You are on page 1of 22

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG HÀNG KHÔNG

¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾

ĐỒ ÁN MÔN HỌC 1

ĐỀ TÀI : MẠCH BOOST DC-DC

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Th.s Nguyễn Hữu Minh Châu Phan Hồng Doanh

Mã số SV: 1953020071

Lớp: 19 ĐH ĐT-02

TP Hồ Chí Minh-2022
Lời nói đầu

Trong lĩnh vực kỹ thuật hiện đại ngày nay, việc chế tạo ra các bộ chuyển đổi
nguồn có chất lượng điện áp cao, chi phí rẻ, kích thước nhỏ gọn cho các thiết bị
sử dụng điện là hết sức cần thiết. Quá trình biến đổi điện áp một chiều thành
điện áp một chiều khác gọi là quá trình biến đổi DC-DC với các mạch biến đổi
phổ biến như buck converter, boost converter, boost buck, flyback... . Trong học
phần đồ án môn học 1 này em sẽ tìm hiểu về cách “ thiết kế mạch boost
converter dc-dc”.

Em xin chân thành cảm ơn thầy châu minh đã quan tâm ,tận tình hướng dẫn
để em có thể hoàn thành đồ án này. Do còn hạn chế về trình độ chuyên môn và
thiếu kinh nghiệm làm đồ án, nên bài đồ án này của em còn nhiều thiếu sót. Em
rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp cũng như những lời khuyên từ thầy
những điều cần nghiên cứu bổ sung, giúp cho việc xây dựng đề tài đạt đến kết
quả hoàn thiện và tạo tiền đề cho những đồ án sau.
Mục lục

CHƯƠNG 1. PHÂN TÍCH NHIỆM VỤ············································1

1. Đề tài···················································································1

2. Mục đích nghiên cứu································································1

3. Nội dung nghiên cứu································································1

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ MẠCH BOOST································2

1. Khái niệm mạch boost······························································2

2. Ưu nhược điểm của mạch boost···················································2

3. Nguyên lý mạch boost·······························································3

4. Ứng dụng ··············································································5

CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN MẠCH LỰC··········································6

1. Mô tả mạch············································································6

1.1. Yêu cầu thiết kế····································································6

1.2. Thông số chính của mạch························································6

2. Tính toán và lựa chọn phần tử····················································6

2.1. Tính chọn cuộn cảm L····························································7

2.2. Tính chọn tụ········································································8

2.3. Tính chọn diode và mosfet·······················································8

3. Tính toán mạch tạo xung IC 555··················································9

CHƯƠNG 4. THIẾT KẾ NGUYÊN LÝ VÀ MẠCH IN·······················10

1. Vẽ schematic·········································································10

2. Vẽ PCb················································································11

3. Mô hình 3D··········································································11
CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM······································12

1. Kết quả mô phỏng trên proteus··················································12

CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN····························································11


Mục Lục Hình Ảnh

Hình 1.0 - Sơ đồ mạch boost·····················································2


Hình 1.1 - Giai đoạn 1 nguyên lý hoạt động···································3
Hình 1.2 - Giai đoạn 2 nguyên lý hoạt động···································4
Hình 1.3 - Giai đoạn 3 nguyên lý hoạt động···································4
Hình 1.4 - Sơ đồ nguyên lý························································5
Hình 1.5 - Sơ đồ nguyên lý························································6
Hình 1.6 - Đặc tính P-V và I -V··················································7
Hình 1.7 - Điện áp và dòng điện trên cuộn dây·······························7
Hình 1.8 - Sơ đồ mạch tạo xung·················································9
Hình 1.9 - Sơ đồ nguyên lý······················································10
Hình 2.0 - Assign PCB footprints··············································10
Hình 2.1 a. PCB - Kích thước chiều dài ·····································11
Hình 2.1 b. PCB - Kích thước chiều rộng····································11
Hình 2.2 - Mặt trên·······························································12
Hình 2.3 - Mặt dưới······························································12
Hình 2.4 - Xung IC 555··························································13
Hình 2.5 - Kết quả sau khi boost···············································13
Hình 2.6 - Điện áp và dòng ra khi có tải·····································14
Hình 2.7 - Dạng sóng ra··························································14
Hình 2.8 - Độ gợn áp qua tụ····················································15
CHƯƠNG 1. PHÂN TÍCH NHIỆM VỤ
1. Đề tài

Thiết kế mạch boost dc-dc với yêu cầu kỹ thuật:

 Input Vin =12v

 Output Vout =24v, Iout = 2A ,sai số 5%

 Hiệu suất: n=90%

2. Mục đích nghiên cứu

Học phần đồ án 1 định hướng sinh viên làm mạch chú trọng đến ANALOG,
giúp sinh viên nắm vững những kiến thức đã học và áp dụng vào thực tiễn, quen
với việc thiết kế , làm mạch thật và đo đạt mạch.

Thiết kế mạch boost không quá phức tạp nhưng vẫn đạt được hiệu suất chuyển
đổi cao và đảm bảo ổn định luôn là mục tiêu của công trình nghiên cứu.

3. Nội dung nghiên cứu

Báo cáo gồm 6 chương:

 Phân tích nhiệm vụ

 Tổng quan về mạch boost

 Tính toán mạch lực

 Thiết kế nguyên lý và mạch in

 Kết quả thực nghiệm

 Kết luận

1
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ MẠCH BOOST

1. Khái niệm mạch boost


Mạch boost hay mạch step-up là một trong những loại bộ chuyển đổi công tắt
chế độ đơn giản nhất. Như tên gọi của nó, nó nhận một điện áp đầu vào và tăng
điện áp đó lên. Mạch này gồm : cuộn cảm , một công tắt bán dẫn( MOSFET),
một diode xung và một tụ điện. Cũng cần một nguồn sóng vuông tuần hoàn để
điều khiển MOSFET, có thể đơn giản như bộ định thời 555 hoặc thậm chí là
một vi mạch SMPS chuyên dụng như vi mạch MC34063A...

Hình 1.0 - Sơ đồ mạch boost

Với chỉ một ít linh kiện để tạo ra một mạch boost, nó ít cồng kềnh hơn biến áp
xoay chiều hoặc cuộn cảm.

Nó rất đơn giản vì ban đầu được phát triển vào những năm 1960 để cung cấp
năng lượng cho các hệ thống điện tử trên máy bay. Yêu cầu là các mạch này
phải nhỏ gọn và hiệu quả nhất có thể.

2. Ưu nhược điểm của mạch boost

Với đồ án này ta sẽ thiết kế mạch boost và dùng ic định thời 555 để điều khiển
mosfet sẽ có một số ưu và nhược điểm như sau:

- Thời gian đáp ứng chưa đủ nhanh

- Mạch tổn hao nhiều do quá trình nạp xả tụ, điện trở

2
- Nếu điện áp boost cao từ 7v trở lên thì phải dùng IC ổn áp để tạo điện áp cố
định cho IC 555 hoạt động và mới đủ cho hiệu ứng Feedback.

- Công suất phụ thuộc vào cuộn cảm L và mosfet , giá trị cuộn cảm cần khá lớn.

- Mạch ổn định hơn do có Feedback.

3. Nguyên lý mạch boost

 Chúng ta sẽ xem xét từng bước hoạt động của mạch boost áp.

+ Giai đoạn 1:

Tụ điện đầu ra được nạp đến điện áp đầu vào trừ đi một phần sụt giảm diode.

Hình 1.1- Giai đoạn 1 nguyên lý hoạt động

+ Giai đoạn 2:

Khi công tắt đóng. Nguồn tín hiệu tăng cao, bật mosfet. Tất cả dòng điện
chuyển hướng qua mosfer thông qua cuộn cảm , tụ điện đầu ra vẫn được sạc vì
nó không thể phóng điện qua diode phân cực ngược.Nguồn điện sẽ không bị
đoản mạch ngay lập tức vì cuộn cảm làm cho dòng điện tăng lên từ từ . ngoài ta
một từ trường hình thành xung quanh cuộn cảm ,lưu ý đến cực của điện áp đặt
trên cuộn cảm.

3
Hình 1.2- Giai đoạn 2 nguyên lý hoạt động

+Giai đoạn 3:

Mosfet bị tắt và dòng điện đến cuộn cảm bị dừng đột ngột, bản chất cuộn cảm là
duy trì dòng điện trơn tru nó không thích sự đột ngột của dòng điện. Nó đáp ứng
điều này bằng cách tạo ra một điện áp lớn có cực ngược lại với điện áp ban đầu
cung cấp cho nó bằng cách sử dụng năng lượng tích trữ trong từ trường để duy
trì dòng điện đó . Nếu chúng ta quên phần còn lại của các phần tử mạch và chỉ
chú ý đến các ký hiệu phân cực, chúng ta nhận thấy rằng cuộn cảm lúc này hoạt
động giống như một nguồn điện áp mắc nối tiếp với điện áp cung cấp. Điều này
có nghĩa là cực dương của diode bây giờ ở điện áp cao hơn so với cực âm (hãy
nhớ rằng lúc đầu tụ điện đã được sạc để cung cấp điện áp) và được phân cực
thuận.

Tụ điện đầu ra hiện đã được nạp đến điện áp cao hơn trước đây điều đó có nghĩa
là chúng ta đã nâng thành công điện áp lên mức cao hơn.

Hình 1.3- Giai đoạn 3 nguyên lý hoạt động

4
 Nguyên lý mạch điều khiển

Hình 1.4- Sơ đồ nguyên lý

+ Dùng ic định thời 555 để tạo xung vuông với tần số và duty cycle đã tính
toán, mạch này sử dụng tần số là 100khz ,không thể đưa một tần số quá lớn để
kích trực tiếp vào mosfet như vậy nên ta sẽ đưa xung ra của ic 555 vào mạch
“todem pole” cũng có thể gọi là mạch phân tần sau đó đưa qua Điện trở R5
dùng để hạn dòng khi mở FET lên và điện trở R4 dùng để hạn dòng khi tắt FET.
Hồi tiếp điện áp thông qua diode zener phân cực ngược để tạo điện áp 12v hồi
tiếp về chân số 5 của ic .đầu ra 24v của mạch sẽ được đi qua mạch lọc LC để
tránh nhiễu sóng dội ngược về nguồn cấp dẫn đến hư hỏng . và sau đó đi qua tụ
104 để lọc cao tần.

4. Ứng dụng

Làm mạch desunfat bảo dưỡng ắc quy, cấp nguồn cho các thiết bị đòi hỏi
điện áp cao cỡ vài chục vôn nhưng nguồn cấp có điện áp thấp ,nâng áp trong các
mạch nguồn xung như TV, LED...

5
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN MẠCH LỰC
1. Mô tả mạch

Hình 1.5- Sơ đồ nguyên lý

1.1. Yêu cầu thiết kế

Input: Vin =12vdc

Output: Vout = 24vdc, Imax =2A, sai số 0.5%

Hiệu suất : n=90%

1.2. Thông số chính của mạch

Công suất đầu ra : Pout = 24.2 = 48W


2
24
Tải thuần trở R= = 12 ohm
48

Pout 72
Công suất đầu vào : Pin = n = 0.9 =80 W , IIN = 7A

Tần số đóng cắt : f = 100khz

2. Tính toán và lựa chọn phần tử

6
Với các thông số yêu cầu ta đi tính chọn linh kiện cho mạch

Hình 1.6- Đặc tính P-V và I-V

Dựa vào nguyên lý hoạt động và dạng sóng của điện áp và dòng điện ta có thể
thiết lập được mối liên hệ giữa điện áp đầu vào và điện áp đầu ra như sau:

Vin. n 12.0,9
DUTY CYCLE : D = 1 - Vout =1 − 24 =0.55 ( n là hiệu suất của mạch)

2.1. Tính chọn cuộn cảm L

Nếu ta chọn ΔIL có giá trị bé thì giá trị của L sẽ lớn. Lúc này việc chế tạo cuộn
cảm trong thực tế sẽ tốn kém do giá trị của L lớn. Nếu ta chọn ΔIL có giá trị lớn
thì giá trị của L sẽ nhỏ. Lúc này việc chế tạo cuộn cảm trong thực tế sẽ ít tốn
kém do giá trị của L nhỏ. Nhưng ngược lại khi ΔIL lớn sẽ làm cho dòng điện
hiệu dụng qua thiết bị đóng cắt cũng như dòng điện qua cuộn cảm lớn. Vì vậy,
trong thực tế để tối ưu giá trị điện cảm L, khi tính toán thiết kế ta thường Chọn
độ đập mạch dòng ra là ∆ IL=(20 % −40 % ). Iout = 0,2.2 = 0,4A

7
Hình 1.7 - Điện áp và dòng điện trên cuộn dây

(Vout − Vin) 24 −12


L = Vin. =12. =150 uH
f . ∆ I . Vout 100 k .0,4 .24

∆ IL Vin Vin DT 1 D
IL max = I L + 2 = 2
+
2 L
=Vin( 2
+
2
)
Lf = 5,1A
R(1 − D) R (1− D)

∆ IL Vin Vin DT 1 D
IL min = I L − 2 = −
2L
=Vin( − ) = 4,7A
R (1− D) 2 Lf
2 2
R(1 − D)

Để dòng ngõ ra liên tục thì , IL min ≥ 0


1 D
==> Vin[ − ¿≥0
R (1− D) 2 Lf
2

2
D (1 − D) R
==> L≥ =6,6 uH
2f

Vì vậy ta có thể chọn cuộn cảm trong khoảng 47uH -> 150uH

Chọn L1= 100uH, 6A

2.2. Tính chọn tụ

Độ gợn áp ∆ Vo=4 %Vo=0,04.24=0,96v


D 2.0,55
C1 =Iout ∆ Vo . f = 0,96.100 k =11 uF

Chọn tụ có giá trị là 100uF,100v

2.3. Tính toán chọn diode và mosfet

Điện áp ngược đặt lên van là 24-30v.


∆ IL Io 0,4 2
Dòng trung bình qua van : Is = 2 + 1 − D = 2 + 1− 0,55 ≈ 3 A

Chọn mosfet IRF540N có thông số là 100v ,33A


Điện áp ngược đặt lên diode với hệ số dự trữ chọn là 1.3

VD = 1,3.24= 31V

Dòng trung bình qua diode

8
ID = IL.(1-D) = 2,2A

Chọn diode schottky SR5100 có thông số 100v ,5A


2.4. Tính toán mạch lọc LC phụ
1 1
Tần số cắt : wc = = =31 kℎz
√ LC √ 4,7.10 −6
.220. 10
−6

Khi w < wc thì tín hiệu đi qua


Khi w>wc thì tín hiệu ở đầu ra sẽ rất bé , biên độ dần tiến về 0
Chọn tụ = 220uF,100V
Cuộn cảm = 4,7uH, 5A
3. Tính toán mạch tạo xung IC 555

Hình 1.8 - Sơ đồ mạch tạo xung


+ Với tần số cho trước F = 100kHz ==> T=10us
+DUTY CYCLE D = 55% , chọn tụ C2 = 1nF, 50v
t on
D% = =¿> ¿ton = 5,5us
T
T = ton + toff ==> toff =4,5us
Toff = ln(2).R2.C2 ==> R2 ≈ 6,8 Kohm
Ton = ln(2).(R1+R2).C2 ==> R1≈ 1,5 Kohm
Vậy ta chọn R1 =1,5Kohm ,R2 = 6,8Kohm 1/2w

9
CHƯƠNG 4. THIẾT KẾ NGUYÊN LÝ VÀ MẠCH IN

1. Vẽ schematic

Ta sẽ vẽ mạch in trên phần mềm kicad

Hình 1.9 - Sơ đồ nguyên lý

- Update Footprintf - chọn kích thước chân cho linh kiện

Hình 2.0 - Assign PCB footprintfs

10
2. Vẽ PCB

Hình 2.1 a. PCB - Kích thước chiều dài

Hình 2.1 b. PCB - Kích thước chiều rộng

11
3. Mô hình 3D

Hình 2.2 - Mặt trên

Hình 2.3 - Mặt dưới

12
CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

1. Kết quả mô phỏng trên proteus

+ Kết quả tạo xung với tần số 100kHz và DUTY = 0.55

Hình 2.4- Xung IC 555

+ Kết quả sau khi boost

Hình 2.5 - Kết quả sau khi boost

- Điện áp đầu ra dao động trong khoảng 24 - 26v khi không tải

13
- Khi có tải thì sụt áp còn khoảng 20-23v

Hình 2.6- Điện áp và dòng ra khi có tải

Hình 2.7 - Dạng sóng ra

14
Hình 2.8 - Độ gợn áp qua tụ

Kết quả mô Kết quả tính


phỏng toán

VOUT 24.1V 24-26V

IOUT 2.1 2A
∆ Vout 2V 0.96V

Bảng so sánh kết quả thực nghiệm

15
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN

Mạch đáp ứng được yêu cầu đặt , điện áp đầu ra tương đối ổn định .ra sai số
khoảng 2,5%, các kết quả giữa mô phỏng và đo trên thực tế có khác biệt, kết
quả đo trên thực tế có giá trị gần sát với tính toán .

Qua đây ta có thể thấy được tầm quan trọng của những môn về thí nghiệm, thực
hành thực tế như này . nó giúp em có thể thấy những vấn đề gặp phải khi thiết
kế một mạch thực tế, cách để tra datasheet của những con linh kiện cho phù hợp
với mạch của mình,cách gia công mạch in từ đó giúp em có những kinh nghiệm
để làm tiền đề cho những môn học sau cũng như trong công việc sau này.

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] tài liệu điện tử công suất - Nguyễn Bính


[2] Tài liệu mạch điện tử - Trương Văn Tám
[3] https://www.ti.com/ - Texas Intrusments

[4] https://www.thegioiic.com/
[5] https://datasheetspdf.com/
[6] Giáo trình IC tạo xung Pulse Generator Integrated Circuit - Th.s Nguyễn
hữu châu minh

[7] Sơ đồ nguyên lý IC 555

17

You might also like