You are on page 1of 58

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUÓC TẾ

Môn Phương pháp Nghiên cứu kinh tế

BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI
TRÁI CÂY TƯƠI NHẬP KHẨU TỪ VIỆT NAM

Gif Giảng viên giảng dạy: TS. Nguyễn Thế Kiên


Sinh viên thực hiện: Trần Thị Bích Ngọc
Ngày sinh: 31/01/2000
MSSV: 18041246

Hà Nội, 12/2021
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 7

1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................ 7

2. Tổng quan tài liệu ......................................................................................................... 8

2.1. Tài liệu nghiên cứu nước ngoài ............................................................................. 8

2.2. Tài liệu nghiên cứu trong nước ........................................................................... 10

2.3. Khoảng trống nghiên cứu .................................................................................... 12

3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 13

3.1. Mục tiêu chung .................................................................................................... 13

3.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 13

4. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................. 14

5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 14

5.1. Phạm vi nội dung ................................................................................................. 14

5.2. Phạm vi không gian ............................................................................................. 14

5.3. Phạm vi thời gian ................................................................................................. 14

6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 14

7. Kết cấu ........................................................................................................................ 15

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN CỦA
MỸ ĐỐI VỚI MẶT HÀNG TÔM ..................................................................................... 16

1.1. Các khái niệm .......................................................................................................... 16

1.1.1. Khái niệm về biện pháp phi thuế quan ............................................................. 16

1.1.2. Khái niệm về trái cây ........................................................................................ 17

1.2. Phân loại biện pháp phi thuế quan ........................................................................... 20

1.3. Tác động của biện pháp phi thuế quan trong thương mại quốc tế .......................... 26

1
1.3.1. Tác động tích cực ............................................................................................. 26

1.3.2. Tác động tiêu cực ............................................................................................. 27

1.4. Đặc tính của trái cây tươi ........................................................................................ 28

1.5. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc ứng phó với các biện pháp phi thuế
quan và bài học cho Việt Nam ....................................................................................... 30

1.5.1. Kinh nghiệm của Thái Lan ............................................................................... 30

1.5.2. Kinh nghiệm của Israel ..................................................................................... 32

1.5.3. Bài học cho Việt Nam ...................................................................................... 33

Chương 2: THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI
VỚI TRÁI CÂY TƯƠI NHẬP KHẨU TỪ VIỆT NAM ................................................... 34

2.1. Giới thiệu về thị trường trái cây Trung Quốc .......................................................... 34

2.2. Thực trạng xuất khẩu trái cây tươi VIệt Nam sang Trung Quốc ............................. 34

2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang Trung Quốc ...................... 34

2.2.2. Giá cả trái cây tươi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc ............................. 38

2.3. Các biện pháp phi thuế quan mà Trung Quốc áp dụng đối với trái cây tươi nhập khẩu
từ Việt Nam .................................................................................................................... 38

2.3.1. Kiểm nghiệm, kiểm dịch thực vật .................................................................... 39

2.3.2. Truy xuất nguồn gốc ......................................................................................... 40

2.3.3. Đóng gói và dán nhãn ....................................................................................... 41

2.3.4. Quy định hải quan ............................................................................................ 42

2.4. Các biện pháp ứng phó của Việt Nam đối với biện pháp phi thuế quan của Trung
Quốc................................................................................................................................ 42

2.5. Đánh giá chung ........................................................................................................ 44

2.5.1. Một số thành tựu đạt được ................................................................................ 44

2
2.5.2. Một số hạn chế còn tồn tại ................................................................................ 44

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ỨNG PHÓ VỚI BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN
CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI MẶT HÀNG TRÁI CÂY TƯƠI XUẤT KHẨU CỦA
VIỆT NAM ......................................................................................................................... 47

3.1. Khuyến nghị đối với Nhà nước ............................................................................... 47

3.2.1. Tích cực tăng cường phổ biến và hướng dẫn những quy định của Trung Quốc
.................................................................................................................................... 47

3.1.2. Đầu tư và nâng cấp cơ sở vật chất và công nghệ cho xuất khẩu trái cây tươi.. 48

3.2.1. Hiểu biết về các quy định của Trung Quốc ...................................................... 49

3.2.2. Đầu tư hệ thống quản lý chất lượng ................................................................. 49

3.2.3. Hợp tác chặt chẽ với các bên trong chuỗi cung ứng trái cây tươi .................... 50

3.3. Khuyến nghị đối với người nông dân ...................................................................... 51

KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 55

3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt tiếng Việt
Từ viết tắt Tiếng Việt
CPNTM Chi phí tổn thất do NTM gây ra
Giá trị xuất khẩu trái cây tươi của doanh
GTXK
nghiệp Việt Nam sang Trung Quốc
Số lượng nhóm NTM bị áp dụng bởi nhà
nNTM
nhập khẩu Trung Quốc
TMĐT Thương mại điện tử

Từ viết tắt tiếng Anh


Từ viết tắt Tiếng Tiếng
Anh Việt
ACFS The National Bureau of Văn phòng quốc gia về tiêu
Agricultural
chuẩn nông sản và thực phẩm
Commodity and Food Standards
ACFTA ASEAN – China Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
– Trung
ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông
Nations Nam Á
EU European Union Liên minh Châu Âu
EVFTA European-Vietnam Free Trade Hiệp định thương mại tự do Liên
Agreement minh châu Âu-Việt Nam
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
GIZ German Corporation for Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức
International Cooperation GmbH
Global GAP Global Good Agricultural Practice Thực hành nông nghiệp tốt toàn
cầu

4
HACCP Hazard Analysis and Critical Phân tích mối nguy và điểm
Control Points kiểm soát tới hạn
ID Identification Định danh
ITC Information Communication Công nghệ thông tin và truyền
Technology thông
NTBs Non – tariff barriers Rào cản phi thuế quan
NTM Non – tariff measure Biện pháp phi thuế quan
OECD Organization for Economic Tổ chức hợp tác và phát triển
Cooperation and Development
QR code Quick Response Code Mã vạch ma trận

5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH
Bảng 1.1: Các loại trái cây chính theo định nghĩa của FAO……………………………. 17
Bảng 1.2: Trái cây theo Hệ thống hài hòa mô tả và mã hàng hóa………………………. 19
Bảng 1.3: Phân loại các biện pháp phi thuế quan……………………………………….. 20
Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giai đoạn 2014 -2019…………. 35
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam trên thế giới và Trung Quốc…. 36

6
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các nước dần dần dỡ bỏ
các hàng rào thuế quan nhưng vẫn duy trì các biện pháp phi thuế quan để bảo vệ các ngành
sản xuất trong nước và lợi ích của người tiêu dùng. Theo Bộ Công Thương, biện pháp phi
thuế quan “có thể là các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc các quy định về vệ sinh an
toàn thực phẩm đối với hàng hoá nhập khẩu để bảo vệ môi trường và sức khoẻ của người
dân. Thậm chí, các thủ tục hành chính liên quan đến xuất nhập khẩu cũng có thể được coi
là biện pháp phi thuế quan vì những ảnh hưởng của nó tới quá trình xuất nhập khẩu hàng
hóa.” Trong một chừng mực nào đó, việc Chính phủ sử dụng các biện pháp phi thuế quan
là cần thiết và chính đáng vì những mục tiêu đề cập ở trên. Nhưng trong bối cảnh thuế quan
đang được giảm dần và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn theo các cam kết trong các Hiệp định
thương mại tự do, thì các biện pháp phi thuế quan được sử dụng ngày càng nhiều và gây
khó khăn cho các doanh nghiệp khi tiếp cận thị trường xuất khẩu.
Hiện nay, Việt Nam đang tích cực chủ động hội nhập vào thương mại toàn cầu, trong
đó có việc tham gia Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA). Hiệp
định này đã mang lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp Việt Nam với mức thuế quan
được giảm xuống còn 0% trên gần 8000 sản phẩm, trong đó có mặt hàng trái cây tươi. Từ
đó, Trung Quốc với quy mô dân số gần 1,5 tỷ người, chiếm 18,7% tổng dân số toàn thế giới
dần trở thành thị trường xuất khẩu quan trọng và tiềm năng cho trái cây Việt Nam với
khoảng 70% tổng lượng trái cây tươi xuất khẩu. Tuy nhiên, dến năm 2019, trái cây tươi
xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc gặp phải sóng gió lớn khi quốc gia này siết chặt
việc nhập khẩu qua đường tiểu ngạch và áp dụng hàng loạt các biện pháp phi thuế quan như
dán nhãn, đóng gói, kiểm nghiệm, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng, truy xuất nguồn gốc.
Chính vì vậy, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2019
không đạt được mục tiêu đề ra, thậm chí còn giảm sâu tới gần 13%. Tính đến năm 2020,
Việt Nam chỉ có 9 loại trái cây được xuất khẩu chính ngạch sang thi trường Trung Quốc.
Chính vì tầm quan trọng của các biện pháp phi thuế quan đối với thương mại quốc
tế nên hiện nay các đề tài nghiên cứu cả trong và ngoài nướcvề biện pháp phi thuế quan rất
7
phong phú và đã dạng. Trong đó, các nhà nghiên cứu chủ yếu nghiên cứu tác động của biện
pháp phi thuế quan tới xuất nhập khẩu một mặt hàng cụ thể hoặc tới doanh nghiệp xuất
khẩu. Tuy nhiên, theo quan sát của tác giả nghiên cứu, tới thời điểm hiện tại, chưa có đề tài
nghiên cứu khoa học nào phân tích cụ thể về các biện pháp phi thuế quan Trung Quốc áp
dụng đối với trái cây tươi nhập khẩu từ Việt Nam cũng như đánh giá ảnh hưởng của các
biện pháp này.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Biện pháp phi thuế quan của
Trung Quốc đối với trái cây tươi nhập khẩu từ Việt Nam” cho bài nghiên cứu cuối kỳ với
mong muốn góp phần nho nhỏ vào việc tìm ra lời giải cho vấn đề này.
2. Tổng quan tài liệu
2.1. Tài liệu nghiên cứu nước ngoài
K.P.G.L. Sandaruwan và các cộng sự (2020) trong bài báo “Effects of Non-Tariff
Measures on Seafood Exports from Sri Lanka: A Gravity Approach” (Các ảnh hưởng của
biện pháp phi thuế quan đến xuất khẩu thủy sản của Sri Lanka) đã điều tra những thay đổi
trong cơ cấu biện pháp phi thuế quan ở các nước nhập khẩu thủy sản từ Sri Lanka và xác
định tác động của các biện pháp phi thuế quan đó dối với xuất khẩu thủy sản của Sri Lanka.
Nhóm tác giả đã sử dụng mô hình trọng lực với dữ liệu về các biện pháp phi thuế quan ở
ba cấp độ, biện pháp thuế quan (NTM), tổng sản phẩm quốc nội, khoảng cách tới Sri Lanka
và dân sô của 107 quốc gia và 144 sản phẩm thủy sản từ năm 2001 đến năm 2017. Kết quả
nghiên cứu cho thấy rằng các loại NTM quan trọng nhất đối với các mặt hàng thủy sản xuất
khẩu của Lankan là các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS), Hàng rào kỹ
thuật đối với thương mại (TBT) và Kiểm tra trước khi vận chuyển (PSI). Xu hướng phát
triển của các NTM và xu hướng giảm của thuế quan cho thấy sự thay thế của các NTM thay
cho thuế quan. Các phân tích về NTM ở cấp quốc gia cho thấy các nước phát triển có tần
suất xây dựng NTM cao hơn các nước đang phát triển. Kết quả của mô hình trọng lực cho
thấy rằng NTMs, thuế quan và khoảng cách đến nhà nhập khẩu có tác động tiêu cực, và
GDP của nhà nhập khẩu và Sri Lanka có tác động tích cực đến xuất khẩu thủy sản. Các giá
trị tương đương biểu phí được tính toán dựa trên độ co giãn thu được từ mô hình trọng lực.
Kết quả cho thấy rằng tổng số NTMs, SPS, TBT và PSI làm tăng giá thủy sản lần lượt là
8
62%, 48%, 15% và 13%. Điều này ngụ ý rằng các NTM khác nhau có tác động khác nhau
đến xuất khẩu thủy sản từ Sri Lanka. Do đó, tác động của từng loại hình NTM cần được
chú ý trong quá trình xây dựng chính sách.
Upalat Korwatanasakul và Youngmin Baek (2020) trong bài báo “The Effect of Non-
Tariff Measures on Global Value Chain Participation” (Ảnh hưởng của các biện pháp phi
thuế quan đối với sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu) đã tiến hành phân tích cắt ngang 19
ngành công nghiệp ở 30 quốc gia khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả biện pháp phi
thuế quan và biện pháp thuế quan đều có tác động tiêu cực đến sự tham gia vào chuỗi giá
trị toàn cầu (GVC) và biện pháp phi thuế quan có tác động đến GVC lớn hơn biện pháp
thuế quan. Từ đó, tác giả đề xuất cho chính phủ các quốc gia một số giải pháp giải nhằm
giảm chi phí thương mại từ các rào cản chính sách, đặc biệt là các biện pháp phi thương
mại; qua đó thúc đẩy sự tham gia vào các GVC giữa các quốc gia.
Robert E. Baldwin (1970) trong cuốn sách “Non-tariff distortions of international
trade” (Sự biến dạng của biện pháp phi thuế quan trong thương mại quốc tế) đã nhóm các
biện pháp phi thuế quan thành năm loại: hạn ngạch nhập khẩu và trợ cấp xuất khẩu, chính
sách mua sắm hạn chế của chính phủ, điều chỉnh thuế biên giới đối với thuế nội bộ, viện
trợ của chính phủ cho các nhóm trong nước và các rào cản kỹ thuật và hành chính đối với
thương mại; Phân tích tác động thực tiễn và cụ thể của các biện pháp phi thuế quan đối với
dòng chảy và giá cả thương mại, phúc lợi kinh tế của các quốc gia; Ước tính sự méo mó
thương mại kết hợp giữa các biện pháp thuế quan và phi thuế quan đối với Hoa Kỳ và
Vương quốc Anh.
Aaditya Mattoo, Ralf Peters và các cộng sự (2018) trong báo cáo “The unseen
impact of Non-Tariff Measures: Insight from a new database” (Tác động vô hình của các
biện pháp phi thuế quan: Một số quan niệm từ cơ sở dữ liệu mới) đã sử dụng mô hình kinh
tế lượng phân tích các biện pháp phi thuế quan thông qua bốn chỉ số: tần số, tỉ lệ bao phủ,
điểm phổ biến, cường độ điều tiết. Kết quả nghiên cứu cho thấy biện pháp phi thuế quan
liên kết với sự phát triển bền vững theo hai mặt. Thứ nhất, hầu hết các biện pháp phi thuế
quan được thiết kế để theo đuổi mục tiêu phi thương mại. Các biện pháp kỹ thuật được liên
kết trực tiếp với các mục tiêu xã hội và môi trường như thực phẩm an toàn, nước sạch, bảo

9
vệ khí hậu, hoặc tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm. Những biện pháp phi thuế quan này
giúp đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Thứ hai, tác động của biện pháp phi thuế quan
ảnh hưởng đến chi phí thương mại và tiếp cận thị trường. Do đó, thông qua tác động đối
với thương mại, biện pháp phi thuế quan ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và tính bền
vững của quốc gia.
Evelyn s. Devadason, Santha Chenayah (2011) trong bài báo “Proliferation of non-
tariff measures in China – Their relevance for ASEAN” (Sự phổ biến của các biện pháp phi
thuế quan ở Trung Quốc - Sự phù hợp của chúng đối với ASEAN) đã sử dụng mô hình
trọng lực tăng cường để ước tính tác động của các biện pháp phi thuế quan đối với xuất
khẩu song phương giữa các nước ASEAN và Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy
nhìn từ quan điểm của các nước ASEAN, các biện pháp phi thuế quan của Trung Quốc đã
làm giảm thương mại song phương, tăng chi phí kinh doanh cho các nhà xuất khẩu ASEAN,
giảm quy mô tiếp cận thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chứng minh
rằng việc xác định các biện pháp hạn chế thương mại cụ thể cho các ngành bị ảnh hưởng sẽ
giúp xác định các ưu tiên chính sách trong bối cảnh ASEAN - Trung Quốc.
2.2. Tài liệu nghiên cứu trong nước
Tác giả Nguyễn Bích Ngọc (2019) trong bài báo “Đo lường tác động của biện pháp
phi thuế quan Việt nam đối với nhập khẩu nông sản” đã chỉ ra rằng các biện pháp phi thuế
quan đang dần thay thế biện pháp thế quan trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và các
nước đang phát triển tập trung vào việc tìm ra giải pháp thích ứng với các biện pháp phi
thuế quan do các nước phát triển đặt ra mà coi nhẹ vai trò của biện pháp phi thuế quan trong
chính sách ngoại thương của quốc gia đó. Trong nghiên cứu này, tác giả đo lường tác động
của biện pháp phi thuế quan áp đặt bởi các nước đang phát triển đến dòng hàng hoá nhập
khẩu. Tác giả sử dụng mô hình trọng lực hấp dẫn cấu trúc, trong trường hợp nghiên cứu cụ
thể tại thị trường Việt Nam đối với hàng nông sản nhập khẩu. Kết quả ước lượng cho thấy
phương pháp ước lượng hợp lý cực đại (PPML) là phù hợp nhất với dữ liệu chéo theo sản
phẩm. Nghiên cứu chỉ ra rằng biện pháp phi thuế quan của Việt Nam đang có tác động tạo
thuận lợi thương mại với mức chưa đáng kể so với tác động của biện pháp thuế quan truyền
thống.
10
Tác giả Huỳnh Thị Diệu Linh, Hoàng Thanh Hiền, Lê Ngọc Phương Trầm (2019)
trong bài báo “Tổng hợp phương pháp ước lượng thuế suất tương đương của các biện pháp
phi thuế qua trong thương mại quốc tế” đã cung cấp thông tin tổng quan về các phương
pháp có thể sử dụng nhằm định lượng tác động của các biện pháp phi thuế quan trong
thương mại quốc tế. Tuy rằng có các cách tiếp cận khác nhau trong việc ước tính thuế suất
tương đương của các biện pháp phi thuế quan, các kết quả nghiên cứu đều cho thấy rằng
các biện pháp phi thuế quan có ảnh hưởng rõ rệt đến kim ngạch thương mại song phương.
Do đó, việc định lượng tác động của các biện pháp phi thuế quan là rất quan trọng trong
quá trình hội nhập thương mại quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là trong việc đàm phán và
ký kết các hiệp định thương mại tự do. Trong bài viết, nhóm tác giả sẽ tổng hợp và trình
bày mô hình cơ sở lý thuyết và các phương pháp tiếp cận trong tính toán ước tính thuế suất
tương đương của các biện pháp phi thuế quan dựa trên các nghiên cứu gần đây trên thế giới.
Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng áp dụng mô hình và ước lượng ước tính thuế suất tương
đương cho 22 ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam tới 53 đối tác thương mại chính. Kết
quả ước lượng phù hợp với các nghiên cứu trước đây trên thế giới và đã cung cấp bằng
chứng về tác động của các biện pháp phi thuế quan đến thương mại quốc tế.
Tác giả Dương Thị Thanh Thái (2019) trong luận văn “Nghiên cứu triển vọng xuất
khẩu trái cây tươi Việt Nam sang thị trường Canada – Áp dụng mô hình trọng lực” đã chỉ
ra thực trạng tiêu biểu của xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam giai đoạn 2001-2017, đo lường
được xu hướng và mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng. Trên cơ sở kế thừa các
nghiên cứu trước đó, tác giả chọn hướng tiếp cận bằng nghiên cứu định lượng ứng dụng
mô hình trọng lực. Trong đó phương pháp hồi quy với bộ dữ liệu bảng gồm 17 quốc gia đối
tác nhập khẩu trái cây tươi lớn nhất của Việt Nam qua 17 năm giai đoạn 2001-2017. Kết
quả ước lượng bằng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) cho thấy:
GDP Việt Nam, GDP Canada, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam, tỷ giá có
tác động cùng chiều; khoảng cách địa lý, khoảng cách trình độ phát triển kinh tế có tác động
nghịch chiều lên giá trị xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang Canada. Căn cứ xu hướng
và mức độ tác động của các nhân tố trong mô hình tác giả kiến nghị giải pháp lên cấp Nhà

11
nước, Cộng đồng doanh nghiệp và Người nông dân nhằm giúp đẩy mạnh xuất khẩu trái cây
tươi Việt Nam sang thị trường Canada đến năm 2023.
Tác giả Đoàn Ngọc Thắng và Lê Thị An (2019) trong bài báo “Tác động của các
biện pháp phi thuế quan tới xuất khẩu của Việt Nam” đã sử dụng phương pháp nghiên cứu
định lượng là mô hình trọng lực để đánh giá tác động của các biện pháp phi thuế quan tới
hoạt động xuất khẩu của Việt Nam với 28 quốc gia thương mại lớn trong giai đoạn 1999 –
2017. Hai tác giả đã đo lường tác động của các biện pháp phi thuế quan thông qua ba chỉ
số: độ bao phủ, độ thường xuyên và độ thịnh hành. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy
rằng để tăng cường xuất khẩu hàng hóa, Việt Nam cần hạn chế các tác động của các biện
pháp phi thuế quan.
Tác giả Nguyễn Bích Ngọc (2020) trong luận án “Nghiên cứu tác động biện pháp
phi thuế quan của Việt Nam đối với hàng nông sản nhập khẩu” đã tiến hành đánh giá tác
động của biện pháp kiểm định động thực vật (SPS) và hàng rào kỹ thuật trong thương mại
(TBT) thông qua hai phương pháp chính là phỏng vấn sâu và kiểm định Heckman hai bước.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các BPPTQ được ban hành của Việt Nam đã tuân theo chuẩn
mực quốc tế, tương thích khá cao với hệ thống BPPTQ hiện hành trên thế giới; tuy nhiên,
các BPPTQ này lại bảo hộ quá chặt chẽ so với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam…
Từ đó, tác giả đưa ra 3 nhóm giải pháp nhằm quản lý hiệu quả hàng nông sản nhập khẩu
như: hoàn thiện các văn bản pháp luật theo phương hương đơn giản, minh bạch, hài hòa
giữa tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế; kiểm soát phòng ngừa rủi ro, thanh tra, kiểm tra giám
sát, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc truy xuất nguồn gốc.
2.3. Khoảng trống nghiên cứu
Trên thế giới, việc nghiên cứu và ước lượng tác động của biện pháp phi thuế quan
chỉ mới xuất hiện trong những năm gần đây do không đủ các dữ liệu cơ sở phục vụ cho việc
ước lượng. Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác động của các biện pháp phi thuế quan đén
thương mại đã tương đối đa dạng với nhiều phương pháp và mô hình lý thuyết khác nhau
như: phương pháp tiếp cận về giá và tiếp cận về số lượng, phương pháp ước tính thuế suất
tương đương, mô hình thương mại truyền thống tại quốc gia nhập khẩu tuân theo quy luật
của hàm lợi ích với độ co giãn thay thế không đổi… Trong đó, hầu hết các nghiên cứu đều
12
theo ba chủ đề chính là phân tích mối quan hệ giữa nước nhập khẩu áp đặt biện pháp phi
thuế quan với nước xuất khẩu phải thực hiện các yêu cầu biện pháp phi thuế quan; vai trò
của các biện pháp phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế; mức độ áp dụng biện
pháp phi thuế quan tại các quốc gia.
Các nghiên cứu trong nước hiện nay tập trung vào tác động của các biện pháp phi
thuế quan tới xuất nhập khẩu của Việt Nam với chủ yếu là cac nước phát triển trên thế giới;
trong đó tập trung vào các nước ký hiệp định ký hiệp định thương mại tự do “thế hệ mới”
với Việt Nam.
Như vậy, có thể khẳng định lại rằng: các nghiên cứu trên còn hoặc là đang đi nghiên
cứu về các rào cản chung hoặc là một, một vài rào cản cụ thể ở một số ngành hàng ở một
thị trường nhất định. Không có hoặc có rất ít nghiên cứu nghiên cứu sâu sắc, cụ thể về biện
pháp phi thuế của Trung Quốc, áp dụng đối với trái cây tươi nhập khẩu từ Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu của bài nghiên cứu là làm rõ tác động của các biện pháp phi thuế quan của
Trung Quốc tới hoạt động xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam vào thị trường này; từ đó,
đưa ra một số giải pháp ứng phó với các biện pháp phi thuế quan nhằm đẩy mạnh xuất khẩu
trái cây tươi của Việt Nam sang Trung Quốc.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu chung, tác giả đề ra bốn mục tiêu cụ thể cho đề tài này:
- Hệ thống các cơ sở lý luận liên quan đến các biện pháp phi thuế quan của Trung
Quốc đối với trái cây tươi nhập khẩu từ Việt Nam.
- Phân tích thực trạng xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam vào thị trường Trung
Quốc trong những năm gần đây.
- Đánh giá những thành tựu đạt được, những khó khăn mà Việt Nam gặp phải khi
ứng phó với biện pháp phi thuế quan của Trung Quốc trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng ứng phó với biện pháp phi thuế
quan của Trung Quốc cho các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam và các
cơ quan nhà nước.
13
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các biện pháp phi thuế quan mà Trung Quốc áp
dụng đối với trái cây tươi nhập khẩu chính ngạch từ việt Nam.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Phạm vi nội dung
Với đề tài đã chọn, em đã tổng hợp các nội dung liên quan đến cơ sở lý luận và thực
tiễn về biện pháp phi thuế quan, hoạt động xuất khẩu trái cây tươi. Từ những hiểu biết đó,
em tiến hành phân tích các biện pháp phi thuế quan của Trung Quốc đối với trái cây tươi
nhập khẩu từ Việt Nam và các giải pháp ứng phó của Nhà nước cũng như các doanh nghiệp
Việt Nam. Trong đó, do nguồn lực có hạn, bài nghiên cứu tập trung vào 9 mặt hàng trái cây
xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc gồm: thanh long, dưa hấu, vải, nhãn,
chuối, xoài, mít, chôm chôm và măng cụt.
5.2. Phạm vi không gian
Bài nghiên cứu nghiên cứu biện pháp phi thuế quan của Trung Quốc đối với trái cây
tươi nhập khẩu từ Việt Nam.
5.3. Phạm vi thời gian
Bài nghiên cứu tập trung vào khoảng thời gian từ năm 2014 – 2019.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu: Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập dữ
liệu thứ cấp dựa trên cơ sở dữ liệu và số liệu thống kê của Việt Nam và Trung Quốc về cơ
sở lý luận về biện pháp phi thuế quan, tình hình thị trường, kim ngạch xuất khẩu trái cây
tươi, các quy định về biện pháp phi thuế quan của Trung Quốc.
Phương pháp phân tích dữ liệu: Bài nghiên cứu phân tích và tổng hợp các số liệu
thống kê đã qua xử lý và các biểu đồ để thấy rõ hơn đặc trưng, xu hướng, quy mô… của
hiện tượng, nội dung, vấn đề nghiên cứu; bên cạnh đó, so sánh hoạt động xuất khẩu trái cây
tươi của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc qua các năm, từ đó thấy rõ ảnh hưởng của
các biện pháp phi thuế quan của Trung Quốc tới hoạt động xuất khẩu trái cây tươi của Việt
Nam.

14
7. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, hình,
danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm những chương sau đây:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về biện pháp phi thuế quan của Trung Quốc
đối với trái cây tươi nhập khẩu từ Việt Nam
- Chương 2: Thực trạng biện pháp phi thuế quan của Trung Quốc đối với trái cây
tươi nhập khẩu từ Việt Nam
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm ứng phó với biện pháp phi thuế quan của Trung
Quốc đối với mặt hàng trái cây tươi xuất khẩu Việt Nam

15
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN
CỦA MỸ ĐỐI VỚI MẶT HÀNG TÔM
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Khái niệm về biện pháp phi thuế quan
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về biện pháp phi thuế quan (NTMs). Mỗi tổ chức
có một định nghĩa riêng về NTMs, trong đó có những khái niệm được sử dụng phổ biến và
rộng rãi của các tổ chức uy tín trên thế giới như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ
chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD),… Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại
và Phát triển (UNCTAD) định nghĩa , “các biện pháp phi thuế quan là các biện pháp chính
sách – khác với thuế quan thông thường – có khả năng có tác động kinh tế đối với thương
mại hàng hóa quốc tế, thay đổi số lượng giao dịch hoặc giá cả hoặc cả hai.” Đây là một
định nghĩa tương đối rộng, xác định NTMs là bất kỳ biện pháp nào, có tác động tích cực
hay tiêu cực lên việc trao đổi thương mại, hàng hoá giữa các quốc gia.
Tuy nhiên, cũng có một số định nghĩa hẹp hơn về NTMs, trong đó chỉ tập trung đến
khía cạnh tiêu cực của NTMs. Ví dụ, OECD đưa ra định nghĩa về NTMs là các biện pháp
không phải các biện pháp thuế quan và “có tác động hạn chế thương mại”. Định nghĩa này
đề cập đến NTMs như là rào cản hơn là biện pháp. Bởi rất nhiều các biện pháp NTMs gây
ra rào cản với thương mại nên đôi khi còn được gọi là các rào cản phi thuế quan (non-tariff
barriers - NTBs).
Nhìn từ lập trường lợi ích kinh tế chung của thế giới, nhà kinh tế học Baldwin đưa
ra một định nghĩa về rào cản phi thuế quan: “Một sự biến dạng phi thuế quan là bất kỳ một
biện pháp (thuộc khu vực nhà nước hay tư nhân) nào khiến các hàng hoá và dịch vụ trong
mua bán quốc tế hoặc mọi nguồn lực dành cho việc sản xuất hàng hoá và dịch vụ đó, sẽ
được phân bổ theo cách như thế nào đó nhằm giảm tiềm năng thực sự của thế giới”.
Như vậy, hiểu một cách đơn giản, biện pháp phi thuế quan là những biện pháp ngoài
thuế quan, liên quan hoặc ảnh hưởng đến sự luân chuyển hàng hóa giữa các nước và vùng
lãnh thổ trên thế giới. Trong khi đó "các hàng rào phi thuế quan là các biện pháp phi thuế
quan cản trở việc buôn bán mà không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học và tính công bằng".
Do vậy, sự khác biệt là NTMs bao gồm các biện pháp rộng hơn NTBs. Các biện pháp này
16
do Chính phủ ban hành, mang tính phân biệt đối xử để ưu tiên hơn cho nhà cung ứng trong
nước so với nước ngoài. Trong diễn biến ngày càng phức tạp của thương mại quốc tế ngày
nay, việc hiểu rõ và chính xác “thế nào là biện pháp phi thuế quan?” là một điều quan
trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu và tiến độ công việc của các
doanh nghiệp có liên quan.
1.1.2. Khái niệm về trái cây
Mặt hàng trái cây được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO)
định nghĩa như sau: Trái cây bao gồm các loại trái và quả mọng được đặc trưng bởi hương
vị ngọt ngào (trừ một số ngoại lệ). Hầu hết đều là cây trồng lâu năm, chủ yếu mọc từ cây,
bụi rậm và cây bụi, cũng như dây leo hoặc từ cọ (như trái dừa). Quả và quả mọng mọc trên
cành, thân hoặc thân cây, thường mọc đơn lẻ nhưng đôi khi nhóm thành chùm hoặc bụi.
Cây trồng thương mại thường được trồng trong các nông trại, đồn điều, nhưng một lượng
lớn trái cây cũng được thu thập từ các cây mọc dại. Dưa và dưa hấu dù thường được coi là
trái cây nhưng FAO nhóm chúng với rau vì chúng là cây trồng và thu hoạch như rau. Trái
cây chứa hàm lượng nước rất cao, khoảng 70-90% trọng lượng; chứa nhiều vitamin, khoáng
chất và axit hữu cơ; một số loại có hàm lượng chất xơ cao. Trái cây rất dễ hỏng. Thời hạn
sử dụng của chúng có thể được kéo dài thông qua sử dụng hóa chất ức chế phát triển và
kiểm soát nhiệt độ, áp suất và độ ẩm môi trường sau khi được thu hoạch. FAO liệt kê 36
loại cây ăn quả chính. Mã và tên của mỗi loại được liệt kê dưới bảng sau đây:
Bảng 1.1: Các loại trái cây chính theo định nghĩa của FAO

17
Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc
Trong Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (HS CODE) – hệ thống tiêu
chuẩn hóa quốc tế của Tổ chức hải quan thế giới về tên gọi và mã số, với mục đích phân
loại hàng hóa được buôn bán trên phạm vi toàn thế giới– trái cây được phân vào Chương
8: Quả và quả hạch (Nuts) ăn được.
Bảng 1.2: Trái cây theo Hệ thống hài hòa mô tả và mã hàng hóa

18
Nguồn: Tổ chức hải quan thế giới
Trái cây nhiệt đới: Theo Tổ chức Trái cây nhiệt đới quốc tế (International Tropical
Fruit Network), trái cây nhiệt đới được định nghĩa là những loại được trồng ở vùng nóng
ẩm, trong khu vực nằm giữa Chí tuyến Bắc và Chí tuyến Nam. Trái cây nhiệt đới được
trồng bao phủ hầu hết các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Á, châu Phi, Trung
Mỹ, Nam Mỹ, Caribbean và châu Đại Dương, đa dạng các chủng loại như: Nhãn, vải, chôm
chôm, thanh long, mít, me, mãng cầu, ổi, xoài, măng cụt, sầu riêng, chuối, dưa, dừa, dứa,
mận, bưởi, chanh leo, đu đủ, khế ….Với mục đích cung cấp thực phẩm và chất dinh dưỡng,
FAO và Tổ chức Y tế Thế giới kiến nghị tiêu thụ trái cây nhiệt đới cho chế độ ăn uống giúp
cân bằng và phòng tránh các vấn đề về tim mạch, tiểu đường và một số loại ung thư.
19
Trái cây nhiệt đới chính được giao dịch toàn cầu như chuối, xoài, dứa, bơ và đu đủ,
ổi, chôm chôm, sầu riêng, mít, thanh long và chanh dây được trồng đại trà và phổ biến.
Dữ liệu xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam sang các nước thu thập từ nghiên cứu
này sẽ được lấy từ nguồn UN Comtrade dựa trên Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng
hóa (phiên bản 1996) vì đây là hệ thống được thống nhất trên toàn thế giới sẽ cho ra kết quả
có ý nghĩa cao.
1.2. Phân loại biện pháp phi thuế quan
UNCTAD phân các biện pháp NTM thành 2 nhóm: i) Các biện pháp phi thuế quan
liên quan đến nhập khẩu và ii) Các biện pháp phi thuế quan liên quan đến xuất khẩu. Mỗi
nhóm sau đó được phân chia thành các nhóm nhỏ hơn, được liệt kê ở bảng dưới đây. Tuy
nhiên, cần lưu ý rằng: cách phân loại này không đánh giá tính hợp pháp, tính thỏa đáng,
tính cần thiết hoặc tính phân biệt đối xử của bất kỳ hình thức can thiệp chính sách nào được
sử dụng trong thương mại quốc tế.
Bảng 1.3: Phân loại các biện pháp phi thuế quan
A Các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS)
Biện pháp
B Các hàng rào kỹ thuật với thương mại (TBT)
kỹ thuật
C Kiểm tra trước khi giao hàng và các thủ tục khác
D Các biện pháp phòng vệ thương mại
Cấp phép không tự động, hạn ngạch, biện pháp cấm và các biện pháp
E
kiểm soát chất lượng khác với SPS hoặc TBT
F Các biện pháp kiểm soát giá, bao gồm các loại thuế và phí bổ sung
Nhập G Các biện pháp tài chính
khẩu H Các biện pháp ảnh hưởng đến cạnh tranh
Biện pháp
I Các biện pháp liên quan đến thương mại
phi kỹ thuật
J Hạn chế phân phối
K Hạn chế về dịch vụ sau bán hàng
L Trợ cấp (trừ trợ cấp xuất khẩu)
M Hạn chế mua sắm chính phủ
N Sở hữu trí tuệ
O Quy tắc xuất xứ
Xuất khẩu P Các biện pháp liên quan đến xuất khẩu

Nguồn: UNCTAD (2018)

20
Theo cuốn “International classification non-tariff measures” phiên bản 2019
(UNCTAD, 2019), các chương từ A đến P được chia thành những nhóm nhỏ, cụ thể như
sau:
1.2.1. Các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS)

Các biện pháp được áp dụng để bảo vệ cuộc sống của con người hoặc động vật khỏi
các rủi ro phát sinh từ các chất phụ gia, chất gây ô nhiễm, độc tố hoặc sinh vật gây bệnh
trong thực phẩm, để bảo vệ cuộc sống của con người khỏi thực vật-hoặc các bệnh do động
vật; để bảo vệ động vật hoặc thực vật khỏi sâu bệnh, bệnh tật hoặc gây bệnh sinh vật; để
ngăn chặn hoặc hạn chế thiệt hại khác đối với một quốc gia từ sự xâm nhập, thành lập hoặc
lây lan của sâu bệnh; và để bảo vệ đa dạng sinh học. Các biện pháp được phân loại theo
mục A1 đến A6 là các quy định kỹ thuật, trong khi các biện pháp từ A8 là thủ tục đánh giá
sự phù hợp liên quan đến các quy định.
A1. Cấm /hạn chế nhập khẩu đối với vệ sinh và lý do kiểm dịch thực vật (A11, A12,
A13, A14, A15, A19).
A2. Giới hạn dung sai cho dư lượng và hạn chế sử dụng chất (A21, A22).
A3. Yêu cầu ghi nhãn, đánh dấu và đóng gói (A31, A32, A33).
A4. Yêu cầu vệ sinh liên quan đến vệ sinh và điều kiện kiểm dịch thực vật (A41,
A42, A49) A5. Điều trị để loại bỏ sâu bệnh thực vật và động vật và các sinh vật gây bệnh
trong sản phẩm cuối cùng hoặc cấm điều trị (A51, A52, A53, A59).
A6. Các yêu cầu khác liên quan đến sản xuất hoặc sau quy trình sản xuất (A61, A62,
A63, A64, A69).
A8. Đánh giá sự phù hợp liên quan đến vệ sinh và điều kiện kiểm dịch thực vật (A81,
A82, A83, A84, A85, A86, A89).
A9. Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật không phải nơi nào khác được chỉ
định.
1.2.2. Các rào cản kỹ thuật với thương mại (TBT)

Các biện pháp được phân loại theo chương B1 phải là kết quả của việc thực thi quy
định kỹ thuật hoặc một thủ tục đánh giá sự phù hợp. Các biện pháp được phân loại theo B2

21
đến B7 là kỹ thuật quy định, trong khi những quy định dưới B8 là quy trình đánh giá sự
phù hợp của họ. Trong số quy định kỹ thuật, những quy định trong B4 có liên quan đến quy
trình sản xuất, trong khi những quy định khác được áp dụng trực tiếp đến sản phẩm.
B1. Ủy quyền nhập khẩu/ cấp phép liên quan đến các rào cản kỹ thuật đối với thương
mại (B14, B15, B19).
B2. Giới hạn dung sai đối với dư lượng và hạn chế sử dụng chất (B21, B22).
B3. Yêu cầu ghi nhãn, đánh dấu và đóng gói (B31, B32, B33).
B4. Yêu cầu sản xuất hoặc sau sản xuất (B41, B42, B49).
B6. Yêu cầu nhận dạng sản phẩm.
B7. Yêu cầu về chất lượng, an toàn hoặc hiệu suất sản phẩm.
B8. Đánh giá sự phù hợp liên quan đến các rào cản kỹ thuật đối với buôn bán (B81,
B82, B83, B84, B85, B89).
B9. Rào cản kỹ thuật đối với các biện pháp thương mại không phải nơi nào khác
được chỉ định.
1.2.3. Kiểm tra trước khi giao hàng và các thủ tục khác

Đây là nhóm biện pháp kỹ thuật cuối cùng liên quan đến nhập khẩu. Bao gồm:
C1. Kiểm tra trước khi giao hàng
C2. Yêu cầu giao hàng trực tiếp
C3. Yêu cầu về nhập cảnh vào các cảng chỉ định
C4. Các biện pháp giám sát nhập khẩu và cấp phép nhập khẩu tự động là các biện
pháp hành chính mà giám sát giá trị hoặc số lượng hàng nhập khẩu.
C9. Các biện pháp chưa được phân loại cụ thể.
1.2.4. Các biện pháp phòng vệ thương mại

Đây là các biện pháp được đặt ra để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực từ thương
mại không công bằng gồm các nhóm biện pháp nhỏ:
D1. Các biện pháp chống bán phá giá (D11, D12, D13).
D2. Các biện pháp chống trợ cấp (D21, D22, D23).
D3. Các biện pháp bảo hộ.

22
1.2.5. Cấp phép không tự động, hạn ngạch, biện pháp cấm và các biện pháp kiểm
soát chất lượng khác SPS hoặc TBT
E1. Các biện pháp cấp phép không tự động (E11, E12).
E2. Hạn ngạch (E21, E22, E23).
E3. Cấm (E31, E32).
E5. Hiệp định hạn chế xuất khẩu (E51, E59).
E6. Hạn ngạch thuế quan (E61, E62, E69).
E9. Các biện pháp kiểm soát số lượng khác.
1.2.6. Biện pháp kiểm soát giá, bao gồm thuế và phụ phí

F1. Biện pháp hành chính ảnh hưởng đến giá trị hải quan (F11, F12, F19).
F2. Hạn chế giá xuất khẩu tự nguyện
F3. Phí biến đổi (F31, F32, F39)
F4. Phụ phí hải quan
F5. Nhiệm vụ theo mùa
F6. Thuế và phí bổ sung liên quan đến dịch vụ do Chính phủ cung cấp (F61, F62,
F63, F64, F65, F66, F67, F68, F69).
F7. Thuế và phí nội bộ đánh vào hàng nhập khẩu (F71, F72, F73, F79).
F8. Định giá hải quan.
F9. Các biện pháp kiểm soát giá, không được chỉ định ở nơi khác.
1.2.7. Biện pháp tài chính

G1. Yêu cầu thanh toán trước (G11, G12, G13, G14, G19).
G2. Tỷ giá hối đoái đa dạng
G3. Quy định về phân bổ ngoại hối chính thức (G31, G32, G33).
G4. Các quy định của liên quan đến các điều khoản thanh toán cho hàng nhập khẩu
G9. Các biện pháp tài chính khác.
1.2.8. Biện pháp cạnh tranh ảnh hưởng

H1. Doanh nghiệp nhà nước, nhập khẩu; chọn lọc khác kênh nhập khẩu (H11, H19).
H2. Sử dụng bắt buộc các dịch vụ quốc gia (H21, H22, H29).
23
H9. Các biện pháp ảnh hưởng đến cạnh tranh khác.
1.2.9. Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại

I1. Các biện pháp về hàm lượng nội địa


I2. Các biện pháp cân bằng thương mại.
I9. Các biện pháp khác.
1.2.10. Hạn chế phân phối

J1. Hạn chế đối với việc bán sản phẩm (J21, J22).
J9. Các biện pháp hạn chế phân phối khác.
1.2.11. Hạn chế dịch vụ sau bán hàng

K1. Các biện pháp hạn chế hoặc cấm tiếp cận các kênh dịch vụ sau bán hàng nội địa.
K2. Các biện pháp hạn chế hoặc cấm thiết lập các kênh dịch vụ sau bán của chính
doanh nghiệp xuất khẩu.
K9. Các biện pháp hạn chế dịch vụ sau bán khác.
1.2.12. Trợ cấp (trừ trợ cấp xuất khẩu)
Một biện pháp hoặc thực hành bởi bất kỳ cấp chính phủ nào liên quan đến chuyển
nhượng tài chính cho một người thụ hưởng hoặc một nhóm người thụ hưởng có thể tạo ra
hoặc có khả năng tạo ra một lợi thế cho những người thụ hưởng. Các biện pháp hoặc thực
hành như vậy có thể được nhóm thành hai loại: hỗ trợ cho các doanh nghiệp, bao gồm các
doanh nghiệp gia đình (phần L1 đến L5) và hỗ trợ cho người tiêu dùng cuối cùng, cá nhân
hoặc hộ gia đình (phần L6 đến L9).
L1. Chuyển quỹ (chuyển tiền) bởi Chính phủ cho một doanh nghiệp (L11, L12, L13,
L14, L15).
L2. Quy định giá.
L3. Chuyển rủi ro (từ doanh nghiệp) sang Chính phủ (L31, L32).
L4. Nguồn thu của Chính phủ (từ doanh nghiệp) bị mất hay không được thu (L41,
L42).
L5. Chuyển giao bằng hiện vật (phi tiền tệ) (cho doanh nghiệp) (L51, L52, L53).

24
L6. Chuyển quỹ (chuyển tiền) bởi Chính phủ (cho người tiêu dùng cuối cùng, cá
nhân hoặc hộ gia đình) để mua hàng hóa cụ thể (L61, L62).
L7. Doanh thu chính phủ (bởi một người tiêu dùng cuối cùng, cá nhân hoặc hộ gia
đình) đã bị mất hoặc không được thu thập (không có chuyển tiền) (L71).
L8. Mua hoặc cung cấp hàng hóa của Chính phủ (L81, L82).
L9. Hỗ trợ cho người tiêu dùng hoặc nhà sản xuất không phải nơi nào khác được chỉ
định.
1.2.13. Hạn chế mua sắm Chính phủ
M1. Hạn chế tiếp cận thị trường (M11, M12, M13, M14, M19).
M2. Ưu đãi giá trong nước (M21, M22, M23, M29).
M3. Giảm giá (M31, M32, M33, M34, M39).
M4. Hạn chế tài sản thế chấp (M41, M43, M44, M49).
M5. Tiến hành mua sắm (M51, M52, M53, M54, M55, M56, M57, M59).
M6. Tiêu chuẩn chất lượng (M61, M62, M63, M64, M69).
M7. Tiêu chuẩn đánh giá (M71, M72, M73, M79).
M8. Xem xét và cơ chế khiếu nại (M81, M82, M83, M84, M85, M86).
M9. Minh bạch và truy cập thông tin (M91, M92, M99).
1.2.14. Sở hữu trí tuệ
Chương này đề cập đến các đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới thương
mại và cũng mô tả khung pháp lý về tính đủ điều kiện và bảo trì, kiệt sức và việc thực thi
quyền sở hữu trí tuệ. Chúng sẽ được thu thập trong cơ sở dữ liệu, không có mã sản phẩm.
N1. Đủ điều kiện và bảo trì (N11, N12, N13, N14, N15).
N2. Ngăn chặn (N21, N22, N23, N24, N25).
N3. Cưỡng chế (N31, N32, N33, N34, N35).
N9. Sở hữu trí tuệ không được chỉ định ở nơi khác.
1.2.15. Quy tắc xuất xứ
O1. Quy tắc ưu tiên xuất xứ (O11, O12, O13).
O2. Quy tắc xuất xứ không ưu đãi (O21, O22).
O9. Quy tắc xuất xứ không được chỉ định ở nơi khác.

25
1.2.16. Các biện pháp liên quan đến xuất khẩu
Các biện pháp áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu của Chính phủ nước xuất khẩu.
P1. Các biện pháp xuất khẩu liên quan đến vệ sinh và kiểm dịch thực vật và các rào
cản kỹ thuật đối với thương mại (P11, P12, P13, P14, P15, P16, P17, P19).
P2. Thủ tục xuất khẩu (P21, P22, P29).
P3. Giấy phép xuất khẩu, hạn ngạch xuất khẩu, cấm xuất khẩu và các hạn chế khác
ngoài vệ sinh dịch tễ và rào cản kỹ thuật đối với thương mại.
1.3. Tác động của biện pháp phi thuế quan trong thương mại quốc tế
1.3.1. Tác động tích cực
Thứ nhất, biện pháp phi thuế quan giúp giải quyết những vấn đề toàn cầu liên quan
đến sức khoẻ con người, động thực vật và môi trường. Các biện pháp phi thuế quan đóng
một vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu như xử lý khủng hoảng
kinh tế, ô nhiễm môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong những tình huống khủng
hoảng kinh tế, những biện pháp khẩn cấp được áp dụng ngay lập tức và có hiệu quả tức thời
nhằm ngăn chặn sự thiệt hại lây lan có hệ thống. Với vấn đề biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi
trường, các quốc gia, đặc biệt là những nước phát triển khuyến khích sử dụng các biện pháp
phi thuế quan (nhất là biện pháp dịch động thực vật và quy chuẩn kỹ thuật) nhằm quản lý
các tác nhân gây hại cho môi trường và hệ sinh thái trong quá trình khai thác, sản xuất như
thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh, nước thải… NTMs có thể được áp dụng do các nguyên
nhân chính đáng như bảo vệ sức khoẻ, sự an toàn của con người và động thực vật. Do được
sử dụng đơn thuần với mục đích phi thương mại như vậy nên nhiều biện pháp NTMs được
WTO và nhiều hiệp định Thương mại tự do công nhận.
Thứ hai, biện pháp phi thuế quan gia tăng nhận thức của người tiêu dùng và thay
đổi hành vi tiêu dùng liên quan đến thuộc tính an toàn, chất lượng sản phẩm. Đời sống xã
hội được nâng cao, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng và độ an toàn của
sản phẩm hơn là giá thành của nó. Nhưng không chỉ là chất lượng, họ còn quan tâm đến
quy trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc, tác động trong quy trình sản xuất, tiêu dùng đến
môi trường và phúc lợi xã hội. Các biện pháp phi thuế quan một mặt đảm bảo những yêu

26
cầu trên đối với sản phẩm khi đến với tay người tiêu dùng. Mặt khác, chính người tiêu dùng
lại là đối tượng trực tiếp quy định những yêu cầu của biện pháp phi thuế quan.
Thứ ba, biện pháp phi thuế quan không phân biệt đối xử tạo động lực cho những
nhà sản xuất, xuất nhập khẩu nâng cao năng lực kinh doanh, phát triển sản xuất và có tác
dụng tăng cường thương mại giữa các quốc gia. Bởi vì khi quốc gia nhập khẩu yêu cầu tiêu
chuẩn cao với hàng hóa nhập khẩu, các công ty xuất khẩu cần nâng cấp việc sản xuất của
họ. Kết quả là, sản phẩm của họ sẽ có chất lượng tốt hơn và có khả năng tiếp cận nhiều thị
trường hơn và tạo ra nhiều hơn nhuận hơn (VCCI, 2019). Các nhà sản xuất phải gia tăng
liên kết trong chuỗi cung ứng của mình nhằm đảm bảo yêu cầu về chất lượng đồng bộ cũng
như các yêu cầu liên quan đến quy tắc xuất xứ. Với xu hướng toàn cầu hoá và sản xuất
trong một thời đại công nghệ, điều mà các doanh nghiệp nên hướng tới là tận dụng công
nghệ thông tin và các kỹ thuật mới, tăng cường trao đổi thông tin cũng như phản hồi để đáp
ứng được các NTM. Thông qua đó, các nhà sản xuất đã tự nâng cao năng lực sản xuất, hiệu
quả hoạt động kinh doanh.
1.3.2. Tác động tiêu cực
Thứ nhất, biện pháp phi thuế quan có tác động cản trở thương mại đến việc gia nhập
thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu. Trên bình diện toàn cầu, NTMs đang thay thế
các biện pháp thuế quan để trở thành hàng rào đáng kể nhất đối với thương mại hàng hóa
(VCCI, 2019). Một minh chứng cụ thể chứng minh điều này là NTM hiện đang ảnh hưởng
đến khoảng 58% thương mại ở châu Á- Thái Bình Dương (Uyên, 2019). Việc áp dụng
NTMs tạo ra các chi phí cho doanh nghiệp, bao gồm chi phí thực thi, chi phí tìm nguồn
cung ứng và chi phí thích ứng quy trình. Những chi phí này ảnh hưởng đến dòng chảy
thương mại và cấu trúc thị trường (Nguyễn, 2017). Theo thống kê của báo cáo tiêu đề
"Thương mại và Đầu tư châu Á-Thái Bình Dương 2019" (APTIR), chỉ riêng chi phí cho
các biện pháp NTMs đã lên tới 1,6% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), khoảng 1.400 tỷ USD
trên toàn cầu (Uyên, 2019). Chi phí của doanh nghiệp tăng do việc phải chứng nhận an toàn
của sản phẩm, chi phí sản xuất tăng để đáp ứng quy chuẩn, chưa kể vào đó các chi phí ngầm
trong quá trình kiểm dịch và quy trình hải quan ở các nước khác nhau. Trong điều kiện các

27
quy định này chênh lệch giữa các quốc gia, việc vượt qua những biện pháp này càng khó
khăn hơn nữa, điều đó cản trở khả năng tiếp cận thị trường của doanh nghiệp.
Thứ hai, biện pháp phi thuế quan được áp dụng với mục đích bảo hộ thương mại.
NTMs được sử dụng với vai trò tiếp tục bảo vệ các ngành kinh tế trọng điểm mặc dù tự do
hóa thuế quan đang diễn ra sâu rộng trong các khuôn khổ hợp tác song phương, khu vực và
đa phương. Sự gia tăng việc sử dụng NTMs hiện đang tạo ra những quan điểm khác nhau
giữa tác động về kinh tế của các công cụ chính sách liên quan đến NTMs và những tác động
tiềm ẩn của chính sách tới phát triển bền vững. Các nhà hoạch định chính sách tại các nước
đang phát triển cho rằng, NTMs có thể ảnh hưởng đến tiềm năng xuất khẩu và cần phải xây
dựng chính sách “đáp trả” phù hợp. Mặc dù việc áp dụng NTMs thông thường để giải quyết
các quan ngại không mang tính thương mại như môi trường hay bảo vệ người tiêu dùng,
nhưng các biện pháp này có thể chuyển hướng mang tính bảo hộ, phân biệt và hạn chế
thương mại. Quốc gia nhập khẩu cố tình làm cho những biện pháp phi thuế quan ngày càng
trở trên phức tạp và khó dự báo hơn, mục đích cuối cùng là để các doanh nghiệp xuất khẩu
không thể vượt qua được những rào cản đó và bảo hộ nền sản xuất trong nước. Lý thuyết
về mô hình trọng lực trong thương mại quốc tế.
1.4. Đặc tính của trái cây tươi
Trái cây tươi Việt Nam khá phong phú và đa dạng. Nhìn chung, trái cây tươi xuất
khẩu của Việt Nam có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, trái cây chịu ảnh hưởng rất lớn từ điều kiện tự nhiên như thổ nhưỡng, khí
hậu, địa hình, nguồn nước… Do đây là những nhân tố tác động trực tiếp đến sinh trưởng
và phát triển, qua đó gián tiếp đến năng suất, hương vị, độ ngon và về sau là giá cả và khả
năng cung ứng nguồn hàng.
Thứ hai, sản xuất trái cây mang tính thời vụ. Đối với từng loại trái cây, người nông
dân sẽ phải tiến hành gieo trồng, sản xuất và thu hoạch theo từng thời điểm để đảm bảo
sinh trưởng và phát triển tốt nhất cho cây trồng đó. Chất lượng trái cây cũng có sự biến
động nhất định theo mùa vụ. Vào chính vụ thì sản lượng lớn, hàm lượng dinh dưỡng cao,
chất lượng đồng đều và giá thành rẻ hơn và ngược lại. Đơn cử như trái thanh long là loại
cây nhiệt đới, phù hợp khí hậu nắng nóng, giỏi chịu hạn, kém chịu úng, thích hợp trồng

28
khoảng tháng 10-11 dương lịch. Nếu trồng cây nghịch vụ thì phải chong đèn, cây mới có
thể trổ hoa kết trái.
Thứ ba, sản xuất trái cây mang tính địa phương. Mỗi loại trái cây phù hợp phát triển
với những vùng khác nhau. Ví dụ như hiện nay, tại Việt Nam, mặc dù cây bơ đã có thể
trồng được tại nhiều vùng miền, nhưng để cho sản lượng nhiều, năng suất cao và chất lượng
thì chỉ có vùng Tây Nguyên mới phù hợp hơn cả, do nhiều đất đỏ Bazan dày tầng, thoát
nước tốt. Hoặc như cây thanh long thích hợp trồng ở vùng đất cao (như Bình Thuận, Vũng
Tàu, Đồng Nai), đất xám, đất phù sa, đất đỏ. Đối với những vùng đất thấp như Tiền Giang,
Long An cũng có thể trồng nhưng cần phải chú trọng thoát nước, liếp mô trước khi trồng.
Nhãn lồng thì hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở Hưng Yên nên trồng ở vùng này thì sản phẩm
mang hương vị thơm ngon nhất. Chính vì vậy ý tưởng về chỉ dẫn địa lý để khẳng định tính
đặc sản của mỗi loại trái cây sẽ là một trong những cách tiếp thị hiệu quả để người tiêu
dùng thế giới định hình nhận thức sản phẩm của Việt Nam cũng như chiến lược hình thành
vùng nguyên liệu tập trung. Hiện tại Việt Nam có những thương hiệu trái cây nổi tiếng gắn
liền với địa phương và được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ KH-CN&MT cấp giấy chứng
nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa như Vải thiều Lục Ngạn, nhãn lồng Hưng Yên, Xoài Cát
Hòa Lộc (Tiền Giang), Vú sữa Lò Rèn (Vĩnh KimTiền Giang), Bưởi Da Xanh (Mỹ Thạnh
An- Bến Tre), Sầu Riêng Ri6 (Vĩnh Long), Thanh long Bình Thuận, Quýt hồng (Đồng
Tháp), Dưa hấu Long An...
Thứ tư, trái cây có đặc tính tươi sống, trong quá trình thu hoạch và vận chuyển rất
dễ bị hư hỏng, dập nát, kém phẩm chất. Khi thu hoạch và phân phối cần phân loại, phân
chia để bảo quản và chọn phương thức kinh doanh cho phù hợp đặc điểm từng loại, hạn chế
rủi ro đến mức tối thiểu.
Thứ năm, trái cây phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người, ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khỏe và tính mạng nên yêu cầu chất lượng phải được quy định chặt chẽ và coi trọng.
Ngoài ra, ngày nay chất lượng đã trở thành công cụ cốt yếu để thâm nhập và cạnh tranh vào
các thị trường khó tính mới có thể đáp ứng được các hàng rào kỹ thuật gắt gao mà các thị
trường đó đặt ra.

29
1.5. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc ứng phó với các biện pháp phi thuế
quan và bài học cho Việt Nam
1.5.1. Kinh nghiệm của Thái Lan
1.5.1.1. Thái Lan ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Từ năm 2010 đến nay, Bộ Nông nghiệp Thái Lan, thông qua Văn phòng quốc gia về
tiêu chuẩn nông sản và thực phẩm (ACFS-The National Bureau of Agricultural Commodity
and Food Standards), đã đưa ra chuẩn quốc gia về truy xuất nguồn gốc điện tử, xây dựng
cổng thông tin truy xuất nguồn gốc điện tử để nông dân vào đăng ký dùng miễn phí, được
ACFS tập huấn và hỗ trợ. Đến nay, nải chuối hay quả sầu riêng bán ở cửa hàng rau quả nhỏ
ở Thái Lan cũng được dán mã QR. Điều này đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ ràng cho đất
nước Thái Lan. Năm 2019, Startup Việt Lina Network đã giới thiệu ứng dụng Lina
Blockchain Supply Chain tại thị trường Thái Lan. Ông Huỳnh Nhật Duật, trưởng dự án
Supply Chain của Lina Network, chia sẻ: “Trong thiết kế của ứng dụng Supply Chain trên
nền tảng Blockchain, hệ thống lõi của ứng dụng sẽ được phân quyền theo từng vai trò nhất
định, điển hình như: quản lý, kiểm soát chất lượng, đánh giá sản xuất, tiêu chuẩn hàng hóa
theo các tiêu chuẩn hiện hành của luật định. Việc phân quyền xử lý trong ứng dụng sẽ giúp
minh bạch hóa thông tin sản xuất, thông tin được xác thực, kiểm duyệt bởi nhiều bên quản
lý khác nhau… tất cả nhằm tạo ra một chuỗi thông tin minh bạch, sản phẩm sản xuất đúng
quy trình, đúng chất lượng nhằm giúp người tiêu dùng có thể nhìn thấy được tất cả để an
tâm sử dụng”. Ở đất nước Thái Lan, theo đánh giá của nhóm nghiên cứu: việc sử dụng công
nghệ mang tính đồng bộ và được phổ biến rộng rãi đã đi vào hiệu quả, có chiều sâu tích
cực.
Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu phần lớn các doanh nghiệp tham gia
khảo sát gặp khó khăn chủ yếu ở 3 khâu chính: thủ tục rườm rà, sự hạn chế của các đơn vị
cấp phép giấy tờ và bản thân các biện pháp NTM đặt ra quá khó khăn. 78,57% doanh nghiệp
gặp khó khăn trong khâu thủ tục rườm rà, 50% doanh nghiệp gặp khó khăn do sự hạn chế
của các đơn vị cấp phép giấy tờ và do quy định của nước nhập khẩu quá nghiêm ngặt. Vậy
việc dùng công nghệ để truy xuất nguồn gốc xuất xứ giúp ích gì trong việc giải quyết những
khó khăn này? So với các phương pháp truy xuất nguồn gốc xuất xứ hiện tại như dùng mã
30
QR code, sử dụng giấy tờ cấp phát thông thường, công nghệ blockchain có tính ưu việt hơn
rất nhiều, đặc biệt là sự minh bạch và độ tin cậy của thông tin. Cụ thể, mỗi công đoạn trong
chuỗi từ trồng, thu hoạch, chế biến, làm sạch, đóng gói, phân phối, xuất khẩu đều được mã
hóa thành mã QR cho cùng một ID duy nhất được thiết lập. Mỗi dữ liệu của từng công đoạn
được lưu trữ thành một khối (block) và theo trình tự thời gian thì một chuỗi (chain). Bất kỳ
thông tin nào được đưa lên cũng phải được phê duyệt và đồng thuận của tất cả các bên liên
quan (người nông dân thu hoạch, đơn vị chế biến, phân phối...) và khi thông tin đã được
xác thực thì không thể gỡ xuống cũng như không thể thay đổi được. Do đó, các thông tin
đảm bảo tính minh bạch tối đa.
Việc ứng dụng công nghệ này giúp quá trình kiểm soát truy xuất nguồn gốc mang
tính tự động hóa cao, giảm các chi phí trong vận hành thủ công. Nó có thể giải quyết được
các vấn đề trở ngại trong giao dịch như thủ tục phức tạp, chi phí trung gian cho doanh
nghiệp cũng như chi phí quản lý cho các cơ quan nhà nước. Bởi tính minh bạch và tính
đồng bộ cao, các cơ quan cấp giấy phép chứng nhận xuất xứ, kiểm dịch... dễ dàng quản lý
hơn, thời gian cấp giấy chứng nhận cũng nhanh hơn. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần
phải làm ít thủ tục hơn để chứng minh nguồn gốc sản phẩm của mình.
1.5.1.2. Thái Lan xuất khẩu trái cây qua kênh thương mại điện tử Alibaba
Khi Trung Quốc siết chặt quản lý con đường nhập khẩu tiểu ngạch, hàng loạt các
quốc gia trong đó có Việt Nam đã lên những phương án xuất khẩu khác đảm bảo hàng hoá
không bị ứ đọng và giữ vững giá trị xuất khẩu. Trong những cách ấy, xuất khẩu qua kênh
thương mại điện tử xuyên biên giới đã thu hút sự chú ý của hàng triệu người tiêu dùng
Trung Quốc, những người thực sự rất quan tâm đến sầu riêng tươi của Thái Lan. Từ trước
tới nay, Thái Lan là nhà cung cấp thống trị thị trường sầu riêng của Trung Quốc. Với yêu
cầu ngày càng cao về chất lượng và thủ tục phía Trung Quốc đặt ra khi xuất khẩu, đất nước
Thái Lan đã xúc tiến và ký những bản hợp đồng nhằm thực hiện 4 dự án với nguồn tài trợ
chính từ phía Alibaba. Trong đó, dự án thành lập trung tâm kỹ thuật số thông minh (Smart
Digital Hub) được kỳ vọng trở thành trung tâm cơ sở hạ tầng số và kho vận nhằm hỗ trợ
cho hoạt động giao thương giữa Trung Quốc và Thái Lan cũng như các quốc gia Campuchia,
Lào, Myanmar và Việt Nam.

31
Khi lên trang web thương mại điện tử alibaba.com, search cụm từ “Thai durian”,
một danh sách các sản phẩm sầu riêng từ cao cấp đến bình dân từ các nhà cung cấp khác
nhau hiện ra. Người tiêu dùng có thể tuỳ ý lựa chọn sản phẩm yêu thích dựa theo sự đánh
giá của bản trên. Bởi trên trang web này, nhà cung cấp sầu riêng phải minh bạch hóa sản
phẩm của mình, từ mô tả sản phẩm, các loại chứng nhận, quy cách đóng gói, giao hàng,
dịch vụ đến hồ sơ công ty, tên chủ doanh nghiệp, năng lực sản xuất, R&D, thương mại…
Việc đưa trái cây tươi lên sàn giao dịch thương mại điện tử có một số ưu điểm sau:
Đơn giản hóa các thủ tục hành chính công; giúp doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thành giao
dịch trên môi trường mạng. Cùng với sự thay đổi cách tư duy, cách sản xuất, doanh nghiệp
bán được hàng nhanh chóng, tiết kiệm chi phí bán hàng, quảng cáo, tiếp cận thị trường,
hàng hóa phải đạt tiêu chuẩn Global Gap hoặc các tiêu chuẩn tương đương thì mới có thể
đưa hàng hoá lên trang TMĐT và khách hàng là người chọn lựa sản phẩm chứ không phải
cơ quan nhà nước.
1.5.2. Kinh nghiệm của Israel
Là một đất nước nhỏ với 70% diện tích lãnh thổ là sa mạc, còn lại là đồi núi đá trọc,
khí hậu rất khắc nghiệt, sự tìm tòi nghiên cứu, sáng tạo của con người Israel cũng như việc
áp dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã trở thành đất nước duy nhất
có khả năng biến sa mạc khô cằn thành đất canh tác, trồng trọt, phát triển nông nghiệp thành
công và thay đổi nền nông nghiệp thế giới. Kibbutz – Hợp tác xã kiểu Israel là một mô hình
Việt Nam nên học tập và cải biến sao cho thích hợp với điều kiện cụ thể của nước ta.
Do tính chất là một hợp tác xã, có hệ thống phân định rất rõ ràng, chuyên môn hoá
cao, thông tin về những nghị định, quy định, quy chuẩn kỹ thuật mới nhất sẽ được các thành
viên chuyên trách trong Kibbutz cập nhật và truyền đạt đầy đủ, rõ ràng và nhanh chóng đến
tất cả những bên liên quan (nông dân trồng trọt, xí nghiệp sản xuất, cơ sở chế biến, doanh
nghiệp xuất khẩu…) trong Kibbutz. Với chiều ngược lại, thông tin từ các thành viên, ví dụ
như quy định về các biện pháp phi thuế quan, thủ tục xuất khẩu quá khó khăn… sẽ được đề
đạt lên ban hội đồng, cùng đưa ra thảo luận và tìm cách giải quyết. Bên cạnh đó, các hoạt
động sản xuất, buôn bán của Kibbutz đều được lên kế hoạch, ngày càng phù hợp với quy

32
chế thị trường nên hạn chế được tối đa tình trạng dư thừa, tồn kho, ép giá… Đây cũng là
một mô hình hợp tác trong đó yếu tố công nghệ rất được chú trọng.
1.5.3. Bài học cho Việt Nam
Vể công nghệ truy xuất sản phẩm, hiện tại, Việt Nam cũng đã triển khai 2 mô hình
ứng dụng công nghệ blockchain để truy xuất nguồn gốc sản phẩm là: thanh long xuất khẩu
sang thị trường Úc và thịt heo ở thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, về lâu dài, muốn khai
thác được hết ưu thế của công nghệ, Việt Nam có thể học tập mô hình của Thái Lan như
xây dựng cổng thông tin truy xuất nguồn gốc điện tử để nông dân vào đăng ký dùng miễn
phí.
Về mô hình hợp tác xã, Việt Nam cũng từng đưa chương trình 15.000 hợp tác xã của
Bộ NN&PTNT, hình thành hợp tác xã kiểu mới, có đầu ra ổn định. Việc đưa tiến bộ kỹ
thuật, tiến bộ sản xuất vào cũng khá thuận lợi. Đây là hướng mà Trung Quốc, Thái Lan
đang đi. Việt Nam cũng cần làm mạnh hơn để có nông sản tốt phục vụ xuất khẩu cũng như
thị trường nội địa. Để học tập mô hình Kibbutz của Israel, chúng ta cần phải xem xét và cải
biến mô hình theo điều kiện cụ thể của từng vùng ở Việt Nam, cần có sự đồng thuận và đặc
biệt là ý thức trách nhiệm rất lớn từ các thành viên tham gia.

33
Chương 2: THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN CỦA TRUNG QUỐC
ĐỐI VỚI TRÁI CÂY TƯƠI NHẬP KHẨU TỪ VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu về thị trường trái cây Trung Quốc
Những năm gần đây, ngành hoa quả của Trung Quốc, bao gồm trồng trọt và gia công
chế biến hoa quả… có sự phát triển mạnh mẽ, giá trị xuất nhập khẩu hoa quả tăng trưởng
liên tục. Ngành hoa quả của Trung Quốc được dự báo sẽ bước vào giai đoạn phát triển mới
với tốc độ nhanh chóng.
Về diện tích trồng hoa quả, Trung Quốc nhiều năm liền là quốc gia có diện tích và
sản lượng hoa quả lớn nhất thế giới. Trồng trọt và hoa quả là lĩnh vực nông nghiệp lớn thứ
3 tại Trung Quốc sau lĩnh vực lương thực và rau xanh. Theo số liệu thống kê đến cuối năm
2015, tổng diện tích trồng hoa quả của Trung Quốc đạt gần 15,4 triệu ha, chủ yếu phân bố
tại địa phương gồm tỉnh Thiểm Tây, Quảng Tây, Quảng Đông và Hà Bắc.
Về sản lượng, lượng hoa quả sản xuất hàng năm tại Trung Quốc cũng tiếp tục tăng
trưởng. Theo Cục Thống kê Trung Quốc, năm 2016, tổng sản lượng hoa quả của Trung
Quốc đạt 283,2 triệu tấn, tăng 3,4% so với 2015.
Về xuất nhập khẩu hoa quả, hiện Trung Quốc cho phép nhập khẩu hoa quả từ 43
quốc gia và khu vực trên thế giới, trong đó Việt Nam có 8 loại hoa quả được chính thức
xuất khẩu sang Trung Quốc gồm vải thiều, nhãn, dưa hấu, thanh long, chuối, chôm chôm,
mít và xoài. Theo thống kê của Bộ Thương mại Trung Quốc, năm 2016, kim ngạch xuất
khẩu hoa quả tươi của Trung Quốc đạt 5,48 tỷ USD, tăng 6,3%; nhập khẩu 5,84 tỷ USD,
giảm 2,7% trong đó, 3 thị trường Trung Quốc nhập khẩu chủ yếu là Chi Lê (304,7 nghìn
tấn, kim ngạch 1,19 tỷ USD), Thái Lan (572,3 nghìn tấn, kim ngạch 1,11 tỷ USD) và Việt
Nam (1,09 triệu tấn, kim ngạch 628,3 triệu USD.
2.2. Thực trạng xuất khẩu trái cây tươi VIệt Nam sang Trung Quốc
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang Trung Quốc
Giá trị xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam ra thế giới đã tăng mạnh từ năm 2014
đến năm 2019, từ 874,353 triệu USD tới ước khoảng 2754 triệu USD. Trong đó, tốc độ tăng
trưởng trung bình đạt 30,7%. Trong giai đoạn này, có hai bước nhảy của giá trị xuất khẩu
là ở các năm 2016 và 2017 với tốc độ tăng trưởng lần lượt là 94,74% và 53,06%. Năm 2016,
34
trái cây tươi là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh, trong khi hoạt động xuất khẩu một số
mặt hàng nông sản khác sụt giảm về sản lượng như gạo, sắn. Tuy nhiên, năm 2019 là năm
có tốc độ tăng trưởng thấp nhất, đạt giá trị tăng trưởng âm (-1,72%). Hoạt động thương mại
trái cây tươi như bị chững lại. Đây có lẽ là do tác động tiêu cực của cuộc “Chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung” khi tác động tới nguồn cung, chuỗi xuất khẩu toàn cầu nói chung
và trái cây tươi nói riêng và tác động của việc siết chặt nhập khẩu trái cây tươi của thị
trường Trung Quốc (thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam). Qua các năm, tiềm năng
của trái cây tươi Việt Nam ngày càng được khai thác và tận dụng tối ưu khi tốc độ tăng
trưởng đang ở mức dương. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi đạt 2,754 tỷ USD,
trong đó thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng 66,8%. Giá trị xuất khẩu trái cây tươi của
Việt Nam ra thế giới và thị trường Trung Quốc được mô tả qua hình dưới:

Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giai đoạn 2014 -2019
Nguồn: UN Comtrade
Đối với mặt hàng trái cây tươi, Trung Quốc là khách hàng lớn nhất của Việt Nam.
Từ năm 2014 đến năm 2019, giá trị xuất khẩu trái cây tươi sang Trung quốc luôn chiếm tỷ
trọng cao, cụ thể lần lượt theo các năm được thống kê ở bảng dưới:
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam trên thế giới và Trung Quốc
Trung Quốc Thế giới

35
Tốc độ Tốc độ
Thị Thị phần so
Kim ngạch tăng Kim ngạch tăng
trường với thế giới
trưởng trưởng
2014 404.730.000 46,29% 874.353.000
2015 574.303.016 41,89% 62,8% 914.446.000 4,59%
2016 1.268.006.640 120,79% 71,2% 1.780.766.349 94,74%
2017 2.387.426.000 88,28% 87,59% 2.725.660.293 53,06%
2018 2.278.152.463 .-4,58% 81,29% 2.802.531.264 2,82%
2019 1.839.865.720 .-19,24% 66,8% 2.754.290.000 .1,72%
Nguồn: Hiệp hội rau quả Việt Nam
Cùng với đà tăng của kim ngạch ở thị trường toàn quốc, tốc độ tăng trưởng của giá
trị xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trung bình đạt 45,43%,
lớn hơn so với của thế giới. Tỷ trọng xuất khẩu trái cây tươi sang Trung Quốc từ năm 2014
đến năm 2017 liên tục tăng. Tốc độ tăng trưởng ở thị trường Trung Quốc đạt đỉnh vào năm
2016 với giá trị lên tới 120,79%. Kết quả này có được là do trong ngày 22 tháng 11 năm
2015, các nước ASEAN và Trung Quốc đi đến thỏa thuận, nâng cấp ACFTA khi ký Nghị
định sửa đổi Hiệp định khung và các Hiệp định liên quan. Nội dung bao gồm các cam kết
mở cửa ưu đãi hàng hóa bằng việc tiến tới loại bỏ thuế, thay thế các quy định về Nguyên
tắc xuất xứ và bổ sung các quy định về hải quan và tạo điều kiện thương mại. Nghị định
này có hiệu lực từ tháng 5 năm 2016. Có thể nói đây là một sự kiện tạo động lực cho doanh
nghiệp Việt Nam xuất khẩu do đã tạo điều kiện thuận lợi để đáp ứng các quy định về xuất
khẩu hàng hóa, kích thích hoạt động ngoại thương. Trong năm 2017, giá trị xuất khẩu trái
cây tươi sang Trung Quốc có sự tăng mạnh: từ 1268 triệu USD lên 2387,4 triệu USD, kèm
theo đó tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm lớn nhất trên toàn thế giới trong các
năm (chiếm 87,59%). Việc Trung Quốc là thị trường áp đảo của Việt Nam có thể giải thích
bằng việc Trung Quốc cho phép 8 loại trái cây tươi của Việt Nam được phép xuất khẩu theo
con đường chính ngạch là: thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, mít và chôm chôm. Đây
là một động thái lớn khi việc xuất khẩu theo con đường tiểu ngạch như trong quá khứ tiềm
ẩn nhiều rủi ro do bị phụ thuộc quá nhiều vào các thương lái Trung Quốc, chất lượng hàng
36
hóa không đảm bảo, dễ bị ép giá, thiệt hại tới hoạt động xuất khẩu. Việc 8 loại trái cây tươi
được cấp phép xuất khẩu chính ngạch đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu sang
Trung Quốc, tăng giá trị xuất khẩu hơn nữa.
Giá trị xuất khẩu năm 2018 sang Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng âm, từ 2387,4
triệu USD xuống 2278 triệu USD. Nguyên nhân lớn nhất của thực trạng này có lẽ là do
cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân
dân tệ trong cuộc chiến tranh thương mại đã tạo áp lực cho hoạt động xuất khẩu vì lúc này
giá cả các hàng hóa nói chung và trái cây tươi nói riêng trong nước sẽ rẻ hơn tương đối so
với nhập khẩu từ Việt Nam. Không chỉ vậy, cuộc chiến tranh thương mại cũng làm cho tỷ
lệ tiêu thụ nội địa của Trung Quốc tăng do chuyển hướng một phần xuất khẩu về tiêu thụ
trong nước, tạo áp lực cạnh tranh với trái cây tươi của Việt Nam. Tuy nhiên, Trung Quốc
vẫn là thị trường lớn nhất với thị phần trên 80%.
Năm 2019 là năm mà thị trường Trung Quốc không còn ở vị trí áp đảo các thị trường
khác với tỷ lệ với thế giới chỉ là 66,8%, mặc dù Trung Quốc cho phép xuất khẩu chính
ngạch thêm một mặt hàng là măng cụt trong thời gian này. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ở
mức âm (-19,24%) và giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc giảm từ 2278 triệu USD (năm
2018) xuống còn 1839,4 triệu USD (năm 2019). Giải thích về vấn đề này, Trung Quốc trong
giai đoạn giữa năm 2018 đã thực hiện việc siết chặt việc nhập khẩu bằng các biện pháp phi
thuế quan như yêu cầu khắt khe về kiểm dịch thực vật siết chặt nhập khẩu tiểu ngạch hơn
so với năm 2018 để gia tăng sự bảo hộ cho thị trường, các cơ sở sản xuất trong nước. 9 loại
trái cây tươi theo con đường chính ngạch sang Trung Quốc bị Trung Quốc tăng cường, đẩy
mạnh truy xuất nguồn gốc xuất xứ và chất lượng. Các hoạt động của Trung Quốc được lên
kế hoạch cụ thể vào giữa năm 2018 và có hiệu lực từ tháng 5 năm 2019. Bên cạnh xuất
khẩu chính ngạch, xuất khẩu tiểu ngạch cũng bị kiểm soát gắt gao, chặt chẽ do Trung Quốc
yêu cầu chuyển hướng hết qua đường chính ngạch. Điều này làm các doanh nghiệp Việt
Nam không kịp ứng phó, gặp bất lợi khi các doanh nghiệp Việt Nam đa số là quy mô nhỏ
lẻ, sản xuất manh mún, thiếu điều kiện để có thể đáp ứng các quy định mới của Trung Quốc.
Hậu quả là hàng hóa ứ đọng ở cửa khẩu.

37
2.2.2. Giá cả trái cây tươi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
Giá xuất khẩu trái cây tươi cũng điểm đáng chú ý. Nhóm nghiên cứu lấy ví dụ hai
loại trái cây tươi là dưa hấu và thanh long năm 2019. Theo nguồn thông tin từ Bộ Công
Thương, giá bán buôn dưa hấu “Hắc mỹ nhân” xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc là
2,6 Nhân dân tệ/kg, tương đương với 8,6 nghìn VND/kg tại thị trường Quảng Đông. Đối
với thị trường Quảng Tây, giá dưa hấu bán buôn là 2,8 Nhân dân tệ/kg, tương đương với
9,2 nghìn VND/kg (Vũ, 2019). Đối với dưa hấu bán lẻ, thành phố Nam Ninh tỉnh Quảng
Tây báo cáo giá bán lẻ dưa hấu là 5 Nhân dân tệ/kg, gần bằng 17 nghìn VND/kg. Theo
thông tin do Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Quảng Tây (Trung Quốc) cung cấp, giá
bán buôn thanh long ruột trắng tại thị trấn Bằng Tường là 6,5 Nhân dân tệ/kg (tương đương
khoảng 21,500 nghìn VND/kg); giá bán buôn thanh long ruột đỏ vào khoảng 11 Nhân dân
tệ/kg (tương đương 36,380 nghìn VND/kg); giá bán lẻ thanh long ruột trắng tại thành phố
Nam Ninh là 12 Nhân dân tệ/kg (tương đương khoảng 39,600 nghìn VND/kg), thanh long
ruột đỏ có giá 24 Nhân dân tệ/kg (tương đương khoảng 79,300 nghìn VND/kg). Tại Vân
Nam, Trung Quốc, giá bán buôn thanh long ruột trắng tại thành phố Côn Minh dao động từ
5 – 6,5 Nhân dân tệ/kg (tương đương 16 – 21 nghìn VND/kg), giá bán lẻ vào khoảng 8 –
10 Nhân dân tệ/kg (tương đương 26 – 33 nghìn VND/kg). Giá bán của hai loại mặt hàng
này có thể nói là cao, đem về doanh thu cao cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trái cây tươi xuất
khẩu cũng phải chịu thêm các loại chi phí. Từ giữa năm 2018, phía bên Trung Quốc siết
chặt, tăng cường công tác quản lý về truy xuất nguồn gốc với trái cây tươi nhập khẩu thông
qua việc yêu cầu trái cây tươi phải được dán tem truy xuất nguồn gốc. Tem phải bao gồm
đầy đủ thông tin về vườn trồng, cơ sở đóng gói và danh sách vườn trồng, cơ sở đóng gói
phải được thông báo với phía Trung Quốc qua cơ quan quản lý của Việt Nam. Chi phí của
tem, chi phí trả công việc dán tem cũng khiến chi phí buôn bán xuất khẩu tăng, gây cản trở
cho doanh nghiệp.
2.3. Các biện pháp phi thuế quan mà Trung Quốc áp dụng đối với trái cây tươi nhập
khẩu từ Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam có 9 loại trái cây tươi được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường
Trung Quốc gồm: thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm và măng

38
cụt. Dưới sự hỗ trợ của Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) và Cơ quan Hợp tác Phát
triển Đức (GIZ) cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc cho 4 loại trái
cây tươi là: vải, thanh long, nhãn và dưa hấu đã nêu ra những yêu cầu cụ thể về NTM đối
với bốn loại trái cây tươi trên khi xuất khẩu sang Trung Quốc.
Theo cẩm nang trên, nhìn chung, 9 loại trái cây tươi được xuất khẩu chính ngạch
sang Trung Quốc đều phải đáp ứng những yêu cầu, quy định tương tự nhau như: kiểm
nghiệm, kiểm dịch; truy xuất nguồn gốc; đóng gói và dán nhãn; quy định về hải quan.
2.3.1. Kiểm nghiệm, kiểm dịch thực vật
Vải, dưa hấu, nhãn, thanh long thuộc số ít mặt hàng trái cây thuộc nhóm các mặt
hàng trao đổi/ giao thương truyền thống của cư dân biên giới giữa hai nước nên được phía
Trung Quốc cho phép nhập khẩu mà không cần ký Nghị định thư về kiểm dịch thực vật
nhập khẩu.
Trong thời gian tới, Trung Quốc chuẩn bị áp dụng một số qui định kiểm dịch thực
vật mới đối với quả tươi nhập khẩu như: phải cung cấp thông tin vùng trồng, biện pháp vận
chuyển, hàng hóa phải được bao gói, dán nhãn đầy đủ... Theo công văn số 949/BVTV-KD
của Cục Bảo vệ thực vật gửi các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng, các yêu cầu về kiểm
dịch, kiểm nghiệm trái cây nhập khẩu mà Cục Kiểm dịch, kiểm nghiệm Hà Khẩu mới đưa
ra gồm:
- Trái cây nhập khẩu phải chịu toàn bộ sự giám sát về kiểm dịch kiểm nghiệm; chủ
hàng khi báo kiểm phải cung cấp thông tin tình hình trồng trọt, nơi sản xuất của nước xuất
khẩu và phương thức vận chuyển hàng hoá nhập khẩu, tình hình tiêu thụ, sử dụng. Cơ quan
kiểm dịch kiểm nghiệm sẽ tiến hành giám sát trước và tiếp tục quản lý sau.
- Giám sát trước: Cơ quan kiểm nghiệm kiểm dịch có thể áp dụng các phương pháp
khảo sát vùng trồng về tình hình trồng trọt, sản xuất trái cây của nước xuất khẩu; dự kiểm
nơi sản xuất, kiểm nghiệm kiểm dịch trước khi bao gói, vận chuyển hoặc kiểm tra ngoài
nước... đảm bảo trái cây nhập khẩu phù hợp với yêu cầu kiểm nghiệm kiểm dịch.
- Trái cây nhập khẩu phải có bao gói, trên đó phải ghi rõ tên sản phẩm, địa chỉ, số
lượng, trọng lượng, số hồ sơ vườn trồng (kí hiệu), số đăng ký vệ sinh xưởng, cơ sở bao gói,
tiêu chí kiểm dịch chính thức, đồng thời đối chiếu có phù hợp yêu cầu kiểm dịch hay không.
39
- Trái cây nhập khẩu không được dùng thực vật như lá, trái cây, rơm rạ ... làm vật
liệuchèn lót. Cành cuống, quả không được quá 15 cm.
- Trái cây nhập khẩu phải có Giấy Chứng nhận kiểm dịch chính thức của nước (khu
vực) xuất khẩu hoặc giấy tờ chứng minh có liên quan.
- Để nâng cao tốc độ thông quan, bảo đảm chất lượng, trái cây nhập khẩu phải đạt
tiêu chuẩn kiểm nghiệm kiểm dịch.
- Trái cây nhập khẩu qua kiểm dịch kiểm nghiệm khi phát hiện thấy sinh vật hại,
hoặc chất độc hại thuộc quy định chính thức của Trung Quốc sẽ căn cứ tình hình hàng hoá
tiến hành cách thức xử lý như: trả lại, tiêu huỷ, xử lý trừ dịch hại... Căn cứ quy định, chủ
hàng phải chịu chi phí xử lý.
Hiện nay, theo quy định của Trung Quốc tại Biện pháp quản lý giám sát kiểm nghiệm
kiểm dịch trái cây nhập khẩu có hiệu lực từ ngày 05 tháng 7 năm 2005, để cửa khẩu nhập
khẩu có đủ không gian lưu trữ độc lập, có đủ phương tiện và thiết bị bảo quản và đáp ứng
các yêu cầu về kiểm dịch, phòng chống dịch bệnh và có đủ năng lực xử lý phòng hại, Trung
Quốc tiến hành chỉ định cửa khẩu kiểm dịch nhập khẩu với mặt hàng trái cây. Tổng Cục
kiểm nghiệm kiểm dịch và giám sát chất lượng quốc gia Trung Quốc sẽ tiến hành kiểm tra
cơ sở kiểm nghiệm kiểm dịch của từng cửa khẩu, bãi kiểm nghiệm để cấp phép phê chuẩn
cửa khẩu chỉ định kiểm nghiệm nhập khẩu trái cây.
2.3.2. Truy xuất nguồn gốc
Chứng thư/ giấy chứng nhận kiểm dịch phải do cơ quan chủ quản kiểm dịch của
nước xuất khẩu cấp và được bên bán/ xuất khẩu làm các thủ tục kiểm dịch trước khi ký hợp
đồng/thỏa thuận thương mại với bên mua/ bên nhập khẩu. Nội dung của Chứng thư/ giấy
chứng nhận kiểm dịch phải ghi rõ:
- Nội dung và cách thức trình bày của Chứng thư/ giấy chứng nhận kiểm dịch phải
phù hợp với yêu cầu tại số 12 “Hướng dẫn cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật” của
ISPM tiêu chuẩn của Quốc tế nhằm kiểm dịch về thực vật.
- Trái cây được vận chuyển bằng container, số container phải được ghi trên Chứng
thư/ giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

40
- Phù hợp với các nội dung yêu cầu được ghi tại Nghị định thư/ Hiệp định song
phương/ Thỏa thuận về kiểm dịch song phương mà nước xuất khẩu ký với Trung Quốc.
Đối với các loại trái cây dùng cho triển lãm, phải được Chi cục Kiểm dịch kiểm
nghiệm tại địa phương nơi tổ chức triển lãm ghi rõ ý kiến các loại trái cây được bán hoặc
sử dụng trên các chuyến tàu, xe đi suốt cửa hàng miễn thuế đặt tại các cửa khẩu và tại các
khách sạn ở khu vực cửa khẩu nhập khẩu ghi rõ ý kiến mới được phép tiêu thụ.
Đối với các loại trái cây mà không có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ
quan có thẩm quyền kiểm dịch động vật của nước (khu vực) xuất khẩu cấp hoặc chưa tiến
hành kiểm tra theo luật định, chi cục kiểm nghiệm kiểm dịch tại cửa khẩu nhập khẩu căn
cứ tình hình thực tế tiến hành xử lý theo phương thức trả lại hàng hoặc tiêu huỷ.
2.3.3. Đóng gói và dán nhãn
Mỗi loại trái cây tươi khi xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ phải đáp ứng những yêu
cầu khác nhau về đóng gói và dán nhãn. Ví dụ đối với 4 loại quả nhãn, vải, thanh long và
dưa hấu khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc cần đáp ứng các quy định riêng về thùng
chứa, trọng lượng như sau:
Đối với nhãn:
- Nhãn phải được đựng trong túi lưới, cho vào giỏ nhựa màu trắng hoặc màu hồng
2kg/túi/giỏ, 5kg/túi/giỏ, 10kg/túi/giỏ
- Nhãn không phân loại 1,2,3
Đối với vải:
- Vải cần được đóng vào thùng xốp kín, bỏ đá lạnh vào trong thùng vải, dán băng
keo bên ngoài thùng, đảm bảo khi vận chuyển không bị bật nắp thùng.
- Trọng lượng mỗi thùng có 2 loại: 20kg/thùng và 25kg/thùng, không tính đá và vỏ
thùng xốp
Đối với thanh long:
Thanh long được đóng trong thùng carton có đục thủng lỗ, được phân ra 3 loại: loại
1, loại 2, loại 3.
- Loại 1: màu sắc đẹp, quả to, được đóng thùng carton từ 32 – 36 quả/thùng, có trọng
lượng từ 10kg/thùng, 20kg/thùng, 25kg/thùng, bên ngoài siết đai bằng dây nhựa màu đỏ.
41
- Loại 2: màu sắc, kích cỡ quả kém hơn loại 1, được đóng trong thùng carton từ 36
– 50 quả/thùng, mỗi thùng giống như loại 1 (10kg/thùng, 20kg/thùng, 25kg/thùng), bên
ngoài được xiết đai mép nhựa màu xanh.
- Loại 3: màu sắc, kích cỡ quả kém hơn loại 2, được đóng trong thùng carton từ 36
– 50 quả/thùng, trọng lượng mỗi thùng từ 10 kg/thùng; 20kg/thùng và 25kg/thùng, bên
ngoài được xiết méo bằng dây nhựa màu vàng.
Đối với dưa hấu:
Dưa hấu xuất khẩu được đóng vào thùng carton, trọng lượng thông thường 10 –
15kg/thùng, dán băng keo bên ngoài thùng rồi đóng gói.
2.3.4. Quy định hải quan
Thuế xuất khẩu của tất cả 9 loại trái cây tươi sang Trung Quốc đều là 0%.
Lệ phí gồm: phí kiểm dịch; phí đối với phương tiện vận tải; phí biên phòng; phí bến
bãi. Tất cả các loại phí, lệ phí cần phải được thanh toán ngay, theo từng chuyến hàng xuất
khẩu.
Hồ sơ hải quan bao gồm: Tờ khai hải quan xuất khẩu lô hàng; Hợp đồng kinh tế
giữa bên bán và bên mua; Hóa đơn thương mại của doanh nghiệp Việt Nam; Các loại giấy
tờ khác có liên quan như Bảng kê chi tiết lô hàng, giấy chứng nhận kiểm dịch, tờ khai đối
với phương tiện vận tải xác nhận của hải quan, tờ khai biên phòng về phương tiện vận tải…
Đối với tờ khai hải quan điện tử, doanh nghiệp Việt Nam có hàng xuất khẩu phải tự
kê khai theo mẫu hướng dẫn của cơ quan hải quan. Chủ hàng là người Việt Nam phải có
hộ chiếu phổ thông để qua lại cửa khẩu chính ngạch.
2.4. Các biện pháp ứng phó của Việt Nam đối với biện pháp phi thuế quan của Trung
Quốc
2.4.1. Các biện pháp của Chính phủ
Thứ nhất, ban hành và phổ biến các chính sách, pháp luật về an toàn trái cây. Cụ
thể, Chính phủ đã xây dựng Bộ Luật An toàn Thực phẩm bao gồm những Luật, Nghị đinh,
Thông tư mà Nhà nước ban hành để quản lý về An toàn thực phẩm nói riêng và Thực phẩm
nói chung. Luật An toàn Thực phẩm – 55/2010/QH12 quy định về quyền và nghĩa vụ của
tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực
42
phẩm... Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an
toàn thực phẩm về Công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm,
Bảo đảm an toàn thực phẩm biến đổi gen... Nghị định số 178/2013/NĐ-CP quy định về
hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả,
thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
về an toàn thực phẩm. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thông đã ban hành thông tư
26/2019/TT-BNNPTNT quy định về lưu mẫu giống cây trồng; kiểm định ruộng giống, lấy
mẫu vật liệu nhân giống cây trồng; kiểm tra nhà nước về chất lượng giống cây trồng nhập
khẩu.
Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt tiên tiến,
nâng cao nhận thức cho các hộ nông dân. Trong giai đoạn 2014 -2019, Chính phủ đã tổ
chức rất nhiều buổi tọa đàm, hội thảo nhằm tăng cường nhận thức, tuyên truyền, khuyến
cáo các hộ trồng trọt về cách sử dụng hóa chất, phân bón, chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ
thực vật… đúng quy định của nhà nước; hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt phù hợp cho các hộ
nông dân ở các vùng trồng trọt trọng điểm của cả nước như vùng Đồng Bằng Nam Bộ và
một số tỉnh phía Bắc.
Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra, xử phạm những hành vi vi phạm an toàn vệ
sinh thực phẩm từ khâu sản xuất hạt giống, trồng trọt, thu hoạch, hế biến đến bảo quản
thực phẩm… Cụ thể, UBND tỉnh phú thọ đã ban hành chỉ thị 9/CT-UBND nhằm tăng cường
công tác quan lý giống cây trồng nông nghiệp tại địa bàn tỉnh, trong đó có những nhiệm vụ
rõ ràng cho từng sở ngành, UBND các huyện, thị xã. Từ đó, các bên trên sẽ có những hành
động cụ thể để kiểm tra, xử lý những hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng không
đạt chất lượng.

2.4.2. Các biện pháp của doanh nghiệp


Thứ nhất, chủ động trong công tác truy xuất nguồn gốc nhằm đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm. Hiện nay, số lượng doanh nghiệp xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam
ngày càng được mở rộng. Cùng với đó, họ dần chú trọng hơn đến các tiêu chuẩn chất lượng
vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua áp dụng hệ hệ thống HACCP (Analysis Critical

43
Hazzard ControlPoint) nhằm truy xuất nguồn gốc trái cây. Từ đó, nâng cao chất lượng sản
phẩm, tạo sự uy tín cho công ty.
Thứ hai, điều chỉnh cơ cấu thị trường, đa dạng hóa thị trường. Trong những năm
vừa qua, Việt Nam đã thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm với mặt hàng trái cây
tươi. Do đó, tuy Trung Quốc ngày càng đặt ra nhiều tiêu chuẩn khắt khe, sản lượng trái cây
tươi của Việt Nam vẫn tăng đều qua các năm.
2.5. Đánh giá chung
2.5.1. Một số thành tựu đạt được
Hoạt động xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam đã đạt được các thành tựu đáng kể.
Về kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 30,7%. Xuất khẩu trái cây tươi
còn vượt xa các mặt hàng nông nghiệp chủ lực của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu trái cây
tươi của Việt Nam ra thế giới đạt đỉnh vào năm 2018 với giá trị 2.754 triệu USD. Đối với
Trung Quốc, đây là thị trường xuất khẩu trái cây tươi lớn nhất của Việt Nam trong giai đoạn
2014 – 2019. Hoạt động xuất khẩu trái cây tươi sang thị trường này cũng có các thành công,
nhất là năm 2017 với kim ngạch đạt 2.387 triệu USD. Đặc biệt trong giai đoạn này, chính
phủ Trung Quốc cho phép Việt Nam xuất khẩu chính ngạch 9 loại trái cây tươi sang Trung
Quốc. Về giá cả xuất khẩu, trái cây tươi Việt Nam xuất khẩu được bán ở các thị trường
Trung Quốc với giá bán buôn và bán lẻ khá cao. Điển hình là giá bán lẻ thanh long ruột
trắng và thanh long ruột đỏ tại thành phố Nam Ninh, Trung Quốc lần lượt là 12 Nhân dân
tệ/kg và 24 Nhân dân tệ/kg. Diện tích gieo trồng trái cây tươi của Việt Nam đạt mức trên
1000 nghìn ha vào năm 2019, trong đó vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và vùng trồng trọt
trái cây tươi chủ lực, chiếm 50% tổng diện tích và 60% tổng sản lượng của cả nước.
2.5.2. Một số hạn chế còn tồn tại
Mặt hàng trái cây tươi của Việt Nam cũng gặp một số khó khăn. Qua các số liệu về
giá trị xuất khẩu và sản lượng mà Việt Nam sản xuất được, ta có thể thấy rằng mặt hàng
trái cây tươi của Việt Nam có tiềm năng và thực trạng việc xuất khẩu chưa được tối ưu hóa.
Mặc dù đã có các mô hình sản xuất trên cơ sở liên kết nông dân với doanh nghiệp tư nhân,
số lượng vẫn là chưa nhiều, vẫn có các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ vẫn còn nhiều.
Các loại trái cây tươi dù có sản lượng lớn nhưng vẫn có tỷ lệ xuất khẩu chưa được cao do
44
tỷ lệ tiêu thụ nội địa lớn, có thanh long có tỷ lệ xuất khẩu cao do tỷ lệ tiêu thụ nội địa chỉ
từ 15-20%. Đa số các loại trái cây tươi của Việt Nam cũng chưa được xuất khẩu chính
ngạch sang Trung Quốc, những loại trái cây tươi được coi là thế mạnh của Việt Nam như:
bơ, sầu riêng, dừa… vẫn chưa được xuất khẩu sang Trung Quốc theo con đường chính
ngạch.
Sản lượng, chất lượng của trái cây tươi của Việt Nam được đánh giá cao. Tuy nhiên,
việc tiêu thụ hay mở rộng thị trường lại không được mấy thuận lợi. Từ ngày mùng 1 tháng
7 năm 2019, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Tổng cục Giám sát chất lượng,
kiểm nghiệm, kiểm dịch Trung Quốc đã ký văn bản áp dụng từ ngày 1/7/2019 yêu cầu trái
cây hai nước muốn xuất khẩu vào thị trường của nhau phải có xuất xứ. Thực chất đây là
tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP (chất lượng, an toàn và truy nguyên được nguồn gốc)
mà thế giới đang áp dụng phổ biến. Các chủ vựa Việt Nam với tập tục bán “hàng chợ” chưa
thích nghi với quy định này. Các chủ vựa, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cũng ít
quan tâm tới việc xây dựng, phát triển thương hiệu trái cây tươi của riêng mình để khẳng
định chất lượng mà vẫn chỉ sử dụng thương hiệu chung, đại trà: “trái cây tươi Việt Nam”.
Điều này không tạo động lực mạnh để doanh nghiệp cố gắng khẳng định vị trí của mình
trên thương trường, không đẩy mạnh được việc phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Quá trình vận chuyển, bảo quản mặt hàng trái cây tươi xuất khẩu cũng là vấn đề cần
được quan tâm. Mặt hàng trái cây tươi có thế mạnh là chất lượng trái cây tươi luôn được
đánh giá cao, ưa chuộng hơn cũng như một điểm yếu do xuất khẩu trái cây tươi bị ảnh
hưởng bởi nhiều yếu tố như thời gian di chuyển từ nhà sản xuất đến thị trường nước ngoài
kéo dài sẽ dẫn đến hàng hóa bị hỏng, gây thiệt hại hoặc đội chi phí bảo quản lên cao. Quá
trình xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ tốn thời gian tại khâu thông quan ở biên giới. Trong
quá trình vận chuyển, việc bảo quản là cần thiết. Điều này làm doanh nghiệp đầu tư các kho
lạnh để có thể bảo quản lâu hơn.
Trong những năm gần đây, chủ nghĩa bảo hộ xuất hiện dưới nhiều hình thức với mục
đích bảo vệ thị trường sản xuất trong nước khiến hoạt động ngoại thương gặp khó khăn rất
nhiều. Bên cạnh việc ký kết các Hiệp định thương mại, giảm thuế quan tới mức 0% thì các
quốc gia nói chung và Trung Quốc nói riêng đã đặt ra các biện pháp phi thuế quan như quy

45
tắc về an toàn vệ sinh thực phẩm, yêu cầu đóng gói, hạn ngạch như là cách để bảo hộ thị
trường, thay thế cho các biện pháp thuế quan. Năm 2019, cuộc chiến thương mại Mỹ -
Trung đã khiến hoạt động thương mại trái cây tươi giữa Việt Nam và Trung Quốc trở nên
khó khăn. Cụ thể, căng thẳng của cuộc chiến tranh thương mại làm giảm xuất khẩu trái cây
tươi của Trung Quốc sang Mỹ. Vì vậy, các sản phẩm này quay lại tiêu thụ nội địa, hạn chế
việc nhập khẩu. Không chỉ vậy, Trung Quốc còn siết chặt một số biện pháp phi thuế quan
như truy xuất nguồn gốc. trái cây tươi muốn sang Trung Quốc phải đáp ứng quy định về an
toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật của Trung Quốc; phải đăng ký mã số vùng trồng với
Hải quan Trung Quốc; các đơn vị trồng phải khai báo rõ ràng xuất xứ nguồn gốc vùng trồng
– có nhãn mác; đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật bao bì, điều kiện vệ sinh, không nhiễm côn
trùng hại. Đặc biệt, Trung Quốc có một số thay đổi trong giám sát xuất nhập khẩu trái cây
tươi vào nước này. Từ 1/10/2019, sản phẩm thực phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc phải có
Chứng nhận an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp cho các lô
hàng. Các yếu tố này đã tạo ra rào cản tới hoạt động thương mại kinh doanh xuất nhập khẩu
trái cây tươi của Việt Nam.

46
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ỨNG PHÓ VỚI BIỆN PHÁP PHI THUẾ
QUAN CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI MẶT HÀNG TRÁI CÂY TƯƠI XUẤT
KHẨU CỦA VIỆT NAM
3.1. Khuyến nghị đối với Nhà nước
3.2.1. Tích cực tăng cường phổ biến và hướng dẫn những quy định của Trung
Quốc
Hiện nay, đa số những vấn đề các nhà xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam gặp phải
bắt nguồn từ việc thiếu thông tin về các quy định của Trung Quốc. Vì vậy, việc thay đổi
phương thức cung ứng thông tin là rất quan trọng và cần thiết. Tính tới thời điểm hiện tại,
nội dung trên hai cổng thông tin về các biện pháp SPS và TBT của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn có chất lượng tương đối thấp, các thông tin chỉ được đăng tải mà không có
bất kỳ bản dịch hay hướng dẫn nào. Trong khi đó, các quy định của Trung Quốc rất phức
tạp và khó hiểu. Vì thế, các doanh nghiệp không chỉ cần thông tin mà cả những hướng dẫn
cụ thể về các quy định đó, chẳng hạn như bên cạnh mỗi quy định có một bản tóm tắt ngắn
gọn nội dung và hướng dẫn nhanh cho doanh nghiệp. Hơn nữa, các phương tiện tương tác
trực tuyến như diễn đàn hỏi - đáp, email tự động cung cấp thông tin về các quy định mới
của nước ngoài…cũng giúp các nhà xuất khẩu của Việt Nam nắm bắt rõ hơn về những thay
đổi trong pháp luật nước ngoài nói chung và Trung Quốc nói riêng.
Ngoài cung ứng thông tin qua mạng Internet, các buổi hội thảo và thảo luận chuyên
đề cũng cần được tiến hành để đào tạo, huấn luyện chuyên sâu về cách thức tuân thủ các
quy định của Trung Quốc. Thay vì chỉ hướng đến các nhà xuất khẩu và chế biến trái cây
tươi, các cuộc hội thảo cần thiết phải mở rộng đối tượng tới người người trồng trái cây tươi.
Vì nông dân tham gia vào phần lớn quá trình trong chuỗi sản xuất trái cây tươi, nếu thực
hiện không tốt có thể gây ra những rủi ro như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật... Tuy nhiên,
họ thường ở vùng nông thôn nên nhận thức còn hạn chế về quy định của thị trường nước
ngoài và ít có cơ hội tiếp cận với các hội thảo và đào tạo từ Chính phủ và các tổ chức khác.
Một cách hiệu quả khác để phổ biến thông tin và hướng dẫn các quy định của Trung Quốc
là thông qua các hiệp hội ngành nghề. Trao đổi với nhóm tác giả nghiên cứu, ông Đặng
Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội rau củ Việt Nam cho biết rằng hiện nay, Hiệp hội vẫn
47
nắm giữ vai trò cung cấp những thông tin liên quan tới các quy định mà Trung Quốc áp
dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam nói chung và trái cây tươi nói riêng. Chính
phủ nên đóng vai trò hỗ trợ ban đầu cho các hiệp hội bằng cách tạo điều kiện nâng cao năng
lực cho các cán bộ hiệp hội, hoặc hợp tác trong các dự án hỗ trợ các nhà xuất khẩu trái cây
tươi.
3.1.2. Đầu tư và nâng cấp cơ sở vật chất và công nghệ cho xuất khẩu trái cây tươi
Để tháo gỡ những vấn đề các nhà xuất khẩu trái cây tươi đang phải đối mặt, giải
pháp cấp thiết và lâu dài là nâng cấp cơ sở vật chất và đầu tư công nghệ phục vụ xuất khẩu.
Nhu cầu cấp thiết của ngành trái cây tươi là nâng cấp các trang thiết bị thí nghiệm tại các
phòng thí nghiệm công. Vi phạm giới hạn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và tạp chất là
một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất của xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam, trong khi
các quy định của Trung Quốc về vấn đề vi phạm rất khắt khe. Bởi vậy, Chính phủ cần đầu
tư thêm nhiều trang thiết bị thí nghiệm có khả năng thực hiện các thử nghiệm ở nồng độ
thấp với nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật và tạp chất. Việc xây dựng các phòng thí nghiệm
cấp quốc gia đạt tiêu chuẩn quốc tế cũng rất cần thiết khi xuất khẩu vào những thị trường
khó tính như Trung Quốc. Ngoài ra, Chính phủ cũng cần quan tâm đầu tư vào hệ thống giao
thông phục vụ cho ngành trái cây tươi - một mặt hàng dễ bị hư hỏng. Chính vì vậy, việc
những con đường giao thông đường bộ xuống cấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất
lượng của mặt hàng này. Chính phủ cần phải nâng cao hệ thống đường bộ hiện tại để giảm
thời gian và chi phí vận tải cho các nhà sản xuất.
Cuối cùng, Chính phủ cần đẩy mạnh đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển
để cải tiến công nghệ sản xuất trái cây tươi. Các giống cây mới có khả năng chống chịu sâu
bệnh tốt hơn là mục tiêu hàng đầu mà Chính phủ cần hướng đến. Bên cạnh đó, cải tiến quy
trình thu hoạch sẽ giúp giảm tỷ lệ trái cây tươi hỏng sau khi thu hoạch, mà hiện nay đang ở
mức cao. Song song với đó là nâng cấp công nghệ bảo quản để giữ được trái cây tươi lâu
hơn để xuất khẩu sang Trung Quốc. Những nhu cầu này có thể được đáp ứng với sự hỗ trợ
của khoa học công nghệ tiên tiến.
3.2. Khuyến nghị đối với doanh nghiệp xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang
Trung Quốc
48
3.2.1. Hiểu biết về các quy định của Trung Quốc
Để xuất khẩu thành công sang thị trường Trung Quốc, điều đầu tiên mà các tổ chức,
doanh nghiệp sản xuất, chế biến trái cây tươi cần thực hiện là tìm kiếm và hiểu rõ về các
quy định nhập khẩu của Trung Quốc, đặc biệt là các biện pháp phi thuế quan đối với mặt
hàng trái cây tươi. Khi nắm bắt rõ các yêu cầu của Trung Quốc, các doanh nghiệp xuất khẩu
trái cây tươi có thể tìm ra phương pháp hiệu quả và tiết kiệm chi phí song vẫn đáp ứng được
những quy định đề ra. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không biết hoặc không tuân thủ quy
định, lô hàng xuất khẩu có thể bị từ chối, gây thiệt hại nặng nề cho nhà xuất khẩu.
Hiện nay có một số nguồn thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các
biện pháp phi thuế quan của Trung Quốc. Nguồn đầu tiên là hai cổng thông tin về các biện
pháp SPS và TBT của Văn phòng SPS và TBT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn. Tuy nhiên, các trang web này cung cấp thông tin từ nhiều quốc gia chứ không chỉ của
Trung Quốc, vì vậy các nhà xuất khẩu cũng gặp khó khăn khi tìm kiếm riêng các quy định
của Trung Quốc. Nguồn thông tin khác có thể hữu ích đối với các doanh nghiệp đó là Bản
đồ tiếp cận thị trường (https://www.macmap.org/) hay Diễn đàn thương mại và phát triển
Liên hợp quốc (https://unctad.org/en/Pages/Home.aspx). Doanh nghiệp có thể tìm kiếm
thông tin liên quan tới các biện pháp NTM mà Trung Quốc áp dụng đối với trái cây tươi
Việt Nam thông qua 2 cổng thông tin trên.
3.2.2. Đầu tư hệ thống quản lý chất lượng
Việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng như HACCP và GlobalGAP đã chứng
minh hiệu quả tích cực với chất lượng trái cây tươi, khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường
nước ngoài, sự hài lòng của người tiêu dùng, và uy tín của trái cây tươi Việt Nam ở thị
trường nước ngoài. Tuân thủ các nguyên tắc và quy trình của những hệ thống quản lý này
không chỉ giúp các nhà sản xuất trái cây tươi Việt Nam gia tăng giá trị xuất khẩu sang Trung
Quốc mà còn có thể tiếp cận những thị trường khó tính khác. Đồng thời, việc áp dụng các
hệ thống này thúc đẩy sự phát triển bền vững cho các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây tươi
và ngành trái cây nói chung.
Trong cuộc phỏng vấn với nhóm tác giả nghiên cứu, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng
thư ký Hiệp hội rau củ Việt Nam cho biết hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất
49
khẩu trái cây tươi vào thị trường Trung Quốc cần có 1 mã số nhập cảnh và mã số đóng gói
hàng hóa. Tuy nhiên, trước khi có được mã số này, các doanh nghiệp xuất khẩu cần đảm
bảo tuân thủ theo tiêu chuẩn HACCP hoặc GlobalGAP. Chính vì vậy, trong một vài năm
tới, HACCP và GlobalGAP có thể sẽ trở thành điều kiện tiên quyết tối thiểu đối với các
doanh nghiệp muốn xuất khẩu trái cây tươi sang thị trường Trung Quốc, trong đó có Việt
Nam.
3.2.3. Hợp tác chặt chẽ với các bên trong chuỗi cung ứng trái cây tươi
Các biện pháp NTM mà Trung Quốc áp dụng đối với trái cây tươi Việt Nam liên
quan đến tất cả các giai đoạn trong quá trình sản xuất, bắt đầu từ giai đoạn trồng cây đến
khi bán thành phẩm cho người tiêu dùng. Vì vậy, để tuân thủ đầy đủ các biện pháp đó,
doanh nghiệp trái cây tươi cần làm việc chặt chẽ với các bên trong chuỗi cung ứng trái cây
tươi. Người nông dân là khâu quan trọng nhất trong tổng thể cả quá trình. Tuy nhiên, phần
lớn đối tượng này còn hiểu biết hạn chế về những quy định, những thay đổi mà Chính phủ
Trung Quốc đặt ra. Để kiểm soát hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật và tạp chất trên trái cây
tươi, các doanh nghiệp cần hợp tác với người nông dân chặt chẽ, bám sát ngay từ những
ngày đầu. Việc ký kết các hợp đồng dài hạn giữa doanh nghiệp và người nông dân là cần
thiết, hoạt động này đảm bảo đầu ra cho mặt hàng trái cây tươi, đồng thời giúp người nông
dân tin tưởng và làm theo những chỉ dẫn mà doanh nghiệp đưa ra.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng mối liên kết chặt chẽ đối
với các nhà nhập khẩu Trung Quốc. Họ là đối tượng nắm bắt rõ nhất về những NTM mà
Trung Quốc đặt ra. Thường xuyên liên lạc với nhà nhập khẩu có thể giúp các doanh nghiệp
cập nhật những thay đổi liên tục, từ đó có những biện pháp ứng phó kịp thời.
Những khâu khác trong quá trình xuất khẩu trái cây tươi sang thị trường Trung Quốc
cũng cần được các doanh nghiệp Việt Nam chú ý. Ví dụ, mối liên kết với các nhà cung cấp
dịch vụ vận chuyển cũng cần thiết vì chi phí vận chuyển chiếm tỷ trọng không nhỏ trong
tổng chi phí, và dịch vụ bảo quản và lưu kho trái cây tươi là không thể thiếu với mặt hàng
dễ hư hỏng này. Nếu các doanh nghiệp hợp tác tích cực với tất cả các yếu tố trên, họ không
chỉ đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thị trường Trung Quốc mà còn giảm chi phí và tăng lợi
nhuận.
50
3.3. Khuyến nghị đối với người nông dân
Cùng với cộng đồng doanh nghiệp, người nông dân đóng vai trò quan trọng ở khâu
trực tiếp sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Vì vậy phương châm trọng tâm của Hội Nông dân
Việt Nam là “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và
giảm nghèo bền vững”. Đối với người nông trong ngành sản xuất trái cây, tác giả đề xuất
một số vấn đề như sau nhằm giúp trái cây Việt Nam vượt rào cản và được Chính phủ, người
tiêu dùng Trung Quốc đánh giá cao và tồn tại bền vững tại thị trường này.
Về định hướng sản xuất loại quả nào vào mùa nào, người nông dân nên bám sát theo
hướng dẫn của Bộ NN&PTNT về 12 loại quả chủ lực nằm trong chiến lược quy hoạch, cập
nhật thông tin liên tục và ngày nay điện thoại thông minh là một công cụ hữu ích, tiện dụng
để giúp thoát khỏi hẳn tình trạng sản xuất ồ ạt, thiếu tri thức, đợi chờ sự giải cứu hay phải
đổ bỏ như trước đây.
Về thực hành canh tác người nông dân nên tham gia sản xuất theo Hợp tác xã, Tổ
hợp tác, liên kết cùng doanh nghiệp để đạt được lợi thế trên quy mô và được hướng dẫn cụ
thể theo chuẩn yêu cầu của từng thị trường. Trong liên kết nông dân nên tuân thủ nghiêm
ngặt theo những quy định đã thỏa thuận, yên tâm tin tưởng vào quy trình và đầu ra từ cam
kết của doanh nghiệp. Tất cả những điều ấy đều cho thấy trách nhiệm xã hội, đạo đức người
sản xuất, khẳng định hình ảnh người nông dân Việt Nam thời hội nhập. Điều luôn được
không chỉ Chính phủ và người tiêu dùng Canada đánh giá cao mà còn nhận được sự cảm
mến từ người tiêu dùng toàn cầu.
Tại Việt Nam hiện nay, người nông dân ngày càng có nhiều cơ hội gắn kết tiếp cận
với thị trường thế giới thông qua Diễn đàn nông dân được Trung ương Hội Nông dân Việt
Nam phối hợp với Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương tổ chức. Điều này cho thấy Chính phủ
đánh giá cao vai trò quan trọng của người nông dân trong chuỗi giá trị xuất khẩu trái cây
tươi ra thế giới. Vì thế, việc làm thiết thực nhất của người nông dân hiện nay là thay đổi tư
duy sản xuất nhỏ lẻ, manh mún để tiến đến mô hình sản xuất liên kết, những cánh đồng
mẫu lớn, vùng nguyên liệu, tuân thủ các quy trình thực hành nông nghiệp quốc tế. Cuối
cùng tác nghị kiến nghị và mong muốn người nông dân Việt Nam trong thời đại hội nhập
là những người nông dân năng động, sáng tạo, nắm bắt thị trường, vươn lên ở vai trò quản

51
lý trang trại, là nông dân khởi nghiệp, là doanh nhân trên chính thửa ruộng của mình bằng
cách nắm bắt công nghệ, luôn tìm tòi học hỏi, mạnh dạn đổi mới tư duy đầu tư vào công
nghệ, nông nghiệp thông minh để những sản vật do mình sản xuất xứng tầm thế giới và
giúp bản thân mình luôn hạnh phúc, sống vui, sống khỏe trên những vườn cây ăn trái của
mình.

52
KẾT LUẬN
Với mục tiêu làm rõ những biện pháp phi thuế quan mà Trung Quốc áp dụng đối với
trái cây tươi nhập khẩu từ Việt Nam, đánh giá tác động của những biện pháp phi thuế quan
trên đối với hoạt động xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp
cho nhà nước, doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu trái cây tươi sang thị trường Trung Quốc,
các hộ nông dân, bài nghiên cứu “Biện pháp phi thuế quan của Trung Quốc đối với trái cây
tươi nhập khẩu từ Việt Nam” đã nghiên cứu được những vấn đề sau:
Trong giai đoạn 2014 – 2019, các biện pháp phi thuế quan của Trung Quốc đối với
trái cây tươi nhập khẩu từ Việt Nam có xu hướng nghiêm ngặt hơn qua từng năm. Trong
đó, các biện pháp khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn gồm: Các biện pháp kiểm dịch
động thực vật; Các biện pháp liên quan tới xuất khẩu; Kiểm tra trước khi giao hàng. Bên
cạnh đó, trong quá trình phân tích thực trạng xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang Trung
Quốc giai đoạn 2014 – 2019, nghiên cứu cũng đã chỉ ra được biện pháp phi thuế quan gây
trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam là nhóm các biện pháp kiểm dịch động
thực vật (SPS).
Để ứng phó với những biện pháp phi thuế quan của Trung Quốc, Chính phủ Việt
Nam đã thực hiện những biện pháp: (1) ban hành và phổ biến các chính sách, pháp luật về
an toàn trái cây; (2) tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt tiên
tiến, nâng cao nhận thức cho các hộ nông dân; (3) tăng cường công tác kiểm tra, xử phạm
những hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu sản xuất hạt giống, trồng trọt,
thu hoạch, hế biến đến bảo quản thực phẩm… Về các doanh nghiệp xuất khẩu sang trái cây
tươi sang thị trường Trung Quốc, họ đã , chủ động trong công tác truy xuất nguồn gốc nhằm
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như điều chỉnh cơ cấu thị trường, đa dạng hóa thị
trường
Sau khi nhận định đầy đủ về các biện pháp phi thuế quan cũng như những khó khăn
mà doanh nghiệp đang gặp phải khi ứng phó với các biện pháp phi thuế quan, nhóm nghiên
cứu đưa ra ba bài học kinh nghiệm từ Thái Lan và Israel trong việc ứng phó với NTM: Ứng
dụng công nghệ Blockchain truy xuất nguồn gốc xuất xứ; Đẩy mạnh xuất khẩu qua thương
mại điện tử; Xây dựng mô hình hợp tác xã. Từ đó nhóm nghiên cứu áp dụng, học hỏi đưa

53
ra một số giải pháp cơ bản cho Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam. Theo đó, Chính phủ
cần tích cực tăng cường phổ biến và hướng dẫn những quy định của Trung Quốc và đầu tư
và nâng cấp cơ sở vật chất và công nghệ cho xuất khẩu trái cây tươi. Song song với Chính
phủ, trước khi xuất khẩu trái cây tươi sang Trung Quốc, doanh nghiệp Việt Nam cần tìm
hiểu cặn kẽ về các quy định của thị trường này, đặc biệt, cần đầu tư xây dựng hệ thống quản
lý chất lượng theo mô hình HACCP, GLOBAL G.A.P và hợp tác chặt chẽ với các bên trong
chuỗi cung ứng trái cây tươi.
Mặc dù nghiên cứu đã đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra là xem xét, thăm dò, tham
khảo các loại NTMs của Trung Quốc được đặt ra với hàng hóa trái cây tươi Việt Nam, các
khó khăn khi đối phó với các NTMs, mối quan hệ giữa kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp
với thiệt hại do NTMs gây ra và đề xuất một số giải pháp nhưng nghiên cứu này cũng có
các hạn chế là chưa có khảo sát thực tế để đánh giá khách quan, cụ thể về tác động của các
biện pháp phi thương mại tới doanh nghiệp xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang thị trường
Trung Quốc.

54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Nguyễn Bích Ngọc (2020), Nghiên cứu tác động biện pháp phi thuế quan của Việt
Nam đối với hàng nông sản nhập khẩu, Luận án tiến sĩ kinh tế quốc tế, Trường Đại
học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
2. Huỳnh Thị Diệu Linh và các cộng sự (2019), Tổng hợp phương pháp ước lượng thuế
suất tương đương của các biện pháp phi thuế quan trong thương mại quốc tế, Tạp
chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á, số 12, trang 20 – 35.
3. Dương Thị Thanh Thái (2019), Nghiên cứu triển vọng xuất khẩu trái cây tươi Việt
Nam sang thị trường Canada – Áp dụng mô hình trọng lực, Luận văn thạc sĩ kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
4. Đoàn Ngọc Thắng, Lê Thị An (2019), Tác động của các biện pháp phi thuế quan tới
xuất khẩu của Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 269, trang 2 – 9.
5. Nguyễn Bích Ngọc (2019), Đo lường tác động của biện pháp phi thuế quan Việt
Nam đối với nhập khẩu nông sản, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, trang 27 – 35.
6. Bộ luật an toàn thực phẩm, http://vesinhantoanthucpham.vn/bo-luat-an-toan-thuc-
pham
7. Nguyễn Bảo Thoa và các cộng sự (2018), Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu quả thanh
long vào thị trường Trung Quốc, Cục Xúc tiến thương mại, Việt nam.
8. Nguysễn Bảo Thoa và các cộng sự (2018), Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu quả vải
vào thị trường Trung Quốc, Cục Xúc tiến thương mại, Việt Nam.
9. Nguyễn Bảo Thoa và các cộng sự (2018), Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu quả nhãn
vào thị trường Trung Quốc, Cục Xúc tiến thương mại, Việt Nam.
10. Nguyễn Bảo Thoa và các cộng sự (2018), Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu vào thị
trường Trung Quốc cho quả dưa hấu, Cục Xúc tiến thương mại, Việt Nam.
11. MZMC (2020), Hướng dẫn xuất khẩu trái cây nhiệt đới sang thị trường Trung Quốc,
Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức, Eschoborn.
12. Bộ Công Thương (2016), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2015,
https://timvanban.vn/bao-cao-xuat-nhap-khau-viet-nam-2015-pdf

55
13. Bộ Công Thương (2017), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2016,
http://aecvcci.vn/Uploaded/Users/Admin/files/2018/Bao%20cao%20XNK%20201
6%20Bo%20Cong%20Thuong.pdf
14. Bộ Công Thương (2018), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2017,
http://vietnamexport.com/uploads/attach/2890323032018/2018-3JPPu.pdf
15. Bộ Công Thương (2019), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2018,
https://moit.gov.vn/documents/40266/0/Bao+cao+Xuat+nhap+khau+Viet+Nam+2
0 18.pdf/7f1254e3-a1e3-4e90-b050-b8fd9c5b30f0
16. Bộ Công Thương (2020), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2019,
https://aecvcci.vn/Modules/News/Uploaded/Document/2021051116360266_pdf.pd
f
17. Bộ Công Thương (2019), Thông tư 12/2019/TT-BCT: Quy định Quy tắc xuất xứ
hàng hóa trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diễn giữa Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á và nước Công hòa nhân dân Trung Hoa,
https://trungtamwto.vn/file/18910/Th%C3%B4ng%20t%C6%B0%20Quy%20t%E
1%BA%AFc%20xu%E1%BA%A5t%20x%E1%BB%A9%20trong%20ACFTA.p
df

Tài liệu Tiếng Anh


18. Robert E. Baldwin (1970), Non tariff distortions of international trade, Brookings
Institution, Washington D.C.
19. Xiaohua Bao and Larry D. Qiu (2012), How do Technical Barriers to Trade
Influence Trade?, Review of International Economics, Vol. 20, p. 691 – 706.
20. Aaditya Mattoo, Ralf Peters (2018), The unseen impact of Non-Tariff Measures:
Insight from a new database, World Bank, America.
21. Alan V. Deardorff và Robert Mitchell Stern (1997), Measurement of Nontariff
Barriers, University of Michigan Press, America.
22. Evelyn S. Devadason, Santha Chenayah (2011), Proliferation of non-tariff measures
in China – Their relevance for ASEAN, The Singapore Economics Review, Vol. 59.

56
23. Upalat Korwatanasakul and Youngmin Baek (2020), The Effect of Non-Tariff
Measures on Global Value Chain Participation, Global Economic Review, Vol. 50,
p. 193 – 212.
24. Mike Webb and parners (2020), Modelling the impact of non-tariff measures on
supply chains in ASEAN, The World Economy, Vol. 43, p. 2172 – 2198.
25. K.P.G.L. Sandaruwan1, S.A. Weerasooriya and J. Weerahewa (2020), Effects of
Non-Tariff Measures on Seafood Exports from Sri Lanka: A Gravity Approach, Vol.
31, p. 11 – 24.
26. Prabir D. (2007), Impact of trade costs on trade: Empirical evidence from Asian
countries, New York press, New York.
27. UNCTAD (2019), International Classification of non-tariff measures, United
Nations Publications, New York.
28. UNCTAD (2017), UNCTAD TRAINS: The Global Database on Non-tariff Measures
user guide, Nations Publications, New York.

57

You might also like