You are on page 1of 36

Chương 4

THỊ TRƯỜNG VỐN CỔ PHẦN

1
Tham khảo
v  Chương 10, 11, và 12: Madura (2013), Financial Markets
and Institutions. South-Western Cengage Learning.
v  Chương 10: Kidwell (2012), Financial Institutions,
Markets and Money. John Wiley & Sons.
v  Chương 13: Mishkin and Eakins (2012), Financial Markets
and Institutions. Pearson.
v  Titman (2011), Financial Management. Pearson

2
Nội dung
v  Các loại vốn cổ phần và thị trường vốn cổ phần.
v  Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
v  Thị trường tập trung và thị trường bán tập trung.
v  Vai trò của thị trường vốn cổ phần.
v  Thành viên trên thị trường vốn cổ phần.
v  Những chỉ số thị trường chứng khoán.
v  Thảo luận nhóm: thị trường chứng khoán Việt Nam.

3
4.1. Tổng quan thị trường vốn cổ phần
4.1.1. Đặc điểm của một thị trường “tốt”
v  Thị trường?
q  Người mua và người bán trao đổi hàng hóa, dịch vụ mà không
cần thiết phải tồn tại địa điểm giao dịch.
q  Người bán không cần thiết phải nằm giữ hàng hóa, dịch vụ.
v  Thị trường “tốt”?
q  Có sẵn thông tin, gồm cả thông tin giao dịch quá khứ.
q  Tính thanh khoản:
§  Tính khả mại
§  Tính liên tục của giá
§  Độ sâu của thị trường (chênh lệch bid-ask)
q  Chi phí giao dịch thấp: Hiệu quả bên trong.
q  Mức độ điều chỉnh của giá theo thông tin nhanh: Hiệu quả bên
ngoài.
4
4.1. Tổng quan thị trường vốn cổ phần
4.1.2. Vốn góp tư nhân
v  Vốn góp tư nhân (Private equity) là hình thức góp
vốn đầu tư vào các doanh nghiệp tư nhân, công ty
TNHH, và người sỡ hữu không bán phần vốn góp của
họ.
v  Vốn này cũng được sử dụng để mua lại các công ty cổ
phần, dẫn đến việc hủy niêm yết các công ty này.
v  Tuy vậy, một số công ty tư nhân muốn chuyển sang
hình thức vốn cổ phần đại chúng để:
q  Tìm kiếm các nguồn tài trợ cho sự phát triển công ty
q  Bán lượng vốn góp của họ ra công chúng.

5
4.1. Tổng quan thị trường vốn cổ phần
4.1.3. Vốn cổ phần đại chúng

v  Vốn cổ phần đại chúng (public equity): Khi công ty


quyết định cổ phần hóa, họ phát hành cổ phiếu trên thị
trường sơ cấp (primary markets ) để nhận tiền mặt.
v  Quyết định cổ phần hóa có 2 ảnh hưởng đến công ty:
q  Thay đổi cấu trúc sở hữu và làm tăng số lượng chủ sở
hữu.
q  Thay đổi cấu trúc vốn bằng cách làm tăng khả năng tài
trợ từ đại chúng.

6
4.1. Tổng quan thị trường vốn cổ phần
4.1.4. Công ty cổ phần
v  Công ty cổ phần (Joint stock company) là một dạng pháp
nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập
đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia
nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần (shares) và
được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư
thuộc mọi thành phần kinh tế.
v  Thuận lợi: Bất lợi?
§  Tiềm năng tài trợ lớn
§  Chịu trách nhiệm hữu hạn
§  Hoạt động quan trị chuyên nghiệp hơn
§  Tiềm năng sản xuất lớn
§  Đóng góp lớn đến xã hội
§  Đóng góp ở khía cạnh nghiên cứu và phát triển 7
4.1. Tổng quan thị trường vốn cổ phần
4.1.5. Cổ phiếu
v  Tại một thời điểm nhất định, một doanh nghiệp cần
tiền.
v  Doanh nghiệp có 2 sự lựa chọn:
q  Vay, hoặc
q  Phát hành cổ phiếu của doanh nghiệp ra công chúng
(tối thiểu bằng 1 cổ phần).
v  Cổ phiếu là hình thức thể hiện sở hữu của một công ty
cổ phần được niêm yết.
v  Cổ phiếu cho phép cổ đông xác lập quyền sở hữu đối
với tài sản và nguồn vốn của công ty dựa trên tỷ lệ sở
hữu.
8
4.1. Tổng quan thị trường vốn cổ phần
4.1.5. Cổ phiếu
v  Khi bạn sở hữu cổ phiếu, bạn là chủ sở hữu một phần hoặc tất
cả các tài sản và thu nhập của công ty đó.
v  Cổ đông nhỏ lẻ hiếm khi suy nghĩ như các cổ đông lớn trong
công ty, nhưng điều đó không có nghĩa là họ không có tiếng
nói trong việc kinh doanh của công ty. Chính cấu trúc sở hữu
này đã tạo ra giá trị của cổ phiếu.
v  Các loại cổ phiếu
q  Cổ phiếu phổ thông –Đây là loại cổ phiếu phổ biến nhất.
q  Cổ phiếu ưu đãi.
v  Các công ty có thể tuỳ chỉnh các “nhóm” khác nhau của cổ
phiếu

9
4.2. Các loại cổ phiếu
4.2.1. Cổ phiếu phổ thông
v  Cổ phiếu phổ thông thể hiện quyền sở hữu cổ phần cơ bản
trong một công ty đại chúng.
v  Cổ tức không được đảm bảo.
v  Cổ đông nắm giữ cổ phiếu phổ thông có các quyền ưu tiên
thấp nhất trong trường hợp công ty phá sản (vd: quyền truy
đòi còn lại – residual claim)
v  Trách nhiệm hữu hạn nghĩa là cổ đông phổ thông sẽ không
bị mất nhiều hơn vốn đầu tư ban đầu của họ.
v  Cổ đông phổ thông kiểm soát gián tiếp hoạt động của công ty
thông qua quyền biểu quyết trong đợt bầu ban quản trị.

10
4.2. Các loại cổ phiếu
4.2.1. Cổ phiếu phổ thông
v  Công ty có hai lớp cổ phiếu (Dual-class firms): Hai loại
cổ phiếu phổ thông đang lưu hành với quyền biểu quyết
khác nhau.
v  Với phương thức bầu phiếu tập trung, số phiếu được
gán cho mỗi cổ đông bằng với số cổ phần mà cổ đông đó
nắm giữ nhân với số thành viên ban quản trị được bầu.
v  Việc bỏ phiếu bằng uỷ quyền cho phép cổ đông biểu
quyết bằng cách bỏ phiếu vắng mặt (chẳng hạn thông qua
mail)

11
4.2. Các loại cổ phiếu
4.2.2. Cổ phiếu ưu đãi
v  Cổ phiếu ưu đãi là dạng chứng khoán lai, vừa có đặc điểm
của chứng khoán nợ và đặc điểm của chứng khoán vốn.
v  Nhìn chung, có cổ tức cố định, được chi trả hằng quý.
v  Cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi không có quyền biểu quyết
trừ khi việc thanh toán cổ tức bị bỏ qua.
v  Không Tham gia (Nonparticipating) so sánh với Tham gia
(Participating).
v  Tích luỹ (Cumulative) so sánh với không tích luỹ
(Noncumulative)

12
4.2. Các loại cổ phiếu
4.2.2. Cổ phiếu ưu đãi có khả năng chuyển đổi

v  Cổ tức cho cổ đông ưu đãi là cố định. Trong thời điểm khó


khăn, cổ đông ưu đãi được bảo đảm, nhưng trong thời kì thịnh
vượng, họ không được hưởng lợi từ việc tăng cổ tức hoặc giá
cổ phiếu.
v  Cổ phiếu ưu đãi có khả năng chuyển đổi là một giải pháp tốt
hơn. Cổ phiếu ưu đãi có khả năng chuyển đổi sẽ được chuyển
đổi thành cổ phiếu phổ thông ở một mức giá nhất định (gọi là
tỷ lệ chuyển đổi). Tỷ lệ chuyển đổi được thiết lập bởi công ty
trước khi cổ phiếu được phát hành.

13
4.3. Thị trường vốn cổ phần
v  Thị trường vốn cổ phần là thị trường giao dịch chứng khoán
công ty (cổ phiếu) và các hợp đồng phái sinh ở mức giá thoả
thuận.

Cách thức thị


trường chứng
khoán làm
cầu nối giữa
công ty và Nguồn:
nhà đầu tư. Titman at al.
(2011),
Financial
Management

14
4.3.1. Vai trò của thị trường vốn cổ phần

15
4.3.2. Thành viên trên thị trường vốn
cổ phần

16
4.3.2. Thành viên trên thị trường vốn
cổ phần
v  Nhà đầu tư
v  Sở giao dịch chứng khoán
v  Nhà môi giới
v  Nhà kinh doanh chứng khoán
v  Trung tâm thanh toán bù trừ
v  Trung tâm công nghệ thông tin
v  Nhà tư vấn chứng khoán
v  Tổ chức xếp hạng tín dụng
v  …

17
4.3.3. Cấu trúc của thị trường vốn cổ
phần

18
4.3.3.1. Thị trường sơ cấp
v  Thị trường sơ cấp là nơi cổ phiếu mới được phát hành để giao
dịch. Các công ty, chính phủ và các tổ chức khác nhận được tài
trợ thông qua các chứng khoán nợ hoặc chứng khoán vốn, được
hỗ trợ bởi các tổ chức bảo lãnh phát hành,trong đó bao gồm các
ngân hàng đầu tư, nơi sẽ thiết lập một mức giá cho một chứng
khoán nhất định và sau đó giám sát trực tiếp việc bán cho nhà
đầu tư.
v  Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) so sánh với
phát hành cổ phiếu theo thời vụ (Seasoned).
v  Việc phát hành được hỗ trợ bởi các đại lý đầu tư:
q  Các chuyên gia tư vấn.
q  Các trung gian giữa bên phát hành và nhà đầu tư. 19
4.3.3.1. Thị trường sơ cấp (tt)
v  Phát hành lần đầu ra công chúng (IPO)
q  Cổ phiếu của công ty được bán ra công chúng lần đầu tiên.
q  Cần có sự chấp thuận của Uỷ ban chứng khoán (SEC).
v  Có ba sự lựa chọn ở thị trường sơ cấp:
q  Phát hành ra công chúng (Public offering): Là việc chào bán chứng
khoán công ty ra các nhà đầu tư đại chúng ở một mức giá xác định.
q  Phát hàng đặc quyền mua trước (Rights offering): Là việc chào
bán chứng khoán mới cho cổ đông hiện hữu, những người mua cổ
phiếu theo tỷ lệ sở hữu hiện tại của họ.
q  Phát hành riêng lẻ (Private Placement): Là việc chào bán chứng
khoán của công ty, không được đăng kí với SEC và không được bán
ra công chúng.
20
4.3.3.2. Thị trường thứ cấp
v  Thị trường thứ cấp: Là thị trường chứng khoán được mua bán sau
khi được phát hành.
q  Vai trò của thị trường thứ cấp
ü  Cung cấp thanh khoản cho người mua chứng khoán.
ü  Cung cấp cơ chế giá liên tục.
v  Hòa Kỳ có ba sàn giao dịch chứng khoán chính:
ü  Sở giao dịch chứng khoán New York (The New York Stock
Exchange Euronext).
ü  Sàn giao dịch NASDAQ (The National Association of Securities
Dealers Automated Quotation).
ü  Sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ (The American Stock
Exchange). 21
4.3.3.3. Thị trường giao dịch có tổ chức
v  Mỗi thị trường giao dịch có tổ chức có một sàn giao dịch, nơi
mà các trader thực hiện các giao dịch cho khách hàng của họ
ở thị trường thứ cấp.
v  Sàn chứng khoán New York (NYSE) cho đến nay là sàn lớn
nhất với hai nhóm thành viên:
q  Môi giới tại sàn là môi giới ăn hoa hồng hoặc môi giới độc
lập.
q  Các chuyên gia có thể khớp nối lệnh mua và bán
v  Điều kiện niêm yết: Lượng cổ phiếu phát hành tối thiểu và
mức thu nhâp, dòng tiền, doanh thu tối thiểu trong khoảng
thời gian gần.
22
4.3.3.4. Thị trường phi tập trung
(Over-the-counter)
v  Cổ phiếu chưa được niêm yết trên các thị trường giao dịch có tổ chức
sẽ được giao dịch trên thị trường OTC (over-the-counter). Điều này
thường có nghĩa là các cổ phiếu được giao dịch trên thị trường
OTCBB (Over-the-Counter Bulletin Board) hoặc hệ thống yết giá
điên tử (Pink Sheets)
v  Sàn Nasdaq - National Association of Securities Dealers Automatic
Quotations, là một hệ thống yết giá điện tử cung cấp yết giá ngay lập
tức.
v  OTC Bulletin Board - Yết giá những cổ phiếu có giá dưới 1$/ cổ
phiếu, thường được gọi là cổ phiếu penny
v  Pink Sheets - Đây là thị trường OTC, nơi những cổ phiếu nhỏ hơn
được giao dịch. Một vài cổ phiếu có khối lượng giao dịch rất ít và có
thể không được giao dịch ở bất kì thị trường nào trong vài tuần.
23
4.3.4. Cơ chế giá
a. Cách thức thị trường thiết lập giá chứng khoán
v Nhìn chung, giá cả được thiết lập trong các thị trường cạnh tranh

là giá do người mua sẵn sàng trả nhiều nhất cho một món hàng.
v Sự đầy đủ của thông tin đóng một vai trò quan trọng.

v Giá thị trường được xác lập bởi người mua sẵn sàng trả giá cao

nhất. Và thông tin tốt hơn có thể làm tăng giá trị thị trường của
một tài sản bằng cách giảm rủi ro của nó.
v Cũng có khả năng rằng người sẵn sàng trả mức giá cao nhất đơn

gỉản là những người có nhận thức không đúng về mức rủi ro!

24
4.3.4. Cơ chế giá (tt)
b. Điều gì khiến giá cổ phiếu thay đổi?
v Cung và cầu

v Thu nhập và kì vọng

v Cảm tính và thái độ

v Các chỉ báo kinh tế.

v Làm theo người dẫn đạo (số lượng)

v …

25
4.3.5. Các chỉ số thị trường
chứng khoán
v  Chỉ số thị trường chứng khoán là giá trị tổng hợp của một nhóm các
cổ phiếu giao dịch ở thị trường thứ cấp.
v  Các chỉ số thị trường chứng khoán thường được sử dụng để giám sát
động thái của một nhóm các cổ phiếu.
v  Là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả của các nhà quản lí chuyên
nghiệp.
v  Để tạo lập và giám sát Quỹ chỉ số (index fund)
v  Để đo lường tỷ suất hoàn vốn thị trường trong các nghiên cứu kinh
tế.
v  Nhằm dự đoán những biến động thị trường trong tương lai
v  Là một thay thế cho danh mục đầu tư thị trường của các tài sản rủi
ro khi tính toán rủi ro hệ thống của của một tài sản. 26
4.3.5. Các chỉ số thị trường
chứng khoán(tt)
v  Cung cấp một báo cáo tổng hợp của các động thái thị trường ở
một ngày nhất định.
v  Chỉ số trung bình công nghiệp Dowjones (DJIA)
q  Bao gồm 30 cổ phiếu “chất lượng cao”
q  Phương pháp gia quyền
v  Chỉ số S&P 500
q  Bao gồm 500 cổ phiếu của các công ty “lớn”
q  Phương pháp gia quyền.
v  Chỉ số trung bình Nikkei 225
q  Chỉ số được tính theo gia quyền giá của 225 cổ phiếu giao dịch
tích cực trên sàn chứng khoán Tokyo. 27
4.3.6. Các loại lệnh chính

Lệnh giới hạn Lệnh thị trường

•  Lệnh xác định mức giá •  Lệnh mua hoặc bán ở


mua hoặc bán mức giá tốt nhất hiện tại
•  Thời gian đặt lệnh chi •  Cung cấp tính thanh
tiết có thể khác nhau: khoản cho thị trường
Lệnh thực hiện ngay ngay lập tức.
hoặc huỷ bỏ (Fill or
Kill), Lệnh có giá trị
trong ngày, có giá trị 1
ngày, vài ngày, 1 tuần, 1
tháng hoặc lệnh có giá
trị đến khi huỷ bỏ

28
4.3.7. Những khái niệm khác

a. Bán khống ( Short sales)


v Bán cổ phiếu đang có giá cao mà người bán không sở hữu
và mua lại nó sau đó (với hi vọng giá cổ phiếu đó sẽ điều
chỉnh giảm)
v Vay Cổ phiếu từ một nhà đầu tư khác (thông qua môi giới)

v Chỉ có thể được thực hiện khi giá mới cao hơn giá đã xác

định trước đó (uptick trade)


v Phải trả cổ tức cho người cho vay

v Yêu cầu kí quỹ

29
4.3.7. Những khái niệm khác
b. Các điều kiện thị trường tổng quát

Thị trường giá lên (Bull Market) Thị trường giá xuống (Bear
Market)
q Thị trường thuận lợi
§ Thị trường không thuận lợi
q Giá tăng

q Nhà đầu tư/ người tiêu dùng lạc quan


§ Giá giảm
q Nền kinh tế tăng trưởng và phục hồi.
§ Nhà đầu tư/ người tiêu dùng bi quan
q Sự kích thích của chính phủ
§ Nền kinh tế suy thoái
§ Sự hạn chế của chính phủ

30
4.3.7. Những khái niệm khác
c. Cách đọc bảng giá chứng khoán
v  Mã chứng khoán – Chữ cái để xác định chứng khoán.
v  Giá - Giá cổ phiếu hiện tại
v  Giá mở cửa - Giá mở cửa của ngày hiện tại
v  Giá đóng cửa - Giá giao dịch cuối cùng của ngày hôm trước.
v  Thay đổi ròng - Thay đổi ròng từ ngày hôm trước
v  Phạm vi giá- Phạm vi giá của ngày hiện tại
v  52-Week Hi and Low - Giá cao nhất và thấp nhất mà tại đó một cổ phiếu đã giao
dịch trong năm qua.
v  Khối lượng giao dịch - Tổng số lượng cổ phiếu được giao dịch trong ngày
v  Vốn hoá thị trường - Giá trị thị trường của công ty
v  Cổ tức trên mỗi cổ phần- cổ tức chi trả hàng năm cho mỗi cổ phiếu.
v  Tỷ số P/E - Giá cổ phiếu hiện tại chia cho thu nhập trên mỗi cổ phần của bốn quý
vừa qua
31
Cách đọc bảng giá chứng khoán (tt)

Source:
Titman at al.
(2011),
Financial
Management
32
4.4. BẠN & Thị trường vốn cổ phần

a. Làm cách nào để kiếm tiền ở thị trường này?


v  Cổ phiếu tăng giá và bạn bán nó đi

q  Mua thấp, bán cao

v  Cổ tức

q  Không phải tất cả công ty đều trả cổ tức

33
4.4. BẠN & Thị trường vốn cổ phần

b. Bạn đầu tư bằng cách nào?


v  Mục tiêu tài chính của bạn là gì?

v  Mức độ chấp nhận rủi ro của bạn như thế nào ?

q  Lợi nhuận tăng lên cùng chiều với mức rủi ro

v  Bạn có muốn chủ động quản lý danh mục đầu tư của


bạn?
v  Đa dạng hoá

q  Đừng đặt tất cả trứng vào một giỏ!

34
4.4. BẠN & Thị trường vốn cổ phần

c. Bạn bắt đầu từ đâu?


v  Tìm hiểu các vấn đề cơ bản.

v  Thiết lập một tài khoản người môi giới

q  Công ty môi giới tổng hợp hay chuyên doanh?

q  Lệ phí, hoa hồng, số dư tối thiểu

35
THẢO LUẬN NHÓM
Thị trường chứng khoán Việt Nam

v  Cơ cấu tổ chức của thị trường


v  Khuôn khổ giám sát tài chính
v  Luật và các Quy định (Tìm hiểu chi tiết ở E-learning).
v  Hoạt động của VN-Index (từ tháng 7/2000 đến tháng 7/ 2016).
v  Giao dịch thị trường (Thời gian, hệ thống giao dịch, các ưu
tiên giao dịch, Giới hạn giá hằng ngày, Các loại lệnh, Chu kì
thanh toán).
v  Đọc bảng giá chứng khoán:
http://dautucophieu.net/Huong-dan-cach-xem-Bang-gia-Chung-khoan-
p78.html

36

You might also like