You are on page 1of 2

BÀI 5: ENZYME

HỌC TẤT CẢ CÁC NGUYÊN TẮC TRONG SÁCH THỰC TẬP HÓA SINH
1. Đặc điểm đo quang động học?
→ Đọc từ 2 lần trở lên (Nếu 3 lần mỗi lần cách nhau 1 phút)
→ Không cần dung dịch chuẩn
→ Dùng để định lượng hoạt độ của enzyme
→ Đo mật độ quang ở những thời điểm khác nhau
2. Vai trò của Acid Tricloacetic trong định lượng Pepsin
→ Tủa Protein
→ Đưa pH về 1,5-2,5 để Pepsin hoạt động
3. Tại sao định lượng Amylase trong vùng khả kiến ở 405 nm?
→ -Amylase xúc tác sự thủy phân p-nitrophenyl -D-maltohepaosid tạo thành chất
trùng hợp Oligosaccarid giữa Glucose và p-nitrophenol có chuỗi ngắn hơn. Những
chất này tiếp tục bị thủy giải bởi Glucoamylase (amylaseglucosidase) và -
glucosidase để giải phóng p-nitrophenol. Sự gia tăng tốc độ hấp thu ở bước sóng
405 nm tỷ lệ với hoạt độ của -Amylase (p-nitrophenol hấp thu cực đại ở bước
sóng 405 nm)
4. Tại sao phải khảo sát hoạt độ Enzyme?
→ Hoạt độ Enzyme thể hiện số lượng Enzyme trong mẫu sinh học và có thể dựa vào
sự thay đổi hoạt độ Enzyme để chẩn đoán một số bệnh lý liên quan đến cơ quan
mà Enzyme đó hiện diện
5. Ý nghĩa của 3 mẫu A1, A2, A3?
→ A1: Mẫu chuẩn
→ A2: Mẫu kiểm tra (ở đây để tính ra lượng tạp Protein có trong dịch vị)
→ A3: Mẫu đo
6. Tại sao pha loãng 1/3 nước tiểu
→ Để nồng độ Amylase nằm trong khoảng tuyến tính
7. Bệnh nào làm tăng/giảm Amylase trong máu và nước tiểu?
→ Tăng: Viêm tụy cấp tính/mãn tính, Tắc nghẽn hoặc ung thư tuyến tụy, Ngộ độc
rượu, Các bệnh lý đường ruột.
→ Giảm: Viêm tụy, Viêm gan nhiễm độc, Nhiễm độc thai nghén của thai kỳ.
8. Em có lưu ý gì khi làm phản ứng với pH
→ Các thiết bị để xác định pH phải được kiểm tra và được bảo quản thích hợp
→ Thuốc thử phải được bảo quản đúng cách, tránh ẩm, nhiệt độ cao, còn hạn sử dụng.
9. Điểm khác biệt giữa động học định lượng Amylase và Ure là gì?
→ Định lượng Amylase: Không cần mẫu chuẩn đối chiếu
→ Định lượng Ure: Cần mẫu chuẩn đối chiếu
10.Cơ chế của thuốc thử Gornall trong phần định lượng Pepsin?
→ Thuốc thử Gornall là CuSO4, Natri Kali tartrat, KI và NaOH 10%
→ Các liên kết peptid trong phân tử protein kết hợp với ion Cu2+ trong môi trường
kiềm tạo thành phức hợp màu xanh tím. Cường độ màu xanh tỷ lệ với nồng độ
protein (số lượng liên kết peptid) có trong huyết thanh
→ Kali và Natri tartrat trong thuốc thử Gornall có vai trò ngăn cản sự kết tủa của đồng
hydroxide đồng thời Kali iodua ngăn cản phản ứng tự khử của ion đồng.
11.Việc xuất hiện màu tím khi cho Iod tác dụng với Tinh bột
→ CuSO4 gắn vào làm Enzyme thay đổi cấu trúc, lúc đo Enzyme và cơ chất không
gắn được với nhau, khi đó cơ chất sẽ không được hoạt hóa nên không xảy ra phản
ứng thủy phân tinh bột. Vì vậy tinh bột còn sẽ phản ứng với iod nhưng vì còn
CuSO4 nên cho màu tím.
12.Bệnh nào làm tăng/giảm Pepsin?
→ Tăng:
• U tụy: Tế bào khối u phát triển làm tăng tiết HCl, Pepsin
• Dùng Glucocorticoid: kích thích tiết HCl, Pepsin
• NSAID (Aspirin, Proxicam, Ibuprofen): Ức chế tiết Prostaglandin E2 (đây
là chất ức chế việc tiết ra HCl, Pepsin)
→ Giảm:
• Sử dụng thuốc làm tăng Prostaglandin E2: ức chế việc tiết HCl, Pepsin
• Thuốc ức chế bơm Proton
13. Vì sao Iod màu vàng mà khi cho vào tinh bột thủy phân thành dung dịch không màu?

14. Màu tím xuất hiện khi cho Cu2+ là do đâu?
→ Bản thân enzyme cũng là Protein nên cho phản ứng màu Biure
15. Tại sao có màu xanh và tím xuất hiện trong những ống thủy phân tinh bột theo từng pH
khác nhau?
→ Đó là màu của Amylose và Amylopectin

You might also like