You are on page 1of 2

THA THỨ KHÔNG GIỚI HẠN

Tin Mừng Mt 18: 21-35


Tin Mừng hôm nay thuật lại: “bấy giờ, ông Phêrô đến gần Đức Giêsu mà hỏi rằng:
“thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có
phải bảy lần không?” Đức Giêsu đáp: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến
bảy mươi lần bảy”. Điều đó có nghĩa là phải tha thứ hoài, tha thứ mãi, tha thứ không
giới hạn. Đó là nét mới trong dung mạo của Đức Giêsu. Người đã chiếu tỏa nét cao
quý ấy ngay trên Thập Giá, khi các kẻ thù hành hạ, chế nhạo, và đóng đinh
Người: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm”.

Nhưng tại sao phải tha thứ? Phải tha thứ cho anh em vì đó là điều kiện để được
Chúa thứ tha. Đức Giêsu đã nói: “nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha trên
trời cũng sẽ tha thứ cho anh em”. Tha thứ là một lệnh truyền khó thực hiện
nhưng lại là nghĩa cử cao cả nhất. Chúng ta có thể cho đi tiền của, trao ban thì
giờ, hiến dâng mạng sống, nhưng các điều đó xem ra còn dễ hơn là tha thứ cho
kẻ thù, yêu thương kẻ ngược đãi mình, và làm ơn cho kẻ oán ghét chúng ta. 

Tha thứ là một điều rất dễ nói nhưng lại rất khó thực hiện.

Khi nói về sự tha thứ, thường thì khuyên kẻ khác tha thứ rất dễ, nhưng khi trực
tiếp đối diện với kẻ xúc phạm đến mình, phải thực hành một việc tha thứ cách cụ
thể cho người đang đứng trước mặt mình thì quả thật khó khăn vô cùng. 

Tha thứ là điều khó khăn nhất nhưng cũng là điều cao cả nhất mà Kitô giáo đã
cống hiến cho con người. Trao ban tiền của, trao ban thì giờ, trao ban chính mạng sống
mình là điều xem ra dễ làm hơn trao ban lòng tha thứ. Nhưng tha thứ lại là của lễ đẹp
lòng Chúa nhất, bởi vì qua đó, con người được nên giống Thiên Chúa hơn cả.
Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đã mạc khải cho chúng ta là Thiên Chúa tha thứ và
tha thứ không ngừng. Và chỉ có một Thiên Chúa tha thứ không ngừng ấy mới có
thể đòi hỏi con người phải tha thứ không ngừng. Tha thứ là nét cao đẹp nhất của
con người, bởi vì càng tha thứ con người càng nên giống Thiên Chúa. Amen.
 
Lm. Giuse Đỗ Văn Thụy
Tha thứ thì chúng ta không còn kẻ thù mà lại được bạn hữu. Có thể nói, tha thứ lại là
một cách trả thù ngọt ngào nhất mà đối phương không ngờ, và làm cho chính đối
phương dằn vặt vì nhận ra chính họ sai khi xúc phạm đến một người tốt, cuối cùng làm
cho đối phương cảm kích và thay đổi thái độ.
Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta, thì đến lượt
ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao? 33
Lòng thương xót tha thứ của Thiên Chúa như dòng suối chảy vào đời tôi.
 Thương xót tha thứ chính là để cho dòng suối ấy chảy đi,
 chảy đến với người xúc phạm đến tôi nhiều lần trong ngày.
 Tôi tha bằng chính sự tha thứ mà tôi đã nhận được từ Thiên Chúa.
 Không tha là giữ dòng suối đó lại, và biến nó thành ao tù.
 Không tha là đánh mất cả những gì mình đã nhận được.
Chỉ tha thứ mới làm cho tôi đi vào được trái tim của Thiên Chúa nhân hậu.
 Chỉ tha thứ mới làm tôi được nhẹ lòng, và người kia được giải thoát.
Tha thứ như Phêrô trong bài tin mừng là tha đến bảy lần. Con số bảy theo Phêrô là một
con số mà ông tưởng là đã hoàn hảo, vì người ta thường nói: “quá tam ba bận”, tha thứ
cho người làm gây hại cho mình quá lắm chỉ ba lần là cùng huống hồ đây là bảy lần. Tuy
nhiên, Chúa Giêsu đã mời gọi tôi đi xa hơn nữa, cấp độ của tha thứ là cấp số nhân, tức là
cứ phải tha cho người khác mỗi khi họ xúc phạm đến mình, hay có thể nói rằng giới hạn
của tha thứ là tha thứ không giới hạn. Đó mới là tinh thần của tin mừng, đời sống mà
người Kitô hữu đang theo đuổi. Suy cho cùng, chẳng ai trong chúng ta tự hào là mình
không mắc nợ ai. Nợ cha mẹ, nợ người thân bằng quyến thuộc, nợ ân tình, nợ một lời xin
lỗi một ai đó… Xa hơn nữa, chúng ta đều mắc nợ Thiên Chúa một món nợ không bao giờ
trong thân phận con người mà chúng ta có thể đáp trả được. Đó là hồng ân được làm
người và được chính máu Con Một là Đức Giê-su đã đổ ra để chuộc lấy. Vậy làm sao mà
đôi khi trong cuộc đời, chính tôi lại hành xử như mình là một người chủ nợ mang trong
mình vô số nợ không thể nào trả được, lại đi đòi nợ người khác, trách móc họ về những
món nợ nhỏ nhặt trong đời được. Nếu như tôi vẫn hành xử như một con người như thế,
vẫn giữ sự tức giận trong mình, không chịu tha thứ cho người khác thì chính mình đang
đi ngược đường với Lời Chúa dạy, lạc xa con đường Tin Mừng.
Cùng với tâm tình ấy, trong giờ suy niệm này chúng ta hãy nhìn nhận về sự bao dung,
lòng thương xót vô cùng của Thiên Chúa. Đồng thời cũng đấm ngực xin lỗi Chúa vì chính
mình là một kẻ mắc nợ rất nhiều đã được Chúa xót thương, nhưng rất nhiều lần bản thân
đã không tha thứ cho lỗi lầm của người khác. Amen.
Các thầy đừng sợ va chạm với nhau, lúc đầu sẽ là gai sầu riêng, khó ở gần nhau được;
nhưng sau nhiều lần cọ sát như thế, chiếc gai ấy sẽ bị mài mòn đi thành những gai của
trái mít và các thầy sẽ càng ngày càng gần nhau hơn”
Theo bản tính tự nhiên, mỗi người chúng ta thật khó thoát khỏi vòng lẩn quẩn là sự tranh chấp và
oán thù. Luật “mắt đền mắt, răng thế răng” tuy là một luật giúp trả báo công minh, nhưng lại là
nguyên nhân khiến cho thế giới lâm vào tình trạng chiến tranh và hận thù liên miên. Chỉ khi con
người biết tha thứ cho nhau thì họ mới có thể sống an bình và hạnh phúc thực sự. Khi tha thứ là
ta sẵn sàng chịu thiệt thòi, là xác tín rằng cuối cùng Tình Thương sẽ chiến thắng hận thù. Ngọn
lửa tình thương chắc chắc sẽ đánh tan băng giá. Nó sẽ làm cho quả tim chúng ta lại có thể rung
động và xót thương kẻ bất hạnh, giống như Thiên Chúa.

You might also like