình, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ
thuật của từng thành viên hộ gia đình, y tế, tài sản cố định và sự tham gia của hộ gia
69

đình trong chương trình xóa đói giảm nghèo. Dữ liệu xã bao gồm một số tình hình chung
về nhân khẩu học, dân tộc, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tình trạng kinh tế và một số
thông tin cơ bản về trật tự an toàn xã hội và bảo vệ môi trường.

Dữ liệu xã có thể được hợp nhất với dữ liệu hộ gia đình. Mỗi một khảo sát VHLSS
có thể bao gồm hơn 9000 hộ gia đình, đại diện cho thành thị/nông thôn và 6 khu vực địa
lý. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng dữ liệu ở khu vực nông thôn, vì dữ liệu
về thảm họa tại thành thị không có sẵn trong khảo sát. Bộ dữ liệu VHLSS những năm
2014, 2016, 2018 bao gồm 1699 xã ở khu vực nông thôn.

Dữ liệu về thảm họa được thu thập từ bảng hỏi tại các xã khu vực nông thôn. Ban
lãnh đạo xã sẽ được hỏi về các thảm họa thiên nhiên khác nhau xảy ra gần đây nhất trong
3 năm 2014, 2016, 2018. Do không có thông tin về số lượng thảm họa trong 3 năm này,
do đó trong nghiên cứu này biến thảm họa là biến giả cho biết liệu có thảm họa nào (bão,
lũ lụt, hạn hán) xảy ra trong vòng 2 năm cách nhau liên tiếp. Nhóm tác giả xác định biến
số thảm họa trong vòng 2 năm với mục đích hồi quy bởi bộ dữ liệu VHLSS sử dụng
cũng có khoảng cách 2 năm. Dữ liệu về sức khỏe, các đặc điểm nhân khẩu học, được
thu thập từ bảng hỏi hộ gia đình.

2.3 Phương pháp xử lý dữ liệu

Phương pháp ước lượng chính được sử dụng trong nghiên cứu này là hồi quy
kinh tế lượng. Với mô hình nghiên cứu tổng quát như sau.

Ln (Yijt) = β0 + β1Xijt + β2Djt + β3DjtXijt + β4Gt + εijt (1)


Trong đó:
Yijt : kết quả sinh kế của nông hộ i trong xã j trong năm t, kết quả sinh kế đo
lường thông qua thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình;
Xijt :các thành phần năng lực thích ứng của nông hộ i trong xã j trong năm t;
Djt : các cú sốc xảy ra tại xã j trong năm t;
Gt là biến giả năm;
εijt là các biến không quan sát được.
Ảnh hưởng của năng lực thích ứng, các cú sốc đến kết quả sinh kế nông hộ được
biểu thị bằng các hệ số β1, β2. Vai trò điều tiết của năng lực thích ứng của nông hộ trong
bối cảnh nông hộ chịu các cú sốc làm ảnh hưởng đến kết quả sinh kế được biểu thị thông
70

qua β1, β3. Phương trình (1) cũng bao gồm các tương tác giữa những cú sốc và các biến
số của năng lực thích ứng. Nó cho phép ảnh hưởng của các cú sốc thay đổi giữa các
nông hộ khác nhau.
Theo Gujarati (2004), sử dụng dữ liệu bảng (panel data) trong việc phân tích định
lượng sẽ giúp cải thiện dữ liệu về mặt số lượng và chất lượng, và đây cũng là lợi thế so
với việc sử dụng dữ liệu chéo (Cross sectionl data) hay dữ liệu theo thời gian (Time
series). Có ba mô hình kinh tế lượng cơ bản thường được sử dụng để phân tích dữ liệu
bảng bao gồm: Mô hình hệ số không thay đổi (Pooled OLS), mô hình tác động cố định
(FEM), và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) (Gujarati, 2004).

Vậy câu hỏi đặt ra là, sử dụng mô hình kinh tế lượng nào để phân tích dữ liệu
mảng? Theo Thái Văn Đại và Trần Việt Thanh Trúc (2018) có ba mô hình kinh tế lượng
cơ bản thường được sử dụng để phân tích dữ liệu bảng bao gồm: (1) Mô hình hệ số
không thay đổi (Pooled OLS), (2) mô hình tác động cố định FEM (Fixed Effect Model)
và (3) mô hình tác động ngẫu nhiên REM (Random Effect Model).

Mô hình Pooled OLS trong trường hợp dữ liệu bảng thường bỏ qua sự khác
biệt của các quan sát theo không gian và thời gian. Theo đó, các giả thuyết trong mô
hình OLS thường bị vi phạm như hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan, phương
sai sai số thay đổi. Điều này hàm ý kết quả các giá trị kiểm định t, và F trong mô
hình sẽ không còn chính xác. Hay nói cách khác, mô hình OLS khi sử dụng dữ liệu
bảng sẽ bóp méo mối quan hệ thực tế giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc
(Gujarati, 2004). Vì vậy, nghiên cứu này chỉ tập trung đánh giá các giá trị kiểm định
ở hai mô hình hồi quy tác động cố dịnh (FEM) và mô hình hồi quy tác động ngẫu
nhiên (REM) và bỏ qua mô hình Pooled OLS. Trước hết, để lựa chọn mô hình phù
hợp giữa hai mô hình FEM và REM, tác giả sử dụng kiểm định Hausman (1978).
Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng phần mềm STATA 14.0 nhằm kiểm định thêm giả
thuyết quan trọng đối với dữ liệu bảng như hiện tượng phương sai sai số thay đổi
(Heteroskedasticity) và tiến hành xử lý các vi phạm (nếu có).
Kết quả sinh kế của nông hộ được đo bằng hai chỉ số khác nhau đó là thu nhập
bình quân đầu người trong hộ và chi tiêu bình quân đầu người trong hộ. Do đó, nghiên
cứu này sẽ được tiến hành hồi quy và kiểm định hai mô hình tương ứng với hai nhân tố
đầu vào khác nhau (lnthunhap, lnchitieu).
71

Để xác định mô hình FEM hay mô hình REM phù hợp hơn, nhóm tác giả
sử dụng kiểm định Hausman. Bản chất của kiểm định Hausman là xem xét có tồn
tại sự tương quan giữa phần dư và các biến giải thích (biến độc lập) trong mô hình
hay không.
Giả thiết của kiểm định:
H0: Phần dư và biến độc lập không tương quan
H1: Phần dư và biến độc lập có tương quan
Với mức ý nghĩa 5% cho kiểm định này, tức là khi P-value < 0,05 thì bác bỏ H0.
Khi đó phần dư và biến độc lập trong mô hình có tương quan với nhau, vì vậy, sử dụng
mô hình FEM phù hợp hơn. Ngược lại, nếu P-value của kiểm định > 0,05, tức là chưa
đủ cơ sở để bác bỏ H0, như vậy sử dụng mô hình REM là phù hợp.
Dựa trên mô hình tổng quát, nhóm tác giả tiến hành phân tích định lượng theo
các bước sau:
Bước 1: Hồi quy mô hình theo FEM
Bước 2: Hồi quy mô hình theo REM
Bước 3: Kiểm định Hausman, lựa chọn mô hình thích hợp cho nghiên cứu (FEM
hoặc REM)
Bảng 2.2: Kết quả kiểm định Hausman

Kiểm định Hausman mô hình tác động lên thu nhập bình quân đầu người trong
hộ gia đình

chi2(24) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
= 230,90
Prob>chi2 = 0,0000
Kiểm định Hausman mô hình tác động lên chi tiêu bình quân đầu người trong
hộ gia đình
chi2(24) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
= 104,54
Prob>chi2 = 0,0000

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả


72

Kết quả kiểm định Hausman (1978) trong bảng 2.2 cho thấy giá trị chi2 tương ứng
2 thước đo lần lượt là 230,90; 104,54 và có mức ý nghĩa với độ tin cậy là 99%, (P-value
< 0,05) tức là bác bỏ H0, khi đó phần dư và biến độc lập trong mô hình có tương quan
với nhau, vì vậy, sử dụng mô hình FEM là phù hợp hơn.

Như vậy kiểm định Hausman (1978) đã giúp nhóm tác giả xác định sử dụng mô
hình FEM là phù hợp hơn, câu hỏi tiếp theo là sử dụng mô hình FEM ở cấp xã hay cấp
hộ gia đình?

Arouri (2015) giải thích rằng một vấn đề trong ước lượng là ảnh hưởng của thiên
tai mang tính nội sinh. Các biến không quan sát được có thể tương quan với các biến
thảm họa. Do vậy trong phương trình (1) các biến không quan sát được εijt bao gồm cả
cấp xã và cấp hộ gia đình. Do biến các cú sốc quan sát ở cấp xã, nên có nhiều khả năng
chúng tương quan với các biến cấp xã không được quan sát. Các biến cấp xã không quan
sát được có thể được phân tách thành các biến cấp xã biến đổi và không biến đổi theo
thời gian. Do vậy trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng hồi quy hiệu ứng cố định
xã để loại bỏ các biến cấp xã không biến đổi theo thời gian mà không quan sát được. Dự
kiến rằng vấn đề nội sinh sẽ không đáng kể sau khi loại bỏ các biến không biến đổi theo
thời gian không quan sát được và kiểm soát các biến quan sát (Arouri, 2015).

Bước 4: Kiểm định các khuyết tật của mô hình và khắc phục các khuyết tật của
mô hình (nếu có)

Sau khi xác định sử dụng mô hình FEM để ước lượng mô hình hồi quy thì việc
tiếp theo là kiểm tra phương sai sai số thay đổi. Sử dụng kiểm định Modified Wald được
đề xuất bởi Greene (2000) để xác định phương sai sai số thay đổi trong mô hình REM
thu được kết quả:

- Đối với mô hình tác động đến thu nhập bình quân đầu người trong nông hộ:

chi2 (24) = 230,90; Prob>chi2 = 0,0000.

- Đối với mô hình tác động đến chi tiêu bình quân đầu người trong nông hộ:

chi2 (24) = 104,54; Prob>chi2 = 0,0000.

Như vậy xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình. Để xử lý
hiện tượng này, nhóm tác giả sử dụng sai số chuẩn mạnh (Robust Standard Errors) bằng
cách thêm lựa chọn Robust khi hồi quy (Đinh Phi Hổ và Từ Đức Hoàng, 2016).
73

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA


CÁC CÚ SỐC ĐẾN KẾT QUẢ SINH KẾ: VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT
CỦA NĂNG LỰC THÍCH ỨNG
3.1. Kết quả thống kê mô tả

3.1.1 Mô tả đặc điểm hộ

Mô tả về đặc điểm hộ gia đình Việt Nam từ dữ liệu VHLSS:

Trong phần này, nghiên cứu sử dụng dữ liệu VHLSS để tổng hợp một số thông
tin về các yếu tố liên quan đến kết quả sinh kế hộ gia đình Việt Nam. Trong đó, bảng
3.1 đã mô tả chi tiết phân bố về cơ cấu hộ gia đình tại Việt Nam theo các đặc điểm về
địa lý và nhân khẩu học cơ bản liên quan đến kết quả sinh kế. Cụ thể trong Bảng 3.1:

Xét theo dân tộc, ở Việt Nam có 54 dân tộc khác nhau, trong đó số chủ hộ là
người Kinh chiếm đến 82,58% trong khi chủ hộ là người dân tộc thiểu số chỉ chiếm
17,42%. Con số này không thay đổi đáng kể sau các năm.

Xét theo vùng kinh tế, hộ gia đình ở các vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền
Trung, đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỷ trọng tương đương
nhau và đều là các khu vực có số lượng hộ gia đình cao. Tây Nguyên là khu vực có tỷ
trọng dân số thấp nhất với 6,93% trong cả 3 năm 2014, 2016, 2018.

Xét theo quy mô hộ, nhận thấy hộ gia đình có quy mô 4 người chiếm tỷ trọng cao
nhất, tuy nhiên, có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2016 là 30,01%, năm
2017 là 28,74%, năm 2018 là 26,39%. Theo báo cáo “Kết quả khảo sát Mức sống dân
cư Việt Nam” năm 2014 của GSO cho những mô tả tương tự: nhân khẩu bình quân 1 hộ
chung cả nước năm 2014 là 3,81 người, năm 2016 là 3,75 người, năm 2018 là 3,7 người,
giảm dần trong 16 năm từ 2002-2018. Xu hướng này diễn ra đối với cả khu vực thành
thị và nông thôn, các vùng và đặc biệt rõ rệt ở các nhóm thu nhập thấp. Điều này cho
thấy nhân khẩu bình quân 1 hộ thuộc khu vực nông thôn đã dần tương đương với khu
vực thành thị.

Xét theo giới tính chủ hộ, số liệu cho thấy chủ hộ là nam chiếm tỷ trọng lớn và con
số này biến động không đáng kể qua các năm, cụ thể, năm 2016 là 74,48%, năm 2017 là
74,95%, năm 2018 là 74,66%. Tỷ trọng các hộ gia đình có chủ hộ là nữ còn thấp.
74

Xét theo tình trạng kinh tế, số lượng hộ nghèo thấp hơn đáng kể so với số lượng
hộ không nghèo. Thêm vào đó, tỷ trọng hộ không nghèo có chiều hướng gia tăng tích
cực, cụ thể, tăng từ 88,02% (năm 2017) lên 91,06% (năm 2018).

Cuối cùng, xét về tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế toàn quốc, bộ dữ liệu cho thấy tỷ
lệ dân số phụ thuộc ngày càng tăng, cụ thể, những người ngoài độ tuổi lao động (0-14
tuổi và trên 60 tuổi) qua 3 năm khảo sát lần lượt là 34,75%; 36,22%; 37,44%.

Bảng 3.1: Đặc điểm hộ gia đình Việt Nam từ dữ liệu VHLSS
2014 2016 2018
Tổng thể Số Số Số
% % %
lượng lượng lượng
Dân tộc 9.399 100 9.399 100 9.396 100
Kinh 7.762 82,58 7.719 82,13 7.743 82,41
Các dân tộc thiểu số 1.637 17,42 1.680 17,87 1.653 17,59
Vùng kinh tế 9.399 100 9.399 100 9.396 100
Đồng bằng sông Hồng 1.992 21,19 1.992 21,19 1.992 21,19
Trung du và miền núi phía
1.662 17,68 1.662 17,68 1.659 17,65
Bắc
Bắc Trung Bộ và Duyên hải
2.067 21,99 2.067 21,99 2.067 21,99
miền Trung
Tây Nguyên 651 6,93 651 6,93 651 6,93
Đông Nam Bộ 1.122 11,94 1.122 11,94 1.122 11,94
Đồng bằng sông Cửu Long 1.905 20,27 1.905 20,27 1.905 20,27
Quy mô hộ 9.399 100 9.399 100 9.396 100
Hộ ít hơn 3 người 1.946 20,71 2.085 22,18 2.330 24,80
Hộ 3 người 1.856 19,75 1.820 19,36 1.871 19,91
Hộ 4 người 2.821 30,01 2.701 28,74 2.480 26,39
Hộ 5 người 1.531 16,29 1.547 16,46 1.458 15,52
Hộ trên 5 người 1.245 13,24 1.246 13,26 1.257 13,38
Giới tính chủ hộ 9.399 100 9.399 100 9.396 100
Nam 7.000 74,48 7.045 74,95 7.015 74,66
Nữ 2.399 25,52 2.354 25,05 2.381 25,34
Tình trạng kinh tế 9.399 100 9.399 100 9.396 100
Hộ nghèo 998 10,62 1.126 11,98 840 8,94
Hộ không nghèo 8.401 89,38 8.273 88,02 8.556 91,06
Dân số hoạt động kinh tế 36.081 100 35.787 100 35.076 100
Trong độ tuổi lao động (15-60
23.543 65,25 22.826 63,78 21.944 62,56
tuổi)
Ngoài độ tuổi lao động 12.538 34,75 12.961 36,22 13.132 37,44
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả
75

Mô tả về đặc điểm hộ gia đình nông thôn Việt Nam từ dữ liệu VHLSS:

Để cho cái nhìn sát thực hơn với dữ liệu mẫu, nghiên cứu tiếp tục đưa ra kết quả
về cơ cấu hộ gia đình nông thôn tại Việt Nam chia theo dân tộc, các vùng và đặc điểm
hộ (bảng 3.2). Cụ thể:

Xét theo dân tộc, thống nhất với số liệu thống kê trên cả nước, số hộ gia đình có
chủ hộ là người Kinh vẫn chiếm phần lớn, khoảng gần 78% trong cơ cấu gia đình nông
thôn Việt Nam và không có nhiều thay đổi đáng kể.

Xét theo vùng kinh tế, nông hộ ở hai khu vực đồng bằng và khu vực Bắc Trung
Bộ, duyên hải miền Trung chiếm tỷ lệ cao nhất cả nước, trên 21% và không có nhiều
biến động qua các năm.

Xét theo quy mô hộ, gia đình có 4 thành viên là quy mô gia đình phổ biến nhất
tuy nhiên xu hướng này giảm dần, thay vào đó gia đình ít hơn 3 thành viên đang ngày
càng nhiều. Số liệu cụ thể cho thấy số lượng hộ 3 người tăng dần trong 3 năm 2014,
2016, 2018 lần lượt là 20,88%, 22,18%, 24,90%.

Xét theo giới tính chủ hộ, gia đình có chủ hộ là nam vẫn chiếm đa số (trên 78%),
mặc dù hộ gia đình có chủ hộ là nữ chỉ chiếm khoảng 20% tuy nhiên đây là đối tượng
rất dễ bị tổn thương bởi các cú sốc nên cần có các chính sách và sự quan tâm của cộng
đồng (Tarp, 2017).

Xét theo tình trạng kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn đạt 13,75% năm 2014 sau
đó giảm còn 11,55% vào năm 2018, điều này một lần nữa minh chứng cho những kết
quả tích cực từ các chương trình xóa đói giảm nghèo của Việt Nam.

Cuối cùng, xét về tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế chung ở vùng nông thôn Việt
Nam: Tỷ lệ dân số dưới 15 và trên 60 tuổi tăng dần qua các năm lần lượt là 35,51%,
36,84%, 37,94%. Xu hướng này góp phần ảnh hưởng tới sự thay đổi về kết quả sinh kế.
Như một số nghiên cứu đã chỉ ra: “Một hiện trạng mới mà những người dân vùng nông
thôn phải đối mặt đó là sự suy giảm bởi tỷ lệ người trong độ tuổi lao động cũng như gia
tăng tỷ lệ người phụ thuộc. Ảnh hưởng bởi sự chuyển dịch cơ cấu tuổi mặc dù xảy ra
chậm nhưng cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả sinh kế hộ” (theo Nguyễn Quốc
Nghi và cộng sự, 2011; Trương Đông Lộc và Đặng Thị Thảo, 2011; Mai Văn Nam và
Đinh Công Thành, 2011; Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh, 2011).
76

Bảng 3.2: Đặc điểm hộ gia đình nông thôn Việt Nam từ dữ liệu VHLSS

2014 2016 2018


Tổng thể Số Số Số
% % %
lượng lượng lượng
Dân tộc 6.618 100 6.570 100 6.570 100
Kinh 5.179 78,26 5.089 77,46 5.130 78,08
Các dân tộc thiểu số 1.439 21,74 1.481 22,54 1.440 21,92
Vùng kinh tế 6.618 100 6.570 100 6.570 100
Đồng bằng sông Hồng 1.401 21,17 1.389 21,14 1.392 21,19
Trung du và miền núi phía
1.320 19,95 1.317 20,05 1.311 19,95
Bắc
Bắc Trung Bộ và Duyên hải
1.467 22,17 1.449 22,05 1.449 22,05
miền Trung
Tây Nguyên 453 6,84 453 6,89 453 6,89
Đông Nam Bộ 537 8,11 537 8,17 537 8,17
Đồng bằng sông Cửu Long 1.440 21,76 1.425 21,69 1.428 21,74
Quy mô hộ 6.618 100 6.570 100 6.570 100
Hộ ít hơn 3 người 1.382 20,88 1.457 22,18 1.636 24,90
Hộ 3 người 1.300 19,64 1.257 19,13 1.275 19,41
Hộ 4 người 1.931 29,18 1.858 28,28 1.686 25,66
Hộ 5 người 1.108 16,74 1.101 16,76 1.056 16,07
Hộ trên 5 người 897 13,56 897 13,65 917 13,96
Giới tính chủ hộ 6.618 100 6.570 100 6.570 100
Nam 5.202 78,60 5.181 78,86 5.159 78,52
Nữ 1.416 21,40 1.389 21,14 1.411 21,48
Tình trạng kinh tế 6.618 100 6.570 100 6.570 100
Hộ nghèo 909 13,74 908 13,82 759 11,55
Hộ không nghèo 5.709 86,26 5.662 86,18 5.811 88,45
Dân số hoạt động kinh tế 25.460 100 25.117 100 24.686 100
Trong độ tuổi lao động (15- 16.418 64,49 15.863 63,16 15.321 62,06
60 tuổi)
Ngoài độ tuổi lao động 9.042 35,51 9.254 36,84 9.365 37,94
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả
77

3.1.2 Thực trạng cú sốc sức khỏe của các hộ gia đình nông thôn Việt Nam

Từ dữ liệu VHLSS 2014-2018, nghiên cứu thống kê được tỷ lệ gia đình nông
thôn Việt Nam có ít nhất một thành viên bị bệnh/chấn thương nặng, phải có người chăm
sóc, nghỉ việc/học/không hoạt động bình thường (Bảng 3.3). Nhóm tác giả đã mô tả tỷ
lệ này theo nhóm dân tộc, các vùng và đặc điểm hộ từ đó có cái nhìn sâu hơn về ảnh
hưởng của cú sốc sức khỏe đối với các gia đình nông thôn Việt Nam. Trong giai đoạn
2014-2018, tỷ lệ gia đình có thành viên bị bệnh/chấn thương nặng nhìn chung không
tăng với 20,57% năm 2014 và năm 2018 là 20,79%, mặc dù năm 2016 đạt đỉnh tại
21,60%. Tuy nhiên theo mỗi đặc điểm về vùng và hộ, xu hướng này tăng giảm không
đồng đều, cụ thể:

Xét theo dân tộc: dễ dàng nhận thấy, những gia đình người Kinh có nguy cơ mắc
bệnh/chấn thương ít hơn những gia đình dân tộc thiểu số và ít hơn trung bình khoảng 3-
5% mỗi năm.

Xét theo vùng kinh tế: năm 2016 là năm mà số lượng hộ có thành viên bị bệnh
gia tăng cao nhất ở tất cả các vùng. Sau năm 2016, ở 2 vùng đồng bằng (đồng bằng sông
Hồng và đồng bằng sông Cửu Long) và vùng trung du, miền núi phía Bắc, số lượng hộ
có thành viên bị bệnh giảm hơn so với thời gian đầu nghiên cứu. Từ đó có thể dự đoán
rằng, nhìn chung khả năng phục hồi, năng lực thích ứng của các hộ gia đình ở những
vùng này có xu hướng cao hơn những gia đình ở nơi khác? Trái ngược, những nông hộ
sinh sống ở Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung không những có tỷ lệ gia đình nông
thôn chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi cú sốc sức khỏe, mà theo thời gian, tỷ lệ này còn có
xu hướng gia tăng. Qua 3 năm khảo sát, số lượng hộ có thành viên bị bệnh tăng lên lần
lượt là 21,13%, 23,60%, 23,33%.

Xét theo quy mô hộ, kết quả cho thấy số lượng gia đình có thành viên bị bệnh/chấn
thương nặng gia tăng dần theo quy mô của hộ, ngoại trừ hộ có quy mô 3 người dường
như là nhóm ít có khả năng có thành viên gặp vấn đề về sức khỏe nhất, với tỷ lệ trung
bình gần 19% hộ gặp phải vấn đề này.

Xét theo giới tính chủ hộ, số liệu cho thấy tỷ lệ gia đình có thành viên bị bệnh/
chấn thương nặng với những chủ hộ là nam thường cao hơn so với những chủ hộ là nữ
khoảng gần 2% và sự thay đổi qua từng năm cũng không đáng kể.
78

Xét theo tình trạng kinh tế, sự khác biệt về tỷ lệ gia đình có thành viên bị
bệnh/chấn thương nặng có thể nhận thấy rõ rệt hơn khi xét theo tình trạng kinh tế của
hộ. Những hộ nghèo chịu ảnh hưởng bởi cú sốc này nhiều hơn 5-7% so với hộ không
nghèo và có xu hướng tăng, trong khi sự thay đổi tỷ lệ này ở những hộ không nghèo là
không đáng kể.

Bảng 3.3: Đặc điểm hộ gia đình nông thôn Việt Nam bị ảnh hưởng
bởi cú sốc sức khỏe
2014 2016 2018
Tổng thể Số Số Số
% % %
lượng lượng lượng
Dân tộc 1.361 20,57 1.419 21,65 1.366 20,19
Kinh 1.019 19,67 1.068 20,99 1.013 19,75
Các dân tộc thiểu số khác 342 23,77 351 23,70 353 24,51
Vùng kinh tế 1.361 20,57 1.419 21,60 1.366 20,79
Đồng bằng sông Hồng 278 19,84 295 21,24 260 18,68
Trung du và miền núi phía Bắc 314 23,79 295 22,40 294 22,43
Bắc Trung Bộ và duyên hải
310 21,13 342 23,60 338 23,33
miền Trung
Tây Nguyên 100 22,08 107 23,62 113 24,94
Đông Nam Bộ 80 14,90 102 18,99 122 22,72
Đồng bằng sông Cửu Long 279 19,38 278 19,51 239 16,74
Quy mô hộ 1.361 20,57 1.419 21,60 1.366 20,79
Hộ ít hơn 3 người 255 18,45 298 20,45 303 18,52
Hộ 3 người 222 17,08 255 20,29 234 18,35
Hộ 4 người 372 19,26 358 19,27 319 18,92
Hộ 5 người 240 21,66 240 21,80 236 22,35
Hộ trên 5 người 272 30,32 268 29,88 274 29,88
Giới tính chủ hộ 1.361 20,57 1.419 21,60 1.366 20,79
Nam 1.090 20,95 1.126 21,73 1.081 20,95
Nữ 271 19,14 293 21,09 285 20,20
Tình trạng kinh tế 1.361 20,57 1.419 21,60 1.366 20,79
Hộ nghèo 226 24,86 251 27,64 210 27,67
Hộ không nghèo 1.135 19,88 1.168 20,63 1.156 19,89
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả
79

3.1.3 Thực trạng cú sốc tự nhiên của các hộ gia đình n`ông thôn Việt Nam

Theo World Bank (2010) có bốn cú sốc tự nhiên phổ biến nhất là động đất, bão,
lũ lụt và hạn hán, trong đó hạn hán là nguy hiểm nhất trong bốn loại. Động đất hiếm khi
xảy ra ở Việt Nam trong khi bão, lũ lụt và hạn hán diễn ra thường xuyên hơn và chúng
là những mối đe dọa điển hình cho phần lớn cho hộ gia đình nông thôn. Số liệu được
tính toán từ bộ dữ liệu VHLSS trong 3 năm 2014, 2016 và 2018 cho thấy các hộ gia đình
nông thôn chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi bão lốc (trên 28,83%) sau đó là lũ lụt (dưới
27,53%) và chịu ảnh hưởng bởi hạn hán là thấp nhất. Tuy nhiên số lượng bão lốc và lũ
lụt có xu hướng giảm, trong khi số lượng hạn hán lại có xu hướng gia tăng (lần lượt là
11,19%, 19,24% và 11,45% tương ứng 3 năm 2014, 2016, 2018) (Hình 3.1).

Hình 3.1: Quy mô hộ gia đình nông thôn Việt Nam bị ảnh hưởng bởi lũ lụt,
bão lốc và hạn hán
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả
Bảng 3.4 cho thấy sự khác biệt về vùng địa lý và vùng kinh tế nơi các thảm họa
diễn ra ở Việt Nam qua các năm.
Xét theo vùng địa lý, bảng 3.4 cho thấy năm 2016 có sự giảm mạnh của lũ lụt và
bão lốc đối với từng vùng, nhưng riêng hạn hán lại gây ảnh hưởng mạnh mẽ trong năm
này. Nhìn chung đối với lũ lụt, đây là cú sốc tự nhiên gây ảnh hưởng tới hầu hết các hộ
nông dân ở các vùng trên khắp lãnh thổ Việt Nam, nhưng ngoại trừ vùng đồng bằng.
Mỗi năm, chỉ có dưới 20% hộ tại các vùng đồng bằng chịu ảnh hưởng từ lũ lụt. Đối với
bão lốc, hàng năm, ngoài ảnh hưởng bởi lũ quét, những hộ nông thôn ở vùng ven biển
còn chịu ảnh hưởng nặng nề từ những cơn bão, với tỷ lệ khoảng 45% - 55%. Nơi chịu
80

ảnh hưởng ít nhất bởi bão lốc vẫn là các vùng đồng bằng. Cuối cùng, hàng năm hạn hán
có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho người dân ở núi cao, tỷ lệ thấp nhất là 27,07%
nhưng vẫn luôn dẫn đầu trong các vùng trên cả nước. Trong khi với đồng bằng, chỉ có
trung bình khoảng mức 8,16% hộ chịu ảnh hưởng qua cả 3 năm. Có thể thấy việc ít chịu
ảnh hưởng bởi thiên tai hơn cả, chính là nguyên nhân dẫn tới việc dân số ngày càng gia
tăng ở khu vực này.
Xét theo vùng kinh tế, hạn hán thường được ghi nhận ở Tây Nguyên, trong khi
lũ lụt, bão lốc xảy ra thường xuyên ở Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Số liệu
cũng nhận thấy các hộ gia đình ở Trung du và miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ nhìn
chung có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi cú sốc tự nhiên, trong khi những gia đình ở
đồng bằng sông Hồng thì ít hơn cả. Các cú sốc tự nhiên, đặc biệt là lũ lụt và bão lốc
trong 3 năm 2014-2018 đã có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho những người dân phải
chịu ảnh hưởng. Điều này gợi liên tưởng với phát hiện của Bui và cộng sự (2014): “Hộ
gia đình nông thôn sống trong thường xuyên tiếp xúc với thảm họa tự nhiên nhất của
Trung du và miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ chính là nhóm nghèo nhất trong nước.”
Bảng 3.4: Đặc điểm hộ gia đình nông thôn Việt Nam bị ảnh hưởng bởi lũ lụt,
bão lốc và hạn hán
Tỷ lệ hộ bị ảnh Tỷ lệ hộ bị ảnh Tỷ lệ hộ bị ảnh
Tổng thể hưởng bởi lũ, lụt hưởng bởi bão, lốc hưởng bởi hạn hán
2014 2016 2018 2014 2016 2018 2014 2016 2018
Vùng địa lý
Ven biển 43,48 22,31 45,49 44,06 26,85 55,37 13,22 26,11 17,23
Đồng bằng 19,52 11,52 19,96 31,01 24,27 29,83 4,00 12,78 7,70
Trung du/Bán sơn địa 45,16 31,93 32,97 39,15 26,08 26,61 12,72 12,25 5,66
Miền núi thấp 42,32 27,64 38,89 43,12 39,46 37,3 22,28 31,96 16,52
Miền núi cao 33,39 21,97 37,31 33,04 41,97 38,71 32,09 36,25 27,07
Vùng kinh tế
Đồng bằng sông Hồng 8,82 5,07 14,74 22,82 24,85 22,94 0,87 0,64 0,20
Trung du và miền núi
32,97 29,82 40,06 28,11 32,14 29,17 15,67 11,18 8,61
phía Bắc
Bắc Trung Bộ và
77,48 51,04 86,49 37,18 22,09 44,13 24,63 41,72 24,84
Duyên hải miền Trung
Tây Nguyên 12,28 3,04 7,23 33,78 34,10 37,72 38,36 56,57 37,82
Đông Nam Bộ 11,18 10,94 11,98 61,01 36,74 40,86 6,03 9,88 4,05
Đồng bằng sông Cửu
12,79 3,22 5,16 34,6 30,43 33,01 1,42 18,08 12,56
Long
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả
81

3.2 Ảnh hưởng của các cú sốc và năng lực thích ứng đến kết quả sinh kế hộ
gia đình nông thôn Việt Nam

3.2.1 Ảnh hưởng của các cú sốc đến kết quả sinh kế hộ gia đình nông thôn Việt
Nam
Bảng 3.5 trình bày ảnh hưởng của các cú sốc đến kết quả sinh kế bằng việc hồi
quy tác động cố định của xã về thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người của hộ. Để
kiểm tra tác động của các cú sốc đối với việc lựa chọn các biến giải thích, nghiên cứu
đã sử dụng mô hình chứa các biến cú sốc tự nhiên lũ lụt, bão lốc và hạn hán, các biến
cú sốc sức khỏe và năng lực thích ứng đồng thời bổ sung thêm các biến kiểm soát (tỷ lệ
người không phụ thuộc, tuổi của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, quy mô hộ).

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu cho thấy các cú sốc tự nhiên có ảnh hưởng tiêu cực
đến kết quả sinh kế hộ gia đình nông thôn Việt Nam. Cụ thể, theo bảng 3.5 khi hộ gia
đình sống trong xã có lũ lụt thì thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người của hộ giảm
tương ứng khoảng 62,8% và 49,1% so với các hộ gia đình sống trong khu vực không có
lũ lụt. Tương tự thu nhập, chi tiêu bình quân đầu người của hộ sống trong khu vực xảy
ra bão lốc giảm tương ứng khoảng 76,9% và 61,4%, cuối cùng, hộ gia đình sống trong
xã có hạn hán thì thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người của giảm tương ứng khoảng
45,5% và 48,5% so với các hộ gia đình sống trong khu vực không có hạn hán. Như vậy,
trong 3 cú sốc tự nhiên thì bão lốc làm thiệt hại mạnh nhất đến thu nhập cũng như chi
tiêu của người dân, theo sau là lũ lụt và hạn hán. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên
cứu về ảnh hưởng của thảm họa tự nhiên đến kết quả sinh kế hoặc phúc lợi hộ gia đình,
cụ thể Arouri và cộng sự (2015) trong một nghiên cứu về thiên tai, phúc lợi hộ gia đình
và khả năng phục hồi sau thiên tai với bằng chứng từ nông thôn Việt Nam đã chỉ ra rằng
thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình sống trong một xã có bão, lũ lụt và hạn
hán giảm tương ứng khoảng 1,9%, 5,9% và 5,2% và chi tiêu bình quân đầu người giảm
do bão, lũ lụt và hạn hán tương ứng khoảng 1,5%, 4,4% và 3,5%.

Thứ hai, tương tự như đối với các cú sốc tự nhiên, cú sốc sức khỏe cũng ảnh
hưởng tiêu cực đến kết quả sinh kế hộ gia đình nông thôn Việt Nam. Cụ thể, khi hộ có
thành viên bị bệnh/chấn thương nặng thì thu nhập, chi tiêu bình quân đầu người trong
hộ giảm tương ứng khoảng 98,8% và 63,3%. Tuy nhiên, chưa chứng minh được tác
động của tỷ lệ thành viên có bệnh, chấn thương nặng/Quy mô hộ đến thu nhập và chi
tiêu bình quân của hộ.
82

Thứ ba, bảng 3.5 cũng cho thấy các ước lượng về đặc điểm hộ gia đình đến kết
quả sinh kế và các hệ số ước lượng này có dấu hiệu mong đơi. Cụ thể, các hộ gia đình
có số người trong độ tuổi lao động lớn, chủ hộ là nam và dân tộc Kinh thì thu nhập bình
quân đầu người cao hơn. Kết quả này cũng đồng tình với các nghiên cứu trước đó như
Arouri và cộng sự (2015). Tuy nhiên kết quả cũng cho thấy các hộ gia đình với quy mô
lớn hơn có xu hướng có thu nhập bình quân đầu người cao hơn. Điều này khác với các
nghiên cứu trước đó như Arouri và cộng sự (2015), tuy nhiên có thể được giải thích rằng
các hộ gia đình nông thôn trong vùng được khảo sát có quy lớn và số thành viên trong
độ tuổi lao động cũng lớn, điều này có nghĩa là dân số phụ thuộc nhỏ nên quy mô gia
đình lớn là lợi thế trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bảng 3.5: Ảnh hưởng của các cú sốc đến kết quả sinh kế hộ gia đình nông thôn
Việt Nam
Biến độc lập lnthunhap lnchitieu lnthunhap lnchitieu
Có thành viên
Lũ,
bị bệnh/chấn
lụt -0,628*** -0,491*** -0,988*** -0,633***
thương nặng
(F1)
(S1)
Bão,
Các cú sốc Tỷ lệ thành
lốc -0,769*** -0,614***
viên có bệnh,
(F2)
chấn thương -0,016 -0,158
Hạn
nặng/Quy mô
hán -0,455*** -0,485***
hộ (S2)
(F3)
Vốn tự nhiên
2,306*** 2,291*** 1,951*** 1,953***
(A1)
Vốn con
0,759*** 0,716*** 0,472*** 0,447***
người (A2)
Vốn vật chất
5,051*** 4,883*** 5,690*** 5,677***
(A3)
Vốn tài chính
0,671*** 0,659*** 0,753*** 0,730***
(A4)
Vốn xã hội
-0,183*** -0,172** 0,159** 0,120*
(A5)
2016.year 0,012 0,021 -0,021 -0,023
2018.year 0,133*** 0,140*** 0,118*** 0,118***
Biến kiểm
Có Có Có Có
soát
Constant 10,132*** 10,176*** 9,122*** 9,005***
Số quan sát 9.496 9.496 9.501 9.501
R-squared 0,433 0,432 0,380 0,378
Số lượng xã 1.443 1.443 1.443 1.443
Robust standard errors in parentheses
*** p<0,01, ** p<0,05, * p<0,1
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả
83

3.2.2 Ảnh hưởng của năng lực thích ứng đến kết quả sinh kế hộ gia đình nông
thôn Việt Nam
Xem xét ảnh hưởng của năng lực thích ứng tới kết quả sinh kế, nhận thấy các yếu
tố thuộc năng lực thích ứng có tác động mạnh kết quả sinh kế, cụ thể:

Đối với vốn tự nhiên, diện tích gieo trồng lúa bình quân đầu người có tác động
cùng chiều đến kết quả sinh kế, diện tích đất nông lâm nghiệp bình quân đầu người và
diện tích gieo trồng cây lương thực thực phẩm cũng ảnh hưởng cùng chiều tới thu nhập
bình quân đầu người nhưng chưa chỉ ra được ảnh hưởng của chúng đến chi tiêu bình
quân đầu người trong hộ, còn chỉ số đa dạng loại đất thì tác động cùng chiều đến chi
tiêu bình quân hộ nhưng lại tác động ngược chiều đến thu nhập. Tuy nhiên các ảnh
hưởng này là không đáng kể, nếu diện tích đất nông lâm nghiệp bình quân đầu người
tăng 1 đơn vị sẽ làm thu nhập bình quân hộ gia đình tăng 0,000034%, tương tự diện tích
gieo trồng lúa bình quân đầu người tăng 1 đơn vị sẽ làm thu nhập và chi tiêu bình quân
hộ gia đình tăng tường ứng 0,0000112% và 0,000025%, diện tích gieo trồng cây lương
thực thực phẩm tăng 1 đơn vị sẽ làm thu nhập bình quân hộ gia đình tăng 0,0000583%,
chỉ số đa dạng loại đất tăng 1 đơn vị sẽ làm cho thu nhập bình quân hộ gia đình giảm
2,7% nhưng lại làm chi tiêu bình quân đầu người trong hộ tăng 2,3%.

Đối với vốn con người, chủ hộ có CMKT, chủ hộ tốt nghiệp tiểu học trở lên có
ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả sinh kế, tỷ lệ thành viên hộ có việc làm tác động cùng
chiều tới thu nhập bình quân hộ gia đình nông thôn Việt Nam, tuy nhiên lại tác động
ngược chiều tới chi tiêu bình quân hộ. Cụ thể, nếu tỷ lệ thành viên có việc làm trong hộ
tăng 1 đơn vị sẽ làm thu nhập bình quân hộ gia đình tăng khoảng 18,3% tuy nhiên lại
làm giảm chi tiêu bình quân hộ gia đình hoảng 11,9%, chủ hộ có CMKT sẽ có thu nhập
cao hơn 20,5% so với chủ hộ không có CMKT và cũng có mức chi tiêu cao hơn khoảng
13% so với chủ hộ không có CMKT, tương tự chủ hộ tốt nghiệp tiểu học trở lên sẽ có
thu nhập và chi tiêu cao hơn hộ gia đình có chủ hộ chưa tốt nghiệp tiểu học tương ứng
là 11,4% và 13%.

Đối với vốn vật chất, số đồ dùng lâu bền, giá trị tài sản còn lại bình quân, loại
ngôi nhà chính có ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả sinh kế tuy nhiên diện tích ở bình
quân đầu người lại có ảnh hưởng ngược chiều. Cụ thể, nếu số lượng đồ dùng lâu bền
tăng 1 đơn vị sẽ làm thu nhập và chi tiêu bình quân hộ gia đình tăng tương ứng là 5%
84

và 6%, tương tự nếu giá trị tài sản còn lại bình quân tăng 1 đơn vị sẽ dẫn đến thu nhập
và chi tiêu bình quân hộ gia đình tăng tương ứng 0,000054% và 0,000032%. Nếu hộ gia
đình sống trong những ngôi nhà kiên cố sẽ làm thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người
tăng 11,3% và 7,4% so với hộ gia đình sống trong những ngôi nhà tạm. Đặc biệt, khi
diện tích ở bình quân đầu người tăng 1 đơn vị thì đều làm giảm thu nhập và chi tiêu bình
quân hộ gia đình tương ứng khoảng là 2%.

Đối với vốn tài chính, tiếp cận tiết kiệm, tiếp cận vốn vay bằng tiền và hàng hóa,
số nguồn thu nhập đều có ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả sinh kế. Cụ thể, nếu gia
đình có tiếp cận tiết kiệm thì thu nhập bình quân hộ gia đình cao hơn 25,1% so với gia
đình không tiếp cận tiết kiệm và tương ứng chi tiêu bình quân hộ gia đình cũng cao hơn
15,6%. Với những hộ tiếp cận vốn vay bằng tiền và hàng hóa thì tác động tới thu nhập
không quá rõ rệt, tuy nhiên chi tiêu bình quân của họ sẽ cao hơn khoảng 14,9% so với
hộ không tiếp cận nguồn vốn vay này. Còn đối với những hộ có số nguồn thu nhập hơn
so với những hộ khác thì thu nhập và chi tiêu bình quân của họ sẽ cao hơn tương ứng
lần lượt là 6,8% và 3,1%.

Đối với vốn xã hội, khả năng tiếp cận dịch vụ thông tin có tác động cùng chiều
đến kết quả sinh kế. Cụ thể, nếu khả năng tiếp cận dịch vụ thông tin tăng lên 1 đơn vị sẽ
làm thu nhập và chi tiêu bình quân hộ gia đình tăng 1,5% và 2,6%. Trong thành phần
vốn xã hội thì số hình thức hỗ trợ và tỷ lệ thành viên hộ tham gia hội đoàn là có tác động
ngược chiều đến kết quả sinh kế. Cụ thể, nếu số hình thức hỗ trợ tăng 1 đơn vị sẽ làm
thu nhập và chi tiêu bình quân hộ gia đình giảm tương ứng là 6,7% và 5,4%, tương tự
khi tỷ lệ thành viên hộ tham gia hội đoàn tăng 1 đơn vị thì thu nhập và chi tiêu bình quân
hộ gia đình giảm lần lượt là 11,2% và 5,8%. Điều này có thể cho thấy việc người dân
tham gia hội đoàn và việc hỗ trợ người dân của Chính phủ chưa thực sự đạt được hiệu
quả mong đợi.
85

Bảng 3.6: Ảnh hưởng của các thành phần năng lực thích ứng đến kết quả sinh kế
hộ gia đình nông thôn Việt Nam
Biến độc lập lnthunhap lnchitieu lnthunhap lnchitieu
Cú sốc Lũ,
-0,415*** -0,293*** S1 -0,608*** -0,261***
lụt
Bão,
-0,483*** -0,350***
lốc
S2 -0,061 -0,155
Hạn
-0,245*** -0,275***
hán
Vốn tự Diện tích đất
nhiên nông nghiệp
0,000*** 0,000 0,000*** 0,000
bình quân đầu
người (A11)
Chỉ số đa dạng
-0,027*** 0,023** -0,025*** 0,025***
loại đất (A12)
Diện tích gieo
trồng lúa bình
0,000*** 0,000*** 0,000*** 0,000***
quân đầu
người (A13)
Diện tích gieo
trồng cây
lương thực
0,000*** 0,000 0,000*** 0,000
thực phẩm
bình quân đầu
người (A14)
Vốn Tỷ lệ thành
con viên hộ có việc 0,183*** -0,119*** 0,168*** -0,115***
người làm (A21)
Chủ hộ có
0,205*** 0,130*** 0,204*** 0,120***
CMKT (A23)
Chủ hộ tốt
nghiệp tiểu
0,114*** 0,130*** 0,110*** 0,130***
học trở lên
(A24)
Vốn Chỉ số đa dạng
vật đồ dùng lâu 0,050*** 0,060*** 0,048*** 0,060***
chất bền (A31)
Giá trị tài sản
còn lại bình 0,000*** 0,000*** 0,000*** 0,000***
quân (A32)
Diện tích ở
bình quân đầu -0,002*** -0,002*** -0,002*** -0,002***
người (A34)
86

Biến độc lập lnthunhap lnchitieu lnthunhap lnchitieu


Loại ngôi nhà
0,113*** 0,074*** 0,116*** 0,093***
chính (A38)
Vốn Tiếp cận tiết
0,251*** 0,156*** 0,247*** 0,154***
tài kiệm (A42)
chính Tiếp cận vốn
vay bằng tiền
0,001 0,149*** 0,002 0,140***
và hàng hóa
(A43)
Số nguồn thu
0,068*** 0,031*** 0,070*** 0,032***
nhập (A45)
Vốn Tỷ lệ thành
xã hội viên hộ tham
-0,113*** -0,036 -0,112*** -0,058**
gia hội đoàn
(A51)
Số hình thức
-0,068*** -0,050*** -0,067*** -0,054***
hỗ trợ (A53)
Khả năng tiếp
cận dịch vụ
0,010 0,022*** 0,015* 0,026***
thông tin
(A54)
2016.year 0,086*** 0,094*** 0,090*** 0,092***
2018.year 0,185*** 0,216*** 0,185*** 0,212***
Biến kiểm soát Có Có Có Có
Constant 9,986*** 8,979*** 10,037*** 8,869***
Số quan sát 9.482 9.482 9.482 9.482
R-squared 0,541 0,511 0,538 0,513
Số lượng xã 1.442 1.442 1.442 1.442
Robust standard errors in parentheses
*** p<0,01, ** p<0,05, *p<0,1
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

3.3 Vai trò điều tiết của năng lực thích ứng
Để xem xét các thành phần của năng lực thích ứng có thể giúp hộ gia đình
giảm thiểu tác động bất lợi của các cú sốc, nhóm nghiên cứu tiến hành xem xét tương
tác giữa các cú sốc và các biến năng lực thích ứng trong mô hình hồi quy ảnh hưởng
cố định cấp xã về thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người theo quy trình của Arouri
và cộng sự (2015).
Trước tiên, nhóm nghiên cứu tiến hành xem xét 17 mô hình hồi quy mà mỗi mô
hình bao gồm tất cả các biến như trong bảng 2.1 và một tương tác giữa biến cú sốc và
một biến trong năng lực thích ứng, nhóm nghiên cứu không xem xét cùng một lúc tất cả
87

các biến tương tác vì nó có thể dẫn đến vấn đề đa cộng tuyến và sai số chuẩn cao của
các tương tác này (Arouri và cộng sự, 2015).
a/ Vai trò điều tiết của năng lực thích ứng khi xem xét ảnh hưởng của cú sốc
sức khỏe đến kết quả sinh kế hộ gia đình nông thôn Việt Nam
Đối với vốn tự nhiên, bảng 3.7 chưa chỉ ra được vai trò điều tiết của vốn tự nhiên
khi xem xét ảnh hưởng của cú sốc sức khỏe đến kết quả sinh kế hộ gia đình nông thôn
Việt Nam. Tuy nhiên khi xem xét chi tiết các thành phần của vốn tự nhiên, nhận thấy
diện tích gieo trồng lúa bình quân đầu người và diện tích gieo trồng cây lương thực thực
phẩm bình quân đầu người có tác động điều tiết mạnh nhất đến kết quả sinh kế hộ so
với các thành phần khác của vốn tự nhiên (Bảng 3.7).
Đối với vốn con người, bảng 3.7 cũng chỉ chứng minh được vai trò điều tiết của
vốn con người tới mối quan hệ khi hộ có thành viên bị bệnh/chấn thương nặng đến thu
nhập bình quân của hộ. Cụ thể, khi hộ có thành viên bị bệnh/ chấn thương tăng lên 1
đơn vị nhưng với sự điều tiết của vốn con người, thu nhập bình quân đầu người hộ gia
đình nông thôn Việt Nam vẫn tăng khoảng 19,4%. Ngoài ra, bảng 3.7 còn chỉ ra được
trong các thành phần của vốn con người, tỷ lệ thành viên hộ có việc làm có tác động
điều tiết mạnh nhất tới kết quả sinh kế của hộ.
Đối với vốn vật chất, nghiên cứu chưa chứng minh được ảnh hưởng điều tiết tổng
hợp của vốn vật chất tới mối quan hệ khi hộ có thành viên bị bệnh/chấn thương nặng và
tỷ lệ thành viên có bệnh, chấn thương nặng/Quy mô hộ đến kết quả sinh kế. Tuy nhiên,
bảng 3.7 chỉ ra tác động điều tiết của từng thành phần trong vốn vật chất tới mối quan
hệ trên. Có thể nhận thấy rằng, diện tích ở bình quân đầu người đóng vai trò điều tiết
mạnh nhất so với các thành phần khác của vốn vật chất.
Đối với vốn tài chính, khác với các loại vốn trên, bảng 3.7 chỉ ra được vai trò
điều tiết của vốn tài chính đối với việc giảm thiểu ảnh hưởng của cú sốc sức khỏe (khi
hộ có thành viên bị bệnh/chấn thương nặng) đến kết quả sinh kế. Ngoài ra, bảng 3.7
cũng chỉ ra rằng tiếp cận tiết kiệm và số nguồn thu nhập là hai thành phần có tác động
điều tiết mạnh nhất tới kết quả sinh kế so với các thành phần khác trong vốn tài chính.
Đối với vốn xã hội, bảng 3.7 cũng chỉ ra được vai trò điều tiết của vốn xã hội đối
với việc giảm thiểu ảnh hưởng của cú sốc sức khỏe (tỷ lệ thành viên bị bệnh hoặc chấn
thương nặng/quy mô hộ) đến kết quả sinh kế. Ngoài ra, có thể nhận thấy trong các thành
phần của vốn xã hội, tỷ lệ thành viên hộ tham gia hội đoàn là thành phần có tác động
điều tiết làm tăng kết quả sinh kế của hộ nhiều nhất.
88

Bảng 3.7: Vai trò điều tiết riêng rẽ của năng lực thích ứng khi xem xét ảnh hưởng
của cú sốc sức khỏe đến kết quả sinh kế hộ gia đình nông thôn Việt Nam
Lnthunhap Lnchitieu
Tỷ lệ thành Tỷ lệ thành
Có thành Có thành
viên có viên có
viên bị viên bị
Các biến bệnh, chấn bệnh, chấn
bệnh/chấn bệnh/chấn
thương thương
thương nặng thương nặng
nặng/Quy nặng/Quy
(S1) (S1)
mô hộ (S2) mô hộ (S2)
Vốn tự nhiên * cú sốc
-0.525 -0.493 -0.639 -1.198
sức khỏe
Diện tích đất nông nghiệp
bình quân đầu người 0.000 -0.000 0.000 -0.000
(A11)
(0.000) (0.000) (0.000) (0.000)
Chỉ số đa dạng loại đất
-0.015 0.043 -0.029** 0.007
(A12)
(0.012) (0.030) (0.013) (0.032)
Diện tích gieo trồng lúa
bình quân đầu người 0.000** 0.000 0.000* -0.000
(A13)
(0.000) (0.000) (0.000) (0.000)
Diện tích gieo trồng cây
lương thực thực phẩm
-0.000** -0.000 -0.000** -0.000
bình quân đầu người
(A14)
(0.000) (0.000) (0.000) (0.000)
Vốn con người * cú sốc
0.194* 0.255 0.177 0.331
sức khỏe
Tỷ lệ thành viên hộ có
0.207*** -0.088 0.052 -0.004
việc làm (A21)
(0.065) (0.105) (0.073) (0.133)
Chủ hộ có CMKT (A23) -0.052 0.147 0.024 0.342**
(0.049) (0.110) (0.050) (0.140)
Chủ hộ tốt nghiệp tiểu
-0.062* 0.113 -0.057 0.052
học trở lên (A24)
(0.036) (0.072) (0.037) (0.089)
Vốn vật chất * cú sốc 0.799 1.034 0.764 0.207
89

Lnthunhap Lnchitieu
Tỷ lệ thành Tỷ lệ thành
Có thành Có thành
viên có viên có
viên bị viên bị
Các biến bệnh, chấn bệnh, chấn
bệnh/chấn bệnh/chấn
thương thương
thương nặng thương nặng
nặng/Quy nặng/Quy
(S1) (S1)
mô hộ (S2) mô hộ (S2)
sức khỏe
Chỉ số đa dạng đồ dùng
-0.015*** -0.007 -0.014*** -0.006
lâu bền (A31)
(0.003) (0.006) (0.003) (0.007)
Giá trị tài sản còn lại bình
0.000** 0.000** 0.000* 0.000
quân (A32)
(0.000) (0.000) (0.000) (0.000)
Diện tích ở bình quân đầu
0.006*** 0.003** 0.007*** 0.004**
người (A34)
(0.001) (0.001) (0.001) (0.002)
Loại ngôi nhà chính
-0.058* 0.149* -0.129*** -0.073
(A38)
(0.032) (0.087) (0.035) (0.099)
Vốn tài chính * cú sốc
-0.768*** -0.212 -0.737*** -0.211
sức khỏe
Tiếp cận tiết kiệm (A42) -0.106*** 0.003 -0.111*** -0.071
(0.034) (0.078) (0.035) (0.084)
Tiếp cận vốn vay bằng
-0.133*** -0.029 -0.054 0.129
tiền và hàng hóa (A43)
(0.034) (0.077) (0.038) (0.092)
Số nguồn thu nhập (A45) -0.052*** 0.004 -0.063*** -0.035
(0.012) (0.024) (0.013) (0.029)
Vốn xã hội * cú sốc sức
-0.196 -0.369 -0.167 -0.562**
khỏe
Tỷ lệ thành viên hộ tham
0.202*** 0.223** 0.143*** 0.231**
gia hội đoàn (A51)
(0.051) (0.090) (0.049) (0.107)
Số hình thức hỗ trợ (A53) -0.003 -0.017 0.012 -0.043*
(0.009) (0.022) (0.010) (0.025)
Khả năng tiếp cận dịch vụ
-0.074*** -0.060** -0.070*** -0.034
thông tin (A54)
(0.011) (0.025) (0.011) (0.029)
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả
90

Bảng 3.7 trên đây nhằm mô tả vai trò điều tiết riêng rẽ của năng lực thích ứng
khi xem xét ảnh hưởng của cú sốc sức khỏe đến kết quả sinh kế hộ gia đình nông thôn
Việt Nam. Bảng 3.8 dưới đây sẽ mô tả bức tranh tổng thể về ảnh hưởng độc lập của các
cú sốc sức khỏe tới kết quả sinh kế của hộ và ảnh hưởng trên nhưng có thêm vai trò điều
tiết của các thành phần chính trong năng lực thích ứng.

Cụ thể khi hộ có thành viên bị bệnh/chấn thương nặng tăng lên 1 đơn vị thì thu
nhập bình quân hộ giảm lần lượt là 89,8% và 54,7%, còn bảng 3.8 chưa chỉ ra ảnh hưởng
của tỷ lệ thành viên bị bệnh/chấn thương nặng/quy mô hộ đến kết quả sinh kế. Tuy
nhiên, dưới sự điều tiết của các loại vốn trong năng lực thích ứng, tác động của cú sốc
sức khỏe lên kết quả sinh kế sẽ lần lượt thay đổi như sau:

Dưới sự điều tiết của vốn tự nhiên, bảng 3.8 chưa chỉ ra được ảnh hưởng của cú
sốc sức khỏe tới kết quả sinh kế hộ. Điều đó cho thấy sự điều tiết của vốn tự nhiên chưa
thực sự hiệu quả trong trường hợp này.

Dưới sự điều tiết của vốn con người, khi hộ có thành viên bị bệnh/chấn thương
nặng tăng lên 1 đơn vị thì thu nhập bình quân hộ tăng khoảng 23%, còn đối với các mối
quan hệ khác thì bảng 3.8 chưa chỉ ra được tác động. Điều đó cho thấy sự điều tiết của
vốn con người cũng chưa thực sự hiệu quả, tuy nhiên dấu hiệu tăng thu nhập bình quân
hộ như trên cũng là một tín hiệu đáng mừng.

Dưới sự điều tiết của vốn vật chất, bảng 3.8 chưa chỉ ra được ảnh hưởng của cú
sốc sức khỏe tới kết quả sinh kế hộ. Điều đó cho thấy sự điều tiết của vốn vật chất chưa
thực sự hiệu quả trong trường hợp này.

Dưới sự điều tiết của vốn tài chính, khi hộ có thành viên bị bệnh/chấn thương
nặng tăng lên 1 đơn vị thì thu nhập và chi tiêu bình quân hộ có dấu hiện giảm sâu hơn
tương ứng 84,5% và 81,3%. Điều này cho thấy sự điều tiết của vốn tài chính cũng chưa
thực sự hiệu quả.

Dưới sự điều tiết của vốn xã hội, khi tỷ lệ thành viên bị bệnh hoặc chấn thương
nặng/quy mô hộ tăng lên 1 đơn vị thì thu nhập và chi tiêu bình quân hộ có dấu hiện giảm
sâu hơn lần lượt là 45,6% và 68,9%. Điều này chứng tỏ sự điều tiết của vốn xã hội cũng
chưa thực sự hiệu quả trong trường hợp này.
91

Bảng 3.8: Vai trò điều tiết tổng thể của năng lực thích ứng khi xem xét ảnh hưởng
của cú sốc sức khỏe đến kết quả sinh kế hộ gia đình nông thôn Việt Nam
Biến độc lập Lnthunhap Lnchitieu
Có thành viên bị bệnh/chấn -0.898*** -0.547***
thương nặng (S1) (0.086) (0.091)
Tỷ lệ thành viên bị bệnh hoặc -0.117 -0.215
chấn thương nặng/quy mô hộ
(0.204) (0.236)
(S2)
Vốn tự nhiên 1.954*** 1.755***
(0.491) (0.603)
Vốn con người 0.533*** 0.279**
(0.103) (0.118)
Vốn vật chất 4.358*** 5.175***
(0.563) (0.772)
Vốn tài chính 1.294*** 1.338***
(0.099) (0.104)
Vốn xã hội -0.134 0.139
(0.143) (0.149)
Tỷ lệ thành Tỷ lệ thành
Có thành Có thành
viên bị bệnh viên bị bệnh
viên bị viên bị
hoặc chấn hoặc chấn
bệnh/chấn bệnh/chấn
thương thương
thương thương
nặng/quy nặng/quy
nặng (S1) nặng (S1)
mô hộ (S2) mô hộ (S2)
Vốn tự nhiên *cú sốc sức khỏe 0.469 -0.258 0.360 -1.057
(0.595) (1.467) (0.652) (1.640)
Vốn con người * cú sốc sức khỏe 0.230** 0.204 0.190 0.365
(0.111) (0.185) (0.127) (0.246)
Vốn vật chất * cú sốc sức khỏe 0.691 0.565 0.763 -0.413
(0.608) (1.015) (0.860) (1.289)
Vốn tài chính * cú sốc sức khỏe -0.845*** 0.171 -0.813*** 0.199
(0.106) (0.212) (0.113) (0.245)
Vốn xã hội * cú sốc sức khỏe 0.010 -0.456* 0.064 -0.689**
(0.150) (0.264) (0.153) (0.306)
2016.year 0.019 -0.024
(0.017) (0.022)
2018.year 0.141*** 0.120***
(0.026) (0.033)
Constant 10.091*** 8.921***
(0.071) (0.077)
Biến kiểm soát Có Có
Số quan sát 9,496 9,501
R-squared 0.440 0.385
Số lượng xã 1,443 1,443
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả
92

Bảng 3.8 trên đây đã mô tả bức tranh tổng thể về ảnh hưởng độc lập của các cú
sốc sức khỏe tới kết quả sinh kế của hộ và ảnh hưởng trên nhưng có thêm vai trò điều
tiết của các thành phần chính trong năng lực thích ứng. Bảng 3.9 dưới đây sẽ so sánh
ảnh hưởng của các cú sốc sức khỏe khi tác động độc lập tới kết quả sinh kế của hộ và
ảnh hưởng của các cú sốc sức khỏe khi tác động tới kết quả sinh kế của hộ với sự điều
tiết của thành phần của từng loại vốn trong năng lực thích ứng, đồng thời chỉ ra rằng
chỉ số nào trong từng loại vốn điều tiết mạnh nhất tới kết quả sinh kế. Cụ thể:

Trong vốn tự nhiên, nhìn chung diện tích gieo trồng cây lương thực thực phẩm
bình quân đầu người có sự điều tiết mạnh nhất tới thu nhập và chi tiêu bình quân trong
hộ gia đình. Trong vốn con người, tỷ lệ thành viên hộ có việc làm có sự điều tiết mạnh
nhất tới thu nhập và chi tiêu bình quân trong hộ gia đình. Trong vốn vật chất, nhìn chung
chỉ số đa dạng đồ dùng lâu bền và diện tích ở bình quân đầu người có sự điều tiết mạnh
nhất tới thu nhập và chi tiêu bình quân trong hộ gia đình. Trong vốn tài chính, số nguồn
thu nhập có sự điều tiết mạnh nhất tới kết quả sinh kế của hộ gia đình nông thôn Việt
Nam. Trong vốn xã hội, tỷ lệ thành viên hộ tham gia hội đoàn có sự điều tiết mạnh nhất
tới thu nhập và chi tiêu bình quân trong hộ gia đình.

Bảng 3.9: Vai trò điều tiết của các thành phần phụ trong năng lực thích ứng khi
xem xét ảnh hưởng của cú sốc sức khỏe đến kết quả sinh kế hộ gia đình nông thôn
Việt Nam
Biến độc lập Lnthunhap Lnchitieu
Có thành viên bị
bệnh/chấn thương nặng -0.469*** -0.135
(S1)
Tỷ lệ thành viên bị bệnh
hoặc chấn thương -0.074 -0.079
nặng/quy mô hộ (S2)
A11 0.000*** 0.000
A12 -0.025 0.031**
Vốn tự nhiên
A13 0.000 -0.000
A14 0.000*** 0.000***
93

Biến độc lập Lnthunhap Lnchitieu


A21 0.101* -0.089
Vốn con người A23 0.208*** 0.069
A24 0.134*** 0.138***
A31 0.057*** 0.065***
A32 0.000*** 0.000***
Vốn vật chất
A34 -0.005*** -0.006***
A38 0.147*** 0.194***
A42 0.283*** 0.208***
Vốn tài chính A43 0.082** 0.160***
A45 0.106*** 0.068***
A51 -0.242*** -0.170***
Vốn xã hội A53 -0.054*** -0.055***
A54 0.042** 0.056***
Tỷ lệ thành Tỷ lệ thành
Có thành Có thành
viên bị bệnh viên bị bệnh
viên bị viên bị
hoặc chấn hoặc chấn
bệnh/chấn bệnh/chấn
thương thương
thương thương
nặng/quy nặng/quy
nặng (S1) nặng (S1)
mô hộ (S2) mô hộ (S2)
A11 0.000 -0.000 0.000 -0.000
Vốn tự nhiên *
A12 -0.010 0.076** -0.016 0.038
cú sốc sức
A13 0.000** 0.000 0.000** -0.000
khỏe
A14 -0.000*** -0.000 -0.000*** -0.000
Vốn con người A21 0.176*** -0.266** 0.009 -0.036
* cú sốc sức A23 -0.014 0.128 0.034 0.356**
khỏe A24 -0.046 0.092 -0.017 0.003
A31 -0.014*** 0.001 -0.010** -0.002
Vốn vật chất *
A32 0.000 0.000* 0.000 -0.000
cú sốc sức
A34 0.006*** -0.001 0.007*** 0.000
khỏe
A38 -0.072* 0.160* -0.146*** -0.043
94

Biến độc lập Lnthunhap Lnchitieu


A42 -0.054 0.037 -0.072* -0.062
Vốn tài chính
A43 -0.111*** 0.054 -0.049 0.184*
* cú sốc sức
khỏe A45 -0.058*** 0.034 -0.051*** -0.025
Vốn xã hội * A51 0.196*** 0.052 0.155*** 0.136
cú sốc sức A53 -0.014 -0.014 0.011 -0.062**
khỏe A54 -0.031* -0.064 -0.039** -0.020
2016.year 0.087*** 0.087***
2018.year 0.189*** 0.214***
Biến kiểm soát có có
Constant 9.845*** 8.670***
(0.078) (0.081)
Số quan sát 9,482 9,487
R-squared 0.554 0.530
Số lượng xã 1,442 1,442
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

b/ Vai trò điều tiết của năng lực thích ứng khi xem xét ảnh hưởng của cú sốc
tự nhiên đến kết quả sinh kế hộ gia đình nông thôn Việt Nam
Tương tự với cú sốc sức khỏe, để xem xét các thành phần của năng lực thích ứng
có thể giúp hộ gia đình giảm thiểu tác động bất lợi của cú sốc tự nhiên, nhóm nghiên
cứu tiến hành xem xét tương tác giữa cú sốc và các biến năng lực thích ứng trong mô
hình hồi quy ảnh hưởng cố định của xã về thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người theo
quy trình của Arouri và cộng sự (2015).

Đối với vốn tự nhiên, nhìn chung vốn tự nhiên có tác động điều tiết mạnh nhất
trong mối quan hệ lũ lụt tác động đến kết quả sinh kế. Cụ thể, khi vốn tự nhiên điều tiết,
lũ lụt tác động tới thu nhập bình quân đầu người hộ gia đình với mức ý nghĩa 1%, tương
tự lũ lụt tác động tới chi tiêu bình quân đầu người trong hộ với mức ý nghĩa 10%, bão
lốc cũng tác động tới thu nhập bình quân đầu người hộ gia đình với mức ý nghĩa 10%.
Khác với lũ lụt, bão lốc, bảng 3.10 chưa chỉ ra được sự điều tiết của vốn tự nhiên trong
mối quan hệ giữa hạn hán và kết quả sinh kế. Tuy nhiên, bảng 3.10 chỉ ra được thành
phần diện tích gieo trồng lúa bình quân đầu người có tác động điều tiết mạnh nhất tới
kết quả sinh kế trong bối cảnh chịu các cú sốc tự nhiên.
95

Đối với vốn con người, khác với vốn tự nhiên, vốn con người có sự điều tiết mạnh
nhất trong mối quan hệ giữa hạn hán và thu nhập bình quân hộ gia đình. Tuy nhiên bảng
3.10 lại chưa chỉ ra được tác động của hạn hán tới chi tiêu dưới sự điều tiết của vốn con
người. Ngược lại với hán hạn, bảng 3.10 chưa chỉ ra được ảnh hưởng của bão lốc tới thu
nhập bình quân hộ gia đình dưới sự điều của vốn này. Ngoài ra có thể nhận thấy thành
phần chủ hộ tốt nghiệp tiểu học trở lên có tác động điều tiết nhiều nhất trong mối quan
hệ này so với các thành phần khác trong vốn con người.

Đối với vốn vật chất, bão lốc là cú sốc tự nhiên duy nhất mà bảng 3.10 chỉ ra
được tác động của bão lốc tới kết quả sinh kế với sự điều tiết của vốn vật chất. Cụ thể,
với sự điều tiết của vốn vật chất thì các hộ gia đình sống trong khu vực bão lốc có thu
nhập và chi tiêu bình quân đầu người hộ gia đình nông thôn Việt Nam vẫn tăng lần lượt
là 99% và 133,7%. Đây là kết quả cho thấy vốn vật chất điều tiết thực sự có hiệu quả
khi bão lốc xảy ra làm ảnh hưởng tới sinh kế của hộ. Ngoài ra cũng có thể nhận thấy hai
thành phần chỉ số đa dạng đồ dùng lâu bền và diện tích ở bình quân đầu người có tác
động điều tiết nhiều nhất trong mối quan hệ giữa cú sốc tự nhiên đến kết quả sinh kế của
hộ so với các thành phần khác trong vốn vật chất.

Đối với vốn tài chính, khác với các loại vốn trên, vốn tài chính điều tiết tất cả các
mối quan hệ giữa các cú sốc tự nhiên tới thu nhập và chi tiêu bình quân hộ gia đình nông
thôn Việt Nam. Cụ thể, khi lũ lụt tăng 1 đơn vị, thu nhập và chi tiêu bình quân hộ giảm
lần lượt là 21,2% và 15,3%. Con số này đối với bão lốc lần lượt là 35,2% và 38,2%, đối
với hạn hán lần lượt là 29,3% và 28,9%. Mặc dù vốn tài chính có điều tiết tất cả các mối
quan hệ này tuy nhiên hiệu quả chưa thực sự khả quan khi các cú sốc tự nhiên vẫn tác
động làm giảm nhiều tới kết quả sinh kế của hộ gia đình nông thôn Việt Nam. Ngoài ra
cũng có thể nhận thấy thành phần số nguồn thu nhập có tác động điều tiết nhiều nhất
trong mối quan hệ giữa cú sốc tự nhiên đến kết quả sinh kế của hộ so với các thành phần
khác trong vốn tài chính.

Cuối cùng là vốn xã hội, bảng 3.10 chỉ chứng minh được vốn xã hội điều tiết mối
quan hệ giữa lũ lụt tới thu nhập và chi tiêu bình quân trong hộ gia đình nông thôn Việt
Nam. Cụ thể, với sự điều tiết của vốn xã hội, khi khi hộ gia đình sống trong khu vực có
lũ lụt thì thu nhập giảm khoảng 21,1% và con số này đối với chi tiêu bình quân đầu
96

người trong hộ là 24,6%. Bên cạnh đó cũng có thể nhận thấy thành phần khả năng tiếp
cận dịch vụ thông tin có tác động điều tiết nhiều nhất trong mối quan hệ giữa cú sốc tự
nhiên đến kết quả sinh kế của hộ so với các thành phần khác trong vốn xã hội.
Bảng 3.10: Vai trò điều tiết riêng rẽ của năng lực thích ứng khi xem xét ảnh
hưởng của cú sốc tự nhiên đến kết quả sinh kế hộ gia đình nông thôn Việt Nam
Lnthunhap Lnchitieu
Các biến
Lũ lụt Bão lốc Hạn hán Lũ lụt Bão lốc Hạn hán
Vốn tự nhiên * cú
-2.196*** -0.972* 0.880 -1.166* -0.015 -0.381
sốc tự nhiên
Diện tích đất nông
nghiệp bình quân -0.000 -0.000 0.000 -0.000 0.000 0.000**
đầu người (A11)
(0.000) (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) (0.000)
Chỉ số đa dạng loại
-0.020 -0.009 0.011 -0.012 -0.018 -0.020
đất (A12)
(0.014) (0.013) (0.015) (0.015) (0.014) (0.016)
Diện tích gieo trồng
lúa bình quân đầu -0.000** 0.000 0.000*** 0.000 0.000 0.000
người (A13)
(0.000) (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) (0.000)
Diện tích gieo trồng
cây lương thực thực
0.000 -0.000 -0.000 -0.000 0.000 -0.000**
phẩm bình quân
đầu người (A14)
(0.000) (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) (0.000)
Vốn con người *
-0.009 -0.113 0.235*** 0.051 -0.175** 0.084
cú sốc tự nhiên
Tỷ lệ thành viên hộ
0.025 0.035 0.212*** 0.062 -0.053 0.033
có việc làm (A21)
(0.060) (0.058) (0.064) (0.065) (0.061) (0.072)
Chủ hộ có CMKT
-0.054 -0.041 0.062 0.040 -0.059 -0.046
(A23)
(0.043) (0.042) (0.045) (0.049) (0.047) (0.054)
Chủ hộ tốt nghiệp
tiểu học trở lên -0.039 -0.078*** -0.026 -0.023 -0.090*** 0.008
(A24)
(0.031) (0.030) (0.032) (0.032) (0.031) (0.035)
Vốn vật chất * cú
-0.853 0.990** 0.307 -1.078 1.337* -0.797
sốc tự nhiên
Chỉ số đa dạng đồ
-0.011*** -0.013*** -0.005 -0.007** -0.013*** -0.000
dùng lâu bền (A31)
97

Lnthunhap Lnchitieu
Các biến
Lũ lụt Bão lốc Hạn hán Lũ lụt Bão lốc Hạn hán
(0.003) (0.003) (0.003) (0.003) (0.003) (0.003)
Giá trị tài sản còn
-0.000*** 0.000 0.000 -0.000 0.000 -0.000***
lại bình quân (A32)
(0.000) (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) (0.000)
Diện tích ở bình
quân đầu người 0.003*** 0.003*** 0.004*** 0.001 0.002** -0.001
(A34)
(0.001) (0.001) (0.001) (0.001) (0.001) (0.001)
Loại ngôi nhà chính
-0.032 -0.042 0.010 -0.008 0.030 -0.064
(A38)
(0.035) (0.034) (0.040) (0.037) (0.034) (0.040)
Vốn tài chính * cú
-0.212*** -0.352*** -0.293*** -0.153* -0.382*** -0.289***
sốc tự nhiên
Tiếp cận tiết kiệm
-0.068** -0.027 -0.031 -0.019 -0.087*** -0.024
(A42)
(0.033) (0.031) (0.034) (0.032) (0.030) (0.033)
Tiếp cận vốn vay
bằng tiền và hàng 0.047 -0.031 -0.045 0.026 -0.016 -0.028
hóa (A43)
(0.029) (0.028) (0.030) (0.032) (0.029) (0.032)
Số nguồn thu nhập
-0.026** -0.037*** -0.014 -0.011 -0.030** -0.032**
(A45)
(0.012) (0.012) (0.013) (0.013) (0.013) (0.014)
Vốn xã hội * cú
-0.211* -0.186 -0.128 -0.246* -0.096 -0.128
sốc tự nhiên
Tỷ lệ thành viên hộ
tham gia hội đoàn 0.021 0.037 0.130** -0.028 0.051 0.058
(A51)
(0.053) (0.048) (0.052) (0.056) (0.052) (0.059)
Số hình thức hỗ trợ
0.026*** 0.007 -0.007 0.022** 0.021** -0.012
(A53)
(0.010) (0.010) (0.011) (0.010) (0.010) (0.011)
Khả năng tiếp cận
dịch vụ thông tin -0.028*** -0.046*** -0.028** -0.014 0.045*** -0.006
(A54)
(0.010) (0.010) (0.011) (0.011) (0.010) (0.011)
Nguồn: Theo tính toán của tác giả
98

Bảng 3.10 trên đây nhằm mô tả vai trò điều tiết riêng rẽ của năng lực thích ứng
khi xem xét ảnh hưởng của cú sốc tự nhiên đến kết quả sinh kế hộ gia đình nông thôn
Việt Nam. Bảng 3.11 dưới đây sẽ mô tả bức tranh tổng thể về ảnh hưởng độc lập của
các cú sốc tự nhiên tới kết quả sinh kế của hộ và ảnh hưởng trên nhưng có thêm vai trò
điều tiết của 5 thành phần chính trong năng lực thích ứng. Cụ thể:

Khi lũ lụt, bão lốc, hạn hán lần lượt tăng lên 1 đơn vị thì thu nhập bình quân hộ
giảm lần lượt là 45,8%, 62,2% và 42,5%, còn chi tiêu bình quân hộ giảm lần lượt là
34,2%, 46,3% và 36%. Tuy nhiên, dưới sự điều tiết của 5 loại vốn trong năng lực thích
ứng, tác động của từng cú sốc tự nhiên lên kết quả sinh kế sẽ lần lượt thay đổi như sau:

Chỉ chứng minh được vai trò điều tiết của vốn tự nhiên đến ảnh hưởng của lũ
lụt và kết quả sinh kế, trong khi chưa chứng minh được vai trò này với bão lốc và hạn
hán. Dưới sự điều tiết của vốn con người, khi hạn hán tăng 1 đơn vị thì thu nhập bình
quân đầu người vẫn có dấu hiệu tăng 27,3%, tuy nhiên đối với bão lốc và hạn hán thì
chưa chỉ ra được vai trò điều tiết của chúng tới kết quả sinh kế. Dưới sự điều tiết của
vốn vật chất, khi bão lốc tăng 1 đơn vị thì thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người
vẫn có dấu hiệu tăng 119,1% và 146,8%, tuy nhiên cũng chưa chỉ ra được vai trò này
với lũ lụt và hạn hán. Dưới sự điều tiết của vốn tài chính, khi lũ lụt, hạn hán, bão lốc
lần lượt tăng 1 đơn vị thì thu nhập bình quân hộ giảm lần lượt 26,7%, 46,8% và 45,8%,
còn chi tiêu bình quân hộ giảm lần lượt là 22,1%, 51,8% và 38,6%. Mặc dù dưới sự
điều tiết của vốn tài chính nhưng kết quả sinh kế của hộ vẫn có dấu hiệu giảm khi các
cú sốc tự nhiên xảy ra. Tuy nhiên, điều khả quan có thể nhận thấy là mức độ giảm của
kết quả sinh kế hộ đã ít hơn khi không có sự điều tiết của loại vốn này. Bảng 3.11 chưa
thể chỉ ra ảnh hưởng điều tiết của vốn xã hội trong mối quan hệ giữa cú sốc tự nhiên
và kết quả sinh kế.
99

Bảng 3.11: Vai trò điều tiết tổng thể của năng lực thích ứng khi xem xét ảnh
hưởng của cú sốc tự nhiên đến kết quả sinh kế hộ gia đình nông thôn Việt Nam

Biến độc lập Lnthunhap Lnchitieu


Lũ, lụt -0,458*** -0,342***
(0,092) (0,104)
Bão, lốc -0,622*** -0,463***
(0,080) (0,087)
Hạn hán -0,425*** -0,360***
(0,097) (0,109)
Vốn tự nhiên 2,764*** 2,044***
(0,616) (0,690)
Vốn con người 0,664*** 0,447***
(0,088) (0,088)
Vốn vật chất 4,603*** 5,554***
(0,709) (0,848)
Vốn tài chính 1,115*** 1,182***
(0,082) (0,083)
Vốn xã hội 0,032 0,322**
(0,143) (0,143)
Lũ, lụt Bão, lốc Hạn hán Lũ, lụt Bão, lốc Hạn hán
Vốn tự nhiên * cú -1,990** -0,447 1,099 -0,870 0,502 -0,090
sốc tự nhiên (0,799) (0,632) (0,723) (0,688) (0,634) (0,655)
Vốn con người * cú 0,102 -0,045 0,273*** 0,128 -0,149 0,142
sốc tự nhiên (0,091) (0,087) (0,095) (0,097) (0,094) (0,109)
Vốn vật chất * cú -0,604 1,191** 0,579 -0,734 1,468** -0,433
sốc tự nhiên (0,606) (0,558) (0,654) (0,792) (0,684) (0,881)
Vốn tài chính * cú -0,267*** -0,468*** -0,458*** -0,221** - -
sốc tự nhiên 0,518*** 0,386***
(0,086) (0,084) (0,090) (0,095) (0,087) (0,098)
Vốn xã hội * cú sốc -0,166 -0,174 -0,209 -0,235 -0,088 -0,129
tự nhiên (0,136) (0,140) (0,141) (0,149) (0,144) (0,143)
2016.year 0,009 -0,026
(0,017) (0,020)
2018.year 0,130*** 0,111***
(0,025) (0,030)
Constant 9,981*** 8,945***
(0,065) (0,069)
Biến kiểm soát Có Có
Số quan sát 9.496 9.501
R-squared 0,441 0,388
Số lượng xã 1.443 1.443
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả
100

Bảng 3.11 trên đây đã mô tả bức tranh tổng thể về ảnh hưởng độc lập của các cú
sốc tự nhiên tới kết quả sinh kế của hộ và ảnh hưởng trên nhưng có thêm vai trò điều
tiết của 5 thành phần chính trong năng lực thích ứng. Bảng 3.12 dưới đây sẽ so sánh ảnh
hưởng của các cú sốc tự nhiên khi tác động độc lập tới kết quả sinh kế của hộ và ảnh
hưởng này với sự điều tiết của thành phần của từng loại vốn trong năng lực thích ứng,
đồng thời chỉ ra rằng chỉ số nào trong từng loại vốn điều tiết mạnh nhất tới kết quả sinh
kế. Cụ thể:

Trong vốn tự nhiên, nhìn chung diện tích đất nông lâm nghiệp bình quân đầu
người và diện tích gieo trồng cây lương thực thực phẩm bình quân đầu người có sự
điều tiết mạnh nhất tới thu nhập và chi tiêu bình quân trong hộ gia đình. Trong vốn
con người, tỷ lệ thành viên hộ có việc làm có sự điều tiết mạnh nhất tới thu nhập và
chi tiêu bình quân trong hộ gia đình. Cụ thể khi tỷ lệ thành viên hộ có việc làm điều
tiết khiến thu nhập bình quân hộ gia đình tăng 18,8% dưới tác động của hạn hán. Trong
vốn vật chất, nhìn chung diện tích ở bình quân đầu người có sự điều tiết mạnh nhất tới
thu nhập và chi tiêu bình quân trong hộ gia đình. Cụ thể, khi diện tích ở bình quân đầu
người điều tiết khiến thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người tăng lần lượt là 5%, 3%
dưới tác động của lũ lụt; dưới tác động của bão lốc, con số này cũng lần lượt là 5% và
3%. Còn dưới tác động của hạn hán, với sự điều tiết của diện tích ở bình quân đầu
người, thu nhập bình quân hộ gia đình cũng tăng khoảng 5%. Trong vốn tài chính, nhìn
chung số nguồn thu nhập của hộ gia đình có sự điều tiết mạnh nhất tới thu nhập và chi
tiêu bình quân trong hộ gia đình. Cụ thể số nguồn thu nhập điều tiết khiến thu nhập
bình quân hộ gia đình giảm 2,5%, 3,7% và 2,8% lần lượt dưới tác động của lũ lụt, bão
lốc và hạn hán. Chi tiêu bình quân hộ gia đình giảm 2,6% và 3,5% lần lượt dưới tác
động của bão lốc và hạn hán. Trong vốn xã hội, nhìn chung số hình thức hỗ trợ (hỗ trợ
giáo dục, hỗ trợ y tế, nhà ở, nước sạch,…) có sự điều tiết mạnh nhất tới thu nhập và
chi tiêu bình quân trong hộ gia đình. Cụ thể khi lũ lụt tăng 1 đơn vị thì thu nhập và chi
tiêu bình quân đầu người trong hộ tăng lần lượt là 2,2% và 2,5% dưới sự điều tiết của
số hình thức hỗ trợ trong vốn xã hội.
101

Bảng 3.12: Vai trò điều tiết của các thành phần phụ trong năng lực thích ứng khi
xem xét ảnh hưởng của cú sốc tự nhiên đến kết quả sinh kế hộ gia đình nông thôn
Việt Nam
Biến độc lập Lnthunhap lnchitieu
Lũ, lụt -0,405*** -0,299***
Bão, lốc -0,340*** -0,201**
Hạn hán -0,263*** -0,104
A11 0,000** -0,000
Vốn tự A12 -0,028* 0,046***
nhiên A13 0,000 0,000
A14 0,000*** 0,000***
Vốn A21 0,106* -0,141**
con A23 0,186*** 0,114**
người A24 0,157*** 0,161***
A31 0,059*** 0,064***
Vốn
A32 0,000*** 0,000***
vật
A34 -0,007*** -0,004***
chất
A38 0,133*** 0,046
Vốn A42 0,253*** 0,188***
tài A43 0,000 0,150***
chính A45 0,096*** 0,057***
A51 -0,160*** -0,087*
Vốn
A53 -0,076*** -0,065***
xã hội
A54 0,025 0,029**
Lũ, lụt Bão, lốc Hạn hán Lũ, lụt Bão, lốc Hạn hán
Vốn tự A11 -0,000* -0,000 0,000** -0,000** 0,000* 0,000***
nhiên A12 -0,010 0,007 0,002 -0,014 -0,023 -0,025
* cú A13 -0,000 0,000 0,000*** 0,000 0,000 0,000
sốc tự 0,000 -0,000* -0,000** -0,000 -0,000 -0,000***
A14
nhiên
Vốn A21 0,051 0,056 0,188*** 0,083 -0,035 0,039
con A23 -0,006 0,012 0,102** 0,072 -0,008 -0,021
người -0,013 -0,056* -0,042 -0,013 -0,053 -0,012
A24
* cú
102

Biến độc lập Lnthunhap lnchitieu


sốc tự
nhiên
Vốn A31 -0,010** -0,015*** -0,006 -0,009** -0,011** 0,003
vật A32 -0,000** 0,000 0,000 -0,000 0,000 -0,000***
chất * A34 0,005*** 0,005*** 0,005*** 0,003*** 0,003*** 0,001
cú sốc -0,025 -0,034 -0,006 0,009 0,054 -0,044
tự A38
nhiên
Vốn A42 -0,009 0,018 -0,025 -0,001 -0,055* -0,020
tài A43 0,046 -0,019 -0,042 0,024 -0,014 -0,028
chính -0,025* -0,037*** -0,028** -0,012 -0,026* -0,035**
* cú
A45
sốc tự
nhiên
Vốn A51 0,045 0,057 0,096* -0,020 0,084 0,101*
xã hội A53 0,022** 0,002 -0,002 0,025** 0,015 -0,006
* cú 0,005 -0,015 -0,033** 0,010 -0,011 -0,014
sốc tự A54
nhiên
2016.year 0,090*** 0,094***
2018.year 0,195*** 0,220***
Biến kiểm
có có
soát
Constant 9,851*** 8,811***
Số quan sát 9.482 9.487
R-squared 0,557 0,523
Số lượng xã 1.442 1.442
Robust standard errors in parentheses
*** p<0,01, ** p<0,05, * p<0,1
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả
103

CHƯƠNG 4: LUẬN BÀI KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ


KHUYẾN NGHỊ NHẰM GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
CỦA CÁC CÚ SỐC ĐẾN KẾT QUẢ SINH KẾ CỦA HỘ GIA
ĐÌNH VIỆT NAM

4.1 Luận bàn kết quả nghiên cứu

Dựa trên cách tiếp cận khung sinh kế của DFID và sử dụng bộ dữ liệu VHLSS
trong các năm 2014, 2016 và 2018, nghiên cứu đã đánh giá ảnh hưởng của cú sốc sức
khỏe và cú sốc tự nhiên, cũng như năng lực thích ứng đến kết quả sinh kế của hộ gia
đình tại nông thôn Việt Nam. Đồng thời xem xét vai trò điều tiết của năng lực thích ứng
trong việc giảm nhẹ ảnh hưởng tiêu cực của các cú sốc đến kết quả sinh kế của hộ gia
đình tại nông thôn Việt Nam. Do vậy, kết quả thu được đã đi trả lời được các câu hỏi
nghiên cứu đặt ra. Cụ thể:

Nghiên cứu đã đi trả lời được câu hỏi thứ nhất: Cú sốc sức khỏe và cú sốc tự
nhiên có tác động ngược chiều đến kết quả sinh kế không? Nếu có, mức độ tác động như
thế nào?

Bài nghiên cứu chỉ ra rằng cú sốc sức khỏe có tác động tiêu cực tới kết quả sinh
kế hộ gia đình nông thôn Việt Nam. Kết quả này có sự tương đồng với hầu hết các
nghiên cứu trước đây (Mitra và cộng sự, 2015; Bales, 2013; Pradhan và Mukherjee,
2017; Islam và Parasnis, 2017). Cụ thể, khi số thành viên bị bệnh/chấn thương nặng
trong hộ tăng lên 1 đơn vị thì thu nhập bình quân đầu người trong hộ giảm tương ứng
98,8% và chi tiêu bình quân đầu người trong hộ giảm khoảng 63,3%. Điều này có thể
được giải thích là khi một hộ gia đình có thành viên trong độ tuổi lao động bị bệnh
nặng, họ sẽ mất đi khả năng lao động trong khoảng thời gian bị bệnh, từ đó, không thể
làm việc để đem lại thu nhập cho hộ gia đình. Thêm vào đó, thành viên có bệnh nặng
sẽ giảm mức chi tiêu, do đó, chi tiêu bình quân đầu người trong hộ giảm. Tuy nhiên,
nghiên cứu chưa xác định được ảnh hưởng của tỷ lệ thành viên có bệnh, chấn thương
nặng/Quy mô hộ.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra cú sốc tự nhiên tác động ngược
chiều đến kết quả sinh kế; kết luận này đồng tình với quan điểm của Baez và Santos
104

(2008), Bui và cộng sự (2014), Arouri và cộng sự (2015) và Baez và cộng sự (2016).
Cụ thể, trong nghiên cứu này, khi lũ lụt, bão lốc và hạn hán tăng lên 1 đơn vị, thì thu
nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nông thôn giảm tương ứng khoảng 62,8%,
76,9% và 45,5%. Tương tự với chi tiêu, khi lũ lụt, bão lốc và hạn hán tăng lên 1 đơn
vị, thì chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình nông thôn giảm tương ứng 49,1%,
61,4%, 48,5%. Điều này có thể được giải thích là khi một hộ gia đình gặp phải cú sốc
tự nhiên, họ không những có thể phải tạm ngừng các hoạt động lao động, mà còn có
nguy cơ đối mặt với sự phá hủy nguồn sinh kế của cú sốc tự nhiên, gây tổn thất về tài
sản, từ đó không thể tạo ra thu nhập cho hộ gia đình.

Nghiên cứu đã đi trả lời được câu hỏi thứ hai: Năng lực thích ứng có tác động
thuận chiều đến kết quả sinh kế không? Nếu có, mức độ tác động như thế nào?

Nghiên cứu chứng minh năng lực thích ứng có tác động cùng chiều đến kết quả sinh
kế của hộ gia đình nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, các thành phần
của năng lực thích ứng bao gồm vốn tự nhiên, vốn con người, vốn vật chất, vốn tài chính,
vốn xã hội có xu hướng tác động đến kết quả sinh kế một cách không đồng nhất. Cụ thể:

Vốn tự nhiên, bao gồm: diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người, chỉ số đa
dạng loại đất, diện tích gieo trồng lúa bình quân đầu người, diện tích gieo trồng cây lương
thực thực phẩm bình quân đầu người, có tác động cùng chiều tới kết quả sinh kế của hộ;
kết luận này đồng tình với quan điểm của Trương Đông Lộc và Đặng Thị Thảo (2012),
Vương Quốc Duy (2013), Jiao và cộng sự (2015), Khúc Văn Quý và cộng sự (2016),
Benjamin và cộng sự (2017) và Yan-Zhen và cộng sự (2019). Rõ ràng, diện tích đất nông
nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của nông hộ, bởi vì đất đai là yếu tố rất quan
trọng để tiến hành sản xuất nông nghiệp (Vương Quốc Duy, 2013; Trương Đông Lộc và
Đặng Thị Thảo, 2012). Hộ có diện tích đất càng nhiều thì sản lượng nông sản tạo ra cũng
càng nhiều nên thu nhập nhận được cũng tăng lên. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy thành
phần chỉ số đa dạng loại đất trong vốn tự nhiên tác động ngược chiều tới thu nhập bình
quân đầu người trong hộ. Điều này trái ngược với kết quả nghiên cứu của Khúc Văn Quý
và cộng sự (2016), theo đó chỉ số đa dạng loại đất càng cao thì thu nhập hộ gia đình càng
cao. Như vậy, có thể việc đa dạng loại đất chưa đạt được hiệu quả như mong đợi.

Vốn con người, bao gồm chủ hộ có chuyên môn kỹ thuật, chủ hộ tốt nghiệp tiểu
học trở lên đều có tác động cùng chiều đến kết quả sinh kế; kết luận này đồng tình với
105

quan điểm của Đinh Phi Hổ (2003), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011), Bùi Quang
Bình (2008), Trương Đông Lộc và Đặng Thị Thảo (2011), Lê Xuân Thái (2014), Võ
Thành Khởi (2015). Rõ ràng, trình độ của chủ hộ có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập
của hộ gia đình nông thôn Việt Nam bởi việc áp dụng những hiểu biết của chủ hộ vào
hoạt động kinh tế sẽ là một trong những yếu tố thúc đẩy tạo thu nhập bình quân trong
hộ cao hơn (Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh, 2011; Võ Thành Khởi, 2015). Tuy
nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần còn lại của con người đó là tỷ lệ thành
viên hộ có việc làm lại có tác động ngược chiều tới chi tiêu bình quân hộ. Điều này có
thể là do khi số lượng thành viên trong hộ có việc làm gia tăng thì các khoản chi cho
đầu tư của hộ sẽ phần nào giảm xuống hoặc các thành viên hộ có việc làm nhưng chất
lượng việc làm chưa cao.

Vốn vật chất, bao gồm số đồ dùng lâu bền, giá trị tài sản còn lại bình quân và loại
ngôi nhà chính tác động cùng chiều đến kết quả sinh kế, tuy nhiên, diện tích ở bình quân
đầu người lại có ảnh hưởng ngược chiều tới kết quả sinh kế. Điều này có thể được giải
thích là khi hộ gia đình có tài sản vật chất (đồ dùng lâu bền, tài sản còn lại bình quân và
loại ngôi nhà chính) tăng thì thu nhập của hộ có thể tăng từ việc đầu tư hoặc bán lại các
tài sản đó, đồng thời, chi tiêu tăng do hộ gia đình phải mất thêm chi phí bảo dưỡng, lưu
trữ, cất giữ tài sản. Tuy nhiên, khi diện tích ở bình quân đầu người tăng, phần đất này sẽ
không được tận dụng cho các mục đích đầu tư sinh lời, dẫn đến thu nhập bình quân hộ
giảm. Thêm vào đó, hộ gia đình cũng không phải chi trả thêm các chi phí nếu dùng phần
đất này để đầu tư, do đó, chi tiêu bình quân hộ giảm. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào
trước đây nghiên cứu cụ thể về tác động của vốn vật chất đến kết quả sinh kế để đưa ra
đánh giá dựa trên sự đối chiếu.

Vốn tài chính tác động cùng chiều tới kết quả sinh kế của hộ gia đình nông thôn
Việt Nam và các thành phần của vốn tài chính cũng tác động cùng chiều tới kết quả sinh
kế của hộ; kết luận này đồng tình với quan điểm của Hossain và Knight (2008),
Khandker và Samad (2013), Augustburg và cộng sự (2014), Angelucci và cộng sự
(2015), Banerjee và cộng sự (2015). Điều này có thể được giải thích rằng, khi một hộ
gia đình dễ dàng tiếp cận tín dụng, họ có cơ hội mua được các nguyên liệu đầu vào như
hạt giống, phân bón và hóa chất nông nghiệp chất lượng cao hơn để phục vụ cho sản
xuất, từ đó làm tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập và tiêu dùng, tăng tích lũy tài
106

sản, giảm nguy cơ nghèo đói, cải thiện an ninh lương thực hộ gia đình và chống lại được
các cú sốc tiêu cực. Bên cạnh đó, việc đa dạng nguồn thu nhập cũng làm giảm rủi ro khi
hộ gia đình phải đối mặt với các cú sốc bất ngờ, đảm bảo nguồn thu nhập cho hộ.

Cuối cùng, vốn xã hội có tác động cùng chiều tới thu nhập và nhưng lại tác động
ngược chiều tới chi tiêu của hộ gia đình nông thôn Việt Nam, tuy nhiên khi xem xét cụ
thể từng thành phần phụ thì vẫn có tác động thống nhất tới kết quả sinh kế. Trong vốn
xã hội cụ thể gồm có tỷ lệ thành viên tham gia hội đoàn, số hình thức hỗ trợ là hai thành
phần có tác động âm, tuy nhiên khả năng tiếp cận dịch vụ thông tin lại có ảnh hưởng
cùng chiều tới kết quả sinh kế. Điều này tương đồng với quan điểm của Haddad và
Maluccio (2003), Chia-Hsin và Ben (2004), Hồ Đình Bảo (2016), Annet Abenakyo
(2017) đã chỉ ra rằng không có tác động đáng kể của vốn xã hội đối với thu nhập hộ gia
đình. Tuy nhiên, trái ngược với quan điểm của Narayan (1997). Điều này đặt ra câu hỏi,
liệu việc tham gia các hội đoàn và các hình thức hỗ trợ đã thực sự hiệu quả? Nguyên
nhân có thể do việc tham gia hội đoàn còn mang tính hình thức hoặc từ sự thiếu rõ ràng,
minh bạch các hình thức hỗ trợ người dân chưa đảm bảo việc hỗ trợ cho người dân đúng
đối tượng, đúng chế độ và xảy ra tiêu cực.

Nghiên cứu đã đi trả lời được câu hỏi thứ ba: Năng lực thích ứng có vai trò điều
tiết mối quan hệ giữa các cú sốc và kết quả sinh kế không?

Nghiên cứu chỉ ra rằng năng lực thích ứng điều tiết làm giảm ảnh hưởng tiêu cực
của cú sốc sức khỏe tới kết quả sinh kế. Cụ thể:

Vốn tự nhiên có vai trò điều tiết, làm chi tiêu bình quân của hộ có dấu hiệu tăng
khi hộ có thành viên bị bệnh/chấn thương nặng; kết luận này đồng tình với quan điểm
của Dercon và Krishnan (2000). Tuy nhiên nghiên cứu chưa tìm thấy vai trò điều tiết
của vốn tự nhiên trong mối quan hệ của cú sốc sức khỏe tới thu nhập bình quân của hộ.

Vốn con người điều tiết mối quan hệ của cú sốc sức khỏe và sinh kế hộ gia đình.
Kết quả này đồng tình với kết luận của Goujard và cộng sự (2003). Tuy nhiên, các nghiên
cứu trước đây cũng không đưa ra cụ thể vai trò điều tiết của từng thành phần trong vốn
con người để có sự so sánh, đối chiếu. Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra rằng vốn con
người điều tiết khiến thu nhập và chi tiêu bình quân của hộ vẫn có dấu hiệu tăng dù chịu
tác động khi hộ có thành viên bị bệnh/chấn thương nặng. Điều này có thể được giải thích
107

là trong trường hợp hộ có thành viên bị bệnh/ chấn thương, với những hộ có sự chuẩn
bị đầy đủ về việc làm, thu nhập và các kinh nghiệm, kiến thức cần thiết phòng bệnh thì
kết quả sinh kế hộ sẽ không bị ảnh hưởng quá nặng nề bởi cú sốc sức khỏe.

Vốn vật chất điều tiết mối quan hệ của cú sốc sức khỏe và sinh kế hộ gia đình. Kết
quả này đồng tình với kết luận của Deaton (1989) và Kanjilal và cộng sự (2007). Tuy
nhiên, các nghiên cứu trước đây không đưa ra cụ thể vai trò điều tiết của từng thành phần
trong vốn vật chất để có sự so sánh, đối chiếu. Với nghiên cứu này, kết quả đã chỉ ra rằng
khi hộ gia đình có thành viên bị bệnh/ chấn thương tăng thì vốn vật chất đóng vai trò điều
tiết làm tăng thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người. Điều này có thể được giải thích là
trong trường hợp hộ có thành viên bị bệnh/ chấn thương, hộ gia đình sẽ thực hiện các
chiến lược sinh kế như bán hay sang nhượng tài sản, do đó, chi tiêu bình quân đầu người
tăng. Ngoài ra, hộ gia đình cũng phải chi tiêu nhiều hơn cho y tế và các chi phí phát sinh
trong thời gian bệnh, dẫn đến chi tiêu bình quân tăng lên.

Vốn tài chính có vai trò điều tiết, làm giảm ảnh hưởng tiêu cực của cú sốc sức
khỏe tới thu nhập và chi tiêu bình quân hộ gia đình nông thôn Việt Nam. Kết quả này
đồng tình với kết luận của Newman và cộng sự (2008), Palmer và cộng sự (2011).

Tương tự, vốn xã hội cũng có vai trò điều tiết làm giảm ảnh hưởng tiêu cực của cú
sốc sức khỏe tới thu nhập và chi tiêu bình quân hộ gia đình nông thôn Việt Nam. Kết quả
này đồng tình với Newman (2008) và Nguyễn Quý Thanh (2012). Nghiên cứu chỉ ra được
khả năng tiếp cận dịch vụ thông tin và tỷ lệ thành viên hộ tham gia hội đoàn là hai thành
phần có tác động điều tiết lớn nhất tới mối quan hê giữa các cú sốc sức khỏe và kết quả
sinh kế của hộ gia đình. Khi hộ gặp cú sốc về sức khỏe, tỷ lệ thành viên hộ tham gia hội
đoàn càng lớn thì làm tăng thu nhập và chi tiêu của gia đình. Bên cạnh đó, hộ gia đình có
khả năng tiếp cận dịch vụ thông tin tốt hơn sẽ làm giảm sự tổn thương trước cú sốc này
tới kết quả sinh kế của họ, làm gia tăng năng lực chống chọi của gia đình.

Nghiên cứu chỉ ra rằng năng lực thích ứng điều tiết làm giảm ảnh hưởng tiêu cực
của cú sốc tự nhiên tới kết quả sinh kế. Cụ thể:

Vốn tự nhiên làm giảm tác động của lũ lụt tới thu nhập và chi tiêu bình quân của
hộ, tuy nhiên nghiên cứu chưa chỉ ra được vai trò điều tiết của vốn tự nhiên trong mối
quan hệ giữa bão lốc và hạn hán tới kết quả sinh kế.
108

Vốn con người điều tiết mối quan hệ của cú sốc tự nhiên và sinh kế hộ gia đình.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thu nhập bình quân của hộ vẫn có dấu hiệu tăng dù hộ
phải chịu tác động của hạn hán. Điều này có thể giải thích bởi với những hộ có kinh
nghiệm, kiến thức chuyên môn để đối phó với hạn hán thì khi hạn hán sắp xảy ra, họ sẽ
có những biện pháp thay đổi việc làm, tìm kiếm những nguồn thu nhập từ hoạt động
kinh tế phi nông nghiệp. Quan điểm này cũng đồng quan điểm với Vương Minh Thùy
Trang (2015). Tuy nhiên, trong nghiên cứu này còn hạn chế đó là chưa chỉ ra được vai
trò điều tiết của vốn con người trong mối quan hệ giữa bão lốc và lũ lụt tới kết quả sinh
kế của hộ gia đình nông thôn Việt Nam.

Vốn vật chất điều tiết mối quan hệ của cú sốc tự nhiên và sinh kế hộ gia đình. Kết
quả nghiên cứu chỉ ra rằng với sự điều tiết của vốn vật chất, khi bão lốc xảy ra, thu nhập
và chi tiêu bình quân đầu người hộ gia đình vẫn tăng. Điều này có thể được giải thích là
khi bão lũ xảy ra, hộ gia đình có các tài sản vật chất như nhà ở, tài sản lâu bền có độ bền
vững cao hơn sẽ chống chọi được tốt hơn trước bão lũ, từ đó, giảm chi tiêu phát sinh
trong khoảng thời gian diễn ra cú sốc tự nhiên. Ngoài ra, trong thời gian hộ gia đình phải
gánh chịu cú sốc tự nhiên, họ sẽ thực hiện những chiến lược sinh kế để đảm bảo duy trì
cuộc sống như: bán và sang nhượng tài sản, giảm chi tiêu tiêu dùng.

Vốn tài chính điều tiết làm giảm tác động của lũ lụt, bão lốc, hạn hán tới cả thu
nhập và chi tiêu bình quân của hộ gia đình nông thôn Việt Nam; kết luận này đồng tình
với quan điểm của Zeller và cộng sự (1997), Hoff và cộng sự (2005), Hammill và cộng
sự (2008); Dawla (2006), Dulal, H., Brodnig và cộng sự (2010). Tín dụng vi mô và
chuyển khoản rất quan trọng đối với các hộ gia đình để tăng thu nhập và giảm biến động
tiêu dùng. Tín dụng và chuyển khoản có thể giúp các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên
tai làm giảm mức tiêu thụ của họ (Sawada, 2006). Đối với trường hợp của Việt Nam,
các hộ gia đình có tín dụng vi mô, kiều hối nội bộ và trợ cấp xã hội có xu hướng chống
chịu tốt hơn với thiên tai. Truy cập vào các tài chính này các nguồn lực có thể giảm thiểu
tác động bất lợi của thảm họa đối với chi tiêu hộ gia đình.

Đối với vốn xã hội, nghiên cứu chưa chỉ ra được vai trò điều tiết làm giảm tác
động của cú sốc tự nhiên tới kết quả sinh kế của hộ.
109

4.2. Một số khuyến nghị

4.2.1 Một số khuyến nghị đối với Chính phủ và chính quyền địa phương
Dựa trên kết quả nghiên cứu thu được trong chương 3, nhóm tác giả đưa ra một
số một số khuyến nghị dành cho các cơ quan Nhà nước và chính quyền địa phương trong
việc thiết kế các chương trình và chính sách nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của các
cú sốc, cụ thể:

Chính phủ cần tăng độ chính xác trong việc dự báo các cú sốc và công khai rộng
rãi thông tin đến các hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cú sốc tự nhiên và cú
sốc sức khỏe có ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình tại Việt
Nam. Trước tình hình biến đổi khí hậu ngày một nhanh chóng, ảnh hưởng xấu của các
cú sốc, đặc biệt tác động của cú sốc tự nhiên đến kết quả sinh kế hộ gia đình có thể tăng
lên nhiều hơn nếu không có những dự báo chính xác và kịp thời. Chẳng hạn đối với cú
sốc tự nhiên như lũ lụt, bão, hạn hán, có thể xây dựng bản đồ ảnh hưởng của từng loại
thiên tai đối với từng khu vực trên cả nước để các hộ gia đình có sự chuẩn bị trước, sẵn
sàng ứng biến khi rủi ro đến.

Cần xây dựng các chương trình hỗ trợ khác nhau, nhắm mục tiêu vào các lĩnh vực
khác nhau tùy thuộc vào mức độ tác động bất lợi của các cú sốc. Kết quả từ nghiên cứu
chỉ ra rằng các cú sốc khác nhau có tác động khác nhau đến kết quả sinh kế hộ gia đình
tại nông thôn Việt Nam, và mỗi cú sốc cũng ảnh hưởng khác nhau trên mỗi khu vực riêng
biệt. Vì vậy, đối với những khu vực bị ảnh hưởng nhiều bởi hạn hán, hệ thống thủy lợi
nên được chú trọng cải thiện, trong khi hệ thống thoát nước và hệ thống đê điều cần được
cải thiện ở những vùng dễ bị lũ lụt và bão. Đặc biệt, cần tăng cường các biện pháp hỗ trợ
đặc thù với các hộ gia đình khó khăn ở các vùng nghèo bởi họ không những là đối tượng
dễ bị ảnh hưởng nhất khi phải đối mặt với các cú sốc, mà còn rất khó để phục hồi vì họ bị
hạn chế trong tiếp cận các nguồn hỗ trợ, chẳng hạn như nguồn tài chính.

Cần thực hiện điều chỉnh quy hoạch tổng thể diện tích đất trên địa bàn các tỉnh,
chuyển dịch cơ cấu nhưng vẫn phải dựa trên sản xuất nông nghiệp làm nền tảng. Nghiên
cứu chỉ ra rằng vốn tự nhiên (diện tích đất nông lâm nghiệp bình quân đầu người, diện
tích gieo trồng lúa bình quân đầu người, diện tích gieo trồng cây lương thực thực phẩm
bình quân đầu người) ảnh hưởng đến kết quả sinh kế nhưng mức độ ảnh hưởng không
đáng kể. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng đất trên một đơn vị diện tích chưa tốt. Do
110

vậy, Nhà nước và chính quyền địa phương cần xem xét điều chỉnh quy hoạch tổng thể
về sản xuất nông nghiệp cho khu vực, quy hoạch sản xuất nông nghiệp phải nằm trong
quy hoạch tổng thể gồm phát triển công nghiệp, du lịch và nông nghiệp. Trong thời gian
tới nhà nước cần ban hành chính sách đặc thù để giúp các hộ gia đình thiếu đất mở rộng
được quy mô diện tích. Bên cạnh đó, về lâu dài, cần có các chính sách phù hợp trong
việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi, tích tụ đất đai gắn với chuyển đổi cơ cấu kinh tế,
sản xuất hộ gia đình thích hợp.

Đối với nông nghiệp, đây là nguồn sinh kế chính của nhiều hộ gia đình tại
nông thôn Việt Nam, các chính sách cần được thực hiện tức thì trong ngắn hạn, như:
lựa chọn cây trồng phù hợp với biến đổi khí hậu (ví dụ: cây trồng ngắn hạn với thời
gian ngắn, cây trồng với khả năng chống chịu với điều kiện khắc nghiệt của hạn hán,
độ axit cao, độ mặn cao, sâu bệnh); áp dụng các biện pháp canh tác mới, phù hợp
hơn (ví dụ: khoảng cách trồng, phân bón ứng dụng, kiểm soát cỏ dại, cày bừa, phủ
rơm sau thu hoạch, kiểm soát sâu bệnh và cắt xoay). Đồng thời, trong dài hạn, cần
phân phối lại sản xuất cây trồng và vật nuôi trong khu vực để phù hợp hơn với biến
đổi khí hậu, khuyến khích nghiên cứu và phát triển công nghệ nông nghiệp, dự báo
sản lượng cây trồng, phát triển hệ thống cảnh báo dịch hại trong nông nghiệp, và cải
thiện hệ thống viễn thông.

Chính phủ nên đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng vật chất để giúp các nông
hộ ứng phó tốt hơn với các các cú sốc và giảm thiểu tối đa thiệt hại. Kết quả nghiên
cứu chỉ ra rằng với sự điều tiết của vốn vật chất, khi các cú sốc xảy ra, thu nhập và
chi tiêu bình quân đầu người hộ gia đình vẫn tăng, vì vậy đầu tư vào cơ sở hạ tầng
vật chất là một trong những giải pháp nên được ưu tiên hàng đầu. Đối với cú sốc tự
nhiên, nên áp dụng các tiêu chuẩn và quy tắc xây dựng để đảm bảo mức độ vững
chắc của nhà cửa, cầu đường có thể chống lại động đất và bão lốc, đồng thời đầu tư
kỹ thuật quy mô lớn vào đập, đê để kiểm soát lũ lụt; vào bờ biển để chống đỡ các
cơn bão; định tuyến lại sông và xây dựng kênh rạch; tưới tiêu, thu hoạch nước và trữ
nước để chuẩn bị cho hạn hán. Thêm vào đó, các cơ sở vật chất, công cụ nhằm cứu
nạn trong trường hợp xảy ra cú sốc tự nhiên cũng là yếu tố quan trọng cần phải cân
nhắc để tập trung một phần ngân sách vào đầu tư. Chính phủ cũng có thể kết hợp với
Hội chữ thập đỏ xây dựng thêm các ngôi nhà chống bão để tạo điều kiện thuận lợi
111

cho chiến lược sinh kế của các hộ gia đình nông thôn - những khu vực thường phải
đối mặt với những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Đối với cú sốc sức khỏe, chính
phủ cũng cần có những chiến lược đầu tư vào cơ sở y tế, các nền tảng công nghệ ứng
dụng trong y tế nhằm hỗ trợ người dân tốt hơn trong quá trình điều trị bệnh.

Tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu cho
thấy vốn tài chính đóng vai trò quan trong trong việc điều tiết các ảnh hưởng tiêu cực từ
các cú sốc đến kết quả sinh kế hộ gia đình. Do vậy, Chính phủ cần nhiều hơn các chương
trình và chính sách giúp cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng và tiết kiệm, qua đó có thể
hỗ trợ các hộ gia đình chuẩn bị và phục hồi từ các cú sốc tiêu cực (bởi quyền truy cập
vào các dịch vụ tài chính có tiềm năng lớn để cải thiện hộ gia đình khả năng phục hồi
trước những cú sốc sức khỏe và cú sốc tự nhiên). Những chính sách này có thể bao gồm
hỗ trợ cho các nhà cung cấp tín dụng và mở rộng mạng lưới các ngân hàng ở nông thôn.
Đặc biệt cần chú trọng đến việc đơn giản hóa thủ tục vay tiền, gửi tiết kiệm, đồng thời
có những kế hoạch khắc phục vấn đề thiếu tài sản thế chấp của các nông hộ nghèo. Bên
cạnh đó, cần nâng cao nhận thức tín dụng và sự thành lập của các tổ chức nông dân hiệu
quả (ví dụ như các hợp tác xã hoặc Hiệp hội tín dụng) để tăng khả năng tiếp cận tín dụng
cho nông dân. Đối với các tổ chức tín dụng chính thức, cần cung cấp tín dụng đa dạng,
giảm thời gian thẩm định và những thủ tục không cần thiết để người dân dễ dàng hơn
khi tiếp cận và sử dụng vốn.

Nhà nước và chính quyền địa phương cũng cần có những chính sách cụ thể giúp
người dân đa dạng nguồn thu nhập, đặc biệt là nguồn thu từ các hoạt động phi nông
nghiệp. Nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam cũng cho thấy hoạt động
phi nông nghiệp thực sự giúp các nông hộ đa dạng hoá thu nhập, từ đó tạo ra nguồn thu
bổ sung để có thể tiếp tục các hoạt động nông nghiệp, tăng cường an ninh lương thực
và làm tăng thu nhập.

Chính phủ cùng các địa phương cần kết hợp tổ chức các lớp đào tạo cho người
dân trên địa bàn trong lao động sản xuất. Kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ của chủ
hộ có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của hộ gia đình nông thôn Việt Nam. Vì vậy, các
địa phương cần xây dựng và tổ chức các buổi hội thảo, các khóa đào tạo để hỗ trợ cho
người dân trong việc tiếp cận các kiến thức chuyên môn trong sản xuất nông nghiệp, ví
dụ như cách lựa chọn loại cây trồng phù hợp với loại đất canh tác, và theo từng mùa vụ;
112

áp dụng được các biện pháp canh tác mới, phù hợp hơn trong sản xuất, ứng dụng được
các kỹ thuật công nghệ mới để nâng cao năng suất cây trồng. Bên cạnh đó, việc mở các
lớp tập huấn, đào tạo, hội nghị, hội thảo…để nâng cao kiến thức về ứng phó với các cú
sốc trong tình hình biến đổi khí hậu ngày càng nhanh chóng cũng là một việc cấp thiết
cần thực hiện.

Tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội, các hội đoàn, đồng thời các chương
trình hỗ trợ cần tập trung đúng đối tượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thành viên
tham gia hội đoàn, số hình thức hỗ trợ là hai thành phần của vốn xã hội có tác động
ngược chiều tới kết quả sinh kế. Vì vậy, các hội đoàn cần cải thiện vai trò hỗ trợ người
dân trong việc tăng thu nhập, nâng cao đời sống và chống chọi lại ảnh hưởng tiêu cực
từ cú sốc tự nhiên và cú sốc sức khỏe bằng một số cách như, phổ biến đến người dân
những thông tin mới nhất từ Chính phủ, các tổ chức thế giới về các vấn đề xã hội cũng
như sự biến đổi khí hậu mỗi năm; hỗ trợ người dân tiếp cận các nguồn tín dụng nhằm
giảm bớt gánh nặng về tài chính cho họ,... Cùng với đó, Nhà nước cần đảm bảo việc hỗ
trợ cho người dân phải công khai, minh, hỗ trợ đến đúng đối tượng và đúng chế độ, tránh
xảy ra các tiêu cực .

Đẩy mạnh các chính sách trợ cấp, phát triển thị trường lao động, hỗ trợ tạo việc
làm, tự tạo việc làm cho người lao động. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hộ gia đình có nhiều
người tham gia vào thị trường lao động không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả sinh
kế hộ gia đình mà còn đóng vai trò điều tiết làm giảm tác động tiêu cực của cú sốc sức
khỏe và cú sốc tự nhiên đến kết quả sinh kế hộ gia đình. Do vậy một cơ chế trợ cấp,
hoặc hỗ trợ việc làm là cần thiết. Nhà nước và các địa phương cần tiếp tục hoàn thiện
thể chế, chính sách về việc làm, thị trường lao động phù hợp với định hướng phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án,
hoạt động hỗ trợ tạo việc làm như hoạt động hỗ trợ tạo việc làm qua Quỹ quốc gia về
việc làm và các nguồn ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội, lồng ghép chính sách
việc làm trong các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội... Cần hoàn thiện hệ
thống thông tin thị trường lao động, nâng cao năng lực hệ thống Trung tâm dịch vụ việc
làm trong tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động và định hướng nghề nghiệp
cho học sinh, sinh viên…
113

4.2.2 Một số khuyến nghị đối với người dân


Các hộ gia đình nên đa dạng các nguồn thu nhập. Bên cạnh các hoạt động nông
nghiệp, người dân nên khai thác các hoạt động phi nông nghiệp vì nó có vai trò quan
trọng đối với thu nhập, chi tiêu của các nông hộ. Nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới
và ở Việt Nam cũng cho thấy hoạt động phi nông nghiệp thực sự giúp các nông hộ đa
dạng hoá thu nhập, từ đó tạo ra nguồn thu bổ sung để có thể tiếp tục các hoạt động
nông nghiệp, tăng cường an ninh lương thực và làm tăng thu nhập (Babatunde
và Qaim, 2010; Owusu và cộng sự, 2011; Ali và Peerlings, 2012; Khai và Danh, 2012;
Mishra và Khanal, 2017).

Nhà ở và cơ sở vật chất nên được các hộ gia đình chú trọng, bởi khi nhà ở được
xây dựng kiên cố sẽ là “lá chắn” hữu hiệu cho các hộ gia đình khi phải đối mặt với các
cú sốc tự nhiên như bão lốc, lũ lụt,... (PGS.TS Nguyễn Võ Thông - Viện KHCN Xây
dựng – Bộ Xây dựng) Vì vậy, khi xây nhà, các hộ gia đình có thể lựa chọn địa điểm ở
những nơi khuất bão, để tránh đối mặt với hướng gió chủ đạo của bão, đặc biệt những
khu vực thường xuyên xảy ra bão lốc nên xây dựng cấu trúc nhà theo mô hình nhà chống
bão để hạn chế tối đa tổn thất về cơ sở vật chất. Thêm vào đó, với khu vực xung quanh
nhà ở, nên tỉa bớt những cây to để tránh gãy đổ khi xảy ra các hiện tượng tự nhiên, gây
thiệt hại về người và tiền của.

Các hộ gia đình cần tự ý thức trong việc đầu tư vào giáo dục, học tập; tích cực
tiếp cận các thông tin truyền thông, tham gia các lớp tập huấn, đào tạo, hội nghị, hội
thảo…để nâng cao kiến thức về ứng phó với các cú sốc trong tình hình biến đổi khí hậu
ngày càng nhanh chóng và ảnh hưởng sâu hơn. Với cú sốc tự nhiên, người dân cần có
kỹ năng đối phó với từng loại thiên tai nhằm bảo vệ an toàn cho bản thân, gia đình và
hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống vật chất và tinh thần. Với cú sốc sức
khỏe, người dân nên có hiểu biết cơ bản về những bệnh lý thường xuyên và phổ biến,
có kiến thức về sử dụng thuốc một cách hợp lý và an toàn, …

Người dân nên chủ động tham gia vào các tổ chức xã hội, các mạng lưới chia sẻ
thông tin. Chẳng hạn, với các khu vực miền Trung – nơi thường xuyên phải hứng chịu
các cú sốc tự nhiên như bão lốc, hạn hán,… người dân có thể tham gia, hoặc theo dõi
“Mạng lưới biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai” – nơi hỗ trợ, tăng cường khả
năng chống đỡ và phục hồi của cộng đồng dân cư miền Trung Việt Nam trước những
tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu.
114

4.3 Một số hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Dựa trên cách tiếp cận khung sinh kế của DFID và sử dụng bộ dữ liệu VHLSS
trong các năm 2014, 2016 và 2018, nghiên cứu đã đánh giá ảnh hưởng của cú sốc sức
khỏe và cú sốc tự nhiên, cũng như năng lực thích ứng đến kết quả sinh kế của hộ gia
đình tại nông thôn Việt Nam. Đồng thời xem xét vai trò điều tiết của năng lực thích ứng
trong việc giảm nhẹ ảnh hưởng tiêu cực của các cú sốc đến kết quả sinh kế của hộ gia
đình tại nông thôn Việt Nam. Trên cơ sở những số liệu tính toán được và mối quan hệ
giữa các biến thông qua mô hình ước lượng, tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị đối
với Chính phủ, chính quyền địa phương và các hộ gia đình nhằm giúp tăng cường năng
lực thích ứng. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn những mặt hạn chế. Cụ thể:

Thứ nhất, khi xem xét ảnh hưởng của cú sốc sức khỏe và cú sốc tự nhiên, cũng
như năng lực thích ứng đến kết quả sinh kế của hộ gia đình, nghiên cứu chỉ đánh giá
được những ảnh hưởng đối với các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam do sự hạn chế của
dữ liệu thứ cấp có sẵn. Do vậy, nếu trong tương lai có được dữ liệu ảnh hưởng của các
cú sốc đến từng hộ gia đình ở cả nông thôn và thành thị thì việc thực hiện lại nghiên cứu
có thể mang lại bức tranh rõ nét hơn.

Thứ hai, vẫn còn những yếu tố có thể ảnh hưởng tới biến phụ thuộc nhưng tác
giả chưa kiểm soát được do sự hạn chế của dữ liệu thứ cấp có sẵn, và do vậy các kết quả
ước lượng có thể bị sai lệch.

Cuối cùng, một số kết quả định lượng chưa giải thích được thấu đáo như vai trò
điều tiết của tiếp cận vốn vay bằng tiền và hàng hóa đến thu nhập bình quân đầu người
của hộ hoặc ảnh hưởng ngược chiều của chỉ số đa dạng loại đất đến thu nhập của hộ gia
đình, ảnh hưởng ngược chiều của tỷ lệ thành viên hộ có việc làm đến chi tiêu bình quân
hộ do chưa có nghiên cứu định tính bổ sung. Do vậy, các nghiên cứu tiếp theo có thể bổ
sung các nghiên cứu định tính để đưa ra những luận giải sắc nét hơn.
115

PHẦN KẾT LUẬN


Hàng năm, nước ta phải đối diện với rất nhiều các cú sốc bất lợi, trong đó chiếm
tỷ trọng lớn nhất là cú sốc sức khỏe và cú sốc tự nhiên. Điều này có thể là nguyên nhân
dẫn đến tình trạng đói nghèo tại một số vùng, miền khó khăn và là một trong những
thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước đang trên đà đổi mới
như Việt Nam. Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải nghiên cứu sự ảnh hưởng của các
cú sốc đến kết quả sinh kế hộ gia đình và vai trò của năng lực thích ứng trong việc điều
tiết mối quan hệ này, từ đó hỗ trợ người dân trong việc đảm bảo cuộc sống hàng ngày
và đề xuất cho chính phủ một số chính sách và chương trình mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn
để giảm bớt các tác động bất lợi của các cú sốc tại Việt Nam.

Mặc dù hiện nay, vấn đề vai trò điều tiết của năng lực thích ứng trước các cú sốc
bất lợi cũng đã được xem xét, tuy nhiên các nghiên cứu trước đó trên thế giới và tại Việt
Nam thường tập trung theo hướng xuyên quốc gia và ở góc độ vĩ mô, trong khi ở cấp độ
hộ gia đình, các tác giả thường chỉ nghiên cứu các yếu tố đơn lẻ của năng lực thích ứng.
Do vậy, dựa trên cơ sở khung sinh kế bền vững của DFID và sử dụng bộ dữ liệu khảo
sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) năm 2014, 2016, 2018 của Tổng cục thống
kê Việt Nam (GSO), nghiên cứu đã tìm hiểu và kết quả phân tích cho thấy, cú sốc sức
khỏe và cú sốc tự nhiên đều có tác động ngược chiều tới kết quả sinh kế hộ gia đình,
trong khi năng lực thích ứng có tác động cùng chiều. Đặc biệt, nghiên cứu đã bước đầu
chứng minh được việc tăng cường năng lực thích ứng sẽ làm giảm tác động tiêu cực của
các cú sốc đối với các hộ gia đình. Những hộ gia đình có diện tích đất lớn hơn, nguồn
tài chính mạnh hơn, giáo dục tốt hơn, các mối quan hệ xã hội rộng hơn,… thì thu nhập
và chi tiêu bình quân càng ít bị ảnh hưởng bởi các cú sốc hơn. Kết quả này là một trong
những căn cứ quan trọng cho việc can thiệp các chính sách hiệu quả. Một số khuyến
nghị đối với Chính phủ, chính quyền địa phương liên quan đến cải thiện độ chính xác
trong việc dự báo các cú sốc, điều chỉnh quy hoạch tổng thể, tập trung vào các chính
sách giáo dục và đào tạo, đầu tư cho cơ sở hạ tầng vật chất, tăng cường khả năng tiếp
cận tín dụng của hộ gia đình, hỗ trợ người dân trong đa dạng hóa nguồn thu nhập, nâng
cao vai trò của các tổ chức xã hội, các hội đoàn, đẩy mạnh các chính sách trợ cấp, phát
triển thị trường lao động, hỗ trợ tạo việc làm, tự tạo việc làm cho người lao động,…
Thêm vào đó, các hộ gia đình cũng cần chủ động tăng cường năng lực thích ứng bằng
116

cách đa dạng hóa nguồn thu nhập, tích cực tiếp cận các thông tin truyền thông, tham gia
các lớp tập huấn, đào tạo, hội nghị, hội thảo…để nâng cao kiến thức về các cú sốc và
cách ứng phó với chúng. Như vậy, từ việc hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực của cú sốc
sức khỏe và cú sốc tự nhiên sẽ góp phần ổn định cuộc sống xã hội, an ninh quốc phòng,
là nền tảng cho sự phát triển của giáo dục và nền kinh tế của Đất nước.
117

TÀI LIỆU THAM KHẢO


TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Bình Quang Bình (2008), ‘Vốn con người và thu nhập của hộ sản xuất cà phê
ở Tây Nguyên’, Tạp chí Khoa học và công nghệ Đại học Đà Nẵng, số 4, 27.
2. Bùi Văn Tuấn (2015), ‘Thực trạng và giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho
cộng đồng dân cư ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa’, Tạp chí Khoa học,
Đại học Quốc gia Hà Nội, 31(5), 96-108.
3. Đặng Trung Tín (2017), ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu y tế của hộ gia
đình vùng Đồng bằng Sông Cửu Long’, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh
tế Tp. Hồ Chí Minh.
4. Đinh Phi Hổ (2003), Ảnh hưởng kiến thức nông nghiệp đối với nông dân sản
xuất lúa ở An Giang, Đại học Kinh tế TP HCM, TP HCM.
5. Đinh Phi Hổ và Từ Đức Hoàng (2020), ‘Tác động của vốn con người đến tăng
trưởng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long’, Tạp chí phát triển kinh tế, 27(2), 02-16.
6. Hồng Minh Hoàng, Phạm Đặng Mạnh, Hồng Luân, Nguyễn Thanh Bình, Trần
Thị Mai Trinh, Trần Kim Hương, Phạm Văn Đăng Trí & Lâm Thành Sỹ (2020),
‘Đánh giá tính tổn thương về sinh kế của nông hộ vùng giáp biên giới tỉnh An
Giang trước sự thay đổi lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long’, Tạp chí Khoa học và
công nghệ nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế, 4(2), 1970-1980.
7. Khúc Văn Quý, Trần Quang Bảo & Hoàng Liên Sơn (2016), ‘Phân tích các yếu
tố ảnh hưởng tới sự đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình tại vùng đệm vườn
quốc gia U Minh Hạ, Cà Mau’, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, Số 01/2016.
8. Lê Mỹ Kim (2018), ‘Tác động của thiên tai đến tình trạng sức khỏe người dân
và trẻ em ở khu vực nông thôn Việt Nam’, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học
Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
9. Lê Thị Diệu Hiền, Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Xuân Trúc & Trần Thị Diễm
Cần (2014). ‘Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng
đồng xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau’, Tạp chí Khoa học Trường
Đại học Cần Thơ, 103-108.
118

10. Lê Trung Hiếu & Phạm Tiến Thành (2018), Tác động của hoạt động phi nông
nghiệp lên mức sống của hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam; truy cập ngày
03/05/2020 tại <https://www.researchgate.net/publication/326457949_tac_
dong_cua_hoat_dong_phi_nong_nghiep_len_muc_song_cua_ho_gia_dinh_o_
nong_thon_viet_nam>
11. Lê Xuân Thái (2014), Phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trong một
số mô hình sản xuất trên đất lúa tại tỉnh Vĩnh Long, Luận văn cao học Kinh
tế Tài chính-Ngân Hàng, Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh,Trường Đại
học Cần Thơ.
12. Lê Xuân Thái (2014), ‘Các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của nông hộ trong các mô
hình sản xuất trên đất lúa tại tỉnh Vĩnh Long’, Tạp chí Khoa học Trường Đại học
Cần Thơ, Phần D: Khoa học Chính Trị, Kinh tế và Pháp luật: 35, tr.79-86.
13. Newman, C., Wainwright, F., Khải, L. Đ., Lê Hoa, N., & Uyên, B. T., Các cú
sốc thu nhập và Các chiến lược thích ứng với rủi ro của hộ gia đình: Vai trò
của bảo hiểm chính thức ở nông thôn Việt Nam; truy cập ngày 03/05/2020 tại
<http://www.ciem.org.vn/Portals/1/CIEM/IndepthStudy/2012/135184194910
90.pdf>.
14. Nguyễn Hữu Dũng & Phạm Tiến Thành (2017), ‘Tín dụng vi mô và việc
áp dụng giống lúa cải tiến ở nông thôn Việt Nam’, Tạp chí Khoa học Đại học
Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 56(5), 76-88.
15. Nguyễn Danh Sơn (2013), ‘Ứng phó thảm họa tự nhiên trong bối cảnh biến đổi
khí hậu ở Việt Nam’, Khoa học Xã hội Việt Nam, (8), 8.
16. Nguyễn Quốc Nghi, Bùi Văn Trịnh (2011), ‘Các yếu tố ảnh hưởng đến thu
nhập của người dân tộc thiểu số ở đồng bằng sông Cửu Long’, Tạp chí Khoa
học Trường Đại học Cần Thơ, 18a (2011), 240-250.
17. Nguyễn Quốc Nghi, Trần Quế Anh & Bùi Văn Trịnh (2011), ‘Các nhân tố ảnh
hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn huyên Trà Ôn, tỉnh
Vĩnh Long’, Tạp chí Khoa học kinh tế, số 5 (23), 30-36.

18. Nguyễn Quý Thanh & Cao Thị Hải Bắc (2012), ‘Quan hệ xã hội và vốn xã hội:
Nghiên cứu so sánh Việt Nam và Hàn Quốc’, Tạp chí Xã hội học, số 3, 119.
119

19. Nguyễn Thanh Tuấn (2017), ‘Đa dạng hóa thu nhập hộ gia đình nông thôn ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long và phân tích trường hợp tỉnh Kiên Giang’, Luận
văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.

20. Nguyễn Văn Toàn & Trần Trung Quân (2012), ‘Ảnh hưởng của chương trình
135 đến sinh kế của đồng bào dân tộc ít người huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng
Trị’, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế B, 72, 3.

21. Nguyễn Thị Vĩnh Hà (2017), ‘Đánh giá khả năng tổn thương do tai biến trượt
lở đất đến sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Hà Giang’, Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 1, tr.55-63.

22. Nguyễn Thị Ba Liễu (2017), ‘Đánh giá tính dễ bị tổn thương đối với lĩnh vực
khai thác và chế biến thủy sản và đề xuất các giải pháp ứng phó với biến đổi
khí hậu của cộng đồng cư dân thị trấn Cát Hải’, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại
học khoa họcTự nhiên.

23. Phạm Văn Quang & Ngô Thị Thu Hà (2016), Ứng dụng lý thuyết vốn con
người vào phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp biển ở tình Kiên
Giang, Bach khoa Publishing House, Hà Nội.

24. Phan Thị Nữ (2012), ‘Đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở
nông thôn Việt Nam’, Tạp chí khoa học Đại học Huế, 3, 35-49.

25. Trần Hữu Tuấn (2013), ‘Nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cho
người dân ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế’, Hue University Journal of Science:
Social Sciences and Humanities, 72(3).

26. Trần Quang Tuyến (2014), ‘Đất đai, việc làm phi nông nghiệp và mức sống
hộ gia đình: bằng chứng mới từ dữ liệu khảo sát vùng ven đô Hà Nội’, Nghiên
cứu – Trao đổi, 202, 36-43

27. Trần Tiến Khai & Nguyễn Ngọc Danh (2014), ‘Những yếu tố quyết định đa
dạng hoá thu nhập và ảnh hưởng đối với thu nhập hộ gia đình nông thôn Việt
Nam’, Phát triển kinh tế, 284, 22-43.

28. Trương Đông Lộc & Đặng Thị Thảo (2011), ‘Ảnh hưởng của tín dụng nhỏ đến
thu nhập của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang’, Tạp chí Khoa học và đào tạo Ngân
hàng, số 11, 20-23
120

29. Vũ Văn Tuấn (2015), ‘Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sinh kế của nông hộ
ở Đồng bằng sông Cửu Long’, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ,
120-129.

30. Vũ Văn Tuấn, Cao Xuân Hòa (2015), Một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực
hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Chương Mỹ,
thành phố Hà Nội, Nxb Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

31. Vương Minh Thùy Trang (2015), Vai trò vốn con người trong sinh kế bền vững
ứng phó với biến đổi khí hậu tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội, Nxb Đại
học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

32. Vương Quốc Duy (2013), ‘Vai trò của tiếp cận tín dụng trong hiệu quả sản
xuất lúa của nông hộ ở ĐBSCL, Việt Nam’, Tạp chí Khoa học Trường Đại học
Cần Thơ, số 26, tr.55-65.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH

1. Abdulai, A. & CroleRees, A.(2001), ‘Determinants of Income Diversification


among Rural Households in Southern Mali’, Food Policy, 26, 437-452.
2. Abenakyo, A., Sanginga, P., Njuki, J. M., Kaaria, S., & Delve, R. J. (2008),
‘Relationship between social capital and livelihood enhancing capitals among
smallholder farmers in Uganda’ (No. 307-2016-4878).
3. Acevedo, S., Mrkaic, M., Novta, N., Pugacheva, E., & Topalova, P. (2020),
‘The Effects of Weather Shocks on Economic Activity: What are the Channels
of Impact?’, Journal of Macroeconomics, 103207.
4. Adams Jr, R. H., & Cuecuecha, A. (2010), ‘Remittances, household
expenditure and investment in Guatemala’, World Development, 38(11), 1626-
1641.
5. Adato, M., & Meinzen-Dick, R. S. (2002), ‘Assessing the impact of
agricultural research on poverty using the sustainable livelihoods framework’,
FCND Discussion paper no.128, EPTD Discussion paper no. 89.
121

6. Adeoti, A. I., Olayide, O. E., & Coster, A. S. (2010), ‘Flooding and welfare of
fishers’ households in Lagos state, Nigeria’, Journal of Human Ecology, 32(3),
161-167.

7. Adeyeye, V. (2004), Impact of Village Level Social Capital on Poverty in South


Western Nigeria, Final Report:AERC, Nairobi.
8. AfDB, O. E. C. D. UNDP, 2015, 'African Economic Outlook 2015: Regional
Development and Spatial Inclusion'.
9. Akaakohol, M. A., & Aye, G. C. (2014), 'Diversification and farm household
welfare in Makurdi, Benue State, Nigeria', Development Studies Research. An
Open Access Journal, 1(1), 168-175.
10. Akotey, J. O., & Adjasi, C. K. (2016), 'Does microcredit increase household
welfare in the absence of microinsurance?', World Development, 77, 380-394.
11. Alam, K., & Mahal, A. (2014), 'Economic impacts of health shocks on
households in low and middle income countries: a review of the literature',
Globalization and health, 10(1), 21.
12. Alderman, H., & Paxson, C. H. (1994), 'Do the poor insure? A synthesis of the
literature on risk and consumption in developing countries', In Economics in a
changing world (pp. 48-78). Palgrave Macmillan, London.
13. Ali, M., & Peerlings, J. (2012), 'Farm households and nonfarm activities in
Ethiopia : does clustering influence entry and exit?', Agricultural Economics,
43, 253-266.
14. Alinovi, L., D’errico, M., Mane, E., & Romano, D. (2010), 'Livelihoods
strategies and household resilience to food insecurity: An empirical analysis to
Kenya', European report on Development, 1-52.
15. Allison, E. H., & Horemans, B. (2006), 'Putting the principles of the
sustainable livelihoods approach into fisheries development policy and
practice', Marine policy, 30(6), 757-766.
16. Alvesson, H. M., Laflamme, L., Kanthaphat, B., & Lindelow, M. (2015),
'Maternal and Child Ill Health as a Household Health Shock–Case Descriptions
from a Vulnerability Perspective in Lao Pdr', Journal of International
122

Development, 27(7), 1125-1140.


17. Antwi-Agyei, P., Fraser, E. D., Dougill, A. J., Stringer, L. C., & Simelton, E.
(2012), 'Mapping the vulnerability of crop production to drought in Ghana
using rainfall, yield and socioeconomic data', Applied Geography, 32(2), 324-
334.
18. Angeler, D. G., Fried-Petersen, H., Allen, C. R., Garmestani, A., Twidwell, D.,
Birgé, H. E., ... & Sundstrom, S. M. (2019), 'Adaptive capacity in ecosystems',
Advances in ecological research, 60, 1.
19. Angelucci, M., Karlan, D., & Zinman, J. (2015), 'Microcredit impacts:
Evidence from a randomized microcredit program placement experiment by
Compartamos Banco', American Economic Journal: Applied Economics, 7(1),
151-82.
20. Arouri, M., Nguyen, C., & Youssef, A. B. (2015), 'Natural disasters, household
welfare, and resilience: evidence from rural Vietnam', World development, 70,
59-77.
21. Atake, E. H. (2018), 'Health shocks in Sub-Saharan Africa: are the poor and
uninsured households more vulnerable?', Health economics review, 8(1), 26.
22. Atemnkeng, J. A. (2011), Social Capital and Household Welfare in Cameroon:
A Multidimensional Analysis, Research Paper No. 236, African Economic
Research Consortium, Nairobi.
23. Augsburg, B., De Haas, R., Harmgart, H., & Meghir, C. (2015), 'The impacts
of microcredit: Evidence from Bosnia and Herzegovina', American Economic
Journal: Applied Economics, 7(1), 183-203.
24. Babatunde, R. O., & Qaim, M. (2010), 'Impact of off-farm income on food
security and nutrition in Nigeria', Food policy, 35(4), 303-311.
123

25. Baez, J. E., & Santos, I. V. (2008). On shaky ground: The effects of
earthquakes on household income and poverty. RPP LAC-MDGs and Poverty-
02/2008, RBLAC-UNDP, New York; truy cập ngày 13/04/2020 tại
<https://www.researchgate.net/profile/Indhira_Santos/publication/237312732
_United_Nations_Development_Programme_Regional_Bureau_for_Latin_A
merica_and_the_Caribbean_On_Shaky_Ground_The_Effects_of_Earthquake
s_on_Household_Income_and_Poverty/links/0046353baa1085cbbd000000/U
nited-Nations-Development-Programme-Regional-Bureau-for-Latin-
America-and-the-Caribbean-On-Shaky-Ground-The-Effects-of-Earthquakes-
on-Household-Income-and-Poverty.pdf>
26. Baez, J. E., Lucchetti, L., Genoni, M. E., & Salazar, M. (2016), 'Gone with the
Storm: Rainfall Shocks and Household Wellbeing in Guatemala', The Journal
of Development Studies, 53(8), 1253–1271.
27. Bales, K. (2013), 'Universal Credit: Not so universal? Deconstructing the
impact of the asylum support system', Journal of Social Welfare and Family
Law, 35(4), 427-443.

28. Bales, S. (2013), 'Impact of health shocks on household welfare in Vietnam—


Estimates using fixed effects estimation', Rotterdam: Erasmus Universiteit.
29. Balgah, R. A., & Buchenrieder, G. (2010), 'The dynamics of informal
responses to covariate shocks', Journal of Natural Resources Policy Research,
2(4), 357-370.
30. Banerjee, A. V., Banerjee, A., & Duflo, E. (2011), 'Poor economics: A radical
rethinking of the way to fight global poverty', Public Affairs.
31. Banerjee, A., Duflo, E., Glennerster, R., & Kinnan, C. (2015), 'The miracle of
microfinance? Evidence from a randomized evaluation', American Economic
Journal: Applied Economics, 7(1), 22-53.
32. Barbier, E. B., & Heal, G. M. (2006), 'Valuing ecosystem services', The
Economists’ Voice, 3(3).
33. Baron, A., & Armstrong, M. (2008), Zarządzanie kapitałem ludzkim:
Uzyskiwanie wartości dodanej dzięki ludziom, Oficyna a Wolters Kluwer
business, Cracow.
124

34. Barrett, C. B., Reardon, T., & Webb, P. (2001), 'Nonfarm income
diversification and household livelihood strategies in rural Africa: concepts,
dynamics, and policy implications', Food policy, 26(4), 315-331.
35. Barro, R. J. (1995), 'Inflation and economic growth (No. w5326)', National
bureau of economic research.
36. Bawakyillenuo, S., Yaro, J. A., & Teye, J. (2016), 'Exploring the autonomous
adaptation strategies to climate change and climate variability in selected
villages in the rural northern savannah zone of Ghana', Local Environment,
21(3), 361-382.
37. Bebbington, A. (1997), 'Social Capital and Rural Intensification: Local
Organizations and Islands of Sustainability in the Rural Andes', Geographical
Journal, 163(2):189-97.
38. Bebbington, A. and T. Carroll. (2000), 'Induced social capital and federations
of the rural poor', In Grootaert, Christian and van Bastelaer, Thierry, eds. The
role ofsocial Capital in Development (An Empirical Assessment). Cambridge:
Cambridge University Press: 234-278.
39. Bebbington, J. (1997), 'Engagement, education and sustainability', Accounting,
Auditing & Accountability Journal.
40. Beck, T. (2015), 'Microfinance – A critical literature survey', World Bank
Working Paper, 2015/4.
41. Becker, G. S. (1994), Human capital revisited. In Human Capital: A
Theoretical and Empirical Analysis with Special Reference to Education, Third
Edition (pp. 15-28), The University of Chicago Press, Chicago.
42. Becker, G.S. (1962), 'Investment in Human Capital: A Theoretic Analysis',
Journal of Political Economy, 70(5), 9–49.
43. Becker, G.S. (1966), Human Capital and the Personal Distribution of Income:
An Analytical Approach, National Bureau of Economic Research, New York.
44. Becker, G.S. (1975), Human Capital, National Bureau of Economic Research,
New York.
125

45. Benjamin, D., Brandt, L., McCaig, B., & Le Hoa, N. (2018), 'Program
participation in a targeted land distribution program and household outcomes:
evidence from Vietnam', Review of Economics of the Household, 16(1), 41-74.
46. Ben-Porath, Y. (1967), 'The Production of Human Capital and the Life Cycle
of Earnings', Journal of Political Economy, 75(4), 352–365.
47. Bhattacharjee, M. (2016, January), 'Woman and Law. In Proceedings of the
Indian History Congress (Vol. 77, pp. 1054-1058)', Indian History Congress.
48. Binswanger, H., & Rosenzweig, M. (1993), 'Wealth, weather risk and the
composition and profitability of agricultural investments', Economic Journal,
103(416), 56-78.
49. Blank, R.M. (1997), It Takes a Nation: A New Agenda for Fighting Poverty,
Princeton University Press, Princeton.
50. Botzen, W. W., Deschenes, O., & Sanders, M. (2019), 'The economic impacts
of natural disasters: A review of models and empirical studies', Review of
Environmental Economics and Policy, 13(2), 167-188.
51. Bourdieu, P., & Richardson, J. G. (1986), 'Handbook of Theory and Research
for the Sociology of Education', The forms of capital, 241-258.
52. Brand, F. (2009), 'Critical natural capital revisited: Ecological resilience and
sustainable development', Ecological economics, 68(3), 605-612.
53. Briguglio, L., Cordina, G., Farrugia, N., & Vella, S. (2009), 'Economic
vulnerability and resilience: concepts and measurements', Oxford development
studies, 37(3), 229-247.
54. Brooks, N., & Adger, W. N. (2005), 'Assessing and enhancing adaptive
capacity', Adaptation policy frameworks for climate change: Developing
strategies, policies and measures, 165-181.
55. Brooks, N., Adger, W. N., & Kelly, P. M. (2005), 'The determinants of
vulnerability and adaptive capacity at the national level and the implications
for adaptation', Global environmental change, 15(2), 151-163.
126

56. Bruneau, M., Chang, S. E., Eguchi, R. T., Lee, G. C., O'Rourke, T. D.,
Reinhorn, A. M., ... & Von Winterfeldt, D. (2003), 'A framework to
quantitatively assess and enhance the seismic resilience of communities',
Earthquake spectra, 19(4), 733-752.
57. Bui, A. T., Dungey, M., Nguyen, C. V., & Pham, T. P. (2014), 'The impact of
natural disasters on household income, expenditure, poverty and inequality:
evidence from Vietnam', Applied Economics, 46(15), 1751-1766.
58. Buvinić, M., & Gupta, G. R. (1997), 'Female-headed households and female-
maintained families: are they worth targeting to reduce poverty in developing
countries?', Economic development and cultural change, 45(2), 259-280.
59. Cannon, T. (2008), 'Reducing people's vulnerability to natural hazards
communities and resilience (No. 2008/34)', WIDER Research Paper.
60. Carney, D. (1998), 'Implementing the sustainable rural livelihoods approach',
Sustainable rural livelihoods: What contribution can we make, 3, 27.
61. Carney, D. (1998), Sustainable Rural Livelihoods: What Contribution Can We
Make? Department for International Development, London
62. Carpenter, S. R., & Brock, W. A. (2008), 'Adaptive capacity and traps',
Ecology and society, 13(2).
63. Carroll, T. F., & Bebbington, A. J. (2000), 'Peasant federations and rural
development policies in the Andes', Policy Sciences, 33(3-4), 435-457.
64. Cavallo, E. A., & Noy, I. (2009), 'The Economics of Natural Disasters: A
Survey', SSRN Electronic Journal.
65. CGAP Council of Governors (2018), Empowering Poor People to Capture
Opportunities and Build Resilience through Financial Services; truy cập ngày
10/05/2020 tại <https://www.cgap.org/sites/default/files/organizational-
documents/CGAP-VI-Strategy.pdf>
66. Cochrane, J. H. (1991), 'A simple test of consumption insurance', Journal of
political economy, 99(5), 957-976.
67. Coffman, M., & Noy, I. (2012). Hurricane Iniki: measuring the long-term
economic impact of a natural disaster using synthetic control. Environment and
127

Development Economics, 17(2), 187-205.


68. Coleman, B. E. (2006), 'Microfinance in Northeast Thailand: Who benefits and
how much?', World development, 34(9), 1612-1638.
69. Coleman, J. (1988), 'Social capital in the creation of human capital', American
Journal of Sociology, 94 (Supplement)
70. Coleman, J. (1988), 'Social capital in the creation of human capital', American
Journal of Sociology, 94 (Supplement)
71. Coleman, J. S. (1990), Foundations of Social Theory, Belknap Press of
Harvard University Press, Cambridge, MA.
72. Costanza, R., & Daly, H. E. (1992), 'Natural capital and sustainable
development', Conservation biology, 6(1), 37-46.
73. Cunningham, W., & Maloney, W. F. (2000), 'Measuring vulnerability: who
suffered in the 1995 Mexican crisis?', World Bank mimeo.
74. Chambers, R., & Conway, G. (1992), 'Sustainable rural livelihoods: practical
concepts for the 21st century', Institute of Development Studies (UK).
75. Chaudry, P., & Ruysschaert, G. (2007), Climate change and human
development in Vietnam: A case study. Human Development Report
Programme; truy cập ngày 03/05/2020 tại <https://oxfamilibrary.open
repository.com/bitstream/handle/10546/111979/climate-change-human-
development-vietnam-010108-en.pdf?sequence=1>
76. Chen, M., Sun, F., Berry, P., Tinch, R., Ju, H., & Lin, E. (2015), 'Integrated
assessment of China’s adaptive capacity to climate change with a capital
approach', Climatic Change, 128(3-4), 367-380.
77. Daramola, A. Y., Oni, O. T., Ogundele, O., & Adesanya, A. (2016), 'Adaptive
capacity and coping response strategies to natural disasters: a study in Nigeria',
International Journal of Disaster Risk Reduction, 15, 132-147.
78. Davies, M., Béné, C., Arnall, A., Tanner, T., Newsham, A., & Coirolo, C.
(2013), 'Promoting resilient livelihoods through adaptive social protection:
Lessons from 124 programmes in South Asia', Development Policy Review,
31(1), 27-58.
128

79. Dayton-Johnson, J. (2004), Natural disasters and adaptive capacity; truy cập
ngày 01/06/2020 tại <https://www.oecd-ilibrary.org/docserver/82780500540
6.pdf?expires=1591821430&id=id&accname=guest&checksum=EA63B9C0
0D83B0E1BC5B7DA99264FB42>
80. De Haen, H., & Hemrich, G. (2007), 'The economics of natural disasters:
implications and challenges for food security', Agricultural economics, 37, 31-
45.
81. Deaton, A. (1997), 'The analysis of household surveys: a microeconometric
approach to development policy', The World Bank.
82. Deavers, K. L., & Hoppe, R. A. (1992), 'Overview of the rural poor in the
1980s', Rural poverty in America, 3-20.
83. Demenet, A. (2016), 'Health shocks and permanent income loss: The
household business channel' (No. DT/2016/11).
84. Dercon, S., & Krishnan, P. (2000), 'Vulnerability, seasonality and poverty in
Ethiopia', Journal of Development Studies, 36(6), 25–53.
85. Dercon, S., Hoddinott, J., & Woldehanna, T. (2005), 'Shock and consumption
in 15 Ethiopian villages, 1999–2004', Journal of African Economies, 14(4),
559–585.
86. Deryugina, T., Kawano, L., & Levitt, S. (2018), 'The economic impact of
hurricane katrina on its victims: evidence from individual tax returns',
American Economic Journal: Applied Economics, 10(2), 202-33.
87. DFID (1999), Sustainable Livelihoods Guidance Sheets, London: Department
for International Development.
88. Dhanaraj, S., Srinivasan, N., Mahambare, V., Ramach, M., Kumar, P., Kumar,
K. K., & Sankar, U. (2015), 'Health shocks and short-term consumption
growth'. (Working Paper No 112).
89. Diffenbaugh, N. S., Pal, J. S., Trapp, R. J., & Giorgi, F. (2005), 'Fine-scale
processes regulate the response of extreme events to global climate change',
Proceedings of the National Academy of Sciences, 102(44), 15774-15778.
90. Dinh Phi Ho (2016), 'The impact of human capital to economic growth in the
129

Mekong River delta', Journal of Economic Development, 272, 2-16.


91. Doan, T. (2011), 'Livelihoods for re-settled communities', Center for River
Basin Organizations and Management (cbom) Small Publications Series No,
36.
92. Dooley, M. D., & Gottschalk, P. (1984), 'Earnings inequality among males in
the United States: Trends and the effect of labor force growth', Journal of
Political Economy, 92(1), 59-89.
93. Dowla, A. (2006), 'In credit we trust: building social capital by Grameen Bank
in Bangladesh', Journal of Socio-Economics, 35 (1), 102–122.
94. Duflo, E., & Banerjee, A. (2011), Poor economics, PublicAffairs.
95. Dulal, H. B., Brodnig, G., Thakur, H. K., & Green-Onoriose, C. (2010), 'Do
the poor have what they need to adapt to climate change A case study of Nepal',
Local Environment, 15(7), 621–635.
96. Dulal, H., Brodnig, G., Onoriose, C. G., & Thakur, H. K. (2010), 'Capitalising
on Assets: vulnerability and adaptation to climate change in Nepal',
Washington, DC: The World Bank.
97. Eisner, R. (1985), 'The Total Incomes System of Accounts', Survey of Current
Business, 65(1), 24-48.
98. Ekins, P., Dresner, S., & Dahlström, K. (2008), 'The four‐capital method of
sustainable development evaluation', European Environment, 18(2), 63-80.
99. Ekins, P., Simon, S., Deutsch, L., Folke, C., & De Groot, R. (2003), 'A
framework for the practical application of the concepts of critical natural
capital and strong sustainability', Ecological economics, 44(2-3), 165-185.
100. Ellis, F. (1998), 'Household strategies and rural livelihood diversification', The
journal of development studies, 35(1), 1-38.
101. Ellis, F. (2000), 'Rural livelihoods and diversity in developing countries',
Oxford university press.
102. Engelbrecht, H. J. (2009), 'Natural capital, subjective well-being, and the new
welfare economics of sustainability: Some evidence from cross-country
regressions', Ecological Economics, 69(2), 380-388.
130

103. Fafchamps, M. (2003), 'Rural poverty, risk and development (Vol. 144)',
Edward Elgar Publishing.
104. Feldman, L., & Hart, P. S. (2018), 'Is there any hope? How climate change
news imagery and text influence audience emotions and support for climate
mitigation policies', Risk Analysis, 38(3), 585-602.
105. Ferreira, S., & Hamilton, K. (2010), Comprehensive wealth, intangible capital,
and development, The World Bank, Washington D.C.
106. Finn Tarp (2017), Growth, Structural Transformation, and Rural Change in
Viet Nam: A Rising Dragon on the Move, Oxford University Press.
107. Fraumeni, B. M. (2009), A Measurement Specialist’s Perspective on Human
Capital, presentation at China Centre for Human Capital and Labour Market
Research, Central University of Finance and Economics, Beijing, China.
108. Frazier, M. S., & Drzymkowski, J. (2014), 'Essentials of Human Diseases and
Conditions-E-Book', Elsevier Health Sciences.
109. Freeman, R.B. (1979), 'The Effects of Demographic Factors on Age-Earnings
Profiles', Journal of Human Resources, 14(3), 289–318.
110. Friedman, M., & Kuznets, S. (1945), Income from Independent Professional
(p. 352), National Bureau of Economic Research, New York.

111. Fukuyama F. (2001), ‘Social capital, civil society and development’, Third
World Quarterly, Vol 22, No. 1, pp.7-20.
112. Gallopín, G. C. (2006), 'Linkages between vulnerability, resilience, and
adaptive capacity', Global environmental change, 16(3), 293-303.
113. Garbero, A., & Muttarak, R. (2013), 'Impacts of the 2010 droughts and floods
on community welfare in rural Thailand: differential effects of village
educational attainment', Ecology and Society, 18(4).
114. Genoni, M. E. (2012), 'Health shocks and consumption smoothing: Evidence
from Indonesia', Economic Development and Cultural Change, 60(3), 475-
506.
115. Gertler, P., & Gruber, J. (2002), 'Insuring consumption against illness',
American economic review, 92(1), 51-70.
131

116. Gertler, P., Levine, D. I., & Moretti, E. (2006), 'Is social capital the capital of
the poor? The role of family and community in helping insure living standards
against health shocks', CESifo Economic Studies, 52(3), 455-499.
117. Gonzalez-Vega, C. (2003), 'Lessons for Rural Finance from the Microfinance
Revolution', Promising Practices in Rural Finance: Experiences from Latin
America and the Caribbean, 53-65.
118. Goujard, C., Bernard, N., Sohier, N., Peyramond, D., Lançon, F., Chwalow, J.,
... & Delfraissy, J. F. (2003), 'Impact of a patient education program on
adherence to HIV medication', J Acquir Immune Defic Syndr, 34(2), 191-4.
119. Graham, J. W., & Webb, R. H. (1979), 'Stocks and depreciation of human
capital: New evidence from a present‐value perspective', Review of Income and
Wealth, 25(2), 209-224.
120. Grant, U., & Hulme, D. (2008), 'Services for the poorest: from angst to action',
Chronic Poverty Research Centre Working Paper, (128)
121. Greaker, M., Løkkevik, P., & Walle, M. A. (2005), 'Utviklingen i den norske
nasjonalformuen fra 1985 til 2004. Et eksempel på bærekraftig utvikling?'
(Development of the Norwegian national wealth 1985–2004. An example of
sustainable development?), Report 2005/13, Statistics Norway, Oslo82-537-
6789-7.
122. Green Microfinance (2008), Sustainable energy for the poor: the future of the
microfinance industry; truy cập ngày 03/05/2020 tại <http://ecocivilization.
info/sitebuildercontent/sitebuilderfiles/greenmicrofinancefiveyearbusinesspla
n.pdf>
123. Grimm, M. (2006), 'Mortality and survivors' consumption (No. 611)', DIW
Discussion Papers.
124. Grootaert, C, O. Gi-Taik and S. Anand. (2002), 'Social capital, education and
credit markets: Empirical evidence from Burkina Faso'. In J. Isham, T. Kelly
and S. Ramaswamy, eds. Social capital and economic development: Well-being
in developing countries. Cheltenham, UK: Edward Elgar, pp. 85-103.
125. Grootaert, C. (1999), ‘Social capital, household welfare, and poverty in
132

Indonesia’, World Bank Policy Research Working Papers WPS2148,


Washington DC: World Bank.

126. Grootaert, C. (2001), ‘Does social capital help the poor? A synthesis of
findings from the local level institutions studies in Bolivia, Burkina Faso, and
Indonesia’. Local Level Institutions Working PaperWorld Bank, Social
Development Department, Washington DC.

127. Grootaert, C. and D. Narayan. (2004), 'Local institutions, poverty and


household welfare in Bolivia', World Development, 32(7):1179-98.

128. GSO, N., & Macro, O. R. C. (2006), 'Vietnam Population and AIDS Indicators
Survey 2005'.

129. Günther, I., & Harttgen, K. (2009), 'Estimating households vulnerability to


idiosyncratic and covariate shocks: A novel method applied in Madagascar',
World Development, 37(7), 1222-1234.

130. Gignoux, J., & Menéndez, M. (2016), 'Benefit in the wake of disaster: Long-
run effects of earthquakes on welfare in rural Indonesia', Journal of
Development Economics, 118, 26-44.

131. Gitter, S. R., & Barham, B. L. (2007), 'Credit, natural disasters, coffee, and
educational attainment in rural Honduras', World development, 35(3), 498-511.

132. Haddad, L. and J.A. Maluccio. (2003), 'Trust, membership in groups, and
household welfare: Evidence from KwaZulu-Natal', Economic Development
and Cultural Change, 51(3):573-601.

133. Hammill, A., Mathew, R. & McCarter, E. (2008), Microfinance and climate
change adaptation, Institute of Development Studies; truy cập ngày 03/05/2020
tại <http://www.iadb.org/intal/intalcdi/PE/2008/01609.pdf>

134. Hanifan, L.J. (1916), 'The rural school community centre', Annals of the
American Academy of Political and Social Sciences, 67:130-38.

135. Hangoma, P., Aakvik, A., & Robberstad, B. (2018), 'Health shocks and
household welfare in Zambia: An assessment of changing risk', Journal of
International Development, 30(5), 790-817.
133

136. Haughton, D., & Haughton, J. (2011), 'Living standards analytics:


Development through the lens of household survey data', Springer Science &
Business Media.

137. Hazarika, G., & Sarangi, S. (2008), 'Household access to microcredit and child
work in rural Malawi', World Development, 36(5), 843-859.

138. Healy, T., & Côté, S. (2001), The Well-Being of Nations: The Role of Human
and Social Capital, Education and Skills, Organisation for Economic
Cooperation and Development, 2 rue Andre Pascal, F-75775 Paris Cedex 16,
France.

139. Heifetz, R. A., Heifetz, R., Grashow, A., & Linsky, M. (2009), 'The practice
of adaptive leadership: Tools and tactics for changing your organization and
the world', Harvard Business Press.

140. Heltberg, R., & Lund, N. (2009). 'Shocks, coping, and outcomes for Pakistan's
poor: health risks predominate'. The Journal of Development Studies, 45(6),
889-910.

141. Heltberg, R., Oviedo, A. M., & Talukdar, F. (2015), 'What do household
surveys really tell us about risk, shocks, and risk management in the developing
world?', The journal of development studies, 51(3), 209-225.

142. Hoff, H., Warner, K. & Bouwer, L.M. (2005), 'The role of financial services in
climate adaptation in developing countries', Vierteljahrshefte zur
Wirtschaftsforschung, 74 (2), 196–207.

143. Hossain, F., & Knight, T. (2008), 'Financing the poor: can microcredit make a
difference? Empirical observations from Bangladesh. Empirical Observations
from Bangladesh (September 9, 2008)', Brooks World Poverty Institute
Working Paper, (38).

144. Hu, C. H., & Jones, B. (2004), 'An investigation into the relationship between
household welfare and social capital in eastern Uganda', Final Report for
SAGA Competitive Research Grants Program.
134

145. Huggins, R. A., & Izushi, H. (2007), 'Competing for knowledge: creating,
connecting and growing', Routledge.

146. Imai, K. S., & Azam, M. S. (2012), 'Does microfinance reduce poverty in
Bangladesh? New evidence from household panel data', Journal of
Development studies, 48(5), 633-653.

147. Imai, K. S., Gaiha, R., & Thapa, G. (2015), 'Does non-farm sector employment
reduce rural poverty and vulnerability? Evidence from Vietnam and India',
Journal of Asian Economics, 36, 47-61.

148. Imai, K., & Gaiha, R. (2007), 'Poverty, inequality and ethnic minorities in
Vietnam', Brooks World Poverty Institute (No. 10). Working Paper.

149. Islam, A., & Parasnis, J. (2017), 'Heterogeneous Effects of Health Shocks in
Developed Countries? Evidence from Australia'.

150. Islam, S. (2008), Role of microfinance tools in disaster risk reduction: a study
in India, Bangladesh and Sri Lanka, Bangladesh country report, Bangladesh;
truy cập ngày 03/05/2020 tại <http://www. preventionweb.net/files/9671
_DRRStudyBangladeshCountryReport.pdf>

151. Jansen, H. G., Pender, J. L., Damon, A., & Schipper, R. A. (2006), 'Rural
development policies and sustainable land use in the hillside areas of
Honduras: A quantitative livelihoods approach (Vol. 147)', Intl Food Policy
Res Inst.

152. Jarungrattanapong, R., & Manasboonphempool, A. (2011), 'Adaptive capacity


of households and institutions in dealing with floods in Chiang Mai, Thailand'.
EEPSEA, IDRC Regional Office for Southeast and East Asia, Singapore, SG.

153. Jeckoniah, J. (2019). 'Factors influencing household livelihood outcomes in


Kilombero valley, Tanzania’, Sokoine University of Agriculture.

154. Jiao, X., Smith-Hall, C., & Theilade, I. (2015), 'Rural household incomes and
land grabbing in Cambodia', Land Use Policy, 48, 317-328.

155. Jorgenson, D. W., & Fraumeni, B. M. (1992), 'Investment in education and US


economic growth', The Scandinavian Journal of Economics, S51-S70.
135

156. Jorgenson, D. W., & Fraumeni, B. M. (1992), The output of the education
sector, In Output measurement in the service sectors (pp. 303-341), University
of Chicago Press, Chicago.

157. Jorgenson, D. W., & Pachon, A. (1983), The accumulation of human and non-
human capital, In The Determinants of National Saving and Wealth (pp. 302-
350), Palgrave Macmillan, London.

158. Judson, R. (2002), ‘Measuring human capital like physical capital: What does
it tell us?’, Bulletin of Economic Research, 54(3), 209-231.

159. Kabir, A., & Maitrot, M. R. L. (2018), 'Exploring the effects of health shocks
on anti-poverty interventions: experience of poor beneficiary households in
Bangladesh', Cogent Medicine, 5(1), 1468233.

160. Kabir, A., Maitrot, M. R. L., Ali, A., Farhana, N., & Criel, B. (2018),
'Qualitative exploration of sociocultural determinants of health inequities of
Dalit population in Dhaka City, Bangladesh', BMJ open, 8(12).

161. Karlan, D., & Zinman, J. (2010), 'Expanding credit access: Using randomized
supply decisions to estimate the impacts', The Review of Financial Studies,
23(1), 433-464.

162. Kataria, K., Curtiss, J., & Balmann, A. (2012), 'Drivers of agricultural physical
capital development: Theoretical framework and hypotheses' (No. 545-2016-
38708).

163. Katherine Scrivensi and Conal Smith (2013), The OECD measurement of
social capital project and question databank; truy cập ngày 03/05/2020 tại
http://www.oecd.org/sdd/social-capital-project-and-question-databank.htm.

164. Kendrick, J. (1976), The Formation and Stocks of Total Capital, Columbia
University Press, New York, N.Y.

165. Kirsch, T. D., Wadhwani, C., Sauer, L., Doocy, S., & Catlett, C. (2012),
'Impact of the 2010 Pakistan floods on rural and urban populations at six
months', PLoS currents, 4.
136

166. Kochar, A. (1995), 'Explaining household vulnerability to idiosyncratic


income shocks', The American Economic Review, 85(2), 159-164.

167. Krishna, A. (2011), 'One illness away: Why people become poor and how they
escape poverty', Oxford University Press.

168. Król, H., & Ludwiczyński, A. (2006), Zarządzanie zasobami ludzkimi,


Tworzenie kapitału ludzkiego organizacji PWN, 704 s, Warszawa.

169. Khan, F. U. (2010), 'Economic consequences of health shocks and coping


strategies: Evidence from urban poor households in Bangladesh', The Hague:
Erasmus University.

170. Khandker, S. R., & Samad, H. A. (2013), 'Are microcredit participants in


Bangladesh trapped in poverty and debt?', World Bank policy research working
paper, (6404).

171. Khandker, S., & Faruqee, R. R. (1999), 'The impact of farm credit in Pakistan',
Journal of Agricultural Economics, 28, pp. 197-213.

172. Khandker, S.R. (1998), 'Fighting Poverty with Microcredit: Experience in


Bangladesh', New York: Oxford University Press, Inc.

173. Khandker, S.R. (2001), 'Does Micro-finance Really Benefit the Poor? Evidence
from Bangladesh. Asia and Pacific Forum on Poverty: Reforming Policies and
Institutions for Poverty Reduction', Manila: Asian Development Bank.

174. Khandker, S.R. (2003), 'Microfinance and Poverty: Evidence Using Panel Data
from Bangladesh', Working paper, World Bank Policy Research, No. 2945.

175. Lazear, E. (1980), 'Family Background and Optimal Schooling Decisions',


Review of Economics and Statistics, 62(1), 42–51.

176. Le, T., Gibson, J., & Oxley, L. (2003), 'Cost‐and income‐based measures of
human capital', Journal of economic surveys, 17(3), 271-307.

177. Le, T., Gibson, J., & Oxley, L. (2005), Measures of human capital: A review
of the literature, Treasury Working Paper, Series No. 05/10), New Zealand
Treasury; truy cập ngày 5/6/2020 tại <https://ideas.repec.org/p/nzt/nztwps/05-
10.html>
137

178. Leive, A., & Xu, K. (2008), 'Coping with out-of-pocket health payments:
empirical evidence from 15 African countries', Bulletin of the World Health
Organization, 86, 849-856C.

179. Lenhart, O. (2019), 'The effects of health shocks on labor market outcomes:
evidence from UK panel data', The European Journal of Health Economics,
20(1), 83-98.

180. Lettice, F., & Parekh, M. (2010), 'The social innovation process: themes,
challenges and implications for practice', International Journal of Technology
Management, 51(1), 139-158.

181. Ligon, E., & Schechter, L. (2003), 'Measuring vulnerability', The Economic
Journal, 113(486), C95-C102.

182. Lin N. (1999), ‘Social Networks and Status Attainment’, Annual Review of
Socialogy, 25, pp. 467-487.

183. Lin N. (2001), ‘Building a Network Theory of Social Capital’, Social Capital:
Theory and Research, New York, Part I, Chapter 1, pp. 3-30.

184. Liverpool, L. S. O., & Winter-Nelson, A. (2010), 'Poverty status and the impact
of formal credit on technology use and wellbeing among Ethiopian
smallholders', World Development, 38(4), 541-554.

185. Ludwig, F., Van Scheltinga, C. T., Verhagen, J., Kruijt, B., van Ierland, E. C.,
Dellink, R. B., ... & Kabat, P. (2007), 'Climate change impacts on developing
countries-EU accountability (No. PE 393.511)', European Parliament.

186. Lundborg, P., & Majlesi, K. (2018), 'Intergenerational transmission of human


capital: Is it a one-way street?', Journal of health economics, 57, 206-220.

187. Mačerinskienė, I., & Viržintaitė, R. (2003), 'Human Capital Measurement


Theory and Methods, Management of Organizations: Systematic Research',
(28).

188. Makoka, D., & Kaplan, M. (2005), 'Poverty and Vulnerability-An


Interdisciplinary Approach'.
138

189. Maluccio, J., Haddad, L., & May, J. (2000), 'Social capital and household
welfare in South Africa, 1993–98', The Journal of Development Studies, 36(6),
54-81.

190. Masozera, M., Bailey, M., & Kerchner, C. (2007), 'Distribution of impacts of
natural disasters across income groups: A case study of New Orleans',
Ecological Economics, 63(2-3), 299-306.

191. Meessen, B., Zhenzhong, Z., Damme, W. V., Devadasan, N., Criel, B., &
Bloom, G. (2003), 'Iatrogenic poverty', Tropical Medicine & International
Health, 8(7), 581-584.

192. Mendelsohn, R., & Dinar, A. (1999), 'Climate change, agriculture, and
developing countries: does adaptation matter?', The World Bank Research
Observer, 14(2), 277-293.

193. Mertens, K., Jacobs, L., Maes, J., Kabaseke, C., Maertens, M., Poesen, J., ... &
Vranken, L. (2016), 'The direct impact of landslides on household income in
tropical regions: A case study from the Rwenzori Mountains in
Uganda', Science of the total environment, 550, 1032-1043.

194. Miciuła, I. (2016), 'The measurement of human capital methods', Folia


Oeconomica Stetinensia, 16(1), 37-49

195. Mincer, J. (1962), 'On-the-Job Training: Costs, Returns, and Some


Implications', Journal of Political Economy ,70(5), 50–79.

196. Mincer, J. (1974), Schooling, Experience, and Earnings, Columbia University


Press, New York.

197. Mincer, J., & Polachek, S. (1974), 'Family investments in human capital:
Earnings of women', Journal of political Economy, 82(2, Part 2), S76-S108.

198. Minot, N., Baulch, B., & Epprecht, M. (2006), 'Poverty and inequality in
Vietnam: Spatial patterns and geographic determinants', (No. 605-2016-
40192).
139

199. Mishra, A. K., & Khanal, A. R. (2017), 'Assessing Food Security in Rural
Bangladesh: The Role of a Nonfarm Economy. In World Agricultural
Resources and Food Security: International Food Security (241-257)', Emerald
Publishing Limited.

200. Mitra, S., Palmer, M., Mont, D., & Groce, N. (2016), 'Can households cope
with health shocks in Vietnam?', Health economics, 25(7), 888-907.

201. Moench, M. H. (2006), 'Adaptive Capacity & Livelihood Resilience in Water


Scarce Areas: Research Results from South Asia and Implications for the
Middle East'.

202. Moritz, M., Kyle, B. R., Nolan, K. C., Patrick, S., Shaffer, M. F., & Thampy,
G. (2009), 'Too many people and too few livestock in West Africa? An
evaluation of Sandford's thesis', The Journal of Development Studies, 45(7),
1113-1133.

203. Motsholapheko, M. R., Kgathi, D. L., & Vanderpost, C. (2011), 'Rural livelihoods
and household adaptation to extreme flooding in the Okavango Delta, Botswana',
Physics and Chemistry of the Earth, Parts A/B/C, 36(14-15), 984-995.

204. Mottaleb, K. A., Mohanty, S., Hoang, H. T. K., & Rejesus, R. M. (2013), 'The
effects of natural disasters on farm household income and expenditures: A
study on rice farmers in Bangladesh', Agricultural Systems, 121, 43-52.

205. Muttarak, R., & Pothisiri, W. (2013), The role of education on disaster
preparedness: case study of 2012 Indian Ocean earthquakes on Thailand’s
Andaman Coast, Ecology and Society, 18(4)

206. Myroniuk, T. W., & Vearey, J. (2014), 'Social capital and livelihoods in
Johannesburg: differential advantages and unexpected outcomes among
foreign-born migrants, internal migrants, and long-term South African
residents', International Migration Review, 48(1), 243-273.

207. Nader, Y.F. (2008), “Microcredit and the socio-economic wellbeing of women
and their families in Cairo”, Journal of Socio-Economics, Vol. 37 No. 2, pp.
644-656
140

208. Narayan, D. (1997), 'Voices of the poor: poverty and social capital in tanzania',
The World Bank.

209. Narayan, D. (1999), Bonds and bridges: Social capital and poverty, World
Bank, Poverty Reduction and Economic Management Network, Poverty
Division, Washington DC.

210. Narayan, D., & Pritchett, L. (1999), ‘Cents and sociability: Household income
and social capital in rural Tanzania’, Economic development and cultural
change, 47(4), 871-897.

211. Ndamani, F., & Watanabe, T. (2016), 'Determinants of farmers’ adaptation to


climate change: A micro level analysis in Ghana', Scientia Agricola, 73(3),
201-208.

212. Nelson, D. R., Adger, W. N., & Brown, K. (2007), 'Adaptation to


environmental change: contributions of a resilience framework', Annu. Rev.
Environ. Resour., 32, 395-419.

213. Nelson, R., Kokic, P., Crimp, S., Meinke, H., & Howden, S. M. (2010), 'The
vulnerability of Australian rural communities to climate variability and
change: Part I—Conceptualising and measuring vulnerability', Environmental
science & policy, 13(1), 8-17.

214. Nelson, R., Kokic, P., Elliston, L., & King, J. A. (2005), 'Structural adjustment:
a vulnerability index for Australian broadacre agriculture', Australian
Commodities: Forecasts and Issues, 12(1), 171.

215. Neumayer, E., Plümper, T., & Barthel, F. (2014), 'The political economy of
natural disaster damage', Global Environmental Change, 24, 8-19.

216. Newman, C., Tarp, F., Van den Broeck, K., Quang, C. T., & Khai, L. D. (2008),
'Household Savings in Vietnam: Insights from a 2006 rural household survey.

217. Obucina, O., & Ilmakunnas, I. (2019), 'Immigrant Child Poverty in an


Emerging Country of Destination: the Evidence from Finland'.

218. Odia, N., Y.F. Ebene, A. Justine and J. Tegnerowicz (2006), ‘Religion, Capital
Social et réduction de la pauvreté au Cameroun: Le cas de la Ville de
141

Yaoundé’, Munich Personal RePEc Archive (MPRA), Paper No. 166.

219. OECD (2007), The well-being of nation: The role human and social capital,
OECD Publishshing, Paris.

220. Okunmadewa, F. Y., Yusuf, S. A., & Omonona, B. T. (2007), 'Effects of social
capital on rural poverty in Nigeria', Pakistan journal of social sciences, 4(3),
331-339.

221. Okuyama, Y., & Sahin, S. (2009), 'Impact estimation of disasters, a global
aggregate for 1960 to 2007', Policy Research Working Paper No. 4963.
Washington, DC, USA: The World Bank.

222. Onisanwa, D., & Olaniyan, O. (2018), 'The Impact of Health Shocks on
Household Welfare in Nigeria', Indonesian Journal of Business Finance and
Accounting, 1(2).

223. Onisanwa, I. D., & Olaniyan, O. (2019), 'Health shocks and consumption
smoothing among rural households in Nigeria', Journal of Economics &
Management, 36, 44-70.

224. Owusu, V., Abdulai, A., & Abdul-rahman, S. (2011), 'Non-farm work
and food security among farm households in Northern Ghana', Food Policy,
36(2), 108-118.

225. Park, S., Howden, M., & Crimp, S. (2012), 'Informing regional level policy
development and actions for increased adaptive capacity in rural livelihoods',
Environmental Science & Policy, 15(1), 23-37.

226. Parker, T. (2005), 'Low Earnings But Steady Job Growth in Low-Employment
Counties', Amber Waves, 3(4), 20–27.

227. Paudel Khatiwada, S., Deng, W., Paudel, B., Khatiwada, J. R., Zhang, J., & Su,
Y. (2017), 'Household livelihood strategies and implication for poverty
reduction in rural areas of central Nepal', Sustainability, 9(4), 612.

228. Paxson, C. H. (1992), 'Using weather variability to estimate the response of savings
to transitory income in Thailand', The American Economic Review, 15-33.
142

229. Pearce, D., & Markandya, A. (1989). E. Barbier,(1989), Blueprint for a Green
Economy, Earth scan Publication Limited.

230. Perkins-Kirkpatrick, S. E., Fischer, E. M., Angélil, O., & Gibson, P. B. (2017),
'The influence of internal climate variability on heatwave frequency trends',
Environmental Research Letters, 12(4), 044005.

231. Pichler, A., & Striessnig, E. (2013), Differential vulnerability to hurricanes in


Cuba, Haiti, and the Dominican Republic: the contribution of education,
Ecology and Society, 18(3)

232. Pitt, M. M., & Khandker, S. R. (1998), 'The impact of group-based credit
programs on poor households in Bangladesh: Does the gender of participants
matter?', Journal of political economy, 106(5), 958-996.

233. Porter, C. (2012), 'Shocks, consumption and income diversification in rural


Ethiopia', Journal of Development Studies, 48(9), 1209-1222.

234. Porter, C., & Quinn, N. N. (2008), 'Intertemporal poverty measurement:


tradeoffs and policy options'.

235. Pradhan, K. C., & Mukherjee, S. (2018), 'Covariate and idiosyncratic shocks
and coping strategies for poor and non-poor rural households in India', Journal
of Quantitative Economics, 16(1), 101-127.

236. Prugh, T., Daly, H., Goodland, R., Cumberland, J. H., & Norgaard, R. B.
(1999), 'Natural capital and human economic survival', CRC Press.

237. Putnam, R. D. (1993), 'The prosperous community-social capital and public


life', The american prospect, 13(Spring), Vol. 4, 35-42.

238. Putnam, R.D. (1995), 'Tuning in, tuning out: The strange disappearance of
social capital in America', Political Science and Politics, 28: 664-83.

239. Phi, L. (2011), 'Adaptive capacity; Framing the concept and building a
framework for assessment o adaptive capacity to climate change in the water
sector.

240. Quach, H. M. (2016), 'Does access to finance improve household welfare?',


Investment Management & Financial Innovations, 13(2), 76-86.
143

241. Ravestein, P., Van der Schrier, G., Haarsma, R., Scheele, R., & Van den Broek,
M. (2018), 'Vulnerability of European intermittent renewable energy supply to
climate change and climate variability', Renewable and Sustainable Energy
Reviews, 97, 497-508.

242. Raymond, C. M., & Cleary, J. (2013), 'A tool and process that facilitate
community capacity building and social learning for natural resource
management', Ecology and Society, 18(1).

243. Reardon, T., Delgado, C., & Matlon, P. (1992), 'Determinants and effects of
income diversification amongst farm households in Burkina Faso', The Journal
of Development Studies, 28(2), 264-296.

244. Ritzen, J. M., & Winkler, D. R. (1977), 'The production of human capital over
time', The Review of Economics and Statistics, 427-437.

245. Ruta, G., & Hamilton, K. (2007), 'The capital approach to sustainability',
Handbook of sustainable development, 45-62.

246. Sani, S. (2016), 'Farmers’ Perception of and Adaptation to Climate Change and
Variability: The Case of Assosa District, Western Ethiopia'.

247. Santos, I., Sharif, I., Rahman, H. Z., & Zaman, H. (2011), 'How do the poor
cope with shocks in Bangladesh? Evidence from survey data', The World Bank.

248. Sawada, Y. (2007), 'The impact of natural and manmade disasters on


household welfare', Agricultural Economics, 37, 59-73.

249. Sayer, J., Campbell, B., Petheram, L., Aldrich, M., Perez, M.R., Endamana,
D., Dongmo, Z.L.N., Defo, L., Mariki, S., Doggart, N. and Burgess, N., (2007),
‘Assessing environment and development outcomes in conservation
landscapes’, Biodiversity and Conservation, 16(9), pp.2677-2694.

250. Scoones, I. (1998), 'Sustainable rural livelihoods: a framework for analysis'.

251. Scoones, I. (2009), 'Livelihoods perspectives and rural development', The


Journal of Peasant Studies, 36, 171–196.

252. Schiller, B.R. (2004), The Economics of Poverty and Discrimination, Prentice
Hall, Upper Saddle River.
144

253. Seng, K. (2015), 'The Effects of nonfarm activities on farm households’ food
consumption in rural Cambodia', Development Studies Research, 2(1), 77-89.
254. Serrat, O. (2008), 'The sustainable livelihoods approach (p. 5)', Washington
DC: Asia Development Bank.
255. Shah, K. U., Dulal, H. B., & Awojobi, M. T. (2020), 'Food Security and
Livelihood Vulnerability to Climate Change in Trinidad and Tobago. In Food
Security in Small Island States (pp. 219-237)', Springer, Singapore.
256. Shehu, A., & Sidique, S. F. (2015), 'The effect of shocks on household
consumption in rural Nigeria', The Journal of Developing Areas, 353-364.
257. Shultz, T. W. (1961), 'Investment in human capital' , American Economic
Review, 51(1), 1-17.
258. Siders, A. R. (2019), 'Adaptive capacity to climate change: A synthesis of
concepts, methods, and findings in a fragmented field', Wiley Interdisciplinary
Reviews: Climate Change, 10(3), e573.
259. Silbert, M., & Useche, M. (2012). Repeated natural disasters and poverty in
Island nations: A decade of evidence from Indonesia. University of Florida
Department of Economics.
260. Skoufias, E. (2003), 'Economic crises and natural disasters: Coping strategies
and policy implications', World development, 31(7), 1087-1102.
261. Skoufias, E. (2005), 'PROGRESA and its impacts on the welfare of rural
households in Mexico (Vol. 139)'. Intl Food Policy Res Inst.
262. Smith, A. (1937), The wealth of nations, Modern Library, New York.
263. Smith, J. B., Huq, S., & Klein, R. J. (2003), 'Climate change, adaptive capacity
and development', Imperial College Press.
264. Solomon, S., Manning, M., Marquis, M., & Qin, D. (2007), 'Climate change
2007-the physical science basis: Working group I contribution to the fourth
assessment report of the IPCC (Vol. 4)', Cambridge university press.
265. Strobl, E. (2012), 'The economic growth impact of natural disasters in
developing countries: Evidence from hurricane strikes in the Central American
and Caribbean regions', Journal of Development economics, 97(1), 130-141.
145

266. Subbarao, K., & Christiaensen, L. J. (2004), 'Toward an understanding of


household vulnerability in rural Kenya', The World Bank.

267. Swaminathan, H., Du Bois, R. S., & Findeis, J. L. (2010), 'Impact of access to
credit on labor allocation patterns in Malawi', World Development, 38(4), 555-
566.

268. Swanson, D., & Bhadwal, S. (Eds.). (2009), 'Creating adaptive policies: A
guide for policymaking in an uncertain world', IDRC.

269. Tahiru, A., & Legon, P. O. (2019), 'Smallholder Farmers’ Susceptibility to


Climate Change Variability: Assessing Adaptation Strategies and Impact on
livelihoods', Environmental Management and Sustainable Development ISSN,
2164-7682.

270. Tekana, S. S., & Oladele, O. I. (2011), 'Impact Analysis of Taung Irrigation
Scheme on Household Welfare among Farmers in North-west Province, South
Africa', Journal of Human Ecology, 36(1), 69–77.

271. Tongruksawattana, S., Waibel, H., & Schmidt, E. (2010), 'How Do Rural
Households Cope With Shocks? Evidence from Northeast Thailand'.

272. Townsend, R. M. (1994), 'Risk and insurance in village India', Econometrica:


Journal of the Econometric Society, 539-591.

273. Townsend, R. M. (1995), 'Consumption insurance: An evaluation of risk-


bearing systems in low-income economies', Journal of Economic perspectives,
9(3), 83-102.

274. Tuyen, T. Q., Lim, S., Cameron, M. P., & Huong, V. V. (2014), 'Farmland loss
and livelihood outcomes: a microeconometric analysis of household surveys in
Vietnam', Journal of the Asia Pacific Economy, 19(3), 423-444.

275. Twigg, J. (2001), 'Sustainable Livelihoods and Vulnerability to Disasters.


Benfield Greig Hazard Research Centre', Disaster Management Working
Paper 2/2001, Prepared by the Benfield Greig Hazard Research Centre for the
Disaster Mitigation Institute (DMI), London, UK, 18 pp.
146

276. The sustainable scale project (2011), Ecosystem Functions and Services; truy cập ngày
20/05/2020 tại <http://www.sustainablescale.org/Conceptual
Framework/UnderstandingScale/BasicConcepts/EcosystemFunctionsServices.aspx>

277. Thomas, T., Christiaensen, L., Do, Q. T., & Trung, L. D. (2010). Natural
disasters and household welfare: evidence from Vietnam. The World Bank.

278. Thorpe, A., & Figge, F. (2018), 'Climate change and globalisation as ‘Double
Exposure’: Implications for policy development', Environmental Science &
Policy, 90, 54-64.

279. UNDP (2017), Application of the Sustainable Livelihoods Framework in; truy
cập ngày 01/05/2020 tại <https://www.undp.org/content/dam/rblac/
docs/Research%20and%20Publications/Poverty%20Reduction/UNDP_RBL
AC_Livelihoods%20Guidance%20Note_EN-210July2017.pdf>

280. UNISDR, G. (2009), 'Global assessment report on disaster risk reduction',


United Nations International Strategy for Disaster Reduction Secretariat
Geneva, Switzerland.

281. Verchot, L. V., Van Noordwijk, M., Kandji, S., Tomich, T., Ong, C., Albrecht,
A., ... & Palm, C. (2007), 'Climate change: linking adaptation and mitigation
through agroforestry', Mitigation and adaptation strategies for global change,
12(5), 901-918.

282. Wagstaff, A. (2007), 'The economic consequences of health shocks: evidence


from Vietnam', Journal of health economics, 26(1), 82-100.

283. Wagstaff, A., & Lindelow, M. (2010), 'Are health shocks different? Evidence
from a multi-shock survey in Laos', The World Bank.

284. Wainwright, F., & Newman, C. (2011), 'Income shocks and household risk-
coping strategies: evidence from rural Vietnam', Institute for International
Integration Studies Discussion paper, 358.

285. Wamsler, C., Brink, E., & Rentala, O. (2012), Climate change, adaptation, and
formal education: the role of schooling for increasing societies, adaptive
capacities in El Salvador and Brazil. Ecology and Society 17(2)
147

286. Wang, K. M., Lee, Y. M., Lin, C. L., & Tsai, Y. C. (2018), 'The effects of
health shocks on life insurance consumption, economic growth, and health
expenditure: A dynamic time and space analysis', Sustainable cities and
society, 37, 34-56.
287. Watkins, K. (2007), 'Human Development Report 2007/8. Fighting Climate
Change: Human Solidarity in a Divided World. Fighting Climate Change:
Human Solidarity in a Divided World (November 27, 2007)', UNDP-HDRO
Human Development Report.
288. Webber, M., & Barnett, J. (2010), 'Accommodating migration to promote
adaptation to climate change', The World Bank.
289. Weisbrod, B. A. (1961), 'The valuation of human capital', Journal of Political
Economy, 69(5), 425-436.
290. WHO (không năm xuất bản). Environmental health in emergencies; truy cập
ngày 10/04/2020 tại <https://www.who.int/environmental_health_emergen
cies/natural_ events/en/#>.
291. Wisner, B., Blaikie, P., & Cannon, T. I. Davis,(2004), At Risk: Natural
Hazards, People’s Vulnerability and Disasters, Aufl., London.
292. Woldemichael, A., & Gurmu, S. (2018), 'An Empirical Analysis of Health
Shocks and Informal Risk Sharing Networks', African Development Review,
30(1), 100-111.
293. Woolard, I., & Klasen, S. (2005), 'Determinants of income mobility and
household poverty dynamics in South Africa', Journal of Development Studies,
41(5), 865-897.
294. World Bank (2006), Where is the Wealth of Nations?, The World Bank,
Washington D.C.
295. World Bank (2011), The Changing Wealth of Nations: Measuring Sustainable
Development in the New Millennium, The World Bank, Washington D.C.
296. World Bank (2012). Vietnam: The human toll of natural disasters; truy cập
ngày 09/04/2020 tại <https://www.worldbank.org/en/news/video/2012/08/
02/vietnam-disaster-2>
148

297. World Bank (2013). Vietnam: Achieving Success as a Middle-income


Country; truy cập ngày 20/04/2020 tại <https://www.worldbank.org/en/
results/2013/04/12/vietnam-achieving-success-as-a-middle-incomecountry>

298. World Bank (2016a). Staying a Step Ahead of a Natural Disaster: Can
Innovation and Technology Help?; truy cập ngày 10/04/2020 tại
<https://www.worldbank.org/en/news/feature/2016/05/16/staying-a-step-
ahead-ofa-natural-disaster-can-innovation-and-technology-help>

299. World Bank (2016b). Natural Disasters Force 26 Million People into Poverty
and Cost $520bn in Losses Every Year, New World Bank Analysis Finds; truy
cập ngày 02/05/2020 tại <https://www.worldbank.org/en/news/press-
release/2016/11/14/natural-disasters-force-26-million-people-into-poverty-
and-cost-520bn-in-losses-every-year-new-world-bank-analysis-finds>

300. World Bank (2020), Health, The World Bank, Washington D.C.; truy cập ngày
05/05/2020 tại <https://www.worldbank.org/en/topic/health/overview>

301. World Health Organization, Natural events; truy cập ngày 01/05/2020 tại
https://www.who.int/environmental_health_emergencies/natural_events/en/#/

302. Yadollahi, M., Paim, L. H., Othman, M., Suandi, T., & beygi, Mohsen Darya.
(2011), 'The Level of Managerial Functions Practiced by the Head of
household and Family Economic Status in Kerman, Iran', Life science journal-
acta zhengzhou university overseas edition, 8(1), 275-287.

303. Yang, D. 2004, 'Education and Allocative Efficiency: Household Income


Growth during Rural Reforms in China', Journal of Development Economics,
74, 137-162.

304. Yilma, Z., Mebratie, A., Sparrow, R., Abebaw, D., Dekker, M., Alemu, G., &
Bedi, A. S. (2014), 'Coping with shocks in rural Ethiopia', Journal of
Development Studies, 50(7), 1009-1024.

305. Yusuf, S.A. (2008), ‘Social Capital and Household Welfare in Kwara State,
Nigeria’, Journal of Human Ecology, 23(3): 219-229.
149

306. Yuya, B. A., & Daba, N. A. (2018), 'Rural Households Livelihood Strategies
and its Impact on Livelihood Outcomes: The Case of Eastern Oromia,
Ethiopia', AGRIS on-line Papers in Economics and Informatics, 10(665-2018-
3629), 93-103.

307. Zhai, Z. J., & Helman, J. M. (2019), 'Implications of climate changes to


building energy and design', Sustainable Cities and Society, 44, 511-519.

308. Žurovec, O., & Vedeld, P. O. (2019), 'Rural Livelihoods and Climate Change
Adaptation in Laggard Transitional Economies: A Case from Bosnia and
Herzegovina', Sustainability, 11(21), 6079.
150

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Hồi quy mô hình tác động lên thu nhập bình quân đầu người trong
nông hộ theo FEM và REM và Kiểm định Hausman

sqrt(diag(V_b-
(b) (B) (b-B) V_B))

Mô hình FEM Mô hình REM Khác biệt S.E.

F1 0.0135606 -0.0117624 0.025323 0.00967

F2 -0.0015984 0.0101902 -0.0117886 0.0085104

F3 -0.0052758 -0.0063383 0.0010626 0.0101863

S32 -0.0472767 -0.0478531 0.0005764 0.0112436

S33 0.0005925 0.0006407 -0.0000482 0.0001444

A11 4.52E-06 4.71E-06 -1.83E-07 3.35E-07

A12 -0.0292364 -0.0668644 0.037628 0.0040448

A13 0.0000102 9.89E-06 3.51E-07 9.84E-07

A14 0.0000289 0.0000161 0.0000128 3.48E-06

A21 0.238678 0.2281343 0.0105437 0.00895

A23 0.2140542 0.2037596 0.0102946 0.0071086

A24 0.0840945 0.0754924 0.0086021 0.0058505

A31 0.0434669 0.0464305 -0.0029635 0.0010771

A32 2.52E-06 2.52E-06 5.71E-09 9.44E-08

A34 0.0006037 0.0007727 -0.0001691 0.0001503

A38 0.0767492 0.0712754 0.0054737 0.0077373


151

sqrt(diag(V_b-
(b) (B) (b-B) V_B))

A42 0.2449173 0.2719573 -0.02704 0.005086

A43 -0.0194839 -0.0095569 -0.009927 0.0050688

A45 0.0418065 0.0278094 0.0139971 0.0028063

A51 -0.0365157 -0.0865748 0.0500591 0.0110364

A53 -0.0674232 -0.0829924 0.0155692 0.0024335

A54 0.0053512 0.0003171 0.0050341 0.0026916

A28 0.243869 0.2828829 -0.039014 0.0078031

A29 -0.0000277 -0.0000217 -5.92E-06 1.78E-06

A64 0.0414336 0.0501019 -0.0086683 0.0052053

tsnguoi 0.1743159 0.1721715 0.0021445 0.0022542

year

2016 0.0665827 0.0483324 0.0182503 0.0071861

2018 0.1717568 0.1434854 0.0282713 0.0083788

Kiểm định Hausman

chi2(24) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)

= 230.90

Prob>chi2 = 0.0000

Nguồn: Tính toán của tác giả


152

Phụ lục 2: Hồi quy mô hình tác động lên chi tiêu bình quân đầu người trong nông
hộ theo FEM và REM và Kiểm định Hausman

sqrt(diag(V_b-
(b) (B) (b-B) V_B))

Mô hình FEM Mô hình REM Khác biệt S.E.

F1 0.0044339 -0.0233209 0.0277548 0.0105596

F2 0.0002516 0.0054302 -0.0051786 0.0093086

F3 -0.0136114 -0.0088016 -0.0048098 0.0111647

S32 0.3531213 0.3617013 -0.0085801 0.0125854

S33 0.0028093 0.0028691 -0.0000598 0.0001646

A11 1.98E-06 1.91E-06 6.93E-08 3.71E-07

A12 0.0163633 0.0068863 0.009477 0.0044206

A13 6.12E-06 2.64E-06 3.48E-06 1.04E-06

A14 0.0000141 3.71E-06 0.0000104 3.80E-06

A21 -0.048771 -0.0711857 0.0224147 0.0100017

A23 0.129486 0.1210985 0.0083875 0.0079224

A24 0.1171188 0.1285351 -0.0114163 0.0064684

A31 0.0562245 0.057196 -0.0009715 0.0011756

A32 4.58E-06 4.67E-06 -9.53E-08 1.06E-07

A34 0.0003667 0.0005867 -0.0002199 0.0001665

A38 0.0680153 0.0703798 -0.0023646 0.0084761


153

sqrt(diag(V_b-
(b) (B) (b-B) V_B))

A42 0.1384769 0.1662107 -0.0277338 0.0056702

A43 0.1314313 0.1455258 -0.0140945 0.0056339

A45 0.015924 0.0069617 0.0089622 0.0030861

A51 -0.0043038 0.0231584 -0.0274622 0.0120901

A53 -0.0502661 -0.0600292 0.0097631 0.0026663

A54 0.0179577 0.0188789 -0.0009212 0.0029736

A28 0.2678748 0.284777 -0.0169022 0.0087404

A29 -0.0000337 -0.0000297 -4.02E-06 1.97E-06

A64 0.0447089 0.0443125 0.0003964 0.0058154

tsnguoi 0.118787 0.1180245 0.0007625 0.0024797

year

2016 0.0695982 0.0610822 0.008516 0.0078999

2018 0.2008142 0.1756113 0.0252029 0.0091722

Kiểm định Hausman

chi2(24) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)

= 104.54

Prob>chi2 = 0.0000

Nguồn: Tính toán của tác giả


154

Phụ lục 3.5: Mô hình hồi quy ảnh hưởng cố định của các cú sốc và năng lực thích
ứng đến kết quả sinh kế hộ gia đình nông thôn Việt Nam
Biến độc lập lnthunhap lnchitieu lnthunhap lnchitieu
Lũ, lụt (F1) -0,628*** - Có thành viên bị -0,988*** -0,633***
0,491*** bệnh/chấn thương
nặng (S31)
(0,077) (0,082) (0,049) (0,051)
Bão, lốc (F2) -0,769*** - Tỷ lệ thành viên có -0,016 -0,158
0,614*** bệnh, chấn thương
nặng/Quy mô hộ (S32)
(0,063) (0,065) (0,175) (0,185)
Hạn hán (F3) -0,455*** - 2,291*** 1,953***
0,485***
(0,084) (0,087) (0,370) (0,365)
Vốn tự nhiên 2,306*** 1,951*** 0,716*** 0,447***
(0,360) (0,343) (0,046) (0,052)
Vốn con 0,759*** 0,472*** 4,883*** 5,677***
người
(0,046) (0,051) (0,389) (0,550)
Vốn vật chất 5,051*** 5,690*** 0,659*** 0,730***
(0,385) (0,541) (0,042) (0,046)
Vốn tài chính 0,671*** 0,753*** -0,172** 0,120*
(0,042) (0,045) (0,068) (0,072)
Vốn xã hội -0,183*** 0,159** 2,291*** 1,953***
(0,069) (0,072) (0,370) (0,365)
F1*A28 0,228*** 0,176*** S31*A28 0,333*** 0,334***
(0,049) (0,054) (0,034) (0,036)
F1*A29 -0,000* - S31*A29 -0,000* -0,000***
0,000***
(0,000) (0,000) (0,000) (0,000)
F1*A64 0,034 0,054 S31*A64 0,053** 0,080***
(0,034) (0,039) (0,022) (0,023)
F1*tsguoi 0,136*** 0,111*** S31*tsnguoi 0,207*** 0,157***
(0,010) (0,010) (0,006) (0,007)
F2*A28 0,269*** 0,232*** S32*A28 -0,386*** -0,127
(0,040) (0,042) (0,116) (0,133)
F2*A29 -0,000 -0,000** S32*A29 -0,000 0,000*
155

Biến độc lập lnthunhap lnchitieu lnthunhap lnchitieu


(0,000) (0,000) (0,000) (0,000)
F2*A64 0,066** 0,060** S32*A64 0,200** 0,203**
(0,028) (0,029) (0,085) (0,095)
F2*tsnguoi 0,153*** 0,123*** S32*tsnguoi -0,003 0,074**
(0,008) (0,008) (0,026) (0,029)
F3A28 0,056 0,092
(0,054) (0,057)
F3*A29 -0,000 -0,000
(0,000) (0,000)
F3*A64 0,075** 0,109***
(0,036) (0,040)
F3*tsnguoi 0,116*** 0,101***
(0,010) (0,011)
2016.year 0,012 -0,021 0,021 -0,023
(0,017) (0,021) (0,017) (0,022)
2018.year 0,133*** 0,118*** 0,140*** 0,118***
(0,027) (0,034) (0,027) (0,033)
Constant 10,132*** 9,122*** 10,176*** 9,005***
(0,038) (0,041) (0,035) (0,038)

Observations 9.496 9,501 9.496 9.501


R-squared 0,433 0,380 0,432 0,378
Number of 1.443 1.443 1.443 1.443
idxa
Robust standard errors in parentheses
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

Nguồn: Tính toán của tác giả


156

Bảng 3.6: Mô hình hồi quy ảnh hưởng cố định xem xét vai trò điều tiết tổng hợp
năng lực thích ứng trong mối quan hệ của cú sốc sức khỏe đến kết quả sinh kế hộ
gia đình nông thôn Việt Nam
Biến độc lập Lnthunhap Lnchitieu
Có thành viên bị bệnh/chấn -0.898*** -0.547***
thương nặng (S1) (0.086) (0.091)
Tỷ lệ thành viên bị bệnh hoặc -0.117 -0.215
chấn thương nặng/quy mô hộ
(0.204) (0.236)
(S2)
Vốn tự nhiên 1.954*** 1.755***
(0.491) (0.603)
Vốn con người 0.533*** 0.279**
(0.103) (0.118)
Vốn vật chất 4.358*** 5.175***
(0.563) (0.772)
Vốn tài chính 1.294*** 1.338***
(0.099) (0.104)
Vốn xã hội -0.134 0.139
(0.143) (0.149)
Tỷ lệ Tỷ lệ
Có thành thành viên Có thành thành viên
viên bị bị bệnh viên bị bị bệnh
bệnh/chấn hoặc chấn bệnh/chấn hoặc chấn
thương thương thương thương
nặng (S1) nặng/quy nặng (S1) nặng/quy
mô hộ (S2) mô hộ (S2)
Vốn tự nhiên *cú sốc sức khỏe 0.469 -0.258 0.360 -1.057
(0.595) (1.467) (0.652) (1.640)
Vốn con người * cú sốc sức 0.230** 0.204 0.190 0.365
khỏe
(0.111) (0.185) (0.127) (0.246)
Vốn vật chất * cú sốc sức khỏe 0.691 0.565 0.763 -0.413
(0.608) (1.015) (0.860) (1.289)
Vốn tài chính * cú sốc sức -0.845*** 0.171 -0.813*** 0.199
khỏe
157

Biến độc lập Lnthunhap Lnchitieu


(0.106) (0.212) (0.113) (0.245)
Vốn xã hội * cú sốc sức khỏe 0.010 -0.456* 0.064 -0.689**
(0.150) (0.264) (0.153) (0.306)
2016.year 0.019 -0.024
(0.017) (0.022)
2018.year 0.141*** 0.120***
(0.026) (0.033)
Constant 10.091*** 8.921***
(0.071) (0.077)
S31A28 0.340*** 0.341***
(0.035) (0.036)
S31A29 -0.000** -0.000***
(0.000) (0.000)
S31A64 0.047** 0.075***
(0.022) (0.024)
S31A_t 0.215*** 0.165***
(0.006) (0.007)
S32A28 -0.390*** -0.124
(0.119) (0.138)
S32A29 -0.000 0.000**
(0.000) (0.000)
S32A64 0.191** 0.192*
(0.088) (0.102)
S32A_t 0.002 0.082**
(0.028) (0.032)
Số quan sát 9,496 9,501
R-squared 0.440 0.385
Số lượng xã 1,443 1,443

Nguồn: Tính toán của tác giả


158

Bảng 3.7: Mô hình hồi quy ảnh hưởng cố định xem xét vai trò điều tiết tổng hợp
năng lực thích ứng trong mối quan hệ của cú sốc tự nhiên đến kết quả sinh kế hộ
gia đình nông thôn Việt Nam
Biến độc lập Lnthunhap Lnchitieu
Lũ, lụt -0,458*** -0,342***
(0,092) (0,104)
Bão, lốc -0,622*** -0,463***
(0,080) (0,087)
Hạn hán -0,425*** -0,360***
(0,097) (0,109)
Vốn tự nhiên 2,764*** 2,044***
(0,616) (0,690)
Vốn con người 0,664*** 0,447***
(0,088) (0,088)
Vốn vật chất 4,603*** 5,554***
(0,709) (0,848)
Vốn tài chính 1,115*** 1,182***
(0,082) (0,083)
Vốn xã hội 0,032 0,322**
(0,143) (0,143)
Lũ, lụt Bão, lốc Hạn hán Lũ, lụt Bão, lốc Hạn hán
Vốn tự nhiên * cú -1,990** -0,447 1,099 -0,870 0,502 -0,090
sốc tự nhiên (0,799) (0,632) (0,723) (0,688) (0,634) (0,655)
Vốn con người * cú 0,102 -0,045 0,273*** 0,128 -0,149 0,142
sốc tự nhiên (0,091) (0,087) (0,095) (0,097) (0,094) (0,109)
Vốn vật chất * cú -0,604 1,191** 0,579 -0,734 1,468** -0,433
sốc tự nhiên (0,606) (0,558) (0,654) (0,792) (0,684) (0,881)
Vốn tài chính * cú - - - - -0,518*** -
sốc tự nhiên 0,267*** 0,468*** 0,458*** 0,221** 0,386***
(0,086) (0,084) (0,090) (0,095) (0,087) (0,098)
Vốn xã hội * cú sốc -0,166 -0,174 -0,209 -0,235 -0,088 -0,129
tự nhiên (0,136) (0,140) (0,141) (0,149) (0,144) (0,143)
2016.year 0,009 -0,026
(0,017) (0,020)
2018.year 0,130*** 0,111***
(0,025) (0,030)
Constant 9,981*** 8,945***
(0,065) (0,069)
F1A28 0.254*** 0.184***
(0.051) (0.056)
F1A29 -0.000 -0.000***
(0.000) (0.000)
F1A64 0.049 0.056
(0.034) (0.040)
159

Biến độc lập Lnthunhap Lnchitieu


F1A_t 0.135*** 0.111***
(0.010) (0.010)
F2A28 0.284*** 0.245***
(0.042) (0.043)
F2A29 -0.000** -0.000***
(0.000) (0.000)
F2A64 0.076*** 0.070**
(0.028) (0.030)
F2A_t 0.156*** 0.127***
(0.008) (0.008)
F3A28 0.010 0.083
(0.056) (0.059)
F3A29 -0.000 -0.000
(0.000) (0.000)
F3A64 0.047 0.100**
(0.037) (0.040)
F3A_t 0.128*** 0.107***
(0.011) (0.012)
Số quan sát 9.496 9.501
R-squared 0,441 0,388
Số lượng xã 1.443 1.443

Nguồn: Tính toán của tác giả


160

Bảng 3.8: Mô hình hồi quy ảnh hưởng cố định xem xét vai trò điều tiết tổng hợp
các thành phần phụ trong năng lực thích ứng trong mối quan hệ của cú tự nhiên
đến kết quả sinh kế hộ gia đình nông thôn Việt Nam
Biến độc lập Lnthunhap lnchitieu
Lũ, lụt -0.405*** -0.299***
(0.091) (0.100)
Bão, lốc -0.340*** -0.201**
(0.082) (0.088)
Hạn hán -0.263*** -0.104
(0.100) (0.108)
Vốn tự A11 0.000** -0.000
nhiên (0.000) (0.000)
A12 -0.028* 0.046***
(0.016) (0.016)
A13 0.000 0.000
(0.000) (0.000)
A14 0.000*** 0.000***
(0.000) (0.000)
Vốn con A21 0.106* -0.141**
người (0.057) (0.059)
A23 0.186*** 0.114**
(0.043) (0.046)
A24 0.157*** 0.161***
(0.032) (0.030)
Vốn vật A31 0.059*** 0.064***
chất (0.004) (0.004)
A32 0.000*** 0.000***
(0.000) (0.000)
A34 -0.007*** -0.004***
(0.001) (0.001)
A38 0.133*** 0.046
(0.035) (0.035)
Vốn tài A42 0.253*** 0.188***
chính (0.034) (0.030)
A43 0.000 0.150***
(0.028) (0.030)
A45 0.096*** 0.057***
(0.013) (0.013)
Vốn xã A51 -0.160*** -0.087*
hội (0.051) (0.050)
A53 -0.076*** -0.065***
(0.012) (0.011)
A54 0.025 0.029**
(0.016) (0.014)
161

Biến độc lập Lnthunhap lnchitieu


Lũ, lụt Bão, lốc Hạn hán Lũ, lụt Bão, lốc Hạn hán
Vốn tự A11 -0.000* -0.000 0.000** -0.000** 0.000* 0.000***
nhiên * (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) (0.000)
cú sốc A12 -0.010 0.007 0.002 -0.014 -0.023 -0.025
tự nhiên (0.016) (0.015) (0.017) (0.017) (0.017) (0.018)
A13 -0.000 0.000 0.000*** 0.000 0.000 0.000
(0.000) (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) (0.000)
-0.000** -0.000 -
A14 0.000 -0.000* -0.000 0.000***
(0.000) (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) (0.000)
Vốn con A21 0.051 0.056 0.188*** 0.083 -0.035 0.039
người * (0.063) (0.062) (0.068) (0.067) (0.064) (0.071)
cú sốc A23 -0.006 0.012 0.102** 0.072 -0.008 -0.021
tự nhiên (0.045) (0.044) (0.047) (0.054) (0.052) (0.059)
A24 -0.013 -0.056* -0.042 -0.013 -0.053 -0.012
(0.032) (0.032) (0.034) (0.033) (0.033) (0.035)
Vốn vật - -0.006 -0.011** 0.003
chất * A31 -0.010** 0.015*** -0.009**
cú sốc (0.004) (0.004) (0.005) (0.004) (0.004) (0.005)
tự nhiên 0.000 0.000 -
A32 -0.000** 0.000 -0.000 0.000***
(0.000) (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) (0.000)
A34 0.005*** 0.005*** 0.005*** 0.003*** 0.003*** 0.001
(0.001) (0.001) (0.001) (0.001) (0.001) (0.001)
A38 -0.025 -0.034 -0.006 0.009 0.054 -0.044
(0.037) (0.037) (0.041) (0.041) (0.038) (0.042)
Vốn tài A42 -0.009 0.018 -0.025 -0.001 -0.055* -0.020
chính * (0.036) (0.035) (0.037) (0.035) (0.033) (0.034)
cú sốc A43 0.046 -0.019 -0.042 0.024 -0.014 -0.028
tự nhiên (0.029) (0.029) (0.030) (0.033) (0.030) (0.032)
- -0.028** -0.026* -0.035**
A45 -0.025* 0.037*** -0.012
(0.015) (0.014) (0.014) (0.015) (0.014) (0.015)
Vốn xã A51 0.045 0.057 0.096* -0.020 0.084 0.101*
hội * cú (0.057) (0.053) (0.056) (0.059) (0.056) (0.058)
sốc tự A53 0.022** 0.002 -0.002 0.025** 0.015 -0.006
nhiên -0.000* (0.011) (0.012) -0.000** (0.011) (0.012)
A54 (0.000) -0.015 -0.033** (0.000) -0.011 -0.014
-0.010 (0.014) (0.015) -0.014 (0.015) (0.015)
2016.year 0.090*** 0.094***
(0.014) (0.016)
2018.year 0.195*** 0.220***
(0.019) (0.021)
F1A28 0.180*** 0.118**
(0.050) (0.052)
162

Biến độc lập Lnthunhap lnchitieu


F1A29 -0.000 -0.000**
(0.000) (0.000)
F1A64 0.040 0.038
(0.030) (0.034)
F1A_t 0.100*** 0.068***
(0.010) (0.010)
F2A28 0.253*** 0.283***
(0.041) (0.042)
F2A29 -0.000 -0.000*
(0.000) (0.000)
F2A64 0.045* 0.040
(0.025) (0.027)
F2A_t 0.115*** 0.079***
(0.009) (0.009)
F3A28 -0.025 0.091
(0.053) (0.057)
F3A29 -0.000*** -0.000
(0.000) (0.000)
F3A64 0.032 0.045
(0.032) (0.033)
F3A_t 0.110*** 0.058***
(0.011) (0.012)
Constant 9.851*** 8.811***
(0.069) (0.075)
Observations 9,482 9,487
R-squared 0.557 0.523
Number of 1,442 1,442
idxa
Robust standard errors in parentheses
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

Nguồn: Tính toán của tác giả


163

Phụ lục 3.9: Mô hình hồi quy ảnh hưởng cố định xem xét vai trò điều tiết tổng
hợp các thành phần phụ trong năng lực thích ứng trong mối quan hệ của cú sốc
sức khỏe đến kết quả sinh kế hộ gia đình nông thôn Việt Nam

Biến độc lập Lnthunhap Lnchitieu


Có thành viên bị -0.469*** -0.135
bệnh/chấn thương nặng (0.089) (0.093)
(S31)
Tỷ lệ thành viên bị bệnh -0.074 -0.079
hoặc chấn thương (0.204) (0.230)
nặng/quy mô hộ (S32)
Vốn tự nhiên A11 0.000*** 0.000
(0.000) (0.000)
A12 -0.025 0.031**
(0.016) (0.015)
A13 0.000 -0.000
(0.000) (0.000)
A14 0.000*** 0.000***
(0.000) (0.000)
Vốn con A21 0.101* -0.089
người (0.060) (0.060)
A23 0.208*** 0.069
(0.049) (0.050)
A24 0.134*** 0.138***
(0.034) (0.033)
Vốn vật chất A31 0.057*** 0.065***
(0.005) (0.005)
A32 0.000*** 0.000***
(0.000) (0.000)
A34 -0.005*** -0.006***
(0.001) (0.001)
A38 0.147*** 0.194***
(0.034) (0.034)
Vốn tài A42 0.283*** 0.208***
chính (0.034) (0.033)
A43 0.082** 0.160***
(0.032) (0.036)
A45 0.106*** 0.068***
(0.015) (0.014)
Vốn xã hội A51 -0.242*** -0.170***
(0.050) (0.048)
A53 -0.054*** -0.055***
(0.010) (0.010)
A54 0.042** 0.056***
164

Biến độc lập Lnthunhap Lnchitieu


(0.016) (0.015)
Có thành Tỷ lệ thành Tỷ lệ thành
viên bị viên bị bệnh viên bị bệnh
bệnh/chấn hoặc chấn Có thành viên bị hoặc chấn
thương thương bệnh/chấn thương
nặng nặng/quy thương nặng nặng/quy
(S31) mô hộ (S32) (S31) mô hộ (S32)
Vốn tự nhiên A11 0.000 -0.000 0.000 -0.000
* cú sốc sức (0.000) (0.000) (0.000) (0.000)
khỏe A12 -0.010 0.076** -0.016 0.038
(0.017) (0.038) (0.016) (0.040)
A13 0.000** 0.000 0.000** -0.000
(0.000) (0.000) (0.000) (0.000)
A14 -0.000*** -0.000 -0.000*** -0.000
(0.000) (0.000) (0.000) (0.000)
Vốn con A21 0.176*** -0.266** 0.009 -0.036
người * cú (0.067) (0.121) (0.070) (0.149)
sốc sức khỏe A23 -0.014 0.128 0.034 0.356**
(0.055) (0.114) (0.056) (0.141)
A24 -0.046 0.092 -0.017 0.003
(0.039) (0.080) (0.036) (0.091)
Vốn vật chất A31 -0.014*** 0.001 -0.010** -0.002
* cú sốc sức (0.005) (0.011) (0.005) (0.012)
khỏe A32 0.000 0.000* 0.000 -0.000
(0.000) (0.000) (0.000) (0.000)
A34 0.006*** -0.001 0.007*** 0.000
(0.001) (0.001) (0.001) (0.002)
A38 -0.072* 0.160* -0.146*** -0.043
(0.037) (0.093) (0.038) (0.100)
Vốn tài A42 -0.054 0.037 -0.072* -0.062
chính * cú (0.038) (0.088) (0.037) (0.093)
sốc sức khỏe A43 -0.111*** 0.054 -0.049 0.184*
(0.035) (0.077) (0.040) (0.094)
A45 -0.058*** 0.034 -0.051*** -0.025
(0.016) (0.033) (0.016) (0.037)
Vốn xã hội * A51 0.196*** 0.052 0.155*** 0.136
cú sốc sức (0.056) (0.096) (0.052) (0.112)
khỏe A53 -0.014 -0.014 0.011 -0.062**
(0.011) (0.024) (0.011) (0.028)
A54 -0.031* -0.064 -0.039** -0.020
(0.017) (0.042) (0.016) (0.046)
2016.year 0.087*** 0.087***
(0.014) (0.015)
2018.year 0.189*** 0.214***
(0.018) (0.020)
165

Biến độc lập Lnthunhap Lnchitieu


S31A28 0.214*** 0.295***
(0.035) (0.035)
S31A29 -0.000*** -0.000***
(0.000) (0.000)
S31A64 0.017 0.035*
(0.020) (0.020)
S31A_t 0.166*** 0.099***
(0.007) (0.007)
S32A28 -0.212* 0.005
(0.115) (0.128)
S32A29 0.000 0.000*
(0.000) (0.000)
S32A64 0.116 0.118
(0.083) (0.096)
S32A_t -0.009 0.096***
(0.029) (0.035)
Constant 9.845*** 8.670***
(0.078) (0.081)
Observations 9,482 9,487
R-squared 0.554 0.530
Number of
idxa 1,442 1,442

Nguồn: Tính toán của tác giả

You might also like