You are on page 1of 2

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÂN VIỆN BẮC NINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


******* ***********

THƯ MỜI VIẾT BÀI HỘI THẢO KHOA HỌC


Xây dựng chuỗi cung ứng tại Việt Nam đáp ứng tình hình mới

Kính gửi: Quý Nhà khoa học


Trong thời gian gần đây, dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự
trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ thương mại, tiếp theo là đại dịch Covid-19 và cuộc xung đột giữa
Nga và Ukraine đã thay đổi toàn bộ diện mạo của chuỗi cung ứng toàn cầu. Căng thẳng thương
mại Mỹ - Trung và đại dịch COVID-19 diễn ra làm cho chuỗi cung ứng đình trệ, rạn nứt; xung
đột Nga - Ukraine tiếp tục đưa chi phí vận chuyển tăng vọt; mạng sản xuất toàn cầu bị đứt gãy
trên quy mô chưa từng thấy; lượng hàng tồn kho của các công ty sản xuất toàn cầu niêm yết đạt
mức kỷ lục…Những tác động này làm suy giảm nghiêm trọng thương mại quốc tế và kinh tế
thế giới. Giá xăng dầu và lương thực tăng vọt là một cản trở lớn trong nỗ lực phục hồi kinh tế
sau đại dịch Covid của các nước. Nhiều quốc gia nhận ra rằng, chuỗi cung ứng của họ đã phụ
thuộc quá nhiều vào một số thị trường như Trung Quốc, Nga…Điều này đã và có thể tiếp tục
mang lại rủi ro rất lớn cho các doanh nghiệp và thậm chí là toàn bộ nền kinh tế của họ. Để nâng
cao năng lực phòng ngừa rủi ro, nhiều quốc gia đã tìm cách giảm sự phụ thuộc vào một thị
trường truyền thống và tìm kiếm các thị trường mới để hàn gắn hoặc thay thế trong chuỗi cung
ứng của mình. Trong bối cảnh đó, Việt Nam nổi lên như một nền kinh tế năng động, mở cửa ở
khu vực Đông Nam Á với nhiều lợi thế; trở thành một lựa chọn cũng như đóng vai trò ngày
càng quan trọng hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhưng chính bởi sự mở cửa nền kinh tế
nên dưới tác động của các vấn đề trên, chuỗi cung ứng của Việt Nam cũng bị gián đoạn dẫn đến
sản xuất kinh doanh bị đình trệ; ngành chế biến, chế tạo giảm sút; đứt gãy nguồn “cung - cầu”
lao động việc làm, thất nghiệp tăng.
Những diễn biến phức tạp nêu trên có thể mở ra những cơ hội để Việt Nam trở thành
lựa chọn của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn
cầu. Tuy nhiên, chúng ta cũng đối mặt với nhiều nguy cơ và thách thức. Bởi thực tế mặt bằng
chung các doanh nghiệp của Việt Nam đa số còn nhỏ lẻ chưa đủ năng lực đầu tư, hấp thụ và
đổi mới công nghệ sản xuất; khả năng chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng của doanh
nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế; hoạt động logistic chưa đáp ứng đủ nhu cầu hiện tại, chi phí cao;
nguyên liệu sản xuất phụ thuộc phần lớn vào Trung Quốc; quản lý chuỗi cung ứng còn sơ khai;
chuỗi cung ứng hiện nay cũng đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi bối cảnh thế giới. Và đặc biệt là
còn thiếu các cơ chế, chính sách đột phá để giúp các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn
vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Để có thêm cơ sở lý luận và thực tiễn, từ đó đề xuất các nhóm giải pháp hỗ trợ doanh
nghiệp cũng như góp phần xây dựng chuỗi cung ứng tại Việt Nam trong bối cảnh mới, Học
viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Xây dựng
chuỗi cung ứng tại Việt Nam đáp ứng tình hình mới”, Ban Tổ chức kính mời các nhà khoa
học, các chuyên gia thực tế và những người quan tâm tham gia viết bài cho Hội thảo cấp phân
viện theo các chủ đề gợi ý sau:
1. Các lý thuyết liên quan đến chuỗi cung ứng, vai trò của chuỗi cung ứng, các mô hình
chuỗi cung ứng.
2. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung,
đại dịch Covid 19, cuộc xung đột Nga – Ukraine đến chuỗi cung ứng tại Việt Nam, cơ hội và
thách thức cho Việt Nam.
3. Định hướng chính sách của Nhà nước nhằm xây dựng chuỗi cung ứng tại Việt Nam
trong tình hình mới.
4. Kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng chuỗi cung ứng.
5. Thực trạng doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng thời gian qua.
6. Thực trạng chính sách xây dựng và quản lý chuỗi cung ứng tại Việt Nam.
7. Đề xuất giải pháp, khuyến nghị nhằm xây dựng chuỗi cung ứng tại Việt Nam trước
tình hình mới.
8. Các vấn đề khác liên quan tới chủ đề Hội thảo.
A. Hình thức bài viết
Bài viết được soạn thảo phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 12, cách dòng 1.3. Bài
viết không quá 7.000 từ, kết cấu gồm có: tên bài viết, họ và tên tác giả, đơn vị công tác, tóm
tắt, từ khóa, nội dung. Tài liệu tham khảo được trích dẫn theo quy chuẩn APA.
B. Thời hạn nhận bài cuối cùng: 5/02/2023.
C. Thời gian tổ chức Hội thảo: Tháng 02/2023.
D. Link gửi bài: https://forms.gle/iPCKofBm7g7zM7LU6
Mọi thắc mắc xin liên hệ ThS Ngô Thu Hoàng – Trưởng Khoa Tài chính (điện thoại
0913.018.129) hoặc ThS Nguyễn Thị Thanh Huyền – Trưởng phòng Đào tạo và QLNH (điện
thoại 0982.181.204); email: sukienkhoahocpvbn@gmail.com .
Ban tổ chức rất mong nhận được bài viết tham dự Hội thảo và hân hạnh được đón tiếp
Quý đại biểu đến tham dự Hội thảo khoa học.
Trân trọng cảm ơn!
T/M BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO

You might also like