You are on page 1of 164

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG
“SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -
VIETCOMBANK”

Ý ĐỊNH VÀ HÀNH VI MANG TÚI CÁ NHÂN ĐI MUA


SẮM THAY VÌ SỬ DỤNG TÚI NI LÔNG CỦA NGƯỜI
TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Lĩnh vực khoa học và công nghệ: Khoa học và xã hội


Chuyên ngành thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Kinh tế và kinh doanh

Hà Nội, năm 2021


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt

EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá

CFA Confirmatory Factor Analysis Phân tích nhân tố khẳng định

PBC Perceived Behavioral Control Nhận thức kiểm soát hành vi

SEM Structural Equation Modeling Mô hình cấu trúc tuyến tính

SN Subjective Norm Chuẩn chủ quan

AB Attitude toward the Behavior Thái độ đối với hành vi

IN Intention Ý định

BE Behavior Hành vi

AC Awareness of Consequences Nhận thức về hậu quả

SF Social Factors Nhân tố xã hội

AR Ascription of Responsibility Quy gán trách nhiệm

AF Affective Factors Nhân tố tình cảm

GM Green Marketing Chương trình Tiếp thị xanh

GF Government Factors Các chính sách pháp luật

AE Awareness of Environment Nhận thức về môi trường

PN Personal Norms Chuẩn mực cá nhân

TPB Theory of Planned Behavior Lý thuyết về hành vi có kế hoạch

TRA Theory of Reasoned Action Lý thuyết về hành động hợp lý

NAM The Norm Activation Model Mô hình kích hoạt chuẩn mực

Lý thuyết về hành vi giữa các cá


TIB Theory of Interpersonal Behavior
nhân

PR Public Relations Quan hệ công chúng


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 8
Hình 1.2. Bảng tổng hợp các công trình nghiên cứu ..................................................... 21
Hình 2.1. Mô hình lý thuyết hành động hợp lý ............................................................. 29
Hình 2.2. Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB ................................................. 32
Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu dự kiến.......................................................................... 53
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 55
Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu chính thức ..................................................................... 79
Hình 4.2. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) – dạng chuẩn hóa .................. 96
Hình 4.3. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính............................................ 107
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Tổng quan biến kiểm soát trong các nghiên cứu trước ................................. 19
Bảng 3.1. Đối tượng phỏng vấn sâu .............................................................................. 60
Bảng 3.1. Các thang đo sử dụng trong nghiên cứu ....................................................... 66
Bảng 3.2. Các biến quan sát được sử dụng trong nghiên cứu ....................................... 67
Bảng 4.1. Thống kê mẫu nghiên cứu định lượng chính thức ........................................ 80
Bảng 4.2. Độ tin cậy của nhân tố AB ............................................................................ 82
Bảng 4.3. Độ tin cậy của nhân tố SN ............................................................................ 83
Bảng 4.4. Độ tin cậy của nhân tố PBC .......................................................................... 83
Bảng 4.5. Độ tin cậy của nhân tố PBC .......................................................................... 84
Bảng 4.6. Độ tin cậy của nhân tố IN ............................................................................ 84
Bảng 4.7. Độ tin cậy của nhân tố BE ............................................................................ 85
Bảng 4.8. Độ tin cậy của nhân tố AC ............................................................................ 85
Bảng 4.9. Độ tin cậy của nhân tố AR ............................................................................ 86
Bảng 4.10. Độ tin cậy của nhân tố SF ........................................................................... 86
Bảng 4.11. Độ tin cậy của nhân tố AF .......................................................................... 87
Bảng 4.12. Độ tin cậy của nhân tố GM ......................................................................... 87
Bảng 4.13. Độ tin cậy của nhân tố GF .......................................................................... 88
Bảng 4.14. Độ tin cậy của nhân tố AE .......................................................................... 88
Bảng 4.15. Độ tin cậy của nhân tố AE sau khi loại bỏ biến AE5 ................................. 89
Bảng 4.16. Độ tin cậy của nhân tố PN .......................................................................... 90
Bảng 4.17. Kết quả kiểm định KMO các biến quan sát ................................................ 91
Bảng 4.18 Kết quả ma trận xoay các biến quan sát ....................................................... 92
Bảng 4.19 Kết quả thông số kiểm định độ tin cậy của mô hình nghiên cứu ................. 97
Bảng 4.20. Bảng trọng số chưa chuẩn hóa và đã chuẩn hoá ......................................... 98
Bảng 4.21 Hệ số tương quan giữa các nhân tố ............................................................ 101
Bảng 4.22. Đánh giá giá trị phân biệt của thang đo .................................................... 105
Bảng 4.23. Kết quả thông số kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu ............ 108
Bảng 4.24 Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính .......................................... 108
Bảng 4.25. Tổng hợp kết quả kiểm định các giải thuyết nghiên cứu .......................... 109
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................ Error! Bookmark not defined.


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ 1
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ....................................................................................... 2
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................. 3
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN VÀ KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU ...................................................... 10
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ............................................................ 10
1.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mang túi của người tiêu dùng .......... 10
1.1.2. Một số mô hình nghiên cứu về hành vi sử dụng túi của người
tiêu dùng ................................................................................................................. 19
1.2. Kết luận và khoảng trống nghiên cứu ............................................................ 22
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, MÔ HÌNH VÀ CÁC GIẢ THUYẾT
NGHIÊN CỨU ............................................................................................................. 25
2.1. Người tiêu dùng và hành vi người tiêu dùng.................................................. 25
2.1.1. Người tiêu dùng ......................................................................................... 25
2.1.2. Hành vi người tiêu dùng ............................................................................ 25
2.1.3. Hành vi có đạo đức của người tiêu dùng hay tiêu dùng đạo đức............... 27
2.2. Lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng ...................................................... 28
2.2.1. Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) ........................................................... 28
2.2.2. Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) ........................................................ 31
2.2.3. Mô hình kích hoạt định mức (NAM) ......................................................... 34
2.2.4. Lý thuyết hành vi giữa các cá nhân (TIB) ................................................. 36
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định và hành vi mang túi cá nhân của người tiêu
dùng ............................................................................................................................ 39
2.3.1. Ý định đối với hành vi sử dụng túi cá nhân của người tiêu dùng .............. 39
2.3.2. Thái độ đối với hành vi sử dụng túi cá nhân của người tiêu dùng ............ 40
2.3.3. Chuẩn chủ quan ......................................................................................... 41
2.3.4. Nhân thức kiểm soát hành vi ..................................................................... 42
2.3.5. Nhân tố xã hội ............................................................................................ 43
2.3.6. Nhân tố tình cảm ........................................................................................ 44
2.3.7. Các nhân tố thuộc về nhận thức của người tiêu dùng ................................ 45
2.3.8. Các nhân tố bên ngoài khác ....................................................................... 49
2.4. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu ............................................................ 51
2.4.1. Căn cứ xây dựng mô hình .......................................................................... 51
2.4.2. Mô hình nghiên cứu dự kiến ...................................................................... 52
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 55
3.1. Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 55
3.2. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 56
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 56
3.2.2. Mẫu nghiên cứu ......................................................................................... 57
3.3. Nghiên cứu định tính ........................................................................................ 57
3.3.1. Mục tiêu của nghiên cứu định tính ............................................................ 57
3.3.2. Thiết kế nghiên cứu định tính .................................................................... 58
3.3.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................. 61
3.3.4. Thiết kế hướng dẫn phỏng vấn sâu ............................................................ 62
3.3.5. Thực hiện nghiên cứu định tính ................................................................. 62
3.4. Nghiên cứu định lượng ..................................................................................... 62
3.4.1. Mục tiêu nghiên cứu định lượng ................................................................ 62
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ......................................................... 63
3.4.3. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ ........................................................ 64
3.4.4. Nghiên cứu định lượng chính thức ............................................................ 64
3.4.5. Các biến và thang đo .................................................................................. 66
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 72
4.1. Kết quả nghiên cứu định tính .......................................................................... 72
4.1.1. Túi ni lông theo quan điểm của người tiêu dùng thành thị Việt Nam ....... 72
4.1.2. Ảnh hưởng của nhân tố thái độ đối với hành vi ........................................ 72
4.1.3. Ảnh hưởng của nhân tố chuẩn chủ quan .................................................... 73
4.1.4. Ảnh hưởng của nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi................................ 73
4.1.5. Ảnh hưởng của nhân tố ý định ................................................................... 74
4.1.7. Ảnh hưởng của nhân tố nhận thức về hậu quả........................................... 74
4.1.8. Ảnh hưởng của nhân tố quy gán trách nhiệm ............................................ 75
4.1.9. Ảnh hưởng của nhân tố xã hội ................................................................... 75
4.1.10. Ảnh hưởng của nhân tố tình cảm ............................................................... 75
4.1.11. Ảnh hưởng của các chính sách của doanh nghiệp ..................................... 76
4.1.12. Ảnh hưởng của chính sách pháp luật ......................................................... 77
4.1.13. Ảnh hưởng của nhân tố nhận thức về môi trường ..................................... 77
4.1.14. Ảnh hưởng của nhân tố chuẩn mực cá nhân .............................................. 78
4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng ....................................................................... 79
4.2.1. Thống kê mẫu nghiên cứu ......................................................................... 79
4.2.2. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ............... 82
4.2.3. Kiểm định thang đo thái độ đối với hành vi (AB) ..................................... 82
4.2.4. Kiểm định thang đo chuẩn chủ quan (SN) ................................................. 83
4.2.5. Kiểm định thang đo nhận thức kiểm soát hành vi (PBC) .......................... 83
4.2.6. Kiểm định thang đo ý định (IN)................................................................. 84
4.2.7. Kiểm định thang đo hành vi (BE) .............................................................. 85
4.2.8. Kiểm định thang đo nhận thức về hậu quả (AC) ....................................... 85
4.2.9. Kiểm định thang đo quy gán trách nhiệm (AR) ........................................ 86
4.2.10. Kiểm định thang đo nhân tố xã hội (SF).................................................... 86
4.2.11. Kiểm định thang đo nhân tố tình cảm (AF) ............................................... 87
4.2.12. Kiểm định thang đo các chương trình Marketing xanh (GM) ................... 87
4.2.13. Kiểm định thang đo chính sách pháp luật (GF) ......................................... 88
4.2.14. Kiểm định thang đo nhận thức về môi trường (AE) .................................. 88
4.2.15. Kiểm định thang đo chuẩn mực cá nhân (PN) ........................................... 90
4.2.16. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) .............................................. 90
4.2.17. Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định (CFA) ................ 95
4.2.18. Mô hình phương trình cấu trúc tuyến tính SEM ...................................... 107
CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT ............. 113
5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu ....................................................................... 113
5.2. Một số đề xuất và kiến nghị ........................................................................... 118
5.2.1. Một số đề xuất với các doanh nghiệp ...................................................... 118
5.2.2. Một số kiến nghị đối với các nhà hoạch định chính sách ........................ 120
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................ 121
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................... 121
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 139
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Túi xách là vật dụng thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày của con người. Công dụng
chính của túi xách là vật dụng đựng thực phẩm, hàng tạp hóa, đồ dùng tiện lợi hàng
ngày. Chính vì vậy, việc sử dụng chúng dường như là không thể ngăn cản đối với nhiều
người tiêu dùng. Túi xách có thể được làm từ một số chất liệu như nhựa, giấy, len, lụa
và đặc biệt là ni lông.
Túi ni lông được phát minh bởi nhà hóa học lỗi lạc người Mỹ Wallace Hume
Carothers (1896-1937) cùng với một số đồng nghiệp của ông (Kauffman, 1988). Lợi ích
của ni lông là không thể phủ nhận. Đối với doanh nghiệp nói chung, túi ni lông là loại
túi rẻ, giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí trong kinh doanh. Còn đối với các
nhà sản xuất túi ni lông thì nguyên vật liệu để sản xuất túi ni lông rẻ, nhẹ và dễ chế biến.
Đối với người tiêu dùng, những lợi ích khi sử dụng túi ni lông bao gồm dễ sử dụng, nhẹ,
không thấm nước, rẻ và được phát miễn phí khi mua sắm.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích trước mắt của túi ni lông thì chúng sẽ để lại
những hậu quả rất khôn lường trong tương lai của nhân loại. Túi ni lông được làm từ
polyetylen, một loại nhựa nhiệt dẻo được làm từ dầu mỏ và là sản phẩm không thể tái
tạo. Năng lượng cần thiết để sản xuất và vận chuyển túi ni lông tiêu tốn nhiều tài nguyên
và tạo ra khí thải độc hại. Theo Chương trình Môi trường Khu vực Nam Thái Bình
Dương (UNEP) (2005), lượng xăng dầu được sử dụng để làm một chiếc túi ni lông sẽ
đủ năng lượng để lái một chiếc xe khoảng 115 mét và năng lượng sản xuất 14 túi ni lông
có thể đủ năng lượng để lái xe một dặm. Nếu tăng trưởng sản xuất túi ni lông tiếp tục
với tốc độ hiện tại, đến năm 2050 ngành công nghiệp sản xuất túi ni lông có thể chiếm
20% tổng lượng tiêu thụ dầu của thế giới (Chow, 2020). Ngoài ra, việc sản xuất túi ni
lông cần có dầu mỏ và khí đốt tự nhiên, cả hai đều là tài nguyên không thể tái tạo. Theo
thời gian, túi ni lông trong môi trường tự nhiên sẽ tự phân rã và chia nhỏ hơn làm cho
lượng polyme hoá dầu độc hại thải ra ngoài môi trường nhiều hơn. Phần lớn túi ni lông
được thiết kế để vứt đi sau khi được sử dụng một lần. Từ quan sát vật lý và từ các công
trình của Hasson và cộng sự (2007); Rayne (2008); Ayalona và cộng sự (2009); Xing
(2009); Clapp và Swanston (2009); Moharam và Maqtari (2014), túi ni lông có thể làm
gia tăng các thảm họa thiên nhiên. Sự tồn tại của túi nilon trong môi trường sẽ gây ảnh
hưởng nghiêm trọng trực tiếp tới đất và nước như làm ngăn cản ô xi qua đất, gây xói
mòn đất, làm cho đất bạc màu, không tơi xốp, kém chất dinh dưỡng, từ đó làm cho cây
trồng chậm tăng trưởng. Một số loại túi nilon có lẫn lưu huỳnh, dầu hoả nguyên chất,
khi đốt nếu gặp hơi nước sẽ tạo thành axit Sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit rất có

1
hại cho phổi của động vật và con người. Ngoài ra, lượng túi ni lông khổng lồ cũng làm
tắc nghẽn cống rãnh khiến những nơi bị tắc nghẽn trở thành nơi sinh sản của muỗi và
các loại vi khuẩn gây hại. Các hạt vi nhựa của vật liệu nhựa, đặc biệt túi ni lông đã được
tìm thấy trong một số trường hợp như: chặn đường thở và bám vào dạ dày của một số
loài động vật trên cạn và dưới nước (Moharam và Maqtari, 2014). Theo Aldred (2007)
và UNEP (2018), túi ni lông khi bị thải ra ngoài đại dương thường bị rùa và cá heo ăn
phải vì chúng tưởng đó là thức ăn. Có bằng chứng cho thấy các hóa chất độc hại được
thêm vào trong quá trình sản xuất nhựa chuyển sang mô động vật, cuối cùng đi vào
chuỗi thức ăn của con người (Aldred, 2007). Aldred (2007) và Moharam và Maqtari
(2014) tuyên bố rằng khi túi ni lông bị phân hủy, nó dễ dàng xâm nhập vào chuỗi thực
phẩm, gây ô nhiễm thực phẩm với các hóa chất độc hại để tạo ra túi ni lông. Ritch và
cộng sự (2009) và Moharam và Maqtari (2014) cho biết thêm rằng các hóa chất độc hại
phát sinh từ túi nhựa làm gián đoạn nồng độ hormone của động vật trong chuỗi thức ăn.
Các hormone được truyền từ mẹ sang đứa trẻ qua bụng mẹ và sữa mẹ ở cả người và
động vật, chúng được tích trữ trong chất béo cơ thể gây ra tổn thương hệ thần kinh và
hệ thống miễn dịch.
Ở Việt Nam hiện nay, túi ni lông đã trở nên quen thuộc trong đời sống sinh hoạt
hàng ngày của người dân. Túi ni lông dược sử dụng phổ biến và có mặt ở mọi nơi, lưu
hành từ các chợ bán rau, trái cây, thịt, cá cho đến các siêu thị, cửa hàng bán lẻ và len lỏi
mọi nơi của cuộc sống thường nhật. Ngoài ra, túi ni lông còn được sử dụng rất nhiều để
đóng gói thực phẩm và các loại chế phẩm hoá học hay đựng những phế liệu nhỏ. Thói
quen của người Việt nói chung, khi đi mua sắm thường chỉ đi tay không, nhưng khi mua
sắm về thì tay xách nhiều đồ có khi tới cả chục túi ni lông các loại lớn, nhỏ. Thường thì
vòng đời của những chiếc túi ni lông này rất ngắn chỉ là từ chợ về nhà là ra đến thùng
rác, có lẽ cũng bởi chúng quá rẻ, quá sẵn nên hầu như không có ai có ý định sử dụng lâu
dài. Mức độ phổ biến, giá thành rẻ, sự tiện lợi cùng với thói quen sử dụng túi ni lông đã
đến độ con người dường như đang “lệ thuộc” vào nó trong sinh hoạt và đời sống, khiến
cho ô nhiễm chất thải nhựa ngày càng trở nên trầm trọng. Theo báo cáo của Sở Tài
nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội, mỗi ngày hoạt động sinh hoạt, sản xuất, kinh
doanh trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội thải ra từ 4.000 đến 5.000 tấn rác, trong đó
trung bình một ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi ni lông. Phần lớn rác
thải nhựa sau khi thải ra sẽ đến những bãi chôn lấp và thậm chí còn thải ra sông, biển.
Những năm gần đây, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã tích cực triển
khai các giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa đối với các cơ quan hành chính nhà nước,
các đoàn thể chính trị xã hội và đơn vị doanh nghiệp trực thuộc thành phố. Tuy nhiên
các chính sách được ban hành dường như chưa đủ mạnh để có thể thay đổi hành vi sử

2
dụng túi ni lông của người tiêu dùng. Một số người tiêu dùng cũng đã dần hiểu rõ hơn
tác hại của túi ni lông cũng đã chuyển qua sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi
trường như những sản phẩm làm từ vật liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên như dây lạt tre,
lá chuối, lá sen để gói thực phẩm hoặc hạn chế bằng cách giặt sạch để sử dụng nhiều
lần. Tuy nhiên việc nhận thức đó chỉ đang diễn ra ở một số người tiêu dùng riêng lẻ chứ
chưa trở thành một thói quen hay xu hướng diễn ra ở khắp mọi nơi nên chưa đủ sức
mạnh giảm thiểu tác hại do túi ni lông gây ra.
Trong bối cảnh đó, những nghiên cứu đa chiều, toàn diện, tiếp cận hiện đại về ý
định và hành vi mang túi cá nhân đi mua sắm thay vì sử dụng túi ni lông của người tiêu
dùng Việt Nam cần được thực hiện để hoàn thiện lý thuyết và bổ sung những căn cứ cho
hoạt động thực tiễn. Ý định và hành vi mang túi cá nhân đi mua sắm thay vì sử dụng túi
ni lông của người tiêu dùng tại thành phố Hà Nội phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Việc
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới ý định và hành vi mang túi cá nhân đi mua sắm
thay vì sử dụng túi ni lông của người tiêu dùng tại thành phố Hà Nội sẽ giúp: (i) các nhà
hoạch định chính sách đưa ra được những chính sách quản lý vĩ mô và các chương trình
quốc gia nhằm hạn chế rác thải nhựa, đặc biệt là túi ni lông; (ii) giúp các doanh nghiệp
hiểu biết đầy đủ về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định và hành vi mang túi cá nhân đi
mua sắm thay vì sử dụng túi ni lông của người tiêu dùng để thực hiện các chương trình
hành động giảm rác thải nhựa hiệu quả hơn.
Các đô thị thường là nơi tập trung tầng lớp tiêu dùng chủ chốt của nền kinh tế với
sự đa dạng về nhu cầu và khả năng tự chủ trong hành vi mua sắm. Tại Việt Nam, quá
trình đô thị hoá đang tăng mạnh và các thành phố lớn được coi là vườn ươm của tầng
lớp tiêu dùng mới. Với những đặc điểm của người tiêu dùng thế hệ mới, người tiêu dùng
tại thành phố được kỳ vọng sẽ làm thay đổi hành vi tiêu dùng của toàn xã hội. Do vậy,
việc thực hiện nghiên cứu tại thành phố Hà Nội, một đô thị loại đặc biệt của Việt Nam
là phù hợp.
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Ý định và hành vi mang túi cá nhân
đi mua sắm thay vì sử dụng túi ni lông của người tiêu dùng tại thành phố Hà Nội”
làm đề tài cho nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Với lý do lựa chọn đề tài ở trên, nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng tới ý định
và hành vi mang túi cá nhân đi mua sắm thay vì sử dụng túi ni lông của người tiêu dùng
tại thành phố Hà Nội được thực hiện với các mục tiêu chính sau:

3
- Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan và tìm ra khoảng trống nghiên
cứu đến ý định và hành vi mang túi cá nhân đi mua sắm thay vì sử dụng túi ni lông
của người tiêu dùng.
- Hệ thống cơ sở lý thuyết về ý định và hành vi mang túi cá nhân đi mua sắm thay
vì sử dụng túi ni lông của người tiêu dùng tại thành phố Hà Nội.
- Xây dựng, kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ
giữa các nhân tố đến hành vi sử dụng túi cá nhân của người tiêu dùng.
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định và hành vi mang túi cá nhân thay vì
sử dụng túi ni lông khi đi mua sắm của người tiêu dùng.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm
giúp các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp có các biện pháp nhằm
thúc đẩy ý định và hành vi mang túi cá nhân đi mua sắm thay vì sử dụng túi ni lông
của người tiêu dùng tại thành phố Hà Nội.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, nghiên cứu phải trả lời các câu hỏi sau:
- Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
đã có những kết luận gì về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định và hành vi mang túi
cá nhân đi mua sắm thay vì sử dụng túi ni lông của người tiêu dùng?
- Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: tìm hiểu xem mô hình lý thuyết về hành vi người
tiêu dùng được vận dụng trên thế giới và ở Việt Nam như thế nào?
- Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: tìm hiểu xem với người tiêu dùng tại Hà Nội hiện
nay, có những nhân tố nào tác động tới ý định đối với hành vi sử dụng túi cá nhân
cũng và những nhân tố nào tác động tới hành vi sử dụng túi ni lông khi đi siêu thị
của họ? Chiều hướng và mức độ tác động của các nhân tố ấy?
- Câu hỏi nghiên cứu thứ tư: cần phải đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nào
để thúc đẩy thói quen sử dụng túi cá nhân thay túi ni lông của người tiêu dùng tại
Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Với tên đề tài được xác định là “Ý định và hành vi mang túi cá nhân đi mua sắm
thay vì sử dụng túi ni lông của người tiêu dùng tại thành phố Hà Nội”. Những đối
tượng nghiên cứu chính của nghiên cứu là:
Thứ nhất, ý định và hành vi sử dụng túi cá nhân của người tiêu dùng Việt Nam.
Theo Icek Ajzen (1985) ý định thể hiện mức độ mà một cá nhân sẵn sàng thực hiện hành

4
vi. Do đó, đối tượng thứ nhất mà nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu là ý định, hay
mức độ mà một cá nhân, cụ thể ở đây là người tiêu dùng thành phố Hà Nội.
Thứ hai, những nhân tố ảnh hưởng tới ý định và hành vi mang túi cá nhân thay vì
sử dụng túi ni lông của người tiêu dùng tại Hà Nội. Việc xác định đối tượng nghiên cứu
như trên cũng xuất phát từ các gợi ý định của Fishbein và Ajzen (1975). Theo Fishbein
và Ajen (1975) ý định thực hiện hành vi của một cá nhân phụ thuộc vào rất nhiều nhân
tố các nhau, qua thời gian các nhà nghiên cứu ngày càng khám phá ra nhiều các nhân tố
ảnh hưởng tới ý định thực hiện hành vi của con người. Do đó, để tìm hiểu về mức độ
sẵn sàng thay thế việc sử dụng túi ni lông bằng túi cá nhân của người tiêu dùng tại Hà Nội,
đối tượng mà nghiên cứu cần tập trung là làm rõ các nhân tố ảnh hưởng tới ý định mang
túi cá nhân thay vì sử dụng túi ni lông của người tiêu dùng tại Hà Nội.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Đề tài “Ý định và hành vi mang túi cá nhân đi mua sắm thay vì sử dụng túi ni lông
của người tiêu dùng tại thành phố Hà Nội” xác định khách thể nghiên cứu là người tiêu
dùng sinh sống tại thành phố Hà Nội. Cụ thể là những người tiêu dùng trên 18 tuổi có đủ
năng lực hành vi và năng lực xã hội, thường xuyên đi siêu thị tại Hà Nội.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại thành phố Hà Nội. Đây là thành
phố thủ đô, trung tâm về chính trị và văn hoá, với hơn 1000 năm xây dựng và phát triển,
là đại diện nổi bật về góc độ văn hoá, chính trị.
Về thời gian: Nghiên cứu được tiến hành trong 10 tháng, từ tháng 8 năm 2020 đến
tháng 5 năm 2021. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ đề xuất một số kiến nghị, giải
pháp nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp có các biện pháp
nhằm thúc đẩy ý định và hành vi mang túi cá nhân đi mua sắm thay vì sử dụng túi ni
lông của người tiêu dùng tại thành phố Hà Nội đến năm 2025.
4. Phương pháp và quy trình nghiên cứu
Tác giả đã lựa chọn sử dụng kết hợp phương pháp định tính và định lượng.
Thứ nhất, với phương pháp định tính, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu để ngoài
thăm dò, tìm hiểu về ý định và hành vi mang túi cá nhân đi mua sắm thay vì sử dụng túi
ni lông của người tiêu dùng tại thành phố Hà Nội và các các nhân tố thúc đẩy cũng như
cản trở ý định và hành vi mang túi cá nhân đi mua sắm thay vì sử dụng túi ni lông của
khách thể nghiên cứu.

5
Thứ hai, với phương pháp định lượng, tác giả tiến hành qua hai bước là nghiên
cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức. Nghiên cứu định lượng sơ
bộ với mẫu mục tiêu là 60 người tiêu dùng tại thành phố Hà Nội. Mục đích chủ yếu của
nghiên cứu định lượng sơ bộ là đánh giá độ tin cậy của thang đo nhằm loại bỏ biến quan
sát không phù hợp, đặc biệt là kiểm tra độ tin cậy của các thang đó mới phát triển. Sau
cùng, tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức với mẫu khoảng 500 người
tiêu dùng tại thành phố Hà Nội.
4.1 Phương pháp và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng kết hợp 2 phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng
với thời gian cụ thể như sau:
Bảng 0.1. Thời gian và nội dung của từng phương pháp nghiên cứu

Thời gian Nội dung

Nghiên cứu định tính (phương pháp phỏng vấn sâu, đối
Từ 01/09/2020 đến
tượng phỏng vấn là 9 người tiêu dùng có các đặc điểm về
ngày 01/10/2020
nhân khẩu học khác nhau tại địa bàn thành phố Hà Nội)

Từ 01/10/2020 đến Nghiên cứu định lượng sơ bộ (khảo sát bằng bảng hỏi với
01/11/2020 60 người tiêu dùng tại Hà Nội)

Từ 20/11/2020 đến Nghiên cứu định lượng chính thức (khảo sát bằng bảng hỏi
25/12/2020 với 500 người tiêu dùng tại Hà Nội)

Từ 26/12/2020 đến
Viết báo cáo nghiên cứu
1/4/2021

Nguồn: Tác giả tập hợp


4.2 Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn sâu với 9 người
tiêu dùng tại thành phố Hà Nội. Các đối tượng phỏng vấn được lựa chọn theo mẫu mục
tiêu. Các mục tiêu của nghiên cứu định tính bao gồm:
Thứ nhất: xác định các quan điểm của người tiêu dùng về việc sử dụng túi ni lông
và túi cá nhân
Thứ hai: xác định sơ bộ các nhân tố ảnh hưởng tới ý định và hành vi sử dụng túi
cá nhân thay thế túi ni lông khi đi siêu thị của người tiêu dùng tại Hà Nội, mục tiêu này
được hoàn thành thông qua kết hợp phỏng vấn 9 người tiêu dùng.

6
Thứ ba: sàng lọc các nhân tố, thang đo, bảng hỏi, điều chỉnh và bổ sung các chỉ báo
để đo lường các biến nghiên cứu. Mục tiêu này thu được từ việc lấy ý kiến của 9 người tiêu
dùng. Từ đó, tác giả rút ra các nhóm nhân tố phù hợp với điều kiện người tiêu dùng tại Hà
Nội.
4.2 Nghiên cứu định lượng
- Nghiên cứu định lượng sơ bộ:
Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện với 60 người tiêu dùng trên địa bàn
thành phố Hà Nội, mục đích là để thử nghiệm bảng hỏi đã được chỉnh sửa sau nghiên
cứu định tính. Đồng thời giảm thiểu những sai sót có thể xảy ra trong quá trình thu thập
dữ liệu cho nghiên cứu định lượng chính thức, như: hiểu sai nội dung câu hỏi; sự không
phù hợp của từ ngữ sử dụng trong câu hỏi; kết cấu bảng hỏi; trình tự các câu hỏi… Trong
nghiên cứu định lượng sơ bộ tác giả cũng tiến hành đánh giá độ tin cậy các thang đo
bằng Cronbach’s Alpha để phát hiện và loại đi các biến quan sát rác trong nghiên cứu.
- Nghiên cứu định lượng chính thức:
Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện với khoảng 500 người tiêu dùng
ở thành phố Hà Nội. Phương thức phát bảng hỏi được kết hợp giữa gửi bảng hỏi cứng
và bản mềm thông qua sự trợ giúp của phần mềm Google Forms và chia sẻ đường link
qua các nhóm Facebook. Mục đích của nghiên cứu là để kiểm định mối quan hệ giữa
các biến trong mô hình, làm cơ sở để chấp nhận hoặc bác bỏ các giả thuyết nghiên cứu.
Nghiên cứu sử dụng các kiểm định, như: kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s
Alpha; kiểm định giá trị hội tụ và phân biệt bằng EFA; phân tích nhân tố khẳng định
CFA và mô hình phương trình cấu trúc SEM với sự hỗ trợ của phần mềm AMOS 22.0
tích hợp trong SPSS 22.0.
4.3 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu (hình 1.1) được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Tổng quan các nghiên cứu có liên quan, xác định sơ bộ mô hình và các
giả thuyết nghiên cứu, các thang đo sử dụng trong nghiên cứu.
Bước 2: Nghiên cứu định tính bằng phỏng vấn sâu 9 người tiêu dùng ở Hà Nội,
nhằm thăm dò các hiểu biết của người tiêu dùng tại Hà Nội về việc sử dụng túi ni lông.
Xác định sơ bộ các nhân tố ảnh hưởng tới ý định và hành vi sử dụng túi cá nhân thay
thế túi ni lông khi đi siêu thị của người tiêu dùng tại Hà Nội. Xác định sự phù hợp của
mô hình, của bảng hỏi, của thang đo.

7
Bước 3: Nghiên cứu định lượng sơ bộ nhằm hoàn thiện bảng hỏi lần cuối trước khi
nghiên cứu định lượng chính thức.
Bước 4: Nghiên cứu định lượng chính thức nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên
cứu

Hoạt động Công cụ/ Kết quả


Phương pháp

Nghiên cứu
Khoảng trống nghiên cứu
Tổng quan nghiên cứu tại bàn
Mô hình nghiên cứu
Thang đo

Quan điểm của người tiêu dùng về


việc sử dụng túi ni lông
Nghiên cứu định tính Phương pháp sâu Đo lường biến nghiên cứu rút ra
(9 người tiêu dùng) những nhóm nhân tố chính thức để
đưa vào bảng hỏi.
Bảng hỏi với các thang đo được hiệu
chỉnh, bổ sung
Bảng hỏi/
Nghiên cứu định lượng sơ bộ Cronbach’s Alpha
Bảng hỏi chính thức
(60 người tiêu dùng)

Nghiên cứu định lượng chính thức Bảng hỏi/ Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
(476 người tiêu dùng) Cronbach’s Alpha;
EFA, CFA, SEM

Kiến nghị, đề xuất

Tổng hợp và viết báo cáo nghiên cứu

Hình 0.1. Quy trình nghiên cứu


Nguồn: Tác giả tổng hợp
5. Những đóng góp mới của đề tài
5.1 Những đóng góp về mặt lý luận
Thứ nhất, xây dựng mô hình nghiên cứu về ý định và hành vi mang túi ni lông
thay vì sử dụng túi ni lông ở siêu thị tại địa bàn thành phố Hà Nội thông qua kết hợp mô
hình TPB (Ajzen, 1991), mô hình NAM (Schwartz, 1977) và mô hình TIB (Triandis,
1977) một cách hợp lý.

8
Thứ hai, nghiên cứu sử dụng các nhân tố ý định, thái độ và hành vi của người tiêu
dùng làm cơ sở chính cho việc phân tích và đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố như:
quy gán trách nhiệm, nhận thức về hậu quả, hành vi, ý định, kiểm soát hành vi nhận
thức, chuẩn chủ quan, thái độ đối với hành vi, chuẩn mực cá nhân, nhận thức về môi
trường, các chính sách pháp luật, nhân tố tình cảm, nhân tố xã hội tới ý định và hành vi
mang túi cá nhân khi đi mua sắm tại Việt Nam.

5.2. Những đóng góp về thực tiễn


Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số kiến nghị và giải pháp cho
các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà hoạt động chính sách trong
việc thúc đẩy thói quen sử dụng túi cá nhân thay thế túi ni lông khi đi siêu thị của người
tiêu dùng trong tương lai.
6. Kết cấu của nghiên cứu
Ngoài lời mở đầu, lời kết luận và các loại danh mục, kết cấu của nghiên cứu gồm
5 chương:
 Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan và khoảng trống
nghiên cứu.
 Chương 2: Cơ sở lý thuyết, mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.
 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
 Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
 Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất.

9
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN VÀ KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu
1.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mang túi của người tiêu dùng
1.1.1.1. Các chính sách pháp luật
Các chính sách pháp luật được cho là ảnh hưởng rất lớn tới thói quen sử dụng
túi ni lông của nước đó. Một số công cụ chính sách thuế và những chế tài nghiêm
ngặt được xem là công cụ hữu ích nhằm tác động nên hành vi của người tiêu dùng
(Rhian Tough, 2007).
Andrew Macintosh và cộng sự (2011) đã nghiên cứu về tác động của đạo luật
cấm mua sắm túi nhựa được áp dụng tại Lãnh thổ Australia. Mục đích của đạo luật
này là giảm việc sử dụng túi ni lông và tác động của chúng đến môi trường. Để
thực hiện điều này, Đạo luật cấm các nhà bán lẻ cung cấp túi mua sắm bằng nhựa,
được quy định là túi được làm từ polyetylen có độ dày <35 μm hoặc bất kỳ loại
túi nào khác bị cấm trong lệnh cấm. Ngoại trừ túi phân hủy sinh học, bao bì tích
hợp và túi chống ẩm. Cung cấp túi mua sắm bằng nhựa trái với đạo luật là một
hành vi vi phạm, có thể bị phạt tới 37.500 đô la Úc (26.000 đô la Mỹ). Nghiên cứu
đánh giá liệu lệnh cấm có giảm tiêu thụ túi ni lông và xả rác, và vấn đề liệu sự ủng
hộ của cộng đồng đối với lệnh cấm có bền vững hay không. Các kết quả cho thấy
lệnh cấm đã không quá hiệu quả trong việc giảm tiêu thụ túi ni lông hoặc xả rác.
Qua giai đoạn nghiên cứu kéo dài gần bảy năm, từ năm 2011 đến năm 2018, lệnh
cấm đã làm giảm lượng tiêu thụ túi polyethylene thông thường dùng một lần là
2600 tấn. Tuy nhiên, những khoản cắt giảm này phần lớn được bù đắp bởi sự gia
tăng của việc tiêu thụ các loại túi khác. Ảnh hưởng của lệnh cấm tiêu thụ nhựa
trong giai đoạn này là tương đối nhỏ, giảm 275 tấn. Mặc dù vậy, lệnh cấm vẫn
được ủng hộ rộng rãi. Khi nó được giới thiệu lần đầu tiên, 58% cộng đồng đã ủng hộ
lệnh cấm. Đến năm 2018, con số này đã tăng lên 68%.
Theo Frank Convery và cộng sự (2007), Ireland - quốc gia đầu tiên trên thế giới
áp dụng thuế túi nhựa từ năm 2002, kết quả, đã giảm 90% lượng sử dụng túi nhựa với
con số giảm 1 tỷ túi và rác ni lông đã giảm đi rất nhiều. Cụ thể, Ireland áp dụng mức
thuế 15 Euro đối với túi mua sắm bằng nhựa, trước đây họ cung cấp miễn phí túi cho
khách hàng tại các điểm bán hàng. Ảnh hưởng của thuế đối với việc sử dụng túi nhựa

10
trong các cửa hàng bán lẻ đã rất đáng kể - giảm sử dụng trong đơn đặt hàng là 90%
và một lợi ích liên quan dưới hình thức giảm thiểu tình trạng xả rác.
Chandrashekar (2018) chỉ ra rằng tại thành phố lớn nhất của Ấn Độ, lệnh cấm
túi ni lông và các sản phẩm làm bằng nhựa gặp trở ngại lớn. Đối mặt với thảm họa
túi nhựa, thành phố Mumbai, Ấn Độ bắt buộc một lệnh cấm sâu rộng đối với túi nhựa
và các loại nhựa vứt bỏ khác. Nhưng sự hỗn loạn sau đó cho thấy những thách thức
trong việc hạn chế sử dụng các sản phẩm làm từ nhựa đã ăn sâu vào nền kinh tế hiện
đại.
1.1.1.2. Nhân tố thuộc về nhận thức của người tiêu dùng
1.1.1.2.1. Nhận thức về môi trường
Người tiêu dùng có nhận thức về môi trường sẽ hiểu được hậu quả của việc họ
chống lại các vấn đề ô nhiễm môi trường và có trách nhiệm với tương lai của nhân
loại trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên (Boztepe, 2012). Tức là nếu con người
hiểu biết và nhận thức rõ các vấn đề môi trường trong tương lai gây ra bởi các hành
vi tiêu dùng của bản thân thì sẽ dẫn đến sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của mình
(Kollmuss và cộng sự, 2002).
Chan và cộng sự (2008) đã thực hiện một nghiên cứu để phân tích ý định mang
theo túi mua sắm riêng của người tiêu dùng Trung Quốc. Mô hình được xác thực theo
kinh nghiệm bằng cách sử dụng khảo sát 250 người tiêu dùng Trung Quốc. Các phát
hiện cho thấy rằng những người tiêu dùng nhận thấy việc thực hành mang túi cá nhân
khi đi mua sắm (BYOB: Bring your own bags) là quan trọng hơn có xu hướng dựa
vào phán đoán đạo đức của họ để đưa ra ý định BYOB của họ. Trên thực tế, các phát
hiện cũng cho thấy rằng một cách tiếp cận thực dụng (tức là nhấn mạnh những hiệu
quả của BYOB) có thể là một phương tiện hữu hiệu để chính phủ Trung Quốc thúc
đẩy thực hành BYOB trong người tiêu dùng.
Erkan và Yilmaz (2017) đã nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng đối với việc
sử dụng túi vải và nhựa ở Eskişehir, Thổ Nhĩ Kỳ. Các tác giả đã lập một mô hình
phương trình cấu trúc với ý thức về môi trường liên quan đến việc sử dụng túi ni lông,
áp lực xã hội, ủng hộ việc cấm sử dụng túi ni lông, ý định sử dụng túi vải, hành vi
giảm sử dụng túi ni lông được coi là những biến tiềm ẩn trong mô hình và ý định sử
dụng túi vải và hành vi giảm sử dụng túi ni lông được xác định là các biến tiềm ẩn
nội sinh trong mô hình cấu trúc. Kết luận của nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người
tiêu dùng có ý thức về môi trường và cảm thấy chịu áp lực xã hội, có xu hướng giảm
sử dụng túi ni lông và chuyển sang sử dụng túi vải.

11
Synthia và Kabir (2015), đã có một cuộc điều tra về thái độ của người tiêu dùng
đối với các loại túi mua sắm qua đó khám phá nhận thức về môi trường và khả năng
thay đổi hành vi. Thái độ đối với các loại túi mua sắm mới được xác định thông qua
các phương pháp định tính như phỏng vấn sâu và nghiên cứu thực địa. Cuối cùng,
một cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi đã được thực hiện trên 288 chủ hộ là nữ ở
Bangladesh. Kết quả chỉ ra rằng 98% người được hỏi nhầm tưởng rằng những chiếc
túi mới này thân thiện với môi trường hoặc có thể phân hủy sinh học. Từ đó có thể
thấy rằng người tiêu dùng có ý thức bảo vệ môi trường có thể sẽ mang theo túi ở nhà
đi mua sắm để giảm thiểu lượng túi ni lông.
Lam và Chen (2006) đã thực hiện một nghiên cứu nhằm mục đích sử dụng một
tập hợp các biến tâm lý và tình huống để dự đoán hành vi sử dụng túi của người tiêu
dùng, bao gồm việc mang túi của chính mình và mua túi từ đại siêu thị qua khảo sát
người tiêu dùng tại Đại siêu thị ở Đài Loan. Các nhân tố dự đoán là thái độ đối với
hành vi, mối quan tâm đến môi trường và chuẩn mực cá nhân, có thể tự mang túi,
không yêu cầu túi và các biến tình huống. Kết quả cho thấy việc nhận thức về các
nhân tố trên có ảnh hưởng tích cực đến hành vi sử dụng túi của người tiêu dùng.
Khi người tiêu dùng quan tâm đến các vấn đề về môi trường, họ thường có xu
hướng đánh giá về sự ảnh hưởng đến môi trường trong các quyết định tiêu dùng của
họ (Follows và Jobber, 2000). Nghiên cứu này cung cấp một phương pháp luận để
điều tra việc mua sản phẩm có trách nhiệm với môi trường và cung cấp một lý thuyết
để hiểu các nhân tố quyết định của loại hành vi mua hàng này. Một quy trình nghiêm
ngặt đã được tuân thủ để tạo ra các biện pháp đối phó với các hậu quả môi trường và
cá nhân cụ thể của sản phẩm. Một sản phẩm gây hậu quả tiêu cực đến môi trường có
thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng khi người tiêu dùng xem xét tác động của sản phẩm
đó đối với môi trường.
Theo nghiên cứu của Laroche và cộng sự (2001), mối quan tâm liên quan đến
môi trường là điều hiển nhiên trong thị trường ngày càng có ý thức về mặt sinh thái.
Nghiên cứu sử dụng các phân tích thống kê khác nhau, điều tra hồ sơ nhân khẩu học,
tâm lý và hành vi của những người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản
phẩm thân thiện với môi trường. Nhận thấy rằng phân khúc người tiêu dùng này có
nhiều khả năng là phụ nữ, đã kết hôn và có ít nhất một con sống ở nhà. Họ báo cáo
rằng các vấn đề sinh thái ngày nay rất nghiêm trọng, các tập đoàn không hành động
có trách nhiệm đối với môi trường và việc cư xử theo cách thuận lợi về mặt sinh thái
là quan trọng và không gây bất tiện. Họ rất coi trọng vấn đề an ninh và mối quan hệ
nồng ấm với những người khác, và họ thường xem xét các vấn đề sinh thái khi mua

12
hàng. Các tác động quản lý đối với các nhà tiếp thị xanh và các đề xuất cho nghiên
cứu trong tương lai được thảo luận. Tóm lại, nghiên cứu chỉ ra rằng nếu người tiêu
dùng càng có mối quan tâm sâu sắc đến môi trường thì họ càng có nhiều hành vi tiêu
dùng xanh như sử dụng các sản phẩm có thể tái chế hoặc sử dụng các loại túi tái sử
dụng nhiều lần.
Theo nghiên cứu của Simmons và Widmar (1990), mối quan tâm về môi trường
biểu thị định hướng chung của một các nhân đối với môi trường và mức độ quan tâm
của một cá nhân đối với các vấn đề về môi trường được coi là một dự báo hữu ích về
hành vi có ý thức về môi trường từ hành vi tái sử dụng đến hành vi mua sắm xanh chỉ
ra rằng hành vi tái chế phụ thuộc vào cả động cơ tái chế và khả năng vượt qua các rào
cản đối với việc tái chế. Do đó, các chương trình tái chế cần được thiết kế với những
nhân tố đó. Cần nhận ra sự phức tạp của các tương tác giữa các nhân tố khác nhau;
dường như không có một biến nào hoạt động một mình. Thái độ tích cực trong sự cô
lập sẽ không đảm bảo hành động. Một mạng lưới các nhân tố, bao gồm thái độ, động
cơ nội tại, cảm nhận về hiệu quả và kiến thức được nhận thức đều phải được nuôi
dưỡng nếu các hành vi nhất quán là kết quả cuối cùng. Nếu người ta có thể xác định
lý do tại sao mọi người tham gia vào hoạt động tái chế, các chương trình thông tin
công cộng có thể được xây dựng dựa trên các khuynh hướng hiện có, giúp mọi người
tạo mối liên hệ giữa thái độ liên quan đến tài nguyên mà họ đã có và sự tham gia của
họ vào việc tái chế. Các chương trình giáo dục công phải dựa trên một số nhân tố thúc
đẩy, chẳng hạn như ý thức hành động có trách nhiệm đối với môi trường và thế hệ
tương lai và sự phát triển của đạo đức bảo tồn. Bởi vì mỗi động cơ này có thể thu hút
những người khác nhau, việc cung cấp nhiều lý do cho việc tái chế là điều mong
muốn trong bất kỳ chương trình giáo dục công lập nào. Tương tự như vậy, việc xác
định các rào cản nhận thức được đối với tái chế giúp những người thúc đẩy tái chế
nhắm mục tiêu các chương trình giảm bớt những trở ngại đó. Cần phải nhớ rằng
nghiên cứu này đã xác định lan can liên quan đến cả kiến thức và thái độ. Người ta
thấy rằng việc thiếu thông tin về tái chế có thể cản trở việc tham gia. Tuy nhiên, ngay
cả sau một chiến dịch giáo dục sôi nổi, một số người tham gia nghiên cứu vẫn cảm
thấy rằng họ thiếu kiến thức cần thiết về cách thức và những gì để tái chế. Rõ ràng,
các chương trình giáo dục công phải liên tục cung cấp thông tin về cơ chế tái chế
trong gia đình. Giáo dục cộng đồng nhằm phát triển các hành vi có trách nhiệm với
môi trường không thể được coi là một chiến dịch thông tin hữu ích. Các chương trình
phải được thiết kế để tiếp tục tiếp cận công chúng lâu dài sau khi chương trình tái chế
được bắt đầu.

13
Như vậy, nhân tố nhận thức về môi trường trong các nghiên cứu trước đều được
đánh giá là có ý nghĩa trong nghiên cứu và có ảnh hưởng đáng kể trong hành vi bảo
vệ môi trường của con người.
1.1.1.2.2. Nhận thức về rủi ro
Nhận thức về rủi ro khi sử dụng túi ni lông đi siêu thị đã thay đổi theo thời gian.
Trước đây nhận thức rủi ro chủ yếu là chất lượng của túi về độ dày và độ dai. Ngày
nay, qua những kết quả nghiên cứu đã cho thấy nhận thức rủi ro đề cập đến hiệu suất
sử dụng, rủi ro vật chất, rủi ro tài chính (Khoiruman và Haryanto, 2017):
- Rủi ro chức năng: rủi ro mà túi nhựa được trả không có hiệu suất như mong đợi,
chẳng hạn như không thể phân hủy trong môi trường.
- Rủi ro vật chất: rủi ro đối với bản thân người sử dụng và những người khác có
thể do sản phẩm gây ra chẳng hạn như túi nhựa chứa chất gây nguy hiểm khi sử
dụng hoặc làm ô nhiễm hành lý khi tiếp xúc
- Rủi ro tài chính: rủi ro về một sản phẩm không phù hợp với giá của nó, để giữ
môi trường trong tương lai tốt hơn thì xã hội mong đợi sự hi sinh, ví dụ: mua
túi nhựa thân thiện với môi trường ở một mức giá nhất định, túi nhựa trả tiền
được coi là quá cao thì công chúng sẽ cho rằng rủi ro của việc không sử dụng
túi ni lông trả tiền là không đáng giá. Nhận thức về rủi ro làm giảm niềm tin
sử dụng của người tiêu dùng.
1.1.1.2.3. Nhận thức về lợi ích
Theo nghiên cứu của Bùi Thị Hồng Hạnh và cộng sự (2012 – 2013) trên địa bàn
tại khu phố 7 phường 15, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã chứng
minh được những lợi ích của túi vải. Cụ thể, sau khi phát túi vải cho người dân thì
nhóm tiến hành nghiên cứu mục đích sử dụng túi vải thì kết quả cho thấy 60% ý kiến
sử dụng túi vải vào việc đi chợ, đựng đồ thực phẩm, 10% sử dụng túi vải để đựng
giấy tờ,12% sử dụng để đựng quần áo, đồ dùng trong nhà, và 18% chọn tất cả các đáp
án. Và khi túi vải được đưa vào sử dụng thì người dân ở đây đánh giá túi vải có rất
nhiều lợi ích, 75 % các ý kiến của người dân cho rằng lợi ích của túi vải bao gồm tất
cả các lợi ích như sau: túi vải rất gọn nhẹ, có thể đựng được rất nhiều đồ. Túi vải có
thể sử dụng được nhiều lần. Túi vải làm từ vải sợi tổng hợp nên rất dễ phân huỷ,
không gây hại cho môi trường. Sau khi nhận thức được những lợi ích từ việc sử dụng
túi vải, người dân đều cho rằng việc sử dụng túi vải là rất cần thiết. Qua thông tin thu
được và xử lý số liệu, kết quả cho thấy có tới 65 % ý kiến chọn câu trả lời rất cần
thiết, 30% ý kiến trả lời cần thiết. Người dân rất mong muốn được sử dụng loại túi

14
thân thiện để bảo vệ môi trường và sức khỏe, và mong muốn túi vải sẽ được nhân ra
rộng khắp.
1.1.1.3. Các nhân tố bên ngoài khác
1.1.1.3.1. Chương trình chính sách của doanh nghiệp
Khi xã hội trở nên quan tâm hơn đến môi trường tự nhiên, các doanh nghiệp đã
bắt đầu sửa đổi chính sách của họ nhằm giải quyết thêm những mối quan tâm mới
của xã hội. Một số doanh nghiệp đã nhanh chóng chấp nhận các khái niệm như hệ
thống quản lý môi trường giảm thiểu chất thải và đã tích hợp các vấn đề môi trường
vào tất cả các hoạt động của tổ chức (Berry và Rondinelli, 1998).
Một lĩnh vực kinh doanh nơi các vấn đề môi trường đã nhận được rất nhiều thảo
luận trong cộng đồng báo chí là Marketing. Các thuật ngữ như Green Marketing và
Environmental Marketing xuất hiện thường xuyên trên báo chí phổ biến. Nhiều chính
phủ trên thế giới đã trở nên quan tâm đến các hoạt động tiếp thị xanh mà họ đã cố
gắng điều chỉnh chúng (Polonsky, 1994).
Marketing xanh dần trở nên nổi bật vào cuối những năm 1980 và đầu những
năm 1990. Hiệp hội Tiếp thị Hoa Kỳ (AMA) tổ chức hội thảo đầu tiên về Tiếp thị
sinh thái vào năm 1975. Các kỷ yếu của hội thảo này dẫn đến một trong những cuốn
sách đầu tiên về tiếp thị xanh mang tên Ecological Marketing (Henion và Kinnear
1976) theo Polonsky (1994).
Environment Marketing, phổ biến hơn được gọi là Green Marketing có thể
được định nghĩa là nỗ lực của một công ty để thiết kế, quảng bá, định giá và phân
phối sản phẩm theo cách thức thúc đẩy bảo vệ môi trường (Polonsky, 2011).
Marketing xanh được định nghĩa là 'tất cả các hoạt động được thiết kế để tạo điều
kiện thuận lợi cho bất kỳ trao đổi nào nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người hoặc
mong muốn để thỏa mãn những nhu cầu này với tác động ít bất lợi đến môi trường
tự nhiên” theo Polonsky (2011).
Theo Cherian và Jacob (2012) một số doanh nghiệp ngay từ các tổ chức tư nhân
như Wal-Mart đang cố gắng thúc đẩy khái niệm thực phẩm hữu cơ cho các tổ chức
công cộng như phí tắc nghẽn của chính quyền London đều nhằm mục đích cải thiện
môi trường bằng cách quảng bá các sản phẩm xanh. 87% người từ các quốc gia khác
nhau như Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Anh và Mỹ đã thể hiện sự
quan tâm đến việc giảm tác động của họ lên môi trường, theo một cuộc khảo sát của
. Tuy nhiên, thể hiện sự quan tâm và thực sự hành động theo sự quan tâm là hai việc
làm khác nhau. Điều này thực tế được chứng minh qua một cuộc khảo sát được thực

15
hiện trên quy mô toàn cầu, được lặp lại vào năm 2008 với sự giúp đỡ của BBC World,
cho thấy rằng không có nhiều người thực sự đang làm gì đó để chuyển lối sống của
họ sang một lối sống xanh.
Dựa trên nghiên cứu về hành vi tự mang túi cá nhân đi mua sắm của Chan (2004)
với cuộc khảo sát 914 người Trung Quốc được hỏi ở Bắc Kinh và Quảng Châu đã rút
ra một số phát hiện quan trọng. Thứ nhất, nghiên cứu xác nhận rằng quảng cáo môi
trường đã được sử dụng rộng rãi trong nước. Thứ hai, nó chỉ ra rằng người tiêu dùng
Trung Quốc nói chung đánh giá các quảng cáo môi trường in ấn có lợi hơn các quảng
cáo truyền hình. Điều này có lẽ là do định hướng thực dụng của người tiêu dùng
Trung Quốc, những người luôn tìm kiếm thông tin sản phẩm cụ thể và có căn cứ từ
các quảng cáo để hướng dẫn họ mua sắm. Ngoài việc cung cấp cho các nhà nghiên
cứu sự hiểu biết sâu hơn về các phản ứng dựa trên cơ sở của người tiêu dùng Trung
Quốc đối với quảng cáo môi trường, những phát hiện này cung cấp cho các nhà quảng
cáo những hiểu biết hữu ích để điều chỉnh chiến lược quảng cáo môi trường của họ ở
Trung Quốc.
Bolton và Drew (1991) nói rằng bất kỳ lợi ích nào mà người tiêu dùng nhận
được từ việc tiêu thụ một sản phẩm hữu cơ sẽ có tác động tốt đến người tiêu dùng và
hạn chế khả năng sử dụng các sản phẩm nhựa như túi ni lông.
Irandust và Bamdad (2014) xác định tiếp thị xanh như một chiến lược tiếp thị
hỗ trợ môi trường bằng cách tạo ra các lợi ích cho môi trường, dựa trên những gì
người tiêu dùng mong đợi.
Delafrooz và cộng sự (2014) đã nghiên cứu các công cụ tiếp thị xanh được phân
tích trong nghiên cứu, cụ thể là nhãn sinh thái, nhãn hiệu sinh thái và quảng cáo môi
trường. Nghiên cứu này đã lấy mẫu là 384 người tại một thành phố của Iran. Thành
phố Tehran (Iran) được chia thành bốn phần Bắc, Nam, Đông và Tây. Trong đó khu
vực phía tây và phía bắc của thành phố đã được chọn làm nơi phát bảng câu hỏi khảo
sát. Công thức và dữ liệu được phân tích bằng cách sử dụng kiểm tra tương quan
Spearman và phân tích hồi quy bội. Kết quả cho thấy rằng quảng cáo về môi trường
có ảnh hưởng đáng kể nhất đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng và nhãn hiệu
sinh thái có ảnh hưởng ít nhất.
Ngọc Hân (2020) trong nghiên cứu của mình cho rằng cần cải thiện nhận thức
về tiêu dùng xanh thông qua các hoạt động tiếp thị xanh, nâng cao năng lực, sự hiểu
biết và tạo ra các kênh tiếp thị thuận tiện hơn để gia tăng số lượng người tiêu dùng có
thể mua sản phẩm xanh. Ở Việt Nam, những chuyển động theo hướng xanh hóa nền

16
kinh tế bắt đầu rõ nét về mặt thể chế, trước hết được thể hiện qua việc phê duyệt
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Việt Nam vào năm 2012 và kế hoạch
hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020.
Shrikanth và Raju (2012) đã nghiên cứu và cho rằng các doanh nghiệp có thể
mất nhiều khách hàng và người tiêu dùng trung thành và lợi nhuận do không có chiến
lược tiếp thị xanh một cách hợp lí. Trong thế giới kinh doanh công nghệ cao ngày
nay, do cộng đồng và người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm xanh và
có trách nhiệm với xã hội khiến cho gia tăng áp lực của cộng đồng lên các công ty
nội tại hóa các nhân tố bên ngoài, chẳng hạn như các vấn đề sức khỏe, tiện nghi khu
dân cư, biến đổi khí hậu, công nghệ tiên tiến và các phương pháp tiếp cận đối phó với
ô nhiễm, cải thiện hiệu quả tài nguyên và năng lượng, và giữ lại khách hàng và người
tiêu dùng (trung thành và có lợi nhuận), rất cấp thiết để thực hiện tiếp thị. Quản lý
xanh hơn nữa tạo ra những khách hàng thân thiện với môi trường mới dẫn đầu để tăng
doanh số bán hàng và lợi nhuận của một tổ chức dẫn đến tăng trưởng và phát triển
kinh doanh, nó cũng dẫn đến hình ảnh công chúng tốt về tổ chức.
Tóm lại, có thể thấy những nghiên cứu trên thế giới về tiếp thị xanh đã có từ rất
lâu và được nghiên cứu một cách sâu rộng. Trong khi đó tại Việt Nam, những nghiên
cứu về tiếp thị xanh hầu như chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào nghiên cứu về vấn
đề này. Đây là một hướng nghiên cứu cần được nghiên cứu sâu hơn trong bối cảnh
phát triển bền vững và bảo vệ môi trường đang là một trong những mục tiêu hàng đầu
của không chỉ Việt Nam mà còn của thế giới. Như vậy, các chương trình tiếp thị xanh
được xem là một nhân tố quan trọng trong việc thay đổi hành vi sử dụng các sản phẩm
thân thiện với môi trường đặc biệt là mang túi cá nhân thay vì sử dụng túi ni lông khi
đi mua sắm ở siêu thị của người tiêu dùng.
1.1.1.3.2. Ảnh hưởng của chuẩn chủ quan
Coleman (1990) đã định nghĩa chuẩn chủ quan là một chuẩn mực hành vi phổ
biến được tuân theo bởi một nhóm xã hội.
Theo nghiên cứu của Venkatesh và Davis (2000), chuẩn chủ quan là thước đo
áp lực của nhóm xã hội mà cá nhân sẽ cân nhắc trước khi đưa ra quyết định hành vi.
Vermeir và Verbeke (2006) tìm thấy mối quan hệ tích cực đáng kể giữa chuẩn
chủ quan và ý định mua thực phẩm hữu cơ và bền vững của người tiêu dùng.
Usman và Kumar (2012) đã tìm kiếm các nhân tố quyết định ý định mua hàng
liên quan đến các sản phẩm bền vững với môi trường dẫn đến hành vi mua hàng và

17
nhân tố chuẩn chủ quan đã được tìm thấy (được đo lường bằng bốn câu hỏi gợi ý)
góp phần ảnh hưởng đến ý định mua hàng.
Chen (2007) lập luận rằng thực phẩm hữu cơ được coi là lành mạnh hơn và thân
thiện với môi trường. Để minh chứng cho lập luận của mình, tác giả đã kiểm tra giả
thuyết rằng khi người tiêu dùng có chuẩn chủ quan tích cực để mua sản phẩm hữu cơ
thực phẩm, họ sẽ có nhiều khả năng có ý định mua thực phẩm hữu cơ hơn. Kết quả
của việc kiểm tra đã chỉ ra rằng chuẩn chủ quan tích cực nâng cao đáng kể ý định
mua hàng của người tiêu dùng thực phẩm hữu cơ.
Fishbein và Ajzen (1975) ban đầu mô tả chuẩn chủ quan là một trong những
nhân tố dự báo chính về ý định hành vi khi kiểm tra quá trình ra quyết định của cá
nhân. Nó được đề cập đến như áp lực xã hội mà một cá nhân nhận thức để thực hiện
một hành vi nhất định. Trong văn học, nhiều nghiên cứu nhất quán chỉ ra rằng chuẩn
chủ quan cao hơn dẫn đến ý định cao hơn. Có thể nói các hành vi cá nhân thường rất
dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động từ những người khác và hành vi mang túi mua
sắm cá nhân khi mua hàng cũng không ngoại lệ. Người tiêu dùng có thể bị tác động
bởi những suy nghĩ hoặc hành động của người thân, bạn bè. Ví dụ, nếu trào lưu mang
túi cá nhân đang trở thành một chuẩn mực chính trong xã hội, người tiêu dùng ngày
càng có khả năng nhận thức được tiêu chuẩn của xu hướng mang túi cá nhân, do đó
sẽ dẫn đến ý định cao hơn đối với xu hướng mang túi cá nhân.
1.1.1.4. Biến kiểm soát
Các biến kiểm soát như giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn,... có ảnh hưởng rất
lớn tới ý định và hành vi mang túi cá nhân thay vì sử dụng túi ni lông khi đi mua sắm.
Sự khác biệt trong các biến kiểm soát sẽ c ó những tác động tích cực hoặc tiêu cực
khiến cho một người sẽ quyết định mang túi cá nhân hay không.
Berger (1997) đã chỉ ra rằng quy mô khu dân cư, loại hình nhà ở, độ tuổi, giới
tính, trình độ học vấn và thu nhập là những nhân tố quyết định đáng kể đến hành vi
sử dụng sản phẩm không thể tái chế như túi ni lông hay không.
Chan (2001) xem xét các nhân tố về văn hóa và tâm lý tác động đến hành vi
sống xanh của người tiêu dùng Trung Quốc. Kết quả khảo sát thu được tại hai thành
phố lớn của Trung Quốc cho rằng kiến thức của người dân có ảnh hưởng đến hành vi
giảm thiểu sử dụng túi ni lông ở các cửa hàng.
Chang và Chou (2018) đã chỉ ra qua kết quả khảo sát tại Đài Loan rằng tình
trạng hôn nhân và trình độ học vấn là những nhân tố ảnh hưởng đáng kể tới quyết
định mang túi mua sắm cá nhân của người tiêu dùng.

18
Bảng 1.1. Tổng quan biến kiểm soát trong các nghiên cứu trước

STT Nhân tố Xuất hiện trong nghiên cứu

1 Quy mô khu dân cư Berger (1997)

2 Độ tuổi Berger (1997)

3 Giới tính Berger (1997)

4 Thu nhập Berger (1997)

5 Tình trạng hôn nhân Berger (1997); Chang và Chou (2018)

6 Trình độ học vấn Berger (1997); Chang và Chou (2018)

7 Văn hoá Chan (2001)

8 Tâm lý Chan (2001)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp


1.1.2. Một số mô hình nghiên cứu về hành vi sử dụng túi của người tiêu dùng
1.1.2.1. Nghiên cứu của Trịnh Ngọc Hồng Anh (2019)

Hiệu quả của quảng cáo mang


Thái độ thông điệp về môi trường

H1 H5a
H5b
Hiệu quả nhận thức H5c
H5d
của người dùng H2
Hành vi mua sắm
xanh
Nhận thức sẵn có H3

Chuẩn chủ quan


H4

Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu của Trình Ngọc Hồng Anh (2019)

Mối quan tâm về môi trường ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam, nghiên
cứu này có thể là một ví dụ và là một thông điệp cho các vấn đề môi trường. Trong
nghiên cứu này, lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) là được sử dụng theo nhiều cách

19
khác nhau trong các nghiên cứu trước đây để điều tra các hành vi và ý định tiêu dùng,
vì vậy nghiên cứu này sẽ đóng góp như một ví dụ về một mô hình hợp lệ để nghiên
cứu thêm với cùng mối quan tâm và cung cấp cái nhìn sâu hơn thành các thành phần
khác nhau của lý thuyết. Thái độ và chuẩn chủ quan được kiểm tra để xem có mối
quan hệ đáng kể với ý định mua hàng và nhận thức của người tiêu dùng hay không,
kết quả cũng cho thấy rằng với cùng một mô hình, trong các hoàn cảnh, bối cảnh và
dân số khác nhau, kết quả có thể khác nhau nên cần phải thử lại cùng một mô hình.
Về khía cạnh đóng góp thiết thực của nghiên cứu, các nhà tiếp thị và hoạch định chính
sách có thể xem đây là tài liệu tham khảo khi đưa ra chính sách mới và chiến dịch
môi trường, coi nhân tố nào trong đặc điểm của người tiêu dùng đóng vai trò quan
trọng nhất các nhân tố dự báo về ý định mua đối với các sản phẩm xanh. Do đó với
những người tiêu dùng khác nhau, các cách tiếp thị có thể được thay đổi để phù hợp
với một nhóm cụ thể trong đó.
1.1.2.2. Nghiên cứu của Chang và Chou (2018)
Chang và cộng sự (2018) chỉ ra ý định của người tiêu dùng đối với việc mang
theo túi mua sắm của riêng bạn ở Đài Loan: Một ứng dụng của quan điểm đạo đức
và lý thuyết về hành vi có kế hoạch.
Nghiên cứu này tích hợp quan điểm đạo đức của Hunt và Vitell (1986) và lý
thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) để đưa ra một mô hình giải thích ý định “Mang túi
mua sắm của riêng bạn” (BYOB) của người tiêu dùng với mua sắm tạp hóa. Mô hình
đề xuất được xác nhận theo đặc điểm ở Đài Loan. Dựa trên một cuộc khảo sát với
601 người trả lời, các phát hiện cho thấy rằng đánh giá phi sinh học của người tiêu
dùng có liên quan tích cực đến thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát
hành vi của họ, trong khi đánh giá từ xa chỉ liên quan tích cực đến kiểm soát hành vi
nhận thức. Ngoài ra, kết quả cũng chỉ ra rằng thái độ và nhận thức kiểm soát hành vi
của người tiêu dùng có mối quan hệ cùng chiều với ý định BYOB, trong khi chỉ tiêu
chủ quan không có mối quan hệ có ý nghĩa với ý định BYOB. Tóm lại, nghiên cứu
này đóng góp vào tài liệu bằng cách cung cấp những hiểu biết sâu sắc về việc áp dụng
đạo đức chung và lý thuyết hành vi có kế hoạch để giải thích hành vi BYOB của
người tiêu dùng. Kết quả cũng cung cấp các hướng dẫn cho các nhà hoạch định chính
sách về BYOB. Các tác động quản lý và giới hạn nghiên cứu được thảo luận ở phần
cuối của bài báo này.

20
Thái độ đối với
Đánh giá Nha hành vi
khoa

Chuẩn chủ quan Ý định BYOB

Đánh giá từ xa
Nhận thức kiểm
soát hành vi

Hình 1.2. Mô hình ý định "Mang túi mua sắm của riêng bạn" (BYOB)

Nghiên cứu này đã tích hợp quan điểm đạo đức của Hunt và Vitell (1986) (tức
là mô hình HV) và lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) về hành vi BYOB của người
tiêu dùng. Nghiên cứu trước đây đã áp dụng lý thuyết trong nhiều bối cảnh khác nhau,
nhưng không có nghiên cứu nào áp dụng nó trên BYOB, họ không nhập quan điểm
lý thuyết đạo đức vào BYOB. Gần đây, mô hình HV đã thu hút sự chú ý ngày càng
nhiều từ các học giả về tiêu dùng có đạo đức, vì nó được cho là đóng một vai trò quan
trọng trong quá trình ra quyết định của người tiêu dùng. Do đó, nghiên cứu này lập
luận rằng lý thuyết đạo đức là một nhân tố bị bỏ quên trong các nghiên cứu hiện có
và cần được đưa vào tài liệu. Nghiên cứu cho thấy quan điểm đạo đức có tác động tới
ý định BYOB của người tiêu dùng trong nghiên cứu của tác giả.
Hình 1.2. Bảng tổng hợp các công trình nghiên cứu

STT Nhân tố Xuất hiện trong các công trình nghiên cứu

Frank Convery và cộng sự (2007); Andrew


1 Chính phủ
Macintosh (2011); Chandrashekar (2018)

Boztepe (2012); Kollmuss và cộng sự (2002);


Erkan và Yilmaz (2017); Synthia và cộng sự
Nhận thức về môi (2015); Chan và cộng sự (2008); Lam và cộng
2
trường sự (2006); Follows và cộng sự (2000); Laroche
và cộng sự (2001); Simmons và Widmar
(1990); Arbuthnot (1977)

3 Nhận thức về rủi ro Khoiruman và cộng sự (2017)

21
Bùi Thị Hồng Hạnh và cộng sự (2012 – 2013);
4 Nhận thức về lợi ích
Karmarkar và cộng sự (2015)

Berry và Rondinelli (1998); Polonsky (1994);


Polonsky (2011); Polonsky và cộng sự (1994);
Các chương trình tiếp Polonsky (2011); Cherian và Jacob (2012);
5 thị xanh (Green Chan (2004); Bolton và Drew (1991); Irandust
Marketing) và Bamdad (2014); Delafrooz và cộng sự
(2014); Ngọc Hân (2020); Shrikanth và Raju
(2012)

Coleman (1990); Venkatesh và Davis (2000);


6 Chuẩn chủ quan Fishbein và Ajzen (1975); Usman và Kumar
(2012); Chen (2007)

Ann và Randall (1998); Berger (1997); Chan


7 Biến kiểm soát
(2001); Chang và Chou (2018)

Nguồn: Tác giả tổng hợp


1.2. Kết luận và khoảng trống nghiên cứu
Sau khi tìm hiểu ta có thể nhận thấy rằng, những nghiên cứu trong và ngoài
nước đã chỉ ra được những nhân tố ảnh hưởng đến ý định và hành vi mang túi cá nhân
đi mua sắm của người tiêu dùng. Những nhóm nhân tố được đề cập phổ biến là các
chính sách pháp luật, nhận thức về môi trường, nhận thức về rủi ro, nhận thức về lợi
ích, các chương trình chính sách tiếp thị xanh của doanh nghiệp và chuẩn chủ quan.
Tuy nhiên các nghiên cứu vẫn còn một số khoảng trống như sau:
Thứ nhất, phần lớn các bài nghiên cứu được thực hiện ở các nước như Trung
Quốc, Đài Loan, Malaysia,… có sự khác biệt về tập tục, văn hóa, điều kiện sống, thái
độ hay nhận thức của chính người tiêu dùng so với Việt Nam. Bởi vì ở Việt Nam,
ngoài sự khác biệt trong bối cảnh văn hoá thì còn có những đặc thù về lịch sử phát
triển. Trên thực tế, các bài nghiên cứu về hành vi tiêu dùng xanh đã thực hiện và công
bố ở Việt Nam còn khá ít.
Thứ hai, một số nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc nêu các nhân tố và đề xuất mô
hình chứ chưa đi đến phân tích mức độ ảnh hưởng, sự lựa chọn hành vi hay đề xuất giải
pháp thúc đẩy hành vi tự mang túi cá nhân đi mua sắm của người tiêu dùng tại đó.
Thứ ba, một số nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc phân tích sự chấp nhận của người
tiêu dùng mà chưa phân tích được sự ảnh hưởng và lựa chọn hành vi của người tiêu

22
dùng trong việc sử dụng túi cá nhân. Bên cạnh đó, một số mô hình chưa kết nối được
nhân tố này với nhân tố khác trong tổng thể.
Thứ tư, tác giả nhận thấy ở Việt Nam chưa thực sự phổ biến việc người tiêu
dùng tự mang túi cá nhân đi mua sắm và chỉ có một vài nghiên cứu về vấn đề này.
Thực tế ở các nước phát triển trong khu vực, việc tự mang túi cá nhân đi mua sắm đã
được áp dụng phổ biến ở hầu hết các địa phương.
Cuối cùng, trong một môi trường hội nhập kinh tế văn hoá như Việt Nam, trong bối
cảnh hệ thống chính sách còn chưa có những quyết sách cụ thể để thúc đẩy thói quen sử
dụng túi cá nhân, hành vi này cần được xem xét cả góc độ về kinh tế, xã hội, trách nhiệm
của con người đối với cộng đồng để góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
Do đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Ý định và hành vi mang túi cá nhân
thay vì sử dụng túi ni lông khi đi mua sắm của người tiêu dùng tại thành phố Hà Nội”.
Tác giả sử dụng và kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để
tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng tới ý định và hành vi tự mang túi cá nhân đi mua
sắm của người tiêu dùng.

23
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả qua việc tìm hiểu và tổng quan các nghiên cứu trong và
ngoài nước đã thấy được một cách khái quát các nhân tố ảnh hưởng đến ý định và
hành vi mang túi cá nhân đi mua sắm thay vì sử dụng túi ni lông của người tiêu dùng.
Đây cũng là tiền đề và là cơ sở vững chắc để xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài
và phân tích được chính xác sự ảnh hưởng của các nhân tố này đến ý định và hành vi
mang túi cá nhân thay vì sử dụng túi ni lông khi đi mua sắm của người tiêu dùng tại
Hà Nội.
Chương tiếp theo tác giả sẽ trình bày hệ thống cơ sở lý thuyết, từ đó đề xuất các
giả thuyết và đưa ra mô hình nghiên cứu dự kiến.

24
CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT, MÔ HÌNH VÀ CÁC GIẢ THUYẾT
NGHIÊN CỨU
2.1. Người tiêu dùng và hành vi người tiêu dùng
2.1.1. Người tiêu dùng
Theo Bocock (1993) thì phải đến những năm 1950, thuật ngữ tiêu dùng mới trở
nên phổ biến ở Anh và Châu Âu nói chung, các hình thức tiêu dùng phát triển trong thời
kỳ này dựa trên những công nhân phải làm việc để được trả lương để có tiền mua sắm.
Theo quan điểm của Deming (1986) thì người tiêu dùng là toàn bộ đối tượng có
liên quan trực tiếp đến những đòi hỏi về chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà doanh
nghiệp cần đáp ứng. Với Deming (1986) thì ông chia người tiêu dùng thành 2 loại là
bên trong và bên ngoài.
Theo Hiệp hội tiếp thị Hoa Kì (2007) thì người tiêu dùng là người cuối cùng sử
dụng hàng hóa, ý tưởng hay dịch vụ nào đó.
Kotler và cộng sự (1984) đã chỉ ra rằng người tiêu dùng là người mua sắm và
tiêu dùng những sản phẩm và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu và ước muốn cá nhân.
Với định nghĩa này thì thị trường tiêu dùng là các cá nhân hoặc hộ gia đình sẽ mua
để có được hàng hóa và dịch vụ để tiêu dùng cho cá nhân.
Theo định nghĩa trong Luật bảo vệ lợi ích người tiêu dùng của Quốc hội Việt
Nam (2010) thì người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục
đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình và tổ chức. Theo định nghĩa trên, người
tiêu dùng được xét ở 2 hành vi: hành vi mua và hành vi sử dụng. Thứ nhất, ở vị trí là
người mua, người tiêu dùng quan tâm đến các nhân tố như: mẫu mã, phương thức
mua, giá cả, giới hạn ngân sách. Thứ hai, ở vị trí là người sử dụng thì họ lại quan tâm
đến các nhân tố như: chất lượng sản phẩm, cách sử dụng tối ưu. Chỉ khi hiểu rõ được
khái niệm trên mới giúp nhà sản xuất hiểu được khách hàng thực sự của mình là ai,
họ đang có nhu cầu như thế nào để có thể đáp ứng được nhu cầu đó.
Như vậy, có thể hiểu rằng người tiêu dùng là những người mua sắm các sản
phẩm/dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của bản thân.
2.1.2. Hành vi người tiêu dùng
Theo Charles và cộng sự (2000), hành vi của người tiêu dùng là một quá trình
mô tả cách thức mà người tiêu dùng ra quyết định lựa chọn và loại bỏ một loại sản
phẩm hay dịch vụ.

25
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (2007), hành vi của người tiêu dùng chính là
sự tác động qua lại giữa các nhân tố kích thích của môi trường với nhận thức và hành
vi của con người mà qua sự tương tác đó, con người thay đổi cuộc sống của họ. Hành
vi của người tiêu dùng bao gồm những suy nghĩ và cảm nhận mà con người có được
và những hành động mà họ thực hiện trong quá trình tiêu dùng. Những nhân tố như
ý kiến từ những người tiêu dùng khác, quảng cáo, thông tin về giá cả, bao bì, bề ngoài
sản phẩm… đều có thể tác động đến cảm nhận, suy nghĩ và hành vi của khách hàng.
Hành vi của người tiêu dùng bao gồm các hoạt động tinh thần, thể chất và cảm
xúc mà người tiêu làm hoặc sử dụng khi họ muốn lựa chọn, mua, sử dụng, loại bỏ sản
phẩm hoặc dịch vụ mà nó phục vụ nhu cầu của họ (Jeddi và cộng sự, 2013). Nó là
một quá trình bao gồm có hai giai đoạn nhận thức và hành động. Có hai dạng hành vi
của người tiêu dùng thực hiện để thoả mãn nhu cầu và mong muốn của mình là mua
sản phẩm hoặc từ chối nó (Solomon, 2009; Penpece, 2006).
Công trình nghiên cứu của James và các cộng sự (2005) đã chỉ ra rằng hành vi
người tiêu dùng là toàn bộ những hoạt động liên quan trực tiếp tới quá trình tìm kiếm,
thu thập, mua sắm, sở hữu, sử dụng, loại bỏ sản phẩm/dịch vụ. Nó bao gồm cả quá
trình ra quyết định diễn ra trước, trong và sau các hành động đó.
Theo Leon và cộng sự (1997), hành vi người tiêu dùng là sự tương tác năng
động của các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi và môi trường mà qua sự
thay đổi đó con người thay đổi cuộc sống của họ.
Theo Peter (1988), hành vi của người tiêu dùng là những hành vi mà người tiêu
dùng thể hiện trong việc tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá sản phẩm và dịch vụ mà
họ mong đợi sẽ thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ.
Theo Philip Kotler (2000) hành vi người tiêu dùng được định nghĩa là: Hành vi
khách hàng là những hành vi cụ thể của một cá nhân khi thực hiện các quyết định
mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm hay dịch. Hay nói cách khác hành vi người
tiêu dùng là tập hợp các hành vi, phản ứng, suy nghĩ của người tiêu dùng trong suốt
quá trình mua hàng. Hành vi này bắt đầu từ khi người tiêu dùng có nhu cầu đến sau
khi mua sản phẩm. Quá trình trên gọi là quá trình ra quyết định mua của người tiêu
dùng. Hành vi của người tiêu dùng được Philip Kotler (2000) mô tả qua các giai đoạn:
 Giai đoạn 1 - Nhận thức nhu cầu: Giai đoạn đầu tiên của quá trình mua hàng,
khi người tiêu dùng nhận thức được vấn đề, nhu cầu đối với một loại sản phẩm.
 Giai đoạn 2 - Tìm kiếm thông tin: Người tiêu dùng có thể biết về sản phẩm qua
những nguồn thông tin (Nguồn thông tin cá nhân, nguồn thông tin phổ thông,
nguồn thông tin thương mại hay từ kinh nghiệm bản thân).

26
 Giai đoạn 3 - Đánh giá các phương án: Người tiêu dùng sẽ dùng những thông
tin có được để đánh giá các phương án phục vụ cho việc lựa chọn cuối cùng.
 Giai đoạn 4 - Quyết định mua: Sau khi đánh giá các phương án người tiêu dùng
sẽ chọn những sản phẩm mà họ cho là tốt nhất. Họ sẽ mua ở đâu? Số lượng bao
nhiêu? Chủng loại như thế nào?
 Giai đoạn 5 - Hành vi sau mua: Hành vi của người tiêu dùng đối với việc có
sử dụng hay không sử dụng sản phẩm trong tương lai.
Qua các định nghĩa về hành vi người tiêu dùng của các học giả trên thế giới có
thể thấy được hành vi người tiêu dùng là những phản ứng của khách hàng dưới tác
động của những kích thích bên ngoài và quá trình tâm lý bên trong diễn ra thông qua
quá trình quyết định lựa chọn hàng hóa, dịch vụ.

2.1.3. Hành vi có đạo đức của người tiêu dùng hay tiêu dùng đạo đức
Khái niệm tiêu dùng đạo đức nổi lên vào đầu thế kỷ XXI trong bối cảnh vấn
đề đạo đức hay phi đạo đức nổi lên trong thực trạng của nền kinh tế thị trường.
Theo Crane và Matten (2004), hành vi tiêu dùng đạo đức là quyết định có ý thức
và sự cân nhắc để đưa ra những lựa chọn tiêu dùng nhất định bởi niềm tin và giá
trị đạo đức cá nhân.

Trong một nghiên cứu của Harrison và Clouder (2005) đã chỉ ra rằng tiêu dùng
đạo đức được xem là sự đáp trả đối với những hậu quả về môi trường và xã hội suy
thoái gây ra bởi thương mại toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Với
Harrison và Clouder (2005) thì tiêu dùng đạo đức là người tiêu dùng không chỉ mua
sản phẩm bởi chất lượng và giá cả, mà quyết định tiêu dùng của họ bị tác động bởi
một số nhân tố khác có thể kể đến như nhãn thương mại công bằng hoặc nhãn sinh
thái. Việc tiêu dùng đạo đức bao hàm khá rộng, từ đầu tư có đạo đức (việc mua cổ
phần một công ty) cho đến việc mua các sản phẩm có nhãn thương mại công bằng;
từ việc tẩy chay của người tiêu dùng cho đến việc quan tâm kết hợp chính sách về
môi trường.

Theo Barnet và cộng sự (2005) thì sự nổi lên của xu hướng tiêu dùng có đạo
đức là những việc làm có đạo đức hàng ngày được khớp nối với nhau và lan toả trong
cộng đồng bởi các chính sách, các chiến dịch. Những chính sách này cho phép những
người dân bình thường tham gia vào các dự án thay đổi xã hội lớn hơn.

Vì thế, xu hướng tiêu dùng có đạo đức liên quan đến cả việc quản trị tiêu dùng

27
và quản trị cái tôi của bản thân của người tiêu dùng. Nói cách khác, tiêu dùng đạo
đức có thể coi là một xu hướng mới và đòi hỏi các nhà hoạt động chính trị đưa ra các
chính sách phù hợp để thúc đẩy hành vi tiêu dùng có đạo đức.

2.2. Lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng


2.2.1. Lý thuyết hành động hợp lý (TRA)
Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) được Ajzen và
Fishbein (1975) xây dựng từ cuối thập niên 60 của thế kỷ 20 và được hiệu chỉnh mở
rộng trong thập niên 70. Vào năm 1967, TRA đã được phát triển bởi hai nhà tâm lý
học Martin Fishbein và Icek Ajzen, học thuyết này bắt nguồn từ những nghiên cứu
trước đây về tâm lý học xã hội, các mô hình về sự thuyết phục và các lý thuyết về
thái độ. Các thuyết của Fishbein cho thấy mối quan hệ giữa thái độ và hành vi
(mối quan hệ A – B). Theo TRA, nhân tố quan trọng nhất quyết định hành vi của
con người là ý định thực hiện hành vi đó. Các thành phần trong lý thuyết TRA
gồm:

 Hành vi (Behavior) là những hành động quan sát được của đối tượng
(Fishbein và Ajzen, 1975) được quyết định bởi ý định hành vi.
 Ý định hành vi (Behavioral intention) đo lường khả năng chủ quan của đối
tượng sẽ thực hiện một hành vi và có thể được xem như một trường hợp đặc
biệt của niềm tin (Fishbein và Ajzen, 1975). Được quyết định bởi thái độ của
một cá nhân đối với các hành vi và chuẩn chủ quan.
 Thái độ (Attitude) là thái độ đối với một hành động hoặc một hành vi
(Attitude toward behavior), thể hiện những nhận thức tích cực hay tiêu cực
của cá nhân về việc thực hiện một hành vi, có thể được đo lường bằng tổng
hợp của sức mạnh niềm tin và đánh giá niềm tin này (Hale, 2003). Nếu kết
quả mang lại lợi ích cá nhân, họ có thể có ý định tham gia vào hành vi
(Fishbein và Ajzen, 1975)
 Chuẩn chủ quan (Subjective norms) được định nghĩa là nhận thức của một
cá nhân, với những người tham khảo quan trọng của cá nhân đó cho rằng hành
vi nên hay không nên được thực hiện (Fishbein và Ajzen, 1975). Chuẩn chủ
quan có thể được đo lường thông qua những người có liên quan với người tiêu
dùng, được xác định bằng niềm tin chuẩn mực cho việc mong đợi thực hiện
hành vi và động lực cá nhân thực hiện phù hợp với sự mong đợi đó.

28
Thái độ đối với hành
vi

Ý định hành vi Hành vi

Chuẩn chủ quan

Hình 2.1. Mô hình lý thuyết hành động hợp lý


(Nguồn: Ajzen và Fishbein, 1975)
Mục đích chính của TRA là tìm hiểu hành vi tự nguyện của một cá nhân bằng
cách kiểm tra động lực cơ bản tiềm ẩn của cá nhân đó để thực hiện một hành động.
TRA cho rằng ý định thực hiện hành vi của một người là nhân tố dự đoán chính về
việc họ có thực sự thực hiện hành vi đó hay không. Ngoài ra, các quy tắc xã hội cũng
góp phần vào việc người đó có thực sự thực hiện hành vi hay không. Theo lý thuyết,
ý định thực hiện một hành vi nhất định có trước hành vi thực tế. Ý định này được gọi
là ý định hành vi và là kết quả của niềm tin rằng việc thực hiện hành vi đó sẽ dẫn đến
một kết quả cụ thể. TRA cho thấy rằng ý định càng mạnh mẽ càng làm tăng động lực
thực hiện hành vi, điều này dẫn đến làm tăng khả năng hành vi được thực hiện. Mô
hình TRA giống như mô hình thái độ ba thành phần nhưng mô hình này phối hợp 3
thành phần: nhận thức, cảm xúc và thành phần xu hướng được sắp xếp theo thứ tự
khác với mô hình thái độ ba thành phần. Phương cách đo lường thái độ trong mô hình
TRA cũng giống như mô hình thái độ đa thuộc tính. Tuy nhiên mô hình TRA giải
thích chi tiết hơn mô hình đa thuộc tính vì thêm thành phần chuẩn chủ quan. Tuy
nhiên TRA bị giới hạn khi dự đoán việc thực hiện các hành vi của người tiêu dùng
mà họ không thể kiểm soát được bởi vì mô hình này bỏ qua tầm quan trọng của
nhân tố xã hội mà trong mà trong thực tế có thể là một nhân tố quyết định đối với
hành vi cá nhân (Grandon và Pete, 2004; Werner, 2004). Nhân tố xã hội có nghĩa là
tất cả những ảnh hưởng của môi trường xung quanh các cá nhân mà có thể ảnh
hưởng đến hành vi cá nhân (Ajzen 1991); nhân tố về thái độ đối với hành vi và
chuẩn chủ quan không đủ để giải thích cho hành động của người tiêu dùng.
Mô hình TRA cho thấy xu hướng tiêu dùng là nhân tố dự đoán tốt nhất về hành
vi tiêu dùng. Để quan tâm hơn về các nhân tố góp phần đến xu hướng mua thì xem
xét hai nhân tố là thái độ và chuẩn chủ quan của khách hàng. Trong mô hình TRA,
thái độ được đo lường bằng nhận thức về các thuộc tính của sản phẩm. Người tiêu

29
dùng sẽ chú ý đến những thuộc tính mang lại các ích lợi cần thiết và có mức độ quan
trọng khác nhau khi sử dụng túi cá nhân. Nếu biết trọng số của các thuộc tính đó thì
có thể dự đoán gần kết quả lựa chọn của người tiêu dùng. Nhân tố chuẩn chủ quan có
thể được đo lường thông qua những người có liên quan đến người tiêu dùng (như gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp,…); những người này thích hay không thích họ sử dụng
túi cá nhân. Mức độ tác động của nhân tố chuẩn chủ quan đến xu hướng sử dụng túi
cá nhân của người tiêu dùng phụ thuộc: mức độ ủng hộ/phản đối đối với ý định và
hành vi mang túi cá nhân thay vì sử dụng túi ni lông khi đi mua sắm của người tiêu
dùng và động cơ của người tiêu dùng làm theo mong muốn của những người có ảnh
hưởng. Mức độ ảnh hưởng của những người có liên quan đến xu hướng hành vi của
người tiêu dùng và động cơ thúc đẩy người tiêu dùng làm theo những người có liên
quan là hai nhân tố cơ bản để đánh giá chuẩn chủ quan. Mức độ thân thiết của những
người có liên quan càng mạnh đối với người tiêu dùng thì sự ảnh hưởng càng lớn tới
quyết định của họ. Niềm tin của người tiêu dùng vào những người có liên quan càng
lớn thì xu hướng chọn mua của họ cũng bị ảnh hưởng càng lớn. Ý định của người tiêu
dùng sẽ bị tác động bởi những người này với những mức độ ảnh hưởng mạnh yếu
khác nhau. Trong mô hình thuyết hành động hợp lý thì niềm tin của mỗi cá nhân
người tiêu dùng về ý định và hành vi mang túi cá nhân khi đi mua sắm sẽ ảnh hưởng
đến thái độ hướng tới hành vi, và thái độ hướng tới hành vi sẽ ảnh hưởng đến xu
hướng hành vi chứ không trực tiếp ảnh hưởng đến hành vi. Do đó thái độ sẽ giải thích
được lý do dẫn đến xu hướng mang túi cá nhân của người tiêu dùng, còn xu hướng là
nhân tố tốt nhất để giải thích xu hướng hành vi của người tiêu dùng.
TRA được xem là học thuyết tiên phong trong nghiên cứu lĩnh vực tâm lý xã
hội (Eagly và Chaiken, 1993; Olson và Zanna, 1993; Sheppard, Hartwick và
Warshaw, 1988, dẫn từ Conner và Armitage, 1998). Mô hình TRA cho thấy hành vi
được quyết định bởi ý định thực hiện hành vi đó. Mối quan hệ giữa ý định và hành vi
đã được đưa ra và kiểm chứng thực nghiệm trong rất nhiều nghiên cứu ở nhiều lĩnh
vực (Ajzen, 1988; Ajzen và Fishbein, 1980; Canary và Seibold, 1984; Sheppard,
Hartwick và Warshaw, 1988 dẫn từ Conner và Armitage, 1998).
Nhìn chung, thuyết hành động hợp lý (TRA) đã chỉ ra được mối quan hệ giữa
thái độ và chuẩn chủ quan với ý định hành vi có ảnh hưởng như thế nào đến việc thực
hiện hành vi của con người. Mặc dù phạm vi áp dụng của thuyết TRA khá rộng ở
nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng thuyết này vẫn có những hạn chế cần được điều
chỉnh và sửa đổi liên tục. Đặc biệt, theo Ajzen việc thực hiện hành vi theo ý định là
không chắc chắn. Hạn chế lớn nhất của thuyết này xuất phát từ việc giả định rằng

30
hành vi là dưới sự kiểm soát của ý chí. Trên thực tế, việc thực hiện một hành vi không
phải lúc nào cũng do một ý định đã có từ trước, hơn nữa, thái độ và hành vi không
phải lúc nào cũng được liên kết bởi các ý định, đặc biệt khi hành vi không đòi hỏi
nhiều nỗ lực về nhận thức. Do đó, thuyết này chỉ áp dụng đối với hành vi có ý định
từ trước. Các hành động theo thói quen hoặc hành vi không ý thức,… không thể được
giải thích bởi thuyết này.
2.2.2. Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB)
Lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB (Theory of Planned Behavior - TPB) của
Ajzen (1991) đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước sử dụng để nghiên
cứu về ý định cũng như hành vi của người tiêu dùng, các nghiên cứu về ý định và
hành vi mang túi cá nhân cũng không ngoại lệ.
Lý thuyết TPB của Ajzen (1991) là một bản phát triển và mở rộng của thuyết
hành động hợp lý TRA - nghiên cứu trước đó của ông và Fishbein vào năm 1975 và
năm 1980. Trong thuyết hành động hợp lý TRA, Ajzen và Fishbein (1975) đã chỉ ra
tầm quan trọng của ý định (Intention – IN) trong việc dự đoán hành vi (Behavior –
BE). Bên cạnh đó, ý định hành vi còn chịu sự ảnh hưởng bởi nhóm các nhân tố từ
khía cạnh cá nhân và xã hội lần lượt là: Thái độ (Attitude) và chuẩn mực chủ quan
(Subjective norm). Tuy nhiên, trong nghiên cứu của mình vào năm 1991, Ajzen đã
nhận xét về mô hình hành động hợp lý là chưa đủ để giải thích cho ý định hành vi và
hành vi tiêu dùng thực tế. Theo Ajzen sự ra đời của thuyết hành vi dự định TPB xuất
phát từ giới hạn của hành vi mà con người có ít sự kiểm soát dù động cơ của đối
tượng là rất cao từ thái độ và chuẩn chủ quan nhưng trong một số trường hợp họ vẫn
không thực hiện hành vi vì có các tác động của điều kiện bên ngoài lên ý định hành
vi. Lý thuyết này đã được Ajzen bổ sung từ năm 1991 bằng việc đề ra thêm nhân tố
nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived Behavioral Control). Do đó mô hình TPB
gồm những nhân tố:
- Thái độ (Attitude) là một tập hợp các cảm xúc, niềm tin và hành vi hướng đến
một đối tượng, con người, đồ vật hay một sự kiện cụ thể nào đó. Thái độ thường
là kết quả của quá trình trải nghiệm hoặc nuôi dưỡng, và có thể ảnh hưởng mạnh
mẽ lên hành vi. Mặc dù thái độ thường tồn tại lâu dài nhưng chúng vẫn có thể
thay đổi được. Thái độ đối với hành vi (Attitude toward the Behavior - AB) là
đánh giá của một cá nhân về kết quả thu được từ việc thực hiện một hành vi cụ
thể, ám chỉ mức độ đánh giá thuận lợi hay bất lợi về một hành vi của một cá
nhân.

31
- Chuẩn chủ quan (Subjective norm - SN) là nhận thức của một cá nhân, với
những người tham khảo quan trọng của cá nhân đó cho rằng hành vi nên hay
không nên được thực hiện; bị ảnh hưởng bởi sự phán xét của những người quan
trọng khác (cha mẹ, vợ / chồng, bạn bè, giáo viên…).
- Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived behavioural control - PBC) là nhận
thức của một cá nhân về sự dễ dàng hoặc khó khăn trong việc thực hiện hành vi
cụ thể, điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để
thực hiện hành vi. Ajzen (1991) đề nghị rằng nhân tố nhận thức kiểm soát hành
vi tác động trực tiếp đến xu hướng thực hiện hành vi, và nếu cá nhân nhận thức
chính xác về mức độ kiểm soát của mình, thì kiểm soát hành vi còn dự báo cả
hành vi.

Thái độ

Chuẩn chủ quan Ý định hành vi Hành vi thực tế

Nhận thức kiểm


soát hành vi

Hình 2.2. Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB


(Nguồn: Ajzen Icek, 1991)
TPB thường xuyên được áp dụng trong các tài liệu về tiêu dùng bền vững,
chẳng hạn như các nghiên cứu về tiêu dùng thực phẩm hữu cơ, các sản phẩm thương
mại công bằng và tiếp thị xanh. Kiểm soát hành vi theo nhận thức đề cập đến nhận
thức của một người về khả năng và khả năng của họ để tham gia vào hành vi đang
được xem xét. Theo TPB, ý định hành vi là một chức năng của ba nhân tố quyết định
niềm tin: thái độ của niềm tin hành vi, chuẩn mực chủ quan của niềm tin chuẩn tắc
và hành vi nhận thức của niềm tin điều khiển. Ajzen (1991) giả định rằng một hành
vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi
đó. Các xu hướng hành vi được giả sử bao gồm các nhân tố động cơ mà ảnh hưởng
đến hành vi, và được định nghĩa như là mức độ nổ lực mà mọi người cố gắng để thực
hiện hành vi đó (Ajzen, 1991). Xu hướng hành vi lại là một hàm của ba nhân tố. Thứ
nhất, các thái độ được khái niệm như là đánh giá tích cực hay tiêu cực về hành vi thực
hiện. Nhân tố thứ hai là ảnh hưởng xã hội mà đề cập đến sức ép xã hội được cảm

32
nhận để thực hiện hay không thực hiện hành vi đó. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh
cãi phản đối về mối quan hệ gắn kết giữa ý định hành vi và hành vi thực tế, từ kết quả
của một số nghiên cứu cho thấy vì những hạn chế trong hoàn cảnh, ý định hành vi
không phải lúc nào cũng dẫn đến hành vi thực tế. Nếu một cá nhân thiếu sự kiểm soát
hành vi thì ý định hành vi không phải là nhân tố quyết định thực hiện hành vi
đó. Ajzen (1991) đưa ra lý thuyết hành vi có kế hoạch bằng cách thêm một nhân tố
mới đó là nhận thức kiểm soát hành vi. Ông đã mở rộng lý thuyết về hành vi hợp lý
bao gồm nhân tố phi lý trí để tăng tính chính xác cho mô hình dự đoán hành vi. Thành
phần kiểm soát hành vi cảm nhận phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện
hành vi; điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực
hiện hành vi. Ajzen (1991) đề nghị rằng nhân tố kiểm soát hành vi tác động trực tiếp
đến xu hướng thực hiện hành vi, và nếu đương sự chính xác trong cảm nhận về mức
độ kiểm soát của mình, thì kiểm soát hành vi còn dự báo cả hành vi.
Glanz và cộng sự (2008) cho rằng lý thuyết TPB là phù hợp đối với các nghiên
cứu thực nghiệm trong việc xác định ra các nhân tố quan trọng để từ đó có thể đề xuất
các chính sách, giải pháp - nó là một trong những mô hình tốt nhất để thực hiện các
chính sách, giải pháp sau nghiên cứu. TPB đã được áp dụng để dự đoán các hành vi
môi trường khác nhau, từ hành vi môi trường chung (Kaiser và Shimoda, 1999) đến
hành vi cụ thể như lựa chọn phương thức đi lại (Bamberg và cộng sự, 2003, 2007; De
Groot và Steg, 2007; Wall và cộng sự, 2007), làm phân trộn chất thải (Taylor và Todd,
1997), và tái chế (Boldero, 1995; Mannetti và cộng sự, 2004). Thái độ đối với hành
vi là một dự báo về ý định hành vi trong TPB. Nghiên cứu trước đây (ví dụ: Hwang,
Kim, và Jeng, 2000; Lam, 1999) đã phát hiện ra rằng biến này là một nhân tố dự báo
quan trọng về hành vi môi trường. Hines và cộng sự. (1986) đã xem xét 51 nghiên
cứu và nhận thấy rằng thái độ đối với hành vi cụ thể (ví dụ, tiết kiệm năng lượng, sử
dụng dầu không chì) có thể dự đoán hành vi tốt hơn thái độ môi trường chung.
Áp dụng khái niệm TPB vào việc tự mang túi cá nhân đi mua sắm, nghiên cứu
này dự đoán rằng ý định tự mang túi cá nhân đi mua sắm của người tiêu dùng tăng
lên khi thái độ tích cực của họ đối với việc tự mang túi cá nhân đi mua sắm tăng lên.
Ngoài ra, ý định tự mang túi cá nhân đi mua sắm của người tiêu dùng có khả năng
tăng lên khi họ tin rằng những người khác có liên quan như gia đình và bạn bè coi họ
hành xử theo cách có lợi cho môi trường và khi họ nghĩ rằng tự mang túi cá nhân đi
mua sắm không phải là một nhiệm vụ khó khăn.
Mối liên quan đáng kể giữa các biến TPB đã được thảo luận trong nghiên cứu
về các hành vi môi trường. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chuẩn mực chủ quan ảnh

33
hưởng trực tiếp đến thái độ trong khi có tác động gián tiếp đến ý định hành vi thông
qua các nhân tố dự báo khác (Bamberg và Moser, 2007; Bamberg và cộng sự, 2007;
Bratt, 1999). Thái độ của một người bị ảnh hưởng bởi những người và môi trường
xung quanh anh ta (Petty và Cacioppo, 1996). Vai trò của ảnh hưởng xã hội đối với
việc hình thành thái độ là rõ ràng vì hai lý do: mọi người được thúc đẩy để có và bày
tỏ thái độ đúng đắn (Petty và Cacioppo, 1986), và không tồn tại tiêu chuẩn tuyệt đối
cho thái độ đúng đắn (Festinger, 1954). Do đó, nhận thức của một người về những gì
người khác quan trọng đối với anh ta nghĩ rằng anh ta nên áp dụng hoặc thực hiện
một hành vi nhất định sẽ ảnh hưởng đến thái độ của anh ta đối với hành vi đó. Mọi
người thường sử dụng hành vi của người khác để quyết định hướng hành động hiệu
quả nhất khi tình huống mới lạ, mơ hồ và không chắc chắn (Cialdini và Trost, 1998).
2.2.3. Mô hình kích hoạt định mức (NAM)
Mô hình kích hoạt định mức (The Norm Activation Model) chủ yếu liên quan
đến việc hi sinh lợi ích riêng của một người vì hạnh phúc của người khác (Schwartz,
1977). Do đó, nó bắt nguồn từ những hành vi vị tha (ví dụ: hiến máu, tình nguyện và
giúp đỡ người khác trong trường hợp khẩn cấp) (Schwartz và David, 1976; Schwartz
và Howard, 1980; Zuckerman và Reis, 1978). Theo NAM, hành vi vị tha là một chức
năng của các chuẩn mực cá nhân được kích hoạt bởi hai nhân tố: nhận thức về hậu
quả và quy gán trách nhiệm. Nhận thức về hậu quả (Awareness of Consequences –
AR) đề cập đến sự tự kỳ vọng của một người đối với một hành vi cụ thể bắt nguồn từ
các chuẩn mực và giá trị liên quan đến hành vi đó; nhận thức về hậu quả thể hiện xu
hướng của một người liên hệ hành vi của mình với lợi ích của người khác; và quy
gán trách nhiệm (Ascription of Responsibility - AR) đề cập đến cảm giác cá nhân
của người đó về việc liệu anh ta có phải chịu trách nhiệm về hậu quả của hành vi hay
không (Schwartz, 1977).

Nhận thức về hậu quả

Chuẩn mực cá nhân Hành vi

Quy gán trách nhiệm

Hình 2.3. Mô hình kích hoạt định mức NAM


(Nguồn: Schwartz, 1977)

34
Mô hình NAM đã được áp dụng để dự đoán các hành vi môi trường như bảo tồn
năng lượng (Black và cộng sự, 1985), lựa chọn phương thức đi lại (Hunecke,
Blobaum, Matthies, và Hoger, 2001), tái chế (Bratt, 1999; Hopper và Nielsen, 1991),
và mua các sản phẩm đóng gói hỗ trợ môi trường (Thogersen, 1999). Các hành vi vị
tha có đặc điểm chung là chúng đòi hỏi người tiêu dùng phải nỗ lực thêm và (hoặc)
thời gian mà không có phần thưởng tức thì cho hành động đó. Thay vào đó, các hành
vi vị tha liên quan đến sự quan tâm đến người khác (ví dụ: thế hệ tiếp theo) và việc
sử dụng túi cá nhân đi mua sắm thay vì sử dụng túi ni lông ở siêu thị cũng vậy.
NAM đề xuất nhận thức về hậu quả và quy gán trách nhiệm là những nhân tố
chính trong việc kích hoạt nghĩa vụ cá nhân của một người đối với hành vi vị tha.
Tuy nhiên, quy trách nhiệm được coi là nhân tố điều tiết mối liên hệ giữa các chuẩn
mực và hành vi cá nhân (Osterhus, 1997; Schwartz và Howard, 1980). Đối với tác
động của nhận thức về hậu quả, thật khó để một người cảm thấy có nghĩa vụ thực
hiện một hành vi mà không nhận thức được hậu quả của hành vi của mình. Khi người
tiêu dùng hiểu biết về nhu cầu môi trường và biết rằng tự mang túi cá nhân đi mua
sắm là một cách để giải quyết các vấn đề môi trường, thì cá nhân họ có nhiều khả
năng cảm thấy có động lực để thực hiện hành vi tự mang túi cá nhân đi mua sắm.
Stern (2000) đã sử dụng thuật ngữ chuẩn mực cá nhân để chỉ ý thức có nghĩa vụ
thực hiện các hành động vì môi trường và lập luận với bằng chứng thuyết phục rằng
các chuẩn mực cá nhân có thể ảnh hưởng đến các hành vi môi trường. Hines và cộng
sự (1986) cũng coi chuẩn mực cá nhân như một biến độc lập quan trọng trong mô
hình hành vi có trách nhiệm với môi trường của họ. Tuy nhiên, họ đã sử dụng thuật
ngữ trách nhiệm cá nhân thay vì chỉ tiêu cá nhân.
Chuẩn mực cá nhân (Personal Norms - PN) thường được xem như một nhân
tố chính trong các lý thuyết tâm lý xã hội liên quan đến các hành vi ủng hộ môi trường
(Bertoldo và Castro, 2016). Khái niệm chuẩn mực cá nhân được sử dụng thay thế cho
nhau với chuẩn mực đạo đức và ý thức thực hiện các hành động vì môi trường (Stern
và cộng sự, 1999). Bertoldo và Castro (2016) đã khái niệm chuẩn mực cá nhân là một
loại động lực tự chủ và nội tại có đạo đức để tuân thủ các yêu cầu hành vi vì môi
trường.
Chuẩn mực này tương ứng với cảm giác của một người về nghĩa vụ đạo đức
cá nhân và phù hợp với kỳ vọng của bản thân (Bertoldo và Castro, 2016). Theo
Schwartz và Howard (1984), các chuẩn mực cá nhân tập trung hoàn toàn vào việc
đánh giá các hành vi dưới góc độ giá trị đạo đức dựa trên giá trị của một người
đối với bản thân.

35
Nhiều nghiên cứu hiện có trong các tài liệu về hành vi môi trường hiện có đã
chỉ ra vai trò quan trọng của chuẩn mực cá nhân trong việc hình thành ý định bảo tồn
của cá nhân (Bertoldo và Castro, 2016)
Bertoldo và Castro (2016) khẳng định rằng chuẩn mực cá nhân là nhân tố quyết
định quan trọng nhất đối với các hành động vì môi trường của các cá nhân. Những
phát hiện thực nghiệm của họ cho thấy rằng chuẩn mực cá nhân đóng một vai trò
quan trọng trong việc dự đoán ý định tái chế và mua thực phẩm hữu cơ của các cá
nhân. Bertoldo và Castro (2016) cũng xác định rằng chuẩn mực cá nhân được hình
thành dựa trên các chuẩn mực xã hội mang tính mô tả và định hướng (các quy định
bên ngoài). Gần đây hơn, trong nghiên cứu của Poortvliet và cộng sự về quản lý nước
thải, tác giả đã chứng minh rằng các chuẩn mực cá nhân ủng hộ môi trường ảnh hưởng
đáng kể đến ý định chấp nhận hệ thống vệ sinh mới tiết kiệm nước của các cá nhân.
Kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm này phù hợp với chứng minh trước đó của
Steg và cộng sự (2005) rằng tiêu chuẩn cá nhân là nhân tố ảnh hưởng nhất trong việc
xây dựng các ý định vì môi trường sinh thái. Do đó, các chuẩn mực cá nhân có thể là
nhân tố có ảnh hưởng nhất trong việc khuyến khích các ý định thân thiện với môi
trường, cụ thể là bảo tồn nước, tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải. Đó là, các
định mức cá nhân làm tăng ý định giảm thiểu và tái chế chất thải để bảo vệ môi trường
tự nhiên.
Trong nghiên cứu của Hines (1986), những người nhận thức được trách nhiệm
cao đối với môi trường cũng có nhiều khả năng hành động vì môi trường hơn. Trong
nghiên cứu của Lam và Chen (2003), các thành viên nhóm môi trường ở Đài Loan,
những người có tiêu chuẩn cá nhân cao thường có ý định kiến nghị về các nguyên
nhân môi trường và trở thành thông dịch viên du lịch sinh thái. Trong nghiên cứu này,
các tác giả đã sử dụng tiêu chuẩn cá nhân để chỉ nghĩa vụ được nhận thức của một
người là tránh mua hoặc yêu cầu túi mua sắm bằng nhựa.
2.2.4. Lý thuyết hành vi giữa các cá nhân (TIB)
Lý thuyết về hành vi giữa các cá nhân (Theory of Interpersonal Behavior) được
giới thiệu bởi Triandis (1977), và rất giống với TPB, đồng thời mở rộng nó với việc
bao gồm thói quen và ảnh hưởng như các biến ảnh hưởng đến hành vi của con người
(McDonald, 2014). Cả hai lý thuyết đều chứa đựng giá trị kỳ vọng và niềm tin quy
chuẩn xây dựng và mô tả ý định như một nhân tố dự đoán hành vi cụ thể (Bamberg
và Schmidt, 2003). Ý định có ba loại tiền đề: thái độ giống như trong TPB, các nhân
tố xã hội và ảnh hưởng, và như ý định, thói quen cũng dự đoán hành vi mục tiêu và

36
cả hai tác động này đều được điều chỉnh bằng cách tạo điều kiện thuận lợi (Bamberg
và Schmidt, 2003). Lý thuyết hành vi giữa các cá nhân được mô hình hóa như sau:

Niềm tin Điều kiện


thuận lợi
Thái độ
Đánh giá

Cảm xúc Ý định Hành vi


Định mức

Nhân tố xã
Vai trò hội Thói quen

Quan niệm của


bản thân

Hình 2.4. Mô hình lý thuyết hành vi giữa các cá nhân TIB


(Nguồn: Triandis, 1977)
Lý thuyết về hành vi giữa các cá nhân lần đầu tiên được nghiên cứu bởi Triandis
(1977) như một giải pháp thay thế lý thuyết cho TRA và TPB. Triandis (1977) cho
rằng TRA và TPB có một số điểm yếu cần được khắc phục. TRA và TPB tập trung
vào dự đoán các hành vi liên quan đến ý định thực hiện một hành vi nhất định. Những
ý định này được dự đoán bởi niềm tin của cá nhân về hành vi và chuẩn mực chủ quan
có liên quan đến hành vi. TIB được xây dựng dựa trên 2 công trình nghiên cứu này
và đề xuất một số bổ sung cho mô hình cơ bản được đề xuất trong TRA và TPB:
Thứ nhất, bằng cách tập trung vào các khía cạnh nhận thức của hành vi, TRA
và TPB tính đến những cảm xúc liên quan đến hành vi cuối cùng. Triandis (1977) lập
luận rằng các cá nhân thường đến quyết định không chỉ thông qua việc chỉ tập trung
vào các khía cạnh nhận thức của một tình huống mà còn dựa trên cảm xúc của họ. Vì
vậy, Triandis (1977) đề xuất cảm xúc đóng vai trò là một nhân tố đầu vào trong quá
trình ra quyết định quá trình.

37
Thứ hai, TRA và TPB giả định rằng các ý định dẫn đến hành vi mà không cần
xem xét đến sự xuất hiện trước đó của cùng một hành vi; đồng thời TRA và TPB cho
thấy ý định đó dự đoán hành vi, nhưng những lý thuyết này không xem xét liệu điều
này có hành vi đã được cá nhân lặp lại thường xuyên đến mức được thực hiện mà
không có ý thức sự cân nhắc do TRA và TPB giả định. Loại phản ứng tự động này
với một tình huống để cư xử theo một cách nhất định là gọi tắt là thói quen. Ví dụ:
khi ai đó đến biển báo dừng, quyết định giảm tốc độ và dừng mà không yêu cầu suy
nghĩ một cách có chủ định nghĩa là hành động này được thực hiện tự động và người
đó đã thực hiện hành động này rất nhiều lần. Do đó, thói quen là một nhân tố có quyết
định trong việc một hành động có xảy ra hay không. Triandis (1977) đề xuất rằng mối
quan hệ giữa ý định và hành vi bị thay đổi bởi mức độ của thói quen đặc trưng trong
việc thực hiện hành vi của một người.
Thứ ba, tương tự như lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB thì TIB cũng đề xuất
rằng quyết định thực hiện một hành vi sẽ bị ảnh hưởng bằng khả năng thực hiện hành
vi của cá nhân đó. Nếu sống trong điều kiện thuận lợi về môi trường, pháp luật,… để
thực hiện một hành vi thì mọi người sẽ thực hiện hành vi đó nhiều hơn. Do đó, TIB
đề xuất rằng sự thuận lợi về những điều kiện xung quanh sẽ đóng vai trò là người
kiểm duyệt mối quan hệ giữa ý định và hành vi.
Thứ tư, xây dựng dựa trên các công trình nghiên cứu TRA và TPB, Triandis
(1977) mở rộng TIB và đề xuất rằng các thái độ được hình thành dựa trên niềm tin
của các cá nhân nắm khi đánh giá về một vấn đề. Khi một người tin rằng một hành
động là đúng thì họ sẽ có xu hướng thực hiện hành động đó một các thường xuyên.
Do đó, niềm tin là một nhân tố khá quan trọng sẽ tác động đến việc hình thành thái
độ đối với một hành động. Thứ năm, TIB đề xuất giải thích chi tiết hơn về cách môi
trường xung quanh một cá nhân sẽ ảnh hưởng đến ý định và hành vi cư xử của họ. Ở
đây, Triandis (1977) đã đưa vào sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh các nhân
tố: chuẩn mực cá nhân, vai trò và quan điểm của cá nhân. Không giống như TRA và
TPB, TIB đề xuất thêm nhân tố vai trò. Vai trò đề cập đến tập hợp các hành động
được coi là thích hợp của những cá nhân chiếm một vị trí nhất định trong nhóm sẽ
ảnh hưởng tới ý định và những thành viên khác còn lại.
Tuy nhiên theo Jackson (2005), TIB ít được sử dụng thường xuyên hơn TPB
hoặc NAM, đặc biệt đối với hành vi vì môi trường do tính phức tạp của nó. Dù vậy
TIB có một giá trị khám phá bổ sung so với TPB khi nó được áp dụng cho hành vi cụ
thể. Nhưng nhìn chung thì mô hình càng phức tạp thì càng ít được sử dụng trong

38
nghiên cứu thực nghiệm. Do đó, mô hình của Triandis không được sử dụng rộng rãi
như một số mô hình khác.
Một nghiên cứu đã được thực hiện tại Bangkok về hành vi tái chế bởi
Ittiravivongs (2012). Nghiên cứu này, một trong những nghiên cứu đầu tiên được
thực hiện về tái chế ở Thái Lan, sử dụng lý thuyết TIB của Triandis (1977) để chỉ ra
mối quan hệ giữa hành vi tái chế thực tế và ý định tái chế cũng như thói quen tái chế,
tất cả được kiểm định qua nghiên cứu. Ittiravivongs (2012) cho thấy rằng người dân
ở Bangkok có nhiều khả năng tái chế nhất khi họ có thói quen tái chế trong khi ý định
tái chế là một nhân tố dự báo ít mạnh mẽ hơn về hành vi tái chế.
Nghiên cứu của Ittiravivongs (2012) đã áp dụng thành công lý thuyết TIB và
chỉ được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa ý định và hành vi tái chế của những người
tiêu dùng tại Thái Lan. Ngoài ra, hành vi tái chế túi ni lông là việc sử dụng rác thải,
vật liệu ni lông đã qua sử dụng làm nguyên liệu sản xuất ra các vật chất, các sản phẩm
mới có ích, giúp giảm việc sử dụng năng lượng và hạn chế tình trạng ô nhiễm môi
trường cũng rất tương đồng với hành vi thay thế túi ni lông bằng túi cá nhân khi. Vì
vậy tác giả cho rằng lý thuyết TIB là hoàn toàn hợp lý khi đưa vào phân tích các nhân
tố ảnh hưởng tới ý định và hành vi mang túi cá nhân thay vì sử dụng túi ni lông khi
đi mua sắm của người tiêu dùng tại Hà Nội
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định và hành vi mang túi cá nhân của người
tiêu dùng
2.3.1. Ý định đối với hành vi sử dụng túi cá nhân của người tiêu dùng
Căn cứ vào TRA (Ajzen và Fishbein, 1975) ý định thực hiện một hành vi nhất
định có trước hành vi thực tế. Ý định này được gọi là ý định hành vi và là kết quả của
niềm tin rằng việc thực hiện hành vi đó sẽ dẫn đến một kết quả cụ thể. Thuyết hành
động hợp lý cho thấy rằng ý định càng mạnh mẽ càng làm tăng động lực thực hiện hành
vi, điều này dẫn đến làm tăng khả năng hành vi được thực hiện. Vì vậy trong nghiên cứu
này tác giả sẽ tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng túi cá nhân của
người tiêu dùng, lấy mô hình TRA làm cốt lõi, xây dựng mô hình nghiên cứu bằng cách kết
hợp thêm các nhân tố khác và lý thuyết khác để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới ý định.
Theo Ajzen và Fishbein (1975), ý định có trước hành vi thực tế nên tác giả đề xuất giả thuyết
sau để kiểm định sự tác động của ý định tới hành vi. Vì vậy tác giả đề xuất giả thuyết sau:

H1: Ý định tác động tích cực đến hành vi sử dụng túi cá nhân của người tiêu dùng.

39
2.3.2. Thái độ đối với hành vi sử dụng túi cá nhân của người tiêu dùng
Thái độ đối với hành vi là thái độ đối với một hành động hoặc một hành vi thể
hiện những nhận thức tích cực hay tiêu cực của cá nhân về việc thực hiện một hành
vi, có thể được đo lường bằng tổng hợp của sức mạnh niềm tin và đánh giá niềm tin
này (Hale, 2003). Nếu kết quả mang lại lợi ích cá nhân, họ có thể có ý định tham gia
vào hành vi (Fishbein và Ajzen, 1975). Như vậy, thái độ với hành vi sử dụng túi cá
nhân của người tiêu dùng được định nghĩa là tình cảm tích cực hay tiêu cực của người
tiêu dùng đối với hành vi sử dụng túi cá nhân. Theo Ajen và Fishbein (2005) thì thái
độ có hai loại: loại thứ nhất là thái độ đối với một hiện tượng, một sự vật, một đối
tượng nào đó như: một sản phẩm, vấn đề chủng tộc, các tôn giáo, các chính sách pháp
luật, loại thứ hai là thái độ đối với một hành vi cụ thể nào đó hướng tới một đối tượng
cụ thể hay một mục tiêu nào đó, hay còn được gọi là thái độ đối với hành vi, đây là
khái niệm mà Ajzen và Fishben sử dụng trong TRAvà sau này là TPB (Ajzen và
Fishbein, 2005).
Trong nghiên cứu của Kotchen và Reiling (2000) cho rằng thái độ là một nhân
tố quan trọng quyết định đến ý định và hành vi của cá nhân. Các tác giả khác chỉ ra
rằng thái độ của người tiêu dùng là tích cực liên quan đến ý định ủng hộ môi trường
(Paul, Modi, & Patel, 2016; Phạm, 2020). Zhao (2014) nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh trong Trung Quốc. Các tác giả đề xuất rằng thái
độ là quan trọng nhất trong việc dự báo hành vi ủng hộ môi trường. Trong khi đó, Lê
(2018) kiểm tra 237 người ở Việt Nam để khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến việc
tiêu thụ túi phân hủy sinh học. Tác giả kết luận rằng thái độ thân thiện với môi trường
và chuẩn chủ quan có thể tăng cường sử dụng túi phân hủy sinh học. Đối với người
tiêu dùng ở các nước phát triển, kết quả của các nghiên cứu cũng rất tương đồng khi
khẳng định rằng người có thái độ tích cực với hành vi tiêu dùng xanh sẽ có khả năng
cao nảy sinh ý định tiêu dùng các sản phẩm này (Nguyễn Thị Tuyết Mai và cộng sự,
2006).
Trong một nghiên cứu gần đây của Hồng Lâm (2020) điều tra tác động của thuế
bảo vệ môi trường cùng với các nhân tố khác như thái độ, chuẩn chủ quan, mối quan
tâm về môi trường và sự sẵn có của các sản phẩm thay thế cho hành vi sử dụng túi ni
lông ở Việt Nam. Với kích thước mẫu khảo sát là 327 người, trong đó 291 bài phỏng
vấn là hợp lệ. Tác giả sử dụng mô hình lý thuyết kế hoạch hành vi có kế hoạch để
phân tích nhân tố thái độ đối với hành vi. Kết quả nghiên cứu của Hồng Lâm đã cho
thấy thái độ đối với hành vi là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc sử dụng
túi ni lông của người tiêu dùng.

40
Từ những nghiên cứu và lập luận trên, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu sau:
H2: Thái độ đối với hành vi tác động tích cực đến ý định sử dụng túi cá nhân
của người tiêu dùng.
2.3.3. Chuẩn chủ quan
Ajzen (1991) định nghĩa chuẩn chủ quan (Subjective Norms - SN) hay còn gọi
là ảnh hưởng xã hội là nhận thức của những người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng cá nhân
đó nên thực hiện hay không thực hiện hành vi. Chuẩn chủ quan có thể được mô tả là
nhận thức của cá nhân về các áp lực của xã hội đối với việc thực hiện hay không thực
hiện một hành vi nào đó.
Theo lý thuyết TRA (Fishbein và Ajzen, 1975), chuẩn chủ quan có thể được
hình thành thông qua cảm nhận các niềm tin mang tính chuẩn mực từ những người
hoặc các nhân tố xã hội có ảnh hưởng đến người tiêu dùng (như gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp, phương tiện truyền thông). Mức độ tác động của các nhân tố niềm tin
chuẩn mực chủ quan đến xu hướng mua của người tiêu dùng phụ thuộc: (1) mức độ
ủng hộ/phản đối đối với việc mua của người tiêu dùng và (2) động cơ của người tiêu
dùng làm theo mong muốn của những người có ảnh hưởng. Mức độ ảnh hưởng của
những người có liên quan đến xu hướng hành vi của người tiêu dùng và động cơ thúc
đẩy người tiêu dùng làm theo những người có liên quan là hai nhân tố cơ bản để đánh
giá chuẩn chủ quan. Mức độ thân thiết của những người có liên quan càng mạnh đối
với người tiêu dùng thì sự ảnh hưởng càng lớn tới quyết định chọn mua của họ. Niềm
tin của người tiêu dùng vào những người có liên quan càng lớn thì xu hướng chọn
mua của họ cũng bị ảnh hưởng càng lớn.
Nghiên cứu của Vũ Anh Dũng và cộng sự (2012) đã phát hiện rằng các nhân tố
xã hội như ảnh hưởng từ gia đình, xã hội là nhân tố rất quan trọng tác động đến sự
quan tâm các sản phẩm xanh của người Việt. Kế đến, nhóm tác giả này đã xây dựng
và kiểm định mô hình dựa trên lý thuyết TPB (Ajzen, 1991) với các ảnh hưởng của
các tác nhân xã hội (gia đình, xã hội, chính quyền, phương tiện truyền thông) bên
cạnh thái độ để giải thích cho hành vi tiêu dùng bền vững của người Việt.
Nghiên cứu của Vassanadumrongdee (2020) đề cập đến nhận thức của các cá
nhân về việc liệu những người khác có chấp thuận hành vi của họ hay không. Cảm
giác tội lỗi, cũng như sợ bị chỉ trích, có ảnh hưởng đến quyết định giảm thiểu sử dụng
đồ nhựa của mọi người. Chuẩn chủ quan cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định của
mọi người dưới dạng hành động biểu tượng hoặc bản sắc văn hóa.
Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết sau:
H3a: Chuẩn chủ quan tác động tích cực đối với ý định mang túi cá nhân thay
vì sử dụng túi ni lông khi đi mua sắm của người tiêu dùng.

41
Ngoài ra, căn cứ vào mô hình TPB (Ajzen, 1991), tác giả muốn kiểm định giả
thuyết xem liệu rằng chuẩn chủ quan có thể có mối quan hệ nào đó hoặc có tác động
nào đó đến thái độ đối với hành vi sử dụng túi cá nhân hay không. Vì vậy tác giả đề
xuất thêm giả thuyết sau:
H3b: Chuẩn chủ quan tác động tích cực đến thái độ đối với hành vi sử dụng
túi cá nhân của người tiêu dùng.
2.3.4. Nhân thức kiểm soát hành vi
Mặc dù phải thừa nhận sự tồn tại của nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi và
đưa vào mô hình TRA để cải tiến TPB nhưng Ajzen (1991) vẫn cho rằng kết quả
nghiên cứu về tác động của PBC tới hành vi vẫn còn tương đối không thống nhất và
cần phải nghiên cứu sâu hơn (Ajzen và Fishbein, 2005).
Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived Behavioral Control – PBC) là động
cơ cá nhân bị ảnh hưởng bởi nhận thức về mức độ khó khăn của một hành vi (Ajzen,
2015). Định nghĩa hoạt động của kiểm soát hành vi nhận thức là mức độ đánh giá
mức độ dễ dàng hoặc khó khăn của một hành vi được thực hiện. Theo Do Valle và
cộng sự (2005) nhận thức kiểm soát hành vi được đo lường bằng cách sử dụng sáu
chỉ số, đó là: khả năng mua, cảm nhận toàn bộ quyết định ở bản thân, cảm giác có thể
mua trong tương lai, có nguồn lực, thời gian, sự sẵn lòng và cơ hội.
Vassanadumrongdee (2020) cho rằng sự tiện lợi có thể đại diện cho một khía
cạnh khác của PBC vì thuận tiện khi làm điều gì đó có nghĩa là việc theo đuổi hoặc
thực hiện hành vi mới sẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra, nghiên cứu của Vassanadumrongdee
(2020) cũng cho thấy nhân tố PBC có tác động tích cực tới ý định sử dụng túi ni lông
của người tiêu dùng.
Ngoài ra, các nghiên cứu tại Việt Nam về ý định và hành vi tiêu dùng xanh lại
cho kết quả là sự tác động rất mạnh của nhân tố này. Nghiên cứu của Nguyễn Thị
Tuyết Mai và cộng sự (2018) cho thấy PBC tác động mạnh và đứng thứ hai, chỉ sau
nhân tố thái độ, tới ý định tiêu dùng xanh.
Từ các lập luận ở trên, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu sau:
H4a: Nhận thức kiểm soát hành vi ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng
túi cá nhân của người tiêu dùng.
Ngoài ra, trong nghiên cứu này, tác giả muốn kiểm định giả thuyết trong mô
hình TPB (Ajzen, 1991) xem liệu có mối quan hệ nào giữa nhân tố nhận thức kiểm
soát hành vi và thái độ đối với hành vi hay không. Vì theo ý kiến cá nhân của tác giả
thì nhận thức và thái độ đối với một hành vi có mối liên hệ với nhau. Vì vậy, tác giả
đề xuất giả thuyết:
H4b: Nhận thức kiểm soát hành vi tác động tích cực đến thái độ đối với hành vi.

42
2.3.5. Nhân tố xã hội
Nghiên cứu Aindrila Biswas (2016) đã áp dụng lý thuyết mô hình chấp nhận
công nghệ (Technology Acceptance Model) để đánh giá tác động của nhân tố xã hội
đối với hành vi tiêu dùng xanh và xem xét mức độ khác nhau của nhận thức về việc
sử dụng phương tiện truyền thông xã hội. Các kết quả đã chỉ ra rằng các nhân tố xã
hội (Social Factors - SF) có tác động tích cực đến thái độ đối với hành vi tiêu dùng
xanh của người tiêu dùng.
Trong nghiên cứu của Yaqub và Büşra (2014), nghiên cứu về tác động của nhân
tố xã hội đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng và ứng dụng với nhân viên tại
Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng thông qua việc áp dụng xã hội học, tâm lý học và nhân khẩu
học, các nhà tiếp thị có thể hiểu tại sao người tiêu dùng hình thành thái độ và ra quyết
định mua hàng. Các nghiên cứu hành vi người tiêu dùng cung cấp thông tin cho các
nhà tiếp thị, các nhà quảng cáo và các cơ quan công quyền về mức độ ảnh hưởng đến
việc lựa chọn sản phẩm và dịch vụ bởi tính cách, nhận thức, giá trị và niềm tin. Đối
với hoạt động tiếp thị, những ảnh hưởng này được nghiên cứu với nhân khẩu học bao
gồm sắc tộc, tuổi, tình trạng hôn nhân, quy mô gia đình, thu nhập, giáo dục và việc
làm (Kirchheimer, 2013). Nhân tố xã hội là chủ đề chính trong nghiên cứu của Yaqub
và Büşra (2014), trong nhân tố xã hội có 3 tiểu loại: nhóm tham chiếu, gia đình, vai
trò và trạng thái. Trong đó nhân tố xã hội ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của người
tiêu dùng bao gồm gia đình, đồng nghiệp, vai trò và địa vị xã hội.
Trong nghiên cứu của Erkan và Yilmaz (2017) về thái độ của người tiêu dùng
đối với việc sử dụng túi nhựa và túi vải, một mô hình nghiên cứu dựa trên TPB được
đề xuất để xem xét các mối quan hệ giữa nhân tố khác nhau được cho là ảnh hưởng
đến ý định sử dụng túi vải và hành vi sử dụng túi ni lông (chẳng hạn như nhận thức
về môi trường liên quan đến việc sử dụng túi ni lông, ủng hộ việc cấm sử dụng túi ni
lông) trong đó nhân tố xã hội được chứng minh là có tác động thuận chiều tới ý định.
Căn cứ lý thuyết mô hình TIB mà Triandis (1977) đã chứng minh rằng nhân tố
xã hội có tác động thuận chiều tới ý định của con người, kết hợp với mô hình nghiên
cứu của Erkan và Yilmaz (2017). Ngoài ra, cũng căn cứ vào mô hình TIB, trong
nghiên cứu này, tác giả muốn kiểm định xem liệu rằng nhân tố xã hội có ảnh hưởng
hoặc có mối quan hệ với nhân tố thái độ đối với hành vi như nghiên cứu của Aindrila
Biswas (2016) đã chứng minh hay không. Do vậy tác giả đề xuất hai giả thuyết sau:
H5a: Nhân tố xã hội tác động tích cực đến thái độ đối với hành vi sử dụng
túi cá nhân của người tiêu dùng.

43
H5b: Nhân tố xã hội tác động tích cực đến ý định sử dụng túi cá nhân của
người tiêu dùng.
2.3.6. Nhân tố tình cảm
Nhân tố tình cảm (Affective Factors - AF) bao hàm cảm xúc của một cá nhân
đối với đối tượng nào đó (Schiffman và Kanuk, 2004). Trong nghiên cứu của Eagly
và Chaiken (1993) cho rằng nhân tố tình cảm dựa trên trải nghiệm cảm xúc hoặc sở
thích của một người đối với một sự vật, sự việc nào đó. Cả ảnh hưởng tích cực (ví dụ:
thích thú) và ảnh hưởng tiêu cực (ví dụ: tức giận) đều có thể phát sinh từ trải nghiệm
với các thuộc tính của sản phẩm hoặc dịch vụ (Derbaix và Pham 1991). Ảnh hưởng
tích cực và ảnh hưởng tiêu cực có thể cung cấp cho các doanh nghiệp các đánh giá về
sự hài lòng hoặc không hài lòng về sản phẩm hoặc dịch vụ (Horley và Little 1985).
Ví dụ, những người có phản ứng tích cực trong việc trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch
vụ thì sẽ có nhiều khả năng đánh giá một cách thỏa đáng về sản phẩm hoặc dịch vụ
đó và nếu như họ trải qua những phản ứng tiêu cực thì sẽ không có khả năng đánh giá
sản phẩm dịch vụ đó một cách thoả đáng (Westbrook 1987, Eagly và Chaiken 1993,
Oliver 1993).
Fishbein và Ajzen (1975) cho rằng thói quen là yếu tố trung gian cho các ý định
và hành vi nhưng không chính thức đưa thói quen vào mô hình TPB của họ. Sau đó,
Triandis (1977) đã đề xuất một mô hình thói quen như một yếu tố dự đoán hành vi
của con người như sau:

I = (wsS + wAA + wCC)


Pa = (wHH + wII)F
Theo mô hình của Triandis, ý định (I) là một hàm của các biến xã hội (S), nhân
tố tình cảm (A) và nhận thức (C). Xác suất của một hành động (Pa) là một hàm của ý
định (I) và thói quen (H), cả hai đều được nhân với điều kiện (F). Các thử nghiệm
thực nghiệm của mô hình bởi Triandis và cộng sự (1977) cho thấy tầm quan trọng
trong việc dự đoán hành vi của ý định và nhân tố tình cảm đóng vai trò quan trọng
trong việc dự đoán ý định của con người.

Trong nghiên cứu của Salam (2015), thái độ đối hành vi mua sắm trực tuyến
được hình thành trên cơ sở các thành phần bao gồm: nhận thức và tình cảm. Smith và
Swinyard (1983) đã xác định sự nhất quán về thái độ với hành vi trong quảng cáo và
chỉ ra rằng các thành phần nhận thức và tình cảm là những nhân tố cung cấp thông

44
tin quan trọng. Pike (2008) đề xuất rằng việc đo lường thái độ của khách hàng nên
bao gồm các thành phần nhận thức, tình cảm và mối quan hệ của họ. Do đó, nghiên
cứu của Salam (2015) đã áp dụng các khái niệm của lý thuyết hình thành thái độ
(Eagly và Chaiken, 1993) để xem xét vai trò của các yếu tố nhận thức và tình cảm
tới thái độ đối với hành vi mua sắm trực tuyến. Hơn nữa, một chỉ số tổng hợp của bất
kỳ loại đầu vào nào trong hai nhân tố này mang tính dự đoán nhiều hơn về phản ứng
đánh giá đối với một đối tượng hơn là một khía cạnh nhận thức, tình cảm hoặc đồng
tình đơn lẻ (Eagly và Chaiken 1993; Fishbein và Ajzen 1975). Kết quả nghiên cứu
của Salam cho thấy nhân tố tình cảm tác động tích cực đến thái độ đối với hành vi
mua sắm trực tuyến .
Tầm quan trọng của sự nhân tố tình cảm trong hành vi vi tiêu dùng xanh được
nhấn mạnh trong nghiên cứu của MacKay (1999), người đã lưu ý rằng sự hấp dẫn của
một sản phẩm hoặc một dịch vụ là sự kết hợp của các yếu tố lý trí và tình cảm và cảm
xúc đóng một phần trong mọi quyết định mua hàng. Bei và Simpson (1995) nhận thấy
rằng hầu hết những người được hỏi (89,1%) trong nghiên cứu về tiêu dùng xanh của
mình thường cảm thấy rằng họ đang tiết kiệm môi trường khi họ mua các sản phẩm
tái chế.
Dựa vào lập luận trên, tác giả đề xuất hai giả thuyết:
H6a: Nhân tố tình cảm tác động tích cực đến thái độ đối với hành vi sử dụng
túi cá nhân của người tiêu dùng.
H6b: Nhân tố tình cảm tác động tích cực đến ý định sử dụng túi cá nhân của
người tiêu dùng.
2.3.7. Các nhân tố thuộc về nhận thức của người tiêu dùng
Theo Taylor và Todd (1995) nhận thức chính là một nhân tố quan trọng thúc
đẩy ý định và hành vi mang túi cá nhân của người tiêu dùng.
2.3.7.1. Chuẩn mực cá nhân
Chuẩn mực cá nhân được định nghĩa như một nhân tố chính của các lý thuyết
tâm lý xã hội hiện có liên quan đến các hành vi vì môi trường (Bertoldo và Castro,
2016). Khái niệm chuẩn mực cá nhân với chuẩn mực đạo đức và ý thức nghĩa vụ thực
hiện các hành động vì môi trường được sử dụng thay thế cho nhau trong các nghiên
cứu (Han, 2015; Stern và cộng sự, 1999).
Bertoldo và Castro (2016) cho rằng chuẩn mực cá nhân như là đạo đức nội tại
và loại động cơ tự chủ để tuân thủ các yêu cầu hành vi vì môi trường. Theo Schwartz

45
và cộng sự (1984), chuẩn mực cá nhân tập trung hoàn toàn vào việc đánh giá các hành
vi dưới góc độ giá trị đạo đức của một người /giá trị của bản thân. Nhiều nghiên cứu
hiện có trong các tài liệu về hành vi môi trường hiện có đã cho thấy vai trò của chuẩn
mực cá nhân trong việc hình thành ý định bảo vệ môi trường. Bertoldo và Castro
(2016) khẳng định rằng chuẩn mực cá nhân là nhân tố quyết định quan trọng nhất đối
với hoạt động vì môi trường của các cá nhân. Những phát hiện thực nghiệm của họ
cho thấy rằng chuẩn mực cá nhân đóng một vai trò quan trọng trong việc dự đoán ý
định mua thực phẩm hữu cơ và sử dụng các loại đồ dùng tái chế của các cá nhân. Gần
đây hơn, trong nghiên cứu của Poortvlietet và cộng sự (2018) gần đây về quản lý
nước thải đã chứng minh rằng chuẩn mực cá nhân vì môi trường ảnh hưởng đáng kể
đến việc người dân chấp nhận hệ thống vệ sinh mới tiết kiệm nước.
Steg và cộng sự (2005) trước đó chứng minh rằng chuẩn mực cá nhân là nhân
tố có ảnh hưởng nhất trong việc xây dựng ý định vì môi trường sinh thái. Do đó, các
chuẩn mực cá nhân có thể là nhân tố có ảnh hưởng trong việc khuyến khích các ý
định thân thiện với môi trường, cụ thể là sử dụng các loại túi cá nhân có thể tái chế,
tái sử dụng và giảm thiểu chất thải.
Ngoài ra, trong mô hình NAM, nhân tố quy gán trách nhiệm (AR) cũng là một
trong những nhân tố chính trong mô hình. Tuy nhiên tác giả chưa tìm thấy nghiên
cứu nào chứng minh được nhân tố này có tác động tới chuẩn mực cá nhân tới ý định
sử dụng túi cá nhân của người tiêu dùng. Vì vậy trong nghiên cứu này, tác giả muốn
kiểm định xem nhân tố quy gán trách nhiệm có thực sự có tác động hay mối liên hệ
nào tới chuẩn mực cá nhân hay không.
Căn cứ vào lập luận trên, tác giả đề xuất giả thuyết sau:
H7a: Chuẩn mực cá nhân tác động tích cực đến ý định mang túi cá nhân
thay vì sử dụng túi ni lông khi đi siêu thị của người tiêu dùng.
H7b: Quy gán trách nhiệm có tác động tích cực đến chuẩn mực cá nhân
2.3.2.1. Nhận thức về môi trường
Trong nghiên cứu xuyên biên giới của Chen và cộng sự (2019) về tác động của
nhận thức về môi trường đối với môi trường đã cho thấy nhận thức về môi trường của
chính phủ và công dân tác động mạnh mẽ đến môi trường và phần nào giảm thiểu ô
nhiễm. Ở những quốc gia nơi công chúng nhận thức rõ hơn về môi trường và các mối
đe dọa nghiêm trọng thì sẽ có nhiều chính sách đáng kể dành riêng cho việc chiến
đấu với sự ô nhiễm.

46
Theo nghiên cứu của Liu và cộng sự (2012), nhận thức về môi trường có tác
động đối với mức độ cạnh tranh giữa các cửa hàng bán lẻ. Những phát hiện chính
của trong nghiên cứu chỉ ra rằng nhận thức về môi trường của người tiêu dùng có liên
quan trực tiếp đến lợi nhuận của các nhà bán lẻ. Hơn nữa, lợi nhuận của nhà sản xuất
có các hoạt động thân thiện với môi trường vượt trội có thể tăng lên nếu ý thức về
môi trường của người tiêu dùng cao.
Một nghiên cứu của Schultz and Zelezny (2000) cho rằng nhận thức là thái độ
quan tâm về môi trường bắt nguồn từ quan niệm của một người và mức độ của một
cá nhân nhận thức được bản thân mình là một phần không thể thiếu của môi trường
tự nhiên, đề cập đến ý định mua của người tiêu dùng phụ thuộc vào thái độ môi trường
của họ. Thái độ đối với hành động có ảnh hưởng mạnh và tích cực đến ý định hành
động, mối quan hệ này được chỉ ra trong vài nghiên cứu (Chan, 2001; Vermeir, và
Verbeke, 2004).
Người tiêu dùng có nhận thức về môi trường sẽ hiểu được hiệu quả của việc họ
chống lại các vấn đề ô nhiễm môi trường và sẽ ý thức trách nhiệm với tương lai của
nhân loại trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên (Boztepe, 2012). Hay nói cách
khác, con người hiểu biết và nhận thức rõ các vấn đề môi trường trong tương lai gây
ra bởi các hành vi tiêu dùng của bản thân, từ đó có sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng
của mình (Kollmuss và Agyeman, 2002).
Trong nghiên cứu của Vassanadumrongdee và cộng sự (2020), nhóm tác giả đã
sử dụng mô hình TPB để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi sử dụng túi cá
nhân của người tiêu dùng Thái Lan. Kết quả từ mô hình cho thấy nhận thức, kiến
thức và tin tức về môi trường và rác thải nhựa có ảnh hưởng đến ý định thông qua
ảnh hưởng đến nhân tố PBC) và thái độ đối với việc thu phí túi ni lông. Trong nghiên
cứu của tác giả cũng phân tách nhân tố nhận thức về môi trường theo nguồn của
chúng, cụ thể:
1) Kiến thức và tin tức về chất thải nhựa bao gồm kiến thức chung và tác hại của
nhựa đối với động vật.
2) Nhận thức môi trường thông qua các chiến dịch quan hệ công chúng (PR) khác
nhau bao gồm bảng quảng cáo, mạng xã hội và áp phích.
3) Hiệu quả trực tiếp tổng thể của chiến dịch bao gồm việc nâng cao nhận thức về
giảm thiểu rác thải và việc tiếp nhận thông tin về tác động của rác thải đã được
kiểm tra.

47
Từ nghiên cứu của Vassanadumrongdee và cộng sự (2020), tác giả đã khẳng
định rằng nhân tố nhận thức về môi trường có tác động tới ý định và hành vi sử dụng
túi cá nhân thay thế túi ni lông khi đi siêu thị của người tiêu dùng. Vì vậy tác giả đề
xuất giả thuyết sau:
H8: Nhận thức về môi trường có tác động tích cực đến ý định mang túi cá
nhân thay vì sử dụng túi ni lông khi đi mua sắm của người tiêu dùng.
2.3.2.2. Nhận thức về hậu quả
Khái niệm nhận thức về hậu quả trước tiên đã được giới thiệu bởi Bauer (1960).
Nhận thức hậu quả trong quá trình mua sắm của người tiêu dùng, được xem là sự
quyết định không chắc chắn của người tiêu dùng khi mua hàng và người tiêu dùng có
thể sẽ nhận hậu quả từ quyết định này. Đối với thái độ của người tiêu dùng, nhận thức
hậu quả được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, như là: nhận thức rủi ro từ kết
quả thực hiện không tốt, nguy hiểm, rủi ro sức khoẻ và chi phí. Hoặc “cảm nhận rủi
ro là sự không chắc chắn hoặc các kết cục tiêu cực của việc mua một sản phẩm hoặc
dịch vụ" (Dowling và Staeling, 1994). Nhận thức về hậu quả của người tiêu dùng
cũng được chia thành 6 loại hậu quả: xã hội, tâm lý, thời gian, tài chính, kết quả thực
hiện và không tính bằng tiền (Mitchell, 1999).
Nhận thức về hậu quả được xem là quan trọng đối với đánh giá sự lựa chọn và
hành vi của người tiêu dùng (Campbell và Goodstein, 2001). Nhận thức về rủi ro và
hậu quả cũng được tìm thấy có ảnh hưởng tích cực đến hành tiêu dùng bền vững trong
nghiên cứu của Vũ Anh Dũng và cộng sự (2018) và hành vi tiêu dùng sản phẩm tốt
cho sức khỏe (Huỳnh Thị Ngọc Diệp và Hồ Huy Tựu, 2013).
Trong nghiên cứu này, nhận thức về hậu quả được dự kiến để có ảnh hưởng tích
cực đối với thái độ và hành vi hướng về tiêu dùng bền vững. Tác giả cho rằng hậu
quả mà người tiêu dùng có thể gặp phải khi sử dụng các sản phẩm túi ni lông là sản
phẩm không đáp ứng mong đợi, mất nhiều thời gian tiền bạc mà không có được hiệu
quả khi đi mua sắm, hoặc họ gặp phải sức ép tâm lý khi mua các sản phẩm hiện có.
Ngoài ra, tác giả có một câu hỏi nghi vấn rằng liệu nhận thức về hậu quả có thể
có mối quan hệ với các chuẩn mực cá nhân hay không.
Do đó, giả thuyết nghiên cứu được tác giả đề xuất là:
H9a: Nhận thức về hậu quả có tác động tích cực đến thái độ đối với ý định
mang túi cá nhân thay vì sử dụng túi ni lông khi đi mua sắm của người tiêu dùng.
H9b: Nhận thức về hậu quả có tác động tích cực đến chuẩn mực cá nhân

48
2.3.8. Các nhân tố bên ngoài khác
2.3.8.1. Các chính sách pháp luật
Các chính sách pháp luật được cho là ảnh hưởng rất lớn tới thói quen sử dụng
túi ni lông của nước đó. Một số công cụ chính sách thuế và những chế tài nghiêm
ngặt được xem là công cụ hữu ích nhằm tác động nên hành vi của người tiêu dùng
(Rhian Tough, 2007).

Chính phủ là nhân tố ảnh hưởng tới ý định và hành vi mang túi cá nhân của
người tiêu dùng thông qua việc ban hành các chính sách. Từ điển Bách Khoa Việt
Nam (2005) đã đưa ra khái niệm về chính sách như sau: chính sách là những chuẩn
tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một
thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương
hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh
tế, văn hoá.

Theo Lê Chi Mai (2008) thì chính sách được sử dụng rộng rãi trên sách báo,
trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong đời sống xã hội. Hiểu một cách giản
đơn, chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo hay nhà quản lý đề ra
để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình.

Theo Vũ Cao Đàm (2011) thì chính sách là các biện pháp mà một chủ thể quyền
lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi cho một hoặc một số nhóm
xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên
nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội.

Như vậy, khi chính phủ muốn tác động đến nhận thức hoặc hành vi của người
tiêu dùng thì Chính phủ sẽ ban hành các chính sách để đưa ra nhiệm vụ, đường lối,
tư tưởng để người dân thực hiện theo.

Trong nghiên cứu của Erkan Arı và cộng sự (2017) đã xem xét thái độ và hành
vi của người tiêu dùng đối với việc sử dụng túi vải và túi nhựa ở Eskis Thổ Nhĩ Kỳ.
Ý thức về môi trường liên quan đến việc sử dụng túi ni lông, áp lực xã hội, ủng hộ
việc cấm sử dụng túi ni lông, ý định sử dụng túi vải và hành vi giảm sử dụng túi ni
lông được coi là những biến tiềm ẩn trong mô hình. Ý định sử dụng túi vải và hành
vi giảm sử dụng túi ni lông được xác định là các biến tiềm ẩn nội sinh trong mô hình

49
cấu trúc SEM. Kết luận của nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tiêu dùng có ý
thức và cảm thấy chịu áp lực xã hội, có xu hướng giảm sử dụng túi ni lông và chuyển
sang sử dụng túi vải.. Đặc biệt nghiên cứu cũng hàm ý chỉ ra sức ảnh hưởng mạnh
mẽ của chính phủ trong việc hạn chế sử dụng túi ni lông. Lệnh cấm vì môi trường có
thể có tác động đến ý định và hành vi của một cá nhân và những cá nhân ủng hộ việc
cấm sử dụng túi ni lông chắc chắn có ý định và sẽ thực hiện hành vi để giảm sử dụng
túi ni lông.

Từ nghiên cứu của Erkan và Yilmaz (2017) cho thấy các chính sách pháp luật
có vai trò quan trọng trong việc đưa ra các chính sách bảo vệ môi trường. Từ đó thúc
đẩy các thói quen sử dụng túi cá nhân thay thế túi ni lông trong xã hội. Do đó tác giả
đề xuất giả thuyết:

H10: Các chính sách pháp luật có tác động tích cực đến ý định mang túi cá
nhân thay vì sử dụng túi ni lông khi đi mua sắm của người tiêu dùng.

2.3.8.2. Các chương trình tiếp thị xanh của doanh nghiệp
Tiếp thị xanh (Green Marketing – GM) hay tiếp thị môi trường bao gồm tất cả
các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu của con người và gây ra ít ảnh hưởng xấu đến
môi trường tự nhiên. Tiếp thị xanh dần trở nên quan trọng trong việc phát triển của
doanh nghiệp cũng như thu hút khách hàng. Ảnh hưởng của tiếp thị xanh có tác động
khá lớn đến ý định mang túi cá nhân của người tiêu dùng.
Định nghĩa ban đầu về tiếp thị xanh được lấy từ nghiên cứu của Banerjee (1999)
là sự triển khai các chương trình marketing hướng trực tiếp đến phân khúc thị trường
môi trường. Còn theo nghiên cứu của Polonsky (1994) định nghĩa: Tiếp thị xanh là
toàn bộ các hoạt động được tạo ra nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi trao đổi, để
thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của con người với tác động gây hại tối thiểu lên môi
trường tự nhiên. Định nghĩa của Polonsky được xem bao quát hơn. Một trong những
khái niệm tiếp thị xanh gần đây được Fuller (1999) đưa ra: Tiếp thị xanh là quá trình
lên kế hoạch, thực hiện, và kiểm soát sự phát triển, giá, khuyến mãi và phân phối của
sản phẩm thỏa mãn ba tiêu chí: thỏa mãn nhu cầu khách hàng, các mục tiêu của tổ
chức đạt được, quá trình thực hiện phải thân thiện với môi trường.
Theo American Marketing Association (Hiệp hội tiếp thị Hoa Kỳ, 2007), tiếp
thị xanh là hoạt động tiếp thị các sản phẩm được xem là an toàn cho môi trường, bao
gồm một loạt các hoạt động như cải tiến sản phẩm, thay đổi quá trình sản xuất, thay

50
đổi bao bì, cũng như thay đổi quảng cáo. Còn theo Rashad (2011), tiếp thị xanh được
hiểu là những hoạt động xúc tiến nhằm thay đổi thái độ của người tiêu dùng đến các
sản phẩm có lợi và an toàn cho môi trường.
Trên thực tế, các doanh nghiệp (trong nước và nước ngoài) đã tiếp xúc nhiều
với khái niệm tiếp thị xanh và đã có rất nhiều chương trình marketing xanh được thực
hiện. Tuy nhiên, chỉ có một số ít các doanh nghiệp nắm bắt được các nhân tố chủ chốt
và tạo ra được ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng.
Trong nghiên cứu của Vassanadumrongdee và cộng sự (2020) tác giả sử dụng
mô hình TPB để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng túi ni lông
của người dân Thái Lan. Kết quả từ mô hình khái niệm cho thấy các chiến dịch quảng
cáo (PR) có ảnh hưởng đến ý định thông qua ảnh hưởng đến chuẩn mực xã hội (SN)
và phí sử dụng túi ni lông. Hiệu ứng của PR đối với SN có thể đến từ PR trong mạng
xã hội và trong các siêu thị. Các chính sách quảng cáo của doanh nghiệp được cho
rằng có thể nâng cao sự chấp nhận của người tiêu dùng trong các chính sách bảo vệ
môi trường của Chính phủ. Do đó, những phát hiện này chỉ ra rằng chiến dịch PR và
nâng cao nhận thức về chất thải nhựa có xu hướng là những phương pháp hiệu quả
để tăng việc sử dụng túi vải có thể tái sử dụng. Hơn nữa, kết quả cho thấy những nhân
tố này sẽ tạo ra ảnh hưởng tích cực đến hành vi theo thời gian.
Các chương trình quảng cáo tiêu dùng xanh của doanh nghiệp hay các chương
trình tiếp thị nhằm bảo vệ môi trường của nhà nước đều nằm trong phạm vi các
chương trình tiếp thị xanh (Green Marketing). Vì vậy tác giả đề xuất giả thuyết sau:
H11: Các chương trình tiếp thị xanh tác động tích cực tới ý định mang túi cá
nhân thay vì sử dụng túi ni lông khi đi mua sắm ở của người tiêu dùng.
2.4. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
2.4.1. Căn cứ xây dựng mô hình
Tác giả sử dụng mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB của Ajzen (1991),
mô hình kích hoạt chuẩn mực (NAM) chủ yếu liên quan đến việc hi sinh lợi ích riêng
của một người vì hạnh phúc của người khác (Schwartz, 1977) và lý thuyết về hành vi
giữa các cá nhân (TIB) được giới thiệu bởi Triandis (1977) để làm cơ sở để xây dựng
mô hình nghiên cứu cho bài viết. Sử dụng mô hình TPB vào việc nghiên cứu hành vi
tự mang túi cá nhân đi mua sắm vì tác giả dự đoán rằng ý định tự mang túi cá nhân
đi mua sắm của người tiêu dùng tăng lên khi thái độ tích cực của họ đối với việc tự
mang túi cá nhân đi mua sắm tăng lên. Ngoài ra, ý định tự mang túi cá nhân đi mua
sắm của người tiêu dùng có khả năng tăng lên khi họ tin rằng những người khác có

51
liên quan như gia đình và bạn bè coi họ hành xử theo cách có lợi cho môi trường và
khi họ nghĩ rằng tự mang túi cá nhân đi mua sắm không phải là một nhiệm vụ khó
khăn. Việc kết hợp sử dụng mô hình TIB vì mô hình này bổ sung một số nhân tố mà
mô hình TPB chưa có như: các nhân tố bên ngoài xã hội, nhân tố cảm xúc, thói
quen,… Các nhân tố này có tác động khá lớn tới ý định và hành vi mang túi cá nhân
của một người khi đi mua sắm. Tác giả cũng áp dụng mô hình NAM khi nhận thấy ý
định và hành vi mang túi cá nhân khi đi mua sắm của người tiêu dùng tăng lên khi họ
nhận thức được những hậu quả mà túi ni lông đem lại:
Trong nghiên cứu này, tác giả cũng đã sử dụng giới tính, độ tuổi, trình độ học
vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, số lượng thành viên trong gia đình, thu nhập,
tần suất sử dụng như là các biến kiểm soát, có ảnh hưởng đến ý định và hành vi mang
túi cá nhân đi mua sắm thay vì sử dụng túi ni lông của người tiêu dùng tại thành phố
Hà Nội.
Tuy nhiên, tác giả không sử dụng nguyên bản mô hình này mà còn có một số
điều chỉnh nhất định để phù hợp với mục tiêu và bối cảnh nghiên cứu. Các điều chỉnh
cụ thể như sau:
Nghiên cứu kế thừa một số nhân tố từ các nghiên cứu trước: nghiên cứu của
Alam và cộng sự (2019), Erkan và Yilmaz (2017), Lam và Chen (2006), Triandis
(1997), Simmons và Widmar (1990). Nghiên cứu sử dụng các biến tâm lý và tình
huống, thái độ và hành vi của người tiêu dùng làm cơ sở chính cho việc phân tích và
đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố như: quy gán trách nhiệm, nhận thức về hậu quả,
hành vi, ý định, kiểm soát hành vi nhận thức, chuẩn chủ quan, thái độ đối với hành
vi, chuẩn mực cá nhân, nhận thức về môi trường, các chính sách pháp luật, nhân tố
tình cảm, nhân tố xã hội tới ý định và hành vi mang túi cá nhân khi đi mua sắm tại
Việt Nam.
Nghiên cứu bối cảnh tại Việt Nam để tìm hiểu ảnh hưởng của một số nhân tố
như: nhận thức về môi trường, chính sách pháp luật, nhân tố tình cảm, nhân tố xã hội
đến ý định và hành vi mang túi cá nhân khi đi mua sắm của người tiêu dùng Việt
Nam.
2.4.2. Mô hình nghiên cứu dự kiến
Dựa vào các căn cứ lý thuyết và tóm tắt kết quả các nghiên cứu trên đây, tác giả
dự kiến mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định và hành vi mang túi
cá nhân khi đi mua sắm tại Việt Nam như trong hình 2.5.

52
Các biến kiểm soát bao gồm các biến đã được các nghiên cứu trước đây ghi
nhận như: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, số
thành viên trong gia đình, thu nhập, lần gần nhất sử dụng túi cá nhân khi đi mua sắm,
tần suất tự mang túi cá nhân khi đi mua sắm.

Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu dự kiến


(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

53
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Ở chương 2, tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu về các nhân tố
ảnh hưởng đến ý định và hành vi mang túi cá nhân thay vì sử dụng túi ni lông khi đi
mua sắm của người tiêu dùng. Cơ sở lý thuyết này là căn cứ để xây dựng mô hình
nghiên cứu và hình thành các giả thuyết nghiên cứu. Theo đó, hành vi mang túi cá
nhân được ảnh hưởng bởi 12 biến độc lập bao gồm: ý định, thái độ đối với hành vi,
chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, nhận thức về hậu quả, quy gán trách
nhiệm, nhân tố xã hội, yếu tố tình cảm, các chương trình tiếp thị xanh, các chính sách
pháp luật, nhận thức về môi trường, chuẩn mực cá nhân.
Chương tiếp theo tác giả sẽ trình bày cụ thể về phương pháp nghiên cứu.

54
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu

Công cụ/ Phương


Hoạt động pháp
Kết quả

Nghiên cứu Khoảng trống nghiên cứu


tại bàn
Tổng quan nghiên cứu Mô hình nghiên cứu

Thang đo

Quan điểm của người tiêu dùng


về việc sử dụng túi ni lông
Nghiên cứu định tính Phỏng vấn sâu Đo lường biến nghiên cứu rút
(9 người tiêu dùng) ra những nhóm nhân tố chính
thức để đưa vào bảng hỏi.

Bảng hỏi với các thang đo được


hiệu chỉnh, bổ sung
Bảng hỏi/
Nghiên cứu định lượng sơ bộ Cronbach’s Alpha
Bảng hỏi chính thức
(60 người tiêu dùng)

Nghiên cứu định lượng chính Bảng hỏi/ Kết quả kiểm định các giả thuyết
thức (476 người tiêu dùng) nghiên cứu
Cronbach’s Alpha;
EFA, CFA, SEM

Kiến nghị, đề xuất

Tổng hợp và viết báo cáo


nghiên cứu

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu


Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở tổng quan nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được thực hiện theo các bước: ban đầu xuất phát từ ý
tưởng nghiên cứu, tác giả đã bắt đầu thực hiện tìm hiểu cơ sở lý thuyết và tổng quan
nghiên cứu để xây dựng mô hình nghiên cứu và các thang đo; sau đó, nghiên cứu định

55
lượng bằng phương pháp điều tra bảng hỏi để kiểm định độ tin cậy của các thang đo,
phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu; đưa ra các kiến nghị đề xuất cụ thể; tổng
hợp, hoàn thiện báo cáo kết quả nghiên cứu.
3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Tác giả sử dụng công cụ Google Scholar, Science Direct, Emerald Insight để
tổng hợp và thống kê các công trình nghiên cứu về hành vi sử dụng túi, tự mang túi
cá nhân đi mua sắm và các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quyết định tự mang túi đi
mua sắm của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, tác giả đã tập hợp một số công trình trong
và ngoài nước đã xuất bản về chủ đề hành vi sử dụng túi của người tiêu dùng từ hệ
thống thư viện Hà Nội và các tạp chí được đăng tải trên các trang web.
3.2. Thiết kế nghiên cứu
Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu cũng như các mục tiêu của nghiên cứu, tác giả
thiết kế quá trình nghiên cứu gồm 3 bước chính, là nghiên cứu định tính, nghiên cứu
định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức.
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng phù hợp với từng giai đoạn nghiên cứu.
Cụ thể:
Trong giai đoạn nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu được tác giả áp
dụng là phương pháp phỏng vấn sâu với đối tượng là người tiêu dùng. Đây là phương
pháp được chứng minh là có nhiều ưu điểm, như: có thể làm rõ được bản chất của
vấn đề, tìm hiểu sâu được động cơ của hành vi khách hàng… Sau đó nghiên cứu tiến
hành lấy ý kiến chuyên gia với 2 chuyên gia hiện đang kinh doanh tại các cửa hàng
bán lẻ và 2 chuyên gia đang giảng dạy về hành vi người tiêu dùng để hiệu chỉnh các
thang đo sử dụng trong nghiên cứu cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu.
Trong giai đoạn nghiên cứu định lượng sơ bộ, phương pháp nghiên cứu là khảo
sát bằng bảng hỏi và đánh giá độ tin cậy của thang đo.
Trong giai đoạn nghiên cứu định lượng chính thức, phương pháp nghiên cứu
vẫn là khảo sát bằng bảng hỏi, phần phân tích tác giả sử dụng mô hình phương trình
cấu trúc (SEM) để phân tích với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 22.0 và AMOS
22.0.

56
3.2.2. Mẫu nghiên cứu
Với nghiên cứu định tính: phương pháp chọn mẫu là mẫu mục tiêu. Tác giả tiến
hành phỏng vấn sâu với 9 người tiêu dùng tại Hà Nội. Các đối tượng này được lựa
chọn khác nhau về: tuổi, giới tính, thu nhập, học vấn,… Kết quả nghiên cứu chủ yếu
phục vụ mục tiêu: tìm hiểu về hiểu biết của người tiêu dùng thành thị Việt Nam, thăm
dò các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi mua của họ đã được tổng quan ở chương hai và
phát hiện thêm những nhân tố mới nếu có.
Với nghiên cứu định lượng: phương pháp chọn mẫu là mẫu thuận tiện. Đây là
phương pháp chọn mẫu có ưu điểm là dễ thu thập dữ liệu, phù hợp với các nghiên
cứu có nguồn lực về thời gian và tài chính hạn chế. Trong đó, số lượng mẫu thu thập
cho giai đoạn nghiên cứu định lượng sơ bộ gồm 60 người tiêu dùng, sống tại Hà Nội.
Giai đoạn nghiên cứu định lượng chính thức, số lượng mẫu thu thập gồm 536 người
tiêu dùng trở lên sống ở thành phố Hà Nội.
3.3. Nghiên cứu định tính
3.3.1. Mục tiêu của nghiên cứu định tính
Túi ni lông là một lĩnh vực nghiên cứu không còn mới mẻ với các nhà nghiên
cứu ở các nước phát triển, mặc dù đây vẫn là một chủ đề còn đang rất thu hút các nhà
nghiên cứu do các góc độ nghiên cứu về túi ni lông này khá rộng. Các nhà nghiên
cứu có thể đứng trên rất nhiều góc độ, như: sản phẩm xanh, sản phẩm đạo đức,… Tuy
nhiên, các nghiên cứu về túi ni lông ở các nước đang phát triển vẫn còn tương đối ít,
đặc biệt là các nghiên cứu có bối cảnh ở Việt Nam đăng trên các tạp chí quốc tế còn
ở mức rất khiêm tốn theo hiểu biết của tác giả. Vì vậy, có thể nói Việt Nam là một
bối cảnh nghiên cứu còn tương đối với trong các nghiên cứu về lĩnh vực sản phẩm
bảo vệ môi trường. Do đó, mặc dù các nghiên cứu trước đã chỉ ra rất nhiều nhân tố
có ảnh hưởng tới ý định và hành vi mang túi cá nhân thay vì sử dụng túi ni lông khi
đi mua sắm của người tiêu dùng nhưng trong một bối cảnh cảu một nước có nền kinh
tế mới nổi như Việt Nam, các nhân tố đó có thể không còn phù hợp. Vì vậy, nghiên
cứu định tính có thể giúp nhà nghiên cứu kiểm tra lại tính phù hợp của các nhân tố đã
được nêu ra bởi các nghiên cứu trước, đồng thời có thể giúp khám phá thêm những
nhân tố mới mang tính đặc trưng của bối cảnh.
Do đó, các mục tiêu của nghiên cứu định tính bao gồm:
Thứ nhất: Thăm dò thực trạng xu hướng sử dụng túi cá nhân khi đi siêu thị của
người tiêu dùng thành thị ở Việt Nam (hiểu biết của người tiêu dùng về túi cá nhân,…)

57
Thứ hai: Thăm dò sự phù hợp của các nhân tố thúc đẩy và cản trở có trong mô
hình sau khi tổng quan. Thăm dò, tìm hiểu những nhân tố mang tính động cơ và rào
cản mới (có thể có) của người tiêu dùng thành thị ở Việt Nam có thể tác động tới thái
độ, ý định và hành vi mang túi cá nhân thay vì sử dụng túi ni lông khi đi mua sắm
của người tiêu dùng.
3.3.2. Thiết kế nghiên cứu định tính
3.3.2.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tác giả là phương pháp phỏng vấn sâu, đây là một
trong các phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng thường xuyên, nhằm thăm
dò xem đối tượng nhà nghiên cứu quan tâm làm, suy nghĩ hay cảm thấy như thế nào
về một vấn đề nào đó. Phương pháp này có một số ưu điểm như: có thể giúp các nhà
nghiên cứu tìm hiểu chi tiết các nguyên nhân của hành vi, suy nghĩ của đối tượng;
thích hợp với các vấn đề nghiên cứu mang tính nhạy cảm; hoặc cần tránh các áp lực
có thể có của xã hội, người khác lên đối tượng; có thể giúp tìm hiểu những vấn đề
phức tạp…
Nghiên cứu định tính được tiến hành thông qua cuộc phỏng vấn sâu với 9 người
tiêu dùng tại Hà Nội theo các câu hỏi được tác giả thiết kế. Nội dung cuộc phỏng vấn
tập trung vào các vấn đề:
 Túi ni lông theo quan điểm của người tiêu dùng thành thị Việt Nam
 Ảnh hưởng của nhân tố thái độ đối với hành vi
 Ảnh hưởng của nhân tố chuẩn chủ quan
 Ảnh hưởng của nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi
 Ảnh hưởng của nhân tố ý định
 Ảnh hưởng của nhân tố hành vi
 Ảnh hưởng của nhân tố nhận thức về hậu quả
 Ảnh hưởng của nhân tố quy gán trách nhiệm
 Ảnh hưởng của nhân tố xã hội
 Ảnh hưởng của nhân tố tình cảm
 Ảnh hưởng của các chính sách của doanh nghiệp
 Ảnh hưởng của các chính sách pháp luật
 Ảnh hưởng của nhân tố nhận thức về môi trường
 Ảnh hưởng của nhân tố chuẩn mực cá nhân

58
3.3.2.2. Đối tượng nghiên cứu
Về đặc điểm của đối tượng
Đối tượng phỏng vấn sâu được xác định phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu,
ngành hàng nghiên cứu, các nhân tố dự đoán sẽ tham gia vào trong mô hình sau khi
tổng quan. Đối tượng phỏng vấn sâu của nghiên cứu bao gồm nhiều đối tượng có các
đặc điểm nhân khẩu học khác nhau, cụ thể:
- Tuổi: Các lứa tuổi khác nhau bao gồm cả người già và người trẻ
- Học vấn: Từ trung học phổ thông trở lên, đang là sinh viên Cao đẳng – Đại học
và sau Đại học.
- Nghề nghiệp: Sinh viên, văn phòng, nội trợ, công chức, công nhân (nhưng do
là nghiên cứu về hành vi sử dụng túi ni lông khi đi siêu thị nên nghiên cứu chọn
số lượng nội trợ nhiều hơn)
- Giới tính: Nam và Nữ
- Thu nhập: Để thuận tiện trong việc khảo sát, mức thu nhập được sử dụng trong
nghiên cứu được tác giả chia thành 6 nhóm như sau:

 Nhóm 1: thu nhập nhỏ hơn 6 triệu

 Nhóm 2: Thu nhập lớn hơn 6 triệu và nhỏ hơn 10 triệu

 Nhóm 3: Thu nhập lớn hơn 10 triệu và nhỏ hơn 20 triệu

 Nhóm 4: Thu nhập lớn hơn 20 triệu và nhỏ hơn 30 triệu

 Nhóm 5: Thu nhập lớn hơn 30 triệu và nhỏ hơn 40 triệu

 Nhóm 6: Thu nhập lớn hơn 40 triệu


- Số lượng thành viên trong gia đình: có 1 người, có từ 2 đến 4 người và có
nhiều hơn 4 người
Về số lượng và đặc điểm của đối tượng phỏng vấn sâu được trình bày trong
bảng 3.1 dưới đây:

59
Bảng 3.1. Đối tượng phỏng vấn sâu

Đối tượng
Tỉ Số
Đặc điểm Nhóm Tổng
lệ lượng
1 2 3 4 5 6 7 8 9

Già 18% 2 55 52

Trung
Tuổi 11 55% 6 39 29 44
niên

Trẻ 27% 3 20 18 25 27

Nam 36% 4 x x x
Giới tính 11
Nữ 64% 7 x x x x x x

Tốt
nghiệp 27% 3 x x x x x x
THPT
Học vấn 11
CĐ - Đại
45% 5 ĐH CĐ
học

Sau ĐH 28% 3 Th.S

Dưới 6
9% 1 2 5 3 2
triệu

Từ 6 -
dưới 10 18% 2 7 8
triệu

Thu nhập 11
Từ 10 -
dưới 20 27% 3 15
triệu

Từ 20 -
dưới 30 28% 3 25
triệu

60
Từ 30 -
dưới 40 9% 1 35
triệu

Trên 40
9% 1
triệu

1 người 27% 3 x

SL Thành Từ 2 - 4
45% 5 4 2 3
viên trong người 11
gia đình
Trên 4
28% 3 5 7 5 5 8
người

Nghề Nội Nội Công Tự Nội Công Tự


11 11 SV SV
nghiệp trợ trợ nhân do trợ chức do

Ghi chú:
SV: Sinh viên
Tự do: Lao động tự do
Nguồn: tổng hợp của tác giả
Số lượng đối tượng phỏng vấn sâu đã đồng ý phỏng vấn, sau khi tác giả liên hệ
qua điện thoại và gặp trực tiếp được liệt kê ở bảng 3.1.
3.3.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn sâu Nghiên cứu định tính
bằng phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện trong khoảng thười gian dự tính 1
tháng từ ngày 01 tháng 09 năm 2020 đến ngày 01 tháng 10 năm 2020, thời gian cụ
thể tuỳ thuộc vào việc sắp xếp của người được phỏng vấn.
Địa điểm nghiên cứu được xác định là địa điểm thuận tiện cho người được phỏng
vấn và theo yêu cầu của họ. Những người được phỏng vấn sâu đều là người tiêu dùng
ở Hà Nội. Hai người lao động tự do được chọn là phỏng vấn tại cửa hàng của họ (một
người tại của hàng may mặc, 1 người tại cửa hàng làm tóc, hai người lựa chọn địa
điểm phỏng vấn là tại nhà, hai sinh viên được phỏng vấn lựa chọn địa điểm là tại thư
viện của trường học, những người được phỏng vấn còn lại lựa chọn địa điểm là quán
cà phê. Về thời gian cụ thể, những người được phỏng vấn đều chủ động sắp xếp vào

61
thời gian rảnh, riêng hai người lao động tự do yêu cầu được vừa làm việc vừa trả lời
phỏng vấn nên cuộc phỏng vấn đôi lúc bị ngắt quãng.
3.3.4. Thiết kế hướng dẫn phỏng vấn sâu
Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu được thiết kế gồm một số câu hỏi định hướng,
nhằm hướng dẫn người phỏng vấn thăm dò ý kiến, quan điểm của đối tượng để phục
vụ mục tiêu nghiên cứu, Hướng dẫn phỏng vấn sâu được lập thành một bảng gồm 7
mục gợi ý cho người hỏi. Bảng hướng dẫn này thường xuyên được cập nhật bổ sung
cho các cuộc phỏng vấn của các đối tượng sau, khi trong cuộc phỏng vấn trước tác
giả phát hiện ra những nội dung quan trọng mà chưa được đưa vào.
3.3.5. Thực hiện nghiên cứu định tính
3.3.5.1. Số lượng người tham gia thực tế và thời gian trả lời
Số lượng người tham gia thực tế đạt được như mong đợi (9) người bao gồm đủ
các thành phần, cơ cấu theo các đặc điểm nhân khẩu học như đã liệt kê tại bảng 3.1.
Không có người nào phải thay đổi do không sắp xếp được thời gian.
Về thời gian các cuộc phỏng vấn sâu nằm trong khoảng từ ngắn nhất là 35 phút,
đến lâu nhất là 58 phút. Trung bình mỗi cuộc phỏng vấn diễn ra khoảng 46 phút 5
giây.
3.3.5.2. Thu thập và xử lý thông tin
Các cuộc phỏng vấn tác giả đều xin phép được ghi âm. Một số người khi tham
gia phỏng vấn vẫn đang trong quá trình làm việc nên đôi lúc thời gian phỏng vấn bị
ngắt quãng, lúc này tác giả phải tạm dừng cuộc phỏng vấn và tạm dừng ghi âm, sau
đó tiếp túc lại khi đáp viên đã lại sẵn sàng, thời gian ngắt quãng này không được tính
vào thời gian phỏng vấn.
3.4. Nghiên cứu định lượng
3.4.1. Mục tiêu nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng với mục đích kiểm tra mức
độ phù hợp của các nhân tố và các quan sát mà tác giả sử dụng trong nghiên cứu. Cụ
thể:
- Tác giả tiến hành đánh giá độ tin cậy của thang đo trong hệ số tin cậy Cronbach’s
Alpha để loại bỏ những quan sát không phù hợp.
- Kiểm định giá trị của thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá
EFA phương pháp phân tích nhân tố khẳng CFA.

62
- Phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và đánh giá mức độ
ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc.
Vì vậy, tác giả đã thực hiện phỏng vấn người tiêu dùng để có thể rút ra được
nhóm nhân tố nào phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại khu vực thành phố Hà Nội.
Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp này còn nhằm đo lường ảnh hưởng của các nhân
tố đến ý định và hành vi mang túi cá nhân đi mua sắm của người tiêu dùng. Phương
pháp này đòi hỏi phải xây dựng bảng hỏi để thực hiện điều tra. Kết quả sau khi điều
tra được cần phân tích thông qua sử dụng phần mềm SPSS 22.0 và AMOS 22.0.
Nghiên cứu này được thực hiện khảo sát trực tiếp tại các trường đại học, các
siêu thị, khu dân cư và khảo sát online trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020. Một
mẫu thuận tiện với khoảng 500 người đã được tiếp cận. Bảng khảo sát câu hỏi được
phân phối cho người tiêu dùng ở khu vực Hà Nội thông qua hai hình thức: sử dụng
Google Forms và phát bảng hỏi trực tiếp. Đối với hình thức khảo sát bằng Google
Form, tác giả đã chia sẻ đường link qua các nhóm trên các trang mạng xã hội như
Facebook…Đối với hình thực phát bảng hỏi trực tiếp, tác giả đã chào hỏi những người
tiêu dùng này tại khuôn viên và cổng các trường đại học; các bãi đỗ xe của các siêu
thị; tại các công viên, chợ, khu dân cư nơi mình sinh sống và yêu cầu họ điền vào
bảng câu hỏi về việc mang túi cá nhân thay vì sử dụng túi ni lông khi đi mua sắm.
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
3.4.2.1. Thiết kế bảng hỏi
Kết cấu bảng hỏi:

 Phần mở đầu: giới thiệu với người trả lời về mục đích, ý nghĩa và tính bảo mật
của thông tin mà họ sẽ cung cấp
 Phần 1: Tìm hiểu thông tin cá nhân của người trả lời.
 Phần 2: Tìm hiểu mức độ đồng ý của người trả lời về các phát biểu liên quan
đến các nhân tố thuộc về thái độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan, kiểm soát
hành vi nhận thức, ý định, hành vi, nhận thức về hậu quả, quy gán trách nhiệm,
nhân tố xã hội, nhân tố tình cảm, các chính sách của doanh nghiệp, chính phủ,
nhận thức về môi trường và chuẩn mực cá nhân được cho là có mối quan hệ tới
hành vi mang túi mua sắm cá nhân của người tiêu dùng.
Quy trình xây dựng bảng hỏi:
 Bước 1: Xác định thang đo và các biến quan sát cho từng thang đo.
 Bước 2: Các biến quan sát của từng thang đo phần lớn được kế thừa và dịch từ
tiếng Anh sang tiếng Việt nên để xây dựng bảng hỏi bằng tiếng Việt thì tác giả
đã dịch xuôi từ tiếng Anh sang tiếng Việt và sau đó dịch ngược lại từ tiếng Việt

63
sang tiếng Anh để đảm bảo việc chuyển đổi ngôn ngữ là chính xác, rõ ràng,
mạch lạc và không làm thay đổi đáng kể ý nghĩa của các biến quan sát trong
từng thang đo.
3.4.3. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ
3.4.3.1. Mục tiêu nghiên cứu định lượng sơ bộ
Mục tiêu chủ yếu của nghiên cứu định lượng sơ bộ là đánh giá độ tin cậy của
thang đo nhằm loại bỏ biến quan sát không phù hợp, đặc biệt là kiểm tra độ tin cậy
của các thang đó mới phát triển.
3.4.3.2. Thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ
Tác giả khảo sát 60 người tiêu dùng được chọn ra theo phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên. Bộ dỡ liệu thu thập được sử dụng để đánh giá thử độ tin cậy các biến
quan sát của nhân tố ảnh hưởng tới ý định và hành vi mang túi cá nhân thay vì sử
dụng túi ni lông khi đi mua sắm của người tiêu dùng tại Hà Nội.
3.4.3.3. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ
Trong 60 phiếu khảo sát sau khi thu về, không có phiếu nào thiếu thông tin quan
trọng và các kết quả khảo sát cho thất phiếu khảo sát phù hợp, người trả lời không có
nhầm lẫn về nội dung câu hỏi, các thang đo và quan sát đảm bảo yêu cầu của tác giả.
3.4.4. Nghiên cứu định lượng chính thức
3.4.4.1. Mục tiêu nghiên cứu định lượng chính thức
Mục tiêu của nghiên cứu định lượng chính thức trong nghiên cứu là kiểm tra
mức độ phù hợp của các giả thuyết thông qua kiểm định bằng phương trình cấu trúc
SEM. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu này, các biến quan sát và thang đo đưa vào mô
hình phải đạt được các yêu cầu về giá trị hội tụ, phân biệt và độ tin cậy, mặc dù độ
tin cậy đã được đánh giá qua trong nghiên cứu định lượng sơ bộ, nhưng ở đây vẫn
còn một số vấn đề nên vẫn cần thiết phải đánh giá lại. Do đó, nghiên cứu định lượng
chính thức có thêm một số mục tiêu phụ như sau:
Thứ nhất: kiểm tra và đánh giá lại độ tin cậy của các thang đo qua kiểm định
Cronbach’s Alpha.
Thứ hai: kiểm tra, đánh giá các độ phân biệt và hội tụ của các biến quan sát
thông qua kiểm định EFA.
Thứ ba: kiểm định các giả thuyết của mô hình bằng phân tích cấu trúc tuyến
tính SEM.

64
3.4.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu sơ cấp tác giả thu thập bằng hình thức kết hợp khảo sát trực tiếp cho
người tiêu dùng tại các địa điểm mua sắm, siêu thị,… và khảo sát online trên công cụ
Google Forms được đăng vào các nhóm mua bán trao đổi giữa những người tiêu dùng
ở khu vực thành phố Hà Nội.
Dữ liệu thứ cấp tác giả thu thập từ báo cáo và các công trình nghiên cứu được
thực hiện liên quan đến các ý định và hành vi sử dụng túi cá nhân thay cho túi ni lông
khi đi siêu thị của người tiêu dùng và các nhân tố ảnh hưởng đến ý định và hành vi
sử dụng túi cá nhân thay cho túi ni lông.
3.4.4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp: Tác giả đã sử dụng phương pháp phân
tích, so sách, tổng hợp dữ liệu.
Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp: Sau khi thu thập bảng hỏi đã được trả
lời, tác giả tiến hành lọc và làm sạch dữ liệu, mã hoá thông tin, nhập dữ liệu và phân
tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 22.0 và AMOS 22.0 theo các bước như sau:
Thứ nhất: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Mức kỳ vọng về độ tin cậy, phương pháp ước lượng, số lượng tham số cần ước
lượng và mức kỳ vọng về độ tin cậy trong nghiên cứu quyết định quy mô mẫu nghiên
cứu. Hair và cộng sự (2010) cho rằng kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào số lượng biến
quan sát được đưa vào phân tích và số quan sát phải tối thiểu gấp 5 lần so với số
lượng biến quan sát. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) xác định số
quan sát tối thiểu phải bằng 4 đến 5 lần số biến trong phân tích nhân tố.
Để đảm bảo kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao nhóm tiến hành điều tra 560 quan
sát, kết quả thu được 554 phiếu (đạt 98%), sau khi làm sạch, số phiếu được giữ lại để
tiến hành phân tích là 536 phiếu. Như vậy, khi 42 biến được đưa vào phân tích thì mẫu
nghiên cứu với 536 phiếu điều tra là phù hợp, lớn hơn so với yêu cầu kích thước mẫu tối
thiểu.

Mẫu điều tra là mọi đối tượng người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội. Số phiếu
sau khi làm sạch sẽ được thống kê theo các đặc điểm: giới tính, độ tuổi, trình độ học
vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, số thành viên trong gia đình, thu nhập, lần gần
nhất sử dụng túi cá nhân khi đi mua sắm, tần suất tự mang túi cá nhân khi đi mua
sắm.

65
Thứ hai: Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Theo
Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009), sử dụng hệ số tin cậy
Cronbach’s Alpha để loại bỏ các biến quan sát không phù hợp trước khi phân tích
nhân tố khám phá (EFA) do các biến quan sát này có thể tạo ra các nhân tố giả.
Thứ ba: Kiểm định giá trị của thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố
khám phá EFA và phân tích nhân tố khẳng định CFA

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA là phương pháp phân tích định
lượng thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau. Khi phân tích nhân tố khám
phá EFA không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà dựa vào mối tương quan giữa
các biến với nhau, từ đó, rút gọn một tập gồm nhiều biến thành một tập biến ít hơn
để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập
biến ban đầu (Hair và cộng sự, 2009).

Phân tích nhân tố khẳng định CFA là bước phân tích tiếp theo của phân tích
nhân tố khám phá EFA, bao gồm thiết kế để xác định, kiểm nghiệm và điều chỉnh các
mô hình đo lường một cách độc lập. Mục đích CFA là nhằm thiết lập các mô hình đo
lường phù hợp tốt được dùng để kiểm định mô hình cấu trúc.

3.4.5. Các biến và thang đo


Bảng 3.1. Các thang đo sử dụng trong nghiên cứu

STT Thang đo Nguồn tham khảo

1 Thái độ đối với hành vi (AB) Lam và Chen (2006)

2 Chuẩn chủ quan (SN) Alam, Lin, Ahmad, Omar và Ali


(2019)

3 Nhận thức kiểm soát hành vi (PBC) Alam, Lin, Ahmad, Omar và Ali
(2019) và 1 quan sát do tác giả phát
triển thêm

4 Ý định (IN) Alam, Lin, Ahmad, Omar và Ali


(2019)

5 Hành vi (BE) Arı và Yılmaz (2017)

6 Nhận thức về hậu quả (AC) Arı và Yılmaz (2017)

66
7 Quy gán trách nhiệm (AR) Chan, Wong, và Leung (2008)

8 Nhân tố xã hội (SF) Arı và Yılmaz (2017)

9 Nhân tố tình cảm (AF) Triandis (1977)

10 Các chính sách của doanh nghiệp (GM) Chan (2004)

11 Chính sách pháp luật (GF) Zen, Ahamad và Omar (2013)

12 Nhận thức về môi trường (AE) Simmons và Widmar (1990)

13 Chuẩn mực cá nhân (PN) Lam và Chen (2006)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp


Các thang đo được rút ra từ cở sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu, đã được
tác giả điều chỉnh theo kết quả nghiên cứu định lượng. Mỗi thang đo được đo lường
bởi một số bộ quan sát do các tác giả trước đã sử dụng trong các nghiên cứu. Tác giả
đã tập hợp các bộ quan sát cho từng thang đo dựa trên cơ sở lý thuyết và tổng quan
nghiên cứu. Hầu hết các biến quan sát được kế thừa hoàn toàn và có chỉnh sửa từ các
nghiên cứu trước, đưọc dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt và được dịch ngược lại từ
tiếng Việt sang tiếng Anh.
Bảng 3.2. Các biến quan sát được sử dụng trong nghiên cứu

STT Thang đo Nội dung Ký hiệu

Tôi thích nhận túi cá nhân (túi vải, túi thân AB1
thiện môi trường,...) miễn phí

Tôi nghĩ mang túi cá nhân (túi vải, túi thân AB2
Thái độ đối với hành
1 thiện môi trường,...) khi đi mua sắm là điều
vi (AB)
nên làm

Tôi thấy thật bất tiện khi mang những món đồ AB3
mua sắm bằng tay không

Những người có ảnh hưởng đến hành vi của SN1


tôi nghĩ rằng tôi nên đem theo túi cá nhân (túi
vải, túi thân thiện môi trường,...) khi đi mua
sắm
2 Chuẩn chủ quan (SN) Bạn bè thân thiết của tôi cho rằng tôi nên sử SN2
dụng túi cá nhân (túi vải, túi thân thiện môi
trường,...) khi đi mua sắm

Hầu hết những người quan trọng đối với tôi SN3
đều nghĩ rằng tôi nên đem theo túi cá nhân (túi

67
vải, túi thân thiện môi trường,...) khi đi mua
sắm

Tôi sẽ sử dụng túi cá nhân (túi vải, túi thân PBC1


thiện môi trường,...) khi đi mua sắm mặc dù
bạn bè khuyên tôi không nên dùng do bất tiện

Tôi không sử dụng túi cá nhân (túi vải, túi thân PBC2
thiện môi trường,...) khi đi mua sắm do bất
tiện
Nhận thức kiểm soát
3
hành vi (PBC)
Tôi hoàn toàn kiểm soát được việc sử dụng túi PBC3
cá nhân (túi vải, túi thân thiện môi trường,...)
khi đi mua sắm

Tôi có đủ khả năng mua các sản phẩm túi vải, PBC4
túi thân thiện môi trường,... để sử dụng khi đi
mua sắm

Tôi sẽ mua các sản phẩm túi vải, túi thân thiện IN1
môi trường,... để sử dụng khi đi mua sắm

Tôi dự định vẫn tiếp tục lựa chọn mua các sản IN2
phẩm túi vải, túi thân thiện môi trường,...để đi
4 Ý định (IN)
mua sắm tương lai

Tôi sẽ giới thiệu cho mọi người cùng sử dụng IN3


sản phẩm túi vải, túi thân thiện môi trường,...
thân thiện với môi trường

Nếu túi ni lông được phát tại máy tính tiền BE1
KHÔNG MIỄN PHÍ thì tôi sẽ sử dụng ít túi ni
lông hơn
Hành vi (BE) Nếu các siêu thị giảm giá cho những người BE2
5
mua sắm tự mang theo túi vải, tôi sẽ sử dụng
ít túi nhựa hơn

Tôi thường xuyên tự mang túi cá nhân (túi vải, BE3


túi thân thiện môi trường,...) khi đi mua sắm

Các loại túi sử ni lông gây ảnh hưởng xấu tới AC1
môi trường

Nhận thức về hậu quả Các loại túi ni lông tăng nguy cơ gây ung thư AC2
6
(AC) cho con người

Các loại túi ni lông gây hại tới các loài động AC3
thực vật

68
Rác thải từ túi ni lông tác động tiêu cực tới AC4
chất lượng không khí

Tôi có nghĩa vụ phải mang túi vải, túi thân AR1


thiện với môi trường,... khi đi mua sắm xét về
mặt đạo đức
Quy gán trách nhiệm Mang theo túi cá nhân (túi vải, túi thân thiện AR2
7 (AR) với môi trường,...) khi đi mua sắm là hành vi
có đạo đức

Hành vi khi đi mua sắm tôi mang theo túi cá AR3


nhân (túi vải, túi thân thiện với môi trường,...)
là đúng về mặt đạo đức

Nếu hàng xóm của tôi sử dụng túi vải, túi thân SF1
thiện với môi trường,... thay vì túi ni lông,
nhiều khả năng tôi sẽ sử dụng túi vải
8 Nhân tố xã hội (SF)
Nếu những người đáng kể khác sử dụng túi SF2
vải, túi thân thiện với môi trường,... thay vì túi
nhựa, thì nhiều khả năng tôi sẽ sử dụng túi vải

Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người AF1


nguồn lực để phát triển

Một số hành vi sẽ thay đổi nếu hành vi đó đem AF2


Nhân tố tình cảm
9 lại hậu quả xấu
(AF)
Nếu môi trường đem lại cho con người một AF3
cuộc sống tốt đẹp thì con người không được
làm hại môi trường

Các quảng cáo của các doanh nghiệp về môi GM1


trường luôn phóng đại

Các chính sách của Các quảng cáo về môi trường được sản xuất GM2
10
doanh nghiệp (GM) kém và không hấp dẫn

Nội dung quảng cáo về môi trường ít liên quan GM3


đến cuộc sống hàng ngày

Việc sử dụng túi ni lông của tôi không thay GF1


đổi khi có “lệnh cấm túi ni lông”

Chính sách pháp luật Nếu “lệnh cấm túi ni lông” được gỡ bỏ, tôi GF2
11
(GF) nghĩ mình sẽ sử dụng nhiều túi ni lông hơn

“Lệnh cấm túi ni lông” đã có tác động tích cực GF3


đến môi trường

69
Tôi ủng hộ “Lệnh cấm túi ni lông” để giảm GF4
hơn nữa việc sử dụng túi ni lông và tác động
của túi ni lông đối với môi trường

Nếu con người sử dụng túi ni lông quá nhiều AE1


làm ô nhiễm môi trường thì túi vải là một giải
pháp hữu ích để bảo vệ môi trường

Nhận thức về môi Tôi không đồng ý với quan điểm sử dụng túi AE2
trường (AE) vải để bảo vệ môi trường

Nếu chúng ta không bắt đầu bảo vệ những tài AE3


nguyên thiên nhiên thì thế hệ tương lai sẽ phải
sống với chất lượng cuộc sống thấp hơn
12
Người tiêu dùng phải có trách nhiệm đối với AE4
việc xử lí thích hợp chất thải từ những thứ họ
mua

Công nghệ sẽ giải quyết vấn đề về tài nguyên AE5


môi trường

Những chiếc túi không thể phân hủy nên bị AE6


cấm

Mọi công dân có nghĩa vụ tránh sử dụng túi ni PN1


lông

Tôi cảm thấy có nghĩa vụ tuân thủ quy định PN2


Chuẩn mực cá nhân
13 hạn chế túi nhựa của chính phủ
(PN)
Nếu nhiều người không tuân thủ những hạn PN3
chế về quy định sử dụng túi ni lông thì tôi sẽ
cũng không tuân thủ những hạn chế đó

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp


Các biến được đo lường bằng thang đo Likert với thang điểm đánh giá từ 1 đến
5. Mức độ đồng ý của người trả lời sẽ tăng dần từ 1 đến 5. Tương ứng: 1 – hoàn toàn
không đồng ý, 2 – không đồng ý, 3 – trung hòa, 4 – đồng ý, 5 – hoàn toàn đồng ý.

70
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Ở chương 3, tác giả trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thu
thập dữ liệu, kiểm định thang đo. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định
tính và nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính được áp dụng với
kỹ thuật phỏng vấn sâu để xem xét sự phù hợp và mở rộng mô hình nghiên cứu. Sau
đó tác giả trình bày cụ thể cách thức xây cách thức xây dựng và lựa chọn thang đo
cho các biến trong mô hình, cách thức xác định quy mô mẫu và phương thức thu thập
dữ liệu đã được thực hiện. Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập bằng bảng hỏi thông
qua phương pháp trực tiếp và qua mạng Internet. Các phương pháp phân tích dữ liệu
được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: kiểm định độ tin cậy các thang đo bằng
Cronbach’s Alpha, kiểm định giá trị hội tụ và phân biệt các biến quan sát bằng EFA,
kiểm định nhân tố khám phá CFA cho các thang đo và cho toàn bộ mô hình, kiểm
định các giả thuyết của mô hình bằng phân tích cấu trúc tuyến tính SEM.
Chương tiếp theo tác giả sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu.

71
CHƯƠNG 4:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Kết quả nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính đã thu thập được một số ý kiến của người tiêu dùng như
sau:
4.1.1. Túi ni lông theo quan điểm của người tiêu dùng thành thị Việt Nam
Từ khi xuất hiện túi ni lông, người dân Việt Nam đã thay thế các loại túi và bao
bì truyền thống phục vụ cho quá trình đóng gói và vận chuyển. Ưu điểm của túi ni
lông là quá rẻ, quá tiện lợi nên rất nhiều người căn bản là không muốn tái sử dụng.
Đáp viên 1:
“... Túi ni lông thì đúng thật quá tiện và rẻ, tháng nào tôi cũng mua 1 bịch ấy
mà, mỗi ngày dùng khoảng cái để lót thùng rác, lúc đi chợ và siêu thị thì người ta
cũng cho thực phẩm bọc vào túi ni lông…”
Đáp viên 5:
“…à mỗi lần đi siêu thị là đều được phát túi ni lông nên mình không cần giữ lại
để tái sử dụng làm gì cả, cũng một phần vì túi ni lông đã sử dụng rồi thì bị bẩn và
dính mùi đồ ăn nên dùng 1 lần rồi bỏ…”
Theo ý kiến cá nhân của tác giả thì có lẽ đây là động lực mạnh nhất của người
tiêu dùng thành thị Việt Nam trong việc sử dụng túi ni lông khi đi mua sắm. Điều này
xuất phát từ thực tế khi túi ni lông quá rẻ, khi các cửa hàng bán lẻ tính toán chi phí
bỏ ra để kinh doanh thì họ sẽ đặt túi ni lông lên vị trí đầu tiên trong khâu đóng gói và
vận chuyển sản phẩm cho khách hàng. Do đó thói quen sử dụng túi ni lông không chỉ
bởi các nguyên nhân chủ quan của người tiêu dùng mà còn một phần là do các cửa
hàng bán lẻ, siêu thị, đại lý.
4.1.2. Ảnh hưởng của nhân tố thái độ đối với hành vi
Đáp viên 2:
“...chị thích mua sắm đồ trong siêu thị và bọc bằng túi ni lông trắng vì trông nó
sạch sẽ và tiện…”
Đáp viên 3:
“…bác thích được nhận túi ni lông miễn phí trong siêu thị sau khi mua sắm vì
tan làm là tôi đi siêu thị luôn nên không chuẩn bị được túi cá nhân ở nhà đi…à mỗi

72
lần vào siêu thị mua sắm rất nhiều đồ khác nhau và để bao bọc được thì vẫn phải có
thêm túi ni lông, đúng không…”
Như vậy, người tiêu dùng hầu hết thích việc được nhận túi ni lông khi đi mua
sắm do tính tiện lợi và cho họ cảm giác “sạch sẽ” hơn.
4.1.3. Ảnh hưởng của nhân tố chuẩn chủ quan
Những người tham gia phỏng vấn hầu hết cho rằng họ không bị ảnh hưởng bởi
các ý kiến xung quanh, tuy nhiên nếu đó là ý kiến hoặc lời khuyên của những người
quan trọng đối với họ thì sẽ có thể tác động tới ý định sử dụng túi cá nhân trong tương
lai. Dưới dây là một số chia sẻ của người tham gia phỏng vấn:
“… trong nhà tôi mọi người cũng không có ý kiến gì về việc sử dụng túi ni lông
là tốt hay là xấu cả…à cũng có một vài lần bạn bè tôi bảo không nên đựng đồ ăn
bằng mấy đồ nhựa vì nó có hại nhưng nói thật là cũng chẳng thay đổi được…”
Đáp viên 3:
“... ngày trước bác sử dụng túi ni lông thường xuyên nhưng từ khi các con bác
không dùng túi ni lông nữa mà thay bằng túi giấy thì bây giờ bác cũng bỏ hẳn thói
quen sử dụng túi ni lông rồi…”
Đáp viên 1:
“… à mình cũng có một số người bạn cho rằng sử dụng túi ni lông là có hại
nhưng mình nghĩ dùng một lúc khi đi siêu thị thì cũng chẳng hại lắm…”
4.1.4. Ảnh hưởng của nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi
Những người tham gia phỏng vấn thừa nhận rằng họ hoàn toàn có khả năng
kiểm soát hành vi sử dụng túi ni lông của mình và nếu họ nhận thức được việc sử
dụng túi cá nhân của mỗi cá nhân trong xã hội là điêu nên làm thì khả năng cao là họ
sẽ sử dụng túi cá nhân thay túi ni lông khi đi siêu thị.
Một số ý kiến tác giả thu thập được như sau:
Đáp viên 6:
“… một số bạn bè bảo anh cứ sử dụng túi ni lông đi nhưng mình dùng quen túi
giấy rồi không thay đổi được…”

73
Đáp viên 3:
“… bác nghĩ là dùng túi cá nhân tốt mà, túi ni lông thì đúng là tiện thật nhưng
chỉ khi nào đi siêu thị mua quá nhiều đồ thì bác mới dùng thôi chứ dùng túi ni lông
cũng độc hại lắm…”
4.1.5. Ảnh hưởng của nhân tố ý định
Đáp viên 4:
“... Khi đi mua sắm ở cửa hàng Tokyo Life, nhân viên thanh toán thường hỏi
chị có muốn bỏ ra 2000 đồng để sử dụng túi thân thiện với môi trường hay không.
Nếu không thì phải tự bỏ túi cá nhân của mình để mang đồ về… chị vẫn chấp nhận
bỏ ra 2000 đồng để sử dụng túi thân thiện môi trường…”
Đáp viên 9:
“… Thường thì túi ni lông rất rẻ còn túi thân thiện với môi trường như túi giấy
thì hơi đắt, trong tương lai nếu túi ni lông được phát miễn phí thì cô vẫn sẽ dùng khi
đi siêu thị còn nếu không thì cô sẽ mua các sản phẩm túi vải để sử dụng để đi siêu
thị…”
4.1.6. Ảnh hưởng của nhân tố nhận thức về hậu quả
Ngoài nhân tố ý định ra, hầu hết người tham gia phỏng vấn đều khẳng định rằng
nhân tố nhận thức về hậu quả có sức ảnh hưởng không nhỏ tới ý định và hành vi của
người tiêu dùng trong việc sử dụng túi ni lông khi đi siêu thị. Câu trả lời nổi bật mà
tác giả thu thập được như sau:
Đáp viên 8:
“…Tôi làm trong nhà nước cũng nhiều năm rồi, cũng có cơ hội tiếp xúc với
nhiều doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực môi trường, tôi thấy hậu quả của việc thiếu
hiểu biết về bảo về môi trường chính là khiến môi trường sống của con người trở nên
độc hại hơn. Ngay như bản thân tôi cảm nhận bây giờ mỗi khi đi ra đường là lúc nào
cũng sẽ thấy vô số các loại bụi và loại mùi trong không khí… Còn về tác hại của túi
ni lông đối với môi trường sống của con người thì nó không hiển thị trực tiếp trước
mắt nên con người thường quên mất rằng hậu quả của túi ni lông tới môi trường là
cực kỳ lớn, nhất là các loài sinh vật biển...Vì vậy nên tôi chắc chắn sẽ giảm thiểu việc
sử dụng túi ni lông khi đi siêu thị…”

74
4.1.7. Ảnh hưởng của nhân tố quy gán trách nhiệm
Trong quá trình phỏng vấn các đáp viên, tác giả nhận thấy hầu hết các đáp viên
đều nhận thức được hậu quả của túi ni lông tới môi trường nhưng lại không cho rằng
bản thân họ có nghĩa vụ hay có trách nhiệm giảm thiểu sử dụng túi ni lông. Một số ý
kiến tác giả thu thập được như sau:
Đáp viên 1:
“…Tôi không cho rằng sử dụng túi ni lông lại là 1 hành động trái đạo đức và
tôi nghĩ rằng việc sử dụng túi cá nhân đi siêu thị nó liên quan tới sở thích cá nhân
hơn là trách nhiệm của mỗi người. Tuy nhiên nếu sử dụng túi cá nhân giúp giảm thiểu
túi ni lông thì cũng sẽ rất tốt cho môi trường vì bây giờ tôi cũng thấy rác thải ni lông
đầy rẫy trên khắp tuyến phố Hà Nội…”
Đáp viên 9:
“…Cô nghĩ là việc sử dụng túi cá nhân đi siêu thị là 1 điều nên làm và nó nên
trở thành 1 quy chuẩn đạo đức trong xã hội thì có lẽ sẽ có tác dụng hơn…”
4.1.8. Ảnh hưởng của nhân tố xã hội
Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, do đó, môi trường xã
hội có tác động sâu sắc đến quá trình thực hiện hành vi hóa của mỗi cá nhân con
người. Trong quá trình phỏng vấn, tác giả nhận thấy nhân tố xã hội tác động mạnh
mẽ đến thái độ đối với hành vi. Một số câu trả lời được tác giả thu thập lại như sau:
Đáp viên 4:
“…Thói quen sử dụng túi ni lông của con người 1 phần theo tôi nghĩ cũng do
cộng đồng hình thành nên. Tôi nghĩ nếu xung quanh tôi ai cũng sử dụng túi vải thay
túi ni lông khi đi chợ hay siêu thị thì có lẽ tôi sẽ cũng sử dụng túi vải…”
Đáp viên 5:
“...Em cảm thấy túi ni lông không đem lại hậu quả xấu cho mình nên mình vẫn
sẽ sử dụng. Tuy nhiên nếu cả xã hội cho rằng cần bảo vệ môi trường thì có lẽ em sẽ
suy nghĩ đến việc sử dụng túi giấy, túi vải nhiều hơn…”
4.1.9. Ảnh hưởng của nhân tố tình cảm
Trong quá trình phỏng vấn, tác giả nhận ra rằng nhân tố tình cảm có thể tác động
trực tiếp đến ý định và hành vi của con người. Một số ý kiến nổi bật mà tác giả thu
thập được:

75
Đáp viên 1:
“… Môi trường sống rất quan trọng ấy chứ, nếu môi trường sống tốt thì con
người mới khoẻ mạnh được. Thứ hai nữa là không có môi trường thì con người không
thể tồn tại…Giảm thiểu túi ni lông bằng việc sử dụng túi cá nhân cũng là 1 việc tốt,
nên làm, mình nghĩ như vậy…”
Đáp viên 3:
“… Con người phải biết cách bảo vệ môi trường vì môi trường sống rất đáng
quý. Kiểu như môi trường là nơi cung cấp nguồn lực cho con người có thể phát triển
hơn nên nếu không biết quý trọng môi trường thì trong tương lai chính con người sẽ
nhận lại hậu quả xấu…”
4.1.10.Ảnh hưởng của các chính sách của doanh nghiệp
Các chương trình tiếp thị xanh được xem là một nhân tố quan trọng trong việc
thay đổi hành vi sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường đặc biệt là ý định
và hành vi mang túi cá nhân thay vì sử dụng túi ni lông khi đi mua sắm của người
tiêu dùng đi mua sắm thay vì túi ni lông. Theo như kết quả nghiên cứu thì những
người trẻ và trung niên rất ủng hộ các chương trình chính sách của doanh nghiệp còn
những người già thì thường không quan tâm đến các chương trình này. Một số ý kiến
tác giả thu thập được như sau:
Đáp viên 6:
“…Theo anh thì các chương trình marketing bảo vệ môi trường là cực kì quan
trọng, nó 1 phần sẽ tác động tới trực giác cảu những người tiêu dùng và có thể khiến
họ nhận thức được một điều gì đó…”
Đáp viên 9:
“… Các cái quảng cáo trong siêu thị bác cũng không để ý cho lắm vì cũng chỉ
quan tâm là giá với sản phẩm tốt hay không thôi còn chương trình xanh gì đó nói thật
bác cũng không biết…”
Đáp viên 8:
“… Theo mình, thời đại hiện nay các siêu thị ngoài trách nhiệm bán và cung
cấp sản phẩm ra thì cũng cần phải tựu nhận thức được trách nhiệm trong việc bảo
vệ môi trường sống của con người bằng việc đưa ra các chương trình tiếp thị sản
phẩm xanh, ủng hộ lối sống xanh và giảm thiểu túi nhựa…”

76
4.1.11.Ảnh hưởng của chính sách pháp luật
Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc ban hành những chính sách nhằm
bảo vệ môi trường. Trong quá trình nghiên cứu, dựa trên những thông tin thu thập
được, tác giả nhận ra rằng chính sách pháp luật tác động trực tiếp đến hành vi sử dụng
túi ni lông của con người. Một số ý kiến thu thập được như sau:
Đáp viên 1:
“… Nếu chính phủ đưa ra lệnh cấm túi ni lông thì mình sẽ tuân thủ và có lẽ sẽ
sử dụng túi vải, túi giấy…”
Đáp viên 5:
“… Việt Nam mình hiện tại chưa có lệnh cấm túi ni lông hay chính sách giảm
thiểu nên có lẽ dùng túi ni lông cũng không sao đâu…”
Đáp viên 7:
“…Mình thấy vai trò của chính phủ là quan trọng nhất, theo mình biết thì trên
thế giới có nhiều nước chính phủ đã ban hành lệnh cấm giúp giảm thiểu được việc sử
dụng túi ni lông khi đi siêu thị rất hiệu quả đó…”
Đáp viên 8:
“…Chỉ cần Việt Nam quyết tâm làm, bắt nguồn từ sự quyết tâm của toàn Đảng,
toàn dân ta thì chắc chắn sẽ giảm thiểu được việc sử dụng túi ni lông. Điều này thì
cần có những chính sách cụ thể của chính phủ…”
4.1.12.Ảnh hưởng của nhân tố nhận thức về môi trường
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy hầu hết các đáp viên đều đồng ý
rằng nếu con người sử dụng túi ni lông quá nhiều làm ô nhiễm môi trường thì cần
một giải pháp thay thế túi ni lông để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên cũng có một số ý
kiến khác như sau:
Đáp viên 5:
“…Việc sử dụng túi ni lông bừa bãi sẽ khiến môi trường bị ô nhiễm nhưng nếu
con người sử dụng có ý thức thì sẽ không ảnh hưởng đến môi trường, ngược lại còn
tiết kiệm chi phí sử dụng túi vải…”
Đáp viên 7:
“… Mình nghĩ rằng sử dụng túi vải thay túi ni lông chắc đã giúp giảm thiểu
được rác từ ni lông xuống mà cần có những giải pháp mạnh hơn…”

77
4.1.13.Ảnh hưởng của nhân tố chuẩn mực cá nhân
Sau quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy nhân tố chuẩn mực cá nhân tác động
trực tiếp tới ý định sử dụng túi ni lông của con người tuy nhiên nhân tố này cũng phụ
thuộc vào việc mọi người nhận ra trách nhiệm của bản thân để bảo vệ môi trường
cũng như nhận thức được các hậu quả do phá huỷ môi trường mang lại. Một số ý kiến
thu thập được như sau:
Đáp viên 6:
“…Anh nghĩ nếu con người thấy trước được hậu quả của rác thải ni lông trong
tương lai thì họ sẽ lập tức hạn chế sử dụng túi ni lông và thay đổi hành vi tiêu dùng
của mình…”
Đáp viên 8:
“…Tôi cho rằng để bảo tồn cho tương lai môi trường được phát triển và trong
lành hơn thì mỗi người phải tự nhận thấy mình có nghĩa vụ phải bảo vệ nó...”
Các cuộc phỏng vấn được thực hiện trong khoảng 35 phút đến 58 phút. Trung
bình mỗi cuộc phỏng vấn diễn ra khoảng 46 phút 5 giây. Nội dung cuộc phỏng vấn
được lưu trữ, tổng hợp và phân tích để kết luận về các nhân tố trong mô hình nghiên
cứu. Từ kết quả phỏng vấn, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức bao gồm
các nhân tố: ý định (IN), chuẩn chủ quan (SN), thái độ đối với hành vi (AB), hành vi
(BE), nhận thức về hậu quả (AC), quy gán trách nhiệm (AR), nhân tố xã hội (SF),
nhân tố tình cảm (AF), các chương trình tiếp thị xanh (GM), các chính sách pháp luật
(GF), nhận thức về môi trường (AE), chuẩn mực cá nhân (PN), nhận thức kiểm soát
hành vi (PBC).

78
Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu chính thức
Nguồn: Tác giả tổng hợp

4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng


4.2.1. Thống kê mẫu nghiên cứu
Thống kê 536 quan sát trong nghiên cứu định lượng sơ bộ cho thấy số người
tham gia khảo sát về hành vi mang túi mua sắm cá nhân phần lớn là nữ (chiếm 71,6%);
trong đó có một số lượng lớn người nằm trong độ tuổi từ 20 đến 29 (chiếm 38,81%),
sau đó là người từ 30 đến 39 tuổi (chiếm 27,05%); hầu hết những người tham gia
khảo sát có trình độ học vấn là đại học, cao đẳng (chiếm 63,25%); nghề nghiệp chủ
yếu là công chức (chiếm 32,84%); tình trạng hôn nhân phổ biến nhất của những người
tham gia khảo sát là đã kết hôn với 249 phiếu (chiếm 46,46%); số thành viên trong
gia đình phần lớn trong khoảng 2 đến 4 người (chiếm 68,47%), tiếp sau là khoảng
trên 4 người (chiếm 23,88%); thu nhập phần lớn vào khoảng từ 10 – 20 triệu
đồng/tháng (chiếm 34,33%). Bên cạnh đó, có rất nhiều người đã hoặc đang sử dụng
túi mua sắm cá nhân (chiếm 68,7%); số người chưa từng sử dụng túi mua sắm cá
nhân chiếm 31,3% và số người vừa sử dụng ở tuần gần nhất chiếm 28,4%; tần suất
sử dụng phần lớn là thỉnh thoảng (chiếm 53,2%).

79
Bảng 4.1. Thống kê mẫu nghiên cứu định lượng chính thức

TIÊU CHÍ SỐ QUAN SÁT PHẦN TRĂM (%)

Giới tính 536 100.00

Nam 151 28.2

Nữ 384 71.6

Tuổi 536 100.00

Dưới 20 56 10.45

Từ 20 đến 29 208 38.81

Từ 30 đến 39 145 27.05

Từ 40 đến 49 48 8.96

Từ 50 đến 59 64 11.94

Trên 60 15 2.80

Trình độ học vấn 536 100.00

Tốt nghiệp THPT 114 21.27

Đại học, Cao Đẳng 339 63.25

Sau đại học 47 8.77

Khác 36 6.72

Nghề nghiệp 536 100.00

Sinh viên 98 18.28

Nhân viên văn phòng 114 21.27

Công chức 176 32.84

Nội trợ 79 14.74

Tự do 69 12.87

Tình trạng hôn nhân 536 100.00

Độc thân 235 43.84

Đã kết hôn 249 46.46

80
Ly hôn 36 6.72

Khác 16 2.99

Số thành viên trong gia đình 536 100.00

1 người 41 7.65

Từ 2 đến 4 người 367 68.47

Trên 4 người 128 23.88

Thu nhập 536 100.00

Dưới 6 triệu đồng 77 14.37

Từ 6 – 10 triệu đồng 139 25.93

Từ 10 – 20 triệu đồng 184 34.33

Từ 20 – 30 triệu đồng 65 12.13

Từ 30 – 40 triệu đồng 41 7.65

Trên 40 triệu đồng 30 5.60

Lịch sử dùng túi cá nhân 536 100

Chưa bao giờ 168 31,3

Đã hoặc đang sử dụng 368 68,7


Thời gian sử dụng gần nhất 536 100
Chưa bao giờ 168 31,3
Tuần trước 152 28,4
Tháng trước 104 19,4
Năm trước 93 17,4
Nhiều năm trước 19 3,5
Tần suất sử dụng 536 100
Chưa bao giờ 168 31,3
Thỉnh thoảng 285 53,2

Thường xuyên 83 15,5

Nguồn: Tác giả tổng hợp

81
4.2.2. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Kiểm định Cronbach’s Alpha là kiểm định nhằm phân tích, đánh giá độ tin cậy
của thang đo. Hệ số tương quan biến tổng là hệ số cho biến mức độ liên kết giữa một
biến quan sát trong nhân tố với các biến còn lại; để xem mức độ đóng góp vào giá trị
khái niệm của nhân tố của một biến quan sát cụ thể. Tiêu chuẩn để đánh giá một biến
có thực sự đóng góp giá trị vào nhân tố hay không là hệ số tương quan biến tổng phải
lớn hơn 0,3. Tác giả tiến hành kiểm định này để tìm hiểu xem các biến quan sát có
cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay không. Giá trị đóng góp nhiều hay ít
được phản ánh thông qua hệ số tương quan biến - tổng, qua đó cho phép loại bỏ những
biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu.
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), thang đo sẽ được coi
là hợp lệ nếu thỏa mãn các tiêu chuẩn như hệ số alpha của thang đo lớn hơn 0,6; hệ
số tương quan của các biến thành phần với biến tổng phải lớn hơn 0,3; nếu loại bỏ
một thành phần bất kỳ không làm tăng độ tin cậy của thang đo.
4.2.3. Kiểm định thang đo thái độ đối với hành vi (AB)
Bảng 4.2. Độ tin cậy của nhân tố AB

Cronbach’s Alpha = 0,797

Giá trị trung Tương quan Giá trị


Sự khác biệt về
bình nếu biến biến – tổng đã Cronbach’s
Biến quan sát giá trị nếu quan
quan sát bị xóa được hiệu Alpha nếu quan
sát bị xóa bỏ
bỏ chỉnh sát bị xóa bỏ

AB1 8,278 2,160 0,637 0,732

AB2 8,187 2,373 0,632 0,733

AB3 8,509 2,490 0,662 0,707

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS 22.0


Hệ số Cronbach’s Alpha tính được cho 3 biến của thang đo thái độ đối với
hành vi là 0,797 lớn hơn 0,6. Hệ số tương quan biến – tổng tính cho từng biến
đều lớn hơn 0,3 nên không cần loại bỏ quan sát nào khỏi thang đo. Bên cạnh đó,
các giá trị Cronbach’s Alpha nếu quan sát bị bỏ của cả 3 biến đều nhỏ hơn
Cronbach’s Alpha của thang đo (0,797) nên thang đo thái độ đối với hành vi sẽ
bao gồm 3 biến trên.

82
4.2.4. Kiểm định thang đo chuẩn chủ quan (SN)
Bảng 4.3. Độ tin cậy của nhân tố SN

Cronbach’s Alpha = 0,858


Giá trị trung Tương quan Giá trị
Sự khác biệt về
bình nếu biến biến – tổng đã Cronbach’s
Biến quan sát giá trị nếu quan
quan sát bị xóa được hiệu Alpha nếu quan
sát bị xóa bỏ
bỏ chỉnh sát bị xóa bỏ
SN1 6,983 3,018 0,681 0,849
SN2 7,028 2,812 0,764 0,771
SN3 7,123 2,863 0,753 0,781

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS 22.0


Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo chuẩn chủ quan được tính cho 3 biến trên
là 0,858 (lớn hơn 0,6). Như vậy, thang đo này phù hợp để đo lường. Các hệ số tương
quan biến – tổng tính cho từng biến quan sát đều lớn hơn 0,3 và các giá trị Cronbach’s
Alpha nếu quan sát bị bỏ của cả 3 biến đều nhỏ hơn Cronbach’s Alpha của thang đo
nên thang đo chuẩn chủ quan sẽ bao gồm cả 3 biến trên.
4.2.5. Kiểm định thang đo nhận thức kiểm soát hành vi (PBC)
Bảng 4.4. Độ tin cậy của nhân tố PBC

Cronbach’s Alpha = 0,678

Giá trị trung Tương quan Giá trị


Sự khác biệt về
bình nếu biến biến – tổng đã Cronbach’s
Biến quan sát giá trị nếu quan
quan sát bị xóa được hiệu Alpha nếu quan
sát bị xóa bỏ
bỏ chỉnh sát bị xóa bỏ

PBC1 11,090 4,459 0,707 0,471

PBC2 11,315 5,390 0,175 0,821

PBC3 11,254 4,586 0,562 0,548

PBC4 11,056 4,565 0,526 0,569

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm SPSS 22.0
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo nhận thức kiểm soát hành vi được tính
cho 4 biến là 0,678 (lớn hơn 0,6). Tuy nhiên, hệ số tương quan biến – tổng của biến
PBC2 thì hệ số này là 0,175 (nhỏ hơn 0,3) và giá trị Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ

83
biến PBC2 là 0,821 (lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo). Chính vì vậy, để
thang đo tốt hơn cần loại bỏ biến PBC2. Kết quả kiểm định lại thang đo nhận thức
kiểm soát hành vi như sau:
Bảng 4.5. Độ tin cậy của nhân tố PBC

Cronbach’s Alpha = 0,821

Giá trị trung Tương quan Giá trị


Sự khác biệt về
bình nếu biến biến – tổng đã Cronbach’s
Biến quan sát giá trị nếu quan
quan sát bị xóa được hiệu Alpha nếu quan
sát bị xóa bỏ
bỏ chỉnh sát bị xóa bỏ

PBC1 7,500 2,598 0,786 0,652

PBC3 7,664 2,646 0,641 0,788

PBC4 7,466 2,586 0,615 0,820

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm SPSS 22.0
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo nhận thức kiểm soát hành vi được tính
cho 3 biến trên là 0,821 (lớn hơn 0,6). Hệ số tương quan biến – tổng tính cho từng
biến đều lớn hơn 0,3 nên không cần loại bỏ quan sát nào khỏi thang đo. Giá trị
Cronbach’s Alpha nếu quan sát bị loại bỏ tính trên cả 3 quan sát đều nhỏ hơn hệ số
Cronbach’s Alpha của thang đo. Như vậy, thang đo nhận thức kiểm soát hành vi sẽ
bao gồm 3 biến trên.
4.2.6. Kiểm định thang đo ý định (IN)
Bảng 4.6. Độ tin cậy của nhân tố IN

Cronbach’s Alpha = 0,841

Giá trị trung Tương quan Giá trị


Sự khác biệt về
bình nếu biến biến – tổng đã Cronbach’s
Biến quan sát giá trị nếu quan
quan sát bị xóa được hiệu Alpha nếu quan
sát bị xóa bỏ
bỏ chỉnh sát bị xóa bỏ

IN1 7,688 2,166 0,711 0,774

IN2 7,629 2,144 0,760 0,725

IN3 7,586 2,337 0,648 0,834

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm SPSS 22.0

84
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo ý định được tính cho 3 biến trên là 8,41
lớn hơn 0,6. Hệ số tương quan biến – tổng tính theo từng biến đều có kết quả lớn hơn
0,3. Giá trị Cronbach’s Alpha nếu quan sát bị loại bỏ tính trên cả 3 quan sát đều nhỏ
hơn hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo nên không cần loại bỏ quan sát nào. Chính
vì vậy, thang đo ý định sẽ bao gồm 3 biến trên.
4.2.7. Kiểm định thang đo hành vi (BE)
Bảng 4.7. Độ tin cậy của nhân tố BE

Cronbach’s Alpha = 0,916


Giá trị trung Tương quan Giá trị
Sự khác biệt về
bình nếu biến biến – tổng đã Cronbach’s
Biến quan sát giá trị nếu quan
quan sát bị xóa được hiệu Alpha nếu quan
sát bị xóa bỏ
bỏ chỉnh sát bị xóa bỏ
BE1 8,185 2,884 0,808 0,902
BE2 8,035 3,115 0,809 0,897
BE3 8,302 3,079 0,883 0,840
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm SPSS 22.0
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo niềm tin có kết quả là 0,916 lớn hơn 0,6.
Hệ số tương quan biến – tổng tính theo từng biến đều có giá trị lớn hơn 0,3. Giá trị
Cronbach’s Alpha nếu quan sát bị xóa bỏ tính trên cả 3 quan sát đều nhỏ hơn hệ số
Cronbach’s Alpha của thang đo. Như vậy, thang đo này là phù hợp và thang đo hành
vi sẽ bao gồm 3 biến trên.
4.2.8. Kiểm định thang đo nhận thức về hậu quả (AC)
Bảng 4.8. Độ tin cậy của nhân tố AC

Cronbach’s Alpha = 0,952

Giá trị trung Tương quan Giá trị


Sự khác biệt về
bình nếu biến biến – tổng đã Cronbach’s
Biến quan sát giá trị nếu quan
quan sát bị xóa được hiệu Alpha nếu quan
sát bị xóa bỏ
bỏ chỉnh sát bị xóa bỏ

AC1 13,440 6,542 0,888 0,936

AC2 13,521 6,493 0,873 0,941

AC3 13,465 6,429 0,902 0,932

AC4 13,535 6,440 0,872 0,941

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm SPSS 22.0

85
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo nhận thức về hậu quả là 0,952 lớn hơn
0,6. Hệ số tương quan biến – tổng tính theo từng biến đều có giá trị lớn hơn 0,3. Giá
trị Cronbach’s Alpha nếu quan sát bị loại bỏ tính trên cả 4 biến đều có giá trị nhỏ hơn
hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo nên thang đo này là phù hợp. Như vậy, thang
đo nhận thức về hậu quả sẽ bao gồm 4 biến: AC1, AC2, AC3, AC4.
4.2.9. Kiểm định thang đo quy gán trách nhiệm (AR)
Bảng 4.9. Độ tin cậy của nhân tố AR

Cronbach’s Alpha = 0,880

Giá trị trung Tương quan Giá trị


Sự khác biệt về
bình nếu biến biến – tổng đã Cronbach’s
Biến quan sát giá trị nếu quan
quan sát bị xóa được hiệu Alpha nếu quan
sát bị xóa bỏ
bỏ chỉnh sát bị xóa bỏ

AR1 7,849 3,134 0,724 0,871

AR2 7,763 2,959 0,832 0,772

AR3 7,720 3,181 0,752 0,845

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm SPSS 22.0
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo quy gán trách nhiệm là 0,880 lớn hơn
0,6; điều đó cho thấy thang đo này là phù hợp. Hệ số tương quan biến – tổng tính trên
từng biến đều lớn hơn 0,3. Giá trị Cronbach’s Alpha nếu quan sát bị loại bỏ tính trên
từng biến đều có giá trị nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo. Thang đo quy
gán trách nhiệm sẽ bao gồm 3 biến trên.
4.2.10.Kiểm định thang đo nhân tố xã hội (SF)
Bảng 4.10. Độ tin cậy của nhân tố SF

Cronbach’s Alpha = 0,723

Giá trị trung Tương quan Giá trị


Sự khác biệt về
bình nếu biến biến – tổng đã Cronbach’s
Biến quan sát giá trị nếu quan
quan sát bị xóa được hiệu Alpha nếu quan
sát bị xóa bỏ
bỏ chỉnh sát bị xóa bỏ

SF1 4,062 0,645 0,567

SF2 3,873 0,709 0,567

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm SPSS 22.0

86
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố xã hội có giá trị là 0,723 (lớn hơn
0,6). Hệ số tương quan biến – tổng tính trên từng biến SF1, SF2 cùng có giá trị là
0,567 (lớn hơn 0,3); điều đó chứng tỏ thang đo này là phù hợp. Như vậy, thang đo
nhân tố xã hội sẽ bao gồm 2 biến trên.
4.2.11.Kiểm định thang đo nhân tố tình cảm (AF)
Bảng 4.11. Độ tin cậy của nhân tố AF

Cronbach’s Alpha = 0,832

Giá trị trung Tương quan Giá trị


Sự khác biệt về
bình nếu biến biến – tổng đã Cronbach’s
Biến quan sát giá trị nếu quan
quan sát bị xóa được hiệu Alpha nếu quan
sát bị xóa bỏ
bỏ chỉnh sát bị xóa bỏ

AF1 8,313 2,653 0,728 0,731

AF2 8,457 2,708 0,655 0,803

AF3 8,386 2,623 0,692 0,766

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm SPSS 22.0
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố tình cảm là 0,832 lớn hơn 0,6;
điều đó chứng tỏ thang đo này là phù hợp. Hệ số tương quan biến – tổng được tính
theo từng biến đều có giá trị lớn hơn 0,3. Giá trị Cronbach’s Alpha nếu quan sát bị
loại bỏ tính trên từng biến quan sát đều có giá trị nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha
của thang đo. Thang đo nhân tố tình cảm sẽ bao gồm 3 biến trên.
4.2.12.Kiểm định thang đo các chương trình tiếp thị xanh (GM)
Bảng 4.12. Độ tin cậy của nhân tố GM

Cronbach’s Alpha = 0,776

Giá trị trung Tương quan Giá trị


Sự khác biệt về
bình nếu biến biến – tổng đã Cronbach’s
Biến quan sát giá trị nếu quan
quan sát bị xóa được hiệu Alpha nếu quan
sát bị xóa bỏ
bỏ chỉnh sát bị xóa bỏ

GM1 6,586 3,185 0,561 0,752

GM2 6,774 3,020 0,660 0,646

GM3 6,834 2,965 0,617 0,692

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm SPSS 22.0

87
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo các chính sách của doanh nghiệp là 0,776
lớn hơn 0,6. Hệ số tương quan biến – tổng tính theo từng biến đều có giá trị lớn hơn
0,3. Giá trị Cronbach’s Alpha nếu quan sát bị xóa bỏ tính trên cả 3 biến đều có giá trị
nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo. Như vậy, thang đo các chính sách của
doanh nghiệp sẽ bao gồm 3 biến trên.
4.2.13.Kiểm định thang đo chính sách pháp luật (GF)
Bảng 4.13. Độ tin cậy của nhân tố GF

Cronbach’s Alpha = 0,858

Giá trị trung Tương quan Giá trị


Sự khác biệt về
bình nếu biến biến – tổng đã Cronbach’s
Biến quan sát giá trị nếu quan
quan sát bị xóa được hiệu Alpha nếu quan
sát bị xóa bỏ
bỏ chỉnh sát bị xóa bỏ

GF1 10,636 7,174 0,673 0,840

GF2 10,604 7,301 0,669 0,840

GF3 10,476 8,564 0,749 0,812

GF4 10,278 8,078 0,790 0,791

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm SPSS 22.0
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo chính sách pháp luật là 0,858 lớn hơn 0,6.
Hệ số tương quan biến – tổng tính theo cả 4 biến đều có giá trị lớn hơn 0,3. Giá trị
Cronbach’s Alpha nếu quan sát bị xóa bỏ tính trên các biến đều có giá trị nhỏ hơn hệ
số Cronbach’s Alpha của thang đo. Như vậy, thang đo chính sách pháp luật sẽ bao gồm
4 biến trên.
4.2.14.Kiểm định thang đo nhận thức về môi trường (AE)
Bảng 4.14. Độ tin cậy của nhân tố AE

Cronbach’s Alpha = 0,841

Giá trị trung Tương quan Giá trị


Sự khác biệt về
bình nếu biến biến – tổng đã Cronbach’s
Biến quan sát giá trị nếu quan
quan sát bị xóa được hiệu Alpha nếu quan
sát bị xóa bỏ
bỏ chỉnh sát bị xóa bỏ

AE1 19,493 13,043 0,707 0,797

AE2 19,603 13,933 0,743 0,797

88
AE3 19,409 12,762 0,739 0,789

AE4 19,496 13,050 0,748 0,789

AE5 20,396 15,735 0,232 0,895

AE6 19,701 13,002 0,665 0,805

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm SPSS 22.0
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo nhận thức về môi trường là 0,841 lớn hơn
0,6; điều đó chứng tỏ thang đo là phù hợp. Tuy nhiên, theo như kết quả sau khi phân
tích dữ liệu thì biến AE5 có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0,3 và giá trị
Cronbach’s Alpha nếu quan sát này bị loại bỏ là 0,895 (lớn hơn hệ số Cronbach’s
Alpha của thang đo). Chính vì vậy, thang đo sẽ tốt hơn nếu loại bỏ biến AE5. Kết quả
kiểm định lại thang đo nhận thức về môi trường như sau:
Bảng 4.15. Độ tin cậy của nhân tố AE sau khi loại bỏ biến AE5

Cronbach’s Alpha = 0,895

Giá trị trung Tương quan Giá trị


Sự khác biệt về
bình nếu biến biến – tổng đã Cronbach’s
Biến quan sát giá trị nếu quan
quan sát bị xóa được hiệu Alpha nếu quan
sát bị xóa bỏ
bỏ chỉnh sát bị xóa bỏ

AE1 16,269 10,171 0,743 0,871

AE2 16,379 10,853 0,813 0,861

AE3 16,185 9,968 0,767 0,866

AE4 16,272 10,299 0,762 0,867

AE6 16,478 10,388 0,652 0,894

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm SPSS 22.0
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo nhận thức về môi trường là 0,895 lớn hơn
0,6. Hệ số tương quan biến – tổng tính trên từng biến đều có giá trị lớn hơn 0,3.
Giá trị Cronbach’s Alpha tính trên cả 5 biến đều có giá trị nhỏ hơn hệ số
Cronbach’s Alpha của thang đo. Như vậy, thang đo nhận thức về môi trường sẽ
bao gồm 5 biến trên.

89
4.2.15.Kiểm định thang đo chuẩn mực cá nhân (PN)
Bảng 4.16. Độ tin cậy của nhân tố PN

Cronbach’s Alpha = 0,908

Giá trị trung Tương quan Giá trị


Sự khác biệt về
bình nếu biến biến – tổng đã Cronbach’s
Biến quan sát giá trị nếu quan
quan sát bị xóa được hiệu Alpha nếu quan
sát bị xóa bỏ
bỏ chỉnh sát bị xóa bỏ

PN1 8,175 2,508 0,814 0,872

PN2 8,183 2,662 0,833 0,852

PN3 8,295 2,892 0,807 0,877

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm SPSS 22.0
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo chuẩn mực cá nhân là 0,908 lớn hơn 0,6
nên thang đo này là phù hợp. Hệ số tương quan biến – tổng tính trên từng biến đều
có giá trị lớn hơn 0,3. Giá trị Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ quan sát tính trên cả 3
biến đều có giá trị nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo. Như vậy, thang đo
chuẩn mực cá nhân sẽ bao gồm 3 biến trên.

Sau khi kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha còn lại 42 biến, tác giả tiến hành
hành đưa toàn bộ các biến quan sát phù hợp vào để phân tích nhân tố khám phá (EFA).

4.2.16.Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Từ kết quả kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha ta có 42 biến
quan sát chính thức của 13 nhóm nhân tố được sử dụng trong mô hình nghiên cứu,
trong đó có 4 biến là các nhân tố nhận thức về hậu quả, 5 biến là các nhân tố nhận
thức về môi trường, 4 biến là chính sách pháp luật, 3 biến là nhận thức về hành vi, 3
biến là chuẩn mực cá nhân, 3 biến là quy gán trách nhiệm, 3 biến là các chuẩn chủ
quan, 3 biến là kiểm soát hành vi nhận thức, 3 biến là nhân tố tình cảm, 3 biến là nhân
tố tình cảm, 3 biến là thái độ đối với hành vi, 3 biến là các chính sách của doanh
nghiệp (chương trình tiếp thị xanh) và 2 biến là nhân tố xã hội. Để rút gọn một tập
gồm nhiều biến đo lường phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn (gọi là các
nhân tố) để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin
của tập biến ban đầu tác giả thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA. Điều kiện để
phân tích nhân tố khám phá là phải thỏa mãn các tiêu chí:

90
- Hệ số KMO (Kaiser- Meyer- Olkin) phải đạt giá trị từ 0.5 trở lên (0.5 ≤ KMO
≤1) thể hiện phân tích nhân tố là phù hợp.
- Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (giá trị Sig < 0.05), điều đó chứng tỏ các
biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.
- Hệ số tải nhân tố Factor Loading ≥ 0.5. Theo Hair (1998), Factor Loading là chỉ
tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Factor Loading > 0.3 được xem
là mức tối thiểu, Factor Loading > 0.4 được xem là quan trọng, Factor Loading ≥
0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn.
- Trị số Eigenvalues lớn hơn 1.
Kết quả phân tích nhân tố được chấp nhận khi tổng phương sai trích > 50%
(Gerbing và Anderson, 1998). Thực hiện phân tích nhân tố khám phá thu được kết
quả như sau:
Bảng 4.17. Kết quả kiểm định KMO các biến quan sát

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,778

Approx. Chi-
13194,976
Square
Bartlett's Test of Sphericity
df 861

Sig. 0,000

Nguồn: Tác giả tổng hợp


Giá trị KMO nhằm xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Kết quả bảng
4.17 KMO đạt giá trị 0.778 lớn hơn 0.5 nên phân tích nhân tố là phù hợp dữ liệu thu
thập được. Kiểm định Bartlett's Test xem xét các nhân tố trong mô hình có tương
quan với nhau hay không, kết quả thu được Sig = 0.000 tức là các nhân tố trong mô
hình nghiên cứu có sự tương quan với nhau và có ý nghĩa thống kê.

91
Bảng 4.18 Kết quả ma trận xoay các biến quan sát

Nhân tố

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

AC3 0,937

AC1 0,922

AC4 0,908

AC2 0,880

AE2 0,878

AE4 0,816

AE3 0,816

AE1 0,807

AE6 0,691

GF4 0,845

GF3 0,808

GF1 0,787

GF2 0,750

BE3 0,926

BE1 0,883

BE2 0,830

PN2 0,905

PN3 0,892

PN1 0,836

AR2 0,949

AR3 0,825

AR1 0,764

SN2 0,865

92
SN3 0,855

SN1 0,747

PBC1 0,983

PBC3 0,717

PBC4 0,667

AF1 0,839

AF3 0,811

AF2 0,719

IN2 0,899

IN1 0,828

IN3 0,597

AB3 0,783

AB1 0,750

AB2 0,723

GM2 0,827

GM3 0,742

GM1 0,641

SF2 0,777

SF1 0,737

Tổng phương sai trích (%): 68,329

Eigenvalues = 1.055

Nguồn: Tác giả tổng hợp


Hệ số tải nhân tố Factor Loading hay còn gọi là trọng số nhân tố, giá trị này thể
hiện mối tương quan giữa các biến quan sát và nhân tố, hệ số tải càng cao càng thể
hiện được sự tương quan càng lớn và ngược lại; hệ số tải lớn hơn hoặc bằng 0.5 chứng
tỏ biến quan sát đó có ý nghĩa thực tiễn (Hair, 1998).

93
Kết quả của bảng ma trận xoay 4.18 cho thấy, các biến quan sát của từng nhóm
nhân tố đều có giá trị hội tụ, thể hiện mức ý nghĩa cao (hệ số tải lớn hơn 0.5). Cụ thể
như sau: biến quan sát AC3, AE2, GF4, BE3, PN2, AR2, SN2, PBC1, AF1, IN2,
AB3, GM2 lần lượt có ý nghĩa thực tiễn nhất trong nhóm nhận thức về hiệu quả, nhận
thức về môi trường, chính sách pháp luật, hành vi, chuẩn mực cá nhân, quy gán trách
nhiệm, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, nhân tố tình cảm, ý định, thái
độ đối với hành vi, các chương trình tiếp thị xanh; ngoài ra 2 biến SF1 và SF2 đều có
ý nghĩa thực tiễn cao trong nhóm quyết định thanh toán trực tuyến của người tiêu
dùng. Ngoài ra, kết quả phân tích nhân tố khám phá được chấp nhận khi tổng phương
sai trích lớn hơn 50% (Gerbing &Anderson, 1998) và thông số Eigenvalues có giá trị
lớn hơn 1. Kết quả thông số Eigenvalues là 1.055 lớn hơn 1, đại diện cho phần biến
thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin
tốt nhất. Tổng phương sai trích là 68,329% lớn hơn 50% cho biết các nhân tố được
trích giải thích được 68,329% sự biến thiên của các biến quan sát. Vì vậy, các nhóm
nhân tố này sẽ được giữ lại trong mô hình. Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố khám
phá EFA cho thấy các biến quan sát đều thỏa mãn điều kiện với các tiêu chí đã đưa
ra, các thang đo được lựa chọn cho các nhân tố trong mô hình là đảm bảo yêu cầu,
các biến đều có tính hội tụ, phù hợp để sử dụng phân tích trong các phần tiếp theo.
Mô hình nghiên cứu đưa vào phân tích tiếp bao gồm:
1) Nhận thức về hậu quả (AC) bao gồm: AC1, AC2, AC3, AC4.
2) Nhận thức về môi trường (AE) bao gồm: AE1, AE2, AE3, AE4.
3) Chính sách pháp luật (GF) bao gồm: GF1, GF2, GF3, GF4.
4) Hành vi (BE) bao gồm: BE1, BE2, BE3.
5) Chuẩn mực cá nhân (PN) bao gồm: PN1, PN2, PN3.
6) Quy gán trách nhiệm (AR) bao gồm: AR1, AR2, AR3.
7) Chuẩn chủ quan (SN) bao gồm: SN1, SN2, SN3.
8) Nhận thức kiểm soát hành vi (PBC) bao gồm: PBC1, PBC3, PBC4.
9) Nhân tố tình cảm (AF) bao gồm: AF1, AF2, AF3.
10) Ý định (IN) bao gồm: IN1, IN2, IN3.
11) Thái độ đối với hành vi (AB) bao gồm: AB1, AB2, AB3.
12) Các chương trình tiếp thị xanh (GM) bao gồm: GM1, GM2, GM3.
13) Nhân tố xã hội (SF) bao gồm: SF1, SF2.

94
4.2.17. Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định (CFA)
Thực hiện kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định (CFA) nhằm
kiểm định mức độ phù hợp của mô hình, tính hội tụ, tính phân biệt và sự tin cậy của
mô hình. Mức độ phù hợp của mô hình được phản ánh qua các chỉ tiêu Chi-square
(CMIN); Chisquare điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df); Chỉ số thích hợp so sánh
(CFI – Comparative Fit Index); Chỉ số Tucker & Lewis (TLI – Tucker & Lewis
Index); Chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error Approximation). Mô hình được
xem là thích hợp khi kiểm định các giá trị GFI, TLI, CFI đều lớn hơn hoặc bằng 0,9
(Bentler và Bonnet, 1980); CMIN/df nhỏ hơn hoặc bằng 2; RMSEA nhỏ hơn hoặc
bằng 0,08 (Steiger, 1990). Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009) cho
rằng nếu mô hình nhận được các giá trị TLI, CFI ≥ 0,9, CMIN/df ≤ 2, RMSEA ≤ 0,08
thì mô hình được coi là thích hợp với dữ liệu. Theo Awang (2012), Forza và Filipini
(1998), mô hình ở mức chấp nhận được nếu như các giá trị 0,8 < TLI, CFI < 0,9,
CMIN/df < 5, RMSEA ≤ 0,08. Ngoài ra, Hu và Bentler (1999) cho rằng: CFI> 0,95;
SRMR<0,8; RMSEA<0,06 thì mô hình được coi là thích hợp số liệu với số liệu.
Từ kết quả phân tích EFA, ta có 13 nhân tố chính thức được sử dụng trong mô
hình nghiên cứu như hình 4.1 dưới đây. Kết quả phân tích CFA được trình bày trong
hình như sau:

95
Hình 4.2. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) – dạng chuẩn hóa
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bởi AMOS 20.0
Kết quả phân tích CFA từ mẫu điều tra có CFI = 0,972 > 0,95; CMIN/df=
1,484 > 1; SRMR = 0,033 < 0,08; RMSEA = 0,030 ≤ 0,06; Pclose = 1> 0,05. Do
vậy, kết quả tính toán được cho thấy các chỉ số của mô hình đều thỏa mãn, mô
hình được chấp nhận với dữ liệu nghiên cứu.

96
Ý nghĩa của các biến giải thích cho từng nhân tố được thể hiện qua bảng trọng
số chưa chuẩn hóa, trong đó giá trị P-Value của các biến giải thích của từng nhân tố
trong mô hình đều có giá trị xấp xỉ bằng 0 (nhỏ hơn mức ý nghĩa 0,05). Vì vậy, đảm
bảo ý nghĩa của các biến giải thích trong mô hình.
Bảng 4.19 Kết quả thông số kiểm định độ tin cậy của mô hình nghiên cứu

CR AVE
AC 0,952 0,834
AE 0,900 0,645
GF 0,872 0,631
BE 0,919 0,792
PN 0,909 0,770
AR 0,884 0,719
SN 0,860 0,674
PBC 0,838 0,639
AF 0,834 0,627
IN 0,846 0,648
AB 0,800 0,572
GM 0,781 0,544
SF 0,826 0,727

Nguồn: Tác giả tổng hợp


Với hệ số Cronbach’s Alpha đã được phân tích ở trên, kết quả trong bảng
4.22 cũng cho thấy độ tin cậy tổng hợp của tất cả các biến đều lớn hơn 0,8 ngoại
trừ biến GM là nhỏ hơn 0,8 và phương sai rút trích cũng đều lớn hơn 0.5. Vì thế,
có thể khẳng định thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy, đủ điều kiện để thực hiện các
kiểm định tiếp theo.
Sau khi đánh giá sự tin cậy của mô hình, tác giả tiến hành kiểm định giá trị hội
tụ của thang đo. Giá trị hội tụ (Convergent validity) thể hiện giá trị đo lường một khái
niệm tương quan chặt chẽ với nhau sau những đo lường được lặp lại. Anderson và
Gerbing (1988) cho rằng thang đo đạt giá trị hội tụ khi các trọng số chuẩn hóa của
thang đo đều cao hơn 0,5 và có ý nghĩa thống kê (P-value ≤ 0,05)

97
Bảng 4.20. Bảng trọng số chưa chuẩn hóa và đã chuẩn hoá

Mối quan hệ Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số đã chuẩn hóa

AC3 <--- C 1 0,934


AC1 <--- AC 0,967 0,918
AC4 <--- AC 0,985 0,901
AC2 <--- AC 0,97 0,899
AE2 <--- AE 1 0,875
AE4 <--- AE 1,1 0,818
AE3 <--- AE 1,175 0,825
AE1 <--- AE 1,117 0,797
AE6 <--- AE 1,012 0,687
GF4 <--- GF 1 0,872
GF3 <--- GF 0,838 0,782
GF1 <--- GF 1,136 0,751
GF2 <--- GF 1,141 0,768
BE3 <--- BE 1 0,969
BE1 <--- BE 0,981 0,844
BE2 <--- BE 0,917 0,851
PN2 <--- PN 1 0,898
PN3 <--- PN 0,893 0,859
PN1 <--- PN 1,045 0,875
AR2 <--- AR 1 0,949
AR3 <--- AR 0,845 0,813
AR1 <--- AR 0,834 0,772
SN2 <--- SN 1 0,869
SN3 <--- SN 0,968 0,849

98
SN1 <--- SN 0,846 0,739
PBC1 <--- PBC 1 0,968
PBC3 <--- PBC 0,82 0,72
PBC4 <--- PBC 0,807 0,679
AF1 <--- AF 1 0,853
AF3 <--- AF 0,954 0,782
AF2 <--- AF 0,894 0,735
IN2 <--- IN 1 0,873
IN1 <--- IN 0,944 0,801
IN3 <--- IN 0,843 0,734
AB3 <--- AB 1 0,791
AB1 <--- AB 1,099 0,74
AB2 <--- AB 1,007 0,737
GM2 <--- GM 1 0,811
GM3 <--- GM 0,962 0,74
GM1 <--- GM 0,829 0,653
SF2 <--- SF 1 1,087
SF1 <--- SF 0,503 0,522
BRA1 <--- BRA 0,94 0,69
ADV1 <--- ADV 1 0,83
ADV5 <--- ADV 1,111 0,819
ADV6 <--- ADV 1,201 0,855
ADV2 <--- ADV 0,98 0,786
ADV4 <--- ADV 0,972 0,747
ADV8 <--- ADV 0,999 0,8
ADV9 <--- ADV 1,123 0,813
ADV3 <--- ADV 0,958 0,772

99
INT6 <--- INT 1 0,828
INT2 <--- INT 1,05 0,764
INT1 <--- INT 0,999 0,727
INT5 <--- INT 0,963 0,748
INT4 <--- INT 1,054 0,739
INT3 <--- INT 0,883 0,666
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bởi AMOS 20.0
Việc đánh giá thang đo có thể đạt được giá trị hội tụ hay không được thực hiện
thông qua đánh giá các trọng số trong bảng trọng số chưa chuẩn hóa (bảng 4.20).
Thang đo được xem là đạt giá trị hội tụ khi các trọng số chuẩn hóa của các thang
đo lớn hơn 0.5 và có ý nghĩa thống kê (Gerbring & Anderson, 1988; Hair & cộng sự,
1992). Ngoài ra, còn một tiêu chí khác để kiểm tra giá trị hội tụ đó là tổng phương sai
rút trích (AVE) của các khái niệm. Fornell và Larcker (1981) cho rằng để nhân tố đạt
giá trị hội tụ thì AVE đạt từ khoảng 0.5 trở lên.
Theo kết quả phân tích cho thấy, tất cả các hệ số đã chuẩn hóa và chưa chuẩn
hóa đều lớn hơn 0,5; đồng thời các giá trị AVE đều lớn hơn 0,5 nên có thể kết luận
các nhân tố đạt giá trị hội tụ.
Theo Steenkamp và cộng sự (1991), mức độ phù hợp với mô hình với dữ liệu
nghiên cứu cho chúng ta điều kiện cần và đủ để cho tập biến quan sát đạt được
tính đơn nguyên trừ trường hợp sai số của các biến quan sát có tương quan với
nhau. Từ kết quả thu được, mô hình được xem là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu
và không có tương quan giữa các sai số đo lường nên có thể kết luận nó đạt tính
đơn nguyên.
Giá trị phân biệt (Discriminant validity) thể hiện sự khác biệt giữa các nhân tố
trong mô hình nghiên cứu và điều này xảy ra khi hệ số tương quan giữa các nhân tố
trên phạm vi tổng thể đều khác biệt với 1 và có ý nghĩa thống kê (P-value < 0.05)
Kết quả chạy dữ liệu được trình bày ở bảng 4.21 dưới đây cho thấy các giá trị
P-Value của các biến quan sát biểu diễn các nhân tốt đều có giá trị bằng 0,000 (nhỏ
hơn mức ý nghĩa 0,05), đảm bảo ý nghĩa của các biến giải thích trong mô hình. Đồng
thời, bảng cũng cho thấy hệ số tương quan giữa các nhân tố đều khác 1.

100
Bảng 4.21 Hệ số tương quan giữa các nhân tố

Estimate S.E CR P

AC <--> AE -0,086 0,043114 25,18909 0,00

AC <--> GF -0,017 0,043268 23,50468 0,00

AC <--> BE 0,015 0,043269 22,76437 0,00

AC <--> PN 0,122 0,042951 20,44191 0,00

AC <--> AR 0,07 0,043168 21,5437 0,00

AC <--> SN -0,007 0,043273 23,27077 0,00

AC <--> PBC 0,017 0,043268 22,71888 0,00

AC <--> AF 0,029 0,043256 22,44774 0,00

AC <--> IN 0,033 0,043251 22,35804 0,00

AC <--> AB 0,297 0,041322 17,0129 0,00

AC <--> GM -0,098 0,043066 25,49579 0,00

AC <--> SF -0,007 0,043273 23,27077 0,00

AE <--> GF -0,003 0,043274 23,17787 0,00

AE <--> BE 0,021 0,043265 22,62815 0,00

AE <--> PN 0,019 0,043266 22,67347 0,00

AE <--> AR 0,02 0,043266 22,6508 0,00

AE <--> SN -0,052 0,043216 24,34301 0,00

AE <--> PBC -0,011 0,043272 23,36405 0,00

AE <--> AF 0,009 0,043272 22,90139 0,00

AE <--> IN 0,166 0,042674 19,54359 0,00

101
AE <--> AB 0,014 0,04327 22,78716 0,00

AE <--> GM -0,067 0,043177 24,71223 0,00

AE <--> SF 0 0,043274 23,10844 0,00

GF <--> BE 0,086 0,043114 21,19966 0,00

GF <--> PN 0,176 0,042599 19,3433 0,00

GF <--> AR 0,074 0,043156 21,45725 0,00

GF <--> SN -0,041 0,043238 24,07613 0,00

GF <--> PBC 0,058 0,043201 21,80486 0,00

GF <--> AF 0,037 0,043245 22,26868 0,00

GF <--> IN 0,215 0,042262 18,57451 0,00

GF <--> AB 0,058 0,043201 21,80486 0,00

GF <--> GM 0,032 0,043252 22,38043 0,00

GF <--> SF 0,029 0,043256 22,44774 0,00

BE <--> PN 0,47 0,038197 13,87554 0,00

BE <--> AR 0,053 0,043213 21,91449 0,00

BE <--> SN 0,1 0,043057 20,90237 0,00

BE <--> PBC 0,023 0,043263 22,58292 0,00

BE <--> AF -0,005 0,043274 23,22427 0,00

BE <--> IN 0,524 0,036857 12,91462 0,00

BE <--> AB 0,057 0,043204 21,82675 0,00

BE <--> GM 0,033 0,043251 22,35804 0,00

BE <--> SF 0,088 0,043106 21,15698 0,00

102
PN <--> AR 0,117 0,042977 20,54586 0,00

PN <--> SN 0,043 0,043234 22,13525 0,00

PN <--> PBC -0,029 0,043256 23,78859 0,00

PN <--> AF 0,069 0,043171 21,56536 0,00

PN <--> IN 0,471 0,038174 13,85773 0,00

PN <--> AB 0,091 0,043095 21,09309 0,00

PN <--> GM 0,031 0,043253 22,40285 0,00

PN <--> SF 0,128 0,042918 20,31769 0,00

AR <--> SN -0,041 0,043238 24,07613 0,00

AR <--> PBC -0,015 0,043269 23,45771 0,00

AR <--> AF 0,094 0,043083 21,02936 0,00

AR <--> IN 0,063 0,043188 21,69571 0,00

AR <--> AB 0,094 0,043083 21,02936 0,00

AR <--> GM -0,016 0,043269 23,48118 0,00

AR <--> SF -0,113 0,042997 25,88549 0,00

SN <--> PBC -0,033 0,043251 23,88403 0,00

SN <--> AF -0,018 0,043267 23,5282 0,00

SN <--> IN 0,097 0,04307 20,96579 0,00

SN <--> AB 0,02 0,043266 22,6508 0,00

SN <--> GM 0,094 0,043083 21,02936 0,00

SN <--> SF -0,08 0,043136 25,03736 0,00

PBC <--> AF 0,083 0,043125 21,26381 0,00

103
PBC <--> IN 0,167 0,042667 19,5235 0,00

PBC <--> AB 0,161 0,04271 19,64425 0,00

PBC <--> GM -0,024 0,043262 23,66986 0,00

PBC <--> SF 0,065 0,043183 21,65218 0,00

AF <--> IN 0,203 0,042373 18,80905 0,00

AF <--> AB 0,292 0,041388 17,1063 0,00

AF <--> GM -0,057 0,043204 24,4654 0,00

AF <--> SF 0,045 0,04323 22,09094 0,00

IN <--> AB 0,312 0,041114 16,73393 0,00

IN <--> GM 0,051 0,043218 21,95849 0,00

IN <--> SF 0,072 0,043162 21,50043 0,00

AB <--> GM -0,063 0,043188 24,61317 0,00

AB <--> SF 0,053 0,043213 21,91449 0,00

GM <--> SF -0,082 0,043128 25,08782 0,00

Nguồn: Tác giả tổng hợp


Ngoài ra, một tiêu chí nữa để đánh giá giá trị phân biệt của thang đó là so sánh
giá trị căn bậc 2 của phương sai trích (AVE) với giá trị bình phương lớn nhất trong
tất cả các giá trị bình phương hệ số tương quan (MSV). Tiêu chuẩn thỏa mãn khi căn
bậc hai của AVE lớn hơn tất cả giá trị MSV.

104
Bảng 4.22. Đánh giá giá trị phân biệt của thang đo

AVE MSV AC AE GF BE PN AR SN PBC AF IN AB GM SF

AC 0,834 0,088 0,913

AE 0,645 0,027 -0,086† 0,803

GF 0,631 0,046 -0,017 -0,003 0,794

BE 0,792 0,275 0,015 0,021 0,086† 0,890

PN 0,770 0,222 0,122** 0,019 0,176*** 0,470*** 0,877

AR 0,719 0,014 0,070 0,020 0,074 0,053 0,117* 0,848

SN 0,674 0,010 -0,007 -0,052 -0,041 0,100* 0,043 -0,041 0,821

PBC 0,639 0,028 0,017 -0,011 0,058 0,023 -0,029 -0,015 -0,033 0,799

105
AF 0,627 0,085 0,029 0,009 0,037 -0,005 0,069 0,094† -0,018 0,083† 0,792

IN 0,648 0,275 0,033 0,166*** 0,215*** 0,524*** 0,471*** 0,063 0,097† 0,167*** 0,203*** 0,805

AB 0,572 0,098 0,297*** 0,014 0,058 0,057 0,091† 0,094† 0,020 0,161** 0,292*** 0,312*** 0,756

-
GM 0,544 0,010 -0,098* -0,067 0,032 0,033 0,031 -0,016 0,094† -0,024 -0,057 0,051 0,738
0,063

- - -
SF 0,727 0,016 -0,007 0,000 0,029 0,088* 0,128** 0,065 0,045 0,072† 0,053 0,853
0,113** 0,080† 0,082†

Nguồn: Tác giả tổng hợp


Kết quả bảng 4.22 cho thấy tất cả các giá trị căn bậc 2 của phương sai trích đều lớn hơn giá trị bình phương lớn nhất trong tất cả
các giá trị bình phương hệ số tương quan. Vì vậy, các biến quan sát được khẳng định có khả năng biểu diễn tốt cho nhân tố trong mô
hình CFA, biến tiềm ẩn được giải thích tốt bởi những biến quan sát của chính nó hơn những biến quan sát của nhân tố khác.

106
4.2.18.Mô hình phương trình cấu trúc tuyến tính SEM
Sau khi thực hiện phân tích nhân tố khẳng định CFA để kiểm tra sự phù hợp
của mô hình, tác giả đã đưa toàn bộ các biến quan sát cũng như biến tiềm ẩn đã được
kiểm định ở trên vào phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính và kiểm định các giả
thuyết. Kết quả được thể hiện trong hình dưới đây:
Hình 4.3. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính

Nguồn: Tác giả tổng hợp

107
Bảng 4.23. Kết quả thông số kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu

Chỉ số Giá trị Kết quả

CMIN 1191,158 --

DF 766,000 --

CMIN/DF 1,555 Rất tốt

CFI 0,967 Rất tốt

SRMR 0,046 Rất tốt

RMSEA 0,032 Rất tốt

PClose 1,000 Rất tốt

Nguồn: Tác giả tổng hợp


Theo kết quả trên, chúng ta nhận thấy các chỉ số CMIN/df, SRMR, RMSEA,
Pclose đều ở mức chấp nhận được đến rất tốt. Dựa trên đánh giá của Hu và Bantler
(1999), ta thấy mô hình phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.
Bảng 4.24 Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính

Mối quan hệ giữa Standardized


Estimate S.E. C.R. P
các nhân tố Estimate
AB <-- SF 0,016 0,022 0,732 0,464 0,027
-
AB <-- AF 0,229 0,042 5,401 *** 0,274
-
AB <-- PBC 0,104 0,037 2,836 0,005 0,133
-
AB <-- SN 0,025 0,037 0,677 0,498 0,033
-
AB <-- AC 0,213 0,035 6,012 *** 0,283
-
PN <-- AC 0,104 0,043 2,419 0,016 0,111
-
PN <-- AR 0,094 0,04 2,31 0,021 0,108
-
IN <-- AB 0,229 0,054 4,259 *** 0,206
-
IN <-- SF 0,002 0,018 0,084 0,933 0,002
-
IN <-- AF 0,086 0,043 2,02 0,043 0,093
-
IN <-- PBC 0,116 0,036 3,176 0,001 0,134
-

108
IN <-- SN 0,083 0,037 2,242 0,025 0,096
-
IN <-- PN 0,41 0,039 10,48 *** 0,458
-
IN <-- GM 0,054 0,04 1,356 0,175 0,061
-
IN <-- GF 0,105 0,036 2,891 0,004 0,123
-
IN <-- AE 0,164 0,042 3,883 *** 0,163
-
BE <-- IN 0,638 0,054 11,906 *** 0,529
-
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Bảng 4.25. Tổng hợp kết quả kiểm định các giải thuyết nghiên cứu

Giả Kết Mức tác


Nội dung P -Value
thuyết quả động

Ý định tác động tích cực đến hành vi


Chấp
H1 sử dụng túi cá nhân của người tiêu 0,001 0,529
thuận
dùng

Thái độ đối với hành vi tác động tích


Chấp
H2 cực đến ý định sử dụng túi cá nhân của 0,001 0,206
nhận
người tiêu dùng

Chuẩn chủ quan tác động tích cực đối


với ý định mang túi cá nhân thay vì sử Chấp
H3a 0,025 0,096
dụng túi ni lông khi đi mua sắm của nhận
người tiêu dùng.

Chuẩn chủ quan tác động tích cực đến


H3b thái độ đối với hành vi sử dụng túi cá 0,498 Bác bỏ 0,033
nhân của người tiêu dùng

Nhận thức kiểm soát hành vi ảnh


Chấp
H4a hưởng tích cực đến ý định sử dụng túi 0,001 0,134
nhận
cá nhân của người tiêu dùng

Nhận thức kiểm soát hành vi tác động Chấp


H4b 0,005 0,133
tích cực đến thái độ đối với hành vi nhận

109
Nhân tố xã hội tác động tích cực đến
H5a thái độ đối với hành vi sử dụng túi cá 0,464 Bác bỏ 0,027
nhân của người tiêu dùng

Nhân tố xã hội tác động tích cực đến ý


H5b định sử dụng túi cá nhân của người tiêu 0,933 Bác bỏ 0,002
dùng

Nhân tố tình cảm tác động tích cực đến


Chấp
H6a thái độ đối với hành vi sử dụng túi cá 0,001 0,274
thuận
nhân của người tiêu dùng

Nhân tố tình cảm tác động tích cực đến


Chấp
H6b ý định sử dụng túi cá nhân của người 0,043 0,093
thuận
tiêu dùng

Chuẩn mực cá nhân tác động tích cực


đến ý định mang túi cá nhân thay vì sử Chấp
H7a 0,001 0,458
dụng túi ni lông khi đi siêu thị của thuận
người tiêu dùng

Quy gán trách nhiệm có tác động tích Chấp


H7b 0,021 0,108
cực đến chuẩn mực cá nhân thuận

Nhận thức về môi trường có tác động


tích cực đến ý định mang túi cá nhân Chấp
H8 0,001 0,163
thay vì sử dụng túi ni lông khi đi mua thuận
sắm của người tiêu dùng

Nhận thức về hậu quả có tác động tích


cực đến thái độ đối với ý định và hành
Chấp
H9a vi mang túi cá nhân thay vì sử dụng túi 0,001 0,283
thuận
ni lông khi đi mua sắm của người tiêu
dùng

Nhận thức về hậu quả có tác động tích Chấp


H9b 0,016 0,111
cực đến chuẩn mực cá nhân thuận

110
Các chính sách pháp luật có tác động
tích cực đến ý định và hành vi mang Chấp
H10 0,004 0,123
túi cá nhân thay vì sử dụng túi ni lông thuận
khi đi mua sắm của người tiêu dùng

Các chương trình tiếp thị xanh tác


động tích cực tới ý định và hành vi
H11 mang túi cá nhân thay vì sử dụng túi ni 0,175 Bác bỏ 0,061
lông khi đi mua sắm ở của người tiêu
dùng

Nguồn: Tác giả tổng hợp

111
TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Trong chương 4 tác giả đã trình bày các kết quả thống kê mô tả mẫu, kiểm định
độ tin cậy các thang đo bằng Cronbach’s Alpha, kiểm định giá trị hội tụ và phân biệt
các biến quan sát bằng EFA, kiểm định nhân tố khám phá CFA cho các thang đo và
cho toàn bộ mô hình, kiểm định các giả thuyết của mô hình bằng phân tích cấu trúc
tuyến tính SEM. Tiếp theo trong chương 5 tác giả sẽ thảo luận về các kết quả nghiên
cứu này và đề xuất, kiến nghị một số giải pháp cho các doanh nghiệp cũng như các
cơ quan quản lý nhà nước để thúc đẩy ý định và hành vi mang túi cá nhân thay vì sử
dụng túi ni lông khi đi mua sắm của người tiêu dùng.

112
CHƯƠNG 5:
THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT
5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu và các giải thuyết nghiên cứu được tác giả sử dụng kết hợp
3 mô hình: mô hình TPB của Ajzen (1991), mô hình NAM (Schwartz, 1977) và mô
hình TIB (Triandis, 1977) để làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức.
Trong nghiên cứu này, tác giả tiếp tục kiểm định ảnh hưởng của 9 nhân tố ảnh hưởng
đến ý định thực hiện ý định và hành vi mang túi cá nhân của người tiêu dùng. Ngoài
ra, trong nghiên cứu này, tác giả kết hợp xem xét ảnh hưởng của các nhân tố thuộc
môi trường bên ngoài là chính sách pháp luật và các chương trình tiếp thị xanh (Green
Marketing) tới ý định thực hiện ý định và hành vi mang túi cá nhân thay vì sử dụng
túi ni lông khi đi mua sắm của người tiêu dùng tại Hà Nội.
Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận số lượng người tiêu dùng chưa bao giờ mang
túi cá nhân đi mua sắm là 31,3%, số lượng người thỉnh thoảng mới sử dụng túi cá
nhân chiếm 53,2% và chỉ có một số ít người là thường xuyên mang túi cá nhân khi đi
siêu thị (chiếm 15,5%), điều này cho thấy mặc dù phần lớn người dân vẫn quen với
kiểu tiêu dùng truyền thống là sử dụng túi ni lông trong siêu thị thì cũng đã có một
bộ phận người dân bắt đầu thay đổi thói quen, chuyển sang sử dụng những loại túi cá
nhân để thay thế túi ni lông khi đi siêu thị.
Nhìn từ khía cạnh lý thuyết TPB của Ajen (1991), kết quả nghiên cứu cho thấy
nhận thức kiểm soát hành vi (PBC) và nhân tố tỉnh cảm (AF) đều tác động tới thái độ
đối với hành vi (AB) nhưng 2 nhân tố nhân tố xã hội và chuẩn chủ quan lại được cho
là không có bất kì mối quan hệ nhân quả nào tới thái đội đối với hành vi (AB) trong
hành vi sử dụng túi cá nhân. Trong đó với hệ số hồi quy chuẩn hoá bằng 0,133, nhân
tố nhận thức kiểm soát hành vi (PBC) được coi là có tác động thuận chiều đến thái
độ đối với hành vi (AB). Kết quả kháo sát thực tế cho thấy con người hoàn toàn có
khả năng kiểm soát được việc sử dụng túi cá nhân khi đi mua sắm và đủ khả năng để
mua các sản phẩm thân thiện với môi trường để sử dụng khi đi mua sắm. Thái độ đối
với ý định và hành vi mang túi cá nhân là mức độ mà một người có một đánh giá
thuận lợi hay bất lợi của hành vi (Ajen và Fishbein, 1980; Fishben và Ajen, 1975),
được chứng minh có mối quan hệ cùng chiều và có thể giúp dự đoán được ý định sử
dụng túi cá nhân khi đi mua sắm. Nói các khác, khi người tiêu dùng có thái độ tích
cực với ý định và hành vi mang túi cá nhân thay vì sử dụng túi ni lông khi đi mua
sắm thì mức độ sẵn sàng thực hiện hành vi của họ sẽ cao hơn. Nghiên cứu cũng cho

113
thấy chuẩn chủ quan hay sự tham khảo ý kiến cũng như sự ủng hộ của những người
xung quanh và mức độ thân thiết của những mối quan hệ xung quanh người đó không
có tác động tới thái độ đối với hành vi (với hệ số hồi quy chuẩn hoá bằng 0,498 và P.
Value = 0,033). Do chuẩn chủ quan là những tiêu chuẩn lý tưởng, gắn với văn hoá
của từng địa phương, khu vực và quốc gia. Ngoài ra nhân tố nhận thức kiểm soát hành
vi được chia thành. Ngoài chuẩn chủ quan còn có nhân tố xã hội cũng được xem là
không có mối quan hệ nhân quả tới nhân tố thái độ đối với hành vi trong ý định và
hành vi mang túi cá nhân. Nhân tố xã hội là tất cả những ảnh hưởng của môi trường
xung quanh các cá nhân mà có thể ảnh hưởng đến hành vi cá nhân (Ajen, 1991). Điều
này không đồng thuận với nghiên cứu của Ari và Yilmaz (2017). Ngoài ra, nhân tố
tình cảm (AF) được coi là có tác động thuận chiều đến thái độ đối với hành vi sử dụng
túi cá nhân của người tiêu dùng tại Hà Nội đồng thuận với nghiên cứu của Triandis
(1977).
Nhìn từ khía cạnh lý thuyết mô hình kích hoạt chuẩn mực (NAM) (Schwartz,
1977). Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 2 nhân tố nhận thức về hậu quả (AC) và quy
gán trách nhiệm (AR) đều có tác động tích cực đến nhân tố chuẩn mực cá nhân (PN),
cả hai nhân tố này đều có mực độ tác động tói chuẩn mực cá nhân xấp xỉ bằng nhau
(hệ số hồi quy chuẩn hoá của hai nhân tố này là 0,111 và 0,108). Điều này cho thấy
nếu người tiêu dùng hiểu biết về các vấn đề môi trường như hậu quả của việc sử dụng
túi ni lông gây ô nhiễm…thì cá nhân họ có nhiều khả năng cảm thấy có động lực để
thực hiện hành vi tự mang túi cá nhân đi mua sắm. Kết quả này đồng thuận với kết
quả nghiên cứu của Schwartz (1977).
Nhìn từ khía cạnh lý thuyết mô hình hành vi giữa các cá nhân (TIB) chủ yếu
xem xét môi liên hệ giữa nhân tố xã hội và thái độ đối với hành vi tác động tới ý định
sử dụng túi cá nhân của người tiêu dùng tại Hà Nội như thế nào. Kết quả nghiên cứu
cho thấy nhân tố thái độ đối với hành vi có tác động thuận chiều khá mạnh tới ý định
sử dụng túi cá nhân của người tiêu dùng (với hệ số hồi quy chuẩn hoá bằng 0,206).
Điều này tác giả đã giải thích ở trên trong phần nhìn từ khía cạnh lý thuyết mô hình
TPB. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhân tố xã hội (SF) không có
mối quan hệ nhân quả nào tới ý định sử dụng túi cá nhân của người tiêu dùng trên địa
bàn thành phố Hà Nội (với hệ số hồi quy bằng 0,002).
Nhìn từ khía cạnh lý thuyết hành động hợp lý (TRA) ta có thể thấy kết quả
nghiên cứu đồng thuận với kết quả nghiên cứu của Ajzen và Fishbein (1975). Hai
nhân tố trong mô hình này là thái độ đối với hành vi và chuẩn chủ quan đều có tác
động thuận chiều đến ý định hành vi của người tiêu dùng. Với hệ số hồi quy chuẩn

114
hoá của 2 nhân tố này là 0,206 và 0,096. Nhân tố chuẩn chủ quan mặc dù không có
mối quan hệ nhân quả tới thái độ đối với hành vi của người tiêu dùng nhưng lại có
mối quan hệ thuận chiều với nhân tố ý định. Điều này cho thấy mức độ thân thiết của
những người có liên quan càng mạnh đối với người tiêu dùng thì sự ảnh hưởng càng
lớn tới ý định hành vi sử dụng túi cá nhân của họ. Niềm tin của người tiêu dùng vào
những người có liên quan càng lớn thì xu hướng thực hiện ý định tiêu dùng của họ
cũng bị ảnh hưởng càng lớn. Nghiên cứu của Vũ Anh Dũng và cộng sự (2012) cũng
phát hiện ra các thành phần của nhân tố chuẩn chủ quan như gia đình, xã hội là
nguồn quan trọng tác động đến sự quan tâm các sản phẩm bảo vệ môi trường của
người Việt Nam. Vì vậy kết quả này đồng thuận với nghiên cứu của Vũ Anh Dũng
và cộng sự (2012).
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tác động trực tiếp của các nhân tố: chính sách
pháp luật, nhận thức về môi trường, các chương trình tiếp thị xanh và chuẩn mực cá
nhân. Cụ thể:
Chính sách pháp luật tác động đến ý định sử dụng túi cá nhân
Chính sách pháp luật tác động thuận chiều tới ý định với hệ số hồi quy chuẩn
hoá bằng 0,123. Kết quả này chỉ ra rằng cơ chế chính sách của chính phủ có tác động
đến ý định sử dụng túi cá nhân thay túi ni lông của người tiêu dùng tại thành phố Hà
Nội. Trong nỗ lực hạn chế túi ni lông và rác thải nhựa trên thế giới đã có những biện
pháp khác nhau, từ cứng rắn đến mềm mỏng, từ phạt hành chính, đánh thuế túi ni
lông đến cấm sử dụng… Nhiều quốc gia đã áp dụng lệnh cấm hoặc tính phí đối với
việc sử dụng túi ni lông được kể đến như: Anh (2015), Mexico (2010), Trung Quốc
(2008),… Các chính sách của chỉnh phủ được coi là vai trò rất quan trọng trong việc
giảm thiểu túi ni lông và thúc đẩy thói quen sử dụng túi cá nhân của người tiêu dùng
khi đi siêu thị. Ở tại Việt Nam, Thủ tưởng Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án tăng
cường kiểm soát ô nhiễm do sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt đến
năm 2020. Theo đó, đến 2020, giảm 65% khối lượng túi ni lông khó phân hủy sử
dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại so với năm 2010; giảm 50% khối lượng
túi ni lông khó phân hủy sử dụng tại các chợ dân sinh so với năm 2010; thu gom và
tái sử dụng 50% tổng số lượng chất thải túi ni lông khó phân hủy phát sinh trong sinh
hoạt. Trong khi đó, những nơi sản xuất túi ni lông cung cấp cho các chợ dân sinh
thường là những hộ gia đình, sản xuất nhỏ lẻ, dùng nhựa tái chế là nguyên liệu sản
xuất, không để ý đến việc đảm bảo cho môi trường, chưa quan tâm đến vệ sinh an
toàn, tìm các cách để không đóng thuế nộp nên việc sản xuất túi ni lông khó phân hủy
vẫn còn phổ biến. Kết quả nghiên cứu cũng kiểm định thành công tác động của chính

115
sách pháp luật trong ý định và hành vi mang túi cá nhân của người tiêu dùng. Kết quả
này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Erkan và Yilmaz (2017), Zen và cộng sự
(2013).
Nhân tố nhận thức về môi trường tác động đến ý định sử dụng túi cá nhân
Nhân tố nhận thức về môi trường được tác giả đánh giá là một trong các nhân
tố quan trọng trong việc thúc đẩy người tiêu dùng có ý định sửa dụng túi cá nhân và
thực tế qua kết quả nghiên cứu thì đúng như kỳ vọng. Nhận thức về môi trường trong
nghiên cứu này được coi là nhân tố ảnh hưởng thuận chiều mạnh thứ ba của ý định.
Qua khảo sát thực tế cũng cho thấy người tiêu dùng rất dồng tình với quan điểm nếu
chúng ta không bắt đầu bảo vệ tài nguyên thiên nhiên thì thế hệ tương lai của con
người sẽ phải sống với chất lượng sống thấp hơn. Kết quả này cũng tương đồng với
kết trong nghiên cứu của Simmons và Widmar (1990).
Chương trình tiếp thị xanh đối với ý định sử dụng túi cá nhân
Kết quả nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra nhân tố chương trình tiếp thị xanh
(Green Marketing) của doanh nghiệp không tác động tới ý định sử dụng túi cá nhân
của người tiêu dùng với hệ số hồi quy = 0,061 và P.Value=0,175>0,05. Trong nghiên
cứu của Vassanadumrongdee và cộng sự (2020) sử dụng mô hình TPB để nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng túi ni lông của người dân Thái Lan. Kết
quả từ mô hình khái niệm cho thấy các chiến dịch quảng cáo (PR) có ảnh hưởng đến
ý định thông qua ảnh hưởng đến chuẩn mực xã hội (SN) và phí sử dụng túi ni lông.
Hiệu ứng của PR đối với chuẩn chủ quan có thể đến từ PR trên mạng xã hội và trong
các siêu thị. Các chính sách quảng cáo của doanh nghiệp được cho rằng có thể nâng
cao sự chấp nhận của người tiêu dùng trong các chính sách bảo vệ môi trường của
Chính phủ. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của tác giả chỉ ra người tiêu dùng ở Hà Nội
khác với người tiêu dùng ở tại Thái Lan. Trong quá trình tác giả nghiên cứu định tính,
phỏng vấn sâu có thể thấy được hầu hết những người tiêu dùng từ trung đến cao tuổi
không quan tâm đến các chương trình tiếp thị của các doanh nghiệp hoặc các siêu thị.
Một số người còn cảm thấy bị làm phiền bởi các quảng cáo đó. Điều này cũng dễ hiểu
vì ở thành phố Hà Nội hiện tại phố nào cũng tràn ngập các loại biển quảng cáo xanh
đỏ, cao thấp. Điều này dẫn đến hiện tượng “ô nhiễm thị giác” tại thành phố Hà Nội
gây ra hậu quả tiêu cực là người tiêu dùng không còn quan tâm đến những quảng cáo
và các chương trình tiếp thị của môi trường nữa.

116
Chuẩn mực cá nhân đối với ý định sử dụng túi cá nhân:
Đúng như kì vọng, dựa trên kết quả nghiên cứu, với hệ số hồi quy chuẩn hoá
bằng 0,458 nhân tố chuẩn mực cá nhân (PN) được xem là có tác động thuận chiều
mạnh nhất đến ý định (IN). Chuẩn mực cá nhân là những tiêu chuẩn cụ thể cho hành
vi của bản thân thay vì niềm tin của một người về những gì người khác nghĩ hoặc
làm,, chuẩn mực cá nhân đề cập đến niềm tin của một cá nhân về nghĩa vụ đạo đức
của họ khi tham gia vào một hành vi cụ thể, Schwartz (1977). Trong các nghiên cứu
trước đây tác giả tìm hiểu, chuẩn mực cá nhân đã được chứng minh là có thể dự đoán
mạnh mẽ sự đa dạng của các ý định và hành vi vì môi trường, bao gồm việc mua các
sản phẩm thân thiện với môi trường và việc áp dụng xe chạy bằng nhiên liệu thay thế
(Groot và Steg, 2013). Nghiên cứu của Groot và Steg (2013) cũng chỉ ra rằng chuẩn
mực cá nhân của một người càng mạnh về hành động vì môi trường, thì người đó
càng có xu hướng đưa ra các lựa chọn hành động vì môi trường. Trong quá trình
phỏng vấn sâu trong nghiên cứu định tính, tác giả cũng nhận thấy rằng chuẩn mực cá
nhân đóng một vai trò rất quan trọng trong ý định sử dụng túi cá nhân thay thế túi ni
lông của người tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu của tác giả đồng thuận với nghiên cứu
của Judith IM De Groot (2013), Bertoldo và Castro (2016), Stern và cộng sự (1999).
Có thể nói rằng, mỗi xã hội có một chuẩn mực đạo đức riêng, kể cả đạo đức xã
hội hay đạo đức môi trường. Sandler (2013) đã đưa ra khái niệm đạo đức môi trường
là tất cả các dạng sống trên Trái đất đều có quyền sống, bằng cách tiêu diệt tự nhiên,
chúng ta phủ nhận cuộc sống tạo nên quyền này, hành động này là bất công và phi
đạo đức. Mạng lưới thức ăn cho thấy rõ ràng rằng con người, thực vật, động vật và
các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác được liên kết chặt chẽ với nhau. Tất cả chúng
ta đều là những sáng tạo của thiên nhiên và chúng ta phụ thuộc vào nhau và môi
trường. Tôn trọng sự tồn tại của không chỉ những người khác mà còn cả những thực
thể không phải con người và thừa nhận quyền sống của họ là nhiệm vụ chính của
chúng ta. Đạo đức môi trường không những đòi hỏi bản thân mỗi người phải biết tôn
trọng môi trường tự nhiên mà còn phải biết đấu tranh chống lại các quan niệm lạc hậu
cho rằng con người là tất cả. Vì vậy chuẩn mực cá nhân của con người trong việc bảo
vệ môi trường chứa đựng những chuẩn mực để điều chỉnh ý thức, thống lĩnh hành vi
của con người đối với ý định và hành vi mang túi cá nhân thay vì sử dụng túi ni lông
của người tiêu dùng.
Trong nghiên cứu này, khi xét theo trình độ học vấn, loại công việc, số lượng
thành viên trong gia đình và mức thu nhập, tác giả không tìm thấy sự khác biệt trong
mối quan hệ giữa các biến với nhau. Có lẽ những nhân tố này không có sự đặc thù

117
hay khác biệt quá lớn giữa các nhóm đối tượng (dù trình độ khác nhau nhưng khả
năng hiểu và nhận thức về các nhân tố trong nghiên cứu này khá dễ dàng), loại công
việc thì dù là sinh viên, người làm công chức nhà nước hay nội trợ cũng không có
nhiều sự khác biệt). Thực tế nếu nghiên cứu khảo sát được cả những đối tượng có thu
nhập cao thì có thể kết quả nghiên cứu sẽ có sự khác biệt lớn. Tuy nhiên, do loại sản
phẩm túi cá nhân trong nghiên cứu này giới hạn ở các sản phẩm túi thân thiện với
môi trường, không phải là sản phẩm quá đắt đỏ nên đó cũng không phải là loại sản
phẩm mà người tiêu dùng phải bỏ ra quá nhiều tiền để có được. Do vậy, kết quả
nghiên cứu không tìm được khác biệt về mối quan hệ giữa các biến đối với đối tượng
có trình độ học vấn, công việc, mức thu nhập và số lượng thành viên trong gia đình.
5.2. Một số đề xuất và kiến nghị
Xuất phát từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số kiến nghị cho các doanh
nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà hoạt động chính sách trong việc
thúc đẩy thói quen sử dụng túi cá nhân thay thế túi ni lông khi đi siêu thị của người
tiêu dùng trong tương lai.
5.2.1. Một số đề xuất với các doanh nghiệp
Với sự biến đổi không ngừng của môi trường kinh doanh và nhận thức trách
nhiệm của doanh nghiệp cần phải có những giải pháp mạnh mẽ hơn nữa khai thác
tiềm năng và thúc đẩy trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp. Tác giả xin đề xuất
một số giải pháp để thúc đẩy vai trò của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường,
đặc biệt là thúc đẩy thói quen mang túi cá nhân thay vì sử dụng túi ni lông đi mua
sắm trong các siêu thị như sau:
Thứ nhất, xây dựng tôn chỉ, mục đích của công tác bảo vệ môi trường một cách
cụ thể, khả thi, định lượng và có lộ trình. Đảm bảo sự minh bạch và trách nhiệm kinh
tế thông qua các tiêu chuẩn đo đếm được đối với việc đánh giá doanh nghiệp trong
thực hiện chính sách bảo vệ môi trường
Thứ hai, xây dựng và triển khai chính sách về bảo vệ môi trường, đặc biệt là
chính sách liên quan đến giá của các sản phẩm, dịch vụ có tính chất bảo vệ môi trường
của doanh nghiệp đảm bảo cho doanh nghiệp tính toán được chi phí, lợi nhuận trong
chiến lược và kế hoạch quản lý kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ này.
Thứ ba, tăng cường chính sách cụ thể khuyến khích dòng tài chính doanh nghiệp
chuyển đổi từ các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh truyền thống đang ô nhiễm và ảnh
hưởng môi trường sang lĩnh vực thân thiện với môi trường và bền vững hơn.

118
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các chương trình tiếp thị xanh
(Green Marketing) chưa có tác động tới ý định sử dụng túi cá nhân của người tiêu
dùng tại Hà Nội. Vì vậy các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội cần có
những chiến lược cụ thể, phù hợp với đặc điểm nhân khẩu của người tiêu dùng tại
thành phố Hà Nội.
Để ý định và hành vi mang túi cá nhân thay vì sử dụng túi ni lông khi đi mua
sắm của người tiêu dùng trở thành lối sống tích cực, cần có sự chung tay của toàn xã
hội và đặc biệt là các siêu thị đóng vai trò cực kì quan trọng trong đó. Hệ thống siêu
thị trên địa bàn thành phố Hà Nội cần có những chiến dịch marketing bảo vệ môi
trường thiết thực vì tại các siêu thị, lượng người đến đây mỗi ngày có thể lên đến
hàng trăm nghìn lượt, chưa kể những dịp lễ tết hay có chương trình khuyến mại lớn.
Tác giả cũng đề xuất xây dựng một liên minh siêu thị thành phố Hà Nội giảm
thiểu việc tiêu thụ túi ni lông dùng 1 lần. Các siêu thị cần thay thế các sản phẩm dùng
một lần như: khay, hộp, đĩa, tô… được sản xuất từ các nguyên liệu tự nhiên thân thiện
với môi trường như bã mía; có thể thực hiện bao gói rau, củ, quả bằng các vật liệu có
nguồn gốc tự nhiên như lá chuối,…; cần ngừng cung cấp túi nhựa tại các khu vực
kinh doanh ăn uống trong siêu thị.
Ngoài ra, các siêu thị cần phải áp dụng các chương trình khuyến mãi tặng quà
đối với các khách hàng đến mua sắm mang theo túi cá nhân sử dụng nhiều lần như
túi vải, túi giấy, làn nhựa… nhằm khuyến khích khách hàng hạn chế sử dụng túi ni
lông khi đi mua sắm tại các siêu thị và cửa hàng tiện lợi.
Các siêu thị cũng cần có chính sách hỗ trợ tối đa cho những đối tác cung ứng
các sản phẩm thân thiện với môi trường bằng nhiều chính sách đặc biệt như là bán
hàng không lợi nhuận, quyền lợi ưu tiên trưng bày tại siêu thị, quyền lợi về quảng
cáo, nhận diện thương hiệu tại siêu thị, cửa hàng…
Tuy nhiên để liên minh siêu thị thúc đẩy được thói quen sử dụng túi cá nhân khi
đi siêu thị thì việc tiên quyết là phải áp dụng đồng bộ các chính sách trên toàn bộ hệ
thống siêu thị, bởi nếu không thì khách hàng sẽ thấy các siêu thị không có túi ni lông
sẽ là một điều bất tiện do đó sẽ không đến siêu thị đó nữa. Vì vậy lượng khách hàng
sẽ giảm xuống, gây thiệt hại đến doanh thu. Đồng thời, kiến nghị, việc giảm thải rác
thải nhựa, túi ni lông cần phải được luật hóa để thực hiện hiệu quả. Do đó vẫn cần
Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền ban hành những chính sách thúc đẩy thói
quen của người tiêu dùng. Vì vậy tác giả cũng sẽ đưa ra một số kiến nghị với cơ quan
nhà nước ở mục sau.

119
5.2.2. Một số kiến nghị đối với các nhà hoạch định chính sách
Ở tại Việt Nam, Thủ tưởng Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án tăng cường
kiểm soát ô nhiễm do sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020.
Theo đó, đến 2020, giảm 65% khối lượng túi ni lông khó phân hủy sử dụng tại các
siêu thị, trung tâm thương mại so với năm 2010; giảm 50% khối lượng túi ni lông khó
phân hủy sử dụng tại các chợ dân sinh so với năm 2010; thu gom và tái sử dụng 50%
tổng số lượng chất thải túi ni lông khó phân hủy phát sinh trong sinh hoạt. Tuy nhiên
đến nay, hiệu quả của đề án này chưa thực sự có hiệu quả trong toàn cộng đồng. Vì
vậy tác giả xin kiến nghị một số chính sách cho các nhà hoạch định chính sách, các
cơ quan quản lý nhà nước tham khảo để đưa ra những chính sách phù hợp với tình
hình hiện nay:
Thứ nhất, tác giả cho rằng nhà nước cần có thêm những chính sách thuế cao
hơn với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm nhựa không thân thiện với môi
trường, cần phải tăng thuế túi ni lông để góp phần bảo vệ môi trường và thúc đẩy thói
quen sử dụng túi cá nhân của người tiêu dùng. Nhưng chính sách này ở Việt Nam có
vẻ 'bất lực' khi giá bán nhiều loại túi ni lông còn thấp hơn mức thuế đánh vào nó.
Hiện thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông đang áp dụng mức kịch khung chỉ là
50.000 đồng/kg.
Thứ hai, nhà nước có thể đánh thuê thêm vào người sử dụng túi chứ không chỉ
là thu thuế đối với các doanh nghiệp. Cụ thể, nếu một người trả tiền mua túi ni lông
ở siêu thị thì khoản tiền này đã bao gồm thuế túi ni lông. Như vậy, việc đánh thuế vào
việc tiêu thụ sẽ ngay lập tức điều chỉnh hành vi người dùng, góp phần giảm lượng
tiêu thụ sản phẩm này. Ở Việt Nam đã có một số siêu thị áp dụng nhưng chỉ chiếm
thiểu số.
Thứ ba, nhà nước cần có những chính sách tài chính khuyến khích hỗ trợ các
nhà sản xuất có công nghệ mới, sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trường,
khuyến khích hỗ trợ người dân bằng những sản phẩm thân thiện với môi trường để
từng người, từng nhà bỏ thói quen dùng túi ni lông.
Tuy nhiên, theo tác giả thì lệnh cấm sử dụng túi ni lông là hiệu quả nhất trong
số các chính sách pháp luật, vì:
Trong số các biện pháp giúp giảm tiêu thụ những loại đồ nhựa dùng một lần thì
việc ban hành lệnh cấm hiện vẫn là giải pháp hiệu quả nhất. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, việc sử
dụng túi nhựa đã giảm tới 80% kể từ khi lệnh cấm có hiệu lực trên toàn quốc vào đầu
năm nay, theo trang Sustainability Times.

120
Theo Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc 2020, cho đến nay hơn 80 quốc
gia đã đưa ra các lệnh cấm sử dụng đồ nhựa như vậy. Nhiều quốc gia đã nối đuôi
nhau cấm hoặc đánh thuế đối với các túi nhựa dùng một lần như Úc, Anh, Pháp, Hà
Lan, New Zealand…Trong khi đó, theo Đài CNN, Kenya có lẽ là trường hợp ban
hành luật hà khắc nhất: những ai bán hoặc sử dụng túi nhựa có thể đối mặt án tù 4
năm hoặc mức phạt lên tới 39.000 USD. Gần đây, New Zealand với lệnh cấm túi
nhựa dùng một lần chính thức có hiệu lực từ đầu tháng này, những nhà bán lẻ nào vi
phạm lệnh cấm có thể bị phạt lên tới 67.000 USD. Mới đây nhất là đất nước láng
giềng của Việt Nam là Thái Lan cũng đã áp dụng lệnh cấm túi ni lông dùng một lần
bắt đầu từ năm 2020 và đến nay đã có những dấu hiệu rất tích cực. Theo Bộ Tài
nguyên và Môi trường Thái Lan, năm ngoái, nước này đã giảm 2 tỷ túi nilon, tương
đương khoảng 5.765 tấn trong giai đoạn đầu của chiến dịch nhằm kêu gọi người tiêu
dùng hạn chế sử dụng túi nilon từ các cửa hàng
Vì vậy theo ý kiến của tác giả, sẽ không dễ dàng để thay đổi thói quen, cách
nghĩ và hành vi của người tiêu dùng trong việc sử dụng túi ni lông, vì vậy các nhà
hoạch định chính sách cần nghiên cứu và đưa ra lệnh cấm túi ni lông phù hợp với đặc
điểm nhân khẩu của người Việt Nam và phù hợp với tình hình xã hội, kinh tế hiện tại
của Đất nước.
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo
Nghiên cứu “Ý định và hành vi mang túi cá nhân thay vì sử dụng túi ni lông khi
đi mua sắm của người tiêu dùng tại thành phố Hà Nội” của tác giả mặc dù đã cố gắng
hết sức mình song vẫn còn một số hạn chế:
Thứ nhất, phạm vi nghiên cứu của bài nghiên cứu là người tiêu dùng khu vực
Hà Nội. Tuy nhiên, mẫu nghiên cứu của tác giả chỉ là 536 người trên tổng số hơn 8
triệu người đang sinh sống tại khu vực Hà Nội. Vì vậy, mẫu nghiên cứu chưa thể đại
diện cho toàn bộ người tiêu dùng khu vực Hà Nội.
Thứ hai, tác giả tiến hành khảo sát người tiêu dùng Hà Nội theo cách chọn mẫu
thuận tiện nên khó mang tính đại diện cao. Ngoài ra, nghiên cứu có hạn chế là mới
chỉ khảo sát một số nghề nghiệp như: sinh viên, công chức, nội trợ, làm nghề tự do,…
Thứ ba, trên thực tế còn rất nhiều nhân tố khác thuộc cá nhân và môi trường có
tác động đến ý định và hành vi mang túi cá nhân thay vì sử dụng túi ni lông của người
tiêu dùng nhưng chưa được đề cập trong nghiên cứu này.
Thứ tư, người tiêu dùng sống ở các khu vực dường như có những thái độ và
nhận thức khác biệt so với những người sống ở khu vực kém phát triển hơn. Nghiên

121
cứu trong tương lai tác giả có thể sẽ mở rộng mẫu nghiên cứu trên toàn bộ miền Bắc
của Việt Nam.

122
TÓM TẮT CHƯƠNG 5
Chương 5 nghiên cứu đã thảo luận về những kết quả kiểm định trong chương 4.
Dựa trên các kết quả kiểm định giả thuyết và thảo luận, tác giả đề xuất, kiến nghị một
số giải pháp mang tính hành ý cho các nhà quản lý, cũng như các doanh nghiệp, siêu
thị nhằm thúc đẩy ý định và hành vi mang túi cá nhân thay vì sử dụng túi ni lông khi
đi mua sắm của người tiêu dùng tại thành phố Hà Nội.

123
PHẦN KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã tìm hiểu được thực trạng và những nhân tố ảnh hưởng tới ý định
và hành vi mang túi cá nhân thay vì sử dụng túi ni lông khi đi mua sắm của người
tiêu dùng tại thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy ý định và hành vi mang
túi cá nhân khi đi mua sắm của người tiêu dùng tại Hà Nội bị ảnh hưởng chính bởi
hai nhân tố là chuẩn mực cá nhân và thái độ đối với hành vi. Theo tác giả đánh giá,
đây là 2 nhân tố mang tính đặc trưng của con người Việt Nam. Nghiên cứu cũng chỉ
ra các nhân tố ảnh hưởng tới ý định mang túi cá nhân, gồm: nhận thức về môi trường,
chính sách pháp luật, chuẩn chủ quan, nhân tố tình cảm và nhận thức về hậu quả.
Mặc dù hành vi mang túi cá nhân đi siêu thị có thể đem lại rất nhiều lợi ích cho
môi trường nhưng cho đến nay hành vi này vẫn chưa thực sự phổ biến ở thành phố
Hà Nội, nguyên nhân có thể kể đến là người tiêu dùng tại thành phố vẫn chưa có thói
quen mang túi đi siêu thị và những chính sách pháp luật vẫn chưa đủ mạnh. Việc thúc
đẩy ý định và hành vi mang túi cá nhân khi đi mua sắm phụ thuộc vào nhiều nhân
tố, trong đó phải kể đến các nhân tố thuộc về người tiêu dùng như chuẩn mực cá
nhân, chuẩn chủ quan, thái độ đối với hành vi, quy gán trách nhiệm, ý định hành
vi. Ngoài ra, nghiên cứu còn minh chứng cho việc người tiêu dùng nếu có nhân
khẩu học khác nhau thì sẽ có những đặc điểm rất khác nhau về thói quen, sở thích,
niềm tin, quan điểm, nhận thức đối với hành vi sử dụng túi cá nhân khi đi mua
sắm.
Mong muốn của tác giả là đem lại các đề xuất và kiến nghị mang tính thiết thực,
hữu ích cho các doanh nghiệp, các siêu thị và các nhà hoạch định chính sách ở Việt
Nam để có thể góp phần thúc đẩy ý định và hành vi mang túi cá nhân mang túi cá
nhân đi mua sắm trở thành một hành vi phổ biến trong xã hội, góp phần giảm thiểu
túi ni lông và thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa đang trở thành một vấn đề nóng trên
địa bàn thành phố Hà Nội.
Dựa trên mô hình TPB của Ajzen (1991), mô hình NAM (Schwartz, 1977) và
mô hình TIB (Triandis, 1977) tác giả kết hợp 3 mô hình và một số lý thuyết trong các
nghiên cứu về ý định và hành vi mang túi cá nhân khi đi mua sắm của người tiêu dùng
trong các nghiên cứu ở trong và ngoài nước.
Đối chiếu với mục tiêu nghiên cứu đã xác định ban đầu, kết quả nghiên cứu đã
đạt được kết quả sau:
1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến ý định và hành vi mang
túi cá nhân thay vì sử dụng túi ni lông khi đi mua sắm của người tiêu dùng.

124
2. Hệ thống cơ sở lý thuyết về ý định và hành vi mang túi cá nhân thay vì sử dụng
túi ni lông khi đi mua sắm của người tiêu dùng.
3. Xây dựng, kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu về mối quan
hệ giữa các nhân tố đến hành vi sử dụng túi cá nhân của người tiêu dùng.
4. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định và hành vi mang túi cá nhân thay
vì sử dụng túi ni lông khi đi mua sắm của người tiêu dùng.
5. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị, giải pháp
nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp, siêu thị có các
biện pháp nhằm thúc đẩy hành vi sử dụng túi cá nhân thay vì sử dụng túi ni lông
ở siêu thị trên địa ban thành phố Hà Nội.
Kết quả nghiên cứu vừa đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn, giúp các nhà khoa
học vừa có cái nhìn tổng quan nhất về ý định và hành vi mang túi cá nhân khi đi mua
sắm của người tiêu dùng tại thành phố Hà Nội vừa giúp các doanh nghiệp Việt và các
nhà hoạch định chính sách có những tham khảo trong việc đưa ra các chính sách thúc
đẩy thói quen và hành vi sử dụng túi cá nhân thay thế túi ni lông của người tiêu dùng.
Mặc dù đã cố gắng, song nghiên cứu của tác giả vẫn còn một số hạn chế về phạm vi
và đối tượng nghiên cứu. Những hạn chế về phạm vi và đối tượng này chính là ý
tưởng cho hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả.

125
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH
1. Achapan Ittiravivongs (2012), "Recycling as habitual behavior: the impact of
habit on household waste recycling behavior in Thailand", Asian Social Science.
8(6), tr. 74.
2. Aindrila Biswas (2016), "Impact of social media usage factors on green
consumption behavior based on technology acceptance model", Journal of
Advanced Management Science. 4(2).
3. Alice H Eagly và Shelly Chaiken (1993), The psychology of attitudes, Harcourt
brace Jovanovich college publishers.
4. Andrew Crane và Dirk Matten (2004), Business ethics: A European perspective:
Managing corporate citizenship and sustainability in the age of globalization,
Oxford University Press Oxford.
5. Andrew Macintosh và cộng sự. (2020), "Plastic bag bans: lessons from the
Australian capital territory", Resources, Conservation and Recycling. 154, tr.
104638.
6. Anja Kollmuss và Julian Agyeman (2002), "Mind the gap: why do people act
environmentally and what are the barriers to pro-environmental behavior?",
Environmental education research. 8(3), tr. 239-260.
7. Aysel Boztepe (2012), "Green marketing and its impact on consumer buying
behavior", European Journal of Economic & Political Studies. 5(1).
8. Blair H Sheppard, Jon Hartwick và Paul R Warshaw (1988), "The theory of
reasoned action: A meta-analysis of past research with recommendations for
modifications and future research", Journal of consumer research. 15(3), tr.
325-343.
9. Chi Mai Lê (2008), "Tăng cường cơ chế tự chủ đối với các đơn vị cung ứng
dịch vụ công".
10. Chow, C. (2020). Why We Can’t Quit Plastic. Available at:
https://earth.org/why-we-cant-quitplastic-waste/

126
11. Christopher Bratt (1999), "The impact of norms and assumed consequences on
recycling behavior", Environment and behavior. 31(5), tr. 630-656.
12. Clive Barnett và các cộng sự. (2005), "The political ethics of consumerism",
Consumer Policy Review. 15(2), tr. 45-51.
13. Darryl Macer (1994), "Bioethics may transform public policy in Japan", Politics
and the Life Sciences. 13(1), tr. 89-90.
14. Darryl RJ Macer (2000), "Ethical challenges as we approach the end of the
human genome project".
15. Deborah Simmons và Ron Widmar (1990), "Motivations and barriers to
recycling: Toward a strategy for public education", The Journal of
Environmental Education. 22(1), tr. 13-18.
16. Deming, W. E, 1986, Out of the crisis. Cambridge: Massachusetts Institute of
Technology Press.
17. Dilek Penpece (2006), "The Factors Which Determine the Consumer Behavior:
The Effect of Culture on Consumer Behavior", Kahramanmaraş Sütçü İmam
University, Institute of Social Sciences, Kahramanmaraş.
18. Donald A Fuller (1999), Sustainable marketing: Managerial-ecological issues,
Sage Publications.
19. Edward O Wilson (1984), Biophilia, Harvard university press.
20. Elaine Ritch, Carol Brennan và Calum MacLeod (2009), "Plastic bag politics:
modifying consumer behaviour for sustainable development", International
Journal of Consumer Studies. 33(2), tr. 168-174.

21. Elizabeth E Grandon và Peter P Mykytyn Jr (2004), "Theory-based


instrumentation to measure the intention to use electronic commerce in small
and medium sized businesses", Journal of Computer Information Systems.
44(3), tr. 44-57.
22. Erkan Arı và Veysel Yılmaz (2017), "Consumer attitudes on the use of plastic
and cloth bags", Environment, Development and Sustainability. 19(4), tr. 1219-
1234.

127
23. Faye V McDonald (2014), "Developing an integrated conceptual framework of
pro-environmental behavior in the workplace through synthesis of the current
literature", Administrative Sciences. 4(3), tr. 276-303.
24. Florian G Kaiser và Todd A Shimoda (1999), "Responsibility as a predictor of
ecological behaviour", Journal of Environmental Psychology. 19(3), tr. 243-
253.
25. Frank Convery, Simon McDonnell và Susana Ferreira (2007), "The most
popular tax in Europe? Lessons from the Irish plastic bags levy", Environmental
and resource economics. 38(1), tr. 1-11.
26. Gary Paul Nabhan và các cộng sự. (1993), "The loss of floral and faunal story:
The extinction of experience", The biophilia hypothesis, tr. 229-250.
27. George B Kauffman (1988), "Wallace Hume Carothers and nylon, the first
completely synthetic fiber", Journal of Chemical Education. 65(9), tr. 803.

28. Grahame R Dowling và Richard Staelin (1994), "A model of perceived risk and
intended risk-handling activity", Journal of consumer research. 21(1), tr. 119-
134.
29. Hans Küng (1991), Declaration toward a global ethic, Parliament of the
World's Religions.
30. Harry Charalambos Triandis (1977), Interpersonal behavior, Brooks/Cole
Publishing Company.
31. https://wedocs.unep.org./bitstream/handle/20.500.11822/25496/singleUsePlast
ic_sustainability.pdf.

32. Hui-hui Zhao và các cộng sự. (2014), "What affects green consumer behavior
in China? A case study from Qingdao", Journal of Cleaner Production. 63, tr.
143-151.
33. Icek Ajzen (1985), "From intentions to actions: A theory of planned behavior",
Action control, Springer, tr. 11-39.
34. Icek Ajzen (1991), "The theory of planned behavior", Organizational behavior
and human decision processes. 50(2), tr. 179-211.

128
35. Icek Ajzen (1991), "The theory of planned behavior", Organizational behavior
and human decision processes. 50(2), tr. 179-211.
36. Icek Ajzen và Martin Fishbein (1977), "Attitude-behavior relations: A
theoretical analysis and review of empirical research", Psychological bulletin.
84(5), tr. 888.
37. Icek Ajzen và Martin Fishbein (1975), "A Bayesian analysis of attribution
processes", Psychological bulletin. 82(2), tr. 261.
38. Icek Ajzen và Martin Fishbein (1977), "Attitude-behavior relations: A
theoretical analysis and review of empirical research", Psychological bulletin.
84(5), tr. 888.
39. Icek Ajzen và Martin Fishbein (1973), "Attitudinal and normative variables as
predictors of specific behavior", Journal of personality and Social Psychology.
27(1), tr. 41.
40. Ida E Berger (1997), "The demographics of recycling and the structure of
environmental behavior", Environment and behavior. 29(4), tr. 515-531.
41. Irina Safitri Zen, Rahmalan Ahamad và Wahid Omar (2013), "No plastic bag
campaign day in Malaysia and the policy implication", Environment,
development and sustainability. 15(5), tr. 1259-1269.

42. Iris Vermeir và Wim Verbeke (2006), "Sustainable food consumption:


Exploring the consumer “attitude–behavioral intention” gap", Journal of
Agricultural and Environmental ethics. 19(2), tr. 169-194.
43. Ishrat Jahan Synthia và Shafquat Kabir (2015), "An investigation of cosumer
attitudes towards new varieties of shopping bags: exploring eco-awareness and
the possibility of behavior change", The Journal of Developing Areas. 49(5), tr.
183-196.
44. Jack Arbuthnot (1977), "The roles of attitudinal and personality variables in the
prediction of environmental behavior and knowledge", Environment and
behavior. 9(2), tr. 217-232.
45. Jacob Cherian và Jolly Jacob (2012), "Green marketing: A study of consumers'
attitude towards environment friendly products", Asían social science. 8(12), tr.
117.

129
46. Jaeho Cho và các cộng sự. (2009), "Campaigns, reflection, and deliberation:
Advancing an OSROR model of communication effects", Communication
theory. 19(1), tr. 66-88.
47. James M Olson và Mark P Zanna (1993), "Attitudes and attitude change",
Annual review of psychology. 44(1), tr. 117-154.
48. James S Coleman (1990), "Commentary: Social institutions and social theory",
American Sociological Review. 55(3), tr. 333-339.
49. Jennifer Boldero (1995), "The prediction of household recycling of newspapers:
The role of attitudes, intentions, and situational factors 1", Journal of Applied
Social Psychology. 25(5), tr. 440-462.
50. John T Cacioppo và các cộng sự. (1986), "Central and peripheral routes to
persuasion: An individual difference perspective", Journal of personality and
social psychology. 51(5), tr. 1032.
51. John T Cacioppo và các cộng sự. (1996), "Dispositional differences in cognitive
motivation: The life and times of individuals varying in need for cognition",
Psychological bulletin. 119(2), tr. 197.
52. John Thøgersen (1999), "Spillover processes in the development of a
sustainable consumption pattern", Journal of economic psychology. 20(1), tr.
53-81.
53. Joseph R Hopper và Joyce McCarl Nielsen (1991), "Recycling as altruistic
behavior: Normative and behavioral strategies to expand participation in a
community recycling program", Environment and behavior. 23(2), tr. 195-220.
54. Judith De Groot và Linda Steg (2007), "General beliefs and the theory of
planned behavior: The role of environmental concerns in the TPB", Journal of
Applied Social Psychology. 37(8), tr. 1817-1836.
55. Justin Paul, Ashwin Modi và Jayesh Patel (2016), "Predicting green product
consumption using theory of planned behavior and reasoned action", Journal of
retailing and consumer services. 29, tr. 123-134.
56. Karen Glanz, Barbara K Rimer và Kasisomayajula Viswanath (2008), Health
behavior and health education: theory, research, and practice, John Wiley &
Sons.

130
57. Leon Festinger (1954), "A theory of social comparison processes", Human
relations. 7(2), tr. 117-140.
58. Lucia Mannetti, Antonio Pierro và Stefano Livi (2004), "Recycling: Planned
and self-expressive behaviour", Journal of environmental psychology. 24(2), tr.
227-236.
59. Marcel Hunecke và các cộng sự. (2001), "Responsibility and environment:
Ecological norm orientation and external factors in the domain of travel mode
choice behavior", Environment and behavior. 33(6), tr. 830-852.
60. Margaret C Campbell và Ronald C Goodstein (2001), "The moderating effect
of perceived risk on consumers' evaluations of product incongruity: Preference
for the norm", Journal of consumer Research. 28(3), tr. 439-449.
61. Mark Conner và Christopher J Armitage (1998), "Extending the theory of
planned behavior: A review and avenues for further research", Journal of
applied social psychology. 28(15), tr. 1429-1464.
62. Marko M Skoric và các cộng sự. (2016), "Social media and citizen engagement:
A meta-analytic review", New Media & Society. 18(9), tr. 1817-1839.
63. Martin Fishbein và Icek Ajzen (1975), Intention and behavior: An introduction
to theory and research, chủ biên, Addison-Wesley, Reading, MA.
64. Martin Fishbein và Icek Ajzen (1977), "Belief, attitude, intention, and behavior:
An introduction to theory and research".
65. Mats Ekström và Adam Shehata (2018), "Social media, porous boundaries, and
the development of online political engagement among young citizens", New
Media & Society. 20(2), tr. 740-759.
66. Matthew J Kotchen và Stephen D Reiling (2000), "Environmental attitudes,
motivations, and contingent valuation of nonuse values: a case study involving
endangered species", Ecological Economics. 32(1), tr. 93-107.
67. Mei-Fang Chen (2007), "Consumer attitudes and purchase intentions in relation
to organic foods in Taiwan: Moderating effects of food-related personality
traits", Food Quality and preference. 18(7), tr. 1008-1021.

131
68. Michael A Berry và Dennis A Rondinelli (1998), "Proactive corporate
environmental management: A new industrial revolution", Academy of
Management Perspectives. 12(2), tr. 38-50.
69. Michael Jay Polonsky (1994), "An introduction to green marketing", Electronic
green journal. 1(2).
70. Michael Jay Polonsky (2011), "Transformative green marketing: Impediments
and opportunities", Journal of Business Research. 64(12), tr. 1311-1319.
71. Michael Viggo Fausböll (2012), The Sutta-Nipata, Jazzybee Verlag.
72. Michel Laroche, Jasmin Bergeron và Guido Barbaro‐Forleo (2001), "Targeting
consumers who are willing to pay more for environmentally friendly products",
Journal of consumer marketing.
73. Miron Zuckerman và Harry T Reis (1978), "Comparison of three models for
predicting altruistic behavior", Journal of personality and social psychology.
36(5), tr. 498.

74. Mozhgan Irandust và Naser Bamdad (2014), "The Role of Customer's


Believability and Attitude in Green Purchase Intention", Kuwait Chapter of the
Arabian Journal of Business and Management Review. 3(7), tr. 242.
75. Muhammad Khoiruman và Aris Tri Haryanto (2017), "Green purchasing
behavior analysis of government policy about paid plastic bags", Indonesian
Journal of Sustainability Accounting and Management. 1(1), tr. 31-39.
76. Muhammad Umar Usman và Pawan Kumar (2020), "Factors influencing
consumer intention to shop online in Nigeria: a conceptual study", Vision, tr.
0972262920926797.
77. Narges Delafrooz, Mohammad Taleghani và Bahareh Nouri (2014), "Effect of
green marketing on consumer purchase behavior", QScience Connect. 2014(1),
tr. 5.
78. Natalie T Wood và Michael R Solomon (2009), Virtual social identity and
consumer behavior, ME Sharpe.
79. P Marijn Poortvliet và các cộng sự. (2018), "Acceptance of new sanitation: The
role of end-users' pro-environmental personal norms and risk and benefit
perceptions", Water Research. 131, tr. 90-99.

132
80. P Werner (2004), "Reasoned action and planned behavior", Middle range
theories: Application to nursing research, tr. 125-147.
81. P Wesley Schultz, Lynnette Zelezny và Nancy J Dalrymple (2000), "A
multinational perspective on the relation between Judeo-Christian religious
beliefs and attitudes of environmental concern", Environment and Behavior.
32(4), tr. 576-591.
82. Paul C Stern (2000), "Psychology and the science of human-environment
interactions", American psychologist. 55(5), tr. 523.
83. Philip Kotler và các cộng sự. (2000), Introducción al marketing, Pearson
Prentice Hall.
84. R Shrikanth và D Surya Narayana Raju (2012), "Contemporary green
marketing-brief reference to Indian scenario", International Journal of Social
Sciences & Interdisciplinary Research. 1(1), tr. 26-39.
85. Raquel Bertoldo và Paula Castro (2016), "The outer influence inside us:
Exploring the relation between social and personal norms", Resources,
Conservation and Recycling. 112, tr. 45-53.
86. Raymond A Bauer (1967), "Consumer behavior as risk taking".
87. Reviva Hasson, Anthony Leiman và Martine Visser (2007), "The Economics of
Plastic Bag Legislation in South Africa 1", South African Journal of Economics.
75(1), tr. 66-83.

88. Rhian Tough (2007), "Plastic shopping bags: environmental impacts and policy
options".
89. Rick LeBlanc (2017), "How long does it take garbage to decompose", The
Balance.
90. Ricky YK Chan (2001), "Determinants of Chinese consumers' green purchase
behavior", Psychology & marketing. 18(4), tr. 389-413.
91. Ricky YK Chan (2004), "Consumer responses to environmental advertising in
China", Marketing Intelligence & Planning.
92. Ricky YK Chan, YH Wong và Thomas KP Leung (2008), "Applying ethical
concepts to the study of “green” consumer behavior: An analysis of Chinese

133
consumers’ intentions to bring their own shopping bags", Journal of Business
Ethics. 79(4), tr. 469-481.
93. Riyad Moharam và Maher Ali Al Maqtari (2014), "The impact of plastic bags
on the environment: A field survey of the City of Sana’a and the surrounding
Areas, Yemen", International Journal of Engineering Research and Reviews.
2(4), tr. 61-69.

94. Robert B Cialdini và Melanie R Trost (1998), "Social influence: Social norms,
conformity and compliance".
95. Robert Bocock (2008), Consumption, Routledge.
96. Romuald N Lipcius và Anson H Hines (1986), "Variable functional responses
of a marine predator in dissimilar homogeneous microhabitats", Ecology. 67(5),
tr. 1361-1371.
97. Ruth N Bolton và James H Drew (1991), "A multistage model of customers'
assessments of service quality and value", Journal of consumer research. 17(4),
tr. 375-384.
98. Samuel Oji Iheukwumere và các cộng sự. (2020), "A Look at Plastic Bags and
Alternatives", Journal of Geography, Meteorology and Environment. 3(1), tr.
121-134.

99. San‐Pui Lam (1999), "Predicting intentions to conserve water from the theory
of planned behavior, perceived moral obligation, and perceived water right 1",
Journal of Applied Social Psychology. 29(5), tr. 1058-1071.
100. San-Pui Lam và Jiun-Kai Chen (2006), "What makes customers bring their
bags or buy bags from the shop? A survey of customers at a Taiwan
hypermarket", Environment and Behavior. 38(3), tr. 318-332.
101. Scott B Follows và David Jobber (2000), "Environmentally responsible
purchase behaviour: a test of a consumer model", European journal of
Marketing.
102. Scott Clouder và Rob Harrison (2005), "The effectiveness of ethical
consumer behaviour", The ethical consumer. 89, tr. 96.

134
103. Sebastian Bamberg và Guido Möser (2007), "Twenty years after Hines,
Hungerford, and Tomera: A new meta-analysis of psycho-social determinants
of pro-environmental behaviour", Journal of environmental psychology. 27(1),
tr. 14-25.
104. Sebastian Bamberg, Icek Ajzen và Peter Schmidt (2003), "Choice of travel
mode in the theory of planned behavior: The roles of past behavior, habit, and
reasoned action", Basic and applied social psychology. 25(3), tr. 175-187.
105. Shahrzad Jeddi và các cộng sự. (2013), "Consumer behavior and consumer
buying decision process", International journal of business and behavioral
sciences. 3(5), tr. 20-23.
106. Shalom H Schwartz (1977), "Normative influences on altruism",
Advances in experimental social psychology, Elsevier, tr. 221-279.
107. Shalom H Schwartz và Judith A Howard (1980), "Explanations of the
moderating effect of responsibility denial on the personal norm-behavior
relationship", Social Psychology Quarterly, tr. 441-446.
108. Shalom Schwartz và Amit Ben David (1976), "Responsibility and helping
in an emergency: Effects of blame, ability and denial of responsibility",
Sociometry, tr. 406-415.
109. Sheng-Hsiung Chang và Ching-Hsien Chou (2018), "Consumer intention
toward bringing Your Own shopping bags in Taiwan: an application of ethics
perspective and theory of planned behavior", Sustainability. 10(6), tr. 1815.
110. Shirley Taylor và Peter A Todd (1995), "Understanding information
technology usage: A test of competing models", Information systems research.
6(2), tr. 144-176.
111. Shirley Taylor và Peter Todd (1997), "Understanding the determinants of
consumer composting behavior 1", Journal of Applied Social Psychology.
27(7), tr. 602-628.
112. Sierra Rayne (2008), "The need for reducing plastic shopping bag use and
disposal in Africa", African Journal of Environmental Science and Technology.
2(3).

135
113. Subhabrata Bobby Banerjee (1999), "Corporate environmentalism and the
greening of strategic marketing", Greener Marketing: A Global perspective on
greening marketing practice. 1(36), tr. 15-40.
114. Sujitra Vassanadumrongdee, Dawisa Hoontrakool và Danny Marks
(2020), "Perception and Behavioral Changes of Thai Youths Towards the
Plastic Bag Charging Program", Applied Environmental Research. 42(2), tr. 27-
45.
115. Thomas L Osterhus (1997), "Pro-social consumer influence strategies:
when and how do they work?", Journal of marketing. 61(4), tr. 16-29.
116. Tim Jackson (2005), "Motivating sustainable consumption", Sustainable
Development Research Network. 29(1), tr. 30-40.
117. Uma R Karmarkar và Bryan Bollinger (2015), "BYOB: How bringing
your own shopping bags leads to treating yourself and the environment",
Journal of Marketing. 79(4), tr. 1-15.
118. UN Environment (2018). Our World is drowning in plastic pollution.
Available at: https://www.unenvironment.org/interactive/beat-plastic-
pollution/

119. UNEP (2018). Single-Use Plastics: A Roadmap for Sustainability.


Available at:

120. V Chandrashekar (2018), "In India’s largest city, a ban on plastics faces
big obstacles", Yale Environment. 360.
121. Vincent‐Wayne Mitchell (1999), "Consumer perceived risk:
conceptualisations and models", European Journal of marketing.
122. Viswanath Venkatesh và Fred D Davis (2000), "A theoretical extension of
the technology acceptance model: Four longitudinal field studies", Management
science. 46(2), tr. 186-204.
123. Vũ Anh Dũng, Nguyễn Thị Ngọc Anh và Nguyễn Thu Huyền (2013),
"Building a survey tool to assess consumers’ perception and behavior towards
green consumption", VNU Journal of Science: Economics and Business. 29(2).

124. W Edwards Deming (2018), Out of the Crisis, MIT press.

136
125. Wim Verbeke, I Vermeir và I Vackier (2004), "Impact of values,
involvement and perceptions on consumer attitudes and intentions towards
sustainable food consumption", Proceedings of the EURSAFE–Science, Ethics
and Society, Centre for Agricultural, Bio-and Environmental Ethics, Leuven, tr.
81-5.
126. Xiufeng Xing (2009), "Study on the ban on free plastic bags in China",
Journal of Sustainable Development. 2(1), tr. 156-158.

127. Yeong-Hyeon Hwang, Seong-Il Kim và Jiann-Min Jeng (2000),


"Examining the causal relationships among selected antecedents of responsible
environmental behavior", The journal of environmental education. 31(4), tr. 19-
25.
128. Yaqub Durmaz và Büşra Nur Durmaz (2014), "The impact of social
factors on consumer buying behavior and an empirical application in Turkey",
Journal of Social Science Research. 3(2), tr. 256-263.
129. Zugang Leo Liu, Trisha D Anderson và Jose M Cruz (2012), "Consumer
environmental awareness and competition in two-stage supply chains",
European Journal of Operational Research. 218(3), tr. 602-613.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Báo Công thương (2020), Thay đổi thói quen sử dụng túi ni lông, Cổng thông
tin điện tử Bộ Công Thương.
2. Hoàng Thị Hương Thảo (2013), "Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sản
phẩm xanh của người tiêu dùng TP. HCM".
3. Hoàng Trọng Hùng và cộng sự (2018), “Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu
dùng xanh của người tiêu dùng tại thành phố Huế”, Tạp chí khoa học đại học
huế: kinh tế và phát triển, tr127 số 5A.
4. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS, Trường đai học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh; Hồng Đức.

137
5. Phạm Thị Lan Hương (2014), Dự doán ý định mua xanh của nguời tiêu dùng
trẻ: Ảnh huởng của các nhân tố văn hóa và tâm lý, Tạp chí Kinh tế và Phát triển,
200(2), 66–78.
6. Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thị Tuyết Mai (2017), Các nhân tố ảnh hưởng đến
hành vi mua sắm xanh của người tiêu dùng ở thành phố Đông Hà, Tạp chí khoa
học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển, 126(5C), 33–44.
7. Trịnh Ngọc Hồng Anh (2019), Factors affecting customer purchase intention of
cloth bags for shopping.
8. Vũ Anh Dũng, Nguyễn Thị Ngọc Ánh và Nguyễn Thu Huyền (2012b), “Kiểm
định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh”, Kinh tế và Chính trị
Thế giới, Số 7, tr. 30.
9. Vũ Anh Dũng, Nguyễn Thu Huyền và Nguyễn Thị Ngọc Ánh (2012a), “Đánh
giá nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh: Trường hợp người tiêu dùng Hà Nội”,
Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số 184, tr. 46-55.

138
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 01

NỘI DUNG PHỎNG VẤN SÂU NGƯỜI TIÊU DÙNG

TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI


PHẦN MỞ ĐẦU

Tôi đang thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học về hành vi quyết định thanh
toán trực tuyến. Đề tài này thực hiện để đưa ra các đề xuất nhằm thúc đẩy hành vi
mang túi cá nhân khi đi mua sắm của người tiêu dùng.
Thông tin của buổi nói chuyện hôm nay chỉ đóng góp vào mục đích nghiên cứu
và được giữ kín, sử dụng dưới dạng khuyết danh. Tất cả các câu trả lời của Ông/bà
đều hữu ích và quan trọng cho nghiên cứu của chúng tôi. Kính mong Ông/bà trả lời
theo suy nghĩ và cảm nhận của bản thân. Tôi xin phép được ghi âm buổi nói chuyện
để làm căn cứ thu thập được đầy đủ và chính xác.
Đầu tiên, tôi xin phép ghi lại thông tin cá nhân của Ông/bà để tiện trao đổi trong
quá trình nói chuyện: tuổi, học vấn, thu nhập, số lượng thành viên trong gia đình,
nghề nghiệp.
PHẦN NỘI DUNG
Ông/bà vui lòng cho ý kiến về các vấn đề sau đây:
1. Ông/bà thường sử dụng loại túi nào khi đi mua sắm ?
2. Tại sao ông/bà lại có/không sử dụng loại túi đó ?
3. Theo ông/bà sử dụng túi ni lông có những ưu điểm và nhược điểm gì?
4. Ông/bà gặp những khó khăn hay thuận lợi gì trong việc mang túi cá nhân
thay vì sử dụng túi ni lông khi đi mua sắm ?
5. Theo ông bà, ý định và hành vi mang túi cá nhân chịu ảnh hưởng bởi các
nhân tố nào ?
6. Ông/bà có nghĩ việc mang túi cá nhân có đem lại nhiều rủi ro hay không?
Theo ông/bà, những rủi ro đó là gì ?
7. Bạn bè và người thân của ông/bà mang túi cá nhân hay không? Lựa chọn
của họ có tác động đến quyết định của ông/bà hay không ?
8. Theo ông/bà, các chính sách pháp luật có tác dụng trong việc thúc đẩy thói
quen mang túi cá nhân hay không ?

139
PHỤ LỤC 02

MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT


PHIẾU KHẢO SÁT
HÀNH VI MANG TÚI Ở NHÀ ĐI MUA SẮM THAY VÌ
SỬ DỤNG TÚI NI LÔNG Ở SIÊU THỊ CỦA NGƯỜI
TIÊU DÙNG
Tôi là sinh viên đang thực hiện nghiên cứu khoa học. Tôi đang nghiên cứu vấn đề ý định và hành
vi mang túi cá nhân đi mua sắm thay vì sử dụng túi ni lông ở siêu thị. Mục tiêu tổng quát của tôi
trong đề tài này là tiến hành nghiên cứu việc thay thế thói quen xã hội trong việc sử dụng túi ni lông
bằng túi cá nhân (túi vải, túi thân thiện môi trường,...) trong sinh hoạt hộ gia đình. Tôi rất mong nhận
được sự hợp tác từ phía bạn bởi những câu trả lời trung thực và chính xác sẽ giúp bài nghiên cứu của
chúng tôi có độ tin cậy cao và đem lại giá trị cho cộng đồng.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

PHẦN I: THÔNG TIN CÁ NHÂN

Xin bạn vui lòng cho biết đôi nét về thông tin cá nhân của mình!
(Các thông tin cá nhân chỉ nhằm phục vụ cho việc xử lý mối liên hệ trong kết quả nghiên cứu, đảm
bảo được giữ bí mật, rất mong bạn bớt chút thời gian trả lời đầy đủ).
1) Giới tính
1 Nam 2 Nữ
3 Khác
2) Độ tuổi
1 Dưới 20 tuổi 4 Trên 40–49 tuổi

2 Từ 20 – 29 tuổi 5 Từ 50 – 59 tuổi
Từ 30 – 39 tuổi 6 60 tuổi trở lên
3

3) Trình độ học vấn


1 Tốt nghiệp THPT 3 Sau đại học trở lên
2 Cao đẳng, Đại học 4 Khác (xin ghi rõ):
4) Nghề nghiệp
1 Sinh viên 4 Công chức
2 Văn phòng 5 Công nhân
3 Nội trợ 6 Khác (xin ghi rõ):
5) Tình trạng hôn nhân
1 Độc thân 3 Ly hôn
2 Đã kết hôn 4 Khác (xin ghi rõ):
6) Số lượng thành viên trong gia đình
1 1 người 3 Nhiều hơn 4 người
2 2 – 4 người
7) Thu nhập
1 Dưới 6 triệu 4 Từ 20 – 30 triệu
2 Từ 6 – 10 triệu 5 Từ 30 – 40 triệu

140
3 Từ 10 – 20 triệu 6 Trên 40 triệu

PHẦN II: KHẢO SÁT HÀNH VI SỬ DỤNG TÚI CÁ NHÂN

8) Bạn đã từng mang túi cá nhân (túi vải, túi thân thiện với môi trường,..) khi đi mua sắm (tại
các chợ, siêu thị,…) bao giờ chưa?
1 Chưa bao giờ
2 Đã hoặc đang sử dụng
9) Lần gần nhất sử dụng túi cá nhân (túi vải, túi thân thiện với môi trường,...) khi đi mua sắm?
1 Chưa bao giờ 4 Trong năm nay
2 Trong 1 tuần gần đây 5 Nhiều năm trước
3 Trong 1 tháng gần đây
10) Tần suất bạn tự mang túi cá nhân (túi vải, túi thân thiện môi trường,...) khi đi mua sắm là
bao nhiêu?
1 Chưa bao giờ
2 Thỉnh thoảng
3 Thường xuyên

PHẦN III: ĐÁNH GIÁ THEO CẢM NHẬN CỦA BẢN THÂN VỀ CÁC PHÁT BIỂU

Bạn hãy cho biết mức độ đồng ý đối với các phát biểu dưới đây bằng cách tích  hoặc  vào
các số từ 1 đến 5. Tương ứng: 1 – hoàn toàn không đồng ý, 2 – không đồng ý, 3 – trung hòa, 4
– đồng ý, 5 – hoàn toàn đồng ý.

I Thái độ đố với hành vi (AB)

1) Tôi thích nhận túi cá nhân (túi vải, túi thân thiện môi trường,...) miễn
phí

2) Tôi nghĩ mang túi cá nhân (túi vải, túi thân thiện môi trường,...) khi
đi mua sắm là điều nên làm
3) Tôi thấy thật bất tiện khi mang những món đồ mua sắm bằng tay
không

II Chuẩn chủ quan (SN)

4) Những người có ảnh hưởng đến hành vi của tôi nghĩ rằng tôi nên đem
theo túi cá nhân (túi vải, túi thân thiện môi trường,...) khi đi mua sắm
5) Bạn bè thân thiết của tôi cho rằng tôi nên sử dụng túi cá nhân (túi vải,
túi thân thiện môi trường,...) khi đi mua sắm
Hầu hết những người quan trọng đối với tôi đều nghĩ rằng tôi nên
6) đem theo túi cá nhân (túi vải, túi thân thiện môi trường,...) khi đi mua
sắm

III Nhận thức kiểm soát hành vi (PBC)

7) Tôi sẽ sử dụng túi cá nhân (túi vải, túi thân thiện môi trường,...) khi
đi mua sắm mặc dù bạn bè khuyên tôi không nên dùng do bất tiện

141
8) Tôi không sử dụng túi cá nhân (túi vải, túi thân thiện môi trường,...)
khi đi mua sắm do bất tiện
9) Tôi hoàn toàn kiểm soát được việc sử dụng túi cá nhân (túi vải, túi
thân thiện môi trường,...) khi đi mua sắm
10) Tôi có đủ khả năng mua các sản phẩm túi vải, túi thân thiện môi
trường,... để sử dụng khi đi mua sắm
IV Ý định (IN)

Tôi sẽ mua các sản phẩm túi vải, túi thân thiện môi trường,... để sử
11)
dụng khi đi mua sắm

12) Tôi dự định vẫn tiếp tục lựa chọn mua các sản phẩm túi vải, túi thân
thiện môi trường,...để đi mua sắm tương lai
13) Tôi sẽ giới thiệu cho mọi người cùng sử dụng sản phẩm túi vải, túi
thân thiện môi trường,... thân thiện với môi trường
V Hành vi (BE)

14) Nếu túi ni lông được phát tại máy tính tiền KHÔNG MIỄN PHÍ thì
tôi sẽ sử dụng ít túi ni lông hơn
15) Nếu các siêu thị giảm giá cho những người mua sắm tự mang theo
túi vải, tôi sẽ sử dụng ít túi nhựa hơn
16) Tôi thường xuyên tự mang túi cá nhân (túi vải, túi thân thiện môi
trường,...) khi đi mua sắm
VI Nhận thức về hậu quả (AC)

17) Các loại túi sử ni lông gây ảnh hưởng xấu tới môi trường

18) Các loại túi ni lông tăng nguy cơ gây ung thư cho con người

19) Các loại túi ni lông gây hại tới các loài động thực vật

20) Rác thải từ túi ni lông tác động tiêu cực tới chất lượng không khí

VII Quy gán trách nhiệm (AR)

21) Tôi có nghĩa vụ phải mang túi vải, túi thân thiện với môi trường,...
khi đi mua sắm xét về mặt đạo đức
22) Mang theo túi cá nhân (túi vải, túi thân thiện với môi trường,...) khi
đi mua sắm là hành vi có đạo đức
23) Hành vi khi đi mua sắm tôi mang theo túi cá nhân (túi vải, túi thân
thiện với môi trường,...)là đúng về mặt đạo đức
VIII Nhân tố xã hội (SF)

24) Nếu hàng xóm của tôi sử dụng túi vải, túi thân thiện với môi trường,...
thay vì túi ni lông, nhiều khả năng tôi sẽ sử dụng túi vải

142
25) Nếu những người đáng kể khác sử dụng túi vải, túi thân thiện với môi
trường,... thay vì túi nhựa, thì nhiều khả năng tôi sẽ sử dụng túi vải
IX Nhân tố tình cảm (AF)

26) Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người nguồn lực để phát triển

27) Một số hành vi sẽ thay đổi nếu hành vi đó đem lại hậu quả xấu

28) Nếu môi trường đem lại cho con người một cuộc sống tốt đẹp thì con
người không được làm hại môi trường
X Các chương trình tiếp thị xanh (GM)

29) Các quảng cáo của các doanh nghiệp về môi trường luôn phóng đại

30) Các quảng cáo về môi trường được sản xuất kém và không hấp dẫn

31) Nội dung quảng cáo về môi trường ít liên quan đến cuộc sống hàng
ngày
XI Các chính sách pháp luật (GF)

32) Việc sử dụng túi ni lông của tôi không thay đổi khi có “lệnh cấm túi
ni lông”
33) Nếu “lệnh cấm túi ni lông” được gỡ bỏ, tôi nghĩ mình sẽ sử dụng
nhiều túi ni lông hơn
34) “Lệnh cấm túi ni lông” đã có tác động tích cực đến môi trường

Tôi ủng hộ “Lệnh cấm túi ni lông” để giảm hơn nữa việc sử dụng túi
35)
ni lông và tác động của túi ni lông đối với môi trường

XII Nhận thức về môi trường (AE)

36) Nếu con người sử dụng túi ni lông quá nhiều làm ô nhiễm môi trường
thì túi vải là một giải pháp hữu ích để bảo vệ môi trường
37) Tôi không đồng ý với quan điểm sử dụng túi vải để bảo vệ môi trường

38) Nếu chúng ta không bắt đầu bảo vệ những tài nguyên thiên nhiên thì
thế hệ tương lai sẽ phải sống với chất lượng cuộc sống thấp hơn
Người tiêu dùng phải có trách nhiệm đối với việc xử lí thích hợp chất
39)
thải từ những thứ họ mua

40) Công nghệ sẽ giải quyết vấn đề về tài nguyên môi trường

41) Những chiếc túi không thể phân hủy nên bị cấm

XIII Chuẩn mực cá nhân (PN)

42) Mọi công dân có nghĩa vụ tránh sử dụng túi ni lông

143
43) Tôi cảm thấy có nghĩa vụ tuân thủ quy định hạn chế túi nhựa của
chính phủ
44) Nếu nhiều người không tuân thủ những hạn chế về quy định sử dụng
túi ni lông thì tôi sẽ cũng không tuân thủ những hạn chế đó

“Nhóm xin trân trọng cảm ơn bạn đã tham gia khảo sát
Chúc bạn có một ngày mới tốt lành”

144
PHỤ LỤC 03

THỐNG KÊ TẦN SỐ

Gender
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid male 151 28,2 28,2 28,2
female 384 71,6 71,6 99,8
other 1 ,2 ,2 100,0
Total 536 100,0 100,0

Age
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid <20 207 38,6 38,6 38,6
20-29 281 52,4 52,4 91,0
30-39 27 5,0 5,0 96,1
40-49 15 2,8 2,8 98,9
50-59 5 ,9 ,9 99,8
>60 1 ,2 ,2 100,0
Total 536 100,0 100,0

Education
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid High school graduation 77 14,4 14,4 14,4
College, University 429 80,0 80,0 94,4
Postgraduate or higher 22 4,1 4,1 98,5
Other 8 1,5 1,5 100,0
Total 536 100,0 100,0

145
Job
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid student 453 84,5 84,5 84,5
officers 35 6,5 6,5 91,0
housewife 8 1,5 1,5 92,5
civil servants 22 4,1 4,1 96,6
workers 6 1,1 1,1 97,8
other 12 2,2 2,2 100,0
Total 536 100,0 100,0

Maritalstatus
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid single 476 88,8 88,8 88,8
marreid 50 9,3 9,3 98,1
devorce 2 ,4 ,4 98,5
other 8 1,5 1,5 100,0
Total 536 100,0 100,0

MemOfFamily
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid 1 19 3,5 3,5 3,5
2-4 325 60,6 60,6 64,2
>4 192 35,8 35,8 100,0
Total 536 100,0 100,0

146
Income
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid <6 414 77,2 77,2 77,2
6-10 54 10,1 10,1 87,3
10-20 42 7,8 7,8 95,1
20-30 12 2,2 2,2 97,4
30-40 5 ,9 ,9 98,3
>40 9 1,7 1,7 100,0
Total 536 100,0 100,0

Used
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid never 168 31,3 31,3 31,3
Already or in use 368 68,7 68,7 100,0
Total 536 100,0 100,0

Recentime
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid never 168 31,3 31,3 31,3
last week 152 28,4 28,4 59,7
last mouth 104 19,4 19,4 79,1
last year 93 17,4 17,4 96,5
many years ago 19 3,5 3,5 100,0
Total 536 100,0 100,0

Frequency
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid never 168 31,3 31,3 31,3
sometime 285 53,2 53,2 84,5
always 83 15,5 15,5 100,0
Total 536 100,0 100,0

147
PHỤ LỤC 04

KIỂM ĐỊNH HẾ SỐ CRONBACH’S ALPHA


1. Nhóm nhân tố “Thái độ đối với hành vi”

Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
,797 3

Item-Total Statistics
Corrected Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Item-Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted
AB1 8,278 2,160 ,637 ,732
AB2 8,187 2,373 ,632 ,733
AB3 8,509 2,490 ,662 ,707

2. Nhóm nhân tố “ Chuẩn chủ quan”

Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
,858 3

Item-Total Statistics
Corrected Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Item-Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted
SN1 6,983 3,018 ,681 ,849
SN2 7,028 2,812 ,764 ,771
SN3 7,123 2,863 ,753 ,781

148
3. Nhóm nhân tố “Nhận thức kiểm soát hành vi”
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
,821 3
Item-Total Statistics
Corrected Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Item-Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted
PBC1 7,500 2,598 ,786 ,652
PBC3 7,664 2,646 ,641 ,788
PBC4 7,466 2,586 ,615 ,820

4. Nhóm nhân tố “Ý định”

Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
,841 3

Item-Total Statistics
Corrected Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Item-Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted
IN1 7,688 2,166 ,711 ,774
IN2 7,629 2,144 ,760 ,725
IN3 7,586 2,337 ,648 ,834

149
5. Nhóm nhân tố “Hành vi”

Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
,916 3

Item-Total Statistics
Corrected Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Item-Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted
BE1 8,185 2,884 ,808 ,902
BE2 8,035 3,115 ,809 ,897
BE3 8,302 3,079 ,883 ,840

6. Nhóm nhân tố “Nhận thức về hậu quả”


Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
,952 4

Item-Total Statistics
Corrected Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Item-Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted
AC1 13,440 6,542 ,888 ,936
AC2 13,521 6,493 ,873 ,941
AC3 13,465 6,429 ,902 ,932
AC4 13,535 6,440 ,872 ,941

150
7. Nhóm nhân tố “Quy gán trách nhiệm”

Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
,880 3

Item-Total Statistics
Corrected Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Item-Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted
AR1 7,849 3,134 ,724 ,871
AR2 7,763 2,959 ,832 ,772
AR3 7,720 3,181 ,752 ,845

8. Nhóm nhân tố “Nhân tố xã hội”

Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
,723 2

Item-Total Statistics
Corrected Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Item-Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted
SF1 4,062 ,645 ,567 .
SF2 3,873 ,709 ,567 .

151
9. Nhóm nhân tố “nhân tố tình cảm”

Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
,832 3

Item-Total Statistics
Corrected Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Item-Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted
AF1 8,313 2,653 ,728 ,731
AF2 8,457 2,708 ,655 ,803
AF3 8,386 2,623 ,692 ,766

10. Nhóm nhân tố “Các chương trình tiếp thị xanh”

Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
,776 3

Item-Total Statistics
Corrected Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Item-Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted
GM1 6,586 3,185 ,561 ,752
GM2 6,774 3,020 ,660 ,646
GM3 6,834 2,965 ,617 ,692

152
11. Nhóm nhân tố “Các chính sách pháp luật”

Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
,858 4

Item-Total Statistics
Corrected Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Item-Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted
GF1 10,636 7,174 ,673 ,840
GF2 10,604 7,301 ,669 ,840
GF3 10,476 8,564 ,749 ,812
GF4 10,278 8,078 ,790 ,791

12. Nhóm nhân tố “Nhận thức về môi trường”

Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
,895 5

Item-Total Statistics
Corrected Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Item-Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted
AE1 16,269 10,171 ,743 ,871
AE2 16,379 10,853 ,813 ,861
AE3 16,185 9,968 ,767 ,866
AE4 16,272 10,299 ,762 ,867
AE6 16,478 10,388 ,652 ,894

153
13. Nhóm nhân tố “Chuẩn mực cá nhân”

Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
,908 3

Item-Total Statistics
Corrected Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Item-Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted
PN1 8,175 2,508 ,814 ,872
PN2 8,183 2,662 ,833 ,852
PN3 8,295 2,892 ,807 ,877

154
PHỤ LỤC 05
Frequency
Std.
N Mean Median Mode Sum
Deviation
Valid Missing
AB1 536 0 4.209 4.000 5.0 0.9339 2256.0

AB2 536 0 4.300 5.000 5.0 0.8589 2305.0

AB3 536 0 3.978 4.000 4.0 0.7945 2132.0

SN1 536 0 3.584 4.000 3.0 0.9315 1921.0

SN2 536 0 3.539 4.000 3.0 0.9365 1897.0

SN3 536 0 3.444 3.000 3.0 0.9276 1846.0

PBC1 536 0 3.815 4.000 4.0 0.8302 2045.0

PBC2 536 0 3.590 4.000 4.0 1.1436 1924.0

PBC3 536 0 3.651 4.000 4.0 0.9148 1957.0

PBC4 536 0 3.849 4.000 4.0 0.9558 2063.0

IN1 536 0 3.763 4.000 4.0 0.8371 2017.0

IN2 536 0 3.823 4.000 4.0 0.8136 2049.0

IN3 536 0 3.866 4.000 4.0 0.8161 2072.0

BE1 536 0 4.076 4.000 5.0 0.9800 2185.0

BE2 536 0 4.226 4.000 5.0 0.9086 2265.0

BE3 536 0 3.959 4.000 4.0 0.8702 2122.0

AC1 536 0 4.547 5.000 5.0 0.8827 2437.0

AC2 536 0 4.466 5.000 5.0 0.9042 2394.0

AC3 536 0 4.522 5.000 5.0 0.8962 2424.0

AC4 536 0 4.451 5.000 5.0 0.9158 2386.0

AR1 536 0 3.817 4.000 4.0 0.9707 2046.0

AR2 536 0 3.903 4.000 4.0 0.9462 2092.0

AR3 536 0 3.946 4.000 4.0 0.9347 2115.0

SF1 536 0 3.873 4.000 4.0 0.8421 2076.0

SF2 536 0 4.062 4.000 4.0 0.8030 2177.0

AF1 536 0 4.265 4.000 5.0 0.8822 2286.0

AF2 536 0 4.121 4.000 4.0 0.9162 2209.0

AF3 536 0 4.192 4.000 5.0 0.9184 2247.0

GM1 536 0 3.511 4.000 4.0 0.9990 1882.0

GM2 536 0 3.323 3.000 3.0 0.9698 1781.0

GM3 536 0 3.263 3.000 3.0 1.0230 1749.0

GF1 536 0 3.362 3.000 4.0 1.2439 1802.0

GF2 536 0 3.394 3.000 4.0 1.2213 1819.0

GF3 536 0 3.522 4.000 3.0 0.8815 1888.0

GF4 536 0 3.720 4.000 4.0 0.9433 1994.0

AE1 536 0 4.127 4.000 5.0 0.9738 2212.0

155
Std.
N Mean Median Mode Sum
Deviation
Valid Missing
AE2 536 0 4.017 4.000 4.0 0.7935 2153.0

AE3 536 0 4.211 4.000 5.0 0.9889 2257.0

AE4 536 0 4.123 4.000 4.0 0.9332 2210.0

AE5 536 0 3.224 3.000 3.0 1.0981 1728.0

AE6 536 0 3.918 4.000 4.0 1.0235 2100.0

PN1 536 0 4.151 4.000 5.0 0.9320 2225.0

PN2 536 0 4.144 4.000 4.0 0.8689 2221.0

PN3 536 0 4.032 4.000 4.0 0.8117 2161.0

156

You might also like