You are on page 1of 24

DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI VÀ ỨNG DỤNG

MỤC LỤC:
A- NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý thuyết
1.1. Khái niệm
1.2. Bản chất của các hạt mang điện trong kim loại
1.3. Cơ sở lý thuyết cổ điển về kim loại
1.3.1. Khái niệm cơ bản
1.3.2. Định luật Ohm
1.3.3. Định luật Joule - Lenz
1.3.4. Định luật Wiedemann - Franz
1.3.5. Những nhược điểm của lý thuyết điện tử cổ điển về sự dẫn điện của
kim loại
1.4. Sơ lược về lý thuyết hiện đại về tính dẫn điện của vật rắn
1.5. Giải thích tính chất điện của kim loại
1.5.1. Bằng thuyết electron
1.5.2. Bằng lý thuyết dải năng lượng của thuyết lượng tử
1.6. Hiện tượng ở chỗ tiếp xúc giữa các kim loại
Chương II: Ứng dụng của kim loại
2.1. Ứng dụng của hiện tượng nhiệt điện
2.1.1. Nhiệt kế nhiệt điện
2.1.2. Pin nhiệt điện
2.1.3. Máy lạnh sử dụng hiệu ứng nhiệt điện
2.2. Ứng dụng của siêu dẫn để tạo tàu chạy trên đệm từ
B- KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

A- NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý thuyết
1.1. Khái niệm
Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do chuyển dời có hướng dưới
tác dụng của điện trường ngoài (ngược chiều điện trường)
Đối với riêng một nguyên tử kim loại: Các electron ở lớp vỏ ngoài cùng dễ mất
liên kết với hạt nhân, trở thành các electron tự do. Lúc đó, nguyên tử trở thành
ion dương.
Đối với toàn khối kim loại:
– Các ion dương được sắp xếp một cách đều đặn theo một trật tự nhất định
trong khônggian, tạo thành mạng tinh thể.
– Mỗi nút mạng là một ion dương dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng
của mình.
– Các electron bị mất liên kết với hạt nhân của nguyên tử kim loại, thì
chuyển động tự do trong khoảng không gian giữa các ion dương (nút mạng).
Các electron này được gọi là electron tự do; chúng có vai trò là hạt tải điện, nên
gọi là electron dẫn.
– Giữa ion dương và electron tự do có lực hút tĩnh điện.
– Tổng đại số điện tích âm của các electron tự do bằng tổng đại số điện tích
dương của các ion dương, nên toàn khối kim loại trung hòa về điện.

1.2. Bản chất của các hạt mang điện trong kim loại.
Người ta đã tiến hành nhiều thí nghiệm để khám phá bản chất các hạt mang
điện trong kim loại. Trước hết ta hãy kể đến thí nghiệm do nhà vật lý người
Đức Carl Riecke (1845- 915) tiến hành vào năm 1912. Ông đã dùng ba vật dẫn
hình trụ, hai bằng đồng và một bằng nhôm với các đầu được đánh bóng kỹ càng.
Sau khi cân các thanh hình trụ được đặt kế tiếp nhau theo thứ tự đồng - nhôm -
đồng và cho dòng điện chạy qua tổ hợp ba hình trụ dẫn đố trong thời gian một
năm. Như vậy, trong thời gian này đã có 3,5.10 6 C chạy qua. Sau đó người ta
đem các thanh hình trụ này ra cân lại thì thấy trọng lượng của chúng không hề
thay đổi. Soi bằng kính hiển vi các đầu của các hình trụ ta cũng không thấy có
sự xâm nhập vật chất từ các thanh dẫn khác. Kết quả thực nghiệm này chứng tỏ
rằng các hạt mang điện không phải là nguyên tử mà là các hạt có trong tất cả
các kim loại. Các điện tử mà J.J Thomson phát hiện ra trong năm 1897 có thể là
các hạt mang điện đó.

Để khẳng định được các hạt mang điện trong kim loại là các hạt điện tử ta cần
phải xác định được dấu cũng như độ lớn điện tích của các hạt mang điện trong
kim loại. Ý tưởng như sau: Nếu kim loại chứa các hạt mang điện có thể chuyển
động thì nếu khi vật dẫn kim loại bị giảm tốc thì các hạt đó theo quán tính vẫn
tiếp tục chuyển động trong một khoảng thời gian nào đó và làm xuất hiện một
dòng điện đẩy đồng thời có một số hạt sẽ thoát ra khỏi kim loại.
Hình 1: Hạt mang điện trong kim loại

Giả sử lúc đầu dây dẫn được chuyển động với vận tốc v0 .
Ta tiến hành giảm tốc với giá trị của gia tốc bằng a . Do quán tính các hạt
mang điện sẽ tiếp tục chuyển động với gia tốc - a so với vật dẫn. Mỗi gia tốc
như vậy sẽ chuyển cho các hạt mang điện đứng yên trong vật dẫn và tạo trong
đó một điện trường bằng

Điều này có nghĩa là tạo nên hai đầu vật dẫn một hiệu điện thế bằng:

Theo hướng này hai nhà bác học người Nga là Leonid Mandenshtam(1879 -
1944) và Nikolai Papaleksi (1880 - 1947) đã tiến hành thí nghiệm vào năm
1913. Các ông đã thu được các kết quả có tính chất định tính.
Năm 1916 hai nhà vật lý người Mỹ là R. Tolman và T. Stewart đã thu được các
kết quả định lượng. Một cuộn dây dài 500m được quay với vận tốc dài bằng 300
m s . Dây được hãm lại đồng thời người ta dùng một điện kế xung kích để đo
lượng điện

điện tử. Điều này chứng tỏ rằng các hạt mang điện trong kim loại chính là các
điện tử.
Trong kim loại với một số hiệu điện thế rất bé người ta cũng có thể tạo nên
dòng điện, điều đó cho ta cơ sở để có thể khẳng định rằng các hạt mang điện –
điện tử có thể chuyển động mà không bị cản trở.

1.3. Cơ sở lý thuyết cổ điển về kim loại.


1.3.1. Khái niệm cơ bản
Dựa trên sự tồn tại của điện tử tự do (tập thể), nhà vật lý học người Đức Paule
Drude (1836 – 1906) đã đưa ra lý thuyết cổ điển về kim loại và tiếp sau được
H.Lorentz hoàn chỉnh. Drude cho rằng các điện tử dẫn trong kim loại giống như
các phân tử trong khí lý tưởng. Trong khoảng giữa hai va chạm chúng chuyển
động hoàn toàn tự do trên một quãng đường l nào đó. Nhưng khác với các phân
tử khí trong khí lý tưởng mà trong đó các phân tử va chạm với các phân tử khác,
trong kim loại các điện tử tự do chủ yếu không va chạm với các điện tử khác mà
và chạm với các ion tạo nên mạng tinh thể của kim loại. Các va chạm này dẫn
đến việc thiết lập cân bằng nhiệt giữa các khí điện tử và mạng tinh thể.
1.3.2. Định luật Ohm.
Drude cho rằng khi điện tử va chạm với các ion của mạng tinh thể, sự thay đổi
động năng mà điện tử thu được khi có điện trường truyền hết cho ion, cho nên
sau va chạm đó vận tốc u không còn nữa. Ta còn giả thiết điện trường đồng
nhất cho nên điện tử luôn nhận được một gia tốc không đổi bằng Ee/m và khi
đạt đến va chạm mới, có thể xem vận tốc cực đại của nó bằng:

trong đó là khoảng thời gian trung bình giữa hai va chạm của điện tử với ion
của mạng tinh thể. Drude không khảo sát sự phân bố vận tốc của các điện tử và
cho rằng tất cả các điện tử ddeuf có cùng vận tốc v, vì vậy gần đúng ta có:
Vì vậy:

Vận tốc u thay đổi tuyến tính trên quãng đường l, do đó giá trị trung bình của
nó trên quãng đường l này bằng giá trị cực đại:

Từ đó độ lớn mật độ dòng j có dạng:

So sánh biểu thức này với định luật Ohm dưới dạng vi phân ta có thể rút ra:

Nếu điện tử không va chạm với các ion trong mạng tinh thể thì quãng đường tự
do của nó, và do đó độ dẫn điện của kim loại sẽ vô cùng lớn. Như vậy theo lý
thuyết cổ điển , điện trở của kim loại là do va chạm của các điện tử tự do với
các ion trong mạng tinh thể gây nên.

1.3.3. Định luật Joule –Lenz


Tại cuối đoạn đường chuyển động tự do l, khi có điện trường ngoài mỗi điện tử
nhận thêm một động năng

Như Drude đã giả định , khi va chạm với các ion, điện tử truyền hết năng lượng
vừa nhận thêm được cho ion. Lượng năng lượng làm tăng nội năng của mạng
tinh thể kim loại và được thể hiện qua việc kim loại bị nóng lên.

Mỗi một điện tử trong một đơn vị thời gian (1s) trung bình chịu 1/ =v/l
va chạm, và mỗi lần va chạm lại truyền hết năng lượng vừa thu được cho mạng
tinh thể, vì vậy mà năng lượng nhiệt thoát ra trong một đơn vị thể tích bằng:
trong đó n là số điện tử dẫn trong một đơn vị thể tích.
Đại lượng Qn chính là công suất nhiệt của dòng điện. Hệ số của E2 trong công
thức trên theo Ohm chính là độ dẫn điện của kim loại. Lại theo định luật Ohm

Đây chính là biểu thức của định luật Joule – Lenz dưới dạng vi phân.

1.3.4. Định luật Wiedemann – Franz


Thực nghiệm đã chứng tỏ rằng, kim loại ngoài tính dẫn điện tốt còn có độ dẫn
nhiệt cao. Hai nhà vật lý học người Đức là G. Wiedeman và R. Franz đã thiết
lập được định luật thực nghiệm về tỉ số giữa độ dẫn nhiệt và độ dẫn điện của
kim loại. Theo định luật này, tỷ số giữa và đối với tất cả kim loại gần như
nhau, thay đổi tỷ số với nhiệt độ tuyệt đối. Ví dụ tỷ số này tại nhiệt độ trong
phòng đối với nhôm là 5,8.10-6, đồng là 6,4.10-6, chì là 7,0.10-6 J. /(s.K )

Các tinh thể không kim loại cũng có khả năng dẫn nhiệt. Tuy nhiên độ dẫn
nhiệt của kim loại trội hơn nhiều độ dẫn nhiệt của các chất điện môi. Điều đó là
vì các điện tử tự do chứ không phải là mạng tinh thể, chính là các yếu tố truyền
nhiệt.

Từ đó:

Biểu thức này thể hiện định luật Wiedemann – Franz. Thay giá trị bằng số, ta có
công thức tính:
Khi T=300K, tỉ số bằng 6,7.10-6 J. /(s.K ) . Giá trị lý thuyết này phù hợp
với các số liệu thực nghiệm.

Tuy nhiên điều phù hợp này thật ra không đúng vì sau này H.Lorentz đã tiến
hành tính toán với mức độ chính xác cao hơn bằng cách chú ý đến sự phân bố
của điện tử theo vận tốc và ông đã thu được công thức

1.3.5. Những nhược điểm của lý thuyết điện tử cổ điển về sự dẫn điện của
kim loại.
Lý thuyết cổ điển về kim loại đã giải thích được các định luật Ohm, định luật
Joule –Lenz, Wiedemann – Franz nhưng lại có những nhược điểm sau:

Không thể giải thích được quy luật quan sát được bằng thực nghiệm về sự phụ
thuộc tuyến tính giữa điện trở suất và nhiệt độ T. Như vậy lý thuyết mâu thuẫn
với thực nghiệm.

Theo lý thuyết cổ điển nhiệt dung phân tử đẳng tích của kim loại phải lớn hơn
1,5 lần nhiệt dung của chất điện môi. Tuy nhiên thực nghiệm chứng tỏ rằng
nhiệt dung phân tử của kim loại không khác nhiều so với nhiệt dung phân tử của
các tinh thể phi kim loại.

Chỉ có lý thuyết lượng tử về kim loại mới khắc phục được các nhược điểm này.

1.4. Sơ lược về lý thuyết hiện đại về tính dẫn điện của vật rắn.
Lý thuyết lượng tử là cơ sở để nghiên cứu đầy đủ về tính dẫn điện của vật rắn.

Theo cơ học lượng tử, hệ hạt chỉ có thể tồn tại ở trạng thái năng lượng xác
định. Hệ hạt chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác một cách nhảy vọt,
tương ứng với một biến đổi năng lượng xác định.

Ví dụ xét một điện tử trong trường tĩnh điện của một ion dương. Theo cơ học
lượng tử, năng lượng toàn phần của điện tử trong miền giá trị âm chỉ có thể có
một trong những giá trị sau:

Hình 2: Các mức năng lượng của điện tử trong trường Coulomb

Phân bố lượng tử của điện tử theo mức năng lượng khác hẳn với phân bố cổ
điển. Đó là do theo cơ học lượng tử, các điện tử tuân theo nguyên lý loại trừ
Pauli. Nguyên lý này như sau: Trong cùng một mức năng lượng (với điều kiện
không suy biến) có tối đa hai điện tử spin ngược nhau.

Tại nhiệt độ không tuyệt đối, theo quan điểm cổ điển động năng của tất cả các
điện tử phải bằng không. Nhưng theo nguyên lý Pauli, nếu số điện tử tự do
trong kim loại bằng n thì khi T = 0K chúng chiếm n/2 mức năng lượng thấp
nhất. Trong trường hợp này, định luật phân bố điện tử theo các mức năng lượng
là đường gãy khúc 2 trên hình 3.
Hình 3: Phân bố điện tử theo mức năng lượng
1- Phân bố Maxwell- Boltzmann
2- Phân bố Fermi- Dirac
3- Phân bố Bose - Einstein
Hình 4: Các mức năng lượng.

Tổng quát, hàm phân bố trong thống kê cổ điển và thống kê lượng tử biểu diễn
số các hạt trung bình trong mỗi trạng thái năng lượng dưới cùng một công thức
thống nhất:

Các kết luận ở trên đúng cho một hệ nguyên tử bất kỳ. Giản đồ năng lượng của
các điện tử trên những quỹ đạo khác nhau của một nguyên tử được vẽ trên hình
5. Điều đặc biệt quan trọng là hình ảnh định tính về sự phân bố các mức năng
lượng của điện tử trong vật rắn cũng tương tự như trong nguyên tử cô lập. Theo
nguyên lý Pauli thì trạng thái các điện tử trong một hệ bất kỳ phải khác nhau.

Hình 5: Phân bố điện tử theo các mức năng lượng trong một nguyên tử

Trong biểu thức


khi biểu diễn thế năng của điện tử trong kim loại, ta chọn thế năng của điện tử ở
điểm xa vô cùng bằng không, do đó các mức năng lượng của điện tử trong kim
loại là âm: W, < 0. Trong một số trường hợp khác, để thuận tiện cho việc biểu
diễn ta chọn mức thế năng ở đáy hố thế năng trong kim loại bằng không, khi đó
các mức năng lượng Fermi W > 0 và năng lượng toàn phần của điện tử trong hố
thế năng của kim loại là Wd > 0, Wd cũng chính là động năng của điện tử trong
hố thế năng này.

Theo nguyên lý Pauli thì trạng thái của điện tử trong một hệ bất kỳ phải khác
nhau.

Những trạng thái khác nhau của điện tử tương ứng với những năng lượng khác
nhau, mặt dù sự khác nhau đó có thể rất nhỏ.

Lý thuyết lượng tử chứng tỏ rằng nếu nguyên tử phân bố trong tinh thể một
cách đều đặn thì những điện tử này hoàn toàn không bị ràng buộc với một
nguyên tử xác định nào cả và có thể chuyển động trong mạng tinh thể như các
điện tử tự do. Phép tính cơ học lượng tử phân tích chuyển động của điện tử
trong tinh thể đã chứng tỏ rằng: nếu số nguyên tử tạo thành tinh thể là N thì một
mức của điện tử hóa trị trong nguyên tử cô lập tương ứng với N mức riêng biệt
phân bố rất gần nhau trong tinh thể. Trong tinh thể thực, số nguyên tử N rất lớn,
nên N các mức riêng biệt rất gần nhau này tạo thành một giải hoặc một vùng
những trạng thái được phép. Bề rộng vùng thực tế không phụ thuộc vào N.
Khi N lớn, điện tử tự do có thể chuyển động dễ dàng từ mức này sang mức khác
nằm trong giới hạn của một vùng được cho phép (hình 6).

Hình 6: Phân bố năng lượng trong tinh thể


Trong nguyên tử cô lập, điện tử hóa trị có một vài mức được phép, cho nên
trong tinh thể cũng có một vài vùng được phép của điện tử, vùng nọ cách vùng
kia một khoảng có chiều rộng d cỡ bằng . Vùng có chiều rộng d giữa hai vùng
được phép là vùng cấm.

1.5. Giải thích tính chất điện của kim loại.


1.5.1. Bằng thuyết electron.
Tính dẫn điện tốt của kim loại
Kim loại dẫn điện tốt vì mật độ electron tự do trong kim loại rất lớn. Tính dẫn
điện của kim loại được giải thích như sau:

Các electron tự do trong kim loại có tốc độ rất lớn (cỡ 105 m / s ). Chuyển động
nhiệt hỗn độn tán xạ trên các chỗ mất trật tự của mạng tinh thể nên không có
hướng ưu tiên. Xét số electron chuyển động theo một chiều nào đó, về trung
luôn bằng số electron chuyển động theo chiều ngược lại. Điện lượng tổng cộng
bởi các electron đi qua một mặt bất kỳ theo một chiều nào đó là bằng không.
Vậy chuyển động hỗn loạn của các electron tự do không tạo ra dòng điện trong
vật dẫn kim loại (hình 7a).

Hình 7: Chuyển động nhiệt và chuyển động cuốn của electron trong kim loại

Khi đặt một hiệu điện thế bên ngoài vào hai đầu của vật dẫn kim loại, do chịu
tác dụng của lực điện trường, các electron tự do nhận thêm một thành phần vận
tốc chuyển động có hướng ngược chiều điện trường ngoài (hình 7b):

trong đó F là lực do điện trường ngoài tác dụng lên một electron.

Khi đó số electron chuyển động ngược với chiều điện trường ngoài sẽ lớn hơn
số electron chuyển động cùng chiều với điện trường ngoài, nghĩa là xuất hiện
chuyển dời có hướng của các hạt điện tích dẫn đến trong kim loại có dòng điện.
Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các electron tự do
ngược chiều điện trường ngoài tác dụng lên kim loại.

Giải thích nguyên nhân gây ra điện trường.


Trong chuyển động có hướng, các electron tự do luôn tương tác với các ion
nằm ở nút mạng dao động quanh vị trí cân bằng và những chỗ mất trật tự của
mạng tinh thể. Giữa hai va chạm kế tiếp, các electron chuyển động có gia tốc
dưới tác dụng của điện trường ngoài và nó có một năng lượng xác định do điện
trường cung cấp. Sau va chạm, các electron bị tổn hao năng lượng chuyển động
có hướng, nói cách khác kim loại cản trở dòng điện hay kim loại có điện trở.

Nguyên nhân gây ra điện trở là do va chạm của các electron tự do và các ion
dương của mạng tinh thể.

Các kim loại khác nhau có cấu trúc mạng tinh thể khác nhau, do đó tác dụng
cản trở chuyển động có hướng của các electron tự do của mạng tinh thể khác
nhau là khác nhau, dẫn đến điện trở suất của các kim loại không giống nhau.

Ngay sau khi ngắt điện trường, các electron không còn được gia tốc do điện
trường nữa, quá trình chuyển động có hướng của electron nhanh chóng bị mất
do va chạm. Chuyển động của các electron lại trở về quá trình chuyển động hỗn
loạn do nhiệt.

Giải thích tính phụ thuộc nhiệt độ của điện trở


Khi electron va chạm với nút mạng, chúng truyền năng lượng nhận được từ điện
trường ngoài cho nút mạng làm cho các nút mạng dao động mạnh hơn, nghĩa là
kim loại nhận được năng lượng dưới dạng nhiệt. Vì vậy, khi có dòng điện chạy
qua kim loại nóng lên.
Khi tăng nhiệt độ của kim loại, các ion kim loại ở nút mạng dao động mạnh hơn
làm tăng tiết diện tán xạ, nên electron tự do dễ va chạm với nút mạng hơn, dẫn
đến điện trở suất của kim loại tăng tuyến tính với nhiệt độ của kim loại.
Mô hình electron tự do đã được sử dụng để giải thích các tính chất của kim loại
và đã thu được một số thành công, như đã xây dựng được biểu thức của định
luật Ohm, rút ra hệ thức giữa điện trở suất và độ dẫn nhiệt. Tuy nhiên, mô hình
đó đã bất lực trong việc giải thích một số hiện tượng như vì sao electron dẫn có
quãng đường chuyển động tự do rất lớn. Thực nghiệm cho thấy rằng, các
electron dẫn có thể chuyển động không va chạm trên những khoảng cách dài
bằng nhiều lần hằng số mạng (có trường hợp đạt tới hàng centimet).

Lý thuyết lượng tử có thể giải thích một cách đầy đủ và đúng đắn hơn các
tính chất của kim loại.
1.5.2. Bằng lý thuyết dải năng lượng của thuyết lượng tử.
Kim loại có số electron tự do lớn nên dẫn điện tốt. Ở độ không tuyệt đối, các
electron chỉ chiếm một phần các trạng thái của dải năng lượng mà nó chiếm
chỗ, trong dãi còn nhiều trạng thái năng lượng còn trống.

Ta xét tinh thể chất rắn của các nguyên tử ở cột I bảng tuần hoàn các nguyên tố
hoá học (nhóm kim loại kiềm). Mỗi nguyên tử có một electron hoá trị, nên ở độ
không tuyệt đối các electron hoá trị chỉ chiếm một nửa các trạng thái trong dải
năng lượng đó (hình 8).

Hình 8: Cấu trúc dải năng lượng của kim loại kiềm

Mức năng lượng cao nhất của electron chiếm chỗ trong dải được gọi là mức
năng lượng Fermi (F). Các trạng thái năng lượng trên mức Fermi còn trống, các
electron trong vùng có thể di chuyển dễ dàng. Mật độ electron tự do trong kim
loại kiềm rất lớn nên được gọi là “khí electron”, chúng phân bố đồng đều trong
mạng lưới các ion dương. Vì vậy, kim loại kiềm dẫn điện rất tốt.

Các electron tự do trong kim loại ở nhiệt độ phòng có vận tốc chuyển động
trung bình vT 105 m / s. Các electron chuyển động hỗn độn không có định
hướng ưu tiên nên không sinh ra dòng điện. Các electron hóa trị có thể chuyển
động tự do trong chất rắn. Nếu ta lấy gốc toạ độ tại đáy dải năng lượng đó: E =
0, ở độ không tuyệt đối, mức năng lượng cao nhất trong dải bị electron chiếm
gọi là năng lượng Fermi, vận tốc của electron tương ứng với năng lượng Fermi
được gọi là vận tốc Fermi vF.Đối với kim loại đồng F 7,0 eV và v 1,6.106 m /
s.

Khi đặt kim loại vào trong điện trường, lực điện trường gia tốc cho các electron
tự do có thêm chuyển động uốn ngược hướng điện trường. Chuyển động của
electron lúc này bao gồm chuyển động hỗn độn và chuyển động định hướng, do
đó xuất hiện chiều chuyển động ưu tiên tạo nên dòng điện. Mặc dù tốc độ trung
bình của chuyển động cuốn do tác dụng của điện trường nhỏ, nhưng khi hai đầu
dây dẫn có một hiệu điện thế thì ngay lập tức dây dẫn có dòng điện. Nguyên
nhân của hiện tượng đó là do vận tốc truyền tương tác của electron chính là vận
tốc lan truyền của sóng điện từ 3.108 m / s.

Kim loại có điện trở suất cao vì mật độ electron tự do trong kim loại lớn.
Theo quan điểm lượng tử, sóng electron không va chạm khi chuyển động trong
mạng tinh thể lý tưởng hoàn toàn trật tự, nên electron dẫn có quãng đường bị
hạn chế do trong tinh thể thực luôn tồn tại các khuyết tật do sai hỏng mạng tinh
thể và tạp chất.

Trong tinh thể của các nguyên tử hoá trị hai (như beri, manhê, canxi, stronti,
bari), mỗi nguyên tử đóng góp hai electron hoá trị vào vùng năng lượng hoá trị.
Trường hợp này ta hình dung rằng dải hoá trị bị chiếm đầy, các electron hoá trị
dường như không dịch chuyển được trong dải năng lượng và chất rắn như vậy
không dẫn điện. Nhưng thực tế, các nguyên tố hoá trị hai đều là kim loại, có khả
năng dẫn điện tốt. Lý thuyết dải năng lượng giải thích hiện tượng này như sau:
trong tinh thể các kim loại kiềm thổ, dải năng lượng này phủ một phần lên dải
năng lượng hoá trị bị chiếm đầy (hình 9). Như vậy, electron trong dải đầy có thể
dễ dàng chuyển lên các mức năng lượng còn trống ở dải dẫn và tham gia vào
quá trình dẫn điện giống như các kim loại kiềm.
Hình 9: Cấu trúc dải năng lượng của kim loại kiềm thổ

1.6. Hiện tượng ở chỗ tiếp xúc giữa các kim loại.
Khi hai kim loại khác nhau tiếp xúc với nhau thì sẽ xuất hiện một hiệu điện thế
giữa chúng, hiệu điện thế này được gọi là hiệu điện thế tiếp xúc. Hiệu điện thế
tiếp xúc phụ thuộc vào bản chất của hai kim loại, chỗ hiệu điện thế giữa hai kim
loại được gọi là mối hàn. Nguyên nhân làm xuất hiện hiệu điện thế tiếp xúc này
được giải thích như sau, Ở cùng nhiệt độ, hai kim loại khác nhau được tiếp xúc
với nhau thì các electron dẫn dò chuyển động nhiệt sẽ khuyết tán từ kim loại 1
sang kim loại 2 và ngược lại. Vì mật độ các electron trong kim loại khác nhau,
cho nên các dòng electron khuếch tán khác nhau. Giả sử mật độ electron dẫn
trong kim loại 1 là n1 lớn hơn mật độ n2 của electron dẫn trong trong kim loại
2.

Do đó dòng electron khuếch tán của kim loại 1 lớn hơn dòng khuếch tán ngược
lại từ kim loại 2 làm cho kim loại 1 sẽ tích điện dương còn kim loại 2 tích điện
âm. Giữa hai kim loại xuất hiện một điện trường hướng từ kim loại 1 sang kim
loại 2. Điện trường này cản trở sự khuyết tán của electron từ kim loại 1 sang
kim loại 2 nhưng nó lại thúc đẩy electron từ kim loại 2 sang kim loại 1. Khi hai
dòng khuếch tán của các electron dẫn cân bằng, sẽ tồn tại một hiệu điện thế
không đổi giữa 2 kim loại. Đó là hiệu điện thế tiếp xúc trong giữa hai kim loại
Ui (hình 10).
Hình 10: Biểu đồ phân bố năng lượng ở lớp tiếp xúc giữa hai kim loại.

Quá trình trao đổi electron giữa hai kim loại xảy ra rất nhanh do tốc độ chuyển
động nhiệt của các electron rất lớn.

Chương II: Ứng dụng của kim loại:


2.1. Ứng dụng của hiện tượng nhiệt điện:
Năm 1821, nhà vật lý Thomas Seebeck (1770-1831) đã phát hiện ra hiện tượng
nhiệt điện (hiện tượng Seebeck). Ở cùng nhiệt độ, một mạch kín gồm hai kim
loại khác nhau, trong mạch không có dòng điện. Nếu nhiệt độ ở hai mối hàn
khác nhau sẽ có dòng điện chạy qua trong mạch. Độ chênh lệch nhiệt độ giữa
hai mối hàn càng lớn thì nhiệt độ càng lớn. Dòng điện này được gọi là dòng
nhiệt điện, suất điện động tạo nên dòng điện gọi là suất điện động gọi là suất
điện động nhiệt điện. Mạch kín nói trên được gọi là cặp nhiệt điện (hình 11).

Hình 11: Hiện tượng Seebeck


Khi cho dòng điện qua vật dẫn không đồng chất, ngoài nhiệt lượng Joule - Lenz
tỏa ra trong thể tích của vật dẫn, người ta còn quan sát thấy một hiện tượng
nhiệt phụ nữa xảy ra ở chỗ tiếp xúc giữa hai vật dẫn kim loại khác nhau. Khi có
dòng điện qua chỗ tiếp xúc giữa hai kim loại thì ở đó sẽ có sự tỏa nhiệt hay hấp
thụ nhiệt tùy theo chiều dòng điện. Nó làm cho chỗ tiếp xúc hoặc nóng lên hoặc
lạnh đi. Hiện tượng nhiệt điện này do Jean Peltier phát minh ra năm 1834.

Năm 1854, William Thomson đã phát hiện ra rằng một vật dẫn đồng chất mà có
biến thiên nhiệt độ thì khi có dòng điện chạy qua sẽ xuất hiện một nhiệt lượng
phụ tỏa ra hay hấp thụ trong vật dẫn, độc lập với nhiệt lượng Joule – Lenz.
Lượng nhiệt này bổ sung thêm hoặc hấp thụ bớt đi làm cho nhiệt lượng của vật
tăng lên hay giảm đi so với khi chỉ có nhiệt lượng Joule – Lenz. Hiện tượng này
được gọi là hiện tượng Thomson. Nguồn gốc của hiện tượng này có liên quan
chặt chẽ với các nguyên nhân làm xuất hiện các hiệu ứng nhiệt điện xảy ra tại
chỗ tiếp xúc. Thí nghiệm quan sát hiện tượng Thomson đã bố trí như sau: Hai
vật dẫn a và b giống nhau, làm bằng cùng một vật liệu được mắc vào một
mạch điện. Hai đầu của các vật dẫn được giữ ở các nhiệt độ khác nhau. Khi đó,
dọc theo các vật dẫn xuất hiện một biến thiên nhiệt độ nên xuất hiện các dòng
nhiệt. Trong vật dẫn b, chiều dòng nhiệt trùng với chiều dòng điện, còn trong
vật dẫn a, chiều của hai dòng đó ngược nhau. Trên hai vật dẫn chọn hai điểm a
và b sao cho khi chưa có dòng điện, nhiệt độ tại hai điểm đó bằng nhau (hình
12).

Hình 12: Hiện tượng Thomson


Thực nghiệm cho thấy, khi có dòng điện trong mạch, nhiệt độ tại hai điểm đó
lại khác nhau. Điều đó chứng tỏ rằng đã có nhiệt lượng phụ ngoài nhiệt lượng
Joule
– Lenz tỏa ra trong một vật dẫn và bị hấp thụ ở vật dẫn kia. Nhiệt lượng phụ đó
gọi
là nhiệt lượng Thomson.

2.1.1. Nhiệt kế nhiệt điện.


Cặp nhiệt điện dùng để đo các nhiệt độ rất cao hoặc rất thấp mà các nhiệt kế
thông thường dùng chất lỏng gây thủy ngân, rượu màu không đo được. Cặp
nhiệt điện gồm hai vật dẫn kim loại khác nhau (dây 1 và dây 2) được hàn nối
với nhau, một đầu hàn được gọi là đầu nóng. Hai dây kim loại cùng mối hàn
nóng ( A ) thường được trong ống sứ cách điện để cách ly mọi tiếp xúc ở vùng
ngoài mối hàn. Nhằm tránh va đập cơ học, một lớp vỏ bọc kim loại phủ bên
ngoài để bảo vệ mối hàn nóng và ống sứ. Để cặp nhiệt điện phản ứng nhanh với
nhiệt độ bên ngoài, mối hàn nóng có thể được tiếp xúc với lớp vỏ kim loại (hình
13).

Hình 13: Sơ đồ sử dụng cặp nhiệt điện đo nhiệt độ

Hai vật dẫn cùng có biến thiên nhiệt độ dẫn đến xuất hiện hiệu điện thế nhiệt
điện giữa hai mối hàn được tăng cường. Hiệu điện thế này phụ thuộc vào bản
chất của kim loại tạo thành cặp nhiệt điện và sự chênh lệch nhiệt độ ở hai mối
hàn. Thông thường, mối hàn lạnh ( B ) được giữ ở nhiệt độ không đổi gọi là
nhiệt so sánh, nhiệt độ mối hàn nóng ( A ) là nhiệt độ cần xác định. Vì vậy phải
biết chính xác nhiệt độ so sánh và phải có bản tra cứu chuyển đổi hiệu điện thế
nhiệt điện sang nhiệt độ đối với từng loại cặp nhiệt điện được dùng. Các đồng
hồ đo nhiệt thường chỉ thị trực tiếp giá trị nhiệt độ của mối hàn nóng. Hiệu
điện thế của cặp nhiệt điện nói chung vào khoảng từ 1 đến 70 V , khi sự chênh
lệch nhiệt độ của hai mối hàn là một độ. Do cặp nhiệt điện đo hiệu nhiệt độ của
hai điểm chứ không chỉ thị nhiệt độ tuyệt đối nên đầu lạnh thường được đặt ở
nhiệt độ đã biết trước như nước đá (0 C ) hoặc nhiệt độ phòng.
Các cặp nhiệt điện constantan - đồng, constantan - sắt thường được dùng để đo
nhiệt độ không cao lắm. Để đo các nhiệt độ cac đến 1700 C thì phải dùng cặp
nhiệt điện một dây làm bằng platin nguyên chất, còn dây kia làm bằng hợp kim
platin có chứa 10% rodi.

2.1.2. Pin nhiệt điện.


Mỗi cặp nhiệt cung cấp một suất điện động nhiệt điện rất nhỏ. Nhiều cặp nhiệt
điện mắc nối tiếp nhau có thể tạo thành một bộ pin có khả năng cho suất điện
động khoảng vài vôn

Hình 14: Sơ đồ các cặp pin nhiệt điện


Các mối hàn chẵn 2, 4, 6, 8 được đặt ở nhiệt độ T1 còn các mối hàn lẻ 1, 3, 5, 7,
9 đặt ở nhiệt độ T2. Hiệu suất của pin nhiệt điện rất thấp, chỉ khoảng 0,1% nên
không có hiệu quả kinh tế. Pin nhiệt điện được làm bằng hai thanh bán dẫn khác
loại (bán dẫn loại p và bán dẫn loại n) có hệ số nhiệt điện động T lớn hơn, hiệu
suất cao hơn.

2.1.3. Máy lạnh sử dụng hiệu ứng nhiệt điện


Ứng dụng hiện tượng Peltier, người ta thiết kế một linh kiện gồm hai vật dẫn
khác nhau có hai mối hàn tạo thành mạch điện. Khi cho dòng điện chạy qua,
một mối hàn nóng lên còn mối hàn kia lạnh đi. Điều đó có nghĩa là ta có thể chế
tạo được linh kiện có hai mặt, một mặt lạnh chuyển nhiệt sang mặt nóng. Linh
kiện này được sử dụng trong các thiết bị đo ở nhiệt độ thấp. Để hiệu suất hoạt
động của thiết bị làm lạnh theo nguyên lý của hiện tượng Peltier cao hơn, người
ta thấy hai vật dẫn kim loại khác nhau bằng hai tấm dẫn khác loại, bán dẫn loại
p và bán dẫn loại n.

2.2. Ứng dụng của siêu dẫn để tạo tàu chạy trên đệm từ
Dòng điện trong kim loại bị tổn hao năng lượng do các electron chuyển động va
chạm với các vị trí mất trật tự của mạng tinh thể. Trong các nguyên nhân làm
cản trở chuyển động của electron, đáng kể nhất là dao động của các ion nút
mạng. Sự mất trật tự này tăng lên khi nhiệt độ tăng, làm cho điện trở suất của
kim loại cũng giảm đều.

Hiện tượng siêu dẫn có tầm quan trọng rộng lớn trong kĩ thuật, vì các điện tích
có thể chuyển động qua vật siêu dẫn mà năng lượng không bị mất mát do nhiệt.
Nếu có dòng điện cảm ứng chạy trong cuộn dây siêu dẫn, dòng điện này có thể
tồn tại nhiều năm không bị suy giảm, sau khi đã bỏ nguồn điện cung cấp ban
đầu.

Vận chuyển bằng đường sắt là một phương tiện vận tải hết sức quan trọng
không thể thiếu ở các quốc gia. Do ảnh hưởng của ma sát ở bánh xe và mặt
đường ray, làm cho tàu đường sắt truyền thống khó vượt qua được tốc độ 400 –
500 km/h.

Năm 1963, J.R.Powell đề nghị dùng các nam châm siêu dẫn để nâng toa tàu lên
khỏi đường ray.

Năm 1970, Hệ thống nâng từ trở thành đối tượng nghiên cứu ở một số nước với
ý tưởng thiết kế đoàn tàu chuyển động trên một đệm từ, không có bánh xe,
không tiếp xúc với đường ray truyền thống. Tàu đệm từ có thể gia tốc và giảm
tốc cực nhanh so với tàu tốc độ cao truyền thống. Hơn nữa, tàu chạy trên đệm từ
có thể lượn nghiêng khi chạy vào chỗ quanh và có tốc độ cao mà các tàu truyền
thống không đạt được.

Nguyên lí Magnetic Levitation (Maglev) dựa vào hiện tượng ở nhiệt độ rất
thấp, vật liệu siêu dẫn là chất nghịch từ lý tưởng, nó tạo ra từ trường cực mạnh
để lực từ nâng đoàn tàu trên đệm từ.Chuyển động của đoàn tàu được thực hiện
nhờ lực từ của nam châm siêu dẫn nâng tàu trên đệm từ và đẩy tàu chuyển động.

Lực nâng: Nam châm siêu dẫn được gắn vào con tàu chuyển động trên thanh
dẫn hướng chế tạo từ vật liệu dẫn điện. Khi con tàu chuyển động, từ thông biến
đổi gây ra dòng điện Foucault trong vật dẫn (thanh dẫn hướng). Dòng điện
Foucault chống lại từ trường biến đổi do nam châm siêu dẫn gắn trên toa tàu
chuyển động gây ra. Nghĩa là dòng điện xoáy vừa đẩy nam châm siêu dẫn vừa
chống lại chuyển động của nam châm ( con tàu). Như vậy lực của dòng điện
Foucault tác động lên một nam châm chuyển động trên mặt phẳng vật dẫn có
hai thành phần. Đó là lực nâng vuông góc với mặt phẳng vật dẫn và lực cản
chuyển động của nam châm.

Các tính toán cho thấy với tốc độ nhỏ, lực cản lớn hơn lực nâng nhiều lần. Khi
tốc độ cao, lực nâng tiến tới giá trị lớn, lực cản trở nên rất nhỏ.

Có thể giải thích một cách hình thức rằng, khi nam châm chuyển động trên vật
dẫn, từ trường sẽ khuếch tán vào trong vật dẫn. Nếu nam châm chuyển động
nhanh, từ trường không thể xuyên sâu vào vật dẫn . Tác dụng từ giữa nam châm
và vật dẫn gây ra lực nâng. Nếu nam châm chuyển động chậm, từ trường xuyên
sâu vào vật dẫn gây ra lực cản lớn.
Trong hệ nâng bằng từ, tỉ số lực nâng - lực cản là rất quan trọng. Nó tỉ lệ với
tốc độ nam châm và độ dẫn điện của đường dẫn mà trên đó hệ chuyển động.
Với tàu nâng trên đệm từ, tỉ số này tăng theo tốc độ và đạt giá trị 50 ở 300km/h.
Ở 500km/h, lực cản của không khí lớn hơn lực cản từ rất nhiều lần, và vậy các
con tàu cao tốc đều có hình dáng thon gọn theo mô hình khí động học.

Lực đẩy: Vì tàu chạy trên đệm từ không có bánh xe nên phải dùng hệ đẩy bằng
từ. Nhờ lực hút và lực đẩy xen kẽ giữa hai cực Nam - Bắc của cuộn dây và nam
châm, con tàu tiến lên phía trước.

Năm 1999, tàu Maglev của Nhật đạt kỷ lục 552 km/h, tàu chở 100 khách, chạy
từ Tokyo đến Osaka cách nhau khoảng 500km. Từ trường do nam châm siêu
dẫn tạo ra cực mạnh đủ để nâng tàu lên cao 10cm khỏi đường ray. Đường rau
có mặt cắt hình chữ U, trên đó có lắp ba cuộn dây từ, các cuộn dây được cung
cấp điện bởi các trạm nguồn đặt dưới đất dọc đường tàu. Nam châm siêu dẫn ở
trên tàu được đặt trong những bình chứa heli lỏng, tạo ra nhiệt độ -269 C . Khi
có dòng điện đi qua, các cuộn dây sinh ra một từ trường khoảng 4,23 T nâng
bổng tàu lên trong khung đường ray chữ U.
Tốc độ của con tàu được điều khiển nhờ điều chỉnh tần số dòng điện trong cuộn
dây từ 0

B - KẾT LUẬN:
Qua quá trình tìm kiếm tài liệu, phân tích và đi vào nghiên cứu tôi nhận thấy
rằng các hiện tượng vật lý thật sự rất thú vị và đầy bí ẩn. Bên trong các hiện
tượng đó luôn chứa đựng những bí ẩn mang tính khoa học mà các nhà vật lý từ
xưa đến nay luôn muốn khám phá. Trong đó, hiện tượng dòng điện trong kim
loại là một hiện tượng như thế - các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra được
bản chất, biết được ứng dụng của nó và nhờ đó mà cuộc sống của con người
ngày càng phong phú và thú vị.

Việc nghiên cứu đề tài “Dòng điện trong kim loại - ứng dụng và bài tập áp
dụng” đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của kim loại. Biết được rằng hạt
mang điện không phải là nguyên tử mà là đa số các hạt có trong kim loại. Kim
loại dẫn điện rất tốt, khi có dòng điện chạy qua thì lại xuất hiện nhiều hiện
tượng khác như hiện tượng chỗ tiếp xúc hay hiện tượng nhiệt điện và từ đó có
những ứng dụng trong đời sống. Và qua quá trình nghiên cứu, ta biết được
nguyên nhân làm cho kim loại dẫn điện và trong quá trình dòng điện đi qua
những hiện tượng khác phát sinh là vì đâu. Từ đó giúp các bạn và tôi hiểu thêm
về dòng điện trong kim loại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


1. NXB giáo dục. Dòng điện trong các môi trường và ứng dụng - Nguyễn
Văn Hùng
2. NXB ĐH Quốc gia Hà Nội. Điện và từ - Tôn Tích Ái
3. NXB giáo dục. Tuyển tập bài tập vật lý nâng cao trung học phổ thông -
Dương Trọng bái.
4. NXB giáo dục. Các bài toán vật lý chọn lọc phổ thông.
5. NXB giáo dục. Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi vật lý trung học phổ
thông - Dương Trọng Bái.
6. NXB khoa học và kỹ thuật. Tuyển tập vật lý đại cương, điện-từ-dao
động- sóng (tập 2).
7. NXB giáo dục. Tuyển tập bài tập vật lý nâng cao trung học phổ thông :
Điện và Điện từ - Vũ Thanh Khiết.
8. NXB giáo dục. Giải bài tập vật lý trung học phổ thông một số phương
pháp - Lê Nguyên Long (2005)
9. NXB giáo dục. 423 bài toán vật lý 11 - Trần Trọng Hưng

You might also like