You are on page 1of 2

Họ và Tên: Martinô Đinh Công Hải LỚP TRIẾT III – KHÓA 16

Giáo phận: Xuân Lộc Niên khóa 2021 – 2022

BÀI THI MÔN THẦN LÝ HỌC

Điểm Lời phê của Cha giáo

Đề bài: Theo thầy, giả thuyết Big Bang có đủ để giải thích nguồn gốc của vũ trụ và của con người
không?

BÀI LÀM:

“Nhân sinh hà tại?” vẫn là một câu hỏi chưa có hồi kết và con người đang từng ngày, từng
ngày đi tìm giải đáp cho câu hỏi này. Các tôn giáo đưa ra những luận thuyết về khởi đầu của vũ trụ
và con người đặt nền tảng trên “Thiên Chúa”, còn khoa học lại không đồng ý về quan điểm có một
Đấng Tự Hữu tạo dựng vạn vật. Họ cho rằng một hữu thể có ngay từ khởi đầu, trước mọi loài và vô
thủy vô chung chỉ là một huyền thoại. Tất cả những điều ấy không thể nói lên nguồn gốc đích thực
của những hữu thể có thể thấy và kiểm chứng sự tồn tại vì “Thiên Chúa” không thể kiểm chứng và
đo đạc được. Từ những lý luận trên, Khoa học đi tìm nguồn gốc của nhân loại và dựa vào những lý
luận của mình, khoa học đưa ra thuyết Big Bang để nói về nguồn gốc vũ trụ cách ta khoảng 13,3 đến
13,9 tỷ năm (1).
Big Bang cho rằng: vũ trụ được bắt đầu từ một điểm kì dị có mật độ vật chất và nhiệt độ lớn
vô hạn tại một thời điểm hữu hạn trong quá khứ. Từ đó, một vụ nổ lớn xuất hiện và làm cho không
gian mở rộng, các thiên hà di chuyển xa nhau hơn, tạo ra một vũ trụ giãn nở như chúng ta thấy ngày
nay.
Ý tưởng trung tâm của lý thuyết này là quá trình vũ trụ đang giãn nở (Nó đã được các thí
nghiệm của Hubble(1889-1953) minh chứng). Điều này nghĩa là các thiên hà đang di chuyển xa
nhau và cũng có nghĩa là trước kia nó ở rất gần nhau trong quá khứ xa xưa nhất. Theo nghĩa hẹp,
Big Bang là một thời điểm khi sự mở rộng của vũ trụ bắt đầu xuất hiện, và theo nghĩa rộng, nó chính
là quá trình tiến hóa, giải thích cho nguồn gốc vụ trụ và con người.
Mặc dù là một thuyết tiến bộ xuất hiện và phát triển vào những thế kỷ gần đây nhưng thuyết
lại gặp phải nhiều vấn đề không thể giải thích.

1
Nguồn gốc vật chất đầu tiên là điều khó khăn đầu tiên mà Big Bang gặp phải. Big Bang cho
rằng vật chất đầu tiên không có nguồn gốc và sau một vụ nổ thì hình thành ra thế giới. Vật chất đầu
tiên của Big Bang là tự hữu và đặc điểm này chính là quan điểm về “Thiên Chúa” của các tôn giáo
có trước Big Bang khoảng 2 thiên niên kỉ. Trên thực tế, Big Bang chưa giải quyết vấn đề về nguồn
gốc vật chất đầu tiên, chưa đưa ra được nguyên nhân đệ nhất dứt khoát của vũ trụ. Vì vậy, Big Bang
vẩn được một số người theo chủ thuyết “Thiên Chúa” ủng hộ vì họ cho rằng nguyên nhân đệ nhất là
Thiên Chúa hoặc vật chất đầu tiên được Thiên Chúa tạo ra và sau đó là Big Bang.
Khó khăn thứ hai nằm trong quá trình tiến hóa. Chúng ta thấy rằng quá trình tiến hóa đã đưa
từ vật chất vô cơ sáng hữu cơ và đưa hữu cơ đến sinh vật. Từ vô cơ sang hữu cơ chúng ta có thể dễ
hiểu nhưng từ hữu cơ nên cơ thể sống thì không thể. Bằng chứng cho điều này là đã có rất nhiều thí
nghiệm để biến hữu cơ thành cơ thể sống nhưng hoàn toàn thất bại. Với những điều kiện lý tưởng
như Big Bang đã đưa ra và hữu cơ vẫn chỉ là hữu cơ. Chúng ta dễ hiểu điều này với kinh nghiệm
thường nhật của chúng ta: hòn đá sau bao nhiêu năm vẫn chỉ là hòn đá. Nó không thể biến thành
sinh vật sau những khoảng thời gian nào đó. Một ngày nó là hòn đá, sau 1 đêm nó trở thành sinh vật
là một điều không tưởng.
Khó khăn hơn của Big Bang là nói về nguồn gốc con người: Từ một sinh vật với bản năng
động vật, sau một quá trình thích nghi nó trở thành con người. Ban đầu, nghe điều này có vẻ thuyết
phục lắm nhưng xét kĩ lại thì vấn đề này thật đáng nghi ngờ. Từ bao giờ con vượn trờ thành con
người có tư duy? Từ hữu cơ lên sinh vật đã khó, nay lại gặp từ sinh vật lên loài có tư duy thật khó
biết bao. Chẳng lẽ chúng ta lại nói: con khỉ sau 1 đêm nó trở thành con người? nếu có như vậy thì
chắc chắn là Thiên Chúa đặt tư duy vào óc con khỉ để nó trở thành người.
Tất cả những điều được khoa học xác định đều đòi phải được kiểm chứng bắng thực nghiệm
nhưng những điều trên đây đã từng được thực nghiệm nhưng đều thất bại. nó đã trở thành một thuyết
và không thể kiểm nghiệm được. Có lẽ với thuyết Big Bang, khoa học đang đánh mất bản chất của
mình là thực nghiệm. Tất cả thuyết Big Bang tới bây giờ chỉ là giả thuyết dựa trên những sự vật của
khoa khảo cổ học và suy tư lý luận của một số nhà khoa học mà chưa hề được kiểm nghiệm, điều mà
khoa học phản đối các thuyết về Thiên Chúa.
Tóm lại, cho đến ngày nay, Big Bang vẫn chỉ là một giả thuyết và không được chứng minh.
Trong bản thân nó tồn tại rất nhiều mâu thuẫn và những dấu chấm hỏi lớn mà người ta không thể
hiểu được. Phải chăng trong những dấu chấm hỏi đó có bàn tay Thiên Chúa tác động? Chúng ta
không phủ nhận sự tiến bộ của thuyết nhưng không vì những tiến bộ đó mà phủ nhận sự tồn tại của
Thiên Chúa, nguồn gốc đích thực của vũ trụ và của con người.

You might also like