You are on page 1of 60

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

SƠ CẤP
(Primary market)
I. Khái niệm và chức năng
II. Các chủ thể phát hành chứng khoán
III. Các loại hình phát hành chứng khoán
IV. Quản lý nhà nước đối với việc phát
hành chứng khoán
V. Phát hành chứng khoán lần đầu ra
công chúng (IPO)

1
CÔNG TY ĐẠI CHÚNG SẮP TUYỆT CHỦNG?

CTDC được ra đời từ giữa thế kỷ 19.


Số lượng CTDC đã giảm sụt mạnh mẽ.
Giảm 38% ở Mỹ
Giảm 48% ở Anh kể từ năm 1997.
Ở mỹ giảm từ 311 vụ IPO (1980 – 2000) còn
99 vụ trong 2001 – 2011
Sự gia tăng của CT Nhà Nước, Công ty Tư
nhân.
2
Cấu trúc thị trường

THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN

Hoạt động trên Hoạt động trên


thị trường thị trường
sơ cấp thứ cấp

Chào bán Sở giao dịch Thị trường phi


chứng khoán chứng khoán tập trung

Chào bán ra Niêm yết và Báo giá và


công chúng khớp lệnh thoả thuận

Phát hành
3 riêng lẻ
I. KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG

1. Khái niệm
2. Chức năng

4
1. Khái niệm thị trường chứng khoán
sơ cấp (Primary market)
Thị trường thứ cấp

Nhà đầu tư

Chứng khoán Vốn

Nhà đầu tư
Thị trường sơ cấp

Phát hành lần đầu Vốn

Tổ chức phát hành


5
1. Khái niệm thị trường sơ cấp
(Primary market)

Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán lần


đầu các chứng khoán mới phát hành.
Đặc điểm
Chứng khoán lần đầu tiên xuất hiện.
Tổ chức phát hành huy động được vốn
Nhà đầu tư bỏ tiền ra để mua quyền sở hữu
Chứng khoán là bằng chứng xác nhận mối
quan hệ giữa nhà đầu tư với TCPH
6
2. Chức năng

2.1. Đối với nền kinh tế quốc dân:


 Huy động vốn cho nền kinh tế.
 Là một kênh phân bổ vốn hiệu quả.
 Tạo nhiều cơ hội đầu tư cho những người có
tiền tiết kiệm, từ đó tăng hiệu quả tiết kiệm
cho nền kinh tế.
 Tạo cơ chế cạnh tranh lành mạnh để thu hút
vốn giữa các doanh nghiệp
7
2. Chức năng

2.2. Đối với chính phủ:


 Huy động vốn thông qua việc phát hành trái
phiếu để bù đắp thâm hụt ngân sách, thực
hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, các
công trình trọng điểm… mà không phải phát
hành thêm tiền tạo ra sức ép về lạm phát.
 Bình ổn kinh tế thông qua thực hiện chính
sách tiền tệ.
8
2. Chức năng
2.2. Đối với chính phủ:
 1998: dư nợ TPCP: 8.600 tỉ
 1999: TPCP phát hành: 10.000 tỉ
 2000: TP kho bạc phát hành: 15.000 tỉ
 2007: TPCP phát hành được 7.000 tỉ (kế hoạch 22.000 tỉ,
đạt 32%)
 2008: TPCP phát hành được 20.000 tỉ (đạt 62% kế hoạch)
 2009: Kế hoạch phát hành TPCP là 55.000 tỉ (Trong đó,
36.000 tỷ đồng là theo kế hoạch năm đã được Quốc hội phê
chuẩn, cùng với hơn 7.730 tỷ đồng chuyển từ kế hoạch của
năm 2008 sang, và bổ sung 11.500 tỷ đồng)
 Trên 2 sàn HOSE và HASTC: có tổng cộng 601 trái phiếu được
niêm yết với giá trị niêm yết đạt 182 ngàn tỉ đồng (16/03/2009)

9
2. Chức năng

2.3. Đối với doanh nghiệp:


 Huy động vốn dài hạn và ổn định, chủ động
mà không phải vay ngân hàng
 Đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi;
 Kích thích doanh nghiệp hoàn thiện quản trị
doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt
động.

10
II. CÁC CHỦ THẾ PHÁT HÀNH CHỨNG
KHOÁN

1. Chính phủ
Huy động vốn và tổ chức quản lý, điều hành
và giám sát.
2. Doanh nghiệp
Huy động vốn cho doanh nghiệp
3. Quỹ đầu tư
Huy động vốn hình hành các quỹ

11
III. CÁC LOẠI HÌNH PHÁT
HÀNH CHỨNG KHOÁN

1. Căn cứ vào đợt phát hành:


1.1. Phát hành lần đầu ra công chúng (IPO)
1.2. Phát hành bổ sung (Follow-on offering)
2. Căn cứ vào mức độ trực tiếp của việc phát hành:
2.1. Phát hành trực tiếp
2.2. Phát hành gián tiếp qua tổ chức bảo lãnh
3. Căn cứ vào phương thức phát hành:
3.1. Phát hành riêng lẻ (Private placement)
3.2. Phát hành ra công chúng (Public offering)

12
3.1. Phát hành riêng lẻ
(Private placement)

 Phát hành riêng lẻ: Là việc phát hành trong đó


chứng khoán được bán trong phạm vi một số
người nhất định (thông thường là cho các nhà
đầu tư có tổ chức), với những điều kiện hạn chế
và không được tiến hành rộng rãi ra công
chúng.

 Ví dụ: CTCK Kim Long tháng 1/2009 chào bán riêng lẻ 9.636.940
cổ phần, giá chào bán 13,600 vnđ/cp, cho 07 đối tác, huy động
131.062.384.000 đồng. Tăng vốn điều lệ lên 600 tỉ đồng.
13
3.1. Phát hành riêng lẻ
(Private placement)

 Công ty thường lựa chọn phát hành riêng


lẻ vì một số lý do sau:
– Không đủ tiêu chuẩn để phát hành ra công chúng;
– Số lượng vốn huy động thấp;
– Phát hành cổ phiếu nhằm mục đích duy trì các
mối quan hệ kinh doanh; nhằm tìm kiếm đối tác
chiến lược.
– Chào bán cho cán bộ công nhân viên.
– Thủ tục nhanh gọn hơn
– Không phải công bố thông tin
14
3.1. Phát hành riêng lẻ
(Private placement)

Theo quy định tại Nghị định số 01/2010 NĐ-


CP
Chào bán cổ phần riêng lẻ là việc chào bán
cổ phần hoặc quyền mua cổ phần trực tiếp
và không sử dụng các phương tiện thông tin
đại chúng cho một trong các đối tượng sau:
- Các nhà đầu tư chuyên nghiệp
- Dưới 100 nhà đầu tư không phải nhà đầu tư
chứng khoán chuyên nghiệp
15
3.1. Phát hành riêng lẻ
(Private placement)

Quy trình thực hiện:


Đại hội cổ đông thông qua phương án
phát hành, số lượng, loại cổ phiếu phát
hành.
Hội động quản trị quyết định thời điểm,
giá và cách phân phối
Điều chỉnh lại vốn điều lệ
Báo cáo cơ quan có thẩm quyền
16
3.1. Phát hành riêng lẻ
(Private placement)

Hồ sơ chào bán cổ phiếu riêng lẽ


Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẽ
Quyết định của Đại hội đồng cổ đông
Tài liệu chứng minh đáp ứng tỷ lệ tham
gia của nhà đầu tư nước ngoài trong
trường hợp chào bán cho nhà đầu tư
nước ngoài.

17
3.2. Phát hành ra công chúng
(Public offering)

 Phát hành ra công chúng: Là việc bán chứng khoán


rộng rãi ra cho một số lượng lớn công chúng đầu tư,
trong đó một tỉ lệ nhất định chứng khoán được phân phối
cho các nhà đầu tư nhỏ. Tổng giá trị chứng khoán phát
hành cũng phải đạt mức nhất định.
 Ví dụ: :
– IPO của Vietcombank ngày 27/12/2007: 97,5 triệu CP được bán,
giá bình quân 107,8 ngàn VND, huy động khoảng 10 ngàn tỉ
đồng
– IPO Sabeco ngày 28/01/2008, chào bán 128.257.000 cp, bán
được 78.362.400 cp, huy động được 5.486 tỉ đồng
– IPO Vietinbank ngày 25/12/2008 chào bán 53 triệu CP, huy động
18 được 1.000 tỉ đồng
3.2. Phát hành ra công chúng
(Public offering)

Đặc điểm
Phải đáp ứng những điều kiện nhất định
Phải kiểm toán báo cáo tài chính
Phải đăng ký hoặc xin phép UBCKNN
Chứng khoán phát hành thường được niêm yết
và giao dịch tại SGDCK
Phải thông qua tổ chức trung gian
Lượng chứng khoán phát hành phải đạt quy mô
nhất định
19
3.2. Phát hành ra công chúng
(Public offering)

 Việc phát hành cổ phiếu ra công chúng được thực hiện


theo một trong hai phương thức sau:
 Phát hành lần đầu ra công chúng (IPO – Initial Public
Offering): là việc phát hành trong đó cổ phiếu của công ty lần
đầu tiên được bán rộng rãi cho công chúng đầu tư.
 Nếu cổ phần được bán lần đầu cho công chúng nhằm tăng vốn thì
đó là IPO sơ cấp (Primary offering),
 Nếu cổ phần được bán lần đầu từ số cổ phần hiện hữu thì đó là
IPO thứ cấp (Secondary offering).
 Phát hành thêm ra công chúng (Follow-on offering &
Secondary public offering & Seasoned Public offering): là
đợt phát hành cổ phiếu bổ sung của công ty đại chúng cho
20 rộng rãi công chúng đầu tư.
3.2. Phát hành ra công chúng
(Public offering)

 Mặc dù chi phí phát hành ra công chúng là khá cao (ở Mỹ là


6,17%), phải thực hiện nghĩa vụ CBTT, nhưng có những lợi
ích đáng kể sau:
 Các cty phát hành CK ra công chúng có lợi thế rất lớn trong việc
quảng bá tên tuổi công ty.
 CK phát hành riêng lẻ khó có thể phản ánh được mối quan hệ
cung cầu trên thị trường, do số lượng người mua hạn chế.
 Phát hành ra công chúng làm giảm tỉ lệ sở hữu của các cổ đông
hiện taị nhưng do CP được bán cho rất nhiều NĐT, mỗi NĐT chỉ
có thể nắm được một số chứng khoán nhất định nên quyền kiểm
soát cty của các cổ đông lớn ít bị ảnh hưởng.
 Việc phát hành ra công chúng với sự tham gia của các tổ chức
bảo lãnh phát hành có uy tín sẽ đảm bảo việc huy động vốn thành
công….
21
Khái niệm chào bán chứng
khoán ra công chúng

Chào bán chứng khoán ra công chúng là việc chào


bán chứng khoán theo một trong các phương thức sau
đây:
a) Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, kể cả
Internet;
b) Chào bán chứng khoán cho từ một trăm nhà đầu tư
trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên
nghiệp;
c) Chào bán cho một số lượng nhà đầu tư không xác
định.
(Khoản 12, điều 6 Luật Chứng khoán 2006)
22
Hình thức chào bán chứng
khoán ra công chúng

1. Chào bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng gồm:
a) Chào bán CP, CCQ lần đầu ra công chúng để huy động vốn cho
TCPH;
b) Chào bán CP lần đầu ra công chúng để trở thành CTĐC thông qua
thay đổi cơ cấu sở hữu nhưng không làm tăng VĐL của TCPH.
2. Chào bán thêm cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ra công chúng gồm:
a) CTĐC chào bán thêm CP ra công chúng hoặc chào bán quyền mua
cổ phần cho cổ đông hiện hữu để tăng VĐL;
b) CTĐC chào bán tiếp CP ra công chúng để thay đổi cơ cấu sở hữu
nhưng không làm tăng VĐL;
c) CTQLQ chào bán thêm CCQ đóng ra công chúng; công ty đầu tư
chứng khoán chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng.
3. Chào bán trái phiếu ra công chúng.
23 (Điều 3, Nghị định 14/2007/NĐ-CP)
IV. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC
PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN

 Hạn chế những khuyết tật của thị trường


 Đảm bảo sự công bằng cho mọi chủ thể tham gia
thị trường (đặc biệt là những NĐT nhỏ) và nhằm
đảm bảo các nguồn vốn huy động trên thị trường
được sử dụng một cách có hiệu quả nhất cho sự
phát triển kinh tế.
 Trên thế giới, có 2 chế độ quản lý trên thị trường
chứng khoán sơ cấp:
 Chế độ “quản lý theo chất lượng” (merit regulation)
 Chế độ “công bố thông tin đầy đủ” (full disclosure)

24
V. PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN LẦN
ĐẦU RA CÔNG CHÚNG (IPO)

1. Điều kiện phát hành chứng khoán lần đầu ra


công chúng
2. Thủ tục phát hành chứng khoán lần đầu ra
công chúng
3. Bảo lãnh phát hành
4. Các hình thức phát hành

25
Thị trường IPO toàn cầu
trong vài năm gần đây

 2006: 246 tỉ USD trong đó Trung Quốc huy


động 56,6 tỉ USD- Cuộc IPO lớn nhất thế giới
từ trước đến nay của ICBC với mức huy động
22 tỉ USD.
 2007: 1.979 cuộc với số vốn huy động 287,1 tỉ
USD
 2008: trong vòng 11 tháng có 745 cuộc IPO với
số vốn huy động 95,3 tỉ USD- Cuộc IPO của
VISA huy động 17,9 tỷ USD.
26
1. Điều kiện phát hành chứng
khoán ra công chúng

1.1. Tiêu chuẩn định lượng


 Công ty phải có qui mô nhất định;
 Công ty phải hoạt động có hiệu quả trong một số năm
liên tục trước khi xin phép phát hành ra công chúng;
 Tổng giá trị của đợt phát hành phải đạt qui mô nhất
định;
 Một tỉ lệ nhất định của đợt phát hành phải được bán
cho một số lượng qui định công chúng đầu tư;
 Các thành viên sáng lập của cty phải cam kết nắm
giữ một tỉ lệ vốn cổ phần của công ty trong một
27 khoảng thời gian qui định…
1. Điều kiện phát hành chứng
khoán ra công chúng

1.2. Tiêu chuẩn định tính:


 Các nhà quản lý công ty phải có trình độ và kinh
nghiệm quản lý công ty;
 Cơ cấu tổ chức công ty phải hợp lý và phải vì lợi ích
của các NĐT;
 Các báo cáo tài chính, bản cáo bạch và các tài liệu
cung cấp thông tin của công ty phải có độ tin cậy cao
nhất;
 Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ
đợt phát hành;
 Công ty phải được một hoặc một số tổ chức BLPH
28 đứng ra cam kết bảo lãnh cho đợt phát hành.
Điều kiện chào bán chứng
khoán ra công chúng

1. Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng:


a) Doanh nghiệp có mức VĐL đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán
từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế
toán;
b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán
phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký
chào bán;
c) Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ
đợt chào bán được ĐHĐCĐ thông qua.
(Điều 12, Luật chứng khoán 2006)

29
Điều kiện chào bán chứng
khoán ra công chúng

2. Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng:


a) Doanh nghiệp có mức VĐL đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán
từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế
toán;
b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán
phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký
chào bán, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm;
c) Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu
được từ đợt chào bán được HĐQT hoặc HĐTV hoặc Chủ sở hữu
công ty thông qua;
d) Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của TCPH đối với nhà đầu tư về
điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp
pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác.
30 (Điều 12, Luật chứng khoán 2006)
Điều kiện chào bán chứng
khoán ra công chúng

3. Điều kiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng:


a) Tổng giá trị chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán tối thiểu 50 tỷ đồng
Việt Nam;
b) Có phương án phát hành và phương án đầu tư số vốn thu được
từ đợt chào bán chứng chỉ quỹ phù hợp với quy định của Luật
CK.
(Điều 12, Luật chứng khoán 2006)

31
2. Thủ tục phát hành chứng
khoán ra công chúng

2.1. Thông qua quyết định phát hành


2.2. Lựa chọn nhà bảo lãnh phát hành và ký
hợp đồng bảo lãnh phát hành
2.3. Đăng ký phát hành
2.4. Công bố phát hành
2.5. Phân phối chứng khoán
2.6. Kết thúc đợt phát hành

32
3. Bảo lãnh phát hành

3.1. Khái niệm


3.2. Vai trò của tổ chức bảo lãnh phát hành
3.3. Các chủ thể tham gia đợt bảo lãnh phát hành
3.4. Các hình thức bảo lãnh phát hành
3.5. Qui trình thực hiện đợt bảo lãnh phát hành
a. Phân tích và đánh giá khả năng phát hành;
b. Chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành;
c. Phân phối cổ phiếu;
d. Bình ổn và điều hòa thị trường.

33
3. Bảo lãnh phát hành

3.1. Khái niệm :


 Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo
lãnh giúp tổ chức phát hành
– thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng
khoán,
– tổ chức việc phân phối chứng khoán
– và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn
đầu sau khi phát hành.

34
3. Bảo lãnh phát hành

3.1. Khái niệm :


 Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo
lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành
– thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán,
– nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát
hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được
phân phối hết của tổ chức phát hành
– hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng
khoán ra công chúng.
(Điều 6, Luật CK 2006)

35
3. Bảo lãnh phát hành

3.2. Vai trò của tổ chức bảo lãnh phát hành:


 Tư vấn phát hành;
 Phân phối chứng khoán ra công chúng và các
tổ chức đầu tư;
 Bảo hiểm rủi ro trong đợt phát hành chứng
khoán.

36
3. Bảo lãnh phát hành

3.3. Các chủ thể tham gia đợt bảo lãnh phát
hành
 Tổ hợp bảo lãnh phát hành
 Tổ chức bảo lãnh chính
 Nhóm đại lý phân phối

37
3. Bảo lãnh phát hành

3.3. Các chủ thể tham gia đợt bảo lãnh phát hành

Tổ chức phát hành

Thành viên
bảo lãnh
Tổ chức bảo lãnh
phát hành chính Thành viên
bảo lãnh

Đại lý phân phối Đại lý phân phối Đại lý phân phối


38
3. Bảo lãnh phát hành

3.4. Các hình thức bảo lãnh phát hành:


 Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: (Firm
commitment contract) là phương thức bảo lãnh mà
theo đó tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ
số chứng khoán phát hành để bán lại cho dù có
phân phối được hết chứng khoán hay không.
 Bảo lãnh theo phương thức dự phòng: (Stand-
by underwriting) là phương thức bảo lãnh mà theo
đó tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua nốt số chứng
khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ
chức phát hành và bán lại cho công chúng

39
3. Bảo lãnh phát hành

3.4. Các hình thức bảo lãnh phát hành:


 Bảo lãnh với cố gắng cao nhất (Best efforts
contract): là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức
bảo lãnh thỏa thuận làm đại lý cho tổ chức phát hành.
Tổ chức bảo lãnh không cam kết sẽ bán toàn bộ số
chứng khoán mà cam kết sẽ cố gắng hết sức để bán
chứng khoán ra thị trường, nhưng nếu không phân phối
hêt thì sẽ trả lại cho tổ chức phát hành phần còn lại.
 Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không
(All-or-none contract): là phương thức bảo lãnh mà
theo đó tổ chức phát hành yêu cầu tổ chưc bảo lãnh
bán một lượng chứng khoán nhất định, nếu không phân
phối được hết sẽ hủy toàn bộ đợt phát hành.
40
3. Bảo lãnh phát hành

3.4. Các hình thức bảo lãnh phát hành:


 Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu - tối đa:
là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức
phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán tối
thiểu một tỉ lệ chứng khoán nhất định (mức
sàn). Vượt trên mức ấy, tổ chức bảo lãnh được
tự do chào bán chứng khoán đến mức tối đa
qui định (mức trần). Nếu lượng chứng khoán
bán được đạt tỷ lệ thấp hơn mức yêu cầu thì
41 toàn bộ đợt phát hành sẽ bị hủy bỏ.
3. Bảo lãnh phát hành

3.5. Qui trình thực hiện đợt bảo lãnh phát hành
a. Phân tích và đánh giá khả năng phát hành;
b. Chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành;
c. Phân phối chứng khoán phát hành;
d. Bình ổn và điều hòa thị trường.

42
3. Bảo lãnh phát hành

3.5. Qui trình thực hiện đợt bảo lãnh phát hành
a. Phân tích và đánh giá khả năng phát hành:
- Tình hình hoạt động của công ty;
- Tình hình tài chính của công ty;
- Tình hình thị trường tài chính trong nước và quốc
tế;
- Các khía cạnh pháp lý của việc phát hành…

43
3. Bảo lãnh phát hành

3.3. Qui trình thực hiện đợt bảo lãnh phát hành
b. Chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành:
- Chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành;
- Lựa chọn thành viên tổ hợp;
- Định giá chào bán;

44
Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra
công chúng (1/3)

1. Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu bao gồm:


1.1 Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng
1.2 Bản cáo bạch
1.3 Điều lệ công ty có nội dung phù hợp với các quy định của pháp luật;
1.4 Quyết định của ĐHĐCĐ thông qua PAPH và PASDV thu được;
1.5 Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).
1.6 Quyết định của HĐQT thông qua hồ sơ. Đối với các tổ chức tín dụng, hồ sơ phải có văn bản
chấp thuận của NHNN Việt Nam;
1.7 Trường hợp một phần hoặc toàn bộ hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng được
tổ chức, cá nhân có liên quan xác nhận thì TCPH phải gửi văn bản xác nhận cho UBCKNN;
1.8 Tài liệu pháp lý liên quan đến quyền sử dụng đất, quyết định phê duyệt dự án hoặc ý kiến
thẩm định chuyên môn đối với các dự án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán (nếu cần)
và kế hoạch chi tiết về việc sử dụng vốn.
1.9 Hợp đồng tư vấn hồ sơ chào bán cổ phiếu ra công chúng với CTCK
1.10 Tài liệu báo cáo tình hình sử dụng vốn của đợt chào bán chứng khoán ra công chúng gần
nhất đã đăng ký với UBCKNN (nếu có).
(Mục II, khoản 1, Thông tư 17/2007/TT-BTC)
45
Hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra
công chúng (2/3)

1. Hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng bao gồm:


1.1 Giấy đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng;
1.2 Bản cáo bạch;
1.3 Điều lệ công ty có nội dung phù hợp với các quy định của pháp luật;
1.4 Quyết định của HĐQT hoặc HĐTV hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua PAPH,
PASDV và trả nợ vốn thu được từ đợt chào;
1.5 Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).
1.6 Quyết định của HĐQT hoặc HĐTV hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua hồ sơ.
Đối với các tổ chức tín dụng, hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của NHNN VN;
1.7 Trường hợp một phần hoặc toàn bộ hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công
chúng được tổ chức, cá nhân có liên quan xác nhận thì TCPH phải gửi văn bản
xác nhận cho UBCKNN.
1.8 Tài liệu pháp lý liên quan đến quyền sử dụng đất, quyết định phê duyệt dự án
hoặc ý kiến thẩm định chuyên môn đối với các dự án sử dụng vốn thu được từ
đợt chào bán (nếu cần) và kế hoạch chi tiết về việc sử dụng vốn.
1.9 Hợp đồng tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng với CTCK .
46 (Mục III, khoản 1, Thông tư 17/2007/TT-BTC)
Hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ
quỹ lần đầu ra công chúng (3/3)

1. Hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra


công chúng gồm:
a) Giấy đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng;
b) Phương án chào bán chứng chỉ quỹ kèm theo phương án đầu tư
số vốn thu được từ đợt chào bán;
c) Điều lệ quỹ theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
d) Bản cáo bạch theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
đ) Hợp đồng giám sát giữa ngân hàng giám sát và công ty quản lý
quỹ;
e) Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).
(Mục IV, khoản 1, Thông tư 17/2007/TT-BTC)
47
3. Bảo lãnh phát hành

3.3. Qui trình thực hiện đợt bảo lãnh phát hành
c. Phân phối chứng khoán ra công chúng
d. Bình ổn và điều hòa thị trường

48
4. Các hình thức phát hành

4.1. Phát hành thông qua đấu giá (cổ phiếu)


 Đấu giá trực tiếp tại doanh nghiệp
 Đấu giá gián tiếp qua các tổ chức tài chính
 Đấu giá tại TTGDCK

49
4. Các hình thức phát hành

4.1. Phát hành thông qua đấu giá (cổ phiếu)


 Phương pháp xác định kết quả đấu giá
– Phương pháp giá thống nhất
– Phương pháp giá riêng lẻ
 Nguyên tắc xác định giá theo thứ tự ưu tiên:
– Giá
– Số lượng

50
CÔNG VIỆC CỦA NĐT THAM GIA

- Gửi đơn theo mẫu


- Nộp đầy đủ tiền cọc 10% giá trị cổ
phần đăng ký mua tính theo giá khởi
điểm
- Thời gian nộp đơn và tiền cọc tối thiểu
5 ngày trước ngày tổ chức đấu giá
- Nếu vi phạm sẽ bị huỷ bỏ, mất cọc
51
ĐIỀU KIỆN TỐ CHỨC ĐẤU GIÁ

- Có ít nhất 2 NĐT đủ tiêu


chuẩn
- Trường hợp có ít hơn, Hội
đồng đấu giá được phép huỷ
bỏ và hoàn trả tiền ký quỹ
52
cho nhà đầu tư
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ ĐẤU GIÁ

- Theo thứ tự giá đặt mua từ cao xuống


thấp. Giá theo giá đặt mua
- Ưu tiên mua giá cao.
- Trường hợp trả giá bằng nhau thì căn cứ
vào khả năng của tổ chức mua
- Trường hợp giá và năng lực như nhau
thì số cổ phần còn lại được phân chia
53
theo tỷ trọng đăng ký mua.
4. Các hình thức phát hành

4.1. Phát hành thông qua đấu giá (cổ phiếu)


-Tổng số cổ phiếu phát hành: 50.000 CP
-Mệnh giá cổ phiếu: 10.000 đ
-Giá khởi điểm: 105.000 đ
-Bước giá: 1.000 đ
-Đăng ký mua: (đơn vị 1000 đ)
A: 10.000-giá 145 B: 3.000-giá 107 C: 8000-giá 110
D: 14.000-giá 138 E: 20.000-giá 107 F: 10.000-giá 125
G: 2.000 –giá 108,5 K: 4.000-giá 106 M: 5.000-giá 104

54 Xác định giá trúng và số lượng trúng đấu giá của từng nhà đầu tư?
4. Các hình thức phát hành

4.1. Phát hành thông qua đấu giá (cổ phiếu)


NĐT Giá Số lượng Cộng dồn Trúng ĐG
A 145 10.000 10.000 10.000
D 138 14.000 24.000 14.000
F 125 10.000 34.000 10.000
C 110 8.000 42.000 8.000
B 107 3.000 45.000 *
E 107 20.000 65.000 **
K 106 4.000 69.000

* B: 8.000 x (3.000/23.000)
** E: 8.000 x (20.000/23.000)

55
4. Các hình thức phát hành

4.2. Phát hành thông qua tổ chức bảo lãnh


phát hành (cổ phiếu, trái phiếu)
 Cam kết chắc chắn
 Phương thức dự phòng
 Tất cả hoặc không

56
4. Các hình thức phát hành

4.3. Phát hành thông qua đấu thầu (trái phiếu)


 Hình thức đấu thầu trái phiếu
– Đấu thầu cạnh tranh lãi suất
– Kết hợp giữa đấu thầu cạnh tranh lãi suất với đấu
thầu phi cạnh tranh lãi suất.
 Thực hiện lãi suất thống nhất hoặc lãi suất
riêng lẻ.

57
4. Các hình thức phát hành

4.3. Phát hành thông qua đấu thầu (trái phiếu)


-Khối lượng trái phiếu phát hành: 200 tỷ
-Mệnh giá trái phiếu: 100.000 đ
-Kỳ hạn trái phiếu: 5 năm
-Lãi suất chỉ đạo của BTC: 8,75%
-Hình thức đấu thầu: cạnh tranh và phi cạnh tranh (PCT: 30%)
-Đăng ký đấu thầu:
A: 90-8,7% B: 50-8,8% C: 20-8,5%
D: 80-9% E: 60-8,6% G: 80-8,75%
H: 70-8,4% K: 50-PCT M: 80-PCT

58
4. Các hình thức phát hành
4.3.Phát hành thông qua đấu thầu (trái phiếu)
NĐT Giá Số lượng Cộng dồn Trúng thầu
H 8,4% 70 70 (TT 70)
C 8,5% 20 90 (TT 20)
E 8,6% 60 150 (TT 50)
A 8,7% 90 240
G 8,75% 80 320
B 8,8% 50 370
D 9,0% 80 450
Lãi suất trúng thầu cho tất cả các NĐT là 8,6%
K PCC 50 50 (TT 60x(50/130)
M PCC 80 130 (TT 60x(80/130)

59
CHÂN THÀNH CÁM ƠN!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Email: vanquy@ssc.gov.vn

60

You might also like