You are on page 1of 6

Kinh tế bảo hiểm.

Câu 1: khái niệm rủi ro được bảo hiểm, rủi ro loại trừ, hiểm họa, nguy cơ, tổn
thất?
rủi ro được bảo hiểm: Là những rủi ro được doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận
bảo hiểm nếu những rủi ro này xảy ra sẽ gây thiệt hại cho đối tượng được bảo hiểm
và làm phát sinh trách nhiệm bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp
bảo hiểm.
rủi ro loại trừ: Rủi ro loại trừ bao gồm những rủi ro mà doanh nghiệp bảo hiểm
không chấp nhận bảo hiểm, không chấp nhận bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm
nếu chúng xảy ra.
Hiểm họa là: rủi ro khái quát là một nhóm các rủi ro cùng loại và có liên quan . nó
biểu hiện hàng loạt các sự cố có thể xảy ra gây thiệt hại cho một số đối tượng hoặc
một số sự cố không chắc chắn nào đó có thể ảnh hưởng đến nhiều người khác nhau
với tư cách khác nhau.
Nguy cơ: là bất kỳ tác nhân nào có thể gây tổn hại sức khỏe và tính mạng cho con
người, hay gây thiệt hại về tài sản hoặc môi trường.
Tổn thất là: thiệt hại về tài sản,nhân mạng.. ngoài ý muốn của chủ sở hữu.
Câu 2:các phương pháp sử lý rủi ro?
- Giảm thiểu nguy cơ: triệt tiêu yếu tố tồn tại có thể lam gia tăng kha năng tổn thất
- giảm thiểu tổn thất: giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra.
-tránh né rủi ro: là thực hiện những lựa chọn tốt nhất, chỉ có thể tránh né rủi ro
khi có thể có lựa chọn và trong đó việc chấp nhận rủi ro này tránh né rủi ro kia là
hợp lí.
- hoán chuyển rủi ro: là chuyển một phần hay toàn bộ tổn thất mà mình gánh phải
cho người khác.

Câu 3: các nguyên tắc trong hoạt động bảo hiểm thương mại:
Nguyên tắc trung thực: Tất cả các giao dịch kinh doanh cần được thực hiện trên
cơ sở tin cậy lẫn nhau, trung thực tuyệt đối. Cả người được bảo hiểm và người bảo
hiểm đều phải trung thực trong tất cả các nội dung liên quan đến giao kết hợp đồng
bảo hiểm.
Nguyên tắc số đông: Theo quy luật này, nếu thực hiện việc nghiên cứu trên một
lượng đủ lớn đối tượng nghiên cứu, người ta sẽ tính toán được xác suất tương đối
chính xác khả năng xảy ra trong thực tế của một biến cố.
Câu 4: sự khác nhau cơ bản giữa bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y
tế?
Bảo hiểm xã hội : là hình thức bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập
của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ
bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội gồm bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã
hội bắt buộc.
Bảo hiểm y tế : là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức
khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối
tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật BHYT.
Bảo hiểm nhân thọ là giải pháp tài chính hoàn hảo vừa có ý nghĩa bảo vệ tài chính
dài hạn, dự phòng cho những rủi ro ốm đau, bệnh tật, tai nạn..., lại vừa có tính tiết
kiệm, tích lũy cho quỹ học vấn, quỹ hưu trí và đầu tư một cách an toàn.
Câu 5: sự khác nhau cơ bản giữa bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ:
TT Các tiêu Bảo hiểm nhân thọ Bảo hiểm phi nhân thọ
chí
1 Phạm vi Con người Con người, tài sản, trách nhiệm
bảo hiểm dân sự
2 Thời hạn Thường kéo dài có thể là 5, 10,20 năm… Thông thường là 01 năm
bảo hiểm hoặc trọn đời
3 Nhân tố Tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thời gian Xác suất rủi ro, số tiền bảo hiểm,
ảnh hưởngtham gia, số tiền bảo hiểm, tỷ lệ lãi suất chế độ bảo hiểm
kỹ thuật, tỷ lệ tử vong
Định kỳ Linh hoạt: đóng 1 lần hoặc đóng theo Thường đóng phí một lần sau khi
đóng phí định kỳ tháng, quý, nửa năm, năm ký hợp đồng bảo hiểm
4 Quyền lợi Được công ty bảo hiểm chi trả số tiền Chỉ được bồi thường tổn thất
bảo hiểm bảo hiểm trong những trường hợp sau: trong giới hạn hợp đồng khi có
thiệt hại xảy ra
 Tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh
viễn
  Ung thư hoặc bệnh hiểm nghèo
 Đáo hạn hợp đồng

5 Tính chất Bảo hiểm nhân thọ có tính đa mục đích: Chỉ mang tính chất bảo vệ rủi ro,
tham gia năm nào bảo hiểm năm
 Vừa bảo hiểm rủi ro đó và chỉ một số ít người nhận
 Vừa có giá trị tiết kiệm, đầu tư
được số tiền bảo hiểm khi gặp rủi
(đến khi đáo hạn hợp đồng bảo ro thuộc trách nhiệm bảo hiểm
hiểm bạn sẽ nhận được toàn bộ phí
đã đóng + lãi suất)

6 Nguyên tắc Chi trả độc lập theo nguyên tắc khoán Sử dụng thế quyền và chi trả theo
bồi thường nguyên tắc đóng góp

6. vì sao phải bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường
biển?
Hiện nay, phương thức vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển là phổ biến
nhất so với các hình thức còn lại. Hàng hóa trong vận chuyển qua các biên giới
quốc gia mất nhiều thời gian và khoảng cách lớn do đó độ an toàn không cao. Do
đó, hầu hết các nhà xuất nhập khẩu hàng hóa đều thực hiện một bản hợp đồng bảo
hiểm hàng hóa để tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình vận chuyển như rủi ro
do yếu tố thiên tai, yếu tố kĩ thuật,yếu tố xã hội con người như trộm cắp, chiến
tranh..
7.tổn thất bộ phận, tổn thất toàn bộ thực tế, tổn thất toàn bộ ước tính?
Tổn thất bộ phận: Là những tổn thất mất mát hay hư hại trên một bộ phận của đối
tượng bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm.
Tổn thất toàn bộ thực tế : Là đối tượng bảo hiểm bị tổn thất phá hủy hoàn toàn,
bị hư hỏng mức nghiêm trọng không thể sử dụng được nữa, thường xảy ra trong
các trường hợp sau:
+ Hàng hóa bị hư hỏng, phá hỏng hoàn toàn trong trường hợp xay ra cháy nổ, thối
rữa, rơi vỡ,….
+ Hàng hóa bị mất hoàn toàn giá trị sử dụng so với ban đầu như: kính bị vỡ, gạo bị
mốc, xi măng bị ẩm vô nước và đông cứng,…
+ Hàng không còn khả năng lấy lại được mặc dù nếu lấy lại được thì vẫn sử dụng
được nhưng chi phí lấy lại quá cao chẳng hạn như: hàng chở trên tàu bị chìm, hàng
bị cướp biển, chủ hàng bị tước quyền sở hữu đối với hàng hóa,…
+ Hàng chở trên tàu bị mất tích ( tàu mất tích và tàu bị đắm là khác nhau, mất tích
là không tìm thấy).
Tổn thất toàn bộ ước tính : Khi hàng hóa không phải là tổn thất toàn bộ thực tế ở
trên, Trong luật bảo hiểm hàng hải 1906 cho người được bảo hiểm quyền này , một
rủi ro nào đó được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm và người được bảo hiểm
không thể tiếp tục hành trình giao hàng tại điểm đến quy định (intended
destination), trong trường hợp này người được bảo hiểm có khả năng muốn từ bỏ
hàng háo hơn so với tiếp tục hành trình. Lúc này người được bảo hiểm sẽ yêu cầu
tính toán đòi bồi thường tổn thất thực tế ước tính.
8.
Tổn thất chung ( General average): là những thiệt hại xảy ra do những chi phí
hay sự hy sinh cố ý của những người trên tàu nhằm cứu tàu, hàng hóa hoặc cước
phí khỏi tai nạn trong hành trình chung trên biển.

Tổn thất riêng (Particular Average): Là tổn thất của từng quyền lợi bảo hiểm do
thiên tai, tai nạn bất ngờ gây nên. Ví dụ, trên hành trình hàng hóa bị mưa gió, nước
biển làm ẩm mốc hàng hóa, trong trường hợp này chủ hàng phải tự chịu trách
nhiệm hoặc đòi bồi thường từ công ty bảo hiểm chứ không được phân bổ trách
nhiệm này cho chủ tàu hoặc các chủ hàng khác. Tổn thất trong trường hợp này là
tổn thất riêng.
9. các điều kiện bảo hiểm:
Điều kiện bảo hiểm là những quy định phạm vi trách nhiệm của người BH đối với
tổn thất của hàng hóa.
ICC C bảo hiểm cho:
+các tổn thất hay tổn hại hàng hóa được BH có nguyên nhân hợp lý do cháy nổ, tàu
bị mắc cạn, chìm, bị lật, đâm va, dở hàng tại cảng lánh nạn
+tổn thất chung
+phần trách nhiệm mà người BH phải chịu theo điều khoảng hai tàu đâm va đều có
lỗi.
ICC B:
+giống như ICC C
+tổn thất gây ra do thiên tai, tổn thất nguyên kiện khi do rơi khỏi tàu hay khi xếp
dỡ.
ICC A:
+ đk này bảo hiểm cho mọi rủi ro, tổn thất, chỉ trừ những rủi ro loại trừ áp dụng
chung cho cả 3 đk A,B,C.

10. Giá trị bảo hiểm là gì  


Gía trị bảo hiểm của tài sản là giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm giao kết hợp
đồng bảo hiểm. Gía trị bảo hiểm được xác định bằng nhiều phương pháp khác
nhau.

Số tiền bảo hiểm:

Số tiền bảo hiểm là số tiền được doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận và được ghi
trên hợp đồng bảo hiểm nhằm xác định các quyền lợi bảo hiểm theo quy định hợp
đồng

+ được xác định dựa trên cơ sở giá trị BH, giá trị BH căn cứ vào hóa đơn hàng.

+ có thể bảo hiểm với số tiền ngang bằng giá trị BH, vượt mức hay thấp hơn giá trị
BH,.

Phí bảo hiểm:

Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo
hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo
hiểm.

11. nguyên tắc bồi thường:


mục đích của nguyên tắc này là khôi phục tình trạng tài chính ban đầu hoặc 1 phần
theo mức độ tham gia bảo hiểm.
-trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm chỉ phát sinh khi có thiệt hại rủi ro
được bảo hiểm gây ra.
- chỉ áp dụng cho bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Nguyên tắc thế quyền: người bảo hiểm sau khi bồi thường cho người được bảo
hiểm, có quyền thay mặt người được bảo hiểm để đòi người thứ ba trách nhiệm bồi
thường cho mình.
Nguyên tắc khoán được hiểu là số tiền chi trả của công ty bảo hiểm cho người
tham gia được ấn định trước trong hợp đồng bảo hiểm. Nguyên tắc khoán áp dụng
trong hầu hết các sản phẩm bảo hiểm con người trong đó có bảo hiểm nhân thọ.

You might also like