You are on page 1of 8

#Sharing01 - Công trình thanh niên “Sharing and Learning” - Y2019

CẤU TẠO VÀ SINH LÝ THANH QUẢN


TẠI SAO CHÚNG TA PHÁT RA ĐƯỢC ÂM THANH?

I. THANH QUẢN LÀ GÌ?


Thanh quản là một cơ quan có cấu trúc hình ống nằm ở phía trước cột sống, kéo dài từ đốt
sống cổ C2 đến C6. Nó có nhiệm vụ là phát âm và dẫn khí, trong đó nhiệm vụ phát âm là chủ
yếu. Thanh quản được cấu tạo bởi các sụn khớp với nhau, được giữ chặt bằng màng và các
dây chằng, trong đó các dây thanh âm rung chuyển khi có luồng không khí đi qua tạo nên âm
thanh.
II. CÁC SỤN THANH QUẢN
● Sụn giáp: là sụn lớn nhất như một tấm khiên che phía trước thanh quản, nằm trên
sụn nhẫn và dưới xương móng. Sụn giáp gồm 2 mảnh sụn kết hợp với nhau dọc
đường giữa thành một góc mở ra sau (120° ở nữ và 90° ở nam).
● Sụn nhẫn: là sụn đơn có dạng một chiếc nhẫn mặt ngọc nằm ngay dưới sụn giáp
và trên vòng sụn khí quản 1. Cung sụn nhẫn ở phía trước sờ được dưới da. Mảnh
sụn nhẫn rộng ở phía sau (bờ trên có diện khớp phễu, mặt trên có diện khớp giáp).
Bờ dưới sụn nhẫn nằm ngang (ngang mức thân đốt sống cổ C6, chỗ nối hầu thực
quản), nối với vùng sụn đầu tiên của khí quản bằng dây chằng nhẫn - khí quản.
● Các sụn phễu: gồm hai sụn hình tháp cụt, đáy khớp với bờ trên sụn nhẫn, đỉnh
khớp với sụn sừng, mỏm cơ nằm sau ngoài có các cơ bám và mỏm thanh âm
hướng ra trước có dây thanh âm gắn vào.
● Sụn nắp thanh môn: có hình chiếc lá nằm trên đường giữa phía sau sụn giáp,
như cái nắp của thanh quản. Cuống sụn nằm ở trước dưới, gắn vào mặt sau góc
sụn giáp và thân xương móng.
● Các sụn sừng: nhỏ và có đáy cố định vào sụn phễu.
● Các sụn chêm, sụn thóc.
Các sụn cố định với nhau bằng các khớp, các dây chằng và các cơ giúp nó có thể vận động
được.
III.DÂY CHẰNG THANH QUẢN
Dây chằng ở thanh quản bao gồm các thành phần được liệt kê dưới đây:
● Dây chằng giáp nắp: nối từ cuống sụn nắp đến mặt trong sụn giáp.
● Màng giáp móng: căng từ bờ trên sụn giáp đến sừng lớn và bờ trên xương móng.
Ở giữa, màng dày lên tạo thành dây chằng giáp móng giữa.

1
● Dây chằng móng nắp: từ bờ trên và sừng lớn xương móng đến bờ dưới sụn nắp.
● Dây chằng lưỡi nắp: từ rễ lưỡi đến sụn nắp tạo nên nếp lưỡi nắp giữa.
● Dây chằng nhẫn khí quản: từ bờ dưới sụn nhẫn đến bờ trên vòng sụn khí quản 1.
● Dây chằng sừng hầu: từ sụn sừng đi về phía dưới và vào đường giữa, nối liền với
niêm mạc hầu.
● Dây chằng nhẫn phễu sau: gắn mảnh sụn nhẫn vào mỏm cơ sụn phễu.

Hình 1: Sụn và dây chằng thanh quản (nhìn trước, nhìn sau, nhìn trước trên)

Hình 2: Sụn và dây chằng thanh quản (nhìn bên phải, nhìn theo thiết đồ đứng dọc

2
IV. CẤU TRÚC MẶT TRONG THANH QUẢN
1. Ổ thanh quản
Phía trong ổ thanh quản có dạng hình ống và được lót bằng niêm mạc. Mặt trên (cửa vào
thanh quản) mở vào hầu, phía sau-dưới lưỡi. Mặt dưới liên tục với khí quản. Ổ thanh quản có
thể được chia thành 3 tầng:
● Tầng phía trên nếp tiền đình là tiền đình thanh quản, nằm giữa cửa vào thanh quản
và nếp tiền đình.
● Tầng giữa, hay “hộp thoại (voice box)” là thanh thất - khoang trung gian giữa nếp
tiền đình ở trên và nếp thanh âm ở dưới.
● Tầng dưới là ổ dưới thanh môn, ở giữa các nếp thanh âm và lỗ mở của thanh quản
vào khí quản.
2. Thanh thất và túi thanh thất
Ở hai bên tầng giữa của ổ thanh quản, giữa nếp tiền đình và nếp thanh âm, niêm mạc phồng
lên tạo thành một cấu trúc hình cung ra ngoài gọi là thanh thất.
Thanh thất có túi thanh quản là ngách nhỏ nằm phía trước giữa nếp tiền đình và sụn tuyến
giáp. Người ta cho rằng thành của các túi này chứa nhiều tuyến nhầy giúp bôi trơn dây thanh
âm.
3. Khe tiền đình và khe thanh môn
Hai nếp tiền đình giới hạn ở giữa một khe hình tam giác gọi là khe tiền đình. Đỉnh nằm phía
trước và đáy do thành sau của ổ thanh quản tạo thành.
Hai nếp thanh âm hay dây thanh âm thật cũng giới hạn ở giữa một khe hình tam giác nhưng
nhỏ hơn và nằm phía dưới khe tiền đình.
V. CÁC CƠ NỘI TẠI CỦA THANH QUẢN (Hình 2, Hình 3)
Các cơ nội tại của thanh quản
Cơ Nguyên ủy Bám tận Thần kinh phân bố Chức năng
Cơ nhẫn giáp Mặt trước bên Phần chéo – sừng Nhánh ngoài của Kéo nghiêng sụn giáp
cung sụn nhẫn dưới sụn giáp; dây thần kinh thanh xuống dưới, làm căng
Phần thằng – bờ quản trên từ thần và kéo dài dây thanh
dưới thân sụn kinh lang thang [X] âm dẫn đến âm sắc cao
giáp hơn

Cơ nhẫn phễu Mặt sau mảnh Mặt sau mỏm cơ Nhánh thần kinh Kéo sụn phễu ra bên
sau sụn nhẫn sụn phễu quặt ngược của dây ngoài và ra sau, vai trò
thần kinh lang thang chính yếu trong việc
[X] mở khe thanh môn hay
làm căng dây thanh
âm;

3
Làm tăng đường kính
của đường thở thanh
quản trong thì hít vào
Cơ nhẫn phễu Bờ trên cung Mặt trước mỏm Nhánh thần kinh Xoay trong sụn phễu
bên sụn nhẫn cơ sụn phễu quặt ngược của dây làm khép khe thanh
thần kinh lang thang môn, có vai trò trong
[X] việc nói thì thầm;
Làm giảm đường kính
của đường thở thanh
quản, có vai trò trong
thì thở ra
Cơ phễu Bờ ngoài mặt Bờ ngoài mặt sau Nhánh thần kinh Khép khe thanh môn;
ngang sau sụn phễu sụn phễu đối bên quặt ngược của dây Có vai trò trong việc
thần kinh lang thang phát âm và thở ra
[X]
Cơ phễu chéo Mặt sau mỏm Đỉnh sụn phễu Nhánh thần kinh Khép khe thanh môn;
cơ sụn phễu đối bên quặt ngược của dây Có vai trò trong việc
thần kinh lang thang phát âm và thở ra
[X]
Cơ giáp phễu Mặt trong góc Mặt trước bên Nhánh thần kinh Kéo sụn phễu về phía
sụn giáp sụn phễu quặt ngược của dây trước, làm chùng dây
thần kinh lang thang thanh âm;
[X] Xoay trong sụn phễu,
làm chùng dây thanh
âm và làm hẹp khe
thanh môn;
Dẫn đến âm sắc thấp
hơn;
Có vai trò trong thì thở
ra
Cơ thanh âm Góc sụn giáp; Mặt ngoài mỏm Nhánh thần kinh Điều chỉnh sức căng
Có thể coi đây thanh âm và lõm quặt ngược của dây của dây thanh âm;
là mặt trong trám sụn phễu thần kinh lang thang Có vai trò trong thì thở
của cơ giáp [X] ra
phễu

4
Hình 3: Các cơ nội tại thanh quản (nhìn sau) Hình 4: Các cơ nội tại thanh quản (nhìn bên)
VI. CƠ CHẾ TẠO ÂM THANH
1. Âm thanh là gì?
Âm thanh là một dạng năng lượng tạo ra bởi sự dao động cơ học của các phân tử, nguyên tử
hay các hạt, gây ra sự lan truyền dưới dạng các sóng, gọi là sóng âm. Khi một vật thể rung
lên, nó làm chuyển động các phân tử khí xung quanh. Các phân tử gần nhau sẽ va đập vào
nhau, làm lan truyền sự dao động ra vùng lân cận. Sự chuyển động của các hạt phân tử dưới
hình dạng các sóng sẽ tiếp tục chuyển động cho đến khi nguồn năng lượng cạn kiệt.
2. Sóng âm tạo ra khi phát âm
Khi ta phát âm, một số cơ vận động làm hai dây thanh âm chạm vào nhau. Sau đó, hai dây
thanh âm rung lên sẽ tạo ra dạng sóng âm tương tự, kết quả là âm thanh được tạo ra.
Ngoài sự tạo âm thanh đơn thuần, cao độ và cường độ của âm thanh cũng được chi phối bởi
cơ vùng thanh quản. Cao độ của âm thanh được quyết định dựa vào tần số của sóng âm. Tần
số càng cao thì cao độ càng cao, và ngược lại. Trong khi đó, cường độ của âm thanh được
hình thành tùy vào biên độ của sóng âm. Tiếp xúc càng nhiều thì biên độ càng tăng, và ngược
lại.
3. Cách các cơ nội tại vùng thanh quản chi phối sự tạo thành âm thanh
● Khi cơ phễu chéo hoặc cơ phễu ngang co (hình 5), khe thanh môn khép, hai dây
chằng thanh âm tiếp xúc nhau và dao động được hình thành. Hiện tượng rung của dây
chằng tạo ra dao động hình thành nên âm thanh.
● Khi cơ nhẫn phễu bên co (hình 6), khe thanh môn khép lại nhưng không hết. Vì phần
diện tích tiếp xúc giữa hai khe thanh môn ít lại, cường độ âm tạo ra thấp, giúp ta tạo
được tiếng nói thì thầm.
● Khi cơ giáp phễu và cơ thanh âm co (hình 7) làm khe thanh môn khép lại và chùng
dây thanh âm. Dây thanh âm chùng dẫn đến giảm tần số của dao động, kết quả là âm
thanh phát ra có cao độ thấp. Ngược lại, khi cơ nhẫn giáp (hình 8) hoặc cơ nhẫn phễu

5
sau co (hình 9), dây thanh âm được kéo căng ra, tạo nên âm thanh có cao độ cao nhờ
vào tần số dao động tăng lên.

Hình 5: Cơ phễu chéo và cơ phễu ngang khi co

Hình 6: Cơ nhẫn phễu bên khi co

6
Hình 7: Cơ giáp phễu và cơ thanh âm khi co

Hình 8: Cơ nhẫn giáp

7
Hình 9: Cơ nhẫn phễu sau khi co

Tài liệu tham khảo:


1. Vashista R. Larynx Anatomy: Gross Anatomy, Functional Anatomy of the Larynx,
Laryngeal Tissue. Emedicine.medscape.com.
https://emedicine.medscape.com/article/1949369-overview. Published 2017.
Accessed October 10, 2021.
2. Drake R, Vogl W, Mitchell A, Gray H. Gray's Anatomy For Students. 3rd ed.
Philadelphia: Elsevier/Churchill Livingstone; 2015:1052 - 1068.
3. Nguyễn Q. Bài giảng Giải Phẫu Học Tập 1. [Hà nội]: Nhà xuất bản Y học;
2013:380-397.
4. Netter F,. Atlas Giải Phẫu Người. 7th ed. [Hà Nội]: Nhà xuất bản Y học; 2019:78.
5. Nguyễn V. Giải phẫu học chương trình Y khoa đổi mới tập 1. [TPHCM]: Nhà xuất
bản Y học; 2019:172-180.
6. Sound - Sound - National 4 Physics Revision - BBC Bitesize. BBC Bitesize.
https://www.bbc.co.uk/bitesize/guides/zdc6fg8. Published 2021. Accessed
October 10, 2021.
7. Laryngology Curriculum | American Laryngological Association. American
Laryngological Association.
https://alahns.org/research-education/laryngology-curriculum/. Published 2021.
Accessed October 10, 2021.

You might also like