You are on page 1of 110

CHƯƠNG II

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁC CHỦ THỂ


THAM GIA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Nội dung
I. CÁC TỔ CHỨC PHÁT HÀNH CHỨNG
KHOÁN
II. NHÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
III. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
CTCK – THÀNH VIÊN TTGDCK,
SGDCK
IV. SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
V. UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC
I. CÁC TỔ CHỨC PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN

Bao gồm:
-Chính phủ;
- Chính quyền địa phương;
- Các loại hình doanh nghiệp được phép phát hành
chứng khoán;
- Quỹ đầu tư.
1.1 Chính phủ
Tín phiếu Kho bạc là chứng khoán nợ do Chính
Phủ phát hành có thời hạn dưới 1 năm để bù đắp
thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước.
Trái phiếu Chính phủ là một loại chứng khoán nợ,
do Chính phủ phát hành, có thời hạn, có mệnh giá,
có lãi, xác nhận nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ đối
với người sở hữu trái phiếu.
1.1 Chính phủ
- Các loại trái phiếu do Chính phủ phát hành là : Trái
phiếu ngoại tệ; Trái phiếu xanh; công trái xây dựng Tổ
quốc.
- Cách thức phát hành: Đấu thầu, phát hành riêng lẻ.
- Mục đích của việc phát hành là để huy động vốn bù đắp
thiếu hụt của ngân sách nhà nước theo dự toán ngân sách
nhà nước hàng năm; huy động vốn cho các dự án thuộc
nguồn vốn đầu tư của ngân sách trung ương, đã ghi trong
kế hoạch nhưng chưa được bố trí vốn ngân sách trong
năm hoặc nhằm huy động vốn để đầu tư theo chính sách.
1.1 Chính phủ

Trái phiếu xanh là một loại trái phiếu Chính phủ được
phát hành để đầu tư cho các dự án liên quan đến hoạt động
bảo vệ môi trường theo quy định tại
Luật bảo vệ môi trường (dự án xanh) và nằm trong danh
mục dự án được phân bổ vốn đầu tư công theo quy định
của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước.
Trái phiếu ngoại tệ là một loại trái phiếu Chính phủ phát
hành tại thị trường trong nước bằng ngoại tệ tự do chuyển
đổi thực hiện theo đề án được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt.
1.1 Chính phủ
Công trái xây dựng Tổ quốc do Chính phủ phát
hành nhằm huy động nguồn vốn trong nhân dân để
đầu tư­xây dựng những công trình quan trọng quốc
gia và các công trình thiết yếu khác phục vụ sản
xuất, đời sống, tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho đất
nước.
1.2 Chính quyền địa phương:
Trái phiếu chính quyền địa phương là loại trái
phiếu đầu tư có kỳ hạn từ 01 năm trở lên nhằm
huy động vốn cho các dự án, công trình thuộc
nguồn vốn đầu tư của ngân sách địa phương, đã
ghi trong kế hoạch nhưng chưa được bố trí vốn
ngân sách trong năm.
1.2 Chính quyền địa phương:
* Điều kiện phát hành

- Chủ trương phát hành trái phiếu chính quyền


địa phương được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
phê duyệt;
- Đề án phát hành trái phiếu chính quyền địa
phương do UBND tỉnh xây dựng được Bộ Tài
chính đồng ý.
1.2 Chính quyền địa phương:
• Phương thức phát hành:
- Phương thức đấu thầu phát hành.
- Phương thức bảo lãnh phát hành.
• Đối tượng mua trái phiếu CQĐ phương gồm:
- nhà tạo lập thị trường.
- Tổ chức, cá nhân trong nước.
“Mức dư nợ vay :
- Đối với Tp.HCM và Hà Nội không vượt quá 60%
số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân
cấp;
- Đối với các địa phương có số thu lớn hơn chi:
không vượt quá 30%;
- Còn lại: không vượt quá 20%.
1.3 Các doanh nghiệp
•Mục đích của việc huy động vốn thông qua hình
thức phát hành chứng khoán trên TTCK sơ cấp là
nhằm để đầu tư, tiến hành hoạt động sản xuất,
kinh doanh.
• Chủ thể phát hành:
-CTCP;
-Công ty TNHH.
1.3 Các doanh nghiệp

- Trái phiếu.
- Cổ phiếu
- Quyền mua cổ phần.
- Chứng quyền.
- Chứng quyền có đảm bảo (CTCK).
1.3 Các doanh nghiệp
Lưu ý:
Không phải mọi doanh nghiệp đều được phát hành
các loại chứng khoán trên. Tại sao?
1.4 Quĩ đầu tư chứng khoán:
1.4.1 Khái niệm:
- Ở Mỹ, Quỹ đầu tư (Investment Fun)
- Ở Nhật, Quỹ tín thác.
1.4.1 Khái niệm:
Quỹ đầu tư, tín thác này có những đặc điểm sau:
- Đây là quỹ tập trung vốn từ nhiều nhà đầu tư (tổ chức, cá
nhân).
- Đối tượng được quỹ đầu tư tiến hành đầu tư là các công
cụ tài chính. Trong đó tập trung chủ yếu là cổ phiếu.
- Việc quản lý quĩ này được trao cho những người có kinh
nghiệm, có kiến thức nhằm đem lại hiệu qủa cao hơn và an
toàn hơn cho hoạt động đầu tư so với việc các tổ chức, cá
nhân tự đầu tư riêng lẻ.
- Lợi nhuận có được từ hoạt động đầu tư của Quỹ sẽ được
chia lại theo tỷ lệ đóng góp vốn của các thành viên vào
quỹ.
1.4.1 Khái niệm:
Theo 37 điều 4 Luật chứng khoán thì: “Quỹ đầu tư
chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà
đầu tư với mục đích thu lợi nhuận từ việc đầu tư
vào chứng khoán hoặc vào các tài sản khác, kể cả
bất động sản, trong đó nhà đầu tư không có quyền
kiểm soát hằng ngày đối với việc ra quyết định đầu
tư của quỹ”
1.4.1 Khái niệm:

* Lợi ích của những nhà đầu tư khi thực hiện đầu
tư vào TTCK thông qua quỹ đầu tư :
- Đa dạng hóa được danh mục đầu tư và giảm thiểu
rủi ro.
- Quỹ được quản lý chuyên nghiệp.
- Chi phí hoạt động thấp.
1.4.2 Vai trò của Quỹ đầu tư chứng khoán
trên TTCK :
Góp phần huy động vốn cho việc phát triển nền
kinh tế nói chung và góp phần vào sự phát triển
của TTCK sơ cấp.
- Góp phần vào việc ổn định TTCK thứ cấp.
- Tạo phương thức huy động vốn đa dạng qua
TTCK.
- Xã hội hóa hoạt động đầu tư chứng khoán.
1.4.3 Phân loại:
a. Dựa vào sự giới hạn số lượng thành viên tham gia:
•Quỹ đại chúng
•Quỹ thành viên
• Quỹ thành viên là quỹ đầu tư chứng khoán có số
thành viên tham gia góp vốn từ 02 đến 99 thành viên
và chỉ bao gồm thành viên là nhà đầu tư chứng khoán
chuyên nghiệp.
• Quỹ đại chúng là quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện
chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng.
• Quỹ mở là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào
bán ra công chúng phải được mua lại theo yêu cầu
của nhà đầu tư.
• Quỹ đóng là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào
bán ra công chúng không được mua lại theo yêu cầu
của nhà đầu tư.
1.4.3 Phân loại:
b. Dựa vào cơ cấu tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư :
- Quỹ đầu tư dạng công ty.
- Quỹ đầu tư dạng hợp đồng.
1.4.4 Các chủ thể tham gia vào hoạt động
của Quỹ đầu tư chứng khoán:

NHÀ
ĐẦU QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ NGÂN HÀNG GIÁM SÁT


Nhà đầu tư chứng chỉ có quyền:

• Hưởng lợi từ hoạt động đầu tư­ của quỹ đầu tư chứng
khoán tương ứng với tỷ lệ vốn góp;
• Hưởng các lợi ích và tài sản được chia hợp pháp từ việc
thanh lý tài sản quỹ đầu tư chứng khoán;
• Yêu cầu công ty quản lý quỹ hoặc ngân hàng giám sát
mua lại chứng chỉ quỹ mở;
• Khởi kiện công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát hoặc
tổ chức liên quan nếu tổ chức này vi phạm quyền và lợi
ích hợp pháp của mình;
• Thực hiện quyền của mình thông qua Đại hội nhà đầu tư­;
• Chuyển nhượng chứng chỉ quỹ theo quy định tại Điều lệ
quỹ đầu tư chứng khoán;
• Các quyền khác quy định tại Điều lệ quỹ đầu tư chứng
khoán.
Nhà đầu tư chứng chỉ có nghĩa vụ:

• Chấp hành quyết định của Đại hội nhà đầu tư­;
• Thanh toán đủ tiền mua chứng chỉ quỹ;
• Các nghĩa vụ khác quy định tại Điều lệ quỹ đầu tư
chứng khoán.
1.4.4 Thành lập Quỹ đại chúng

• Việc thành lập và chào bán chứng chỉ quỹ ra công


chúng của quỹ đại chúng do công ty quản lý quỹ đầu
tư chứng khoán thực hiện theo quy định và phải đăng
ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
• Việc huy động vốn của quỹ đại chúng được công ty
quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện trong thời
hạn 90 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận chào bán
chứng chỉ quỹ ra công chúng có hiệu lực. Quỹ đại
chúng được thành lập khi đáp ứng các điều kiện sau
đây:
• a) Có ít nhất 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư
chứng khoán chuyên nghiệp mua chứng chỉ quỹ, trừ
quỹ hoán đổi danh mục;
• b) Tổng giá trị chứng chỉ quỹ đã bán đạt ít nhất là 50
tỷ đồng.
• Ban đại diện quỹ đại chúng đại diện cho quyền lợi
của nhà đầu tư, do Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư
chứng khoán bầu. Quyền và nghĩa vụ của Ban đại
diện quỹ đại chúng được quy định tại Điều lệ quỹ đầu
tư chứng khoán.
• Quyết định của Ban đại diện quỹ đại chúng được
thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến
bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo quy định
tại Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán. Mỗi thành viên
Ban đại diện quỹ đại chúng có 01 phiếu biểu quyết.
1.4.5 Hạn chế đối với quỹ đại chúng

• Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không được sử


dụng vốn và tài sản của quỹ đại chúng để thực hiện các hoạt
động sau đây:
• i) Đầu tư vào chứng chỉ quỹ của chính quỹ đại chúng đó;
• ii) Đầu tư vào chứng khoán của 01 tổ chức phát hành quá
10% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của tổ chức đó,
trừ trái phiếu Chính phủ;
• iii) Đầu tư quá 20% tổng giá trị tài sản của quỹ đại chúng
vào chứng khoán đang lưu hành của 01 tổ chức phát hành,
trừ trái phiếu Chính phủ;
Hạn chế đối với quỹ đại chúng
• Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không được sử
dụng vốn và tài sản của quỹ đại chúng để thực hiện các hoạt
động sau đây:
• iv) Đầu tư quá 10% tổng giá trị tài sản của quỹ đóng vào bất
động sản, trừ trường hợp là quỹ đầu tư bất động sản; đầu tư
vốn của quỹ mở vào bất động sản;
• v) Đầu tư quá 30% tổng giá trị tài sản của quỹ đại chúng
vào các công ty trong cùng một nhóm công ty có quan hệ sở
hữu với nhau thuộc các trường hợp sau đây: công ty mẹ,
công ty con; các công ty sở hữu trên 35% cổ phần, phần vốn
góp của nhau; nhóm công ty con có cùng một công ty mẹ;
• vi) Cho vay hoặc bảo lãnh cho bất kỳ khoản vay nào;
Quỹ đầu tư thành viên
Quỹ thành viên do các thành viên góp vốn thành lập
trên cơ sở hợp đồng góp vốn.
Việc thành lập quỹ thành viên phải đáp ứng các điều
kiện sau đây:
• Vốn góp tối thiểu là 50 tỷ đồng;
• Có từ 02 đến 99 thành viên góp vốn và chỉ bao gồm thành
viên là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
• Do 01 công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý;
• Tài sản của quỹ thành viên được lưu ký tại 01 ngân hàng
lưu ký độc lập với công ty quản lý quỹ đầu tư chứng
khoán.
Ông Trần là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Ông Trần góp 20 tỷ vào Quỹ thành viên Hoàn Kiều
và là thành viên thứ 99 của quỹ.
a. Ông Trần nợ công ty Hà Gia 10 tỷ nên đề nghị chuyển 10
tỷ vốn góp trong quỹ Hoàn Kiều cho Hà Gia.
b. Ông Trần nợ Ông Bình 5 tỷ nên đề nghị chuyển 5 tỷ vốn
góp trong quỹ Hoàn Kiều cho ông Bình.
Việc làm này đúng hay sai? Tại sao?
c. Ông Trần chết mà không có di chúc. Ông Trần có hai
người con là Trọng và Hoàn. Hỏi Trọng, Hoàn có đương
nhiên trở thành thành viên của Quỹ Hoàn Kiều không? Tại
sao?
1.5 Công ty đầu tư chứng khoán :

Công ty đầu tư chứng khoán là một pháp nhân được tổ


chức dưới hình thức CTCP nhằm thu hút của các nhà đầu tư để
đầu tư vào chứng khoán tìm kiếm lợi nhuận.
1.5 Công ty đầu tư chứng khoán :

Công ty đầu tư chứng khoán có hai hình thức:


- công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ
- công ty đầu tư chứng khoán đại chúng.
1.5 Công ty đầu tư chứng khoán :

Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động


của công ty đầu tư chứng khoán bao gồm:
• Có vốn tối thiểu là 50 tỷ đồng;
• Tổng giám đốc (Giám đốc) và nhân viên làm việc tại
bộ phận nghiệp vụ có chứng chỉ hành nghề chứng
khoán trong trường hợp công ty đầu tư chứng khoán
tự quản lý vốn đầu tư.
II. NHÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN :
2.1 Khái niệm :
Chủ thể đầu tư chứng khoán là các tổ chức, cá nhân
đã sử dụng một lượng tài chính đầu tư vào chứng khoán.
- Chủ thể này có thể là tổ chức, cá nhân.
- Lượng tài chính đầu tư có thể là nhàn rỗi hay là lượng tiền
kinh doanh.
- Việc đầu tư có thể được tiến hành thông qua mua, bán trên
sàn giao dịch chứng khoán hoặc không qua sàn giao dịch
chứng khoán.
2.1 Khái niệm :

Theo khoản 16 điều 4 Luật chứng khoán


thì: “Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân tham gia đầu
tư trên thị trường chứng khoán”
2.2 Phân loại :
2.1.1 Dựa vào quốc tịch :

- Các tổ chức, cá nhân Việt Nam.

- Các tổ chức, cá nhân nước ngoài


2.2 Phân loại :
2.2.2 Dựa vào cơ cấu tổ chức :
- Các nhà đầu tư là tổ chức :
Các nhà đầu tư là tổ chức là các nhà đầu tư được
thành lập và hoạt động dưới tư cách là một tổ chức.
Tổ chức này có thể có tư cách pháp nhân hoặc
không có tư cách pháp nhân.
-Các nhà đầu tư là cá nhân: là các nhà đầu tư riêng
lẻ tham gia đầu tư vào TTCK.
Họ tiến hành đầu tư với tư cách cá nhân của họ mà
không phải là tư cách đại diện cho một tổ chức.
2.2 Phân loại :
2.2.3 Dựa vào tích chất của hoạt động đầu tư :
- Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là nhà đầu tư có
năng lực tài chính hoặc có trình độ chuyên môn về chứng
khoán (khoản 1 điều 11 Luật chứng khoán).
- Nhà đầu tư chiến lược là nhà đầu tư được Đại hội đồng cổ
đông lựa chọn theo các tiêu chí về năng lực tài chính, trình
độ công nghệ và có cam kết hợp tác với công ty trong thời
gian ít nhất 03 năm (khoản 17 điều 4 Luật chứng khoán).
III. TỔ CHỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

3.1 Công ty chứng khoán


3.2 Công ty quản lý quỹ
3.3 Ngân hàng giám sát
3.1 Công ty chứng khoán
3.1.1 Khái niệm:

Công ty chứng khoán là doanh nghiệp hoạt


động kinh doanh chứng khoán, thực hiện một,
một số hoặc toàn bộ các nghiệp vụ: môi giới
chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh
phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng
khoán.
3.1.2 Các loại hình CTCK:

 a. Mô hình các CTCK các nước:


- Mô hình công ty – ngân hàng đa năng hoàn toàn.
- Mô hình ngân hàng đa năng một phần.
- Mô hình CTCK chuyên doanh.
3.1.2 Các loại hình CTCK:

b. Mô hình CTCK tại VN:


Theo khoản 2 điều 71 Luật chứng khoán thì: “CTCK,
công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được tổ chức
dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công
ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp”.
3.1.3 Điều kiện thành lập CTCK
• 1. Điều kiện về vốn
• 2. Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn
• 3. Điều kiện về cơ cấu cổ đông, thành viên góp vốn
(có tối thiểu 02 cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn
là tổ chức, trường hợp công ty chứng khoán được tổ
chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên, tổng tỷ lệ vốn góp của các tổ chức tối
thiểu là 65% vốn điều lệ…)
• 4. Điều kiện về cơ sở vật chất
3.1.3 Điều kiện thành lập CTCK
• 5. Điều kiện về nhân sự bao gồm:
• Có Tổng giám đốc (Giám đốc), tối thiểu 03 nhân viên
có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp cho
mỗi nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán đề nghị cấp
phép và tối thiểu 01 nhân viên kiểm soát tuân thủ.
• 6. Dự thảo Điều lệ phù hợp với quy định
• Công ty chứng khoán chỉ được cấp phép thực hiện
nghiệp vụ tự doanh chứng khoán khi được cấp phép
thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán.
• Công ty chứng khoán chỉ được cấp phép thực hiện
nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi được
cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.
• A, B, C cùng nhau góp vốn được 200 tỷ đồng định
thành lập công ty chứng khoán Tam Nhân.
• Hỏi:
• a. Nếu A,B, C là các cá nhân thì họ có thể thành lập
CTCK Tam Nhân không? Tại sao?
• b. Hãy tư vấn cho A,B,C để xin phép cho CTCK Tam
Nhân hoạt động những nghiệp vụ nào? Tại sao?
• c. Sau 2 năm hoạt động, công ty có đủ khả năng xin
tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng. Việc tăng vốn điều lệ
này sẽ giúp gì cho CTCK Tam Nhân hay không?
3.1.4 Hoạt động của công ty chứng khoán

• Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ


môi giới chứng khoán được cung cấp các dịch vụ sau
đây:
• a) Nhận ủy thác quản lý, quản lý tài khoản giao dịch
chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân;
• b) Cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến;
cung cấp hoặc phối hợp với các TCTD cung cấp dịch vụ
cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán hoặc cung
cấp dịch vụ cho vay chứng khoán; cung cấp hoặc phối
hợp với các TCTD cung cấp dịch vụ ứng trước tiền bán
chứng khoán.
3.1.4 Hoạt động của công ty chứng khoán

• CTCK được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh


chứng khoán được giao dịch chứng khoán trên tài
khoản tự doanh chứng khoán và được đầu tư, góp vốn,
phát hành, chào bán các sản phẩm tài chính.
• CTCK được cấp phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh
phát hành chứng khoán được cung cấp dịch vụ tư vấn
hồ sơ chào bán chứng khoán, thực hiện các thủ tục
trước khi chào bán chứng khoán; tư vấn tái cơ cấu, hợp
nhất, sáp nhập, tổ chức lại, mua bán doanh nghiệp; tư
vấn quản trị, tư vấn chiến lược doanh nghiệp; tư vấn
chào bán, niêm yết…
3.1.4 Hoạt động của công ty chứng khoán

• CTCK được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tư vấn đầu


tư chứng khoán được ký hợp đồng cung cấp dịch vụ
cho khách hàng theo quy định.
• CTCK chỉ được cung cấp dịch vụ tài chính khác phù
hợp với quy định của pháp luật sau khi báo cáo Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước bằng văn bản. Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước có quyền tạm ngừng, đình chỉ việc
cung cấp dịch vụ tài chính khác của công ty chứng
khoán nếu việc cung cấp dịch vụ đó trái với quy định
của pháp luật hoặc gây rủi ro hệ thông thị trường chứng
khoán.
3.1.5 Nghĩa vụ của công ty chứng khoán

• Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và
giám sát, ngăn ngừa những xung đột lợi ích trong nội
bộ công ty và trong giao dịch với người có liên quan.
• Bảo đảm nhân viên làm việc tại bộ phận nghiệp vụ
phải có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp
với nghiệp vụ thực hiện.
• Thực hiện quản lý tách biệt tài sản của từng khách
hàng, tách biệt tài sản của khách hàng với tài sản của
công ty chứng khoán.
3.1.5 Nghĩa vụ của công ty chứng khoán
• Ký hợp đồng bằng văn bản với khách hàng khi cung cấp
dịch vụ cho khách hàng; cung cấp đầy đủ, trung thực
thông tin cho khách hàng.
• Ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh của
công ty chứng khoán.
• Thu thập, tìm hiểu thông tin về tình hình tài chính, mục
tiêu đầu tư, khả năng chấp nhận rủi ro của khách hàng;
bảo đảm các khuyến nghị, tư vấn đầu tư của công ty cho
khách hàng phải phù hợp với tình hình tài chính, mục
tiêu đầu tư và khả năng chấp nhận rủi ro của từng khách
hàng
3.1.5 Nghĩa vụ của công ty chứng khoán
• Cập nhật, lưu giữ đầy đủ hồ sơ thông tin khách hàng,
chứng từ và phản ánh chi tiết, chính xác các giao dịch
của khách hàng và của công ty chứng khoán.
• Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê, nghĩa
vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
• Thực hiện công bố thông tin và báo cáo kịp thời, đầy
đủ, chính xác theo quy định của pháp luật.
• Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu
dự phòng để bảo đảm hoạt động an toàn và liên tục.
3.1.6 Hạn chế đối với công ty chứng khoán
• Không được đưa ra nhận định hoặc bảo đảm với
khách hàng về mức thu nhập hoặc lợi nhuận đạt được
trên khoản đầu tư của mình hoặc bảo đảm khách hàng
không bị thua lỗ, trừ trường hợp đầu tư vào chứng
khoán có thu nhập cố định.
• Không được tiết lộ thông tin về khách hàng, trừ
trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc theo yêu
cầu của cơ quan có thẩm quyền.
• Không được thực hiện hành vi làm cho khách hàng và
nhà đầu tư hiểu nhầm về giá chứng khoán.
3.1.6 Hạn chế đối với công ty chứng khoán

• Cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn khi thành lập của
công ty chứng khoán không được chuyển nhượng cổ phần
hoặc phần vốn góp của mình trong thời hạn 03 năm kể từ
ngày được cấp giấy phép, trừ trường hợp chuyển nhượng
giữa các cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn khi thành
lập công ty.
• Công ty chứng khoán phải thực hiện hoạt động kinh doanh,
cung cấp dịch vụ chứng khoán với danh nghĩa của chính
mình; không được sử dụng danh nghĩa tổ chức, cá nhân
khác hoặc cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng danh nghĩa
của mình để kinh doanh, cung cấp dịch vụ chứng khoán.
3.1.6 Hạn chế đối với công ty chứng khoán

• Công ty chứng khoán không được góp vốn thành lập,


mua cổ phần, phần vốn góp của 01 công ty chứng
khoán khác tại Việt Nam, trừ các trường hợp sau đây:
• - Mua để thực hiện hợp nhất, sáp nhập;
• - Mua để sở hữu hoặc cùng với người có liên quan
(nếu có) sở hữu không quá 5% số cổ phiếu có quyền
biểu quyết đang lưu hành của công ty chứng khoán
niêm yết, đăng ký giao dịch.
3.1.7 Người hành nghề chứng khoán:

Người hành nghề chứng khoán là người được Ủy ban


Chứng khoán Nhà nước cấp chứng chỉ hành nghề chứng
khoán và làm việc tại công ty chứng khoán, công ty
quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty
chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam và chi nhánh
công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam (sau đây
gọi là chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản
lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam), công ty đầu tư chứng
khoán.
3.1.7 Người hành nghề chứng khoán:

Chứng chỉ hành nghề chứng khoán bao gồm các loại sau
đây:
• Chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán;
• Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính;
• Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ.
3.1.7 Người hành nghề chứng khoán:

Chứng chỉ hành nghề chứng khoán được cấp cho cá nhân đáp
ứng các điều kiện sau đây:
• Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không thuộc trường
hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị
cấm hành nghề chứng khoán theo quy định của pháp luật;
• Có trình độ từ đại học trở lên;
• Có trình độ chuyên môn về chứng khoán;
• Đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề
chứng khoán phù hợp với loại chứng chỉ hành nghề chứng
khoán đề nghị cấp.
Trách nhiệm của người hành nghề chứng
khoán:
• Người được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán
chỉ được hành nghề chứng khoán với tư cách đại diện
cho công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ
đầu tư chứng khoán hoặc chi nhánh công ty chứng
khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt
Nam hoặc công ty đầu tư chứng khoán.
• Người hành nghề chứng khoán phải tham gia các
khóa tập huấn về pháp luật về chứng khoán và thị
trường chứng khoán, hệ thống giao dịch, loại chứng
khoán mới.
Trách nhiệm của người hành nghề chứng
khoán:
Người hành nghề chứng khoán không được thực hiện các
hành vi sau đây:
• Đồng thời làm việc cho từ 02 công ty chứng khoán,
công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh
công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài
tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán trở lên;
• Mở, quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán tại công
ty chứng khoán nơi mình không làm việc, trừ trường
hợp công ty chứng khoán nơi mình đang làm việc
không có nghiệp vụ môi giới chứng khoán;
Trách nhiệm của người hành nghề chứng
khoán:
Người hành nghề chứng khoán không được thực hiện
các hành vi sau đây:
• Thực hiện hành vi vượt quá phạm vi ủy quyền của
công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư
chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công
ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu
tư chứng khoán nơi mình đang làm việc.
• Công ty chứng khoán chịu trách nhiệm về hoạt động
nghiệp vụ của người hành nghề chứng khoán.
3.2 Công ty quản lý quỹ:

• 3.2.1 Khái niệm:


Công ty quản lý quỹ là công ty được thành lập để kinh
doanh chứng khoán với các nghiệp vụ: quản lý quỹ đầu
tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán;
tư vấn đầu tư chứng khoán.
3.2.2 Điều kiện thành lập công ty quản lý quỹ:

• 1. Điều kiện về vốn


• 2. Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn
• 3. Điều kiện về cơ cấu cổ đông, thành viên góp vốn
(có tối thiểu 02 cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn
là tổ chức, trường hợp công ty chứng khoán được tổ
chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên, tổng tỷ lệ vốn góp của các tổ chức tối
thiểu là 65% vốn điều lệ…)
• 4. Điều kiện về cơ sở vật chất
3.2.2 Điều kiện thành lập công ty quản lý quỹ:
• 5. Điều kiện về nhân sự bao gồm:
• Có Tổng giám đốc (Giám đốc), tối thiểu 05 nhân viên
có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ và tối thiểu 01
nhân viên kiểm soát tuân thủ.
• 6. Dự thảo Điều lệ phù hợp với quy định
3.2.3 Hoạt động của công ty quản lý quỹ

• Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được huy


động và quản lý các quỹ đầu tư nước ngoài có mục
tiêu đầu tư vào Việt Nam, quản lý quỹ hưu trí bổ sung
tự nguyện theo quy định của pháp luật có liên quan,
cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến.
3.2.4 Nghĩa vụ của công ty quản lý quỹ đầu tư
Ngoài những nghĩa vụ tương tự các nghĩa vụ của công ty
đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ còn:
• Thực hiện hoạt động quản lý quỹ đầu tư chứng khoán,
quản lý danh mục đầu tư chứng khoán theo quy định của
pháp luật, Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán, hợp đồng ký
với khách hàng ủy thác đầu tư và hợp đồng ký với ngân
hàng giám sát.
• Thực hiện việc xác định giá trị tài sản ròng của quỹ đầu
tư chứng khoán theo quy định của pháp luật, Điều lệ quỹ
đầu tư chứng khoán và hợp đồng ký với khách hàng ủy
thác đầu tư.
3.2.4 Nghĩa vụ của công ty quản lý quỹ đầu tư
Ngoài những nghĩa vụ tương tự các nghĩa vụ của công
ty đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ còn:
• Khi quản lý tài sản ủy thác, công ty quản lý quỹ đầu
tư chứng khoán phải lưu ký toàn bộ tài sản ủy thác,
bảo đảm nguyên tắc độc lập và tách biệt tới từng
khách hàng ủy thác, tách biệt tài sản ủy thác và tài
sản của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
3.2.5 Hạn chế đối với công ty quản lý quỹ
• Cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn khi thành lập của
công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không được chuyển
nhượng cổ phần hoặc phần vốn góp của mình trong thời hạn
03 năm kể từ ngày được cấp giấy phép, trừ trường hợp
chuyển nhượng giữa các cổ đông sáng lập, thành viên góp
vốn khi thành lập công ty.
• Công công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải thực
hiện hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ chứng khoán
với danh nghĩa của chính mình; không được sử dụng danh
nghĩa tổ chức, cá nhân khác hoặc cho tổ chức, cá nhân khác
sử dụng danh nghĩa của mình để kinh doanh, cung cấp dịch
vụ chứng khoán.
3.2.5 Hạn chế đối với công ty quản lý quỹ

• Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không được


góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp của 01
công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán khác tại Việt
Nam, trừ các trường hợp sau đây:
• - Mua để thực hiện hợp nhất, sáp nhập;
• - Mua để sở hữu hoặc cùng với người có liên quan
(nếu có) sở hữu không quá 5% số cổ phiếu có quyền
biểu quyết đang lưu hành của công ty quản lý quỹ
đầu tư chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch.
3.3. Ngân hàng giám sát:

• 3.3.1 Khái niệm:


• Ngân hàng giám sát là ngân hàng thương mại có Giấy
chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán
do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp, thực hiện các
dịch vụ lưu ký và giám sát việc quản lý quỹ đại
chúng, công ty đầu tư chứng khoán.
3.3.2 Nghĩa vụ của ngân hàng giám sát:

• Thực hiện các nghĩa vụ của thành viên lưu ký;


• Thực hiện lưu ký tài sản của quỹ đại chúng, công ty
đầu tư chứng khoán; quản lý tách biệt tài sản của quỹ
đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán và các tài sản
khác của ngân hàng giám sát;
• Giám sát để bảo đảm công ty quản lý quỹ đầu tư
chứng khoán quản lý quỹ đại chúng, Tổng giám đốc
(Giám đốc) công ty đầu tư chứng khoán quản lý tài
sản của công ty đầu tư chứng khoán tuân thủ quy
định của Luật này và Điều lệ quỹ đầu tư chứng
khoán, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán;
3.3.2 Nghĩa vụ của ngân hàng giám sát:
• Thực hiện hoạt động thu, chi, thanh toán và chuyển
giao tài sản liên quan đến hoạt động của quỹ đại
chúng, công ty đầu tư chứng khoán theo yêu cầu hợp
pháp của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty đầu tư
chứng khoán;
• Xác nhận báo cáo do công ty quản lý quỹ đầu tư
chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán lập có liên
quan đến quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán;
• Giám sát việc tuân thủ chế độ báo cáo và công bố
thông tin của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng
khoán, công ty đầu tư chứng khoán theo quy định
3.3.2 Nghĩa vụ của ngân hàng giám sát:
• Báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi phát hiện
công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu
tư chứng khoán và tổ chức, cá nhân có liên quan vi
phạm pháp luật hoặc Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán,
Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán;
• Định kỳ cùng công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán,
công ty đầu tư chứng khoán đối chiếu sổ kế toán, báo
cáo tài chính và hoạt động giao dịch của quỹ đại
chúng, công ty đầu tư chứng khoán;
• Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ
quỹ đầu tư chứng khoán, Điều lệ công ty đầu tư chứng
khoán.
3.3.3 Hạn chế đối với ngân hàng giám sát
• Ngân hàng giám sát, thành viên Hội đồng quản trị, người
điều hành và nhân viên của ngân hàng giám sát làm
nhiệm vụ giám sát hoạt động và bảo quản tài sản của quỹ
đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán không được là
người có liên quan hoặc có quan hệ sở hữu, vay hoặc cho
vay với công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán
và ngược lại.
• Ngân hàng giám sát, thành viên Hội đồng quản trị, người
điều hành và nhân viên của ngân hàng giám sát làm
nhiệm vụ giám sát hoạt động và bảo quản tài sản của quỹ
đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán không được là đối
tác mua, bán trong giao dịch mua, bán tài sản của quỹ đại
chúng, công ty đầu tư CK.
IV. SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN:

4.1 Khái niệm, chức năng:


4.1.1 Khái niệm:
Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là tổ chức
được phép tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho
chứng khoán đủ điều kiện niêm yết; chứng khoán của
DNNN, công ty TNHH một thành viên do DNNN nắm
giữ 100% vốn điều lệ chuyển đổi thành công ty cổ phần;
chứng khoán của các doanh nghiệp khác chưa đủ điều
kiện niêm yết; chứng khoán của doanh nghiệp khởi
nghiệp sáng tạo; chứng khoán phái sinh và các loại
chứng khoán khác theo quy định của Chính phủ.
4.1 Khái niệm, chức năng:
4.1.2 Hình thức sở hữu:
- Hình thức sở hữu thành viên.
- Hình thức CTCP.
- Hình thức sở hữu nhà nước.
4.1.2 Hình thức sở hữu:
a. Hình thức sở hữu thành viên.
Theo hình thức này, SGDCK là một tổ chức do các
thành viên, các CTCK sở hữu. SGDCK được tổ chức dưới
hình thức công ty TNHH, có HĐQT do các CTCK thành viên
bầu ra và làm việc theo nhiệm kỳ.
Ưu điểm là do các thành viên vừa là người tham gia
giao dịch, vừa là người quản lý SGDCK nên chi phí thấp và dễ
dàng ứng phó khi tình hình thị trường có những thay đổi.
SGDCK Hàn Quốc, New York, Tokyo, Thái Lan... theo
hình thức này.
4.1.2 Hình thức sở hữu:
b. Hình thức CTCP.
Theo mô hình này, SGDCK sẽ được tổ chức theo
hình thức CTCP đặc biệt do các CTCK thành viên,
ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm tham gia sở
hữu với tư cách là cổ đông.
Tổ chức và hoạt động của SGDCK theo mô hình
này phải tuân theo luật công ty và hoạt động vì mục
tiêu lợi nhuận.
Mô hình này áp dụng ở Đức, Anh và Hồng
Kông.
4.1.2 Hình thức sở hữu:
c. Hình thức sở hữu nhà nước.
Theo mô hình này, Chính phủ hoặc một cơ quan của
Chính phủ sẽ đứng ra thành lập, quản lý và sở hữu một
phần hoặc toàn bộ vốn của SGDCK.
Hình thức sở hữu này có ưu điểm:
+ do không chạy theo mục tiêu lợi nhuận, bảo vệ
được quyền lợi các nhà đầu tư một cách công bằng.
+ Trong trường hợp cần thiết, nhà nước có thể can
thiệp kịp thời nhằm giữ cho thị trường hoạt động một cách
ổn định và lành mạnh.
Tuy nhiên, mô hình này cũng có hạn chế là thiếu tính
độc lập, cứng nhắc, chi phí lớn và kém hiệu quả.
4.1.2 Hình thức sở hữu:

Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là doanh


nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy
định của Luật chứng khoán và Luật Doanh
nghiệp, do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn
điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu
quyết.
4.1.3 Chức năng của Sở GDCK:

Dưới góc độ kinh tế, các nhà kinh tế cho


rằng TTCK có các chức năng sau:
- Việc thiết lập một thị trường giao dịch
chứng khoán có tổ chức, vận hành liên tục
với các chứng khoán được lựa chọn là một
trog những chức năng quan trọng nhất của
SGDCK.
- Chức năng xác định giá cả công bằng.
4.1.3 Chức năng của Sở GDCK:

Theo khoản 1 điều 42 Luật chứng khoán: “Sở giao dịch


chứng khoán Việt Nam …tổ chức thị trường giao dịch
chứng khoán”
4.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở GDCK:

Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ cấu tổ chức quản lý


của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam theo quy định của
Luật này, Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật
có liên quan.
Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Hội đồng
quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) Sở giao dịch chứng khoán
việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính phê chuẩn hoặc bổ
nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Hội đồng thành viên hoặc
Hội đồng quản trị Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và ý
kiến của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
4.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở GDCK

Quyền và nhiệm vụ của Hội đồng thành viên


hoặc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc),
Ban kiểm soát (Kiểm soát viên) thực hiện theo quy
định của pháp luật và Điều lệ Sở giao dịch chứng
khoán Việt Nam.
4.3 Quyền và nghĩa vụ của SGDCK:

4.3.1 Quyền của Sở giao dịch chứng khoán


Ban hành các quy chế về niêm yết chứng khoán, giao
dịch chứng khoán, công bố thông tin, thành viên của Sở
giao dịch chứng khoán Việt Nam và các quy chế nghiệp vụ
khác liên quan đến tổ chức và hoạt động thị trường giao
dịch chứng khoán sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước chấp thuận;
Tổ chức, vận hành thị trường giao dịch chứng khoán;
Cảnh báo, kiểm soát, hạn chế giao dịch chứng khoán theo
quy định của pháp luật và quy chế của SGDCK VN;
4.3.1 Quyền của Sở giao dịch chứng khoán
Tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với một hoặc một
số chứng khoán trong trường hợp giá, khối lượng giao
dịch chứng khoán có biến động bất thường, tổ chức
niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch không có biện
pháp khắc phục nguyên nhân dẫn đến việc chứng
khoán bị đưa vào diện cảnh báo, kiểm soát, hạn chế
giao dịch hoặc trong trường hợp cần thiết để bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và bảo đảm ổn
định, an toàn của thị trường chứng khoán;
Chấp thuận, thay đổi, hủy bỏ niêm yết, đăng ký giao
dịch chứng khoán và giám sát việc duy trì điều kiện
niêm yết chứng khoán của các tổ chức niêm yết;
4.3.1 Quyền của Sở giao dịch chứng khoán
Chấp thuận, hủy bỏ tư cách thành viên của Sở giao dịch
chứng khoán Việt Nam;
Cung cấp dịch vụ đấu giá, đấu thầu; dịch vụ về thông
tin thị trường và thông tin liên quan đến chứng khoán
niêm yết, đăng ký giao dịch; dịch vụ phát triển hạ tầng
công nghệ cho thị trường chứng khoán và các dịch vụ
liên quan khác theo quy định tại Điều lệ Sở giao dịch
chứng khoán Việt Nam;
Làm trung gian hòa giải theo yêu cầu của thành viên
của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam khi phát sinh
tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng
khoán;
4.3.1 Quyền của Sở giao dịch chứng khoán
Kiểm tra, xử lý vi phạm đối với thành viên của Sở
giao dịch chứng khoán Việt Nam, tổ chức niêm yết, tổ
chức đăng ký giao dịch theo quy chế của Sở giao dịch
chứng khoán Việt Nam;
Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước cung cấp thông tin
liên quan đến thành viên của Sở giao dịch chứng khoán
Việt Nam, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch
để phục vụ công bố thông tin theo quy định của pháp
luật;
Quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ
Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
4.3.2 Nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán
• Bảo đảm hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị
trường chứng khoán được tiến hành công khai, công
bằng, trật tự, an toàn và hiệu quả;
• Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê,
nghĩa vụ tài chính, báo cáo, công bố thông tin theo quy
định của pháp luật;
• Giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán, việc
tuân thủ nghĩa vụ của thành viên của Sở giao dịch
chứng khoán Việt Nam, hoạt động công bố thông tin
của tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch và nhà
đầu tư thuộc đối tượng công bố "thông tin theo quy
định;
4.3.2 Nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán
•Ban hành tiêu chí giám sát giao dịch, chỉ tiêu báo
cáo giám sát giao dịch áp dụng cho thành viên của Sở
giao dịch chứng khoán Việt Nam sau khi được Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;
•Báo cáo, kiến nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước các biện pháp ứng phó, khắc phục sự cố, sự
kiện, biến động ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và
tính toàn vẹn của thị trường giao dịch chứng khoán;
vi phạm của nhà đầu tư, thành viên của Sở giao dịch
chứng khoán Việt Nam, tổ chức niêm yết, tổ chức
đăng ký giao dịch;
4.3.2 Nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán
•Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ
biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng
khoán cho nhà đầu tư;
•Cung cấp thông tin và phối hợp với Tổng công ty
lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong hoạt
động nghiệp vụ chứng khoán và cơ quan có thẩm
quyền trong công tác điều tra, phòng, chống vi phạm
pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
•Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và
Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
V. UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC:
5.1 Khái niệm:
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan thuộc Bộ
Tài chính thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ
trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về chứng khoán
và thị trường chứng khoán, tổ chức thực thi pháp luật
về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo phân
cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính
5.1 Khái niệm:
Theo Quyết định 48/2015/QĐ-TTg của Thụ tướng
Chính Phủ Về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thuộc
Bộ Tài chính thì Ủy ban chứng khoán nhà nước có các chức
năng sau:
- quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng
khoán;
- trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và
thị trường chứng khoán;
- quản lý các hoạt động dịch vụ công thuộc lĩnh vực
chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của
pháp luật.
5.2 Nhiệm vụ và quyền hạn:
 Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành hoặc để trình cấp
có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
về chứng khoán và thị trường chứng khoán, chiến lược, kế
hoạch, đề án, chính sách phát triển thị trường chứng khoán;
 Tổ chức, phát triển thị trường chứng khoán; trực tiếp quản
lý, giám sát hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng
khoán; quản lý các hoạt động dịch vụ về chứng khoán và
thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật;
 Cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép, chứng
chỉ hành nghề chứng khoán và giấy chứng nhận liên quan
đến hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
chấp thuận những thay đổi, đình chỉ, hủy bỏ liên quan đến
hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
5.2 Nhiệm vụ và quyền hạn:
 Quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động nghiệp vụ
chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và
công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán
Việt Nam; chấp thuận các quy định, quy chế của Sở giao
dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con, Tổng công ty
lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; yêu cầu Sở giao
dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con, Tổng công ty
lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam sửa đổi quy định,
quy chế liên quan đến hoạt động nghiệp vụ; đình chỉ, hủy bỏ
quyết định liên quan đến hoạt động nghiệp vụ của Sở giao
dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con, Tổng công ty
lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
5.2 Nhiệm vụ và quyền hạn:
 Chấp thuận việc đưa vào giao dịch các loại chứng khoán
mới, thay đổi và áp dụng phương thức giao dịch mới, chấp
thuận hệ thống giao dịch chứng khoán và đưa vào vận hành
hệ thống giao dịch chứng khoán mới;
 Quản lý, giám sát hoạt động liên quan đến chứng khoán và
thị trường chứng khoán của các tổ chức, cá nhân;
 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường
chứng khoán;
5.2 Nhiệm vụ và quyền hạn:
 Báo cáo Bộ Tài chính để báo cáo Thủ tướng Chính phủ,
Chính phủ về tình hình hoạt động của thị trường chứng
khoán. Trường hợp có biến động lớn ảnh hưởng đến an ninh,
an toàn thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước có trách nhiệm kịp thời báo cáo Bộ Tài chính, đồng
thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tình hình
thị trường và các giải pháp để ổn định thị trường và bảo đảm
an ninh, an toàn tài chính;
 Thực hiện theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền
thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường
chứng khoán;
5.2 Nhiệm vụ và quyền hạn:
 Thực hiện thống kê, dự báo về hoạt động chứng khoán và thị
trường chứng khoán; hiện đại hóa công nghệ thông tin trong
lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán;
 Tổ chức, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành
chứng khoán và người hành nghề chứng khoán; tuyên
truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường
chứng khoán cho công chúng;
 Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn
bản khác thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước;
5.2 Nhiệm vụ và quyền hạn:
 Giám sát tổ chức xã hội - nghề nghiệp về chứng khoán trong
việc thực hiện mục đích, tôn chỉ, Điều lệ hoạt động;
 Thực hiện chế độ báo cáo về chứng khoán và thị trường
chứng khoán theo quy định của pháp luật;
 Thực hiện hợp tác quốc tế và làm đầu mối thực hiện các cam
kết quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng
khoán mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên;
 Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật chứng
khoán và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5.3 Cơ cấu tổ chức:
5.3.1 Lãnh đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà
nước:
- Lãnh đạo gồm Chủ tịch và không quá 03 Phó
Chủ tịch.
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán
Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ
nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định
của pháp luật.
5.3 Cơ cấu tổ chức:
5.3.1 Lãnh đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà
nước:
- Chủ tịch là người đứng đầu Uỷ ban Chứng
khoán Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Bộ
trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về
toàn bộ hoạt động của Uỷ ban Chứng khoán
Nhà nước. Các Phó Chủ tịch Uỷ ban Chứng
khoán Nhà nước chịu trách nhiệm trước Chủ
tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và trước
pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công
phụ trách.
5.3.2 Cơ cấu tổ chức:
1. Vụ Pháp chế.
2. Vụ Phát triển thị trường chứng khoán.
3. Vụ Quản lý chào bán chứng khoán.
4. Vụ Giám sát công ty đại chúng.
5. Vụ Quản lý kinh doanh chứng khoán.
6. Vụ Quản lý các công ty quản lý quỹ và Quỹ đầu tư
chứng khoán.
7. Vụ Giám sát thị trường chứng khoán.
8. Vụ Hợp tác quốc tế.
5.3.2 Các tổ chức hành chính và sự nghiệp:
9. Vụ Tổ chức cán bộ.
10. Vụ Tài vụ - Quản trị.
11. Văn phòng (có đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh).
12. Thanh tra.
13. Cục Công nghệ thông tin.
14. Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán.
15. Tạp chí Chứng khoán.
• Giả sử, ông Nguyễn Thành Nhân, bà Trần Hoàng Hậu và
Công ty tài chính Sáng Tạo cùng nhau dự định thành lập công
ty quản lý quỹ Thành Công.
1. Hỏi pháp luật đòi hỏi gì khi muốn thành lập công ty quản lý
quỹ Thành Công?
2. Giả sử Công ty quản lý quỹ Thành Công được thành lập.
Ngày 21-03-2021, Công ty quản lý quỹ Thành Công tiến
hành xin phép UBCKNN cho phép thành lập quỹ Rồng Đất.
a. Giả sử lúc này Công ty định phát hành chứng chỉ quỹ nhằm
huy động số vốn là 30 tỷ? Hỏi ý định của Công ty quản lý
quỹ là đúng hay sai theo qui định của pháp luật hiện hành?
Tại sao?
b. Giả sử, công ty dự định hình thành nên quỹ đầu tư đóng.
Vậy, trong điều lệ và bản cáo bạch của Quỹ phải thể hiện
được nội dung gì?
c. Giả sử, đợt phát hành này là thành công và số tiền thu được là 55
tỷ, Quỹ Rồng Đất được thành lập và tiến hành một số hành vi sau:
• i). Ngày 20/04/2021, Công ty Thành Công dùng 5 tỷ của Quỹ
Rồng Đất mua 1 căn biệt thự tại Quận 2 để cho Giám đốc Công ty
Thành Đạt thuê với giá tiền 5 triệu/tháng?
• ii). Ngày 29/04/2021, do giá chứng chỉ quỹ Rồng Đất quá
thấp, Công ty Thành Công dùng tiền của Quỹ Rồng Đất để mua
100.000 chứng chỉ quỹ nhằm ổn định giá.
• iii). Ngày 03/05/2021, do Công ty Thành Công cũng đang
chuẩn bị phát hành chứng chỉ Quỹ đầu tư mở Rồng Thép mà chưa
bán hết nên dùng tiền 10 tỷ của Quỹ đầu tư Rồng Đất để mua.
• iv).Do chứng khoán của công ty bất động sản đang thu hút
nhiều nhà đầu tư và tăng giá, bằng mối quan hệ cá nhân, công ty
Thành Công đã dùng 20 tỷ mua chứng khoán công ty cổ phần
Cao Ốc (công ty bất động sản).
• Các hành vi trên là đúng hay sai? Tại sao?
d. Đóng vai trò là nhà đầu tư vào chứng chỉ quỹ Rồng
Đất, các bạn phải làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích của
mình?
e. Nếu là Ngân hàng Giám sát, các bạn sẽ làm gì để bảo
vệ quyền và lợi ích của các nhà đầu tư.
• f. Đến ngày 30/07/2021, do nhận thấy rằng công ty Thành
Công quản lý quá yếu kém, Ban đại diện quỹ đã tiến hành họp Đại
hội nhà đầu tư bất thường. Lần đầu tiên triệu tập ngày 15/08/2021,
đã có 57 nhà đầu tư đại diện cho 45% vốn điều lệ của Quỹ. Ngày
13/09/2021, có 45 nhà đầu tư đại diện cho 30% vốn điều lệ.
• i) Hỏi cuộc họp lần thứ 2 có thể tiến hành hợp lệ không?
• ii) Giả sử, cuộc họp lần 2, có 25 nhà đầu tư chiếm 23% vốn
điều lệ đồng ý là chấm dứt hợp đồng với công ty quản lý quỹ
Thành Công và chuyển sang ký hợp đồng quản lý Quỹ với công ty
quản lý quỹ Bất Thành Đạt. Hỏi quyết định này có hiệu lực pháp
lý không?
• iii) Giả sử rằng, Công ty Thành Công cho rằng quỹ Rồng Đất là
do công ty tạo ra và xin giấy phép thành lập. Do vậy, quỹ Rồng
Đất không thể chấm dứt hợp đồng quản lý quỹ mà không được sự
đồng ý của công ty. Ý kiến này đúng hay sai? Tại sao?

You might also like