You are on page 1of 19

HỆ HÔ HẤP

Mục Tiêu
1. Mô tả được cấu tạo mô học của phần dẫn khí trong và ngoài phổi
2. Mô tả được cấu tạo mô học của phần trao đổi khí

KHÁI NIỆM
Hệ hô hấp bao gồm phổi và hệ thống ống dẫn khí bên trong và ngoài phổi. Ngoài ra, còn
có các thành phần hỗ trợ cho quá trình hô hấp như cơ hoành, các xương sườn và các cơ
gian sườn. Về cấu trúc, hệ hô hấp có thể chia ra thành đường hô hấp trên và đường hô
hấp dưới. Về chức năng, hệ hô hấp được chia thành hai phần chính phần hô hấp và phần
dẫn khí.

Phần dẫn khí gồm có: khoang mũi, mũi họng, thanh quản, khí quản, phế quản, các tiểu
phế quản và phế quản tận. Phần hô hấp bao gồm các tiểu phế quản hô hấp, ống phế
nang, túi phế nang và phế nang. Phần hô hấp thuộc nhu mô phổi, là nơi quá trình trao đổi
khí diễn ra nhờ có hàng rào khí máu giữa các mao mạch và các buồng chứa khí. Phần dẫn
khí giúp đưa không khí vào bên trong nhu mô phổi, và thành ống cấu tạo rất vững chắc
để cho không khí đi qua dễ dàng.

Xoang bướm

Xoang trán
ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN Khoang mũi

Khoang
mũi-họng
Thanh quản

Khí
ĐƯỜNG HÔ HẤP DƯỚI quản
Phế
quản
Phổi

Tiểu phế quản


Tiểu phế quản hô hấp
Ống phế nang
Phế nang
Màng phổi
Cơ hoành

HÌNH VẼ CẤU TRÚC ĐẠI THỂ HỆ HÔ HẤP


Cấu trúc cơ bản của phần dẫn khí bao gồm sự kết hợp giữa các cấu trúc sụn, các sợi
chun, sợi collagen, cơ trơn giúp cho thành ống có thể giãn rộng và đàn hồi khi cần thiết.
Bên trong lòng ống của đường dẫn khí được lót bởi biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển
gọi là biểu mô hô hấp. Dưới kính hiển vi điện tử có thể quan sát được các loại tế bào của
biểu mô hô hấp như sau:
1. Tế bào trụ có lông chuyển: chiếm đa số, mỗi tế bào có khoảng 300 lông chuyển
trên mặt đỉnh.
2. Tế bào đài: chiếm số lượng tương đối, trên mặt đỉnh tế bào chứa rất nhiều hạt tiết
nhày.
3. Tế bào đáy: là những tế bào có nhân tròn nằm sát màng đáy, có khả năng phân
bào tạo mới các tế bào của biểu mô hô hấp.
4. Tế bào bàn chải: hình trụ, phân bố rải rác, rất khó quan sát được, có rất nhiều vi
nhung mao ở mặt đỉnh, và các tận cùng thần kinh ở mặt đáy, được xem là các thụ
thể cảm giác.
5. Tế bào hạt nhỏ: rất giống tế bào đáy, nhưng bào tương có rất nhiều hạt đường
kính khoảng 100 – 300nm. Giống như các tế bào bàn chải, các tế bào hạt nhỏ chỉ
chiếm khoảng 3% biểu mô hô hấp và được xem là các tế bào thuộc hệ thần kinh
nội tiết lan tỏa.
6. Tế bào Clara: hiện diện ở các phể quản và tiểu phế quản.

Các tế bào biểu mô hô hấp đều tựa trên màng đáy.

Tế bào trụ có lông chuyển

Tế
Tế bào đài bào
(có các hạt bàn
tiết nhày) chải

Tế bào đáy Tế bào hạt nhỏ


HÌNH VẼ CÁC LOẠI TẾ BÀO CỦA BIỂU MÔ HÔ HẤP
Tế bào trụ có lông chuyển
Tế bào đài

Tế bào đáy

Biểu mô hô hấp chụp dưới


kính hiển vi điện tử xuyên

ẢNH VI THỂ CÁC LOẠI TẾ BÀO CỦA BIỂU MÔ HÔ HẤP

TB đài
TB trụ có lông chuyển TB đài

TB bàn chải

BIỂU MÔ HÔ HẤP DƯỚI KHV ĐIỆN TỬ QUÉT

KHOANG MŨI
Khoang mũi được chia thành 3 vùng: vùng tiền đình, vùng hô hấp và vùng khứu giác.
Vùng tiền đình ở phía trước là phần nở rộng của khoang mũi, được lót bởi biểu mô lát
tầng không sừng có nhiều lông để ngăn các hạt bụi. Vùng hô hấp hay còn gọi là hố mũi,
được chia đôi bởi vách mũi. Thành của vách mũi có các dải mô nhô ra tương ứng với các
xương xoăn mũi, và được lót bởi biểu mô hô hấp. Vùng khứu giác tương ứng với vị trí
của xương xoăn mũi trên, được lót bởi biểu mô khứu giác gồm 3 loại tế bào: tế bào đáy,
tế bào nâng đỡ và tế bào khứu giác.
Chức năng chính của khoang mũi là cải thiện luồng thông khí đi vào mũi giai đoạn đầu.
Các lông mũi giúp loại bỏ các hạt bụi, các tuyến tiết nhày giúp làm ẩm không khí để biểu
mô không bị khô, và mạng lưới mao mạch máu nông ở lớp đệm giúp làm ấm luồng thông
khí hít vào.

Vùng khứu giác

Vùng hô hấp

Vùng tiền đình

HÌNH VẼ CÁC VÙNG CỦA KHOANG MŨI

Hành khứu
Hành
Dải khứu khứu Dải khứu
Các Lỗ sàng
TB Mảnh sàng Sợi trục của
khứu các TB
giác khứu giác
Lớp đệm
Tuyến nhày
TB đáy
TB nâng đỡ
Biểu mô TB khứu giác
Mảnh sàng khứu giác Sợi nhánh
của xương Biểu mô Lông khứu giác
sàng khứu giác Lớp nhày
Các phân tử
tạo mùi

HÌNH VẼ VÙNG KHỨU GIÁC


Lớp đệm

Các tế bào đáy

Nhân của các tế


bào khứu giác

Các tế bào nâng đỡ

Lông khứu giác


Lớp nhày

Ảnh Vi Thể Biểu Mô Khứu Giác

KHOANG MŨI HỌNG


Mũi họng là đoạn đầu của họng, được lót bởi biểu mô hô hấp, tiếp giáp với niêm mạc của
ống thính giác.

THANH QUẢN
Thanh quản là một đoạn ngắn dẫn khí từ khoang mũi họng xuống khí quản. Thành của
thanh quản được cấu tạo bởi các cơ và sụn, góp phần tạo nên âm thanh. Biểu mô của
niêm mạc thanh quản không đồng nhất. Nữa trên sau nếp thanh quản và các dây thanh âm
đều được lót bởi biểu mô lát tầng không sừng hóa, còn các vùng khác được lót bởi biểu
mô hô hấp.

Tiền đình thanh quản trên


Tuyến nhày Tuyến nhày

Nang
Lympho

Thanh thất Nếp gấp thanh quản


Thanh thất

Dây
thanh âm

Cơ thanh âm Cơ thanh âm

ẢNH VI THỂ CẤU TRÚC THANH QUẢN


KHÍ QUẢN
Khí quản dài khoảng 12 – 14 cm, và lòng ống được lót bởi biểu mô hô hấp điển hình.
Lớp đệm có rất nhiều tuyến tiết nhày và tầng dưới niêm mạc có khoảng 16 – 20 vòng sụn
trong hình chữ C, giữ cho lòng khí quản luôn giãn rộng. Chỗ hở của hai đầu sụn mở ra
sau, đối diện với thực quản, có các bó dây chằng sợi chun và cơ trơn kết nối lại với nhau.
Toàn bộ khí quản được bao bọc bên ngoài bởi một lớp thanh mạc mỏng.

Lòng ống
Sụn
Niêm mạc

Cơ trơn

CẤU TRÚC VI THỂ CỦA KHÍ QUẢN


PHẾ QUẢN
Khí quản chia thành hai phế quản cấp I đi vào phổi cùng với các động mạch phổi, còn
các tĩnh mạch và mạch bạch huyết đi ra tại rốn phổi. Toàn bộ các thành phần này được
bao bọc bởi một lớp mô liên kết tạo thành cuốn phổi. Sau khi đi vào phổi, phế quản cấp I
hướng xuống dưới và ra ngoài, chia ra thành 3 phế quản thùy ở bên phổi phải là phế
quản thùy trên, phế quản thùy giữa và phế quản thùy dưới; và hai phế quản thùy ở bên
phổi trái là phế quản thùy trên và phế quản thùy dưới.

Các phế quản thùy, hay phế quản cấp II phân chia nhiều lần cho ra các phế quản nhỏ
hơn cho đến khi đi vào các tiểu thùy phổi, thì đổi tên thành các tiểu phế quản. Mỗi tiểu
phế quản qui định cho một tiểu thùy phổi và tiếp tục phân nhánh ra thành các tiểu phế
quản tận. Các tiểu thùy phổi có dạng hình tháp với đỉnh hướng về rốn phổi, và được giới
hạn bên ngoài bởi một vách mô liên kết mỏng.

Khí quản

Phế quản cấp I phổi phải Phế quản cấp I phổi trái
Phế quản thùy trên Phế quản thùy trên
Phế quản thùy giữa Phế quản cấp III
Phế quản thùy dưới
Phế quản thùy dưới
Phế quản cấp III

Các phế quản nhỏ hơn


Các phế quản nhỏ hơn

HÌNH VẼ CÂY PHẾ QUẢN

Các phế quản có cấu tạo gần giống với khí quản, nhưng càng về phía phần hô hấp cấu
trúc của biểu mô và lớp đệm giảm dần đi, cùng với sự nhỏ dần về đường kính. Tuy nhiên,
về cơ bản cấu tạo của các phế quản đều tương tự nhau bao gồm 4 tầng mô như sau:

Lớp niêm mạc: Được lót bởi biểu mô hô hấp, có thể có tế bào Clara. Lớp đệm là một lớp
mô liên kết thưa có nhiều sợi chun và một các tế bào lympho.
Lớp cơ: Các bó sợi cơ trơn đan xoắn vào nhau, càng gần về phía phần hô hấp càng rõ
dần.
Lớp dưới niêm: Có các mảnh sụn rời, càng về phía phần hô hấp, các mảnh sụn càng nhỏ
và ít dần. Ngoài mô liên kết, lớp dưới niêm còn có rất nhiều tuyến tiết dịch nhày có ống
bài xuất đổ thẳng chất dịch vào lòng ống để giữ cho bề mặt lớp biểu mô luôn ẩm.
Lớp vỏ ngoài: Là một lớp mô liên kết thưa tiếp nối với phần mô liên kết của nhu mô
phổi.

CẤU TRÚC VI THỂ CỦA PHẾ QUẢN


CẤU TRÚC VI THỂ THÀNH PHẾ QUẢN

TIỂU PHẾ QUẢN


Tiểu phế quản là phần dẫn khí bên trong tiểu thùy phổi, có đường kính < 5 mm, không có
sụn và tuyến ở lớp đệm. Các tiểu phế quản kích thước lớn vẫn còn tính chất của biểu mô
hô hấp, nhưng giảm dần chiều cao và chuyển dần sang biểu mô trụ hoặc vuông đơn. Biểu
mô của các tiểu phế quản tận thường là vuông đơn và có thể quan sát thấy các tế bào
Clara.

Tiểu phế quản

Tiểu phế quản tận

Tiểu phế quản hô hấp

Ống phế nang

Túi phế nang

HÌNH VẼ TIỂU THÙY PHỔI


Lớp đệm của tiểu phế quản bao gồm chủ yếu là cơ trơn và sợi chun. Khi so sánh bề dày
của thành phế quản và tiểu phế quản có thể thấy rằng lớp cơ của các tiểu phế quản phát
triển hơn. Toàn bộ hệ cơ của các phế quản và tiểu phế quản chịu sự kiểm soát của dây
thần kinh phế vị và hệ thần kinh giao cảm. Sự kích thích của dây thần kinh phế vị làm
giảm đường kính của các phế quản và tiểu phế quản, còn sự kích thích của hệ thần kinh
giao cảm có tác dụng người lại. Sự co thắt cơ trơn trong các cơn hen xảy ra chủ yếu là do
sự co thắt cơ trơn của các tiểu phế quản, và trong những trường hợp này epinephrine hay
các thuốc kích thích thần kinh giao cảm khác thường được sử dụng để làm giản cơ trơn.

TIỂU PHẾ QUẢN


Các tiểu phế quản có
kích thước lớn biểu
mô còn đặc điểm của
biểu mô hô hấp, cơ
trơn phát triển, không
có các tuyến

Mô lympho Sợi chun

ĐM

TIỂU PHẾ QUẢN


Các tiểu phế quản nhỏ, biểu mô chuyển dần
thành trụ đơn, lớp đệm giàu sợi chun
Các tiểu phế quản có
kích thước nhỏ biểu
mô có đặc điểm biểu
mô trụ thấp, cơ trơn
xếp thành nhiều lớp

TIỂU PHẾ QUẢN HÔ HẤP


Tiểu phế quản hô hấp là cấu trúc chuyển tiếp giữa phần dẫn khí và phần hô hấp. Thành
của tiểu phế quản hô hấp gần giống với tiểu phế quản tận nhưng có niêm mạc bị gián
đoạn ở nơi có nhiều phế nang hình túi, biểu mô vuông đơn có lông chuyển với các tế bào
Clara. Biểu mô vuông đơn của tiểu phế quản hô hấp tiếp nối với biểu mô lát đơn của ống
phế nang, phế nang.

Các tế bào Clara không có lông chuyển, có các hạt tiết ở vùng đỉnh. Một số chức năng
của Tế bào Clara do Tiến sĩ Max Clara mô tả lần đầu tiên năm 1937 bao gồm: (1) Chế tiết
các thành phần tạo nên lớp Surfactant; (2) Tạo ra các enzyme phá vỡ các chất nhầy tại
chỗ; (3) Chế tiết các thành phần giúp chuyển vận IgA vào trong lòng các tiểu phế quản;
(4) Chế tiết lysozyme và các enzyme kháng khuẩn, và một số các cytokin điều hòa phản
ứng viêm tại chỗ; (5) Có khả năng phân bào tạo mới tế bào biểu mô.

TIỂU PHẾ QUẢN TẬN CÁC TẾ BÀO CLARA


ỐNG PHẾ NANG
Các ống phế nang và phế nang đều có thành là biểu mô lát đơn. Bên trong lớp đệm còn
có các tế bào cơ trơn, liên tục cho đến rìa miệng của các phế nang. Các bó cơ trơn này có
vai trò như những cái nút thắt nằm xen giữa các phế nang. Các ống phế nang mở vào tiền
đình phế nang là nơi thông với các túi phế nang. Hai hoặc vài túi phế nang có chung
một tiền đình phế nang. Các sợi chun và sợi lưới tạo nên một cấu trúc lưới bao quanh
miệng của các tiền đình phế nang, túi phế nang và phế nang. Các sợi chun cho phép các
phế nang có thể giãn rộng ra ở thì hít vào và co lại thụ động ở thì thở ra. Các sợi lưới giữ
vai trò khung nâng đỡ để phế nang không giãn quá mức.

Tiểu phế quản Nhánh của động mạch phổi

Tiểu phế quản tận

Tiểu phế quản hô hấp


Nhánh của Động mạch
Các mao mạch
tĩnh mạch
Ống phế nang
Phế nang
Mô liên kết

HÌNH VẼ MÔ TẢ CÁC THÀNH PHẦN TRAO ĐỔI KHÍ VÀ HỆ MAO MẠCH MÁU

Mô Lympho
Túi phế nang
Tiểu phế quản hô hấp Ống phế nang Phế nang

Các thành phần trao đổi khí dưới kính hiển vi thường và KHV điện tử quét

PHẾ NANG
Phế nang là các túi nhỏ phình ra từ thành của các tiểu phế quản hô hấp, ống phế nang và
túi phế nang. Các phế nang đứng cạnh nhau ngăn cách nhau bằng vách gian phế nang.
Mỗi vách gian phế nang có hai lớp tế bào lát mỏng, ở giữa chúng là các mao mạch máu,
sợi chun, sợi lưới và các tế bào mô liên kết. Bên trong mô kẽ vách gian phế nang có một
hệ lưới mao mạch phong phú. Giữa các vách gian phế nang có các lỗ nhỏ, đường kính
khoảng 10 – 15 micron, thông nối các phế nang cạnh nhau gọi là lỗ phế nang. Các lỗ này
giúp cân bằng áp suất không khí bên trong các phế nang.

CẤU TRÚC VI THỂ CỦA PHẾ NANG

Biểu mô lót mặt trong các phế nang được cấu tạo bởi hai loại tế bào là: phế bào I và phế
bào II. Ngoài ra còn có các tế bào nội mô lót bên trong lòng các mao mạch máu và các
đại thực bào hiện diện ở vách gian phế nang hoặc trên bề mặt phế nang.

Phế bào I hay còn gọi là tế bào lát phế nang, là những tế bào dẹt, cực mảnh (bề dày chỉ
khoảng 25 nm), chiếm đa số (khoảng 97%) diện tích bề mặt phế nang. Vai trò chính của
các phế bào I là tạo hàng rào có bề dày cực mỏng để không khí dễ dàng khuếch tán qua.
Bên cạnh hình thức liên kết là thể liên kết, tất cả các phế bào I đều có hình thức liên kết
vòng bịt ngăn sự rò dịch vào lòng phế nang.

Phế bào II là những tế bào lớn, nằm rải rác xen giữa các phế bào I, có các hình thức liên
kết vòng và liên kết điểm với phế bào I. Các phế bào II có dạng hình cầu, thường hợp lại
thành nhóm 2 – 3 tế bào tại các vị trí thành phế nang tiếp nối nhau, tạo nên các góc phế
nang. Các phế bào II phân bào tạo mới cho chúng và tạo các phế bào I. Dưới kính hiển vi
điện tử có thể thấy các hạt hình lá có đường kính khoảng 1 – 2 micron trong bào tương
phế bào II. Các thể lá tạo ra chất phủ bề mặt phế nang, gọi là chất surfactant phổi có vai
trò làm giảm sức căng bề mặt phế nang.

Các đại thực bào phế nang hay còn gọi là các tế bào bụi, có ở vách gian phế nang và
trên bề mặt phế nang. Trong bào tương đại thực bào phế nang có nhiều hạt vùi chứa
nhiều bụi và tinh thể carbon. Trong bệnh lý suy tim sung huyết, hồng cầu lọt vào phế
nang và bị thực bào bởi các đại thực bào phế nang, và trong trường hợp này các đại thực
bào thường được gọi là tế bào suy tim.

Đại thực bào phế nang

Mao mạch máu


Phế bào I

Phế bào II
Phế bào I
Phế bào II

Đại thực bào


phế nang

Phế bào I Caùc theå laù Pheá baøo II

MLK

Nguyeân baøo sôïi Maøng ñaùy


Pheá baøo I
Hình vẽ cấu trúc phế bào II
Phế bào II

Các thể lá

Ảnh chụp phế bào II dưới KHV điện tử

Hàng rào khí máu phổi được tạo thành bởi 3 thành phần:
- Bào tương phế bào I
- Màng đáy hợp nhất (màng đáy tế bào nội mô và phế bào I: màng đáy đôi)
- Bào tương tế bào nội mô

Mô liên
kết thành Tế bào
phế nang nội mô Mao mạch
Hồng Hồng
Phế bào I cầu
cầu
Mao mạch

Đại thực bào


phế nang
Khuếch tán CO2- khuếch tán O2
Lỗ PN
Phế bào II

Phế nang Bào tương


Phế bào I phế bào I
Hàng rào
Màng đáy
khí-máu
Bào tương
TB nội mô
Ảnh dưới KHV điện tử xuyên vách gian phế nang

HỆ TUẦN HOÀN PHỔI


Tuần hoàn phổi có hai phần, một phần thuộc tuần hoàn dinh dưỡng và một phần thuộc
tuần hoàn chức năng. Tuần hoàn chức năng bao gồm các động mạch phổi và tĩnh mạch
phổi. Các nhánh động mạch phổi luôn chạy song hành với cây phế quản. Khi đến các ống
phế nang, các nhánh động mạch phổi tạo nên lưới mao mạch phân bố vào bên trong vách
gian phế nang. Sau quá trình trao đổi khí, máu từ hệ mao mạch phế nang trở về các nhánh
của tĩnh mạch phổi, dần dần rời xa đường dẫn khí và đi vào vách gian tiểu thùy. Sau khi
rời khỏi tiểu thùy, các tĩnh mạch chạy dọc theo cây phế quản và hướng về rốn phổi.

Các mạch máu nuôi dưỡng phổi chạy dọc theo cây phế quản để cung cấp máu nuôi nhu
mô phổi. Khi đến các tiểu phế quản hô hấp, các động mạch dinh dưỡng có những nhánh
nhỏ thông với động mạch phổi.

HỆ BẠCH HUYẾT PHỔI


Các mạch bạch huyết ở phổi chạy dọc theo các phế quản, các nhánh động mạch và tĩnh
mạch phổi. Mạch bạch huyết từ các đám rối nông ở bề mặt màng phổi đổ về rốn phổi.
Ngoài ra còn có đám rối bạch huyết sâu dẫn đến các hạch bạch huyết dọc theo các phế
quản. Ở đoạn cuối của cây phế quản, từ sau vị trí có ống phế nang trở đi không có mạch
bạch huyết.

HỆ THẦN KINH PHỔI


Phổi có các sợi thần kinh đi là các sợi thần kinh giao cảm thuộc hạch giao cảm từ ngực 2
– 4, và các sợi phó giao cảm thuộc dây thần kinh phế vị; các sợi thần kinh đến là các sợi
thần kinh tạng dẫn truyền cảm giác đau tại chỗ.
MÀNG PHỔI
Màng phổi có hai lớp là lá thành và lá tạng nối nhau tại rốn phổi. Màng phổi được cấu
tạo bởi một lớp mô liên kết mỏng, có các tế bào sợi, các bó sợi chun và sợi collagen, các
đại thực bào… Các sợi chun của lá tạng liên tục với các sợi chun của nhu mô phổi. Lá
thành màng phổi có ít sợi thần kinh liên quan với thần kinh hoành và thần kinh liên sườn.
Lá tạng có những nhánh của thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Giữa lá thành và lá
tạng là khoang màng phổi có chứa ít dịch mỏng giúp cho hai lá trượt lên nhau trong hoạt
động hô hấp.

Lá thành
Lá tạng
Khoang
màng phổi

Lá thành
Khoang màng phổi
Lá tạng

Cơ hoành

Tế bào sợi thuộc mô liên


kết của màng phổi

Mao Mạch

Phế nang

Cấu trúc vi thể của màng phổi


ÔN TẬP - Bài Hệ Hô Hấp
Chọn một câu đúng
1. Biểu mô hô hấp là
a. Trụ giả tầng có lông chuyển
b. Trụ đơn tiết nhày
c. Lát tầng không sừng
d. Lát tầng có sừng
2. Tế bào nào sau đây KHÔNG có ở biểu mô khứu giác
a. Tế bào đáy
b. Tế bào đài
c. Tế bào khứu giác
d. Tế bào nâng đỡ
3. Vùng tiền đình của khoang mũi được lót bởi
a. Biểu mô lát tầng không sừng
b. Biểu mô hô hấp
c. Biểu mô khứu giác
d. Biểu mô trụ đơn tiết nhày
4. Tế bào thuộc hệ thần kinh nội tiết lan tỏa ở biểu mô hô hấp là
a. Tế bào đài
b. Tế bào đáy
c. Tế bào bàn chải
d. Tế bào hạt nhỏ
5. Đặc điểm của tiểu phế quan, CHỌN CÂU SAI:
a. Là phần dẫn khí bên trong tiểu thùy phổi
b. Cơ trơn phát triển hơn so với phế quản
c. Có nhiều tuyến nhày
d. Sợi chun rất phát triển
6. Tế bào nào sau đây KHÔNG có ở thành phế nang
a. Phế bào I
b. Phế bào II
c. Đại thực bào
d. Tế bào Clara
7. Hàng rào khí – máu ở phế nang KHÔNG có sự tham gia của
a. Phế bào I
b. Phế bào II
c. Tế bào nội mô
d. Màng đáy hợp nhất
8. Tế bào có khả năng phân bào tạo mới tế bào phế nang là
a. Phế bào I
b. Phế bào II
c. Tế bào Clara
d. Tất cả đều sai
9. Tế bào chiếm số lượng nhiều nhất ở biểu mô hô hấp là
a. Tế bào trụ có lông chuyển
b. Tế bào đài
c. Tế bào đáy
d. Tế bào Clara
10. Tế bào chế tiết các chất phủ bề mặt phế nang (Surfactant) là
a. Phế bào I
b. Phế bào II
c. Tế bào bụi
d. Tế bào nội mô

You might also like