You are on page 1of 6

4.1.

Thị trường sơ cấp


4.1.1.Khái niệm thị trường sơ cấp
Thị trường chứng khoán sơ cấp là thị trường mua bán
các chứng khoán được phát hành lần đầu tiên.(IPO). Thị trường
sơ cấp đem lại nguồn vốn cho nhà phát hành và hàng hóa cho thị
trường thứ cấp.Trong thị trường sơ cấp, vốn từ nhà đầu tư sẽ
được chuyển sang nhà phát hành qua việc nhà đầu tư mua các
chứng khoán mới phát hành.
Ví dụ: cuối năm 2019, Yeah1 (YEG) phát hành hơn 30 triệu cổ
phiếu với mức giá chào sàn là 300.000đ/cổ phiếu. Như vậy, việc
phát hành 30 triệu cổ phiếu YEG lần đầu tiên được thực hiện
trên thị trường sơ cấp.
4.1.2.Đặc điểm của thị trường sơ cấp
Hoạt động của thị trường sơ cấp tạo ra một kênh huy động vốn
đầu tư cho nền kinh tế. Ở thị trường sơ cấp, người phát hành
nhận được tiền từ việc bán chứng khoán. Qua hoạt động này ở
thị trường sơ cấp, các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, trong
các tổ chức kinh tế, xã hội được chuyển thành vốn đầu tư dài
hạn cho người phát hành chứng khoán. Thị trường sơ cấp là một
kênh phân bổ vốn có hiệu quả. Chính vì vậy, thị trường sơ cấp
không những đóng vai trò tập hợp các nguồn vốn mà còn là
công cụ hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nền
kinh tế.
 Thị trường chứng khoán sơ cấp là thị trường hoạt động
không liên tục, nó chỉ hoạt động khi có đợt phát hành chứng
khoán mới.
 Tham gia vào thị trường chứng khoán sơ cấp chủ yếu là các
nhà phát hành, các nhà đầu tư và các nhà bảo lãnh (trường
hợp phát hành chứng khoán theo phương thức bảo lãnh phát
hành).
 Giá chứng khoán trên thị trường sơ cấp là cố định và được
quyết định bởi nhà phát hành. Giá nà được in ngay trên mã
chứng khoán. Nhà đầu tư sẽ được mua trực tiếp cổ phiếu từ
công ty phát hành.
 Tiền bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp thuộc về các nhà
phát hành, do đó hoạt động ở thị trường này đã làm tăng vốn
đầu tư cho nền kinh tế.
 Khối lượng và nhịp độ giao dịch ở thị trường sơ cấp thấp hơn
nhiều so với thị trường thứ cấp.
4.1.3.Điều kiện, hình thức, trình tự phát hành chứng khoán lần
đầu trên thị trường sơ cấp.
A) Điều kiện phát hành chứng khoán
-I.P.O (chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng) là một cách
huy động vốn được rất nhiều các công ty quan tâm. Tuy nhiên
để tránh cho việc có quá nhiều các công ty phát hành cổ phiếu
niêm yết cũng như đảm bảo tính an toàn cho các sàn chứng
khoán, nhà nước đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn có
thẩm quyền để đưa ra những điều kiện vô cùng nghiêm ngặt đòi
hỏi một công ty lên sàn chứng khoán phải thỏa mãn, đó là:
- Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30
tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
- Hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm đăng
ký chào bán có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm
đăng ký chào bán;
- Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được
từ đợt chào bán cổ phiếu được Đại hội cổ đông thông qua;
- Tối thiểu là 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty
phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải
là cổ đông lớn (trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ
1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền
biểu quyết của tổ chức phát hành);
- Cổ đông lớn trước thời điểm I.P.O (chào bán cổ phiếu lần đầu
ra công chúng) của công ty phát hành phải cam kết cùng nhau
nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành tối thiểu
là 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán;
- Không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự
hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý
kinh tế mà chưa được xóa án tích;
- Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ
phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công
ty chứng khoán;--
- Có cam kết và phải thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch
cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc
đợt chào bán;
- Mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào
bán.
Lưu ý: Cổ phiếu của công ty trong lần đầu tiên được phát hành
ra công chúng phải được thực hiện thông qua các phương tiện
truyền thông, phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm cả
Internet.
B) Hình thức phát hành chứng khoán
Phương thức phát hành chứng khoán trên thị trường chứng
khoán sơ cấp bao gồm 2 phương thức chính là: phát hành riêng
lẻ và phát hành ra công chúng. 
Phát hành riêng lẻ: Là phương thức chào bán chứng khoán trong
một phạm vi nhất định các nhà đầu tư với những điều kiện hạn
chế và không được mở rộng ra toàn công chúng.
Phát hành ra công chúng: Là phương thức chào bán chứng
khoán mở rộng ra toàn công chúng với những điều kiện và thời
gian như nhau.
C) Trình tự phát hành chứng khoán
 Doanh nghiệp phát hành chứng khoán mới chào bán ra công
chúng phải đăng ký và phải được phép của Chính phủ thông qua
cơ quan quản lý nhà nước (ở Việt Nam là Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước). Các bước tiến hành:
1. Nộp hồ sơ đăng ký chào bán;
2. Công bố việc phát hành;
3. Phân phối chứng khoán ra công chúng;
4. Báo cáo kết quả đợt phát hành.
4.1.4. Điều kiện, hình thức, trình tự bảo lãnh phát hành chứng
khoán trên thị trường sơ cấp
A) Điều kiện bảo lãnh phát hành chứng khoán
Thứ nhất, được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép thực
hiện hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán.
- Điều kiện về vốn: Điều 72 Luật Chứng khoán năm 2019 quy
định nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán:
"2. Công ty chứng khoán chỉ được cấp phép thực hiện nghiệp vụ
tự doanh chứng khoán khi được cấp phép thực hiện nghiệp vụ
môi giới chứng khoán.
3. Công ty chứng khoán chỉ được cấp phép thực hiện nghiệp vụ
bảo lãnh phát hành chứng khoán khi được cấp phép thực hiện
nghiệp vụ tự doanh chứng khoán."
Vốn điều lệ được góp vào công ty chứng khoán phải bằng Đồng
Việt Nam. Cụ thể, vốn điều lệ tối thiểu để thực hiện nghiệp vụ
môi giới chứng khoán là 25 tỷ đồng, nghiệp vụ tự doanh chứng
khoán là 50 tỷ đồng và nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng
khoán là 165 tỷ đồng.
Thứ hai, đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính.
Thứ ba, tổ chức bảo lãnh phát hành không có mối liên quan với
tổ chức phát hành.
Thứ tư, tổ chức thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra
công chúng thực hiện bảo lãnh theo phương thức nhận mua một
phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành chỉ được
phép bảo lãnh phát hành tổng giá trị chứng khoán không được
lớn hơn vốn chủ chủ sở hữu và không quá 15 lần hiệu số giữa
giá trị tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn tính theo báo cáo tài
chính quý gần nhất.
B) Hình thức bảo lãnh phát hành chứng khoán
Việc bảo lãnh phát hành thường thực hiện theo một trong các
phương thức sau: 
- Bảo lãnh với cam kết chắc chắn (Firm commitment
underwriting): là phương thức bảo lãnh trong đó tổ chức bảo
lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù
có phân phối được hết chứng khoán hay không. 
- Bảo lãnh với cố gắng cao nhất (Best efforts underwriting):
là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh thoả thuận
làm đại lí cho tổ chức phát hành. Tổ chức bảo lãnh không cam
kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam kết sẽ cố gắng hết sức
để bán chứng khoán ra thị trường, nhưng nếu không phân phối
hết sẽ trả lại cho tổ chức phát hành phần còn lại và không phải
chịu hình phạt nào.
- Bảo lãnh theo phương thức tất cả hoặc không (All or
Nothing): trong phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ
chức bảo lãnh bán một số lượng chứng khoán nhất định, nếu
không phân phối được hết sẽ huỷ toàn bộ đợt phát hành. Tổ
chức bảo lãnh phải trả lại tiền cho các nhà đầu tư đã mua chứng
khoán.
- Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu – tối đa: là phương
thức trung gian giữa phương thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất
và phương thức bảo lãnh bán tất cả hoặc không. Theo phương
thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh được tự do
chào bán chứng khoán đến mức tối đa quy định (mức trần). Nếu
lượng chứng khoán bán được đạt tỉ lệ thấp hơn mức sàn thì toàn
bộ đợt phát hành sẽ bị hủy bỏ.
- Bảo lãnh theo phương thức dự phòng (Standby
underwriting): Đây là phương thức thường được áp dụng khi
một công ty đại chúng phát hành bổ sung thêm cổ phiếu thường
và chào bán cho các cổ đông cũ trước khi chào  bán ra công
chúng bên ngoài. Tuy nhiên, sẽ có một số cổ đông không muốn
mua thêm cổ phiếu của công ty. Vì vậy, công ty cần có một tổ
chức bảo lãnh dự phòng sẵn sàng mua những quyền mua không
được thực hiện và chuyển thành những cổ phiếu để phân phối ra
ngoài công chúng. Có thể nói, bảo lãnh theo phương thức dự
phòng là việc tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ là người mua cuối
cùng hoặc chào bán hộ số cổ phiếu của các quyền mua không
được thực hiện.
C) Trình tự bảo lãnh phát hành chứng khoán
1. Phân tích và đánh giá khả năng phát hành
2. Chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành
3. Phân phối chứng khoán ra công chúng
4. Bình ổn và điều hòa thị trường
4.1.5.Tổ chức đấu giá chứng khoán trên thị trường sơ cấp
1. Phương thức đấu giá chứng khoáng được áp dụng khi bán đấu
giá ra công chúng mà không có sự phân biệt giữa nhà đầu tư cá
nhân hay tổ chức, trong nước hay nước ngoài.
2.Một số quy định đối với nhà đầu tư tham gia đấu giá
+ Gửi đơn đăng kí theo mẫu cho cơ quan thực hiện đấu giá
+ Nộp đầy đủ tiền đặt cọc bằng 10% giá trị chứng khoán đăng
ký mua theo giá khởi điểm
+ thời gian nộp đơn và đặt cọc tối thiểu 5 ngày trước ngày tổ
chức đấu giá
+ Thanh toán đầy đủ, đúng hạn
+ Vi phạm sẽ được hủy bỏ quyền tham gia đấu giá và không
hoàn trả cọc.
3. Kết quả đấu giá mua từ cao xuống thấp, nhà đầu tư trả giá cao
nhất sẽ được quyền mua đủ số chứng khoán đã đăng ký.

You might also like