You are on page 1of 78

Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ....................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung........................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................2
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU...............................................................................2
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..............................................................................2
1.4.1. Không gian nghiên cứu ...........................................................................2
1.4.2. Thời gian nghiên cứu ..............................................................................2
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................................2
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......
.................................................................................................................................4
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN .................................................................................4
2.1.1. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài .................................................4
2.1.2. Cơ sở - chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế.................................................8
2.1.3. Phân tích các chỉ tiêu tài chính ................................................................10
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................13
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................13
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ..............................................................13
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH
VĨNH LONG VÀ MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ RAU AN TOÀN TẠI VĨNH
LONG ...................................................................................................................16
3.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP VĨNH LONG ........................16
3.1.1. Vị trí địa lí – diện mạo tỉnh Vĩnh Long ..................................................16
3.1.2. Khái quát tình hình sản xuất nông nghiệp tỉnh Vĩnh long.......................19
3.2. GIỚI THIỆU MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ RAU AN TOÀN TẠI VĨNH
LONG ...................................................................................................................23
3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của HTX.........................................23
3.2.2. Đối tượng tham gia – cơ cấu tổ chức hợp tác xã...................................25
3.2.3. Tính chất hoạt động kinh tế...................................................................25
3.2.4. Tính chất phối hợp trong hợp tác xã .....................................................27
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung v SVTH: Phạm Hoàng Phong
Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA HỢP TÁC XÃ RAU AN TOÀN TẠI VĨNH LONG
...............................................................................................................................28
4.1. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA HỢP TÁC
XÃ RAU AN TOÀN ............................................................................................28
4.1.1. HTX rau an toàn tại Vĩnh Long ...........................................................28
4.1.2. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của HTX dựa trên bảng báo cáo
tài chính ...........................................................................................................31
4.1.3. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các chỉ số .
.........................................................................................................................37
4.1.4. Hiệu quả thu hút chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ ....................46
4.1.5. Mô hình mở rộng, liên kết tổ hợp tác.....................................................49
4.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA HỢP TÁC XÃ
RAU AN TOÀN ...................................................................................................49
4.2.1. Nhân tố chủ quan thuộc về HTX ............................................................50
4.2.2. Các nhân tố khách quan...........................................................................51
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG.........54
5.1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG MÔ HÌNH HỢP TÁC
XÃ RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG .............................55
5.1.1. Thuận lợi ...............................................................................................55
5.1.2. Khó khăn ..............................................................................................55
5.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỢP TÁC
XÃ RAU AN TOÀN ............................................................................................56
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................59
6.1. KẾT LUẬN....................................................................................................59
6.2. KIẾN NGHỊ...................................................................................................60
6.2.1. Đối với ban quản lí hợp tác xã Vĩnh Long............................................60
6.2.2. Đối với các cấp chính quyền địa phương..............................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................62
PHỤ LỤC................................................................................................................. 63

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung vi SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
DANH MỤC BIỂU BẢNG

Bảng 1: SỐ XÃ VIÊN VÀ NGUỒN VỐN .......................................................... 30


Bảng 2: TỔNG HỢP CHI PHÍ, DOANH THU, LỢI NHUẬN ........................... 31
Bảng 3: TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT ....................................................... 32
Bảng 4: TỔNG HỢP DOANH THU .................................................................... 35
Bảng 5: TỔNG HỢP NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ................................................ 39
Bảng 6: NHU CẦU MUA RAU........................................................................... 47

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung vii SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
DANH MỤC HÌNH

Sơ đồ hoạt động HTX .......................................................................................... 25


Hình 1: Tỷ lệ HTX rau an toàn............................................................................. 29
Hình 2: Biểu đồ tổng hợp Chi phí, doanh thu, lợi nhuận ..................................... 31
Hình 3: Biểu đồ so sánh chi phí............................................................................ 32
Hình 4: Biểu đồ so sánh doanh thu....................................................................... 35
Hình 5: Biểu đồ so sánh lợi nhuận........................................................................ 37
Hình 6: Biểu đồ so sánh tỷ suất lợi nhuận ............................................................ 40
Hình 7: Biểu đồ so sánh vốn lưu động ................................................................. 42
Hình 8: Biểu đồ so sánh vốn cố định.................................................................... 44
Hình 9: Biểu đồ so sánh chi phí............................................................................ 45

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung viii SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tiếng Việt
KHKT Khoa học kỹ thuật
HTX Hợp tác xã
HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp
HTXRAT Hợp tác xã rau an toàn
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
VCĐ Vốn cố định
VLĐ Vốn lưu động
VND Việt Nam đồng

Tiếng Anh
WTO The World Trade Organization(Tổ chức thương mại quốc tế)

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung ix SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
TÓM TẮT NỘI DUNG

Rau an toàn là một đề tài đang được quan tâm, một sản phẩm đang là đòi hỏi
cấp thiết với người tiêu dùng và nhu cầu ngày càng cao ở các thị trường lớn.
Nhưng hiện nay trong nông dân mô hình này còn nhỏ lẻ và sản phẩm không được
là bao. Vì vậy mô hình này đã được các HTXNN ở Vĩnh Long áp dụng và tiến
hành sản xuất kinh doanh trên diện rộng và thu được một số kết quả khả quan.
Đề tài: “ Phân tích hiệu quả sản xuất trong mô hình hợp tác xã rau an toàn tại
Vĩnh Long” nhằm đi sâu phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh mặt
hàng rau an toàn trên thị trường qua ba năm 2005 - 2007. Đề tài đã sử dụng một
số biện pháp để phân tích như phương pháp so sánh số tuyệt đối, tương đối,
phương pháp thống kê mô tả.
Qua phân tích cho thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh rau an toàn
tại các HTX ở Vĩnh Long qua ba năm là rất tốt. Tình hình nguồn vốn huy động
tăng lên qua từng năm, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất. Cụ thể năm
2005 vốn huy động đạt 49.800 nghìn đồng, năm 2006 đạt 108.500 nghìn đồng
tăng 54,1%, đến năm 2007 đạt 125.000 nghìn đồng, tăng 13,2%. Về doanh thu
thì cũng tăng theo các năm, năm 2006 giảm 65,31% so với năm 2005, đến năm
2007 tiếp tục tăng mạnh với tốc độ 160,15%. Về lợi nhuận cũng có xu hướng tốt,
giảm 76,1% vào năm 2006 và tăng mạnh 1341,17% vào năm 2007. Mặt dù doanh
thu có phần giảm đi nhưng nhìn chung năm nào HTX hoạt động đều có lợi. Tuỳ
vào điều kiện khác nhau mà doanh thu – chi phí tăng giảm mà đề tài đã phân tích
rỏ từng nguyên nhân cụ thể.
Từ thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh rau an toàn, đề tài cũng đưa ra
một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động cho HTX. Đối với công tác huy
động vốn thì cần thu hút nhiều xã viên tham gia, sử dụng tốt nguồn vốn lưu động.
Đối với việc nhân rộng và phát triển mô hình thì cần chiêu mộ nhân tài, xây dựng
đội ngũ quản lý giỏi về chuyên môn tốt về phẩm chất, liên kết với 4 nhà trong
nước cũng như quốc tế và tuỳ theo tình hình thực tế mà sử dụng các biện pháp
khác nhau để hoạt động có hiệu quả.

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung x SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


Ngày nay, hội nhập kinh tế thế giới là một xu thế mà hầu hết các quốc gia
trên thế giới đều lựa chọn. Việt Nam cũng không đứng ngoài làn sóng ấy, điển
hình là chúng ta đã gia nhập thành công tổ chức thương mại thế giới – WTO. Tuy
nhiên, bên cạnh những vận hội đang mở ra trước mắt, chúng ta có không ít những
thách thức, cạnh tranh là một điều không thể tránh khỏi. Muốn cạnh tranh lành
mạnh và tiến lên mạnh mẽ chúng ta phải biết phát huy những tiềm năng và thế
mạnh hiện có. Để làm được điều đó thì ngoài các yếu tố cần thiết như chủ trương
chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, vai trò của các thành phần kinh tế
cũng rất quan trọng. Vĩnh Long là một tỉnh nằm ở vị trí chiến lược để phát triển
kinh tế, một tỉnh đầy tiềm năng để trở thành khu trung tâm kinh tế của vùng
Đồng Bằng Sông Cửu Long. Vĩnh Long là một tỉnh nông nghiệp nhưng là cầu
nối giữa các tỉnh trong khu vực với vùng kinh tế phát triển nhất Việt nam là TP
Hồ Chí Minh, nhưng thực tế nền kinh tế trong tỉnh vẫn còn phát triển rất chậm so
với tiềm năng hiện có.
Để có được nền kinh tế phát triển lâu dài và bền vững đòi hỏi phải có một
mô hình kinh tế tập trung với nhiều ngành nghề khác nhau có thể khai thác tối đa
tiềm năng trên cùng một diện tích đất. Trước thực tế đó những năm gần đây các
hợp tác xã nông nghiệp ở Vĩnh Long lần lượt ra đời với hình thức hoạt động rất
đa dạng, kết hợp nhuần nhuyễn nhiều ngành nghề trong nông nghiệp như: HTX
cây ăn trái, HTX giống cao sản, HTX thủy sản, HTXRAT…tạo ra mô hình kinh
tế khá vững chắc như: VAC, VACR, Ruộng – Cá,…đã mang lại hiệu quả kinh tế
cao, vừa nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống bà con xã viên, vừa thu hút được
nhiều lao động và hộ gia đình tham gia giúp cải thiện bộ mặt nông nghiệp ở nông
thôn Vĩnh Long.
Trong xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường và nhu cầu cuộc sống
ngày càng nâng cao, thị hiếu và đòi hỏi chất lượng hàng hóa của người dân rất
cao, điều đó giúp cho các HTXRAT ở Vĩnh Long làm ăn rất đạt hiệu quả.
HTXRAT là một mô hình nằm trong hệ thống HTX nông nghiệp nhưng xét về
phương thức hoạt động, quy mô sản xuất kinh doanh và nhu cầu của thị trường
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 1 SVTH: Phạm Hoàng Phong
Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
nó trở thành mô hình hiệu quả và rất cần thiết đối với nền kinh tế thị trường hiện
nay. Chính vì lẽ đó đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt động của mô hình hợp tác xã
rau an toàn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long” nhằm tìm hiểu mô hình kinh tế mới,
tính hiệu quả, năng động và có thể nhân rộng mô hình này đối với nhiều HTX
khác, đóng góp vào chiến lược phát triển kinh tế tại vùng nông thôn trong tỉnh.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung: Phân tích hiệu quả hoạt động của mô hình HTXRAT
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Phân tích hiệu quả hoạt động của HTXRAT tại Vĩnh Long
(2) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
HTXRAT.
(3) Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HTXRAT tại
Vĩnh Long cũng như mở rộng mô hình sang các địa bàn khác.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Quá trình phát triển của HTXRAT trong 3 năm gần đây?
(2) Hiệu quả hoạt động kinh doanh của HTXRAT trong 3 năm gần đây?
(3) Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh của HTXRAT?
(4) Nhân tố nào làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của HTXRAT?
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Không gian nghiên cứu: HTXRAT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
1.4.2. Thời gian nghiên cứu: Thời gian thu thập số liệu thứ cấp từ các HTX,
chi cục HTX từ 25/02/2008 đến 25/04/2008, thời gian thực hiện đề tài từ ngày
11/02/2008 đến ngày 09/05/2008.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
- Phạm Văn Hạnh (2007), Nông dân đầu tư cổ phần kinh doanh rau sạch,
đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích mô hình hợp tác sản
xuất rau an toàn tại HTX Vân Nội.
- Trần Thị Hiền, Đỗ Thủy Tiên (2007), Hiệu quả 06 loại dinh dưỡng thủy
canh trên sự sinh trưởng & năng suất của cải ngọt đuôi phụng & xà lách tại HTX

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 2 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
rau an toàn quận Bình Thủy, TPCT 2005 – 2006, đề tài phân tích hiệu quả năng
suất trên cây cải đuôi phụng tại HTX rau an toàn Bình Thuỷ TPHCM
- Trần Văn Hiển (2006), Liên kết HTX nông nghiệp với doanh nghiệp trong
giai đoạn hiện nay. Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích
thuận lợi, khó khăn, và đề xuất giải pháp liên kết HTX ở tỉnh An Giang
- Trần Quốc Dũng (2006), Một số nhân tố ảnh hưởng và giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động của HTXNN trên địa bàn tỉnh An Giang. Đề tài dùng
phương pháp thống kê để phân tích các khó khăn từ đó đưa ra giải pháp kiến nghị
cho HTXNN ở An Giang

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 3 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN


2.1.1. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài
2.1.1.1. Hợp tác xã
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân
(gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập
ra để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp
nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp
nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn
điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của
pháp luật.

*Các quyền và nghĩa vụ của HTX


- Các quyền của Hợp tác xã
(1) Lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực, quy mô sản xuất dịch vụ và địa bàn
hoạt động phù hợp với khả năng của HTX.
(2) Quyết định hình thức và cơ cấu tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
của HTX.
(3)Xuất khẩu, nhập khẩu, liên doanh, liên kết với các tổ chức và cá nhân
trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
(4)Thuê lao động trong trường hợp xã viên không đáp ứng được yêu cầu
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của HTX theo quy định của pháp luật
(5) Quyết định kết nạp xã viên mới, giải quyết việc xã viên ra HTX, khai
trừ xã viên theo quy định của Điều lệ HTX
(6)Quyết định việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ của HTX
(7) Quyết định khen thưởng những cá nhân có nhiều thành tích xây dựng và
phát triển HTX, thi hành kỷ luật những xã viên vi phạm Điều lệ HTX, buộc xã
viên bồi thường các thiệt hại đã gây ra cho HTX.
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 4 SVTH: Phạm Hoàng Phong
Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
(8) Vay vốn ngân hàng và huy động các nguồn vốn khác, cho xã viên vay
vốn theo quy định của pháp luật
(9) Được bảo hộ bí quyết công nghệ theo quy định của pháp luật
(10) Từ chối yêu cầu của các tổ chức, cá nhân trái với quy định của pháp
luật. HTX còn có các quyền khác có liên quan theo quy định của pháp luật
- Nghĩa vụ của HTX
(1) Sản xuất, dịch vụ đúng mặt hàng, ngành nghề đã đăng ký
(2) Thực hiện đúng chế độ kế toán, thống kê do Nhà nước quy định và chấp
nhận chế độ kiểm toán của Nhà nước.
(3) Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp
luật
(4) Bảo toàn và phát triển vốn hoạt động của HTX, quản lý và sử dụng đất
được Nhà nước giao quyền sử dụng theo quy định của pháp luật
(5) Chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ khác bằng toàn
bộ vốn và tài sản thuộc sở hữu của HTX.
(6) Bảo vệ môi trường, môi sinh, cảnh quan, di tích lịch sử và các công
trình quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật
(7) Bảo đảm các quyền của xã viên và thực hiện các cam kết đối với xã
viên
(8) Thực hiện các nghĩa vụ đối với xã viên trực tiếp lao động cho HTX và
người lao động do HTX thuê, khuyến khích và tạo điều kiện để người lao động
trở thành xã viên HTX.
(9) Đóng bảo hiểm xã hội cho xã viên theo quy định của pháp luật
(10) Chăm lo giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, cung cấp
thông tin để mọi xã viên tích cực tham gia xây dựng HTX.
(11) Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức chính trị xã hội được pháp luật
công nhận hoạt động trong Hợp tác xã.
(Qui định này được trích từ Luật Hợp tác xã ngày 20/3/1996. Hiệu lực thi
hành từ ngày 01/01/1997)

2.1.1.2. Rau an toàn

- Rau an toàn (RAT): là những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại
rau ăn: lá, thân, củ, hoa, quả, hạt, các loại nấm thực phẩm…) được sản xuất, thu

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 5 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
hoạch, sơ chế, bao gói, bảo quản theo quy định kỹ thuật bảo đảm tồn dư về vi
sinh vật, hóa chất độc hại dưới mức giới hạn tối đa cho phép.

- Điều kiện sản xuất RAT: là hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm các
tiêu chí về điều kiện môi trường và qui trình sản xuất của các cơ sở sản xuất để
đảm bảo sản xuất ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn.

- Ngưỡng an toàn: là mức giới hạn tối đa cho phép của dư lượng hóa chất
độc hại (kim loại nặng, nitrat, thuốc Bảo vệ thực vật, các chất điều hòa sinh
trưởng), các vi sinh vật có hại được phép tồn tại trên rau mà không ảnh hưởng
đến sức khỏe con người theo Quy định hiện hành của Bộ Ytế.

- Tổ chức chứng nhận RAT: là tổ chức các có điều kiện về cơ sở vật chất,
trang thiết bị và nhân lực, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hoặc
chỉ định làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kiểm nghiệm và chứng nhận RAT.

B Vậy có thể hiểu một cách đơn giản Hợp tác xã rau an toàn (HTXRAT) là
các HTX hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng rau theo các tiêu chuẩn
an toàn của Quy định về quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn (Ban hành
kèm theo Quyết định số 04/ 2007/QĐ-BNN ngày 19/01/2007 của Bộ Nông
nghiệp & PTNT)
2.1.1.3. Khái niệm hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh hiểu theo nghĩa chung nhất là nghiên cứu
tất cả các hiện tượng, các hoạt động có liên quan trực tiếp và gián tiếp với kết
quả hoạt động kinh doanh của con người, quá trình phân tích được tiến hành từ
bước khảo sát thực tế đến tư duy trừu tượng tức là sự việc quan sát thực tế, thu
thập thông tin số liệu, xử lý phân tích các thông tin số liệu, đến việc đề ra các
định hướng hoạt động tiếp theo.
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng
tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý
trong kinh doanh.
Bất kỳ hoạt động kinh doanh trong các điều kiện hoạt động khác nhau như
thế nào đi nữa cũng còn những tiềm ẩn, khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện,
chỉ thông qua phân tích doanh nghiệp mới có thể phát hiện được và khai thác
chúng để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thông qua phân tích doanh nghiệp

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 6 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
mới thấy rõ nguyên nhân cùng nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và có giải
pháp cụ thể để cải tiến quản lý.
- Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận
đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp
của mình. Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu
cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các quyết định
kinh doanh.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức
năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp.
Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho việc ra
quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các chức năng kiểm tra,
đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa
rủi ro.
Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra. Doanh
nghiệp phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dự
đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, để vạch ra các chiến lược kinh
doanh cho phù hợp. Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp
về tài chính, lao động, vật tư… Doanh nghiệp còn phải quan tâm phân tích các
điều kiện tác động ở bên ngoài như thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh…
trên cơ sở phân tích trên, doanh nghiệp dự đoán các rủi ro có thể xảy ra và có kế
hoạch phòng ngừa trước khi xảy ra.
- Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà
quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài
khác, khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phân
tích họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay…
với doanh nghiệp nữa hay không.
2.1.2. Cơ sở - chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
2.1.2.1. Chi phí hoạt động sản xuất
Giá vốn hàng bán: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của HTX để hoàn
thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định.

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 7 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
Chi phí bán hàng: Gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên
bán hàng, tiếp thị, đóng gói sản phẩm, bảo quản, khấu hao TSCĐ, bao bì, chi phí
vật liệu, chi phí mua ngoài, chi phí bảo quản, quảng cáo…
Chi phí quản lý: Là những chi phí chi ra có liên quan đến việc tổ chức,
quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí quản lý gồm nhiều
loại: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ, khấu hao. Đây là những
khoản chi phí mang tính chất cố định, nên có khoản chi nào tăng lên so với kế
hoạch là điều không bình thường, cần xem xét nguyên nhân cụ thể.
2.1.2.2. Doanh thu của HTX
- Doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng là tổng giá trị sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ mà HTX đã bán ra trong kỳ.
- Doanh thu từ sản phẩm phụ: Là phần thu được từ việc cung cấp phế phẩm
cho hoạt động sản xuất khác.
- Doanh thu bán hàng thuần: Doanh thu bán hàng thuần bằng doanh thu
bán hàng trừ các khoản giảm trừ, các khoản thuế, chỉ tiêu này phản ánh thuần giá
trị hàng bán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo
2.1.2.3. Lợi nhuận – thu nhập các hộ xã viên
Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã
khấu trừ mọi chi phí. Nói cách khác lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng
bán, chi phí hoạt động, thuế.
Bất kỳ một tổ chức nào cũng có mục tiêu để hướng tới, mục tiêu sẽ khác
nhau giữa các tổ chức mang tính chất khác nhau. Mục tiêu của tổ chức phi lợi
nhuận là công tác hành chính, xã hội, là mục đích nhân đạo, không mang tính
chất kinh doanh. Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói đến
cùng là lợi nhuận. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợi
nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận.
Lợi nhuận của doanh nghiệp gồm có:
- Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được của HTX sau khi lấy tổng doanh thu trừ
đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc
biệt, thuế xuất khẩu, và trừ giá vốn hàng bán. Lợi nhuận HTX chủ yếu là phần này

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 8 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt
động kinh doanh thuần của HTX. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên
cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán
hàng và chi phí quản lý HTX phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong
kỳ báo cáo.
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả của hoạt động tài
chính của HTX. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài
chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này. Lợi nhuận từ hoạt động tài
chính bao gồm:
+ Lợi nhuận từ hoạt động góp vốn liên doanh.
+ Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.
+ Lợi nhuận về cho thuê tài sản.
+ Lợi nhuận về các hoạt động đầu tư khác.
+ Lợi nhuận về chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi tiền vay ngân hàng.
+ Lợi nhuận cho vay vốn.
+ Lợi nhuận do bán ngoại tệ.
- Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính
trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra. Những khoản lợi nhuận
khác có thể do chủ quan đơn vị hoặc do khách quan đưa tới.
Thu nhập bất thường của doanh nghiệp bao gồm:
+ Thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.
+ Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng.
+ Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ.
+ Thu các khoản nợ không xác định được chủ.
+ Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay lãng
quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra…
Các khoản thu trên sau khi trừ đi các khoản tổn thất có liên quan sẽ là lợi
nhuận bất thường.

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 9 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
2.1.3. Phân tích các chỉ tiêu tài chính
2.1.3.1. Đánh giá các tỷ số về sử dụng vốn
a. Hiệu quả sử dụng tổng số vốn
Để phân tích hiệu quả sử dụng tổng số vốn ta sử dụng chỉ tiêu:
Số vòng quay Doanh thu
=
toàn bộ vốn Tổng số vốn
Số vòng quay toàn bộ vốn càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.
b. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của một đồng doanh thu, nó được
tính bằng quan hệ so sánh giữa lợi nhuận sau thuế với doanh thu.

Tỷ suất lợi nhuận trên Lợi tức sau thuế


doanh thu =
Doanh thu thuần
Sự thay đổi trong mức sinh lời phản ánh những thay đổi về hiệu quả,
đường lối sản phẩm hoặc loại khách hàng mà doanh nghiệp phục vụ.
c. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này cho biết vốn kinh doanh của HTX sau một kỳ kinh doanh
đem lại hiệu quả như thế nào.

Tỷ suất lợi nhuận trên Lợi tức sau thuế


vốn kinh doanh =
Vốn kinh doanh bình quân

d. Sức sản xuất của 1 đồng vốn


Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra như thế nào.

Sức sản xuất của 1 Doanh thu


đồng vốn =
VKD bình quân

e. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động


* Vòng quay vốn lưu động
Vốn lưu động của doanh nghiệp không ngừng hoạt động từ vốn tiền tệ
sang vốn dự trữ, vốn sản xuất, vốn thành phẩm rồi trả về vốn tiền tệ.

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 10 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
Vòng luân chuyển của vốn lưu động là tổng số thời gian vốn đó dừng lại
trong lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực lưu thông và đó được coi là thời gian cần thiết
để vốn thay đổi hình thái của mình và chỉ khi tiêu thụ sản phẩm và thu tiền bán
hàng về.
Doanh thu
Vòng quay vốn lưu động =
VLĐ bình quân

Tỷ số này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động, cho biết cứ một đồng
vốn sử dụng tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Tỷ số này cũng là vòng quay
vốn lưu động trong một kỳ hoạt động và từ đây ta xác định được số ngày của một
vòng luân chuyển.
* Số ngày của 1 vòng luân chuyển
Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để hoàn thành một số vòng luân
chuyển. Xác định chỉ tiêu này giúp ta biết được hiệu quả sử dụng có hợp lý hay
không để có biện pháp xử lý kịp thời.

Số ngày trong kỳ
Số ngày của một vòng =
Vòng quay vốn lđ

Số ngày qui ước: 1 tháng là 30 ngày, 1 quý là 90 ngày và 1 năm là 360


ngày.
* Sức sinh lời của vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết một lượng vốn lưu động tham gia vào hoạt
động sản xuất kinh doanh đã đem lại bao nhiêu lợi nhuận cho đơn vị.

LN sau thuế
Sức sinh lời của VLĐ =
VLĐ bình quân

f. Hiệu quả sử dụng vốn cố định


Vốn cố định trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là giá trị ứng
trước về tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ
sản phẩm. Đặc điểm của nó là tham gia nhiều lần vào quá trình sản xuất và hoàn
thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời hạn sử dụng. Quá trình
tuần hoàn của nhóm cố định được thể hiện qua các giai đoạn tính khấu hao lập
quĩ khấu hao cho sửa chữa lớn và đầu tư cho việc tái sản xuất tài sản cố định.

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 11 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
* Sức sản xuất của vốn cố định
Chỉ tiêu này biểu hiện cứ 100đ vốn cố định bình quân tham gia sản xuất sẽ
tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Doanh thu tạo ra càng nhiều chứng tỏ hiệu
quả sử dụng vốn càng cao.

Sức sản xuất của VCĐ = Doanh thu


VCĐ bình quân

*Sức sinh lời của vốn cố định


Chỉ tiêu này biển hiện cứ 100đ vốn cố định tham gia sản xuất thì tạo ra
được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận tạo ra càng nhiều chứng tỏ hiệu quả
sử dụng vốn càng cao.

Lợi nhuận
Sức sinh lời của VCĐ =
VCĐ bình quân
2.1.3.2. Phân tích chỉ tiêu sinh lợi
a. Lợi nhuận trên tài sản (ROA)
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức

Lợi nhuận
Lợi nhuận trên tài sản =
Tài sản

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh
trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh càng lớn.
b. Lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức
Lợi nhuận
Lợi nhuận trên doanh thu =
Doanh thu
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu trong kỳ phân tích thì có bao
nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp càng cao.
c. Doanh lợi trên chi phí
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra để thực hiện quá trình
luân chuyển hàng hóa thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 12 SVTH: Phạm Hoàng Phong
Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn

Lợi nhuận
Doanh lợi trên chi phí =
Tổng chi phí

d. Hiệu suất sử dụng chi phí


Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra tạo ra bao nhiêu đồng
doanh thu.

Doanh thu
Hiệu suất sử dụng chi phí =
Tổng chi phí

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập từ các HTXRAT và chi cục
HTX nông nghiệp Vĩnh Long .
- Ngoài ra còn thu thập thông tin qua các nguồn khác: tạp chí nông nghiệp,
các thông tin có liên quan đến đề tài từ Internet...
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
2.2.2.1. Phương pháp thống kê số liệu: Dựa vào bảng báo cáo tài chính
của hợp tác xã để phân tích:
- Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế
toán tổng hợp số liệu từ sổ sách kế toán theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại
những thời điểm hay thời kỳ nhất định. Các báo cáo tài chính phản ánh một cách
hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm, kết quả hoạt động kinh
doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất định. Đồng thời giải
trình giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực
trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của HTX từ đó đề ra các quyết định
phù hợp.
- Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính phản ảnh
một cách tổng quát toàn bộ tài sản của công ty dưới hình thức giá trị và theo một
hệ thống các chỉ tiêu đã được qui định trước. Báo cáo này được lập theo một quy
định định kỳ (cuối tháng, cuối quý, cuối năm). Bảng cân đối kế toán là nguồn
thông tin tài chính hết sức quan trọng trong công tác quản lý của bản thân công ty
cũng như nhiều đối tượng ở bên ngoài, trong đó có các cơ quan chức năng của
Nhà nước. Người ta ví bản cân đối tài sản như một bức ảnh chụp nhanh, bởi vì nó
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 13 SVTH: Phạm Hoàng Phong
Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
báo cáo tình hình tài chính vào một thời điểm nào đó ( thời điểm cuối năm chẳng
hạn).
- Bảng cáo báo kết quả hoạt động kinh doanh: Bảng báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tổng hợp về doanh thu, chi phí và
kết quả lãi lỗ của các hoạt động kinh doanh khác nhau trong công ty. Ngoài ra,
báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện nhiệm vụ đối với Nhà nước. Bảng
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng là nguồn thông tin tài chính quan
trọng cho nhiều đối tượng khác nhau, nhằm phục vụ cho công việc đánh giá hiệu
quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của công ty.
2.2.2.2. Phương pháp so sánh
a. Khái niệm và nguyên tắc
* Khái niệm
Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so
sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được
sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân
tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô.
* Nguyên tắc so sánh
- Tiêu chuẩn so sánh:
+ Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh.
+ Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua.
+ Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành.
+ Chỉ tiêu bình quân của nội ngành.
+ Các thông số thị trường.
+ Các chỉ tiêu có thể so sánh khác.
- Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố
không gian, thời gian; cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính
toán; quy mô và điều kiện kinh doanh.
b. Phương pháp so sánh
* Phương pháp số tuyệt đối
Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ so
sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện
kỳ trước.

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 14 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
*Phương pháp số tương đối
Là tỉ lệ phần trăm % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể
hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc
để nói lên tốc độ tăng trưởng.

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 15 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn

CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TỈNH VĨNH LONG VÀ MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ RAU AN TOÀN
TẠI VĨNH LONG

3.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP VĨNH LONG


3.1.1. Vị trí địa lí – diện mạo tỉnh Vĩnh Long
Vĩnh Long là Tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ đồng bằng Sông Cửu Long
(ĐBSCL) thuộc vùng giữa sông Tiền - sông Hậu, cách Thành phố Hồ Chí Minh
136 km với tọa độ địa lý từ 9o 52' 45" đến 10o 19' 50" vĩ độ Bắc và từ 104o 41'
25" đến 106o 17' 00" kinh độ Đông. Vị trí giáp giới như sau :
- Phía Bắc và Đông Bắc giáp Tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.
- Phía Tây và Tây Nam giáp Tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.
- Phía Đông và Đông Nam giáp Tỉnh Trà Vinh.
- Phía Tây Bắc giáp Tỉnh Đồng Tháp.
Trên quan hệ đối ngoại, Vĩnh Long nằm trong vùng ảnh hưởng của địa bàn
trọng điểm phía Nam; nằm giữa trung tâm kinh tế quan trọng là Thành phố Cần
Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh. Chính nơi đây vừa là trung tâm kinh tế - khoa
học kỹ thuật - văn hóa - quốc phòng, vừa là thị trường lớn sẽ có tác động mạnh
mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trong đó có liên quan chặt chẽ đến
việc quản lý, phân bố sử dụng đất đai. Đặc biệt là khả năng chi phối của Trung
tâm ứng dụng khoa học công nghệ của Thành phố Cần Thơ (Trường Đại học Cần
Thơ, Viện lúa ĐBSCL, khu Công nghiệp Trà Nóc...) và Trung tâm cây ăn trái
miền Nam (Tiền Giang) là một trong những lợi thế đặc biệt của Vĩnh Long trong
sự phát triển kinh tế ở hiện tại và tương lai.
Với vị trí địa lý như trên trong tương lai Vĩnh Long là nơi hội tụ và giao
lưu giữa giao thông thủy bộ (đường cao tốc, các quốc lộ 1A, 53, 54, 57, 80 được
nâng cấp mở rộng, có trục đường thủy nội địa sông Mang Thít nối liền sông Tiền
và sông Hậu trong trục đường thủy quan trọng từ Thành phố Hồ Chí Minh xuống
các vùng tây nam sông Hậu), cửa ngõ trong việc tiếp nhận những thành tựu về
phát triển kinh tế của TPHCM và các khu công nghiệp miền đông và là trung tâm
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 16 SVTH: Phạm Hoàng Phong
Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
trung chuyển hàng nông sản từ các tỉnh phía Nam sông Tiền lên TPHCM và hàng
công nghiệp tiêu dùng từ TPHCM về các tỉnh miền tây. Mặt khác đây là vùng có
tiềm năng về phát triển du lịch xanh với sinh cảnh sông nước, nhà vườn. Đồng
thời với hệ thống giao thông thủy bộ phát triển ngày càng hoàn thiện, Vĩnh Long
với vị trí địa lý có nhiều mặt lợi thế như đã nêu trên sẽ tạo động lực cho sự phát
triển KTXH theo các hướng trục giao thông thủy bộ đã được quy hoạch của tỉnh.
Tỉnh Vĩnh Long có dạng địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2 độ,
có cao trình khá thấp so với mực nước biển (cao trình < 1,0 m chiếm 62,85%
diện tích). Với dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của Tỉnh
có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm Tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền,
sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông rạch lớn. Trên từng cánh đồng có
những chỗ gò (cao trình từ 1,2 - 1,8 m) hoặc trũng cục bộ (cao trình < 0,4 m).
Phân cấp địa hình của Tỉnh có thể chia ra 3 cấp như sau:
- Vùng có cao trình từ 1,2 - 2,0 m: 29.934,21 ha - chiếm 22,74%. Phân bố
ven sông Hậu, sông Tiền, sông Mang Thít, ven sông rạch lớn cũng như đất cù lao
giữa sông và vùng đất giồng gò cao của Huyện Vũng Liêm, Trà Ôn. Nơi đây
chính là địa bàn phân bố dân cư đô thị, các khu công nghiệp và dân cư nông thôn
sống tập trung ven sông rạch lớn và trục giao thông chính, đầu mối giao thông
thủy bộ; nông nghiệp chủ yếu cơ cấu lúa - màu và cây ăn quả.
- Vùng có cao trình từ 0,8 -1,2m: 60.384,93 ha - chiếm 45,86%. Phân bố
chủ yếu là đất cây ăn quả, kết hợp khu dân cư và vùng đất cây hàng năm với cơ
cấu chủ yếu lúa màu hoặc 2-3 vụ lúa có tưới động lực, tưới bổ sung trong canh
tác, thường xuất hiện ở vùng ven Sông Tiền, Sông Hậu và sông rạch lớn của Tỉnh
- Vùng có cao trình từ 0,4 - 0,8 m: 39.875,71 ha - chiếm 30,28%. Phân bố
chủ yếu là đất 2-3 vụ lúa cao sản (chiếm 80% diện tích đất lúa) với tiềm năng
tưới tự chảy khá lớn, năng suất cao; đất trồng cây lâu năm phải lên liếp, lập bờ
bao mới đảm bảo sản xuất an toàn, trong đó vùng phía Bắc quốc lộ 1A là vùng
chịu ảnh hưởng lũ tháng 8 hàng năm, dân cư phân bố ít trên vùng đất này.
- Vùng có cao trình nhỏ hơn 0,4 m: 1.481,15 ha - chiếm 1,12% có địa hình
thấp trũng, ngập sâu; cơ cấu sản xuất nông nghiệp chủ yếu lúa 2 vụ (lúa Đông
xuân – Hè thu, lúa Hè thu - Mùa) trong điều kiện quản lý nước khá tốt. Vĩnh
Long nằm trên trục quốc lộ 1A chạy ngang qua Tỉnh và quốc lộ 53, 54, 80 nối

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 17 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
liền với Tỉnh Trà Vinh, Đồng Tháp và Quốc lộ 57 nối liền với Bến Tre. Cùng với
mạng lưới sông rạch khá dầy, Vĩnh Long có ưu thế về điều kiện nước đối với
nông nghiệp và là mạng lưới giao thông thủy, bộ thuận lợi nối liền Vĩnh Long
với các Tỉnh ĐBSCL và cả nước. Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, Vĩnh Long có
nền nông nghiệp phát triển và sản xuất được quanh năm, nông thôn khá trù phú,
dân cư quần tụ đông đúc, kinh tế miệt vườn là truyền thống của Tỉnh. Khu công
nghiệp của Tỉnh phân bố theo trục lộ giao thông chính như: khu công nghiệp Bắc
cổ chiên, khu công nghiệp Bình Minh, khu công nghiệp Hòa Phú, khu sản xuất
gạch ngói dọc theo đường Tỉnh 902... và ven sông Tiền với cảng Vĩnh Thái và
khu sản xuất gạch ngói khá phát triển. Sông Mang Thít nối liền giữa sông Tiền -
sông Hậu là trục giao thông thủy quan trọng của Tỉnh và ĐBSCL, đồng thời là
vùng phát triển khu sản xuất công nghiệp mía đường. Ngoài ra trên địa bàn Tỉnh
còn có sân bay quân sự nhưng hiện nay khu vực sân bay này đang xuống cấp và
bị lấn chiếm, tuy nhiên đây cũng là một trong những lợi thế nếu được đầu tư
nâng cấp hình thành sân bay dân dụng sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển
kinh tế của Tỉnh. Ưu thế về giao thông thủy bộ là nền tảng quan trọng cho sự
phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Vĩnh Long trong tương lai.
Do trong quá trình phát triển sản xuất với sự ứng dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp như hệ thống đê bao, hệ thống kinh thủy lợi,
hệ thống cống đập, kỹ thuật canh tác của từng đối tượng cây trồng nên hiện nay
đang có sự thay đổi cục bộ về cao trình. Hiện nay Chính Phủ đang giao Tổng Cục
Địa Chính để khảo sát để xây dựng lại bản đồ địa hình vùng ĐBSCL nói chung
và Tỉnh Vĩnh Long nói riêng theo mực nước biển gốc tại mũi Nai (Hà Tiên)
.Vĩnh Long phân bố trọn trong vùng phù sa nước ngọt, trước đây là nơi được
khai phá và phát triển sớm nhất ở ĐBSCL (khoảng trên 259 năm). Dân số năm
2007 là 1.020 triệu người, mật độ dân số khá cao 692 người/ km2 (so với ĐBSCL
là 401 người/km2 và cả nước là 236 người/km2).
+ Điều kiện khí hậu trong Tỉnh:
Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có
chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào.

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 18 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình cả năm từ 27 - 28oC, so với thời kỳ trước
năm 1996 nhiệt độ trung bình cả năm có cao hơn khoảng 0,5-1oC. Nhiệt độ tối
cao 36,9oC; nhiệt độ tối thấp 17,70C.
- Bức xạ: Bức xạ tương đối cao, bình quân số giờ nắng/ngày là 7,5 giờ. Bức
xạ quang hợp/năm 795.600 kcal/m2. Thời gian chiếu sáng bình quân năm đạt
2.181 - 2.676 giờ/năm. Điều kiện dồi dào về nhiệt và nắng là tiền đề cho sự phát
triển nông nghiệp trên cơ sở thâm canh, tăng vụ.
- Ẩm độ: ẩm độ không khí bình quân 74 - 83%, trong đó năm 1998 có ẩm
độ bình quân thấp nhất 74,7%; ẩm độ không khí cao nhất tập trung vào tháng 9
và tháng 10 giá trị đạt trung bình 86 - 87% và những tháng thấp nhất là tháng 3
ẩm độ trung bình 75-79%.
- Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi bình quân hàng năm của Tỉnh khá lớn,
khoảng 1.400-1.500mm/năm, trong đó lượng bốc hơi/ tháng vào mùa khô là 116-
179 mm/tháng.
- Lượng mưa và sự phân bố mưa: Lượng mưa bình quân qua các năm từ
1995 đến 2001 có sự chênh lệch khá lớn. Tổng lượng mưa bình quân cao nhất
trong năm là 1.893,1 mm/năm (năm 2000) và thấp nhất 1.237,6 mm/năm điều
này cho thấy có sự thay đổi thất thường về thời tiết. Do đó ảnh hưởng lớn đến sự
thay đổi các đặc trưng của đất đai cũng như điều kiện phát triển sản xuất nông
nghiệp. Mặt khác, lượng mưa năm của tỉnh phân bố tập trung vào tháng 5-11 dl,
chủ yếu vào tháng 8-10 dl.
Ở Vĩnh Long so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, yếu tố khí hậu cơ
bản qua các năm khá thuận lợi cho nông nghiệp theo hướng đa canh, thâm canh
tăng vụ. Tuy nhiên, do lượng mưa tập trung vào mùa mưa cùng với lũ tạo nên
những khu vực bị ngập úng ở phía bắc Quốc lộ 1A và những nơi có địa hình thấp
trũng làm hạn chế và gây thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng đến
đời sống cộng đồng và môi trường khu vực.
3.1.2. Khái quát tình hình sản xuất nông nghiệp tỉnh Vĩnh long
Sau khi gia nhập WTO thì ngành sản xuất chủ lực của Vĩnh Long vẫn là
nông nghiệp tuy đã có những thay đổi về chất nhưng chưa cao, sản xuất chưa tập
trung, khả năng cạnh tranh thấp nên tỉnh đã tập trung giải quyết những tồn tại này
để nâng cao chất lượng, chủ động hội nhập.

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 19 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
Hiện nay tỉnh Vĩnh Long sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cải thiện chất lượng,
nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng các vùng
sản xuất có lợi thế cạnh trạnh, xây dựng thương hiệu và mở rộng quảng bá
thương hiệu cho các mặt hàng nông sản chủ lực. Với mục tiêu phải đạt tốc độ
tăng trưởng trung bình hàng năm là 5,2% , tỉnh phấn đấu có 36.000 ha đạt giá trị
sản xuất 50 triệu đồng/ha/năm. Vì vậy, tỉnh đang khuyến khích nông dân chuyển
đổi mạnh diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây khác hoặc phát triển
thủy sản. Cụ thể tỉnh sẽ giảm diện tích trồng lúa; tăng diện tích rau màu và diện
tích nuôi thủy sản. Trong xu thế hội nhập, để nâng cao lợi thế cạnh tranh các mặt
hàng nông sản, tỉnh đang triển khai quy hoạch phát triển vùng sản xuất tập trung
với quy mô lớn, sản xuất an toàn. Theo đó, tỉnh sẽ quy hoạch các vùng trồng cây
ăn trái tập trung, vùng sản xuất cây giống sạch bệnh, vùng sản xuất lúa cao sản,
vùng sản xuất chuyên canh. Trên cơ sở định hướng của tỉnh, những năm qua các
ngành chức năng vận động bà con mở rộng vùng sản xuất trái cây hàng hóa theo
tiêu chuẩn nông nghiệp sạch châu Âu (GAP) như bưởi Năm roi ở Bình Minh,
cam sành ở Tam Bình, Trà Ôn, quýt đường ở Trà Ôn, bòn bon, măng cụt ở các xã
cù lao của huyện Vũng Liêm, xoài cát chu, nhãn xuồng ở Mang Thít... Việc lựa
chọn các vùng quy hoạch phải bảo đảm các tiêu chuẩn: hệ thống thủy lợi phải có
đủ khả năng cấp nước cho vùng trồng trọt, không làm ảnh hưởng đến cung cấp
nước tưới tiêu cho các vùng khác và nước sinh hoạt; tuân thủ các tiêu chuẩn của
Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Tài nguyên nước...
Để thực hiện quy hoạch vùng chuyên canh, tỉnh coi công tác chuyển giao
tiến bộ khoa học kỹ thuật là nhiệm vụ hàng đầu. Năm qua, tỉnh giao các ngành
chức năng tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất trái cây an toàn cho trên 200 nhà
vườn, hướng dẫn kỹ thuật, phương pháp sản xuất nhằm phát triển vùng sản xuất
hàng hóa bền vững, đồng đều về chủng loại, đảm bảo về chất lượng, đẹp về hình
thức. Hiện nay ngành nông nghiệp Vĩnh Long đang tập trung hướng dẫn các địa
phương phát triển thâm canh cây ăn trái và mở rộng diện tích luân canh màu trên
đất lúa, nghiên cứu chuyển một phần diện tích đất trồng lúa vụ thu đông kém
hiệu quả sang nuôi thủy sản và trồng rau màu. Đồng thời khôi phục phát triển
ngành chăn nuôi nhưng ưu tiên phát triển các mô hình chăn nuôi tập trung theo
hình thức trang trại có kiểm soát chặt chẽ vệ sinh thú y, nuôi theo phương pháp

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 20 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
an toàn sinh học. Trong thủy sản sẽ phát triển mạnh cả 3 hình thức nuôi thâm
canh, bán thâm canh và nuôi quảng canh; tận dụng diện tích mặt nước ven các
sông lớn để nuôi cá lồng, bè hoặc ao nuôi theo quy mô công nghiệp nhưng phải
gắn với bảo vệ môi trường bền vững.
Với thế mạnh của vườn cây ăn trái đặc sản, mỗi năm Vĩnh Long cung cấp
ra thị trường trên 400.000 tấn trái cây các loại. Vì vậy tỉnh đang nỗ lực quy
hoạch, định hướng phát triển vườn cây theo hướng đặc sản, chất lượng cao, có lợi
thế cạnh tranh cao. Vĩnh Long đã tiến hành điều tra, khảo sát lại diện tích trồng
cây ăn trái theo điều kiện địa hình, thổ nhưỡng, giống, chuyển giao khoa học kỹ
thuật và tìm kiếm thị trường, giải quyết hợp lý đầu ra nông sản hàng hóa. Đặc
biệt, tỉnh chủ trương vận động nông dân phát triển mạnh mô hình sản xuất thành
vùng chuyên canh lớn, đáp ứng nhu cầu thị trường trong thời hội nhập, khắc phục
nhanh tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chưa có vùng nguyên liệu tập trung,
chưa chú trọng đúng mức đến sản xuất theo tiêu chuẩn GAP nên nhiều mặt hàng
nông sản, trong đó có trái cây, chưa tạo được sức hút trên thị trường. Ngay mặt
hàng bưởi Năm roi (huyện Bình Minh), dù đã được khách hàng nước ngoài biết
tiếng nhưng chỉ có 20 đến 30% sản lượng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Cùng với công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, ngành
nông nghiệp tỉnh còn tăng cường phổ biến khoa học kỹ thuật cho nông dân áp
dụng vào sản xuất. Tỉnh tiến hành xây dựng và nhân rộng các mô hình hợp tác xã
cây ăn trái, tạo mối liên kết 4 nhà vững chắc và có lợi cho nông dân, kết hợp thực
hiện các giải pháp tích cực, khẳng định thương hiệu trái cây Vĩnh Long. Cùng
với các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang
và Thành phố Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long đang tiếp tục triển khai dự án nâng cao
chất lượng 9 loại trái cây đặc sản trong vùng. Mỗi tỉnh sẽ chọn phát triển từ 1 đến
3 cây chủ lực, khuyến khích nhà vườn đầu tư cùng dự án, dần hình thành các
vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản cho sản lượng cao, chất lượng tốt.
Năm 2008 được chọn là năm an toàn vệ sinh thực phẩm nên tất cả các
huyện, thị trong tỉnh đều tập trung hướng dẫn nông dân sản xuất hàng hóa nông
sản theo tiêu chuẩn sạch, từ khâu đầu cho đến khâu cuối của quá trình sản xuất
đều phải được kiểm soát chặt chẽ, hướng sản xuất theo đúng các quy trình thực
hành nông nghiệp tốt (GAP), kiểm tra và chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 21 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
quy định; tạo điều kiện để sản phẩm có thị trường tiêu thụ ổn định. Chương trình
giống tiếp tục được tỉnh đầu tư phát triển đảm bảo có đủ cây, con giống chất
lượng cung cấp cho người sản xuất. Năm 2008 Vĩnh Long phấn đấu có từ 70 đến
75% giống cây, con chủ lực (lúa, cây ăn trái, lợn, thủy sản) là giống tiến bộ để
phát triển bền vững nền nông nghiệp hàng hóa trong cơ chế thị trường, đáp ứng
nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của tỉnh. Năm 2008 Vĩnh Long
đang nỗ lực phát triển nền nông nghiệp sạch, bền vững, chất lượng, giá cả đủ sức
cạnh tranh để không bị “thua” các mặt hàng nông sản ngoại nhập (như gạo, trái
cây...) ngay trên sân nhà trong nền kinh tế thời hội nhập.
Tỉnh Long còn được biết đến với nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng
như : gạch ngói, gốm sứ, chầm nón, thêu đan, dệt chiếu … mà sản phẩm đã có
mặt nhiều nơi trên thế giới, kể cả những thị trường khó tính. Nguồn lao động dồi
dào, trình độ dân trí và tay nghề cao, tiếp thu nhanh những kiến thức khoa học
công nghệ tiên tiến, người dân có truyền thống đoàn kết, cần cù và sáng tạo. Xuất
phát từ vị trí địa lý và những lợi thế của mình, xưa nay, Vĩnh Long là một trong
những trung tâm đào tạo nhân lực ở đồng bằng sông Cửu Long – có hệ thống
trường phổ thông chất lượng và có mạng lưới trường đào tạo chuyên nghiệp từ
trung cấp đến đại học. Bước vào thế kỷ XXI, Vĩnh Long nỗ lực phấn đấu vượt
qua khó khăn để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp và văn minh.
Là tỉnh được Trung Ương xếp vào địa bàn khuyến khích đầu tư, do đó các doanh
nghiệp khi vào đầu tư tại Vĩnh Long sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi đặc
biệt. Ngoài những chế độ, chính sách của Trung Ương quy định, tỉnh cũng đã ban
hành những ưu đãi khuyến khích đặc biệt, hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài
nước theo phương châm “một cửa, tại chổ”. Vĩnh Long còn nhiều tiềm năng và
nhiều lĩnh vực chưa được đầu tư khai thác, cơ hội cho các doanh nghiệp còn rất
lớn. Có thể nói chắc chắn rằng Vĩnh Long là miền đất hứa cho mọi nhà đầu tư
triển khai những dự án lớn và hiệu quả kinh tế cao, trên tinh thần bình đẳng, các
bên cùng có lợi.

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 22 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
3.2. GIỚI THIỆU MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ RAU AN TOÀN TẠI VĨNH LONG
3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của HTX
Trong những năm gần đây, sản xuất rau của tỉnh Vĩnh Long nói riêng và
của cả nước nói chung có những bước thay đổi rõ rệt cả về diện tích, năng suất,
sản lượng và chủng loại. Tuy nhiên, nhìn trên khía cạnh chất lượng vấn đề sản
xuất rau theo hướng công nghệ cao, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và đảm
bảo trong môi trường sạch đã và đang là một thách thức không nhỏ, đòi hỏi phải
có hệ thống giải pháp có tính chiến lược, đồng bộ với sự tham gia của nhiều cơ
quan tổ chức, cá nhân trên nhiều lĩnh vực. Chương trình sản xuất rau an toàn
được sự quan tâm cả về công tác quản lý, hỗ trợ sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật và tổ chức chỉ đạo để liên kết sản xuất hàng hóa. Năm 2003, Sở Nông
nghiệp và phát triển nông thôn đã quy định rõ những điều kiện cần thiết để vùng
trồng rau đạt tiêu chí an toàn. Rà soát và quy hoạch vùng trồng rau an toàn tại các
huyện, các cơ sở trồng rau chuyên canh truyền thống, tập trung chỉ đạo hình
thành vùng rau an toàn đến năm 2010 là 2000 ha và 2020 là 3500 ha. Hiện Vĩnh
Long đang tập trung đưa giống rau mới có năng suất cao chất lượng tốt thích hợp
trồng quanh năm ở vùng chuyên canh rau của các xã, đặc biệt là các hợp tác xã
nông nghiệp đăng kí sản xuất rau an toàn. Các địa phương đã tích cực mở rộng
liên kết với các với các đơn vị để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân và bước đầu đã
hình thành hệ thống kinh tế khá bền vững từ phân phối sản xuất đến các kênh
tiêu thụ tại thị trường chất lượng cao.
Theo thông tin từ chi cục hợp tác xã nông nghiệp Vĩnh Long, đến nay toàn
tỉnh có 57 HTX với 5.243 xã viên, 4.203 lao động. So với cùng kỳ năm trước, số
HTX tăng 9,6%, số xã viên tăng 7%, số lao động giảm 1,6%. Trong tổng số 57
HTX nêu trên thì số lượng HTX họat động trong lĩnh vực nông nghiệp – thủy sản
chiếm số lượng nhiều nhất với 23 HTX, giao thông vận tải có 11 HTX, công
nghiệp – tiểu thủ công nghiệp có 10 HTX, xây dựng 10 HTX, 2 quỹ tín dụng
nhân dân, riêng lĩnh vực thương mại – dịch vụ chỉ có 1 HTX. Tổng số vốn hoạt
động của các HTX khoảng 167,5 tỷ đồng, trong đó giá trị tài sản của xã viên
khoảng 134,9 tỷ đồng, vốn do xã viên đóng góp là 32,68 tỷ đồng.
Các tổ hợp tác sản xuất vẫn duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động và phát
triển tổ mới. Đến nay toàn tỉnh có 2.117 THT sản xuất, trong đó có 2.067 tổ hợp

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 23 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
tác xản xuất trong nông nghiệp với 83.099 hộ thành viên và 50 tổ hợp tác sản
xuất trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, với 900 hộ thành viên.
Các tổ hợp tác sản xuất trên lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục được củng cố, nâng
dần chất lượng hoạt động. Hiện các địa phương đang phát triển mô hình tổ sản
xuât kết hợp giữa trồng lúa với các dịch vụ phục vụ sản xuất, mô hình trồng rau
màu và trồng nấm rơm. Các tổ hợp tác có chiều hướng phát triển khá mạnh.
Riêng về HTXRAT và tổ hợp tác rau an toàn đã và đang chủ động liên kết
nông dân sản xuất, có thị trường tiêu thụ ổn định rau an toàn là mô hình thành
công cần được nhân rộng. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, nhiều mô hình hợp
tác xã đang còn lúng túng tháo gỡ khó khăn sau chuyển đổi. Vĩnh Long là một
trong những tỉnh có mô hình sản xuất rau theo mô hình rau an toàn khá sớm ở
khu vực Đông bằng sông Cửu Long. Năm 2007 diện tích gieo trồng được 729,8
ha rau an toàn, thu được 4.597 tấn rau các loại. Giá trị sản xuất đất nông nghiệp
ước đạt 56,5 triệu đồng/ha/năm. Vĩnh Long hiện có 6 hợp tác xã sản xuất và tiêu
thụ rau an toàn, với quy mô khoảng 20 – 30 xã viên/1 HTX, cùng nhau góp vốn
để sản xuất, kinh doanh. Ban quản trị HTX chịu trách nhiệm tìm kiếm thị trường
và đầu ra cho sản phẩm,chỉ đạo và định hướng sản xuất sản xuất cho xã viên. Các
hộ xã viên sản xuất theo sự hướng dẫn, kiểm tra và giám sát của hợp tác xã từ
giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thu hoạch...đảm bảo chất lượng rau phải tuyệt đối
an toàn và có nguồn gốc rõ ràng. Trong hợp đồng thu mua giữa xã viên với hợp
tác xã quy định về trách nhiệm của xã viên đối với sản phẩm rau của mình khi có
sự cố. xã viên được hưởng chế độ giá thu mua tối thiểu bằng giá thị trường và
hợp tác xã có trách nhiệm thu mua toàn bộ sản lượng rau quy định trong hợp
đồng đã ký. Số tiền này được tính vào cổ phần của xã viên trong hợp tác xã.
Quan hệ giữa xã viên và hợp tác xã không chỉ liên kết đơn thuần về mặt kinh tế
bằng hợp đồng, mà còn có sự trao đổi thường xuyên về thông tin sản xuất, tiêu
thụ, thị trường. Các quyết định quan trọng xã viên đều được tham gia dựa trên
nguyên tắc biểu quyết, lấy ý kiến đa số. Nhân dịp lễ, tết hàng năm, hợp tác xã
cũng dành một khoản kinh phí nhất định để quan tâm, chăm lo tới đời sống của
các hộ xã viên nhằm động viên tinh thần, thắt chặt tình đoàn kết và đồng thuận
trong hợp tác xã. Đây là một trong những yếu tố hết sức quan trọng tạo nên sự
thành công cho những mô hình hợp tác xã và góp phần đảm bảo cho việc triển

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 24 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
khai thực hiện hợp đồng nông sản. Để đảm bảo chính sách giá tốt nhất cho các xã
viên, ban quản trị các hợp tác xã bắt buộc phải chú trọng xây dựng thương hiệu
riêng cho sản phẩm của mình. Việc xây dựng thương hiệu hết sức quan trọng, nó
quyết định đến giá thành sản phẩm rau an toàn. Chính sách giá đối với sản phẩm
rau an toàn phải làm sao vừa đảm bảo mức giá thu mua cao hơn so với giá rau
trên thị trường tự do và đồng thời mức giá đó được thị trường chấp nhận
3.2.2. Đối tượng tham gia – cơ cấu tổ chức hợp tác xã
Đối tượng tham gia vào HTX bao gồm ban chủ nhiệm và bà con xã viên:
+ Ban chủ nhiệm là những người chịu trách nhiệm quản lí cơ cấu hoạt động
của hợp tác xã. Họ cũng là một xã viên trong HTX, nhưng có đủ kiến thức và
trình độ chuyên môn để có thể tiếp cận, truyền tải thông tin và đề ra kế hoạch tổ
chức sản xuất kinh doanh của HTX. Ban chủ nhiệm HTX thường có 1 chủ nhiệm
phụ trách chung, 2 phó chủ nhiệm chuyên môn về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm,
1 kế toán chịu trách nhiệm về thu chi tài chính của HTX.
+ Xã viên là bà con nông dân trong địa bàn tự nguyện tham gia vào HTX,
thực hiện các chỉ tiêu và phương thức hoạt động do ban chủ nhiệm đề ra. Họ tự
nguyện đóng góp vốn vào nguồn vốn hoạt động và được chia lợi nhuận theo phần
trăm đóng góp.
3.2.3. Tính chất hoạt động kinh tế
HTXRAT tại Vĩnh Long là một tổ chức sản xuất kinh daonh sản phẩm rau
theo dây chuyền từ sản xuất đến tiêu thụ và bán đến tận tay người tiêu dùng.

Tiêu
Xã DN dùng
viên bán trong
sản Kho bãi Sơ chế Nhà lẽ nước
xuất tập trung phân máy
RAT loại chế DN Tiêu
biến XK dùng
Thương lái
nước
ngoài
.
Sơ đồ tiêu thụ sản phẩm của HTX
Nguồn:Chi cục HTX nông nghiệp Vĩnh Long

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 25 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
* Quy hoạch vùng sản xuất: Đa số các HTX đều quy hoạch vùng sản xuất,
chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cho xã viên tiến hành chuyển đổi ruộng đất cho nhau
để tạo ra những vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, thuận tiện cho việc áp
dụng công nghệ sản xuất mới, tiện cho việc kiểm tra, đôn đốc sản xuất. Đây là
việc làm cần thiết và có lợi về nhiều mặt:
- Chọn được vùng đất đai, điều kiện tưới tiêu thuận lợi.
- Tập trung được những cánh đồng, những mảnh ruộng liền khoản, tiện
cho việc thực hiện sản xuất hàng hóa lớn, tránh được tình trạng sản xuất manh
mún và hạn chế được rủi ro trong sản xuất
- Tiện cho việc cơ khí hóa trong sản xuất.
- Tiện cho việc phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ môi trường đồng ruộng.
- Thuận lợi trong việc chuyển giao công nghệ khoa học, kiểm tra, đôn đốc
sản xuất của HTX.
Ngoài ra các HTX còn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phương tiện kỷ
thuật, mua sắm trang thiết bị cần thiết cho sản xuất như: nhà kho, thiết bị bảo
quản...
* Thu gom, phân loại, sơ chế sản phẩm:
- Thu gom có 2 hình thức là thu gom tại chỗ và thu gom tập trung về kho
HTX. Thu gom tại chỗ đối với những xã viên có nhu cầu HTX đến tận nơi thu
hoạch để thu gom mang về kho nhưng phần lớn là bà con xã viên tự mang sản
phẩm của mình đến kho tập trung. Điều này có lợi cho xã viên khi họ có thể giữ
lại một phần sản phẩm để bán lẽ hay nơi có thị trường cao hơn.
- Phân loại – sơ chế: Đối với sản phẩm nông nghiệp đặc biệt là các loại
rau thì đây là khâu rất quan trọng giúp chọn được sản phẩm tốt, trung bình, và
loại đi những sản phẩm xấu. Tại đây lao động, xã viên có thể tiến hành các biện
pháp sơ chế sản phẩm như: rửa sạch, phơi sấy, loại bỏ sâu rầy, lá ủ của rau vừa
có thể bảo quản lâu hơn vừa tạo được sức hấp dẫn về vẻ bề ngoài sản phẩm.
- Chế biến: Đây là khâu rất quan trọng để đánh giá chất lượng của sản
phẩm. Đối với mặt hàng rau thì chỉ có một lượng nhỏ được chế biến thông qua
nhà máy như: cà chua, cải carot,.. phần lớn các sản phẩm được doanh nghiệp thu
mua ở khâu sơ chế và bán ra thị trường trong thời gian ngắn, tránh được tổn thất
và rủi ro có thể xãy ra khi giữ sản phẩm rau lâu ngày.

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 26 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
- Tiêu thụ sản phẩm: Giai đoạn này là giai đoạn quyết định trong cả vụ
mùa, nó phụ thuộc vào giá cả trên thị trường của các mặt hàng. Các HTX cũng đã
ký hợp đồng tiêu thụ với một số công ty thu mua trong và ngoài tỉnh, giá cả đã
được thống nhất nhưng giá cả tại thời điểm hiện tại cũng rất quan tâm. Nếu thấp
hơn thị trường thì công ty, doanh nghiệp chậm trễ trong việc thu gom gây thiệt
hại cho xã viên, còn nếu giá cao hơn giá thị trường thì bà con thường bán lẽ tại
các điểm gần nhất. Vì vây kênh tiêu thu của HTX thường có 3 hướng chính là
bán trực tiếp ra thị trương, hoặc bán cho tiểu thương mua đi bán lại, hay thông
qua HTX bán cho cơ sở chế biến để tìm tới thị trường cao hơn.
3.2.4. Tính chất phối hợp trong hợp tác xã
Sự kết hợp trong HTXRAT thực chất là quá trình đàm phán giữa ban chủ
nhiệm HTX với xã viên. Thông thường ban chủ nhiêm tiến hành hợp đồng với xã
viên về việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thời hạn hợp đồng có thể là một vụ
mùa hay một năm. Qua đó giữa ban chủ nhiệm và các xã viên có những điều
khoản ràn buộc lẫn nhau, và hợp đồng thống nhất khi phần đông xã viên đồng ý
thương lượng.
Ban chủ nhiệm HTX xoay quanh vấn đề: cung cấp thông tin thị trường,
định hướng sản xuất, hổ trợ, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, đầu tư - ứng trước
giống cây trồng, thiết bị, vật liệu sản xuất cho xã viên, kiểm tra, giám sát quá
trình sản xuât, thu gom, sơ chế và tiêu thụ sản phẩm.
Trách nhiệm của xã viên chỉ xoay quanh vấn đề: thực hiện kế hoạch sản
xuất đã thống nhất, giao, bán sản phẩm cho HTX theo đúng chủng loại, số lượng,
chất lượng, quy cách, giá cả, thời gian như đã thỏa thuận.
Một HTX làm ăn phát triển khi có sự kết hợp bền vững và tin cậy lẫn nhau
giữa ban chủ nhiệm và bà con xã viên. Vì vây các HTXRAT tại Vĩnh Long có
đặc tính là chính thành viên của ban chủ nhiệm HTX cũng là một xã viên, tham
gia tích cực trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất và họ luôn là người khởi
xướng cũng như có tính năng động tích cực trong hoạt động sản xuất tạo tấm
gương về một xã viên giỏi để các xã viên khác tin tưởng giao phó trách nhiệm
cầm lái con thuyền HTX.

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 27 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA HỢP TÁC XÃ RAU AN TOÀN TẠI VĨNH LONG.

4.1. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA HỢP
TÁC XÃ RAU AN TOÀN
Kinh tế HTX là nhu cầu tất yếu khách quan trong quá trình phát triển nền
kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tổ chức và phát triển
kinh tế HTX không chỉ giúp những người sản xuất nhỏ có đủ sức cạnh tranh,
chống lại sự chèn ép của các doanh nghiệp lớn mà về lâu dài Đảng ta chủ trương
phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, trong đó nền kinh tế HTX là
một bộ phận quan trọng cùng với kinh tế nhà nước dần trở thành nền tảng của
nền kinh tế đó cũng là nền tảng chính trị - xã hội của đất nước để đạt mục tiêu
dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Phân tích hiệu quả hoạt động
kinh tế để thấy rõ quá trình phát triển của kinh tế HTX đồng thời cũng tìm được
định hướng để mở rộng nền kinh tế hợp tác nhiều thành phần.
4.1.1. Tỷ lệ HTX rau an toàn tại Vĩnh Long

9%
9%
11%

57%
14%

HTX rau an toàn HTX KD tổng hợp


HTX dịch vụ nông nghiệp HTX nuôi - trồng
Loại hình khác

Hình 1: Tỷ lệ các loại hình HTX


Nguồn: Chi cục HTX Vĩnh Long

Sản xuất rau an toàn là một ngành rất mới lạ trong hệ thống nông nghiệp tại
Vĩnh Long. Hiện nay toàn tỉnh chỉ có 4 HTX sản xuất rau an toàn, chiếm 9%
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 28 SVTH: Phạm Hoàng Phong
Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
trong hệ thống HTX của tỉnh, và kém hơn nhiều so với các lĩnh vực nông nghiệp
còn lại. Tuy mô hình còn ít HTX tham gia, rau an toàn là một lĩnh vực sản xuất
còn mới và non trẻ so với các ngành nghề thuộc lĩnh vực nuôi – trồng, dịch vụ
nông nghiệp, nhưng đây là mô hình đầy tiềm năng và là nhu cầu cấp thiết với
kinh tế thị trường hiện nay, đáp ứng nhu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm đối
với con người. Trong điệu kiện và tình hình phát triển như hiện nay, chắc chắn
mô hình sản suất rau an toàn sẽ thu hút được nhiều hộ và địa phương tham gia.

Bảng 1: SỐ XÃ VIÊN VÀ NGUỒN VỐN


Đơn vị tính: 1.000đ
NĂM SO SÁNH
CHỈ TIÊU
2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006
Số xã viên 121 142 152 21 14,79% 10 6,58%
Tổng nguồn vốn 49.800 108.500 125.000 58.700 54,1% 16.500 13,20%
Nguồn: Chi cục HTX Vĩnh Long

Phần lớn các HTXRAT Vĩnh Long vừa mới thành lập (2003 đến nay) đây
là giai đoạn sơ khai, và bước đầu xây dựng cũng như đưa vào thực nghiệm mô
hình nên vốn đầu tư cũng như số lượng xã viên tham gia còn hạn chế. Cụ thể
năm 2005 có 121 xã viên tham gia với tổng nguồn vốn hoạt động là 49.800 nghìn
đồng, đến năm 2006 các HTX có tổng số xã viên là 152 người, tăng 21 xã viên
với tốc độ tăng là 14,79% đồng thời thu hút thêm 58.700 nghìn đồng nâng tổng
nguồn vốn của HTX lên 108.500 nghìn đồng tăng 54,1% so với năm 2005. Đến
năm 2007 thì tổng số xã viên của các HTX là 152 người tăng 6,58% và nâng tổng
nguồn vốn hoạt động của HTX lên 125.000 nghìn đồng, tăng 16.500 nghìn đồng
tức 13,2%. Giai đoạn này thì các HTX đã dần ổn định về số lượng xã viên cũng
như nguồn vốn hoạt động, các HTX đã định hướng được phương thức hoạt động
và dần làm ăn có hiệu quả. Mặt dù trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là dựa
trên việc đổi sức lao động của xã viên để lấy doanh thu và lợi nhuận, nhưng do
HTX là một hoạt động kinh tế không những sản xuất mà còn tổ chức kinh doanh,
đầu tư vào việc sản xuất, chế biến và kinh doanh. Vì vậy nguồn vốn hoạt động
kinh doanh của các HTX khá cao, trung bình mỗi xã viên đóng góp hơn 800
nghìn đồng một người, đầu tư vào việc mua thiết bị phục vụ sản xuất, giống rau
mới và phí thuê mướn lao động bên ngoài để phục vụ sản xuất kinh doanh…
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 29 SVTH: Phạm Hoàng Phong
Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
4.1.2. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của HTX dựa trên bảng
báo cáo tài chính
Để phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX phải dựa vào báo
cáo kết quả kinh doanh của từng HTX mà chi cục đã tổng hợp được. Báo cáo kết
quả kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình và kết quả
kinh doanh của đơn vị qua một kỳ kế toán. Nó phản ánh toàn bộ phần giá trị về
sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đơn vị đã thực hiện được trong kỳ và phần chi phí
tương xứng tạo ra để tạo nên kết quả đó. Kết quả kinh doanh của đơn vị là chỉ
tiêu phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh chịu sự tác
động của nhiều nhân tố.

Bảng 2: TỔNG HỢP CHI PHÍ – DOANH THU – LỢI NHUẬN


CỦA HTX TỪ 2005 ĐẾN 2007
Đơn vị tính: 1.000đ
NĂM SO SÁNH
CHỈ TIÊU
2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006
Chi phí 760.510 279.477 316.938 - 481.033 -63,25% 1.437.46 13,40%
Doanh thu 905.795 314.204 817.413 -591.591 -65,31% 1.503.210 160,15%
Lợi Nhuận 145.285 34.727 500.475 -110.558 -76,10% 465.748 1341,17%

Nguồn: Chi cục HTX Vĩnh Long

1.000.000 ĐVT: 1.000đ


900.000
800.000
700.000 Chi phí
600.000
Doanh thu
500.000
400.000 Lợi Nhuận
300.000
200.000
100.000 Năm
0
2005 2006 2007

NĂM

Hình 2: Biểu đồ tổng hợp chi phí, doanh thu, lợi nhuận qua 3 năm

Qua bảng báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh ba năm vừa qua, nhìn
chung công việc sản xuất kinh doanh của các HTXRAT đều làm ăn có hiệu quả

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 30 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
và đạt lợi nhuận khá cao. Tuy nhiên mức tăng giảm về chi phí lợi nhuận chưa
đồng đều, là ngành nông nghiệp nhưng chi phí sản xuất rau an toàn khá cao đã
ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận chung của HTX. Điều này cũng dễ hiểu khi các
HTX đang ở giai đoạn đầu xây dựng cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc
bệt năm 2006 cả chi phí – doanh thu - lợi nhuận đều gảm mạnh cụ thể là 63,25%
đối với chi phí, 65,31% đối với doanh thu và 76,10% đối với lợi nhuận, lý do cho
sự tụt giảm này chủ yếu là do năm này tỉnh gặp đều kiện thời tiết không thuận
lợi, mưa bảo, hạn hán liên tiếp xãy ra đã gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất,
làm giảm năng suất, sản lượng thulạ không cao dẫn đến doanh thu giảm. Đến
năm 2007 thì quá trình sản xuất thuận lợi hơn sản lượng thu lại nhiều hơn và
doanh thu và lợi nhuận tăng cao hơn năm 2006 nhưng vẫn chưa tương xứng so
với năm 2005. Phân tích từng yếu tố ta sẽ nhận thấy rõ từng nguyên nhân đó.
4.1.2.1. Về chi phí sản xuất

Bảng 3: TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA HTX


ĐVT: 1.000đ

NĂM SO SÁNH SO SÁNH


2006/2005 2007/2006
CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền %
Giá vốn hàng bán 690.258 196.252 254.663 -494.006 -71,57 58.411 29,76
Chi phí bán hàng 42.760 27.861 16.220 -14.899 -34,84 -11.641 -41,78
Chi phí QL DN 21.311 32.753 35.477 11.442 53,69 2.724 8,32
Chi phí khác 6.181 22.611 10.578 16.430 265,81 -12.033 -53,22
Tổng chi phí 760.510 279.477 316.938 -481.033 -63,25 37.461 13,4
Nguồn: Chi cục HTX Vĩnh Long

800.000 ĐVT: 1.000đ


700.000
600.000
500.000
400.000 Chi phí
300.000
200.000
100.000
0 Năm
2005 2006 2007

NĂM

Hình 3: Biều đồ so sánh chi phí sản xuất qua 3 năm

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 31 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
- Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán của HTXRAT chủ yếu là chi phí về
giống, phân, thuốc bảo vệ thực vật và tiền công lao động. Đối vói mô hình sản
xuất rau an toàn thì phần chi phí về thuốc bảo vệ thực vật là rất hạn chế và được
sử dụng đến mức tối thiểu, vì vậy chi phí về phần này xem như là không có. Về
phân thì chủ yếu là phân chuồng cho nên công tác ủ phân, thu gom và di chuyển
mất rất nhiều thời gian. Vì thế giá vốn hàng bán của HTX chủ yếu là chi phí về
tiền công, tiền giống…Cụ thể năm 2005 giá vốn hàng bán là 690.258 nghìn đồng
chiếm 90,76% tổng chi phí, chi phí rất cao nhưng cũng dễ hiểu vì thời kỳ vừa
mới thành lập HTX phải bỏ ra phần chi phí khá cao để đầu tư tìm kiếm nguồn
giống, sử dụng một phần phân hóa học, sinh trưởng, và chi phí về công lao động
trực tiếp như làm đất, gieo hạt, chăm sóc... Đến năm 2006 thì phần chi phí này
giảm đáng kể, còn 196.252 nghìn đồng giảm 494.006 nghìn với tốc độ giảm là
71,57%. Qua thời kì xây dựng thì đến năm 2006 HTX không còn tốn nhiều chi
phí về đầu tư giống, nhưng đây là năm gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông
nghiệp, nhiều vùng phải ngưng sản xuất do thiếu nước tưới hay bị ngập úng,
chính vì thế giá vốn hàng bán rất thấp. Đến năm 2007 thì chí phí sản xuất là
254.663 nghìn đồng, tăng 58.411 nghìn đồng tức 27.76% so với năm 2006.
Trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thị trường quốc tế thì vấn đề cạnh tranh
trong sản xuất kinh doanh là không tránh khỏi, các HTX ở Vĩnh long cũng vậy,
đây là vấn đề đau đầu của ban chủ nhiệm và toàn thể xã viên đang sản xuất theo
mô hình rau an toàn. Nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, sức cạnh tranh với các cơ
sở sản suất rau an toàn ngoài tỉnh càng gay gắt vì thế HTX phải bỏ nguồn vốn để
đầu tư vào giống cây trồng, công nghệ sản xuất và đặc biệt trong năm này giá cả
thị trường lên xuống bất thường do vậy chi phí đầu vào không ổn định làm cho
giá vốn hàng bán của rau an toàn năm 2007 tăng nhanh nhưng cũng chưa bằng
năm 2005. Điều này có thể nói rằng do sức ép cạnh tranh các HTX đã cố gắng
giảm giá vốn hàng bán để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa mình trên thị trường.
- Chi phí bán hàng: Là chi phí vận chuyển hàng hóa, sơ chế và công tác
maketing nhằm bán sản phẩm của mình ra thị trường. Cụ thể năm 2005 chi phí
bán hàng là 42.760 nghìn đồng chiếm 5,62% tổng chi phí. Nguyên nhân làm cho
chi phí bán hàng năm 2005 khá cao là do năm này các HTX chưa chủ động được
địa bàn tiêu thụ sản phẩm, rất nhiều chi phí bỏ ra cho việc tìm kiếm thị trường,

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 32 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
vận chuyển hàng từ kho tập trung đến nơi tiêu thụ. Đến năm 2006 thì chi phí này
là 27.861 nghìn đồng, giảm 34,84% so với năm 2005, nguyên nhân là do năm
này HTX đã có được thị trường ổn định, đó là kết quả đạt được từ công tác
Marketing năm trước. Mặt khác, năm 2006 do việc sản xuất gặp nhiều khó khăn
như ảnh hưởng của thiên tai gây thiệt hại làm giảm diện tích sản xuất dẫn đến sản
phẩm làm ra cũng không nhiều. Tiếp theo, năm 2007 chi phí này giảm mạnh chỉ
còn 16.220 nghìn đồng, giảm 41,78%, tốc độ giảm năm sau cao hơn năm trước là
do HTX đã được biết đến nhiều và tạo được uy tín trên thị trường nên nhiều công
ty đến thu mua tại chỗ làm giảm chi phí vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Hiệu quả
như vậy cũng phải kể đến công lao của đội ngũ làm công tác tiếp thị tuyên truyền
về lợi ích của rau an toàn.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp (HTX): bao gồm tiền điện, nước, tiền lương
cán bộ quản lý... ngoài tra tiền thuê mướn lao động làm ngoài, tiền hội thảo,
tuyên truyền và tập huấn xã viên làm theo hệ thống sản xuất chung của HTX
cũng thuộc vào chi phí quản lý HTX. Nhìn chung trong ba năm qua phần chi phí
này liên tục tăng. Cụ thể năm 2006 chi phí quản lý là 32.753 nghìn đồng, tăng
11.442 nghìn đồng so với năm 2005 (21.311 nghìn đồng) với tốc độ tăng là
53,69%, nguyên nhân là vào năm 2006 HTX bỏ nhiều chi phí cho việc thu hút
nhân tài, đào tạo cán bộ quản lý...Ngoài ra trong năm này nhiều HTX cũng bỏ
nhiều chi phí cho việc vào việc xây dựng trụ sở làm việc cũng như tiếp xúc,liên
kết với các nhà khoa học nhằm tiếp thu khoa học kỉ thuật tiên tiến từ họ. Đến
năm 2007 thì chi phí này tiếp tục tăng 8,32% so với năm 2006 đưa chi phí quản
lý lên tới 35.477 chiếm 11,19% trong tổng chi phí năm 2007. Đến đây thì các
HTX đã thấy được sự cần thiết của công việc quản lý, sẳn lòng trả lương cao hơn
xứng đáng với công sức họ bỏ ra và một mặt khuyến khích họ tiếp tục hết lòng vì
HTX. Ngoài ra công tác tập huấn cán bộ, tổ chức hội thảo khoa học, phổ biến
khoa học kỷ thuật mới đến bà con xã viên cũng được HTX chú ý đã làm tăng chi
phí quản lý với tốc độ nhanh hơn các chi phí còn lại.
Tóm lại, trong ba năm qua tổng chi phí sản xuất của HTX có xu hướng
giảm cho thấy HTX đã đạt hiệu quả kinh doanh, việc giảm chi phí để góp phần
tăng lợi nhuận của HTX có xu hướng tốt. Trong đó, giá vốn hàng bán là phần chi
phí HTX nên quan tâm và có biện pháp nhằm giảm phần này đến mức tối thiểu,

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 33 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường hiện nay, đồng thời đây là phần chi phí
có tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của HTX vì vậy giảm được phần này thì
sẽ làm tổng chi phí giảm đi rất nhiều. Mặt khác cần quan tâm chi phí quản lý và
chi phí bán hàng vì đây là phần quan trọng cần được đầu tư nhằm mở rộng thị
trường tiêu thụ và tăng sức cạnh tranh của mặt hàng rau an toàn tại HTX
4.1.2.1. Về doanh thu đạt được

Bảng 4: TỔNG HỢP DOANH THU CỦA HTX QUA 3 NĂM 2005 – 2007
ĐVT:1.000đ
SO SÁNH SO SÁNH
NĂM
CHỈ TIÊU 2006/2005 2007/2006
2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền %
Doanh thu bán hàng 899.865 267.525 806.337 -632.340 -70,27 538.812 201,41
Doanh thu SP phụ 5.930 46.679 11.076 40.749 687,17 -35.603 -76,27
Tổng doanh thu 905.795 314.204 817.413 -591.591 -65,31 503.209 160,15
Nguồn từ Chi cục HTX Vĩnh Long

1000000
ĐVT: 1.000đ
800000
600000
Doanh thu
400000
200000
0 Năm
2005 2006 2007

NĂM

Hình 4: Biểu đồ so sánh doanh thu qua 3 năm

Doanh thu là kết quả của một quá trình sản xuất kinh doanh, đối với ngành
nông nghiệp cũng như sản xuất rau an toàn thì doanh thu không đồng loạt, doanh
thu của các xã viên cũng như HTX được phân bố theo vụ mùa và giá cả tại thời
điểm đó và thường có kết quả sau khi thu hoạch. Chính đặt tính của rau nói
chung thì các xã viên sau khi thu hoạch chỉ để lại một phần làm giống, phần còn
lại sau khi sơ chế phân loại rồi bán ngay cho thương lái hay các cơ sở bao tiêu
sản phẩm do ban chủ nhiệm HTX đã hợp đồng trước còn phần ít được bán cho

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 34 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
thị trường tại chỗ. Do áp dụng mô hình sản xuất mới, vì vậy phần doanh thu của
các xã viên được công khai dựa trên khối lượng sản phẩm thu hoạch được và giá
cả đã định sẳn theo hướng có lợi cho xã viên. Đến cuối kỳ thường là cuối năm
phần này được tổng hợp lại và đưa vào bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh.
- Doanh thu từ hoạt động bán hàng: Là phần doanh thu mà HTX thu được
từ việc tiêu thụ mặt hàng rau do mình sản xuất được, qua ba năm vừa qua doanh
thu bán hàng của HTX nhìn chung là không ổ định, cụ thể năm 2005 doanh thu
phần này là 899,865 ngìn đồng chiếm 99,34% trên tổng doanh thu của HTX, năm
2006 thì doanh thu là 267,525 nghìn đồng, giảm 632.340 nghìn đồng, tốc độ
giảm là 70,23%. Doanh thu năm 2006 giảm nhanh như thế là do năm này Vĩnh
Long gặp thời tiết không thuận lợi, có vùng bị hạn kéo dài (tháng 3-7), bị thiếu
nước tưới tiêu làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như sản lượng thu được, đến
vụ sau thì tỉnh lại gặp bão bất ngờ làm nhiều vùng bị tiêu huỷ hết và phải làm lại
từ đầu, chính điều đó đã gây mất mát khá nhiều cho bà con xã viên và làm doanh
thu HTX giảm mạnh. Năm 2007 thì doanh thu bán hàng của HTXRAT tăng cao,
doanh thu năm 2007 là 806.337 nghìn đồng với tốc độ tăng 201,41%. Chính việc
áp dụng khoa học kỉ thuật, phương pháp sản xuất mới và sự thay đổi của thị
trường đã tạo điều kiện cho sản phẩm rau an toàn tại HTX có cơ hội cạnh tranh
và chiếm lĩnh nhiều thị trường khó tính, điều này đã giúp doanh thu HTX tăng
cao không phụ lòng và công sức của bà con xã viên.
- Doanh thu khác từ sản phẩm phụ: Trong sản xuất nông nghiệp có rất
nhiều ngành nghề, trong đó sản phẩm ngành này có thể là nguyên liệu ngành kia,
đối với sản xuất rau an toàn thì sản phẩm phụ là phần bị loại bỏ trong khâu tái
chế nhưng nó lại là phần phụ có thể sử dụng được trong các khâu khác và nó có
thể mang lại doanh thu cho HTX. Cụ thể năm 2005 doanh thu phần này là 5.930
nghìn đồng, do lúc đầu sản phẩm rau an toàn của HTX sau thu hoạch đã được
bán hết, phần hư hỏng còn lại chủ yếu là làm thức ăn cho cá, lợn,...đến năm 2006
doanh thu phần này tăng đáng kể là 46.679 nghìn đồng, khối lượng thu được khá
cao từ sản phẩm phụ trong khi doanh thu từ sản phẩm chính giảm mạnh, thì đây
cũng là thiệt hại trong việc sản xuất, phần phụ là phần hư hỏng, có thể sử dụng
cho chăn nuôi, nhưng lại cho doanh thu cao chứng tỏ sản phẩm chính bị hư hại

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 35 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
với số lượng lớn, điều này ảnh hưởng đến doanh thu chung của HTX. Đến năm
2007 thì doanh thu này đạt 11.076 nghìn đồng giảm 76,27% so với năm 2006.
Điều này có thể nói rằng công việc sản xuất đã trở lại ổn định, sản phẩm phụ đã
giảm xuống nhưng còn chiếm tỷ trọng khá cao, điều này có thể lý giải là trong
quá trình sản xuất kinh doanh của mình HTX đã ký kết được nơi tiêu thụ sản
phẩm thừa, từ đó tận dụng tối đa sản phẩm làm ra để tăng thu nhập cho HTX.
Tóm lại qua ba năm hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX thì doanh thu
luôn ở mức cao và donh thu từ sản phẩm chính là rau an toàn luôn chiếm được tỷ
trọng cao và có ảnh hưởng to lớn đối với doanh thu chung của HTX. Duy trỳ và
tăng cao thu nhập từ sản phẩm chính là điều tất yếu phải làm, nhưng bên cạnh đó
cần tìm đầu ra cho sản phẩm thừa, hư hỏng,người không dùng được nhưng có thể
là thức ăn trực tiếp cho cá, lợn, và là nguyên liệu của cơ sở chế biến thức ăn gia
súc, vì vậy nhà quản lý HTX cần chú ý phần này để tận dụng tối đa sản phẩm
mình làm ra đồng thời mang lại thu nhập và lợi nhuận cho HTX.
4.1.2.2. Lợi nhuận của hợp tác xã:

ĐVT: 1.000đ

600.000
500.000
400.000
300.000 Lợi Nhuận
200.000
100.000 Năm
0
2005 2006 2007

NĂM

Hình 5: Biểu đồ so sánh lợi nhuận qua 3 năm

Lợi nhuận là kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau khi thu
hoạch, bán sản phẩm rồi trừ đi phần chi phí sản xuất, tiền thuế phải nộp và các
khoản phải trả thì phần còn lại là lợi nhuận. Ở đây chỉ thu được lợi nhuận tổng
hợp từ HTX, lợi nhuận bình quân của xã viên, vì do đặc tính của nông nghiệp và
sản xuất rau an toàn, phương thức sản xuất chủ yếu là ruộng đất và lao động

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 36 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
tham gia, phần đóng góp của các xã viên cũng không đồng đều cho nên lợi nhuận
được chia được tính theo % đóng góp. Cụ thể năm 2005 lợi nhuận HTX là
145.285 nghìn đồng, năm 2006 là 34.727 nghìn đồng giảm 110.558 nghìn với tốc
độ giảm là 76,10%. Sở dĩ lợi nhuận năm 2006 tuột giảm mạnh như thế là do thời
tiết không thuận lợi, quá trình sản xuất gặp khó khăn làm cho doanh thu giảm
dẫn đến lợi nhuận giảm mạnh. Đến năm 2007 thì lợi nhuận của HTX là 500.475
nghìn đồng tăng 465.748 nghìn đồng với tốc độ tăng là 1.341,17%. Đây là năm
làm ăn thịnh vượng của HTX, với việc giảm chi phí đến tối thiểu và thuận lợi của
điều kiện tự nhiên đã giúp cho bà con xã viên ăn nên làm ra cải thiện bộ mặt của
người dân và khẳng định một điều rằng mô hình sản xuất rau an toàn của HTX là
một hướng làm ăn có hiệu quả, dần thích ứng với thị trường và nền kinh tế cạnh
tranh như hiện nay.
4.1.3. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các
chỉ số
Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, mục tiêu cuối cùng là tạo ra lợi
nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ảnh hiệu quả của toàn
bộ quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị, nó được xác định bằng chênh lệch
giữa phần giá trị đơn vị thực hiện được trong kỳ và toàn bộ chi phí tương xứng
để tạo nên giá trị đó, nó được thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh của đơn vị
trong một kỳ kế toán. Khi đơn vị hoạt động càng có hiệu quả thì lợi nhuận thu
được càng nhiều. Nhưng có thể sẽ sai lầm nếu chỉ căn cứ vào sự tăng lên hay
giảm đi của lợi nhuận mà đánh giá hoạt động của đơn vị là tốt hay xấu, mà cần
phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với phần giá trị đã thực hiện được,
với tài sản, với vốn chủ sở hữu bỏ ra… thì mới có thể đánh giá được chính xác
hơn hiệu quả của toàn bộ hoạt động cũng như từng mặt hoạt động.

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 37 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn

Bảng 5: BẢNG TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

NĂM SO SÁNH
CHỈ TIÊU ĐVT
2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006
Tổng nguồn vốn 1000đ 49.800 108.500 125.000 58.700 16.500
Vốn cố định 1000đ 40.000 75.000 98.000 35.000 23.000
Vốn lưu động 1000đ 12.100 14.200 15.200 2.100 1.000
Chi phí sản xuất 1000đ 760.510 279.477 316.938 -481.033 37.461
Doanh thu 1000đ 905.975 314.204 817.413 -591.771 503.209
Lợi nhuận 1000đ 145.285 34.727 500.475 -110.558 465.748
Tỷ suất LN/DT % 16,04 11,05 61,23 -4,98 50,17
Tỷ suất LN/VKD % 291,74 32,01 400,38 -259,73 368,37
Sức SX 1 đồng vốn Lần 18,19 2,90 6,54 -15,30 3,64
Vòng quay vốn LĐ Vòng 74,87 22,13 53,78 -52,75 31,65
Số ngày trong kỳ Ngày 360,00 360,00 360,00 0,00 0,00
Số ngày 1 vòng Ngày 0,21 0,06 0,15 -0,15 0,09
Sức sinh lời VLĐ % 1.200,70 244,56 3.292,60 -956,15 3.048,04
Sức SX vốn CĐ Lần 74,87 22,13 53,78 -52,75 31,65
Sức sinh lời VCĐ % 363,21 46,30 510,69 -316,91 464,39
Hiệu suất SD kinh phí Lần 1,19 1,12 2,58 -0,07 1,45
Doanh lợi trên CP % 19,10 12,43 157,91 -6,68 145,48
Nguồn: Chi cục HTX Vĩnh Long

4.1.3.1. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh


Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền giá trị mọi tài sản phục vụ cho hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 38 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn

450 ĐVT: 1.000đ


400
350
300
250 Tỷ suất LN/DT
200 Tỷ suất LN/VKD
150
100
50 Năm
0
2005 2006 2007

Hình 6: Biểu đồ so sánh tỷ suất LN

* Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu


Qua số liệu phân tích trên ta thấy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của
HTX qua 3 năm tăng giảm không ổn định nhưng có xu hướng tăng cao hơn. Đó
là giải thích cho sự ổn định trong sản xuất kinh doanh của HTX. Tỷ suất lợi
nhuận/doanh thu của năm 2005 là 16,04%, nghĩa là cứ 1.000 doanh thu đã cho lại
16,04 nghìn lợi nhuận tỷ số khá cao. Năm 2006 tỷ số này giảm 4,98% và đến
năm 2007 tỷ số này tăng cao 45,19%. Cứ 1.000đ doanh thu đã có 45,19 nghìn lợi
nhuận cho thấy kết quả hoạt động sản xuất vẻ vang, và đây cũng là tính chất đặt
thù của ngành nông nghiệp nói chung và rau an toàn nói riêng. Phần chi phí bỏ ra
rất ít, phần lớn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và công chăm sóc của người
dân. Tuy nhiên trong ba năm hoạt động thì HTX đã cố gắng rất nhiều trong việc
kiểm soát những khoản chi phí như: chi phí vật tư, chi phí quản lý và chi phí
khác. Để có được những khoản chi phí như vậy thì HTX đã tổ chức hệ thống
quản lý chi phí chặt chẽ. Tuy nhiên, do tình hình biến động giá cả trên thị trường
nên chưa thể kiểm soát toàn diện được. Giá cả tiếp tục tăng qua các năm, lượng
hàng hóa sản xuất ngày càng nhiều và đạt hiệu quả. HTX còn được ưu đãi về
việc sử dụng vốn nên chủ động được nguồn vốn. Những nguyên nhân trên góp
phần làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng đáng kể.
Tóm lại, theo dõi qua 3 năm, nguyên nhân chính làm tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu thay đổi là do giá liên tục tăng dẫn đến doanh thu và lợi nhuận tăng. Vì
vậy, để nâng cao lợi nhuận hơn nữa trong những năm sau, HTX nên có những
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 39 SVTH: Phạm Hoàng Phong
Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
biện pháp kinh doanh thích hợp, giữ vững mức giá đồng thời giảm chi phí sản
xuất sẽ giúp HTX hoạt động có hiệu quả hơn.
* Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh
Từ số liệu trên cho thấy, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh năm 2005
cao nhất là 291,74%; còn năm 2006 thấp nhất là 32,01% và năm 2007 cao nhất là
400,38%. Điều này nói lên rằng, trong năm 2007 HTX đã sử dụng vốn kinh
doanh của mình có hiệu quả hơn 2 năm kế tiếp là năm 2006 và năm 2005. Còn
năm 2006 là năm sử dụng vốn hiệu quả kém nhất, giảm 259,73%, nguyên nhân
như vậy là do lợi nhuận năm này giảm, thời tiết không thuận lợi, thiếu cứng rắn
và quyết đoán trong sản xuất gây thiệt hại về vụ mùa không thể luân chuyển thời
gian sớm nhất để bắt đầu vụ mới đã làm giảm sản lượng thu được dẫn giảm lợi
nhuận. Năm 2007 thì chỉ số này cao nhất cứ 1000đ vốn bỏ ra đã thu lợi đến
400,38 nghìn đồng, điều này có được là do HTX biết vận dụng mọi lợi thế hiện
có, tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên, quan hệ sản xuất và luân chuyển đồng vốn
nên đạt được kết quả khả quan.
Nhìn chung, HTX đã có sự cố gắng rất nhiều trong việc sử dụng và quản
lý vốn kinh doanh của mình. Tuy nhiên, trên thực tế nó vẫn chưa tương xứng với
tiềm năng hiện có, HTX cần phải chủ động nguồn vốn hơn trong những chu kỳ
kinh doanh kế tiếp.

* Sức sản xuất của 1 đồng vốn


Năm 2005 cứ 1 đồng vốn kinh doanh đã tạo ra được 18,19 đồng doanh
thu, năm 2006 cứ 1 đồng vốn kinh doanh đã tạo ra được 2,9 đồng doanh thu và
năm 2006 cứ 1 đồng vốn kinh doanh đã tạo ra được 6,54 đồng doanh thu. Từ kết
quả trên ta thấy, HTX dụng vốn kinh doanh chưa đạt hiệu quả. Doanh thu qua
các năm tăng giảm không đồng điều, doanh thu năm 2005 rất cao nhưng đến năm
2006 giảm mạnh và năm 2007 có tăng nhưng không đáng kể còn thấp hơn so với
năm 2005. Trong khi đo nguồn vốn kinh doanh tăng liên tục, điều này chưa phải
là quá tồi tệ khi lợi nhuận tăng cao, sở dĩ có tình trạng như vậy là do ta còn phải
gánh thiệt hại về thời tiết do năm 2006 gây ra. Và thêm nưa hoạt động sản xuất
rau an toàn là mô hình có hiệu quả nên được sự hổ trợ tích cực và có nhiều bà
con xã viên tham gia nên vốn kinh doanh tăng cao. Mặc dù đồng khá cao nhưng
chưa được sử dụng hiệu quả cho mấy, vốn tồn trữ còn khá nhiều, vì vậy HTX cần
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 40 SVTH: Phạm Hoàng Phong
Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
nên xem xét, đầu tư mở rộng mô hình để sử dụng đồng vốn tương ứng với tiềm
năng của nó.
4.1.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động ta sử dụng các chỉ tiêu:
vòng quay vốn lưu động, số ngày của một vòng luân chuyển.

3500 ĐVT: 1.000đ

3000
2500
2000 Vòng quay vốn LĐ
1500 Sức sinh lời VLĐ

1000
500
Năm
0
2005 2006 2007

Hình 7: Biểu đồ hiệu quả sử dụng vốn lưu động

* Vòng quay vốn lưu động


Vòng quay số lưu động năm 2005 là 74,87 vòng, năm 2006 là 22,13 vòng
giảm 52,75 vòng, năm 2007 vòng quay vốn huy động là 53,78 vòng tăng 31,65
vòng, nhưng nhìn chung vòng quay vốn lưu động có xu hướng giảm, đây là điều
đáng mừng, vòng quay vốn càng thấp thì chứng tỏ đồng vốn lưu động sử dụng
càng có hiệu quả. Khi đồng vốn lưu động được luân chuyển nhanh chống thì ta
có thể sử dụng đồng vốn cố định và nguồn vốn để đầu tư vào công việc khác như
đầu tư tài chính, mở rộng quy trình,....
* Số ngày của 1 vòng luân chuyển
Qua phân tích trên cho thấy, tốc độ luân chuyển của vốn lưu động có xu
hướng giảm qua 3 năm, năm 2005 vòng luân chuyển là 0,21 ngày, năm 2006 là
0,06 ngày giảm 0,15 ngày, năm 2007 là 0,15 ngày tăng 0,09ngày. Điều này rất dễ
hiểu vì sản xuất kinh doanh nông nghiệp mà sản xuất mặt hàng rau thì luôn có
trên thị trường, hàng ngày chỉ vài giờ sau thu hoạch là có thể cho được doanh
thu, mặt khác một số mặt hàng thì giao phó cho điều kiện thời tiết, đất đai, nước
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 41 SVTH: Phạm Hoàng Phong
Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
tưới thì có thể không cần bỏ đồng vốn nào mà có thể đạt được doanh thu. Mặc
dù doanh thu giảm nhưng vốn lưu động lại tăng thêm nên làm cho số vòng quay
vốn lưu động có xu hướng tăng qua các năm. Các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ
luân chuyển vốn lưu động là tình hình cung cấp, dự trữ nguyên liệu, tình hình
tiêu thụ sản phẩm, tiến độ sản xuất,...
Nhìn chung, công ty đã sử dụng tốt nguồn vốn lưu động khi tham gia hoạt
động sản xuất kinh doanh. Để tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, đơn vị cần
áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm rút bớt vốn và thời gian vốn lưu lại ở từng
khâu, từng giai đoạn của quá trình sản xuất. Nếu đơn vị tăng tốc độ luân chuyển
vốn lưu động sẽ giảm bớt lượng vốn lưu động, tiết kiệm vốn và nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn.
* Sức sinh lời của vốn lưu động
Qua 3 năm 2005 – 2007, sức sinh lời của vốn lưu động có chiều hướng
tăng nhưng không đáng kể, năm 2006 (244,56%) so với năm 2005 (1200,70%)
giảm 956,15%, năm 2007(3292,60%) so với năm 2006 tăng 3048,04%. Nguyên
nhân chính vẫn là do tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân quá cao so với tốc
độ tăng của lợi nhuận. Đặc biệt, năm 2006 vốn lưu động đột ngột tăng quá cao
tring khi lợi nhuận giảm, bởi vì mô hình sản xuất được nhiều nông dân biết đến
và tham gia vào HTX, vã lại đây là năm sản xuất gặp khó khăn, kết quả thu được
không như mong muốn. Đến năm 2007 thì mức sinh lợi của vốn lưu động tăng
đột biến 3048,04%, điều này lý giải cho sự thành công trong việc sử dụng vốn
của HTX, mức độ phối hợp ổn định vốn lưu động khi đồng vốn này có vòng luân
chuyển nhanh thì mức sinh lợi cao là đương nhiên. Như vậy, khi tham gia hoạt
động sản xuất kinh doanh với vốn lưu động bình quân của mình, HTX đã mang
lại lợi nhuận cao. Vấn đề đặt ra là HTX cần có chính sách tiêu thụ hàng hóa hợp
lý, giảm lượng sản phẩm thất thoát bằng các kế hoạch sản xuất phù hợp. Vì thế,
trong những kỳ kinh doanh sau, HTX cần phát huy nhiều hơn nữa để giúp đơn vị
phát triển ngày càng toàn diện.
Tóm lại, từ các chỉ tiêu phân tích trên ta thấy, hiệu quả sử dụng vốn lưu
động của HTX là khá tốt. Nhưng trong thời điểm kinh tế thị trường thì HTX cần
đề ra những kế hoạch sử dụng và quản lý vốn lưu động để đạt hiệu quả cao hơn.

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 42 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
4.1.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn cố định

600 ĐVT: 1.000đ

500

400
Sức SX vốn CĐ
300
Sức sinh lời VCĐ
200

100
Năm
0
2005 2006 2007

Hình 8: Biểu đồ hiệu quả vốn cố định

* Sức sản xuất của vốn cố định


Qua số liệu phân tích trên ta thấy, trong năm 2005 cứ 1 đồng vốn cố định
bỏ ra thì mang lại 74,87 đồng doanh thu, năm 2006 cứ 1 đồng vốn cố định bỏ ra
thì mang lại 22,13 đồng doanh thu và năm 2007 cứ 1 đồng vốn cố định bỏ ra thì
mang lại 53,78 đồng doanh thu. Qua 3 năm, sức sản xuất của vốn cố định có xu
hướng tăng lên, điều này rất tốt cho HTX. Nhìn chung, công ty sử dụng vốn cố
định chưa có hiệu quả. Nguyên nhân là vì HTX có nguồn vốn lưu động dồi dào,
tốc độ luân chuyển nhanh nên không cần sử dụng nhiều nguồn vốn này. Vì thế
HTX cần mở rộng quy mô, gia tăng đầu tư tài sản bằng cách xây dựng mới trụ
sở, mua sắm mới máy móc thiết bị...tập trung mở rộng thị trường để phát huy
đồng vốn cố định có hiệu quả hơn nữa.
* Sức sinh lời của vốn cố định
Sau khi phân tích sức sản xuất của vốn cố định, ta thấy sức sản xuất của
vốn cố định có xu hướng giảm. Ngược lại, sức sinh lời của vốn cố định thì lại có
xu hướng, năm 2006 so với năm 2005 giảm 316,91%, năm 2007 so với năm 2006
tăng 464,39%. Điều này cho thấy mức độ sử dụng vốn cố định năm 2005 và năm
2006 không mang lại lợi nhuận bằng năm 2007. Lý do là gần đây HTX sử dụng
nguồn vốn này vào việc mở rộng thị trường tiêu thụ tìn đầu ra cho sản phẩm, đầu

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 43 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
tư vào lĩnh vực giao thông vận tải phục vụ cho việc luân chuển sản phẩm từ nơi
sản xuất hay thu gom đến nơi tập trung và về đơn vị tiêu thụ. Vã lại lợi nhuận thu
được rất cao, nhưng trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, HTX
phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra và đề ra biện pháp xử lý, khắc phục những
bất lợi xảy ra đối với ngành nghề kinh doanh của mình để mang lại lợi nhuận cao
hơn nữa trong những năm kế tiếp.
4.1.3.4. Hiệu quả sử dụng chi phí

180 ĐVT: 1.000đ


160
140
120
100 Hiệu suất SD kinh phí
80 Doanh lợi trên CP
60
40
20
0 Năm
2005 2006 2007

Hình 9: Biểu đồ hiệu quả sử dung chi phí

* Hiệu suất sử dụng chi phí kinh doanh


Từ kết quả trên ta thấy, hiệu suất sử dụng chi phí có xu hướng tăng lên
qua 3 năm. Năm 2005 cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 1,19 đồng doanh thu,
năm 2006 cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 1,12 đồng doanh thu, năm 2007 cứ 1
đồng chi phí bỏ ra thu được 2,58 đồng doanh thu. Điều này chứng tỏ, HTX đã sử
dụng chi phí đạt hiệu quả qua mỗi năm, nhưng chỉ số vẫn còn thấp. Nguyên nhân
là do đây là thời kì sơ khai của mô hình, tốn kém nhiều chi phí để xây dựng, đầu
tư sản xuất cho nên tốc độ tăng của chi phí nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu,
cho nên hiệu suất sử dụng có chỉ số nhỏ.
Nhìn chung hiệu suất sử dụng chi phí qua 3 năm đều lớn hơn 1 và có xu
hướng tăng. Điều này thật đáng mừng đối với HTX. Nhưng trước thời buổi kinh
tế thị trường thì HTX cần có định hướng thích hợp giảm chi phí và tăng doanh
thu cao hơn nữa để đạt kết quả tốt hơn.
* Doanh lợi trên chi phí kinh doanh

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 44 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn
Qua 3 chu kỳ kinh doanh của công ty, doanh lợi trên chi phí có tăng,
giảm và có xu hướng tăng rất nhanh. Doanh lợi trên chi phí năm 2006 giảm
6,68% so với năm 2005, năm 2007 tăng 145,48% so với năm 2006. Nguyên nhân
giảm là do năm 2006 lợi nhuận giảm hơn nhiều trong khi chi phí giảm không
đáng kể.. Lợi nhuận là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh lên kết quả kinh doanh cuối
cùng, nói lên qui mô của kết quả và phản ánh một phần hiệu quả hoạt động của
đơn vị. Lợi nhuận của HTX là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí sản
xuất, bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là chính và lợi nhuận từ hoạt
động khác. Đến năm 2007 chỉ tiêu này tăng vọt đã cho thấy, HTX đã sử dụng chi
phí để sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả. Tuy nhiên HTX cần giảm
được nhiều chi phí thì sẽ tăng lợi nhuận lên rất nhiều.
Tóm lại qua các chi tiêu đã phân tích đã cho thấy mô hình rau an toàn tại
các HTX Vĩnh Long là mô hình làm ăn có hiệu quả cần được duy trì và phát huy
hơn nữa.
4.1.4. Hiệu quả thu hút chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ
Sản xuất rau an toàn là một trong những chiến lược phát triển kinh tế tiêu
biểu trong thời gian qua tại Vĩnh Long. Ban đầu đây là mô hình cá thể, sản xuất
nhỏ lẽ, chủ yếu ở hộ gia đình, và thị trường tiêu thụ phần lớn ở tại địa phương
hay sử dụng cho bữa ăn gia đình là chính. Năm 2003 HTXRAT đầu tiên xuất
hiện tại Vĩnh Long, với mô hình thô sơ và mục đích chuyển dịch cơ cấu sản xuất
là chính. Ban đầu bà con xã viên chỉ trồng lẽ tẽ, xen vào lúa, và một số cây công
nghiệp ngắn ngày khác, nhưng sau thời gian ứng nghiệm cho đến nay đã có bốn
HTX chuyên sản xuất rau sạch cung cấp cho thị trường quanh năm. Mặt khác đến
nay có rất nhiều công ty cơ sở đặt mua hàng từ HTX với khối lượng trung bình
hơn 60 tấn rau các loại.

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 45 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn

BẢNG 6: NHU CẦU MUA RAU CỦA HT

ĐVT: kg/ngày

Rau
Ớt Đậu Ớt Bắp Đu Bắp Chanh
CHỈ TIÊU Sả củ
Sừng bắp Hiểm ngọt đủ nếp dây

Cty Phú Mai


1000
(TP.HCM)
Cty An Nam
3000
(TP.HCM)
Cty Duyên Hải
5000 500 1000
(TP.HCM)
Cty Phú Thạnh
3000 200
(TP.CThơ)
Cty Wetsfut
1000 7000 3000
(TP.Cần Thơ)
Cty Xuất nhập K
1000 1000 3000
(T.Giang)
Cty Minh Phú
2000 5000
(Tiền Giang)
Cty Đại Nam
2000 1000
(TP.HCM)
Thu Hà (Chợ đầu
4000 1000
mối TP.HCM)
Công ty Mêtro
500 2000
TP.HCM
Trung Tâm TM
2000
Cái Khế

Cty Kim Anh.TP 1000

Cty Thái Ngân


6000 1000 500
TP.HCM
Cty DelTa Tiền
500 10000
Giang
Tổng cộng 5.000 14.000 6.000 700 7.000 9.500 3.000 9.500 13.500

Nguồn chi cục HTX Vĩnh Long

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 46 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn

Qua bảng số liệu và phân tích về lợi nhuận nêu trên có thể nói rằng trồng rau
an toàn là một chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn, một hướng đi kịp thời với
nền kinh tế hiện đại, điều này không những mang lại lợi ích cho người dân xã
viên mà ngay cả người tiêu dùng cũng an tâm với chất lượng rau sạch được sản
xuất theo hướng hiện đại và có sự định hướng từ Nhà nước. Từ kết quả thu được
có thể cho thấy mức độ thay đổi thu nhập của xã viên, rau là sản phẩm thu hoạch
thường xuyên và có thể là mỗi ngày vì vậy bà con xã viên có thể chủ động và
thời gian quay đồng vốn rất nhanh. Trong thời gian tới có nhiều công ty, cơ sở
chế biến đặt mua với số lượng khá lớn vì vậy phải tăng cường sản xuất, vừa tăng
diện tích sản xuất đồng thời cũng phải vận động thu hút nhiều bà con tham gia
vào HTX, nhằm tránh tình trạng không đủ hàng cung ứng, vi phạm hợp đồng,
bên cạnh đó cần đầu tư vào việc nghiên cứu lịch thời vụ cũng như việc luân
chuyển sản suất để tránh tình trạng làm sói mòn đất, và điều cần thiết là tạo uy
tính trong sản xuất kinh doanh để duy trình mô hình sản xuất ngày càng bền
vững. Rau là một nhu cầu cần thiết cho mỗi bữa ăn của người dân Việt Nam vì
thế về lâu dài thì mô hình sản xuất rau an toàn vẫn là mô hình làm ăn có hiệu quả
cần được quan tâm phát huy hơn nữa.
4.1.5. Mô hình mở rộng, liên kết tổ hợp tác
Mô hình rau an toàn là mô hình kinh tế mới tại Vĩnh Long, qua quá trình
chuyển đổi mục đích sản xuất kinh doanh, nhưng đối với sản xuất kinh doanh
trong cơ chế thị trường thì “thương trường như chiến trường”. Đó là cuộc cạnh
tranh quyết liệt, sống còn. Các HTX phải biết người biết ta, nghĩa là trên thương
trường, muốn sản sản xuất kinh doanh thành công thì phải biết được những điểm
mạnh điểm yếu của mình để có chiến lược kinh doanh cho phù hợp phát huy hết
những khả năng, sở trường để hạn chế được các điểm yếu, tranh thủ những cơ
hội và dự doán để tránh những thách thức, rủi ro trong kinh doanh của mình.
Các HTXRAT Vĩnh Long muốn mở rộng mô hình, liên kết với các HTX
khác để tạo ra khu sản xuất kinh doanh khép kín phần lớn đã dựa trên phân tích
SWOT để xác định chiến lược kinh doanh đúng đắn.
- Về điểm mạnh: Các HTX nông nghiệp ở Vĩnh Long đã phát huy thế mạnh
của mình: khí hậu, đất đai thuận lợi; nông dân có truyền thống lâu đời với nghề

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 47 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn

nông; cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, một số địa phương ngành chuyên môn
đầu tư cho HTX như xây dựng hệ thống đê điều, cống bọng, nạo vét kênh mương
nội đồng, các trang thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp như: hệ thống tưới tiêu,
nhà lưới, thiết bị xử lý sau thu hoạch. Nhiều chủ trương chính sách của trung
ương và địa phương được ban hành như chính sách về đào tạo, tài chính tính
dụng, đất đai..các nghị định thông tư hướng dẫn thực hiện các chính sách hỗ trợ
phát triển HTX là những điều kiện thuận lợi nhất để phát triển kinh tế tập thể.
- Về điểm yếu: Các HTX cũng đã thấy được những nhược điểm chung của
mình cần khắc phục như: Đất đai còn manh mún, sản xuất hàng hóa còn nhỏ;
nông dân đã quen với tập quán sản xuất cũ, chưa quen sản xuất hàng hóa và kinh
doanh văn minh, thiếu vốn, công nghệ còn lạc hậu...nên sức cạnh tranh còn
yếu...Một số người dân chưa quen, chưa thích nghi làm ăn tập thể, ngán ngại vào
làm ăn hợp tác, nên còn chờ xem HTX làm ăn như thế nào mới tham gia, hoạt
động HTX chủ yếu khoán cho ban quản lý HTX. Đa số các HTX đều không có
đất xây dựng trụ sở, nhà kho, sân phơi... để thuận lợi trong giao dịch và hoạt
động; Các HTX không thực hiện được chế độ bảo hiểm xã hội cho xã viên và
người lao động; Công tác đào tạo nặng về đào tạo quản lý, thiếu đào tạo chuyên
sâu về tổ chức sản xuất linh doanh. Trình độ quản lý HTX còn thấp, đa số ban
chủ nhiệm quản lý theo kinh nghiệm, chưa qua đào tạo, trang thiết bị phục vụ sản
xuất chủ yếu là thủ công, việc tiêu thụ sản phẩm còn nhỏ lẽ chưa có sự liên kết,
thiếu thông tin thị trường và thương hiệu sản phẩm.
- Về thời cơ: Trước khi đi vào tổ chức sản xuất kinh doanh chính thức mở
rộng thị trường, các HTX đã trãi qua quá trình sản xuất, tiêu thụ thử nghiệm, sản
xuất tiêu thụ những gói hàng nhỏ. Đó là cách làm hay, cần thiết nhằm kiểm điểm
rút kinh nghiệm về yếu tố đất đai, công nghệ sản xuất, các yếu tố về vốn, lao
động, đồng thời thử nghiệm về thị trường tiêu thụ...làm cơ sở cho việc mở rộng
sản xuất và thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, kinh tế tập thể đang được sự ủng hộ
và tạo điều kiện tối đa từ các cấp chính quyền đại phương, chủ động được nguồn
vốn... Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, vì vậy nhu cầu hàng hóa
tập trung với quy mô lớn, sản xuất theo têu chuẩn an toàn thực phẩm ngày càng
cao, khi nhận thức của người dân về vấn đề này được nâng lên thì nhu cầu trong

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 48 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn

hợp tác trong sản xuất ngày càng lớn. Các nhà máy, cơ sở chế biến, các đại lý,
siêu thị ngày càng có nhu cầu xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, sản xuất theo
tiêu chuẩn chất lượng cao, số lượng lớn. sự chuyển dịch lao động trong nông
thôn từ lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệm, sẽ thúc đẩy quá trình tích tụ
ruộng đất dãn đến việc hình thành các trang trại. Đây được xem là cơ hội thuận
lợi để phát huy lợi thế trong mô hình sản xuất của HTX.
- Thách thức: Hội nhập kinh tế quốc tế có thể xem là thách thức to lớn đối
với các HTX trong việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, sức cạnh tranh
khốc liệt giữa các mặt hàng có giá trị, sức chạy đua đưa sản phẩm vào thị trường
lớn, đồng thời việc tạo uy tín và địa thế, thương hiệu trong lòng người tiêu dùng
cũng là một khó khăn không nhỏ đối với HTX. Vì vậy ban chủ nhiệm các HTX
cần sớm có biện pháp giải quyết vấn đề này, tạo không khí an toàn cho các xã
viên và lòng tin tuyệt đối của người tiêu dùng.
Tóm lại qua phân tích trên cho thấy, đây là thời điểm để các HTXRAT
Vĩnh Long tìm ra đối tác liên minh, phối hợp trong sản xuất kinh doanh, nhằm
tạo tính ổn định và bền vững trong hoạt động, đồng thời phát huy thế mạnh, giảm
rủi ro trong sản xuất, giảm chi phí và giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh với
thị trường. Ví dụ: liên kết HTX giao thông vận tải để di chuyển, lưu thông hàng
hóa; HTX chăn nuôi sẽ cung cấp nguồn phân chuồng cho sản xuất đồng thời lấy
lại phế phẩm để làm thức ăn trong chăn nuôi, HTX lúa có thể tận dụng diện tích
đất sau mỗi vụ để trồng cây ngắn ngày...Nhìn chung mô hình nào cũng có thuận
lợi và khó khăn của nó, biết khai thác đúng đắn và hợp lý sẽ tạo ra mô hình kinh
tế bền vững, tạo thế mạnh trong sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh, góp
phần vào chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh.
4.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA HỢP TÁC XÃ
RAU AN TOÀN
Ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp có nhiều yếu tố khách quan và
có thể phân thành các nhóm chính như việc mở rộng thị trường tiêu thụ, giảm chi
phí sản xuất kinh doanh và hoàn thiện tổ chức sản xuất kinh doanh. Mỗi nhóm
nhân tố đều có nhiều nhân tố khác nhau, nhưng chỉ có một số nhân tố có thể định
lượng được mức tác động của nó. Chúng ta xem xét một số nhân tố chủ yếu sau:

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 49 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn

4.2.1. Nhân tố chủ quan thuộc về HTX


4.2.1.1. Cơ cấu hàng hóa
HTXRAT, sản xuất, kinh doanh rất nhiều mặt hàng, có loại hàng hóa bán
nội địa, có loại hàng hóa xuất khẩu. Mỗi loại hàng hóa có một mức lợi nhuận
riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh doanh: mức độ cạnh tranh trên thị trường,
chi phí kinh doanh, các loại phí, thuế phải nộp... rất khác nhau. Cho nên khi cơ
cấu hàng hóa kinh doanh thay đổi sẽ làm thay đổi hẳn mức lợi nhuận chung của
HTX. Rau an toàn là sản phẩm sạch đang được thị trường ưa chuộng nhưng nó
có rất nhiều mặt hàng, tùy theo điều kiện thời tiết và lịch thời vụ mà HTX có thể
sản xuất và kinh doanh sản phẩm gì? Số lượng là bao nhiêu? Và giá cả như thế
nào? Chính vì lẽ đó mà việc chọn lựa mặt hàng cần tổ chức sản xuất kinh cho
phù hợp với thời điểm hiện tại là hết sức quan trọng, nó vừa giúp tăng sản lượng,
ít gặp rủi ro và có thể nói là còn thuận lợi về giá cả, điều này giúp doanh thu tăng
lên và tất yếu lợi nhuận sẽ tăng cao.
4.2.1.2. Nhân tố giá cả
Giá bán có liên hệ mật thiết đến chi phí sản xuất. Trước tiên, giá bán sẽ
được hình thành trên cơ sở cơ cấu chi phí sản xuất sản phẩm. Đối với HTX giá
bán phải bù đắp các chi phí bỏ ra và phải có lợi nhuận. Giá bán còn ảnh hưởng
đến khối lượng tiêu thụ, tức khối lượng tiêu thụ tăng thì lợi nhuận tăng và ngược
lại. Thế nhưng, để tăng tiêu thụ thì phải định giá hợp lý, HTX cần duy trì ổn định
giá bán nhằm tạo uy tính trong hoat động sản xuất kinh doanh vừa tạo sự cân
bằng trên thị trường, nhằm tạo sự yên tâm cũng như cảm giác an toàn từ người
tiêu dùng.
Định giá bán trên thị trường cũng ảnh hưởng trực tiếp đối với lợi nhuận.
Bình thường giá cả định cao trong điều kiện trên thị trường không có sự cạnh
tranh thì lợi nhuận thu được dưới dạng lợi nhuận độc quyền cao. Tuy nhiên, định
giá bán cao trong điều kiện thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, sức mua có khả
năng thanh toán thấp hàng hóa tiêu thụ chậm, lợi nhuận sẽ giảm.
Cho nên trong điều kiện cơ chế thị trường, HTX hoạt động trong lĩnh vực
rau sạch, giá cả luôn biến động, HTX phải nắm vững thị trường, chính sách giá
cả hàng hóa để sản xuất những mặt hàng thích hợp theo từng thời vụ mà mục

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 50 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn

đích cuối cùng là đẩy mạnh doanh số bán, chiếm lĩnh thị trường và tăng mức lợi
nhuận tuyệt đối.
4.2.1.3. Nhân tố chi phí
Qua phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy, giá vốn hàng bán,
chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,... đều thay đổi qua các năm. Chi
phí lại là một nhân tố tác động làm tăng, giảm lợi nhuận đáng kể. Mặt khác, các
chi phí trên ảnh hưởng ngược chiều với lợi nhuận. Trong tình hình hiện nay giá
cả biến động không ngừng, các nhu yếu phẩm dành cho việc sản xuất tăng giảm
liên tục và có xu hướng tăng làm ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh, ảnh
hưởng đến lợi nhuận chung của HTX. Do đó, để tăng lợi nhuận, HTX cần có biện
pháp khắc phục làm giảm chi phí, hạn chế tối đa trong việc sử dụng vốn vào quá
trình sản xuất, đồng thời có chính sách đầu tư có hiệu quả tránh làm tổn thất, gây
thiệt hại và tốn công vô ít. Chi phí là nhân tố trực tiếp gây ảnh hưởng đến doanh
thu và lợi nhuận, nên yếu tố này cần được quan tâm thường xuyên và có phương
án điều chỉnh kịp thời nhằm kìm chi phí hạ xuống để đưa lơi nhuận tăng cao.
4.2.1.4. Thuế
Phụ thuộc vào kết quả kinh doanh, thuế là khoản nghĩa vụ mà các đơn vị
kinh doanh phải nộp cho Nhà nước. Mức thuế ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận
của HTX. Ở đây không có ý định đề cập đến các giải pháp giảm mức đóng góp
thuế cho Nhà nước. HTX có nhiều ưu đãi nhưng do sản xuất kinh doanh nhiều
mặt hàng, mỗi mặt hàng có một mức thuế suất khác nhau, mặt hàng nào được
Nhà nước ưu đãi, khuyến khích thì sẽ có mức thuế suất thấp hơn các mặt hàng
khác. Vì vậy, khi tổng hợp các mặt hàng với từng mức thuế suất cũng sẽ ảnh
hưởng đến tổng lợi nhuận của HTX.
4.2.2. Các nhân tố khách quan
4.2.2.1. Các chính sách của Nhà nước
- Đối với nhà nước luôn có chính sách ưu đãi cho nền sản xuất nông
nghiệp của nước nhà như miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, đầu tư cơ sở
hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp và nông thôn, đầu tư cho khoa học kĩ thuật
công nghệ, đẩy mạnh hoạt động tín dụng, chính sách ưu đãi về thuế. Nhờ vậy mà
công việc sản xuất kinh doanh thuận lợi, sức cạnh tranh của hàng được cải thiện.

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 51 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn

- Trong những năm gần đây, ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai liên tục
xảy ra làm mùa màng thất thoát, mất mát nhiều gây ảnh hưởng đến việc sản xuất
kinh doanh, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ, gia hạn nợ, thuế giúp bà con xã
viên yên tâm sản xuất trong vụ mùa tiếp theo.
- Việc xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay chưa bị tác động nhiều bởi
các quy định của WTO mà Việt Nam đã cam kết. Việt Nam còn có thể bảo hộ
nông sản trong nước, tạo điều kiện cho các HTX có đủ thời gian tăng cường nội
lực để hòa nhập với tính cạnh tranh của thị trường.
- Chính sách khuyến học khuyến tài của nhà nước đã tạo điều kiện cho cán
bộ quản lý HTX có cơ hội tham gia học hỏi kinh nghiệm về chuyên môn cũng
như trình độ quản lý, đồng thời với chính sách này đã thu hút được nhiều nhân tài
có đủ trình độ về phục vụ cho HTX, giúp công tác điều hành quản lý HTX thuận
lợi, công tác tổ chức sản xuất – tiêu thụ được thực hiện một cách khoa học đã đáp
ứng kịp thời với các vướn mắt mà các HTX đang gặp phải.
4.2.2.2. Thị trường tiêu thụ
Do hạn hán tiếp tục kéo dài, đặc biệt là sự trở lại của hiện tượng Elnino
càng làm cho hạn hán thêm nghiêm trọng tại nhiều nơi trong nước gây mất mùa
và nhiều nơi không thể sản xuất được, dẫn đến việc thiếu hàng hóa trên thị
trường, các HTXRAT ở Vĩnh Long có điều kiện thuận lợi hơn có thể sản xuất
quanh năm nên có thể mang hàng hóa từ nơi nhiều cung cấp cho nơi thiếu.
An toàn thực phẩm là một đòi hỏi gay gắt trên thị trường hiện nay, các sản
phẩm đảm bảo được tiêu chuẩn an toàn sẽ dần được lòng ưa chuộng của người
tiêu dùng và chiếm được thị phần lớn trên thị trường tiêu thụ. Rau an toàn là một
sản phẩm sạch được sản xuất theo công nghệ mới đảm bảo chất lượng an toàn
thực phẩm, đồng thời cùng với sự năng động của cán bộ quản lý cũng như chiến
lược makertinh đúng đắn đã dẫn sản phẩm rau sạch của HTX đến với thị trường
cấp cao, có sức cạnh tranh mạnh nhưng giá cả, sức tiêu thụ tưong đối cao, điều
này đã gây ảnh hưởng nhiều đối với doanh thu và lợi nhuận của HTX
4.2.2.3. Các nhân tố khác
Các nhân tố khác có thể là: Thời tiết vụ mùa, sâu bệnh gây hại, thất thoát
trong vận chuyển, hao hụt trong bảo quản, các yếu tố này là nỗi lo đáng sợ nhất

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 52 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn

của bà con xã viên, các yếu tố xấu không mong này khó tránh khỏi trong sản xuất
nông nghiệp nhưng khi xác đinh chính xác lịch thời vụ, gặp điều kiện thuận lợi
thì cũng góp phần tăng mức lợi nhuận. Ngoài ra sâu rầy, bệnh dịch cũng là các
nhân tố gây ảnh hưởng không nhỏ đối với doanh thu và lợi nhuận của HTX. Do
đặc tính của sản xuất rau an toàn là hạn chế tối thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật, vì vậy nếu điều này xãy ra thì nó trở thành hậu quả gây thiệt hại đến
năng suất và sản lượng cũng như chất lượng của rau sạch. Để tránh điều này là
cần phải xác định đúng lịch thời vụ và cần có các biện pháp sinh học để ngăn
ngừa và điều trị cho rau nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho quá trình sản xuất.

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 53 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn

CHƯƠNG 5
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA HỢP TÁC XÃ RAU AN TOÀN TẠI TỈNH VĨNH LONG

5.1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG MÔ HÌNH HƠP TÁC
XÃ RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
5.1.1. Thuận lợi
Kinh tế hợp tác xã đã được tỉnh quan tâm và thực hiện các chính sách hổ
trợ, khuyến khích như khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư, chính sách thông
tin, chính sách xúc tIến thương mại, chính sách đào tạo tập huấn, chính sách ứng
dụng công nghệ được sở nông nghiệp và phát trIển nông thôn phối hợp với các
ngành và huyện thị xúc tiến và triển khai.
HTX mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả liên doanh, liên
kết, hợp đồng cung ứng nông sản ổn định, tạo được nIềm tIn trong nội bộ xã
viên, là nhân tố đIển hình được nhiều địa phương bạn học tập.
5.1.2. Khó khăn
- Sản xuất vẫn còn manh mún, chấp vá tự phát chưa được quy hoạch thành
vùng sản xuất hàng hóa lớn nên ảnh hưởng rất nhiều đến việc đưa tiến bộ kĩ
thuật, đưa công nghệ mới vào sản xuất và rất khó tổ chức chế biến.
- Công nghệ sản xuất còn lạc hậu so với các nước trong khu vực cũng như
trên thế giới.
- Khâu chế biến và bảo quản còn nhiều yếu kém. Điều này trước hết là bản
thân công nghệ chế biến bảo quản còn kém và bản tính của sản phẩm không thể
giữ được lâu, sau đó là do HTX thiếu vốn không đủ khả năng đầu tư máy móc,
thiết bị chế biến tiên tiến và cuối cùng là trình độ kĩ thuật , quản lý của cán bộ, xã
viên HTX chưa đáp ứng được. Một số HTX khá cũng chỉ làm được khâu sơ chế,
rất ít HTX chế biến được sản phẩm, khó kéo dài thời gian bảo quản, tiêu thụ cho
nên không đa dạng hóa được sản phẩm, không nâng cao được chất lượng sản
phẩm và hiệu quả sản xuất.
- Số lượng sản phẩm tiêu thụ của nhiều HTX còn ít hơn nhiều so với tiềm
năng của mình.

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 54 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn

- Trình độ của cán bộ, xã viên còn nhiều bất cập: Nông dân, xã viên mới
thạo về sản xuất để tiêu thụ nhưng chưa quen sản xuất hàng hóa, chưa quen kinh
nghiệm văn minh; tuyệt đại bộ phận chưa có những hiểu biết cần thiết về
marketing nên còn sản xuất tùy tiện, không đúng quy trình kỹ thuật, dễ bỏ qua
các quy định về luật pháp, bỏ qua các tiêu chuẩn thương mại và an toàn thực
phẩm, thậm chí còn bớt xén, trà trộn lẫn lộn sản phẩm tốt và xấu... làm ảnh
hưởng rất lớn đến chữ tín và làm ăn lâu dài.
- Tiền công quản lý HTX còn thấp không lôi kéo được những người có tài
làm việc cho HTX, không khuyến khích họ đem hết tâm sức vào quản lý kinh
doanh HTX. Cái khó, vòng lẩn quẩn của cơ chế HTX hiện nay là làm kinh tế
nhưng lợi nhuận không phải là mục đích tối thượng. Từ đó tầm vi mô và vĩ mô
có cách nào hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn này cho các HTX?
- Việc đầu tư trang bị và đổi mới thiết bị còn rất yếu, vẫn chủ yếu là lao
động đơn thân với công cụ thô sơ, máy móc thiết bị chế biến, bảo quản chưa có
gì đáng kể, chỉ có chưa tới 1% số HTX có xe vận tải cơ giới. Nguyên nhân tình
trạng này ngoài sự yếu kém về công nghệ sản xuất, chế biến của HTX thì vấn đề
chủ yếu là bản thân các HTX không tiếp cận được công nghệ, thiết bị phù hợp và
không có vốn để đầu tư.
- Chính sách thuế của Nhà nước đối với các HTX thì ưu đãi nhưng còn
nhiều loại phí bất hợp lý.
- Nhiều HTX vẫn đang rất khó khăn, lúng túng trong việc tiềm kiếm đất
đai để làm trụ sở, văn phòng, cửa hàng và nhữngcơ sở sản xuất kinh doanh mặc
dù Luật đất đai gần đây đã mở đường cho việc giải quyết những vấn đề này
nhưng ở nhiều địa phương cho đến nay vẫn chưa có cách tháo gỡ.
- Một đặc điểm quan trọng của là khi mùa vụ thu hoạch hoặc khi được
mùa thì giá cả sản phẩm rất thấp, phần lớn các HTX vẫn thực hiện theo giá thị
trường giao ngay, từ đó đã gây nhiều thua thiệt cho nông dân và HTX.
- Còn ít chợ đầu mối mua bán buôn và chưa hình thành các trung tâm đấu
giá nông sàn giúp cho việc tiêu thụ nông sản với khối lượng lớn thuận lợi hơn.

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 55 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn

- Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh về một số sản phẩm nhập lậu
qua biên giới, sản phẩm không sạch đã gây không ít khó khăn cho việc tiêu thụ
sản phẩm của các HTX.
- Nhà nước đã ban hành chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệng qua “liên kết 4 nhà” nhưng cho đến nay chính sách này chưa thực hiện
được bao nhiêu vì không rõ “nhà” nào là mgười chủ động đứng ra liên kết và lợi
ích cụ thể của từng “nhà” ra sao?
- Tổng hợp các tồn tại khó khăn kể trên là sức cạnh tranh của sản phẩm
tiêu thụ trên thị trường trong nước, đặc biệt là thị trường quốc tế của các
HTXRAT là yếu hơn nhiều thành phần kinh tế khác.`
5.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HTX
RAU AN TOÀN
+ Một là về thị trường tiêu thụ, cần đổi mới tư duy trong sản xuất kinh
doanh từ cách làm cũ là bán cái mình có thành bán cái thị trường cần, nhưng
ngày nay trong cơ chế thị trường, muốn làm được điều đó trước tiên phải đầu tư
cho công tác nghiên cứu thị trường, phải nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu xem thị
trường cần gì, phải xác định cho được khách hàng cuối cùng tiêu thụ sản phẩm
của mình là ai? Mong muốn của họ là gì? Họ mua ở đâu? Trực tiếp từ nhà sản
xuất hay qua trung gian? Trên cơ sở đó HTX phải tìm cho được các đầu mối tiêu
thụ, tìm được khách hàng đầu tiên và ký hợp đồng tiêu thụ với họ.
+ Hai là về phương án tổ chức sản xuất kinh doanh
- HTX nên đối chiếu, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của mình về khí hậu,
đất đai, tập quán sản xuất, về những sản phẩm độc đáo, có sức cạnh tranh
cao...phải biết tận dụng những cơ hội để có các quyết sách kinh doanh kịp thời.
- Tỉnh táo phòng ngừa rủi ro thách thức trong kinh doanh để tránh được
những chủ quan, vội vàng khi chọn các chiến lược kinh doanh.
- HTX có thể tiêu thụ những sản phẩm tự sản xuất của các nông hộ, các làm
này phát huy được tính năng động, khả năng thực tế của các hộ gia đình và lại
đơn giản, dễ làm, nên tuyệt đại bộ phận các HTX đều có thể làm được và làm có
hiệu quả. Nhưng cách làm này còn có nhược điểm là sản xuất manh mún, số
lượng sản phẩm ít không tập trung. Do đó, phát triển sản xuất các hộ xã viên theo

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 56 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn

hướng trang trại là cách sản xuất hàng hoá tiên tiến. Việc đổ xô chuyển dịch cơ
cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp tạo điều kiện tích tụ đất, chuyên
môn hoá lao động, chỉ có những hộ làm nông nghiệp giỏi mới trụ lại và đi vào
sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá. Tổ chức sản xuất theo hướng trang trại sẽ
làm tăng năng xuất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh
tiêu thụ sản phẩm đưa hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng lên.
- Trong cơ chế thị trường đầy biến động, các HTX nên áp dụng hình thức
hợp đồng sản xuất và tiêu thụ để ràng buộc lẫn nhau về quyền lợi, trách nhiệm
tạo sự yên tâm ổn định sản xuất. Dự trù các tình huống có thể xảy ra để xây dựng
hợp đồng thật chi tiết, trong đó quy định quyền lợi và trách nhiệm của xã viên và
ban chủ nhiệm HTX. Hợp đồng nên bằng văn bản và được tập thể xã viên bàn
bạc, thảo luận, giải đáp các vướng mắc...và thống nhất với chủ trương chính sách
đã đưa ra. Không chạy theo lợi ích trước mắt mà phá vỡ quan hệ làm ăn lâu dài.
- Tích cực áp dụng công nghệ mới, đầu tư trang thiết bị hiện đại, thực hiện
chuyên môn hóa trong các khâu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, lấy chất
lượng an toàn là sự sống còn của HTX.
- Huy động vốn góp, lập quỹ tính dụng nội bộ để giúp đỡ bà con xã viên
trong lúc cần thiết, đồng thời tổ chức kiểm tra, quy định nghiêm ngặt về việc sử
dụng phân thuốc, thực hiện cam kết bảo đảm chất lượng và an toàn vệ sinh thực
phẩm trong sản xuất – tiêu thụ rau.
+ Ba là tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ quản lý và bà
con xã viên.
- Coi trọng công tác bồi dưỡng nguồn nhân lực về trình độ quản lý, kỹ thuật
sản xuất, và một số hiểu biết thiết yếu về sản xuất hàng hóa trong cơ chế thị
trường. Mặc dù theo chế độ dan bầu nhưng theo luật HTX 2003 thì nếu là cán bộ
chủ chốt quản lý giỏi thì có thể được các thành viên bầu lại nhiều lần, hoặc thuê
tuyển những người tài làm cán bộ điều hành HTX. Nên có chế độ lương thưởng
xứng đáng với họ vì đây là động lực quan trọng, động viên, thúc đẩy họ đem hết
tâm trí, sức lực cống hiến cho HTX.
- Tích cực tìm kiếm công nghệ, giống mới và thường xuyên mở các lớp tập
huấn tuyên truyền để bà con xã viên có thể cập nhật kiến thức mới về giống, kỹ

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 57 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn

thuật sản xuất hiện đại, từ đó nâng cao năng suất sản xuất và chất lượng sản
phẩm, bảo quản sản phẩm được lâu hơn và đặc biệt là chất lượng an toàn vệ sinh
thực phẩm.
+ Cuối cùng, một vấn đề cần quan tâm để các HTX nói chung và HTXRAT
nói riêng phát triển bền vững là liên kết mở rông quy mô sản xuất.
- Trước tiên, các HTX cần đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, xây dựng logo, mã
vạch... nhằm tăng uy tín, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm trên thị
trường trong nước và phát triển theo hướng xuất khẩu.
- Đẩy mạnh liên kết, đặc biệt là liên kết 4 nhà: Nhà nước, nhà nông, nhà
khoa học, nhà kinh tế để tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Làm tốt liên kết 4
nhà có thể có tác động từ nhiều phía, nhiều nhà tùy theo sự chỉ đạo của các cấp
địa phương, ban chủ nhiệm HTX và lợi ích của từng nhà, nhưng liên kết này
trước hết là phải có lợi cho HTX, vì thế HTX phải tạo ra những động lực để cuốn
hút họ. Trong cơ chế thị trường, động lực thúc đẩy họ là lợi ích của từng nhà, từ
đó nâng cao nghĩa vụ trách nhiệm của họ, để thành công thì chiến lược marketing
của HTX là rất quan trọng, đồng thời phải có lợi phí cho các nhà khoa học, nhà
tư vấn, nhà môi giới về khoa học kỹ thuật, về thị trường và khách hàng.
Tóm lại để phát triển bền vững và lâu dài, một mặt các HTX cần cố gắng
thực hiện các giải pháp kể trên để tăng sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, mở
rộng và nâng cao hiệu quả tiêu thụ. Mặt khác, các HTX cần liên kết để tăng vốn,
công nghệ, giảm chi phí, tăng lợi nhuận như liên kết HTX với 4 nhà trong nước,
liên kết cả tư nhân và thương lái và cả đối thủ cạnh tranh, mời họ đầu tư hợp tác
để tạo sức mạnh cạnh tranh với thị trường.

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 58 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn

CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN


Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh đang diễn ra gay gắt thì hoạt
động kinh doanh luôn phải đối đầu với những khó khăn. Việc sản xuất kinh
doanh rau an toàn đã mang lại lợi nhuận cao, nhiều thành quả cho HTX. Do đó,
phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ sắc bén giúp các
HTX đánh giá tổng hợp và có cái nhìn toàn diện, khách quan về sản xuất rau an
toàn. Đồng thời đưa ra các chiến lược kinh doanh kịp thời thích ứng với môi
trường kinh doanh. Từ đó phát huy hơn nữa những mặt mạnh, cơ hội; khắc phục
những khó khăn, thử thách để tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ngày
càng tốt hơn, hiệu quả ngày càng cao, HTX phát triển ngày càng vững chắc.
HTXRAT đang ngày càng mở rộng quy mô sản xuất, từng bước tăng
trưởng và phát triển, tạo thế đứng vững chắc cho mình. Trong thời gian qua,
HTX đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của ngành nông nghiệp nói chung,
và cho nền kinh tế tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Bên cạnh đó, HTX đã góp phần giải
quyết công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động, làm cải thiện đời sống
của người dân tại tỉnh Vĩnh Long được tốt hơn và cũng đã góp phần phát triển
ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhà.
Ngoài ra, cùng với sự nổ lực và phát huy thế mạnh của mình, HTX đã có
nhiều cố gắng để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Sản phẩm
của HTX vẫn còn mới mẽ trên thị trường, để hoạt động ngày càng đạt hiệu quả
cao hơn, HTX không chỉ dừng lại ở đây mà cần mở rộng thêm hoạt động kinh
doanh xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài, tích cực phát triển và mở rộng
thị trường mới. Đồng thời, HTX cần làm tăng khối lượng lẫn chất lượng hàng
hoá để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Bên cạnh đó, HTX cần
làm cho uy tín của mình ngày càng vững chắc để thu hút thêm khách hàng và làm
cho khách hàng ngày càng tín nhiệm HTX.

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 59 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn

6.2. KIẾN NGHỊ


6.2.1. Đối với ban quản lí hợp tác xã Vĩnh Long
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay ban chủ nhiệm HTX là nhân
vật quan trọng nhất trong quá trình quản lý, vận hành HTX đi theo con đường
hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế hàng hoá thị trường. Vì thế ban quản
lý cần tích cực thu hút, chiêu mộ nhân tài, những người giỏi về chuyên môn,
cũng như tích cực với nghề trồng rau an toàn để phụ giúp HTX trong công việc
tìm kiếm thị trường, quyết định mặt hàng sản xuất và xác định đúng lịch thời vụ
để quá trình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra ban chủ nhiệm còn là cầu
nối giữa bà con xã viên với các nhà khoa học, với thị trường tiêu thụ hàng hoá, vì
thế cần có nhiều cơ hội để xã viên tiếp xúc với cán bộ kỹ thuật, được tập huấn, hổ
trợ kiến thức chuyên môn cũng như khoa học kỹ thuật tiên tiến để đưa vào hoạt
động sản xuất kinh doanh chung của HTX. Tạo mối đoàn kết trong xã viên, tạo
niềm tin và sự tín nhiệm đối với ban quản lý HTX, để bà con có thể tin tưởng
giao toàn bộ tài sản mà mình sản xuất được cho HTX quyết định trong khâu tiêu
thụ, nhằm chủ động được lượng hàng hoá và hoàn thành các hợp đồng có giá trị,
vừa tạo uy tín của HTX vừa tăng thu nhập cho xã viên. Tạo sự công bằng trong
xã viên, vận hành hoạt động theo cơ chế hàng hoá, làm nhiều được nhiều, không
có sự chênh lệch về giá cả đầu ra cũng như nguyên liệu đầu vào. Quản lý là một
công việc rất khó khăn đối với ban chủ nhiệm HTX, thiệt nhiều nhưng được ít,
nhưng đóng vai trò là một xã viên trong HTX cùng với lòng quyết tâm và kỳ
vọng vào sự phát triển HTX thì tin rằng ban chủ nhiệm sẽ vượt qua thử thách để
đưa HTX phát triển ngày càng toàn diện và vươn cao.
6.2.2. Đối với các cấp chính quyền địa phương
HTX là một mô hình sản xuất kinh doanh tập thể, một mô hình cần phải có
trong nền kinh tế thị trường ở tỉnh Vĩnh Long cũng như nền kinh tế chung của cả
nước. Nước ta đã là thành viên của WTO vì vậy HTX là một thành phần quan
trọng trong các thành phần kinh tế đặc biệt là ở vùng nông thôn, góp phần không
nhỏ trong thu nhập quốc dân. Chính vì thế các cấp chính quyền địa phương cần
đặc biệt quan tâm và hổ trợ cho mô hình HTX. Tạo điều kiện thành lập HTX
mới, khuyến khích các mô hình sản xuất kinh doanh mới, tạo điều kiện về trụ sở

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 60 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn

làm việc cũng như các điều kiện về đất đai, vốn sản xuất, nâng cấp các công trình
công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần vào việc phát triển chung của toàn
xã hội. Đối với HTXRAT là một mô hình mới lạ, mới xuất hiện lẻ tẻ ở một vài
địa phương, nhưng qua phân tích thì đây là một mô hình làm ăn có hiệu quả cần
được quan tâm mở rộng và đáng được các địa phương khác chú ý học hỏi. Chính
vì thế đề nghị cấp địa phương tạo điều kiện để người dân có cơ hội tiếp xúc với
mô hình, tham gia và mở rộng mô hình HTX nhằm tạo ra một vùng chuyên canh
rau an toàn, tạo vị thế các mặt hàng rau sạch trên toàn tỉnh cũng như gây ảnh
hưởng đối với các vùng lân cận, góp phần vào công cuộc xây dựng nền kinh tế
đất nước ngày càng phát triển, nâng cao đời sống an toàn của người dân.

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 61 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Thị Mỹ Dung, Vũ Văn Cảnh (2005). Giáo trình phân tích chính
sách nông nghiệp, NXB Hà Nội.
2. Đỗ Thị Tuyết (2005). Giáo trình Quản trị doanh nghiệp, Khoa Kinh tế
& QTKD – ĐH Cần Thơ
3. Cục hợp tác xã nông nghiệp (2007) Mô hình hợp tác xã điển hình.
4. Sở nông nghiệp Vĩnh Long (2007) Nhật báo quý I, II, III, IV năm 2007.
5. Chi cục hợp tác xã nông nghiệp (2005 – 2007). Báo cáo hoạt động kinh
doanh năm 2005 – 2007.
6. Phạm Văn Hạnh (2007), Nông dân đầu tư cổ phần rau sạch
7. Trần Thị Hiền, Đỗ Thủy Tiên (2007), Hiệu quả 06 loại dinh dưỡng thủy
canh trên sự sinh trưởng & năng suất của cải ngọt đuôi phụng & xà lách tại HTX
rau an toàn quận Bình Thủy, TPCT 2005 – 2006.
8. Trần Văn Hiển (2006), Liên kết HTX nông nghiệp với doanh nghiệp
trong giai đoạn hiện nay..

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 62 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn

PHỤ LỤC

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ CHỨNG NHẬN


RAU AN TOÀN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 04/ 2007/QĐ-BNN ngày 19/01/2007
của Bộ Nông nghiệp & PTNT)

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng


1. Văn bản này quy định diều kiện sản xuất, việc kiểm tra, giám sát, chứng
nhận điều kiện sản xuất ran an toàn (RAT) và chứng nhận sản phẩm RAT.
2. Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và các tổ
chức, cá nhân nước ngoài tham gia sản xuất, kiểm tra chứng nhận điều kiện sản
xuất và chứng nhận RAT tại Việt Nam.

3. Những nội dung trong quy định này không phù hợp với các Điều ước mà
Việt nam gia nhập thì thực hiện theo các Điều ước quốc tế đó.

Điều 2: Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Rau an toàn (RAT): là những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau
an: lá, thân, củ, hoa, quả, hạt, các loại nấm thực phẩm…) được sản xuất, thu
hoạch, sơ chế, bao gói, bảo quản theo quy định kỹ thuật bảo đảm tồn dư về vi
sinh vật, hóa chất độc hại dưới mức giới hạn tối đa cho phép theo quy định tại
phụ lục 1,2,3,4 của Quy định này.

2. Điều kiện sản xuất RAT: là hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm các
tiêu chí về điều kiện môi trường và qui trình sản xuất của các cơ sở sản xuất để
đảm bảo sản xuất ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn.

3. Ngưỡng an toàn: là mức giới hạn tối đa cho phép của dư lượng hóa chất độc
hại (kim loại nặng, nitrat, thuốc Bảo vệ thực vật, các chất điều hòa sinh trưởng),

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 63 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn

các vi sinh vật có hại được phép tồn tại trên rau mà không ảnh hưởng đến sức
khỏe con người theo Quy định hiện hành của Bộ Ytế.

4. Tổ chức chứng nhận RAT: là tổ chức các có điều kiện về cơ sở vật chất,
trang thiết bị và nhân lực, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hoặc
chỉ định làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kiểm nghiệm và chứng nhận RAT.

Chương II
ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN

Điều 3: Nhân lực

1. Tổ chức sản xuất RAT phải có cán bộ kỹ thuật chuyên ngành hoặc hợp đồng
thuê cán bộ chuyên ngành về trồng trọt hoặc BVTV từ trung cấp trở lên để hướng
dẫn kỹ thuật RAT.

2. Người sản xuất RAT phải qua lớp huấn luyện kỹ thuật sản xuất RAT.

Điều 4: Đất trồng

1. Đất quy hoạch để trồng RAT phải đảm bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Có đặc điểm lý, hóa, sinh học phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển cây rau.

b) Không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt
từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung và từ các nghĩa
trang, đường giao thông lớn.

c) Đảm bảo tiêu chuẩn môi trường đất trồng trọt theo tiêu chuẩn TCVN 5941;
1995, TCVN 7209; 2000 nêu tại Phụ lục 5,6 của Quy định này.

2. Đất ở các vùng sản xuất RAT phải được kiểm tra mức độ ô nhiễm định kỳ
hoặc đột xuất.

Điều 5: Phân bón

1. Chỉ sử dụng các loại phân bón trong Danh mục phân bón được phép sản
xuất kinh doanh ở Việt Nam, phân hữu cơ đã qua xử lý bảo đảm không còn nguy
cơ ô nhiễm hóa chất vi sinh vật có hại.

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 64 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn

2. Không sử dụng các loại phân bón có nguy cơ ô nhiễm cao như: phân chuồng
tươi, nước giải, phân chế biền từ rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp để bón
trực tiếp cho rau.

Điều 6: Nước tưới

1. Nước tưới cho rau phải lấy từ nguồn không bị ô nhiễm bởi các vi sinh vật và
hóa chất độc hại, phải đảm bảo chất lượng nước tưới theo tiêu chuẩn TCVN
6773:2000 (Phụ lục 7).

2. Không sử dụng nước thải công nghiệp chưa qua sử lý, nước thải từ các bệnh
viện, các khu dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc,
nước phân tươi, nước giải, nước ao tù đọng để tưới trực tiếp cho rau.

3. Nguồn nước tưới cho các vùng RAT phải được kiểm tra định kỳ và đột xuất.

Điều 7: Kỹ thuật canh tác RAT

1. Luân canh: Khuyến khích bố trí công thức luân canh hợp lý giữa các loài
rau, giữa rau với cây trồng.

2. Xen canh: Việc trồng xen giữa rau với cây trồng khác không tạo điều kiện
để sâu bệnh phát triển.

3. Vệ sinh đồng ruộng:

a) Khu vực trồng RAT cần được thường xuyên vệ sinh đồng ruộng để được
hạn chế nguồn sâu bệnh hại và ô nhiễm khác.

b) Đối với rau trồng theo công nghệ cao cũng phải thực hiện các biện pháp vệ
sinh tiêu độc và đảm bảo thời gian cách ly hợp lý giữa các trà, vụ gieo trồng.

4. Chọn giống rau: không được sử dụng các loại rau biến đổi gen (GMO) khi
chưa có giấy chứng nhận an toàn sinh học.

5. Bón phân: Sử dụng đúng chủng loại, liều lượng, thời gian bón và cách bón
theo quy trình trồng trọt RAT cho từng loại rau; riêng phân đạm phải bảo đảm
thời gian cách ly trước khi thu hoạch ít nhất 10 ngày và ít nhất 7 ngày đối với
phân bón lá.

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 65 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn

Điều 8: Phòng trừ sâu bệnh

1. Áp dụng kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên rau; khuyến khích
phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP).

2. Khuyến khích xây dựng nhà lưới, nhà màng cách ly côn trùng phù hợp với
nhu cầu sinh trưởng của mỗi loại rau và điều kiện sinh thái của từng vụ, từng
vùng, đặc biệt đối với các loại rau có giá trị kinh tế cao, rau trồng trái vụ.

3. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm đối tượng sâu bệnh hại
để phòng trừ kịp thời.

4. Áp dụng biện pháp phòng trừ thủ công, đặc biệt là biện pháp bắt sâu, bắt
bướm và diệt ổ trứng sâu vào thời điểm thích hợp, tiêu hủy các cây, bộ phận của
cây bị bệnh.

5. Sử dụng thuốc trừ sâu bệnh nguồn gốc sinh học, biện pháp phòng trừ sinh
học, nhất là các loại rau ngắn ngày. Bảo vệ, nhân nuôi và phát triển thiên địch
trong các vùng trồng rau.

6. Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh cho rau.
Trường hợp cần thiết phải sử dụng thuồc hóa học tuân thủ nguyên tắt 4 đúng:

a) Đúng chủng loại: chỉ sử dụng các loại thuốc thuộc Danh mục BVTV được
phép sử dụng trên rau ở Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành.

b) Đúng liều lượng: sử dụng đúng nồng độ và liều lượng hướng dẫn trên bao bì
cho từng loại thuốc và từng thời gian sinh trưởng của cây trồng.

c) Đúng cách: áp dụng biện pháp phun xịt, tung vãi hoặc bón vào đất theo đúng
hướng dẫn của từng loại thuốc để đảm bảo hiệu quả, an toàn cho người và môi
trường.

d) Đúng thời gian: dử dụng thuốc đúng thời điểm theo hướng dẫn để phát huy
hiệu lực của thuốc và tuân thủ thời gian cách ly được quy định cho từng loại
thuốc, từng loại rau.

Điều 9: Thu hoạch và bảo quản RAT

1. Thu hoạch: Rau an toàn phải thu hoạch đúng kỹ thuật, đúng thời điểm để
đảm bảo năng suất chất lượng và vệ sinh an toàn thược phẩm;

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 66 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn

2. Bảo quản: rau an toàn sau khi thu hoạch phải được bảo quản bằng biện pháp
thích hợp để giữ được hình thái và chất lượng của sản phẩm.

Điều 10: Công bố tiêu chuẩn RAT

Trước khi tiến hành sản xuất, Tổ chức sản xuất RAT phải công bố tiêu chuẩn
chất lượng theo quy định về công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa ban hành
kèm theo Quyết định số 03/2006/QĐ-BKH ngày 10/01/2006 của Bộ khoa học và
Công nghệ.

Điều 11: Sản phẩm RAT trước khi lưu thông

Các sản phẩm RAT trước khi lưu thông trên thị trường phải đảm bảo các điều
kiện sau:

1. Có giấy chứng nhận RAT do tổng RAT chứng nhận RAT cấp.

2. Có bao gói thích hợp để đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm,
trường hợp không thể bao gói kín phải dùng dây buộc hoặc phải dùng dụng cụ
chuyên dùng để thuận lợi cho khâu vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ.

3. Có nhãn hàng hóa gắn liền với bao gói, dây buộc hoặc gắn trực tiếp và từng
sản phẩm (củ, quả); việc ghi nhãn hàng hóa RAT phải thực hiện theo Nghị định
89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ghi nhãn hàng
hóa.

Điều 12: Tổ chức sản xuất, kiểm tra và giám sát RAT

1. Khuyến khích tổ chức RAT theo các hình thức phù hợp với quy mô sản
xuất như: tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp.

2. Tổ chức sản xuất RAT phải đăng ký và chấp hành nghiêm túc các quy định
về điều kiện sản xuất RAT, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý
chuyên ngành theo quy định tại văn bản này, chịu trách nhiệm trước pháp luật
và người tiêu dùng về chất lượng, tính an toàn của sản phẩm do mình sản xuất
và cung ứng.

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 67 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn

Chương III
THỦ TỤC CHỨNG NHẬN ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT RAT

Điều 13: Đăng ký và chứng nhận điều kiện sản xuất RAT

1. Tổ chức sản xuất RAT gửi hồ sơ đăng ký đề nghị công nhận đủ điều kiện
sản xuất RAT về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp nơi tiến hành sản
xuất.

2. Hồ sơ đăng ký gồm:

a) Đơn đăng ký đủ điều kiện sản xuất RAT và bản kê khai điều kiện sản xuất
kèm theo (Phụ lục 8)

b) Tài liệu liên quan khác (nếu có)

Điều 14: Thẩm định và chứng nhận điều kiện sản xuất RAT

a) Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định, nếu đảm bảo điều kiện
theo quy định thì cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT.

b) Nếu chưa đảm bảo điều kiện sản xuất RAT, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn hướng dẫn tổ chức đăng ký khắc phục những điều kiện chưa đạt yêu
cầu.

c) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT có hiệu lực tối đa không quá 3
năm, hết thời hạn phải đăng ký lại.

Điều 15: Giám sát, kiểm tra điều kiện sản xuất RAT

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức việc giám sát, kiểm tra điều
kiện sản xuất của các tổ chức được cấp giấy chứng nhận. Nếu phát hiện không
đảm bảo đủ điều kiện quy định thì ra văn bản yêu cầu khắc phục, quá thời hạn mà
tổ chức không khắc phục được thì ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận.

Điều 16: Phí cấp giấy chứng nhận điều kiện sản xuất RAT

Tổ chức, cá nhân sản xuất RAT phải trả phí cho việc thẩm định để cấp giấy
chứng nhận điều kiện sản xuất RAT theo quy định hiện hành.

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 68 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn

Chương IV
THỦ TỤC CHỨNG NHẬN RAU AN TOÀN

Điều 17: Điều kiện của Tổ chức chứng nhận RAT

1. Có đủ cán bộ chuyên ngành về trồng trọt hoặc BVTV từ trình độ đại học trở
lên để giám sát, kiểm tra quá trình sản xuất RAT phù hợp với quy mô sản xuất
tương ứng.

2. Có đủ trang thiết bị cần thiết hoặc có hợp đồng thuê tổ chức khác có đủ năng
lực để thực hiện việc kiểm nghiệm RAT.

3. Tổ chức chứng nhận RAT chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả
chứng nhận của mình.

Điều 18: Thủ tục công nhận, chỉ định Tổ chức chứng nhận RAT

1. Tổ chức có nhu cầu hoạt động về chứng nhận RAT gửi Hồ sơ đăng ký về Sở
nông nghiệp và PTNT nơi đóng trụ sở chính. Hồ sơ gồm:

a) Đơn đăng ký được công nhận là Tổ chức chứng nhận RAT theo mẫu tại Phụ
lục 9.

b) Bản kê khai chi tiết kèm theo Đơn đăng ký về các điều kiện được quy định
tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Quy định này.

c) Tài liệu liên quan khác (nếu có).

2. Trong thời gian 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định điều kiện của các tổ chức đăng ký, nếu
đủ điều kiện thì ra quyết định công nhận là tổ chức chứng nhận RAT.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định đơn vị thực hiện việc
chứng nhận RAT.

Điều 19: Giám sát, kiểm tra

Tổ chức chứng nhận RAT tiến hành giám sát, kiểm tra trong suốt quá trình sản
xuất theo quy trình đã được thông báo trước cho các tổ chức sản xuất RAT.

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 69 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn

Điều 20: Phí cấp giấy chứng nhận RAT

Tổ chức, các nhân sản xuất RAT phải trả phí cho việc thẩm định để cấp giấy
chứng nhận RAT theo quy định hiện hành.

Chương V
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ RAU AN TOÀN

Điều 21: Nội dung quản lý nhà nuớc về RAT

1. Xây dựng qui định sản xuất và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các khu sản
xuất RAT tập trung.

2. Ban hành các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT.

3. Ban hành các văn bản qui phạm pháp luật, các qui trình, qui phạm, tiêu
chuẩn chất lượng về RAT.

4. Quản lý việc đăng ký, kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản
xuất RAT, công bố tiêu chuẩn chất lượng RAT, kiểm nghiệm và chứng nhận
RAT.

5. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người sản xuất và tiêu dùng sản xuất
RAT.

6. Thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về sản xuất, chứng nhận
RAT.

Điều 22: Phân công thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về RAT

1. Cục Trồng trọt: là đầu mối thực hiện quản lý nhà nước, tổ chức chỉ đạo thực
hiện về RAT, có trách nhiệm:

a) Chủ trì xây dựng các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về sản xuất
RAT.

b) Chì đạo xây dựng qui hoạch tổng thể các khu sản xuất RAT tập trung trên
phạm vi toàn quốc; chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án phát triển RAT.

c) Hướng dẫn, chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành
phố trực thuốc Trung ương thực hiện tổ chức chứng nhận điều kiện sản xuất
RAT, sản phẩm RAT, kiểm tra giám sát về sản xuất RAT tại địa phương.

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 70 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn

d) Phối hợp với Thanh tra Bộ chỉ đạo điều kiện sản xuất RAT, chứng nhận
sản phẩm RAT.

2. Vụ Khoa học công nghệ:

a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, đề xuất sửa đổi, xây
dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với sản xuất RAT.

b) Quản lý các đề tài nghiên cứu, dự án sản xuất thử về sản xuất, bảo quản
RAT.

c) Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức, chỉ đạo, giám sát, quản lý về
sản xuất và chứng nhận RAT.

3. Cục Bảo vệ thực vật:

a) Đào tạo tập huấn và chỉ đạo mở rộng áp dụng quy trình quản lý dịch hại
tổng hợp (IPM, ICM) trên rau, quy trình sản xuất RAT theo GAP.

b) Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với hệ thống bảo vệ thực
vật ở các địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ về sản xuất RAT theo sự
phân công của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Trung tâm khuyến nông Quóc gia:

a) Tập huấn, phổ biến quy trình kỹ thuật cho nông dân về sản xuất RAT.

b) Thông tin, tuyên truyền góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ RAT.

c) Xây dựng các mô hình trình diễn về RAT tại các vùng trọng điểm để khuyến
cáo nhân rộng.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.

a) Xây dựng, trình UBND tỉnh, thành phố quy hoạch vùng sản xuất và tiêu thụ
RAT và dự án đầu tư phát triển vùng sản xuất RAT tại địa phương;

b) Đề xuất các cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ
RAT;

c) Quản lý việc đăng ký và tổ chức kiểm tra, thẩm định và cấp giấy chứng nhận
điều kiện sản xuất RAT;

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 71 SVTH: Phạm Hoàng Phong


Phân tích hiệu quả hoạt động trong mô hình HTX rau an toàn

d) Trên cơ sở những quy trình sản xuất RAT của Bộ, xây dựng và chỉ đạo thực
hiện quy trình sản xuất RAT phù hợp với điều kiện địa phương.

đ) Đào tạo, tập huấn và cấp chứng chỉ về sản xuất RAT cho người sản xuất;

e) Công nhận, chỉ định và quản lý hoạt động của các Tổ chức chứng nhận RAT
trên địa bàn;

g) Thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại tố cáo về sản xuất RAT và chứng
nhận chất lượng RAT.

Điều 23: Điều khoản thi hành

1. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động sản xuất, kiểm tra và chứng
nhận RAT có trách nhiệm thực hiện Quy định này, nếu vi phạm tùy theo mức độ
sẽ bbị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo qui định của pháp
luật.

2. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vấn đề vướng mắc, phát sinh cần
phải phản ánh về Bộ Nông nghiệp và phát triền nông thôn để kịp thời giải quyết./

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 72 SVTH: Phạm Hoàng Phong

You might also like