You are on page 1of 2

ĐO ĐỘ BỀN CHÙM XƠ

Trên thực tế các loại xơ được đưa vào ứng dụng thông qua dạng chùm, dạng bó hoặc
dạng sợi. Vì vậy, dạng bó hoặc chùm được sử dụng trong quá trình lấy mẫu hoặc thử
nghiệm.
Độ bền chùm xơ thực sự là kết quả thử nghiệm thực tế sẽ áp dụng cho các đặc tính của
sợi hoặc vải.
Độ bền chùm xơ được đo bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó phổ biến là đo
bằng máy Pressley và Stelometer.
Phương pháp Pressley
Phương pháp Stelometer
- Có khả năng đo độ giãn dài cũng như độ bền của chùm xơ
Chuẩn bị mẫu:
- Lấy một chùm xơ đại diện từ mẫu và tiến hành chải thẳng
Dụng cụ đo:
- Máy đo Stelometer đo độ bền chùm xơ theo nguyên tắc đòn bẩy con lắc. Việc
tải mẫu được thực hiện bởi một hệ thống con lắc được gắn theo cách sao cho
nó quay quanh trọng tâm của nó.
- Trọng tâm con lắc vẫn giữ nguyên, một con trỏ chuyển động quanh thang chia
độ cho biết kết quả.
- Sử dụng loại hàm có khoảng cách 3,2mm (1/8 inch).

-
Hình: Cấu tạo thiết bị Stelometer.
Quy trình đo:
- Chùm xơ được giữ giữa kẹp gắn với dầm (beam) và kẹp gắn vào con lắc và
được giữ cố định.
- Dầm (beam) và con lắc bắt đầu ở vị trí thẳng đứng, nhưng khi bắt đầu thử thì
trọng tâm của dầm và cả cụm sẽ quay quanh trọng tâm con lắc với tốc độ tải
tiêu chuẩn không đổi (1kgf/s) nhờ vào thiết bị dashpot.
- Khi dầm (beam) quay, con lắc sẽ chuyển động từ phương thẳng đứng để sau đó
tác dụng lực căng lên chùm xơ bằng cách kéo hai hàm của kẹp ra.
- Một con trỏ gắn trên trục được chuyển động dọc theo một thang chia độ nhờ
vào chốt cảm ứng được gắn trên con lắc.
- Khi mẫu bị đứt, con lắc sẽ rơi ra xa để lại giá trị đọc cực đại. Tải trọng kéo đứt
được đọc trên thang đo và một con trỏ riêng biệt chỉ ra phần giãn dài của mẫu.
- Chùm xơ bị đứt lấy từ hàm kẹp được đem đi cân chính xác với khối lượng tính
bằng mg.
Kết quả:
Tảitrọng kéo đứt ( kgf ) ×15
- Độ bền của chùm xơ (gf/tex) =
Khối lượngchùm xơ (mg)

You might also like