You are on page 1of 3

Đề Ôn 2 Kiểm Tra Cuối Kì I Môn Vật Lý 8

Năm Học 2022 – 2023


ĐỀ 2
-------------------------------------------

Câu 1: (1,5 điểm) Em hãy kẻ bảng và điền nội dung thích hợp vào các ô còn trống:
ST Đại lượng Kí hiệu Đơn vị Dụng cụ đo
T
1 Áp lực F N Lực kế
2 Áp suất chất lỏng p N Áp kế
Pa/ m
2

Câu 2: (2,0 điểm) Hãy điền vào chỗ chấm (...) để các câu phát biểu sau là đúng (chỉ ghi số và từ điền
thêm, không ghi lại cả câu)
a) Tùy theo hình dạng của quỹ đạo chuyển động , người ta phân biệt chuyển động thẳng và chuyển
động cong.
b) Bên cạnh việc làm thay đổi phương, chiều chuyển động, lực còn làm cho vật bị biến dạng.
c) Một vật đang chuyển động, nếu ngừng tác dụng lực hoặc các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau,
vật sẽ chuyển động thẳng đều mãi.
d) Quán tính là tính chất của một vật giữ nguyên trạng thái chuyển động khi không có lực tác dụng.
e) Lực má sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
N
f) Ngoài đơn vị Pa, áp suất cón có đơn vị m
2

g) Bình thông nhau là bình gồm hai hoặc nhiều nhánh có hình dạng bất kì, phần miệng thông với
không khí phần đáy được nối thông với nhau.
h) Tác dụng của áp suất khí quyển có tác dụng theo mọi phương.

Câu 3: (1,0 điểm) Hình 8.16 trang 64 TLDHVL8 mô tả một bình chứa nước.
a) Hãy cho biết phương và chiều của áp suất do nước tác dụng lên bình tại các
vị trí A, B, C?
- Áp suất do nước tác dụng lên điểm A có phương nằm ngang, chiều từ
trái sang phải
- Áp suất do nước tác dụng lên điểm B có phương nằm ngang, chiều từ
phải sang trái
- Áp suất do nước tác dụng lên điểm C có phương thẳng đứng, chiều từ
trên xuống dưới
b) Áp suất ở vị trí nào là nhỏ nhất, lớn nhất? Vì sao?
- Áp suất tại vị trí A là nhỏ nhất, áp suất tại vị trí C là lớn nhất vì áp suất chất lỏng có công thức
p= d.h trong đó p (áp suất) tỉ lệ thuận với h (chiều cao của chất lỏng) nên càng xuống sâu
trong lòng chất lỏng, áp suất do chất lỏng gây ra càng lớn.

Câu 4: (1,5 điểm) Ngồi ghế nệm bao giờ cũng êm hơn ghế gỗ. Em hãy vận dụng kiến thức vật lý 8 để giải
thích nhé!
- Ngồi ghế nệm bao giờ cũng êm hơn ghế gỗ, vì khi ngồi trên ghế nệm, ghế nệm có tính đàn hồi mềm
mại nên có thể dễ dàng biến dạng theo thân người làm tăng diện tích tiếp xúc. Mà ta có công thức p =
F
trong đó p ( áp suất ) tỉ lệ thuận với F ( áp lực ) và tỉ lệ nghịch với S ( diện tích tiếp xúc ) nên khi
S
đó, diện tích tiếp xúc tăng lên, sẽ làm giảm áp suất do ghế tác dụng lên người.
- Còn ghế gỗ khi nào sẽ không êm bằng ghế nệm vì ghế gỗ không có tính đàn hồi và không êm nên
không thể biến dạng theo phần thân người khiến cho diện tích tiếp xúc giữa thân người và ghế giảm
nên áp suất do người tác dụng tăng lên nên khi ngồi trên ghế gỗ sẽ không êm bằng ngồi trên nệm.

Câu 5: (3,0 điểm) Một xe oto đi quãng đường dài 80km hết 1h45min. Sau khi nghỉ không đáng kể, xe đi tiếp
quãng đường bằng ¾ đoạn đường đầu với tốc độ 20m/s. Tính tốc độ trung bình của xe trên từng đoạn đường và
trên cả hai quãng đường?
Tóm tắt:
s1= 80 km
t 1= 1h45min = 1,75 h
t 2=?
3
s2= s
4 1
v 2= 20 m/s = 72 km/h
v1 = ?
v tb= ?
Bài làm:
Đổi 1h45min = 1,75 h
Tốc độ của xe đi trên quãng đường đầu:
s1 80
v1 = = = 45,71 km/h
t 1 1,75
Quãng đường sau dài:
3 3
s2= s1 = . 80 = 60 km
4 4
Thời gia đi hết quãng đường sau:
s2 60 5
t 2= = = h
v 2 72 6
Tốc độ trung bình của xe trên cả 2 quãng đường:
80+60
s 1+ s 2
v tb= = 5 = 54,19 km/h
t 1+t 2 1, 75+
6
Vậy tốc độ trên quãng đường đầu là 45,71 km/h
Tốc độ trên quãng đường sau là 72 km/h
Tốc độ trung bình của xe trên cả hai quãng đường là 54,19 km/h

Câu 6: (1,0 điểm) Một bình hình trụ cao 1,8m đựng đầy rượu. Biết khối lượng riêng của rượu là 800kg/m3. Áp
suất của rượu tác dụng lên điểm M cách đáy bình 20cm là bao nhiêu?
Tóm tắt:
h = 1,8m
D = 800kg/m3
h m= ?
Bài làm:
Đổi: 20cm = 0,2cm
Trọng lượng riêng của rượu là:
d = 10.D = 10.800 = 8000 N/m3
Chiều cao từ điểm M đến mặt thoáng:
h m= 1,8 - 0,2 = 1,6 m
Áp suất của rượu tác dụng lên điểm M cách đáy bình 20cm là:
p = d.h = 1,6.8000 = 12800 Pa

You might also like