You are on page 1of 30

Chương 4

THỊ TRƯỜNG VỐN CỔ PHẦN

TS. TRẦN NGUYỄN HỒNG VÂN


vantnh810@gmail.com
van.tnh@due.udn.vn
4.1. Tổng quan thị trường vốn cổ phần
4.1.3. Các chủ thể tham gia thị trường
vốn cổ phần
▪ Tổ chức phát hành: là tổ chức thực hiện chào bán, phát hành
chứng khoán
▪ Tổ chức bảo lãnh phát hành: là các công ty chứng khoán
hoặc ngân hàng đầu tư giúp công ty phát hành tăng khả năng
thành công khi lần đầu tiên phát hành trên thị trường
✓ Tham gia vào việc định giá → giá và quy mô phát hành ban đầu
✓ Cam kết mua tất cả hoặc một phần cổ phiếu được phát hành
✓ Tiếp thị và phân phối cổ phiếu thông qua mạng lưới.
▪ Tổ chức niêm yết: là tổ chức có cổ phiếu được niêm yết và
phát hành lên sàn GDCK để nó có thể được mua đi và bán lại
bởi các nhà đầu tư.
▪ Nhà đầu tư: cá nhân, tổ chức – trực tiếp hoặc gián tiếp qua quỹ
tương hỗ cổ phiếu 2
4.1. Tổng quan thị trường vốn cổ phần
4.1.3. Các chủ thể tham gia thị trường vốn
cổ phần
▪ Các định chế tài chính
Định chế tài chính Hoạt động tham gia thị trường
Ngân hàng thương o Phát hành cổ phiếu để tăng vốn cơ bản
mại o Quản lý các quỹ tín thác (có cổ phiếu)
ĐC tiết kiệm cổ phần o Phát hành cổ phiếu để tăng vốn cơ bản
Ngân hàng tiết kiệm o Đầu tư cổ phiếu cho danh mục đầu tư
Các công ty tài chính o Phát hành cổ phiếu để tăng vốn cơ bản
Quỹ tương hỗ cổ phần o Đầu tư vào chứng khoán bằng tiền thu từ việc bán cổ
phần cho NĐT cá nhân
Công ty chứng khoán o Phát hành cổ phiếu để tăng vốn cơ bản
o Tổ chức phát hành cổ phiếu mới
o Tư vấn các giao dịch mua lại, thâu tóm
o Thực hiện mua bán chứng khoán cho nhà đầu tư
Các công ty bảo hiểm o Phát hành cổ phiếu để tăng vốn cơ bản
o Đầu tư phần lớn các khoản thu được vào TTCK
Quỹ hưu trí o Đầu tư phần lớn tiền của quỹ vào TTCK 3
4.1. Tổng quan thị trường vốn cổ phần
4.1.4. Các hình thức tổ chức thị trường
Thị trường tập trung Thị trường OTC
• Địa điểm giao dịch (sàn • Không tồn tại địa điểm
GDCK) giao dịch (thị trường là
hệ thống mạng lưới giữa
các thành viên)
• Giao dịch CK niêm yết • Giao dịch CK chưa niêm
trên sàn GDCK thông qua yết trên sàn GDCK tập
môi giới trung.
• Giao dịch báo giá hoặc • Giao dịch báo giá
đấu lệnh
4
4.2. Các loại cổ phiếu
4.2.1. Cổ phiếu phổ thông
▪ Cổ phiếu phổ thông là loại cổ phiếu bắt buộc phải phát
hành đối với công ty cổ phần.
▪ Đặc điểm của cổ phiếu phổ thông:
• Không có thời gian đáo hạn và không đảm bảo hoàn vốn.
• Cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ
của công ty dựa trên tỉ lệ vốn góp.
• Không có quyền đặc biệt đối với công ty (quyền truy đòi
còn lại):
✓ Hưởng cổ tức cuối cùng (cổ tức phụ thuộc kết quả kinh doanh và chính sách cổ tức của công
ty);
✓ Hưởng tài sản còn lại cuối cùng của công ty khi phá sản.

• Có quyền bầu cử (biểu quyết) tại đại hội cổ đông. 5


4.2. Các loại cổ phiếu
4.2.2. Cổ phiếu ưu đãi

▪ Cổ phiếu ưu đãi là một loại chứng khoán lai có những đặc


điểm vừa giống cổ phiếu phổ thông, vừa giống trái phiếu công ty.
▪ Đặc điểm của cổ phiếu ưu đãi giống cổ phiếu phổ thông :
• Không có thời gian đáo hạn và không đảm bảo hoàn vốn.
• Cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ của
công ty.

6
4.2. Các loại cổ phiếu
4.2.2. Cổ phiếu ưu đãi
▪ Đặc điểm của cổ phiếu ưu đãi giống trái phiếu công ty:
• Thường có cổ tức cố định (thường theo quý) và ưu tiên
hưởng cổ tức trước cổ phiếu phổ thông,
✓Trái phiếu: không trả được lãi → bắt buộc phải tuyên bố phá sản.
✓Cổ phiếu ưu đãi: không trả được cổ tức cố định → không
phải tuyên bố phá sản vì đây là chủ sở hữu. Được trả sau
khi đã trả lãi cho trái chủ.
• Thường ưu tiên hưởng tài sản còn lại của công ty khi
phá sản trước cổ đông phổ thông (sau trái chủ).
• Cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi thường không có quyền
biểu quyết.
7
4.2. Các loại cổ phiếu
4.2.2. Cổ phiếu ưu đãi
▪ Cổ phiếu ưu đãi hưởng thêm quyền đặc biệt theo tên gọi:
• Cổ phiếu ưu đãi tham dự chia phần: Hưởng thêm phần lợi
tức phụ trội theo quy định khi công ty kinh doanh có lợi
nhuận cao.
• Cổ phiếu ưu đãi tích lũy: Trong trường hợp công ty kinh
doanh không có lãi hoặc không đủ lãi để trả cổ tức thì cổ
đông sẽ được nhận vào năm sau hay vài năm sau khi công ty
có đủ lợi nhuận để trả. Công ty không thể trả cổ tức cho cổ
đông thường nếu chưa thanh toán cổ tức cho cổ đông nắm
giữ cổ phiếu ưu đãi tích lũy.
• Cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi: có thể chuyển đổi thành cổ
phiếu thường theo một tỷ lệ chuyển đổi hoặc giá chuyển đổi
đã được ấn định trước.
8
4.2. Các loại cổ phiếu
4.2.2. Cổ phiếu ưu đãi
• Thứ tự thanh toán lãi (khi công ty phá sản):
Trái phiếu (thông thường) > Trái phiếu ưu đãi chuyển
đổi > CP ưu đãi tích lũy > CP ưu đãi (thông thường) >
CP ưu đãi chuyển đổi > Cổ phiếu phổ thông.

9
4.2. Các loại cổ phiếu
4.2.2. Cổ phiếu ưu đãi
CÂU HỎI: Trong tình hình sắp rơi vào khủng
hoảng kinh tế, bạn chọn đầu tư vào loại chứng
khoán nào trên TT vốn cổ phần? Vì sao?
• Tình hình kinh tế khó khăn và sắp rơi vào khủng hoảng
kinh tế
→ Thu nhập giảm → Nhu cầu giảm
→ Hoạt động sản xuất kinh doanh giảm
→ Không nên mua CPPT vì lợi tức không cố định, phụ
thuộc hiệu quả HĐSXKD
→ Ưu tiên mua CPƯĐ hoặc CK chuyển đổi
10
THỊ TRƯỜNG VỐN CỔ PHẦN TẠI
VIỆT NAM
THỊ TRƯỜNG VỐN CỔ PHẦN VIỆT NAM

SGDCK Hồ Chí Minh (HSX) SGDCK Hà Nội (HNX)


20/07/2000 08/03/2005

Phiên giao dịch đầu tiên: 28/07/2000


2 DNNY (REE, SAM) Phiên giao dịch đầu tiên: 08/03/2005
6 Công ty chứng khoán thành viên

Hồ Chí Minh Hà Nội

Doanh nghiệp lớn (100%) Doanh nghiệp lớn (85%), Doanh nghiệp
vừa (11%), Doanh nghiệp nhỏ (4%).

Tổng GT niêm yết và Tổng GT vốn hóa: Tổng GT niêm yết và Tổng GT vốn hóa:
cao hơn và chiếm tỷ trọng lớn thấp hơn và chiếm tỷ trọng nhỏ

UPCOM
4.3. Thị trường vốn cổ phần tại Việt Nam
Giấy chứng nhận chào
4.3.1. Phát hành cổ phiếu bán chứng khoán ra
công chúng
■ Quy trình chào bán cổ phiếu ra công chúng:

1. Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu ra


công chúng;
2. Bản cáo bạch
3. Điều lệ công ty có nội dung phù
hợp với các quy định của pháp luật;
4. Quyết định của ĐHĐCĐ thông qua
phương án phát hành và sử dụng vốn
5. Quyết định của HĐQT thông qua hồ sơ
đăng ký chào bán cổ phiếu ra công12
chúng
4.3. Thị trường vốn cổ phần tại Việt Nam
4.3.2. Niêm yết cổ phiếu
▪ Cổ phiếu sau khi được phát hành lần đầu ra công chúng
hoặc phát hành bổ sung sẽ được giao dịch trên thị trường
thứ cấp.
▪ Ở Việt Nam, giao dịch cổ phiếu giữa các nhà đầu tư
được thực hiện trên sàn giao dịch tập trung (HSX, HNX)
hoặc thị trường OTC (UPCOM).

13
4.3. Thị trường vốn cổ phần tại Việt Nam
4.3.2. Niêm yết cổ phiếu
HSX HNX
Vốn điều lệ≥ 120 tỷ đồng trở lên ≥ 30 tỷ đồng trở lên
Loại hình Tính đến thời điểm ĐKNY trên Tính đến thời điểm ĐKNY trên sàn
doanh sàn CK thì công ty phải hoạt CK thì công ty phải hoạt động dưới
nghiệp và động dưới hình thức CTCP trên hình thức CTCP trên 01 năm.
kết quả 02 năm. Tỷ lệ ROE năm liền trước năm
kinh Tỷ lệ ROE năm liền trước năm ĐKNY≥ 5%
doanh ĐKNY≥ 5%
Cấu trúc Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu Tối thiểu 15% CP có quyền biểu quyết
vốn quyết do ít nhất 300 nhà đầu tư không của công ty do ít nhất 100 cổ đông
phải cổ đông lớn nắm giữ không phải cổ đông lớn nắm giữ
Thông tin Tất cả các khoản nợ của thành Không yêu cầu
về những viên HĐQT, ban giám đốc, kế
người liên toán trưởng, cổ đông lớn và
quan những người có liên quan phải
được công khai 14
4.3. Thị trường vốn cổ phần tại Việt Nam
4.3.2. Niêm yết cổ phiếu
▪ Giao dịch tại thị trường OTC (UPCOM):
• Cổ phiếu không được niêm yết trên sàn giao dịch tập
trung sẽ được giao dịch trên thị trường OTC (UPCOM).
• Các cổ phiếu này bao gồm cổ phiếu của các công ty đại
chúng không đủ điều kiện niêm yết trên SGDCK; Công
ty đại chúng đủ điều kiện niêm yết nhưng chưa niêm yết
trên SGDCK; Doanh nghiệp nhà nước đã chào bán
chứng khoán ra công chúng nhưng chưa niêm yết trên
SGDCK; Công ty đại chúng bị hủy niêm yết trên
SGDCK. 15
4.3. Thị trường vốn cổ phần tại Việt Nam
4.3.2. Niêm yết cổ phiếu
▪ Giao dịch tại thị trường OTC (UPCOM):
• Điều kiện niêm yết:
✓ Vốn điều lệ: ≥ 10 tỷ đồng trở lên.
✓ Tình hình hoạt động của Công ty: Năm liền trước năm đăng
ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, Công ty phải có lãi và
không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán.
✓ Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án chào bán và sử
dụng vốn.

16
4.3. Thị trường vốn cổ phần tại Việt Nam
4.3.3. Giao dịch cổ phiếu
PHƯƠNG THỨC XÁC LẬP GIAO DỊCH
■ Phương thức xác lập giao dịch:
• Phương thức khớp lệnh: Khớp lệnh định kỳ, khớp lệnh liên tục
• Phương thức thỏa thuận
Tiêu chí Giao dịch khớp lệnh Giao dịch thỏa thuận
1. Đối tác Hai bên đối tác không biết Biết rõ đối tác giao dịch
giao dịch: nhau
2. Cách thức NĐT trực tiếp nhập lệnh trên Tự thỏa thuận với nhau sau đó
giao dịch: hệ thống thông báo cho công ty chứng
khoán ghi nhận kết quả vào hệ
thống giao dịch.
Thông qua công ty chứng khoán
để tìm đối tác giao dịch thỏa thuận
đối ứng.
17
4.3. Thị trường vốn cổ phần tại Việt Nam
4.3.3. Giao dịch cổ phiếu
Tiêu chí Khớp lệnh định kỳ Khớp lệnh liên tục
Thời điểm Một thời điểm xác định Ngay khi nhập lệnh vào hệ thống
khớp lệnh
Lệnh giao LO, ATO/ATC LO
dịch Lệnh thị trường MP, Lệnh thị trường
giới hạn (MTL), Lệnh thị trường
khớp toàn bộ hoặc hủy (MOK), Lệnh
thị trường khớp và hủy (MAK)
Nguyên Là mức giá thực hiện đạt KLGD Là mức giá của lệnh đối ứng đang
tắc khớp lớn nhất. chờ trên sổ lệnh (lệnh mua với giá
lệnh Nếu có nhiều mức giá thì chọn cao nhất khớp với lệnh bán với giá
mức giá trùng hoặc gần nhất thấp nhất).
của lần khớp lệnh gần nhất. Ưu tiên về giá:
- Lệnh mua giá cao hơn ưu tiên trước
- Lệnh bán giá thấp hơn ưu tiên trước
Ưu tiên về thời gian: lệnh nhập trước
thì ưu tiên khớp trước 18
4.3. Thị trường vốn cổ phần tại Việt Nam
4.3.3. Giao dịch cổ phiếu
CÁC LOẠI LỆNH GIAO DỊCH:
▪ Lệnh giới hạn – Limit Order (LO): Lệnh LO là lệnh mua
hoặc lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc
mức giá cao hơn mức giá xác định đối với lệnh bán và mức
giá thấp hơn mức giá xác định đối với lệnh mua; ghi mức giá
cụ thể; có hiệu lực cho đến hết ngày giao dịch hoặc cho đến
khi lệnh bị hủy bỏ.
▪ Ví dụ:
➢ Nhà đầu tư đặt lệnh LO mua cổ phiếu với mức giá 100.000VND. Khi đó,
giao dịch sẽ được khớp với mức giá bằng hoặc thấp hơn 100.000VND.
➢ Ngược lại, nếu nhà đầu tư thiết lập lệnh LO bán cổ phiếu với mức giá
giới hạn là 15.000VND thì giao dịch sẽ được khớp cho người mua trả
giá cao hơn hoặc bằng 15.000VND.

19
4.3. Thị trường vốn cổ phần tại Việt Nam
4.3.3. Giao dịch cổ phiếu

CÁC LOẠI LỆNH GIAO DỊCH:


▪ Lệnh ATO (At the Opening Order)/ATC(At the Closing Order): là
lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá mở cửa/đóng
cửa; không ghi mức giá cụ thể, ghi ATO/ ATC; được ưu tiên
trước lệnh LO khi so khớp lệnh và tự động hủy nếu không khớp.
• Ví dụ: Cổ phiếu X có giá tham chiếu là 100.000đ. Các lệnh được
đặt vào hệ thống theo thứ tự sau:
Lệnh A: Lệnh đặt bán với giá 99.000đ, khối lượng bán 1000
Lệnh B: Lệnh đặt bán ATO, khối lượng bán 2000
Lệnh C: Lệnh đặt mua với giá 100.000đ, khối lượng mua 1500
Mặc dù lệnh B vào sau lệnh A nhưng được ưu tiên khớp lệnh trước với giá 100.000đ
và khối lượng 1500. Lệnh ATO có lượng dư bán 500 đơn vị tự động bị hủy bỏ.
20
4.3. Thị trường vốn cổ phần tại Việt Nam
4.3.3. Giao dịch cổ phiếu
CÁC LOẠI LỆNH GIAO DỊCH: (tt)
▪ Lệnh thị trường: lệnh mua chứng khoán tại mức giá bán
thấp nhất hoặc lệnh bán chứng khoán tại mức giá mua cao
nhất hiện có trên thị trường; được sử dụng trong phiên khớp
lệnh liên tục và sẽ bị hủy bỏ khi không có lệnh giới hạn đối
ứng tại thời điểm nhập lệnh.
▪ Các loại lệnh thị trường:
• Tại HSX: lệnh thị trường MP
• Tại HNX: Lệnh thị trường giới hạn (MTL), Lệnh thị trường khớp toàn
bộ hoặc hủy (MOK), Lệnh thị trường khớp và hủy (MAK) 21
4.3. Thị trường vốn cổ phần tại Việt Nam
4.3.3. Giao dịch cổ phiếu

CÁC LOẠI LỆNH GIAO DỊCH: (tt)


▪ Lệnh thị trường: (tt)
• Lệnh MP ((Market Price order): Khối lượng còn lại chưa thực
hiện sẽ thành lệnh LO ở mức giá mua cao hơn giá giao dịch cuối
cùng 1 bước giá/giá trần hoặc lệnh LO ở mức giá bán thấp hơn giá
giao dịch cuối cùng 1 bước giá/giá sàn.

22
4.3. Thị trường vốn cổ phần tại Việt Nam
4.3.3. Giao dịch cổ phiếu
CÁC LOẠI LỆNH GIAO DỊCH: (tt)
▪ Lệnh thị trường: (tt)
• Lệnh MTL_Lệnh thị trường giới hạn (Market to Limit): như lệnh
MP, sau khi khớp mà còn dư thì phần dư sẽ chuyển thành lệnh LO
• Lệnh MAK_Lệnh thị trường khớp và hủy (Match and Kill): lệnh
có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần, phần còn lại của lệnh sẽ bị
hủy ngay sau khi khớp lệnh.
• Lệnh MOK_Lệnh thị trường khớp toàn bộ hoặc hủy (Match or
Kill): Lệnh thực hiện toàn bộ theo giá tốt nhất hiện có trên thị trường
hoặc hủy bỏ toàn bộ.
23
4.3. Thị trường vốn cổ phần tại Việt Nam
4.3.3. Giao dịch cổ phiếu
▪ CÁC LOẠI LỆNH GIAO DỊCH: (tt)
• Lệnh giao dịch sau giờ - PLO (Post Limit Order): là lệnh đặt
mua hoặc lệnh đặt bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa sau khi
kết thúc đợt khớp lệnh định kỳ đóng cửa. Chỉ có ở sàn HNX diễn
ra 15' sau giờ đóng cửa.
• Lệnh PLO được khớp ngay khi nhập vào hệ thống nếu có lệnh đối
ứng chờ sẵn, giá thực hiện là giá đóng cửa của ngày giao dịch.
• Trong trường hợp không xác định được giá đóng cửa, lệnh PLO sẽ
không được nhập vào hệ thống; tự động hủy bỏ sau khi kết thúc
phiên giao dịch sau giờ.
24
Tiêu chí ATO ATC LO Các lệnh thị PLO
(At the Opening - (At the Closing - (Limit order - trường (Post limit order
Mở cửa) Đóng cửa) Lệnh giới hạn) – Sau đóng cửa)
Phiên giao KL Định kỳ KL Định kỳ Cả ngày (KL KL liên tục Sau đóng cửa
dịch mở cửa (HSX) đóng cửa định kỳ mở HSX: MP (HNX)
(HSX, HNX) cửa, KL liên HNX: MTL, MOK,
tục, KL đóng MAK
cửa)
Xác định giá Không ghi giá Không ghi giá Ghi giá cụ thể Không ghi giá cụ Không ghi giá
khi nhập cụ thể cụ thể thể cụ thể
lệnh
Thời điểm 9h00-9h15 14h30-14h45 Cả ngày HSX: 9h15-11h30, 14h45-15h00
khớp lệnh 13h00-14h30
HNX: 9h00-11h30,
13h00-14h30
Giá khớp Giá thực hiện Giá thực hiện LO mua: Khớp MP mua: giá bán Giá thực hiện
lệnh đạt KLGD lớn đạt KLGD lớn giá xác định thấp nhất là giá đóng
nhất nhất hoặc thấp hơn MP bán: giá mua cửa của ngày
LO bán: Khớp cao nhất giao dịch
giá xác định
hoặc cao hơn
TT ưu tiên Ưu tiên trước Ưu tiên trước LO sau cùng Ưu tiên trước LO
LO LO
25
4.3. Thị trường vốn cổ phần tại Việt Nam
4.3.2. Giao dịch cổ phiếu
Đơn vị giao dịch:
▪ Đơn vị giao dịch khớp lệnh liên tục: 100 cổ phiếu và bội số của 100.
✓ Tại HSX: tối đa 500.000 cổ phiếu
✓ Tại HNX: tối đa 5.000 cổ phiếu
▪ Đơn vị giao dịch đối với giao dịch thoả thuận là 01 cổ phiếu
✓ Tại HSX: Khối lượng GD tối thiểu từ 20.000 cổ phiếu trở lên
✓ Tại HNX: Khối lượng GD tối thiểu từ 5.000 cổ phiếu trở lên
▪ Giao dịch lô lẻ được thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục
và phương thức thỏa thuận trên hệ thống giao dịch UPCOM.

26
4.3. Thị trường vốn cổ phần tại Việt Nam
4.3.2. Giao dịch cổ phiếu

Đơn vị yết giá:


▪ Tại HSX:
✓ Giá ≤ 10.000đ: bước giá 10đ
✓ 10.000đ ≤ Giá ≤ 49.950đ bước giá 50đ
✓ Giá ≥ 50.000đ bước giá 100đ
▪ Tại HNX: 100đ

27
4.3. Thị trường vốn cổ phần tại Việt Nam
4.3.2. Giao dịch cổ phiếu

Biên độ dao động giá:


▪ Đối với cổ phiếu giao dịch trong ngày là ± 7% (tại HSX) và
±10% (tại HNX)
▪ Đối với CP mới niêm yết/được giao dịch trở lại sau khi bị
tạm ngừng giao dịch trên 25 ngày thì biên độ trong ngày
giao dịch đầu tiên là ±20% (tại HSX) và ± 30% (tại HNX).

28
4.3. Thị trường vốn cổ phần tại VN
4.3.2. Giao dịch cổ phiếu
Giá tham chiếu, giá trần, giá sàn:
▪ Giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch là giá đóng cửa của
ngày giao dịch gần nhất trước đó.
▪ Giá trần = Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá)
▪ Giá sàn = Giá tham chiếu - (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá)
▪ Giá trần và giá sàn trong ngày giao dịch của cổ phiếu được làm tròn
xuống đối với giá trần, làm tròn lên đối với giá sàn theo đơn vị yết giá.
▪ Trong trường hợp giá trần hoặc giá sàn của cổ phiếu bằng giá tham
chiếu, giá trần và giá sàn sẽ được thực hiện điều chỉnh như sau:
• Giá trần điều chỉnh = Giá tham chiếu + 01 đơn vị yết giá
• Giá sàn điều chỉnh = Giá tham chiếu - 01 đơn vị yết giá

29
BÀI TẬP KHỚP LỆNH
Thời Lệnh bán Lệnh mua Thời NĐT NĐT KL Giá Ghi chú
gian gian bán mua khớp khớp
NĐT KL GIÁ KL NĐT Bảo Lan 100 20.45 MP ưu tiên trước
MP 200 Lan 10:20 LO
10:24 Bin 500 20.65 Bình Lan 100 20.50 MP ưu tiên trước
10:27 Bách 200 20.60 LO
10:16 Bá 300 20.55 100 Linh 10:21 Bình Linh 100 20.50 Vì Bình đặt trước,
20.55 500 Ly 10:25 Giá bán của Bình <
10:06 Bình 200 20.50 500 Lân 10:15
Giá mua của Linh
→ Khớp lệnh
10:02 Bảo 100 20.45 200 Lĩnh 10:27
Bá Ly 300 20.55 Cùng giá
→ Khớp lệnh
Bách Ly 200 Giá bán thấp nhất
của Bách > Giá mua
cao nhất của Ly
→ Không khớp lệnh

30

You might also like