You are on page 1of 6

BẢN TIN

KIỂM ĐỊNH NỒI HƠI


#HSE1
#Tại sao phải kiểm định nồi hơi ?
#Quy trình kiểm định nồi hơi hiện nay ?
#QTKĐ: 01-2016/BLĐTBXH

1. Nồi hơi các loại có nhiệt độ môi chất trên 115°C thuộc Danh mục máy, thiết bị,
vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động ban hành kèm theo Thông
tư 36/2019/TT-BLĐTBXH, ngày 30/ 12/2019 của Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội.

2. Quy định tại Điều 45 – Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định trách nhiệm của
cơ sở sản xuất, kinh doanh nhƣ sau:

- Lập kế hoạch và tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định của
pháp luật.

- Báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương trước 15/12 hàng năm
về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao
động trong báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở;
- Lưu giữ hồ sơ, tài liệu theo quy định hiện hành.

3 Quy trình kiểm định nồi hơi #QTKĐ: 01-2016/BLĐTBXH

Khi kiểm định nồi hơi phải tuân thủ quy trình kiểm định QTKĐ: 01-
2016/BLĐTBXH, ban hành kèm theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH, ngày
28/12/2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội bao gồm:

a. Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi hơi theo các quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử
dụng lần đầu.

b. Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi hơi theo các quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định
trước.

- Thời hạn kiểm kỹ thuật an toàn định định kỳ là 02 năm.

- Đối với nồi hơi đã sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn
định kỳ là 01 năm.
- Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn
thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo và yêu cầu của cơ sở.

c. Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường

- Khi sử dụng lại các nồi hơi đã dừng hoạt động từ 12 tháng trở lên;

- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn
của nồi hơi;

- Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt;

- Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.

d. Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định gồm:

- Bơm thử thủy lực;

- Áp kế mẫu, áp kế kiểm tra các loại;

- Thiết bị kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp nội soi;

- Thiết bị kiểm tra chiều dày kim loại bằng phương pháp siêu âm;

- Thiết bị kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp không phá hủy.

- Dụng cụ, phương tiện kiểm tra kích thước hình học;

- Búa kiểm tra;

- Kìm kẹp chì;

- Thiết bị đo điện trở cách điện;

- Thiết bị đo điện trở tiếp địa;

- Thiết bị đo điện vạn năng;

- Ampe kìm;

- Thiết bị đo nhiệt độ;

- Thiết bị đo độ ồn;

- Thiết bị đo cường độ ánh sáng.

4. Một số nội dung QCVN:01-2008/BLĐTBXH cần lưu ý.

QCVN:01-2008/BLĐTBXH Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động trong thiết
kế, chế tạo, xuất nhập khẩu, mua bán, lắp đặt, sửa chữa, sử dụng đối với các nồi
hơi, bình chịu áp lực. Các nội dung cần lưu ý khi sử dụng nồi hơi.
- Người sử dụng nồi hơi phải tổ chức huấn luyện người vận hành nồi hơi đúng quy
trình vận hành đã được ban hành.

- Khi có sự thay đổi về đặc tính, thông số kỹ thuật thì phải sửa, bổ sung ban hành
quy trình vận hành và huấn luyện lại cho người vận hành theo quy trình vận hành
mới, kiểm tra sát hạch đạt yêu cầu mới bố trí họ trở lại vận hành.

- Phải tổ chức huấn luyện, kiểm tra sát hạch lại người vận hành nồi hơi, bình áp lực
đã nghỉ vận hành liên tục quá 12 tháng hoặc chuyển sang vận hành nồi hơi, bình
chịu áp lực khác loại.

- Cấm bố trí lao động nữ trực tiếp vận hành nồi hơi (trừ việc vận hành tự động, vận
hành nồi hơi sử dụng năng lượng là dầu và điện).

- Lưu lý lịch theo mẫu quy định (tại phụ lục 3 của Quy chuẩn này)
5. Một số thao tác kiểm định nồi nơi

#KIEM DINH NOI HOI 1


KIỂM TRA BÊN NGOÀI - SÀN THAO TÁC

KIỂM TRA BƠM NƢỚC

#KIỂM TRA VAN AN TOÀN


KIỂM TRA MẶT SÀN, NÚT PHÒNG NỔ

KIỂM TRA ỐNG THỦY, CÒI BÁO


KIỂM TRA BÊN TRONG CÁC BỘ PHẬN CHỊU ÁP LỰC

THỬ NGHIỆM ÁP LỰC

#HSE1

You might also like