You are on page 1of 2

Quy trình giảng dạy các lớp thiếu nhi từ 5 tuổi đến 11 tuổi

1. Xác định phương pháp dạy cho các bé

- Đối với các bé học lớp lá, lớp 01 hoặc chưa có khả năng viết tốt: lược bỏ hoặc chỉ cho chép phạt và viết
từ mới tối đa MỘT dòng. Nhấn mạnh cho các bé đọc, phản xạ với từ vựng và nghe.

- Đối với các bé học lớp 2 đến lớp 4 hoặc có khả năng tiếp thu từ vựng trung bình yếu: cho chép phạt tối
đa 03 dòng và cho viết từ mới tối đa 02 dòng. Có thể cho bé kiểm tra các từ viết sai sau khi chép phạt
xong, nếu quá yếu có thể dùng phương pháp nhắc chữ cái để các bé dần dần thuộc từ. Nhấn mạnh kỹ
năng phát âm, nghe và nhớ từ cho bé, có thể dạy cấu trúc câu nhưng không nhấn mạnh phần này.

- Đối với các bé học lớp 5 hoặc có khả năng tiếp thu tốt: cho chép phạt và viết từ mới tối đa 02 dòng.
Nhấn mạnh kỹ năng phát âm, nghe và phản xạ với tình huống, trong đó, dạy kỹ phần cấu trúc câu và ngữ
pháp nếu có liên quan.

2. Quy trình dạy trong một buổi học

- Dành tối đa 05 phút đầu giờ cho các bé ôn tập bài cũ. Có thể đến nhắc nhở những bé học yếu
và trung bình nếu cần.

- Dành tối đa 15 phút cho việc phát giấy kiểm tra, chấm bài.

- Dành tối đa 10 phút cho việc chép phạt và kiểm tra lần hai những từ vựng và cấu trúc sai. Có
thể bỏ qua phần này đối với các bé nhỏ hay yếu viết chữ.

- Dành tối đa 10 phút cho việc đọc từ vựng và đối thoại cấu trúc ngữ pháp cũ. Trung bình cho bé
đọc lại tầm 02 trang bài cũ trước đó. Nhấn mạnh những từ bé đọc sai trong buổi trước. (Ở đây cần giáo
viên ghi chú và thông báo cho bạn dạy ở buổi sau)

- Dành tối đa 30 phút vừa dạy đọc và viết bài mới cho các bé. (Nếu lớp học giống nhau nhiều có
thể mở file nghe đọc từ vựng cho các bé đọc theo)

- Dành tối đa 10 phút cho các bé nghe. Nếu lớp có 02 chương trình nghe khác nhau thì sẽ tách
cho nghe theo dạng đầu buổi trước khi học bài mới và cuối buổi sau khi học bài mới. Chú ý, trước khi
nghe dành vài phút hỏi và kiểm tra mức độ hiểu hề của các bé. Cho các bé nghe 02 lần và lần thứ 03 là
vừa cho nghe vừa sửa bài. KHÔNG thu lại tự chấm.

- Dành những phút cuối giờ có thể cho chơi trò chơi (trung tâm sẽ in flash card cho các bạn tổ
chức chơi) hoặc phát bài tập làm thêm nếu thấy cần thiết. Khi đó ghi chú lại bài mới của các bé vào sổ,
có thể note những từ bé nào đọc yếu cho giáo viên buổi sau. Đặc biệt, đây là thời gian có thể phát
thưởng hoặc hỏi thăm các bé về buổi học nếu cần.

- Đưa và trả học sinh cuối giờ.

3. Hướng dẫn ghi sổ đầu bài

Đối với từ vựng và ngữ pháp

Cách tốt nhất là vừa dạy vừa ghi chú để không quên.
Ghi chú theo tên bé, trong đó có 02 note: 1) những từ bé đọc sai hoặc viết sai nhiều lần cần giáo viên
buổi sau chú ý; 2) bài mới và cấu trúc mới.

Đối với bài nghe, ghi chú bài nghe hôm nay để giáo viên buổi sau in tiếp. Có thể note thêm bé nào nghe
yếu để giáo viên chú ý nhiều thêm.

Đối với phần bài tập chép phạt về nhà hoặc bài tập về nhà, ghi chú số trang hoặc nội dung để giáo viên
kiểm tra các bé.

ĐẶC BIỆT: nếu trong buổi dạy có những tình huống cần ghi chú cho chị biết thì có thể 1) nhắn trực tiếp
với chị hoặc 2) ghi note vào giấy đưa cho mẹ chị. KHÔNG GHI VÀO SỔ VÌ CHỊ KHÔNG ĐỌC.

4. Một số vấn đề cần chú ý khi dạy lớp thiếu nhi

- Đi sớm in bài kiểm tra từ vựng, in giấy nghe và chép file nghe vào điện thoại hoặc laptop.

- Khi dạy tránh la hét hoặc làm các bé sợ. Nếu các bé không chịu học có thể mắng vốn phụ huynh nhưng
tuyệt đối không làm tụi nó khóc.

- Dạy với tâm thế cho bé làm quen với anh văn chứ không phải cho bé học giỏi tiếng Anh nên đừng quá
áp lực. Cần tâm sự cứ chat với chị sau 01 giờ khuya. :)

You might also like