You are on page 1of 2

Học nhóm

Module 1: Từ phân tử đến tế bào –Bộ môn Hóa học


Hướng dẫn sinh viên

CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TRONG GÃY XƯƠNG

CASE LÂM SÀNG


Ký hiệu:
ATP: Adenosine TriPhosphate
ADP: Adenosine DiPhosphate
H: Enthalpy
S: Entropy
G: Gibbs free energy

Nghiên cứu đo nồng độ adenosine triphosphate tại mô tổn thương gãy xương chày trong suốt
giai đoạn liền xương ở những khoảng thời gian khác nhau đối với những đối tượng được nghiên
cứu bị gãy xương chày. Kế quả thu được thì được so sánh với nồng độ ATP trong mô bình
thường, đã cho thấy sự chuyển hóa năng lượng với tốc độ cao trong giai đoạn sớm của sự liền
xương gãy, giai đoạn liền xương kéo dài cho tới khi hình thành mô sẹo và hồi phục. Nồng độ
ATP có thể cung cấp chỉ số để theo dõi sự lành vết xương gãy và hổ trợ cho việc đánh giá nhu
cầu cung cấp chất dinh dưỡng cho bệnh nhân gãy xương.
ATP là hợp chất giàu năng lượng và quan trọng tham gia vào các quá trình chuyển hóa năng
lượng, nên có thể xem ATP là giá trị hiển thị tốt của hoạt động liên quan đến năng lượng trong
quá trình lành xương.
Chất liệu và phương pháp thực hiện trên đối tượng bị gãy xương chày:
- Mẫu xương gãy được theo dõi bằng chụp CT 2, 4, 6 và 12 tuần.
- Phẫu thuật lấy mẫu rửa với nước muối sinh lý, rồi đông lạnh trong nitrogen lỏng – 70
o
C.
- Mẫu trong nitrogen lỏng được xay thành bột, trộn 2 ml perchloric acid 0,9 M và để
trong nước đá 24 giờ để chiết xuất.
- Dịch chiết được ly tâm ở 4 oC, trong 20 phút với tốc độ 3500 vòng/phút, thu lấy phần
dung dịch ở trên, thêm tiếp 2 ml perchloric acid và ly tâm lại lần nữa.
- Dịch sau ly tâm được điều chỉnh pH từ 6,8 đến 7,4 bằng dung dịch KOH 0,2 M.
- Sau khi ly tâm lần 3 thì thu được dịch trong và dung để đo nồng độ ATP.

Kết quả:
- Phim chụp tất cả xương chày bị gãy ở tuần thứ 2, thứ 4, thứ 6 và tuần thứ 12 cho kết
quả hồi phục tốt.
- Kết quả nồng độ ATP thay đổi đo được thể hiện trong bảng 1 và đồ thị 1
Bảng 1

Mô xương ATP (µmol/g)


Bình thường 0,0000094
Sau 2 tuần 0,002108
Sau 4 tuần 0,000568
Sau 6 tuần 0,000209
Sau 12 tuần 0,000083

Đồ thị 1

Câu hỏi thảo luận:


Câu 1. Tại sao ATP là chất giàu năng lượng?
Câu 2. Từ cấu trúc của ATP hãy xác định vị trí năng lượng cao?
Câu 3. Trình bày các phản ứng chuyển hóa trong cơ thể có sự cung cấp năng lượng từ ATP?
Câu 4. Dựa vào bảng 1 kết quả đo được hãy biện luận kết quả?
Câu 5. Dựa vào đồ thị 1 hãy so sánh và đánh giá kết quả đạt được trong nghiên cứu?
Câu 6. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa gì trong điều trị?
Câu 7. ATP + H2O ↔ ADP + Pi
Thủy phân 1 mol ATP tạo ra ADP ở 37,15 oC, ΔGo = - 35 kJ/mol ;
Biến đổi năng lượng tự do ΔG bằng bao nhiêu? tại thời điểm [ATP]/[ADP] = 100 : 1. Giả thiết
nồng độ phosphate Pi và nước thay đổi không đáng kể. cho R = 8,3143 J/mol.K.

You might also like