You are on page 1of 8

ĐỀ TÀI

Thu thập Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Traphaco
Tính toán các chỉ số tài chính 2020-2021 và nhận xét

Họ tên: Nguyễn Thị Yến

Lớp: TN14T3

Mã SV: 194D4021337
1. Giới thiệu sơ lược

- Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài: TRAPHACO JOINT STOCK
COMPANY
- Tên doanh nghiệp viết tắt: TRAPHACO
- Vốn điều lệ: 80 tỷ
- Tên mã chứng khoán: TRA (HOSE)
- Số lượng cổ phiếu niêm yết: 8.000.000 cổ phiếu
- Ngày niêm yết: 26/11/2008.
- Nhóm ngành: sản xuất (sản xuất hóa chất, dược phẩm).
- Mã số thuế: 0100108656.
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 75 phố Yên Ninh, Phường Quán Thánh, Quận Ba
Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
- Địa chỉ giao dịch: Ngõ 15, Đường Ngọc Hồi - P.Hoàng Liệt - Q.Hoàng Mai -
Hà Nội.
- Điện thoại : 18006612 - Fax: (024) 36814910 | E-mail: info@traphaco.com.vn
- Website: https://www.traphaco.com.vn/
- Biểu tượng (logo):

1.1.1 Lịch sử hình thành


Công ty CP Traphaco tiền thân là Tổ sản xuất thuốc thuộc Ty Y tế Đường sắt
được thành lập ngày 28/11/1972. Sau nhiều lần chuyển đổi, ngày 01/01/2000,
Công ty CP Dược và Thiết bị vật tư y tế Traphaco chính thức bắt đầu hoạt động
theo hình thức công ty CP với 45% vốn Nhà nước. Ngày 05/07/2001, Công ty
đổi tên thành Công ty CP Traphaco. Ngày 26/11/2008, công ty chính thức niêm
yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.

Hệ thống phân phối tiếp tục được hoàn thiện bằng việc sử dụng công nghệ cao
và các giải pháp tăng cường quan hệ khách hàng. Traphaco đã có gần 27.000
khách hàng trung thành, 40 đại lý trải rộng khắp 63 tỉnh thành. Số lượng sản
phẩm được khách hàng tín nhiệm tăng lên, Traphaco đã làm chủ được thị trường
OTC, trở thành nhà phân phối độc quyền các sản phẩm của Sandoz thuộc Tập
đoàn Novatis từ tháng 7/2015 đến nay.
2. ĐÁNH GIÁ VỀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CTCP TRAPHACO

2.1 Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn.


Thực tế cho thấy, CTCP Traphaco rất đa dạng về lĩnh vực hoạt động, ngành
nghề kinh doanh, cơ cấu vốn và quy mô nhưng đều sử dụng công cụ phân tích
tài chính để đưa ra các quyết định đầu tư, kinh doanh. Công tác phân tích luôn
được thực hiện đầy đủ theo quy định của từng doanh nghiệp.
Kết quả phân tích mang lại nhiều biện pháp tích cực, tuy nhiên hạn chế lớn nhất
là các nội dung phân tích còn chưa đa dạng, số liệu trên các báo cáo đôi khi chưa
khớp với số liệu phân tích, nguồn thông tin còn hạn chế, chưa có sự phân tích kỹ
lưỡng ở nhiều nguồn như thông tin bên trong và bên ngoài DN.
Đây là báo cáo quan trọng của DN, nó phản ánh về tình hình tài chính của CTCP
Traphaco. Bảng cân đối kế toán của CTCP Traphaco trong 2 năm gần đây từ
năm 2020 đến năm 2021 bao gồm :

- Tổng tài sản


- Tổng nguồn vốn
- Doanh thu
- Lợi nhuận
- Chi phí
Chỉ tiêu cân đối kế toán 2020 2021 Chênh lệch
Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ lệ
trọng trọng (%)
(%) (%)
TÀI SẢN
Tài sản ngắn hạn 888.025 56.5 1.010.170 61.2 122.145 13.75
Tiền và các khoản tương đương 297.466 18.9 308.894 18.71 11.428 3.84
tiền
Tiền 207.466 13.2 163.894 9.92 (43.572) (21)
Các khoản tương đương tiền 90.000 5.72 145.000 8.79 55.000 61.11
Đầu tư tài chính ngắn hạn 14.500 0.92 107.494 6.5 92.994 641.3
Các khoản phải thu ngắn hạn 163.014 10.4 185.988 11.26 22.974 14.09
Phải thu ngắn hạn của khách hàng 138.089 8.79 164.674 9.98 26.585 19.25
Trả trước cho người bán ngắn hạn 18.256 1.16 17.706 1.07 (550) (3.01)
Phải thu ngắn hạn khác 12.691 0.8 10.578 0.64 (2.113) (16.64)
Dự phòng hàng phải thu ngắn hạn (6.021) (0.4) (6.971) (0.42) (950) 15.78
khó đòi
Hàng tồn kho 364.251 23..2 351.804 21.31 (12.447) (3.41)
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (1.370) (0.1) (2.346) (0.14) (976) 71.24
Tài sản ngắn hạn khác 48.794 3.1 55.991 3.4 7.197 14.75
Chi phí trả trước ngắn hạn 3.404 0.21 1.510 0.01 (1.894) (55.64)
Thuế GTGT được khấu trừ 42.122 2.69 41.261 2.5 (861) (2.04)
Thuế và các khoản phải thu của 3.269 0.21 13.220 0.8 9.951 304
nhà nước
TÀI SẢN DÀI HẠN 683.487 43.5 640.656 38.8 (42.831) (6.26)
Tài sản cố định 619.527 39.4 588.566 35.65 (30.961) (5)
Tài sản cố định hữu hình 567.042 36.1 534.114 32.35 (32.928) (5.81)
Giá trị hao mòn lũy kế (393.845) (25) (467.627) (28.32) (73.782) 18.73
Tài sản cố định vô hình 52.486 3.34 54.452 3.3 1.966 3.74
Tài sản dở dang dài hạn 14.423 0.91 7.941 0.48 (6.482) (44.94)
Đầu tư tài chính dài hạn 500 0.03 500 - - -
Đầu tư vào công ty liên kết - - - - - -
Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 500 0.03 500 0.03 - -
Lợi thế thương mại 5.171 0.33 2.350 0.14 (2.821) (54.55)
Tài sản dài hạn khác 43.865 2.8 41.298 2.5 (2.567) (5.85)
Chi phí trả trước dài hạn 39.196 2.5 23.745 1.43 (15.451) (39.41)
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 4.669 0.3 17.347 1.05 12.678 271.5
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 1.571.512 100 1.650.826 100 79.350 5.05
NGUỒN VỐN
Nợ phải trả 453.482 28.98 478.376 28.98 24.894 5.49
Nợ ngắn hạn 343.493 21.9 433.821 26.28 90.328 26.3
Nợ dài hạn 109.990 7 44.556 0.02 (65.434) (59.5)
Vốn chủ sở hữu 1.118.030 71.1 1.172.449 71.02 54.419 4.86
Thặng dư vốn cổ phần 133.022 8.47 133.022 0.08 - -
Quỹ đầu tư phát triển 377.189 24 389.305 23.58 12.116 3.21
Lợi nhuận sau thuế chưa phân 95.763 6.05 131.469 7.96 36.257 38.08
phối
Nguồn kinh phí và quỹ khác 1.860 0.12 1.290 0.07 (570) (30.64)
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 1.571.512 100 1.650.826 100 79.350 5.05

2.1.1 Phân tích cơ cấu tài sản

Nhìn chung tổng tài sản của công ty cổ phần Traphaco có dấu hiệu tích cực, tăng
ở mức vừa phải qua 2 năm gần đây, cụ thể là năm 2021 tăng 122.145 triều đồng
so với năm 2020 tương ứng với tỉ lệ tăng là 13.75%, đi sâu vào từng chỉ tiêu ta
thấy
- Tiền và các khoản tương đương tiền : năm 2021 tăng 11.428 triệu đồng so với
năm 2020 tương đương mức tăng là 3.84%. Tiền và tương đương tiền tăng thể
hiện Công ty đang có dòng tiền mạnh mẽ, tính thanh khoản cao, sẵn sàng trước
những biến cố có thể xảy ra. Tuy nhiên, điều này cũng có thể thể hiện, Công ty
đang trong giai đoạn bão hòa của thị trường, tốc độ phát triển chậm xuống,
không có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, hay đầu tư thêm các sản phẩm
khác.
- Tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn đóng vài trò then chốt trong việc duy trì
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Với tính linh hoạt và khả năng
thanh khoản cao, Tài sản ngắn hạn giúp cho doanh nghiệp luôn sẵn sàng trước
những biến động của thị trường, các yếu tố chủ quan khách quan. Năm 2020 tài
sản ngắn hạn đạt mức giá trị là 888.025 chiếm 56.5%. Năm 2021 tài sản ngắn
hạn đạt mức giá trị là 1.010.170 trđ chiếm tỷ trọng 61,2%:
+ Phải thu ngắn hạn của khách hàng: Năm 2021 tăng 26.585 trđ tương ứng với
tốc độ tăng 19,25% so với năm 2020. Phải thu khách hàng tăng mạnh so với
cùng kỳ cùng tuy nhiên cao hơn nhiều mức tăng của Doanh thu, điều này thể
hiện khả năng Công ty đang bán được nhiều hàng hóa sản phẩm, và đang có sức
tăng trưởng tốt về doanh thu và có thêm nhiều khách hàng, tuy nhiên Công ty có
thể đang bị chiếm dụng vốn từ các khách hàng, có thể việc đẩy mạnh tiêu thụ
sản phẩm, Công ty đã phải đưa ra các chính sách Kéo dài thời gian thu hồi công
nợ với các đối tác. Điều này có thể dẫn đến Công ty sẽ chậm thu hồi được nguồn
tiền, cũng như dễ xảy ra các khoản công nợ khó có khả năng thu hồi.
+ Hàng tồn kho: Năm 2021 giảm 12.447 trđ so với năm 2020 ( giảm 3,41%).
Hàng tồn kho giảm thể hiện công ty có lượng hàng hóa ít hơn điều này dẫn đến
vốn lưu động không bị tồn đọng quá nhiều.

+ Đầu tư tài chính ngắn hạn: năm 2021 tăng mạnh 92.994 trđ so với năm 2020
(tăng 641,33%).

+ Các khoản phải thu ngắn hạn: năm 2021 tăng 22.974 trđ so với năm 2020 tăng
14,09% cho thấy việc bị chiếm dụng vốn DN tăng.

+ Tài sản ngắn hạn khác: năm 2021 đạt giá trị 7.197 trđ so với năm 2020 ( tăng
14,75%) chiếm tỷ trọng 3,4%.

- Tài sản dài hạn: năm 2021 giảm 6.482 trđ so với năm 2020 tương đương giảm
44,94%.
+ Chi phí trả trước dài hạn: Năm 2021 giảm 15.451 trđ so với năm 2020 tương
đương giảm 39,41%.7

+ TSCĐ: năm 2021 giảm 42.831 trđ so với năm 2020 chủ yếu là do sự biến
động của tài sản cố định hữu hình

o TSCĐ hữu hình : năm 2021 giảm 32.928 trđ so với năm 2020 (giảm
5,81%)
o TSCĐ vô hình: năm 2021 tăng 1.966 trđ so với năm 2020 tương
đương tăng 3,74%

 Tài sản dài hạn giảm cho thấy doanh nghiệp đã đầu tư tài sản dài hạn bằng
những nguồn vốn có kỳ hạn ngắn (Ví dụ: như vay ngắn hạn) dòng tiền sẽ
trở nên không ổn định, tiềm ẩn sự bất ổn định trong điều hành tài chính
của doanh nghiệp.

Qua phân tích có thể thấy kết cấu tài sản có những biến động khá rõ nét. Tỷ
trọng tài sản có sự thay đổi liên tục trong 2 năm, song song với đó là tỷ trọng tài
sản ngắn hạn tăng lên, đây là do đặc thù loại hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong tài sản dài hạn công ty tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn, chiếm trên
50%. Trong tài sản ngắn hạn thì khoản phải thu khách hàng , tài sản ngắn hạn
khác tỷ trọng có xu hướng tăng lên, tỷ trọng hàng tồn kho và các khoản tương
đương tiền biến động tăng giảm giữa các năm cần có những điều chỉnh hợp lí để
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

2.1.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp năm 2021 công ty đã có những bước chuyển
mới tăng tổng nguồn vốn năm 2021 (79.350 trđ) so với năm 2020 tương đương
tăng 5,05% . Doanh nghiệp đã có sự tăng trưởng ở mức vừa phải, nguồn vốn
tăng thêm sẽ giúp ích cho doanh nghiệp mở rộng qui mô sản xuất. Các nhân tố
ảnh hưởng đến tổng nguồn vốn như sau:
- Nợ phải trả: năm 2021 tăng 24.894 trđ so với năm 2020 ( tăng 5,49%):

+ Nợ ngắn hạn: năm 2021 đạt mức giá trị 433.821 trđ tăng mạnh so với năm
2020 là 90.328 trđ tương đương 26,3%. Các tỉ số này càng cao thì khả năng
thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao. Chính vì thế khi TSNH tăng
có nghĩa là doanh nghiệp đang có mức trả nợ ngắn hạn cao hơn. 

+ Nợ dài hạn: năm 2021 trị giá 44.556 trđ giảm mạnh 65.434 trđ so với năm
2020 tương đương giảm 59.5%.

+ Vốn chủ sở hữu: chỉ tiêu vốn chủ sở tăng liên tục trong 2 năm gần đây, năm
2021 tăng 54.419 trđ so với năm 2020 (tăng 4,86%). Có thể thấy việc kinh
doanh đang mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp góp phần tăng vốn chủ sở hữu.
Tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn đầu tư cho thấy
sự chủ động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên có chính sách để
chiếm dụng vốn tốt hơn.

 Qũy đầu tư phát triển: năm 2021 tăng 12.116 trđ so với năm 2020 tương
đương 3.21%.
 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: năm 2021 tăng mạnh có giá trị là
131.469 trđ đạt giá trị cao so với năm 2020. Mức chênh lệch giữa 2 năm
2021/2020 là 38.08%.
 Nguồn kinh phí và quỹ khác: năm 2021 giảm 570 trđ tương đương giảm
30,64% so với năm 2020.

You might also like