You are on page 1of 35

Chương 2.

Nền kinh tế thế giới


Phần I. Trắc nghiệm.

3. Theo tiêu thức phân loại trình độ phát triển, VN được sắp xếp vào nhóm nước có:

a. Nền kinh tế đang phát triển có thu nhập cao

b. Nền kinh tế đang phát triển có thu nhập trung bình

c. Nền kinh tế đang phát triển có thu nhập thấp

d . Nền kinh tế phát triển

4. Theo tiêu thức phân loại trình độ phát triển, Trung Quốc được xếp vào nhóm nước có:

a . Nền kinh tế đang phát triển có thu nhập cao

b . Nền kinh tế đang phát triển thu nhập trung bình

c. Nền kinh tế đang phát triển có thu nhập thấp

d . Nền kinh tế phát triển

5. Theo tiêu thức phân loại mô hình kinh tế, Việt Nam được xếp vào nhóm nước có:

a . Nền kinh tế thị trường phát triển

b . Nền kinh tế thị trường

c . Nền kinh tế tập trung

d . Nền kinh tế chuyển đổi

6. Theo tiêu thức phân loại mô hình kinh tế, Trung Quốc được xếp vào nhóm nước có:

a . Nền kinh tế thị trường phát triển

b . Nền kinh tế thị trường

c . Nền kinh tế tập trung

d . Nền kinh tế chuyển đổi

7. Các trung tâm kinh tế lớn của thế giới hiện nay là:

a . Bắc Mỹ , Đông Bắc Á , EU.

b . Mỹ , Nhật Bản , Trung Quốc c . Mỹ , Ấn Độ , EU.

d . Mỹ , Trung Quốc , EU.


8. Nền kinh tế tri thức tăng trưởng , phát triển :

a . Chủ yếu theo chiều rộng

b . Chủ yếu theo chiều sâu

c . Theo cả chiều rộng và chiều sâu

d . Không bền vững

9. Khoa học công nghệ trong kinh tế tri thức có đặc điểm

a . Sạch và tiêu hao nhiều năng lượng

b . Sạch và sử dụng nhiều lao động

c . Sạch và tiết kiệm chi phí sản xuất

d . Không sạch và tiết kiệm chi phí sản xuất

10. Chủ thể trong kinh tế tri thức là người lao động :

a . Không được đào tạo

b . Được đào tạo

c . Làm chủ về khoa học công nghệ

d . Làm chủ về khoa học công nghệ và được đào tạo

11. Để tạo ra được sản phầm tri thức, cần phải đầu tư vào lĩnh vực:

a. Khoa học công nghệ.

b. Giáo dục đào tạo

c. Công nghệ thông tin

d. Khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo

12. Trong nền kinh tế vật chất, sản phẩm chiểm tỷ trọng lớn trong GDP là của ngành:

a. Dịch vụ và công nghệ cao

b. Nông nghiệp và dịch vụ

c. Dịch vụ và công nghiệp

d. Nông nghiệp và công nghiệp

13. Trong nền kinh tế vật chất, nhóm yếu tố tác động lớn nhất đến sự tăng trưởng kinh tế là:
a. Công nghệ và sức lao động

b. Sức lao động và tài nguyên thiên nhiên

c. Công nghệ và tài nguyên thiên nhiên

d. Công nghệ và vốn

14. Trong nền kinh tế tri thức , sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong GDP là của ngành :

a. Dịch vụ công nghệ cao

b. Nông nghiệp và dịch vụ

c. Dịch vụ và công nghiệp

d. Nông nghiệp và công nghiệp

15. Sản phẩm của nền kinh tế vật chất có đặc điểm :

a. Hàm lượng chất xám cao

b. Giá trị cao

c. Thô, sơ chế

d. Thô, sơ chế và hàm lượng chất xám thấp

16. Sản phẩm của nền kinh tế tri thức có đặc điểm:

a. Hàm lượng chất xám cao và giá trị cao

b. Thô, sơ chế và giá trị cao

c. Hàm lượng chất xám cao và giá trị thấp

d. Thô, sơ chế và giá trị thấp

17. Trong xu thế phát triển kinh tế tri thức , chuyển đổi cơ cấu kinh tế của nền kinh tế các nước
phát triển thể hiện trong cơ cấu GDP :

a. Tỷ trọng các ngành sản xuất vật chất giảm, tỷ trọng các ngành kinh tế dịch vụ tăng

b. Tỷ trọng các ngành sản xuất vật chất tăng, tỷ trọng các ngành kinh tế

c. Tỷ trọng sản xuất công nghiệp giảm, tỷ trọng ngành dịch vụ tăng

d. Tỷ trọng sản xuất nông nghiệp giảm, tỷ trọng sản xuất công nghệ cao và dịch vụ
tăng
18. Khi nền kinh tế của một nước đóng cửa thì:

a. Sẽ sản xuất những sản phẩm có lợi thế so sánh

b. Sẽ sản xuất những sản phẩm không có lợi thế so sánh

c. Sẽ kết hợp sản xuất sản phẩm có lợi thế so sánh và không có lợi thế so sánh

d. Sẽ chỉ sản xuất những sản phẩm mà nền kinh tế có nhu cầu

19. Theo David Ricardo, lợi thế so sánh của một quốc gia có ảnh hưởng đến:

a. Chuyên môn hóa sản xuất quốc tế

b. Phân công lao động quốc tế

c. Chuyên môn hóa sản xuất quốc tế và phân công lao động quốc tế

d. Không đáp án nào đúng

20. Quá trình toàn cầu hóa được thúc đẩy bởi các tác nhân yếu tố sau

a. Các tổ chức kinh tế quốc tế, chính phủ, công ty quốc tế

b. Các tổ chức tài chính quốc tế, chính phủ, công ty quốc tế

c. Các tổ chức quốc tế, chính phủ, công ty quốc gia

d. Các tổ chức quốc tế, chính phủ, công ty quốc tế

22. Khi nền kinh tế cả một nước đóng cửa thì:

a. Nền kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào nội lực

b. Sản xuất hàng hóa để phục vụ nhu cầu trong nước

c. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa

d. Nền kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào nội lực và sản xuất hàng hóa để phục vụ
nhu cầu trong nước

23. Biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa về kinh tế

a. Hoạt động sản xuất mang tính chất toàn cầu

b. Hoạt động đầu tư phát triển khắp toàn cầu

c. Hoạt động thương mại phát triển khắp toàn cầu

d. Hoạt động sản xuất, đầu tư, thương mại mang tính chất toàn cầu

24. Trong xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, hoạt động sản xuất mang tính chất toàn cầu thể hiện:
a. Phân công lao động quốc tế phát triển

b. Chuyên môn hóa sản xuất quốc tế phát triển

c. Trao đổi hàng hóa trên phạm vi toàn cầu

d. Phân công lao động quốc tế và chuyên môn hóa sản xuất quốc tế

25. Xu thế toàn cầu hóa sẽ:

a. Có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển kinh tế của từng quốc gia

b. Có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của từng quốc gia

c. Có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của từng quốc gia

d. Không có ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế của từng quốc gia

26. Đóng cửa kinh tế quốc gia là việc phát triển kinh tế dựa vào

a. Nguồn lực trong nước

b. Nguồn lực ngoài nước

c. Nguồn lực trong nước, sử dụng không đáng kể nguồn lực ngoài nước

d. kết hợp hợp lý cả nguồn lực trong nước và nguồn lực ngoài nước

27. Mở cửa kinh tế quốc gia là việc phát triển kinh tế dựa vào:

a. Nguồn lực trong nước

b. Nguồn lực ngoài nước

c. Nguồn lực trong nước, sử dụng không đáng kể nguồn lực ngoài nước

d. kết hợp hợp lý cả nguồn lực trong nước và nguồn lực ngoài nước

28. Đóng cửa kinh tế quốc gia sẽ làm cho nền kinh tế trong nước

a. Phát triển rất nhanh

b. Phát triển chậm và có nguy cơ bị tụt hậu

c. Chịu nhiều tác động bất lợi từ biến động của nền kinh tế thế giới

d. Bị phụ thuộc vào nước ngoài

29. Mở cửa kinh tế quốc gia sẽ làm cho nền kinh tế trong nước

a. Bị tụt hậu so với kinh tế thế giới


b. Không phụ thuộc vào nước ngoài

c. Không chịu tác động bất lợi từ biến động của nền kinh tế thế giới

d. Bị phụ thuộc vào nước ngoài

30. Biểu hiện của xu thế mở cửa kinh tế quốc gia

a. Mở cửa với bên trong

b. Mở cửa với bên ngoài

c. Mở cửa với bên ngoài trước, mở cửa với bên trong sau

d. Mở cửa với cả bên trong và bên ngoài

31. Thực hiện chiến lược đóng cửa kinh tế sẽ có ưu điểm

a. Nền kinh tế phát triển nhanh hơn

b. Hạn chế sự phụ thuộc vào bên ngoài

c. Nền kinh tế tránh được nguy cơ bị tụt hậu

d. Khai thác được các lợi thế bên ngoài

32. Thực hiện chiến lược mở cửa kinh tế sẽ có ưu điểm

a. Giảm thiểu tác động bất lợi từ biến động của nền kinh tế thế giới

b. Hạn chế sự phụ thuộc nước ngoài

c. Có thể tận dụng được các nguồn lực của nước ngoài

d. Giảm được áp lực cạnh tranh

33. Thực hiện chiến lược đóng cửa kinh tế sẽ có nhược điểm

a. Nền kinh tế tránh được nguy cơ tụt hậu

b. Giảm thiểu tác động bất lợi từ biến động của nển kinh tế thế giới

c. Không tận dụng được các lợi thế bên ngoài

d. Áp lực cạnh tranh tăng lên

34. Thực hiện chiến lược mở cửa kinh tế sẽ có nhược điểm

a. Nền kinh tế tránh được nguy cơ tụt hậu

b. Áp lực cạnh tranh tăng lên


c. Không chịu tác động bất lợi từ biến động của nền kinh tế thế giới

d. Tận dụng được nguồn lực từ bên ngoài

35. Các nước công nghiệp phát triển thực hiện chiến lược mở cửa kinh tế quốc gia nhằm:

a. Tìm kiếm các yếu tố để phát triển theo chiều rộng

b. Tìm kiếm các yếu tố để phát triển theo chiều sâu

c. Khai thác không hiệu quả các nguồn lực trong nước

d. Tìm kiếm các yếu tố để phát triển theo chiều rộng và chiều sâu

36. Việt Nam thực hiện chiến lược mở cửa kinh tế quốc gia nhằm :

a. Mở rộng mối quan hệ kinh tế với các nước

b. Mở rộng mối quan hệ kinh tế với các nước và các tổ chức kinh tế quốc tế

c. Mở rộng mối quan hệ với các tổ chức phi kinh tế

d. Mở rộng mối quan hệ chính trị với các nước

37. Xu thể mở cửa kinh tế quốc gia sẽ :

a. Có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia

b. Có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia

c. Có cả ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia

d. Không có ảnh hưởng gì đến phát triển kinh tế của một quốc gia

38. Mục tiêu mở cửa của các nước đang phát triển là :

a. Khai thác lợi thế bên ngoài về Vốn

b. Khai thác lợi thế bên ngoài về khoa học công nghệ

c. Khai thác lợi thế bên ngoài về kinh nghiệm quản lý

d. Khai thác lợi thế bên ngoài về vốn , khoa học công nghệ , kinh nghiệm quản lý

39. Xu thế toàn cầu hoả về kinh tế diễn ra ngày càng nhanh do :

a. Sự phát triển của các công ty quốc tế

b. Sự phát triển của các tổ chức phi kinh tế

c. Sự phát triển của các tổ chức văn hoá


d. Sự phát triển của các tổ chức xã hội

40. Các quốc gia tham gia toàn cầu hoá là :

a. Mở rộng giao lưu về kinh tế

b. Mở rộng giao lưu về văn hoá

c. Mở rộng giao lưu về xã hội

d. Mở rộng giao lưu về kinh tế , văn hóa , xã hội

Phần II. Chọn đáp án đúng sai

1. Kinh tế tri thức phát triển chủ yếu dựa trên tri thức và khoa học công nghệ hiện đại , với chủ thể của
nền kinh tế là người lao động tri thức. Đúng hay sai ?

a. Đúng
b. Sai

2. Đặc điểm nổi bật của kinh tế tri thức là tốc độ tăng trưởng kinh cao và bền vững , sản xuất và tiêu dùng
đạt hiệu quả cao , sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đúng hay sai ?

a. Đúng
b. Sai

3. Sản phẩm của nền kinh tế vật chất có hàm lượng chế biến cao , giá trị thấp Đúng hay sai ?

a. Đúng
b. Sai

4. Sản phẩm của nền kinh tế tri thức có hàm lượng chất xám cao, giá trị cao. Đúng hay sai ?

a. Đúng
b. Sai

5. Công nghệ cao và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của các nước đang phát triển. Đúng hay sai ?

a. Đúng
b. Sai

6. Xu thế toàn cầu hoá làm cho mọi mặt của đời sống con người trở nên kém an toàn hơn. Đúng hay sai ?

a. Đúng
b. Sai

7. Toàn cầu hoá về kinh tế là mở rộng giao lưu trên tất cả các lĩnh vực kinh tế , văn hoá , chính trị , xã hội.
Đúng hay sai ?

a. Đúng
b. Sai
8. Việt Nam thực hiện chiến lược mở cửa kinh tế sẽ làm giảm áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp
trong nước. Đúng hay sai ?

a. Đúng
b. Sai

9. Việt Nam thực hiện chiến lược đóng cửa kinh tế thị sẽ giúp các doanh nghiệp trong nước có động lực
để phát triển. Đúng hay sai ?

a. Đúng
b. Sai

10. Mục tiêu thực hiện chiến lược mở cửa kinh tế của các nước phát triển là khai thác lợi thế bên ngoài để
phát triển kinh tế theo cà chiều rộng và chiều sâu. Đúng hay sai ?

a. Đúng
b. Sai

Phần III : Điền vào chỗ trống cụm từ phù hợp

4. Phân loại các nền kinh tế theo trình độ phát triển được dựa trên số liệu về................ ( GDP / người )

5. Phân loại theo................., Việt Nam là nước có nền kinh tế chuyển đổi ( Mô hình kinh tế )

6. Kinh tế thế giới có xu hướng chuyển từ tăng trưởng theo sang tăng trưởng theo ............. ( Chiều rộng ,
chiều sâu )

7. Vốn đầu tư trong nền kinh tế tri thức được tập trung ngày càng nhiều vào lĩnh vực khoa học công nghệ
và............... ( giáo dục đào tạo )

8. Phát triển kinh tế vật chất và kinh tế tri thức đều phải dựa trên bốn yếu tố sản xuất cơ bản , bao gồm :
tài nguyên thiên nhiên , lao động , vốn và..................( khoa học công nghệ )

9. Sản phẩm của nền kinh tế vật chất có đặc điểm hàm lượng chất xám cao và giả trị .......... ( cao )

10. Toàn cầu hoá về kinh tế diễn ra trong các lĩnh vực: .............. ( sản xuất , đầu tư , thương mại ) .

11. Các công ty................... là một trong những nhân tố thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá ( quốc tế )

12. Toàn cầu hoá về kinh tế được thúc đẩy bởi 3 nhân tố : sự phát triển của các công ty quốc tế , chính
sách mở cửa của chính phủ và sự phát triển của các........................ ( tổ chức quốc tế )

13. Mở cửa kinh tế quốc gia là việc phát triển kinh tế dựa vào việc kết hợp hợp lý cả nguồn lực..............và
nguồn lực.................(trong nước, nước ngoài)

14. Các nước thực hiện hoạt động mở rộng giao lưu trên tất cả các lĩnh vực kinh tế , văn hóa, chính trị, xã
hội là biểu hiện của xu thế..............( toàn cầu hóa )

Chương 3. Thương mại quốc tế.


Phần I. Trắc nghiệm.

1. Thương mại quốc tế là hoạt động trao đổi các yếu tố sau :
a. Vốn
b. Hàng hóa dịch vụ
c. Sức lao động
d. Khoa học công nghệ

2. Các chủ thể tham gia thương mai quốc tế :


a. Ở trong cùng 1 quốc gia
b. ở trong cùng 1 địa phương
c. Ở các quốc gia khác nhau
d. Có cùng quốc tịch

3. Hoạt động thương mại quốc tế diễn ra trên:


a. Thị trường khu vực
b. Thij trường thế giới
c. Thị trường nước xuất khẩu
d. Thị trường khu vực, thế giới, nước xuất khẩu

4. Phương tiện để có thể thanh toán quốc tế là:


a. Đồng tiền mạnh của nước xuất khẩu, nhập khẩu
b. Đồng tiền mạnh
c. Đồng tiền mạnh của nước xuất khẩu
d. Đồng tiền mạnh của nước nhập nhẩu

5. Các chủ thể chính tham gia thương mại quốc tế là:
a. Doanh nghiệp, chính phủ
b. Tổ chức phi chính phủ
c. Tổ chức xã hội
d. Tổ chức chính trị

6. 1 quốc gia khi tham gia hoạt động thương mại quốc tế thì:
a. Lợi ích thương mại luôn tăng
b. Lợi ích thương mại luôn giảm
c. Lợi ích thương mại không thay đổi
d. Lợi ích thương mại có thể tăng có thể giảm
7. Trong những thập kỉ gần đây, hoạt động thương mại quốc tế phát triển với :
a. Tốc độ nhanh, quy mô nhỏ
b. Tốc độ chậm quy mô lớn
c. Tốc độ và quy mô không đổi
d. Tốc độ nhanh quy mô lớn

8. Theo tổ chức thương mại thế giới WTO, có bao nhiêu phương thức cung cấp dịch vụ quốc tế :
a. 3 phương thức
b. 4 phương thức
c. 5 phương thức
d. 6 phương thức

9. Đồng tiền được chọn để biểu thị giá quốc tế là:


a. Đồng tiền mạnh có khả năng tự do chuyển đổi
b. Bất kì đồng tiền nào có khả năng chuyển đổi
c. Đồng tiền của nước xuất khẩu lớn nhất
d. Đồng tiền của nước nhập khẩu lớn nhất

10. Theo điều kiện mua bán có các loại giá là


a. FOB,CIF
b. Giá yết bảng ở các sở giao dịch
c. Giá đấu giá ,giá đấu thầu
d. Giá tham khảo

12. Nhân tố ảnh hưởng đến giá quốc tế


a. Nhân tố lũng đoạn
b. Nhân tố cạnh tranh
c. Nhân tố giá trị của đồng tiền biểu thị qua giá
d. Nhân tố lũng đoạn, cạnh tranh, giá trị của đồng tiền biểu thị qua giá

13. Giá cả một đối tượng trao đổi trên thị trường thế giới tăng sẽ tác động đến chủ thể xuất khẩu
trong thời gian dài hạn :
a. Có lợi
b. Bất lợi
c. Vừa có lợi vừa bất lợi
d. Không có tác động

14. Giá cả 1 đối tượng trao đổi trên thị trường thế giới giảm sẽ tác động đến chủ thể xuất khẩu trong
thời gian dài hạn :
a. Có lợi
b. Bất lợi
c. Vừa có lợi vừa bất lợi
d. Không có tác động

15. Giá cả 1 đối tượng trao đổi trên thị trường thế giới tăng sẽ tác động đến chủ thế nhập khẩu trong
thời gian ngắn hạn
a. Có lợi
b. Bất lợi
c. Vừa có lợi vừa bất lợi
d. Không có tác động

16. Giá cả 1 đối tượng trao đổi trên thị trường thế giới giảm sẽ tác động đến chủ thế nhập khẩu trong
thời gian ngắn hạn
a. Có lợi
b. Bất lợi
c. Vừa có lợi vừa bất lợi
d. Không có tác dộng

19. Nhân tố ảnh hưởng đến tỉ giá hối đoái :


a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia
b. Tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia, yếu tố tâm lý, tình trạng cán cân thanh toán quốc
tế
c. Yếu tố tâm lý
d. Tình trạng cán cân thanh toán quốc tế

26. Khi cạnh tranh giữa những người bán mạnh hơn giữa những người mua, giá quốc tế có xu hướng
a. Tăng
b. Giảm
c. Ko đổi
d. Có thể tăng có thể giảm

27. Khi cạnh tranh giữa những người mua mạnh hơn giữa những người bán, giá quốc tế có xu hướng
a. Tăng
b. Giảm
c. Ko đổi
d. Có thể tăng có thể giảm

30. Khi cán cân thanh toán của 1 quốc gia thặng dư thì tỷ giá hối đoái có xu hướng:
a. ổn định
b. tăng
c. giảm
d. có thể tăng có thê giảm

31. khi cán cân thanh toán của 1 quốc gia thâm hụt thì tỷ giá hối đoái có xu hướng
a. ổn định
b. tăng
c. giảm
d. có thể tăng có thể giảm

32. khi mức độ lạm phát nội tệ cao hơn ngoại tệ tỷ giá hối đoái có xu hướng
a. ổn định
b. tăng
c. giảm
d. có thể tăng có thể giảm

33. khi mức độ lạm phát nội tệ thấp hơn ngoại tệ tỷ giá hối đoái có xu hướng
a. ổn định
b. tăng
c. giảm
d. có thể tăng có thể giảm
34. khi dân chúng có xu hướng tích trữ ngoại tệ thì tỷ giá hối đoái có xu hướng
a. ổn định
b. tăng
c. giảm
d. có thể tăng có thể giảm

37. Quy chế MFN là quy chế yêu cầu các bên tham gia trong quan hệ kinh tế thương mại dành cho
nhau những điều kiện ưu đãi :
a. Kém hơn những ưu đãi mà mình dành cho những nước khác
b. Cao hơn những ưu đãi mà mình dành cho nước khác
c. Không kém hơn những ưu đãi mà mình dành cho nước khác
d. Bằng những ưu đãi mình dành cho những nước khác

38. Quy chế MFN:


a. Ko có cam kết , ko có tính ăn theo
b. Có tính cam kết, có tính ăn theo
c. Ko có tính cam kết, có tính ăn theo
d. Có tính cam kết, ko có tính ăn theo

39. Những ưu đãi trong quy chế MFN mà các bên dành cho nhau gồm
a. Thuế quan
b. Phí
c. Thủ tục hành chính
d. Lệ phí
40. Quy chế NT nhằm thực hiện không phân biệt đối xử giữa:

a. Hàng hóa nước ngoài vs nhau

b. Hàng hóa và nhà kinh doanh trong nước với nước ngoài

c. Hàng hóa và nhà kinh doanh trong nước với nhau

d. Hàng hóa trong nước với nhau

41. Những ưu đãi trong quy chế NT mà các bên dành cho nhau gồm
a. thuế
b. phí ,lệ phí nội địa
c. thủ tục hành chính
d. thuế , phí, lệ phí nội địa, thủ tục hành chính

42. Mục đích của quy chế NT là các bên


a. Dành ưu đãi ngày càng nhiều hơn cho nhau
b. Dành ưu đãi ngày càng ít hơn cho nhau
c. Thực hiện phân biệt đối xử
d. Thực hiện ko phân biệt đối xử
43. Nguyên tắc cơ bản trong thương mại quốc tế là :
a. Có đi có lại
b. Ko phân biệt đối xử
c. Dễ dự đoán
d. Công khai minh bạch

45. Các bên dành cho nhau những điều kiện ưu đãi không kém hơn những ưu đãi mà mình dành cho
các nước khác là biểu hiện của
a. Nguyên tắc tương hỗ
b. Quy chế MFN
c. Quy chế NT
d. Nguyên tắc công khai minh bạch

48. Mục đích của quy chế NT là:

a. Hạn chế sự phát triển của kinh tế quốc tế


b. Thực hiện phân biệt đối xử
c. Thực hiện phân biệt đối xử và hạn chế thương mại quốc tế phát triển
d. Thực hiện không phân biệt đối xử

49. Khi một quốc gia thực hiện chính sách thương mại bảo hộ thì:

a. Có thể nhạp khẩu các yếu tố đầu vào với giá rẻ


b. Có thể nhập khẩu hàng hóa với giá rẻ
c. Bảo vệ được hàng hóa chưa đủ sức cạnh tranh
d. Hàng hóa sẽ phong phú và đa dạng hơn

50. Chính sách thương mại tự do là chính sách thương mại mà nhà nước:

a. Đóng cửa thị trường nội địa


b. Tăng cường sử dụng hàng rào thuế quan
c. Tăng cường sử dujnh hàng rào phi thuế quan
d. Thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử

51. Chính sách thương mại bảo hộ là chính sách thương mại mà nhà nước:

a. Đóng cửa thị trường nội địa với hàng hóa chưa đủ sức cạnh tranh

53. Một quốc gia thường áp dụng chính sách thương mại tự do khi:

a. Thị trường thế giới biến động


b. Thị trường thế giới ổn định
c. Thị trường thế giới ổn định và quan hệ kinh tế thương mại với các nước thân thiện
d. Quan hệ kinh tế với các nước thân thiện

54. Thực hiện chính sách thương mại bảo hộ làm cho thị trường hàng hóa trong nước:

a. Đơn điệu, người tiêu dùng được lợi


b. Đa dạng, người tiêu dùng được lợi
c. Đơn điệu, người tiêu dùng không được lợi
d. Đa dạng, người tiêu dùng không được lợi

55. Thực hiện không phân biệt đối xử là mục đích của:

a. Quy chế MFN


b. Quy chế NT
c. Quy chế NT và quy chế MFN
d. Nguyên tắc có đi có lại

56. Một quốc gia nên áp dụng chính sách thương mại bảo hộ khi:

a. Thị trường thế giới nhiều biến động


b. Nền kinh tế đủ mạnh
c. Thị trường thế giới ổn định
d. Quan hệ kinh tế thương mại với các nước thân thiện

57. Trong số các biện pháp sau, biện pháp nào thuộc nhóm rào cản tài chính?

a. Cấm xuất khẩu


b. Thuế nội địa
c. Hạn ngạch
d. Giấy phép xuất khẩu hàng hóa

58. Trong số các biện pháp sau, biện pháp nào thuộc nhóm hỗ trợ xuất khẩu:

a. Phá giá nội tệ


b. Thuế quan
c. Hạn ngạch
d. Đặt cọc

59. Trong số các biện pháp sau, biện pháp nào thuộc nhóm hỗ trợ xuất khẩu?

a. Các tiêu chuẩn kỹ thuật trong thương mại


b. Tín dụng xuất khẩu
c. Thuế nội địa
d. Giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa

61. Trong các biện pháp sau, biện pháp nào thuộc nhóm rào cản phi tài chính

a. Thuế xuất khẩu


b. Thuế nội địa
c. Đặt cọc nhập khẩu
d. Tiêu chuẩn kỹ thuật trong thương mại

62. Trong số các biện pháp sau, biện pháp nào thuộc nhóm rào cản tài chính phi thuế quan?

a. Thuế xuất khẩu


b. Thuế nội địa
c. Thuế nhập khẩu
d. Tiêu chuẩn kỹ thuật trong thương mại

63. Việc áp dụng biện pháp thuế quan để điều tiết việc xuất , nhập khẩu một hàng hóa sẽ làm cho số
lượng hàng hóa đó:

a. Tăng lên
b. Giảm đi
c. Có thể tăng, có thể giảm
d. Không thay đổi

64. Việc áp dụng hạn ngạch để điều tiết việc xuất, nhập khẩu một hàng hóa sẽ làm cho số lượng hàng hóa
đó :

a. Tăng lên
b. Giảm đi
c. Có thể tăng, có thể giảm
d. Không thay đổi

65. Biện pháp có thể được áp dụng nhằm mục đích:

a. Phát triển thương mại quốc tế


b. Bảo vệ người tiêu dùng
c. Bảo vệ hộ sản xuất trong nước
d. Chống gian lận thương mại

66. Tỷ lệ đặt cọc nhập khẩu phụ thuộc:

a. Mức độ bảo hộ của nhà nước đối với từng hàng hóa
b. Giá trị hàng hóa
c. Mối quan hệ với nước xuất khẩu
d. Khối lượng hàng hóa

67. Một trong các nội dung chủ yếu trong hiệp định thương mại là những ký kết về:

a. Tăng rào cản thương mại


b. Bảo hộ thị trường nội địa
c. Giải quyết tranh chấp trong thương mại
d. Hạn chế nhập khẩu

68. Chủ thể tham gia ký kết hiệp định thương mại là:

a. Chính phủ và doanh nghiệp


b. Doanh nghiệp
c. Chính phủ
d. Cá nhân
69. Thuế quan bảo hộ sản xuất trong nước vì thuế quan có thể làm:

a. Giảm giá hàng hóa sản xuất trong nước


b. Tăng giá hàng nhập khẩu
c. Tăng giá hàng sản xuất trong nước
d. Giảm giá hàng nhập khẩu

70. Đặt cọc nhập khẩu là biện pháp nhà nước nhập khẩu quy định chủ hàng nhập khẩu phải đặt cọc một
khoản ngoại tệ tại ngân hàng thương mại:

a. Trước khi nhập khẩu hàng hóa


b. Sau khi nhập khẩu hảng hóa
c. Trong khi nhập khẩu hàng hóa
d. Bất cứ lúc nào

71. Khi áp dụng biện pháp đặt cọc nhập khẩu để điều tiết số lượng hàng nhập khẩu, nhà nước sử dụng:

a. Thuế nhập khẩu


b. Giá hàng nhập khẩu
c. Tỷ giá hối đoái
d. Tỷ lệ đặt cọc

72. Việc nhà nước quy định giới hạn tối đa về khối lượng(hoặc giá trị) hàng hóa được phép nhập khẩu
hoặc xuất khẩu trong một thời kỳ là biện pháp:

a. Thuế quan
b. Đặt cọc nhập khẩu
c. Sử dụng công cụ tiền tệ
d. Hạn ngạch

73. Nhóm nước nào quy định yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật cao, khắt khe:

a. Phát triển
b. Đang phát triển
c. Chậm phát triển
d. Công nghiệp mới

74. Biện pháp nào không phải là rào cản tài chính trong thương mại quốc tế là:

a. Hạn ngạch
b. Thuế quan
c. Thuế nội địa
d. Đặt cọc nhập khẩu

75. Biện pháp nào được thực hiện nhằm mục đích phát triển thương mại quốc tế?

a. Ký kết hợp định thương mại


b. Tài chính
c. Kỹ thuật
d. Hành chính, pháp lý

76. Năm 2004, Hoa Kỳ thực hiện cấm nhập khẩu sản phẩm gà đã qua chế biến của Thái Lan, Hoa Kỳ thực
hiện biện pháp nào trong thương mại quốc tế:

a. Hạn chế nhập khẩu


b. Rào cản kỹ thuật
c. Cấm nhập khẩu
d. Thuế quan

77. Tháng 5/2019,có 9 lô hàng thủy sản của Việt Nam bị từ chối khi nhập vào EU do những lô hàng này
không đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm của EU,EU đã thực hiện biện pháp nào trong thương mại
quốc tế:

a. Hạn chế nhập khẩu


b. Thuế quan
c. Cấm nhập khẩu
d. Biện pháp kỹ thuật trong thương mại

78. Biện pháp phi tài chính nào thể hiện tính bảo hộ cao nhất:

a. Hạn chế số lượng


b. Mang tính kỹ thuật
c. Cấm nhập khẩu
d. Hạn ngạch

79. Thực hiện biện pháp nào trong thương mại quốc tế phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển của quốc
gia

a. Giấy phép và hạn ngạch


b. Ký kết hiệp định thương mại
c. Thuế quan
d. Biện pháp kĩ thuật trong thương mại

81. Xu hướng áp dụng hạn ngạch và rào cản kỹ thuật:

a. Hạn ngạch tăng và rào cản kỹ thuật giảm


b. Hạn ngạch giảm và rào cản kỹ thuật tăng
c. Hạn ngạch tàn và rào cản kỹ thuật tăng
d. Hạn ngạch giảm và rào cản kỹ thuật giảm

Phần II. Chọn đáp án đúng sai

1. Các nước đang phát triển chỉ thực hiện chính sách thương mại bảo hộ? Đúng hay sai?

a. Đúng
b. Sai

2. Các nước phát triển chỉ thực hiện chính sách thương mại tự do? Đúng hay sai?

a. Đúng
b. Sai

3. Quy chế MFN làm xuất hiện hiện tượng “ ăn theo”. Đúng hay sai?

a. Đúng
b. Sai

4. Nước A dành cho nước B một số ưu đãi về thuế quan và nước A cũng dành những ưu đãi tương tự cho
nước C là biểu hiện của quy chế MFN. Đúng hay sai?

a. Đúng
b. Sai

5. Lộ trình mở cửa thị trường nội địa có thể được áp dụng như nhau cho tất cả các mặt hàng. Đúng hay
sai?

a. Đúng
b. Sai

6. Khi thực hiện chính sách thương mại bảo hộ có giới hạn, việc sử dụng ngoại tệ sẽ hợp lý và tiết kiệm
hơn. Đúng hay sai?

a. Đúng
b. Sai

7. Xu hướng áp dụng rào cản kỹ thuật trong tương lai ngày càng giảm. Đúng hay sai?

a. Đúng
b. Sai

8. Trong đặt cọc nhập khẩu, đối với những hàng hóa Nhà nước cần hạn chế nhập khẩu thì Nhà nước đưa
ra tỷ lệ đặt cọc nhập khẩu càng lớn. Đúng hay sai?

a. Đúng
b. Sai

9. Thuế nội địa không góp phần điều tiết thương mại quốc tế. Đúng hay sai?

a. Đúng
b. Sai

10. Thuế quan là công cụ để phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại và gây áp lực đối với các bạn
hàng trong quá trình đàm phán. Đúng hay sai?

a. Đúng
b. Sai

11. Trợ cấp đèn xanh là trợ cấp trực tiếp, gây bóp méo thương mại. Đúng hay sai?

a. Đúng
b. Sai

12. Trợ cấp xuất khẩu là những khoản hỗ trợ của tư nhân dành cho các doanh nghiệp sản xuất cà kinh
doanh hàng xuất khẩu. Đúng hay sai?

a. Đúng
b. Sai

13. Ký kết hiệp định thương mại quốc tế là biện pháp nhằm hạn chế thương mại quốc tế. Đúng hay sai?

a. Đúng
b. Sai

14. Tín dụng xuất khẩu là một trong những rào cản thương mại quốc tế. Đúng hay sai?

a. Đúng
b. Sai

18. Khi giá quốc tế giảm, các chủ thể xuất khẩu vẫn có thể tăng được lợi nhuận? Đúng hay sai?

a. Đúng
b. Sai

19. Các chủ thể nhập khẩu nên chọn nhập khẩu theo giá CIF

a. Đúng
b. Sai

20. Các chủ thể nhập khẩu nên chọn nhập khẩu theo giá FOB

a. Đúng
b. Sai

21. Các chủ thể xuất khẩu nên chọn xuất khẩu theo giá CIF

a. Đúng
b. Sai

22. Các chủ thể xuất khẩu nên chọn xuất khẩu theo giá FOB

a. Đúng
b. Sai

23. Khi tỷ giá hối đoái giảm chỉ tác động tích cực đến thương mại quốc tế

a. Đúng
b. Sai

24. Khi tỷ giá hối đoái giảm chỉ tác động tiêu cực đến thương mại quốc tế

a. Đúng
b. Sai

25. Khi tỷ giá hối đoái tăng chỉ tác động tích cực đến thương mại quốc tế

a. Đúng
b. Sai

26. Tỷ giá hối đoái chỉ biến động tác động đến thương mại quốc tế trong ngắn hạn và dài hạn là tương tự
nhau

a. Đúng
b. Sai

27. Khi cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia thâm hụt thì tỷ giá hối đoái có xu hướng ổn định và giảm

a. Đúng
b. Sai

28. Khi cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia thặng dư thì tỷ giá hối đoái có xu hướng ổn định và giảm

a. Đúng
b. Sai

29. Khi tỷ giá hối đoái tăng chỉ tác động tích cực đến thương mại quốc tế

a. Đúng
b. Sai

30. Khi cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia thâm hụt thì tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng

a. Đúng
b. Sai

31. Tỷ giá hối đoái biến động tác động đến thương mại quốc tế trong ngắn hạn và dài hạn là khác nhau:

a. Đúng
b. Sai

32. Doanh nghiệp VN nhập khẩu 1 lô máy móc thiết bị của Xí nghiệp máy móc cơ khí Thượng Hải (TQ),
VND có thể được dùng trong thanh toán. Đúng hay sai?

a. Đúng
b. Sai

Phần III : Điền vào chỗ trống cụm từ phù hợp


1. MFN là qui chế yêu cầu các bên tham gia trong quan hệ kinh tế - thương mại dành cho nhau những
điều kiện ưu đãi....................... những ưu đãi mà mình dành cho các nước khác. ( không kém hơn )

2. NT là qui chế yêu cầu các quốc gia thực hiện những biện pháp nhằm đảm bảo cho sản phẩm nước
ngoài và cả nhà cung cấp những sản phẩm đó được đối xử trên thị trường nội địa...................... ưu đãi hơn
các sản phẩm nội địa và nhà cung cấp nội địa ( không kém hơn )

5. Mục đích của qui chế đối xử tối huệ quốc trong hệ thống thương mại đa phương là nhằm tạo sự bình
đẳng về cơ hội...................... bình đẳng giữa các thành viên khi vào thị trường của một thành viên nào đó .
( cạnh tranh / kinh doanh )

8. Mục tiêu của bảo hộ thương mại là để bảo vệ................bảo vệ lợi ích quốc gia trước sự thâm nhập ngày
càng mạnh mẽ của hàng hoá và dịch vụ nước ngoài . ( thị trường nội địa / hàng hóa và dịch vụ trong
nước / hàng hóa trong nước )

9. Tự do thương mại là thực hiện nguyên tắc................. ( không phân biệt đối xử )

10. Bảo hộ thương mại là thực hiện nguyên tắc.................... ( phân biệt đối xử )

11. ................ là văn bản ngoại giao do hai hay nhiều quốc gia ký kết về những điều kiện để tiến hành các
hoạt động thương mại . ( Hiệp định thương mại )

13. Hỗ trợ ............ là việc Chính phủ sử dụng một số công cụ và biện pháp nhằm tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp theo hướng tạo thuận lợi cho hàng hoá và dịch vụ trong nước xuất khẩu ra thị trường nước ngoài
. ( xuất khẩu )

14. Hỗ trợ xuất khẩu là việc Chính phủ sử dụng một số công cụ và biện pháp nhằm tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp theo hướng ........ cho hàng hoá và dịch vụ trong nước xuất khẩu ra thị trường nước ngoài . (
tạo thuận lợi thúc đẩy / hỗ trợ )

15. Hiệp định Trợ cấp và các biện pháp đối kháng ( SCM ) chia trợ cấp thành........ loại. ( 3 / ba / Ba /
BA )

16. Thuế quan là thuế đánh vào hàng hoá khi di chuyển qua ........... của một quốc gia ( cửa khẩu / biên
giới ) .

17 . .......... là biện pháp nhà nước quy định chủ hàng nhập khẩu phải đặt cọc tại ngân hàng thương mại
một khoản ngoại tệ trước khi nhập khẩu hàng hoá . ( Đặt cọc nhập khẩu )

18. Đặt cọc nhập khẩu là biện pháp nhà nước quy định chủ hàng nhập khẩu phải đặt cọc tại ngân hàng
thương mại một khoản ............ trước khi nhập khẩu hàng hoá . ( tiền / ngoại tệ )

19. Hạn ngạch là giới hạn.............. về khối lượng hoặc giá trị hàng hoá được phép nhập khẩu hoặc xuất
khẩu trong 1 thời kỳ . ( tối đa/ cao nhất /lớn nhất )

20. Rào cản kỹ thuật là ............. đưa ra yêu cầu về quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm , đòi
hỏi sản phẩm xuất khẩu hay nhập khẩu phải đạt tới tiêu chuẩn nhất định mới được xuất khẩu ra thị trường
nước ngoài hay được nhập khẩu vào thị trường nội địa . ( Nhà nước / Chính phủ / nhà nước chính
phủ )
21. Để giảm chi ngoại tệ, nước nhập khẩu nên mua hàng theo giá............ ( FOB )

22. Để tăng thu ngoại tệ, nước xuất khẩu nên bán hàng theo giá............ ( CIF )

23. Khi giá một mặt hàng trên thị trường thế giới giảm , xuất khẩu mặt hàng đó có thể..............( gặp bất
lợi gặp khó khăn )

24. Một quốc gia nếu xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm thì tỷ giá hối đoái có xu hướng ............. ( giảm )

25. Giá một đơn vị ngoại tệ được xác định bằng số lượng nhất định đơn vị nội tệ là cách yết giá ...............
trực tiếp )

26. Tỷ giá hối đoái tăng nhanh trong dài hạn chứng tỏ môi trường đầu tư trong nước ......................., các
nhà đầu tư trong nước đầu tư vốn ra nước ngoài ngày càng nhiều. (bất lợi/ không tốt)

Chương 4. Những vấn đề cơ bản về ĐTQT.


Phần I. Trắc nghiệm.

1. Trao đổi quốc tế về vốn là hoạt động di chuyển vốn từ nước này sang nước khác nhằm:

a. Đầu tư kinh doanh I

b. Du lịch nước ngoài

c. Du học

d. Mua sắm hàng hóa

2. Vốn đầu tư quốc tế có thể là :

a. Ngoại tệ mạnh

b. Lao động

c. Sản phẩm tiêu dùng

d. Bất kỳ đồng tiền nào

3. Chủ thể tham gia trao đổi quốc tế về vốn là :

a. Chính phủ các nước, các công ty, các tổ chức xã hội

b. Các tập đoàn, Chính phủ các nước

c. Các tổ chức kinh tế quốc tế, tổ chức xã hội

d. Các tổ chức xã hội, các tập đoàn

4. Chênh lệch yếu tố này là một trong những nguyên nhân dẫn đến hoạt động đầu tư quốc tế :
a. Trình độ giáo dục

b. Dân số

c. Mức sống

d. Tỷ suất lợi nhuận

5. Vốn quốc tế di chuyển :

a. Từ nước bất kỳ nảy sang nước bất kỳ khác

b. Từ nơi thiếu vốn sang nơi thừa vốn

c. Từ nơi có tỷ suất lợi nhuận cao đến nơi có tỷ suất lợi nhuận thấp

d. Từ nơi có tỷ suất lợi nhuận thấp đến nơi có tỷ suất lợi nhuận cao

8. Chủ thể đầu tư quốc tế trực tiếp là :

a. Chính phủ các nước

b. Công ty đa quốc gia

c. Tổ chức phi chính phủ

d. Tổ chức xã hội

9. Mặt trái của đầu tư quốc tế trực tiếp đối với nước nhận đầu tư là :

a. Tăng thu thuế vào ngân sách nhà nước

b. Gây ô nhiễm môi trường

c. Chuyển giao công nghệ mới

d. Tạo công ăn việc làm cho lao động

10. Hình thức đầu tư quốc tế nào mà lợi nhuận thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của bên nhận
vốn ?

a. Tín dụng thương mại quốc tế đa phương

b. Tín dụng thương mại quốc tế song phương

c. Mua cổ phiếu doanh nghiệp nước ngoài

d. Mua trái phiếu chính phủ nước ngoài

11. Hình thức đầu tư quốc tế gián tiếp có độ an toàn cao nhất là đầu tư vào :

a. Cổ phiếu
b. Trái phiếu doanh nghiệp

c. Trái phiếu chính phủ

d. Chứng chỉ quỹ đầu tư

12. Hình thức đầu tư quốc tế nào có khả năng thu hút vốn của các nhà đầu tư có số vốn nhỏ?

a. Cho vay theo hính thức tín dụng thương mại quốc tế

b. Thành lập doanh nghiệp liên doanh

c. Hợp đồng hợp tác kinh doanh

d. Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp

13. Chủ thể tiếp nhận vốn ODA từ nhà tài trợ quốc tế là:

a. Chính phủ

b. Doanh nghiệp nhà nước

c. Doanh nghiệp tư nhân

d. Tổ chức chính trị

14. Chủ thể cung cấp vốn ODA là :

a. Tổ chức tài chính quốc tế, Chính phủ các nước

b. Chính phủ các nước, tổ chức xã hội

c. Công ty quốc tế, Chính phủ các nước

d. Tổ chức kinh tế quốc tế , công ty quốc tế

15.Chính phủ nên ưu tiên sử dụng dòng vốn nào để đầu tư dự án hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho người dân
?

a. ODA ưu đãi

b. Phải hành trái phiếu chính phủ

c. Tín dụng thương mại quốc tế

d. Vay nợ trên thị trường tự do

17. Chính phủ các nước đang phát triển cần vốn cho xây dựng hạ tầng, huy động dòng vốn nào sau đây là
tốt nhất ?

a. Hỗ trợ phải triển chính thức


b. Phát hành cổ phiêu

c. Vay qua tín dụng thương mại quốc tế

d. Vay qua phát hành trái phiếu quốc tế

19. Thu nhập từ đầu tư quốc tế gián tiếp vào cổ phiếu

a. Không ổn định

b. Chắc chắn cao

c. Dự đoán trước được

d. Không phụ thuộc vào lượng vốn đầu tư

20. Trong hình thức nào Chính phủ vay vốn quốc tế theo lãi suất thị trường?

a. Đầu tư quốc tế trực tiếp

b. Đầu tư quốc tế gián tiếp

c. Tín dụng thương mại quốc tế

d. Hỗ trợ phát triển chính thức

21. Tư nhân trong nước thường vay vốn quốc tế theo hình thức :

a. Tín dụng từ tư nhân nước ngoài

b. ODA ưu đãi

c. Tín dụng từ các tổ chức tài chính quốc tế

d. Tín dụng từ Chính phủ nước ngoài

22. Dòng vốn ODA ưu đãi có những ưu điểm :

a. Không phải hoàn trả

b. Lãi suất thấp

c. Đáp ứng vốn nhanh

d. Thời gian vay ngắn

23. Hình thức đầu tư nào phụ thuộc chủ yếu vào quan hệ thân thiện giữa các quốc gia?

a. ODA không hoàn lại và phát hành trái phiếu quốc tế

b. ODA không hoàn lại và tín dụng thương mại quốc tế


c. Tín dụng thương mại song phương và đa phương

d. ODA không hoàn lại và ODA ưu đãi

27. Trong FDI, bên nhận đầu tư:

a. Thu hút được lượng vốn lớn và chủ động bố trí cơ cấu đầu tư

b. Chắc chắn thu hút được công nghệ hiện đại

c. Chủ động bố trí được cơ cấu đầu tư

d. Khó bố trí cơ cấu đầu tư

29. Các dòng vốn quốc tế di chuyển:

a. Chỉ từ các nước phát triển sang nhau

b. Chỉ từ các nước đang phát triển sang nhau

c. Chỉ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển

d. Từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển và ngược lại

30. Các lĩnh vực thu hút đầu tư quốc tế trong thời kỳ phát triển kinh tế tri thức tập trung vào

a. Ngành sử dụng lao động chân tay

b. Trí tuệ nhân tạo

c. Khai thác tài nguyên thiên nhiên

d. Sản xuất sản phẩm tiêu hao nhiều nguyên liệu

31. Trong FDI, Chính phủ các nước quy định mức góp vốn đối với chủ đầu tư nước ngoài là:

a. Mức tối đa

b. Mức trung bình

c. Mức tối thiểu

d. Không quy định

32. Bên nhận đầu tư quốc tế gián tiếp :

a. Không chủ động trong việc sử dụng vốn đầu tư

b. Thu hút được công nghệ hiện đại

c. Chủ động trong việc sử dụng vốn đầu tư


d. Học hỏi kinh nghiệm quản lý

33. Hình thức đầu tư quốc tế gián tiếp nào mà lợi nhuận thu được chủ yếu phụ thuộc vào kết quả kinh
doanh ?

a. Đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp

b. Đầu tư vào trái phiếu chính phủ

c. Đầu tư vào cổ phiếu

d. Đầu tư giản tiếp qua thị trường chứng khoán

34. Bên nhận vốn ODA là các nước

a. Phát triển và công nghiệp mới

b. Phát triển và đang phát triển

c. Đang phát triển và chậm phát triển

d. Đang phát triển và công nghiệp mới

36. Điểm giống nhau giữa FDI và đầu tư quốc tế gián tiếp là:

a. Tỷ lệ góp vốn đối với chủ đầu tư

b. Quyền sử dụng

c. Vốn được sử dụng tại nước nhận đầu tư

d. Vốn thuộc sở hữu của người sử dụng vốn

38. Nhà tài trợ quốc tế trong ODA là :

a. Doanh nghiệp

b. Chính phủ các nước phát triển

c. Công ty quốc tế

d. Tổ chức xã hội

39. Các dòng vốn quốc tế có thể tạo ra nợ chính phủ là :

a. Trái phiếu chính phủ

b. Trái phiếu doanh nghiệp

c. Cổ phiếu doanh nghiệp

d. ODA không hoàn lại


40. Các dòng vốn quốc tế không tạo ra nợ chính phủ là :

a. Trái phiếu chính phủ

b. Trái phiếu doanh nghiệp

c. Tín dụng thương mại quốc tế của chính phủ

d. ODA hoàn lại

42. Dòng vốn đầu tư quốc tế có thể tạo ra nợ chính phủ là:

a. Cổ phiếu doanh nghiệp

b. ODA không hoàn lại

c. FDI

d. Tín dụng thương mại quốc tế do chính phủ bảo lãnh

44. ODA là hình thức đầu tư quốc tế mà nước nhận đầu tư

a. Vay theo lãi suất thị trường

b. Vay theo các điều kiện ưu đãi

c. Nhanh được đáp ứng vốn

d. Không phải chấp nhận các điều kiện ràng buộc

45. Các hình thức đầu tư gián tiếp qua thị trường chứng khoán :

a. Dều gây nợ cho nước nhận vốn

b. Giúp chủ đầu tư có thể rút vốn khỏi nước nhận vốn

c. Luôn mang lại thu nhập cho chủ đầu tư

d. Giúp chủ đầu tư tránh được hàng rào bảo hộ thương mại

Phần II. Chọn đáp án đúng sai

1. Trao đổi quốc tế về vốn là hoạt động di chuyển vốn từ nơi này sang nơi khác nhằm đầu tư kinh doanh
mang lại lợi ích cho các bên tham gia.

a. Đúng
b. Sai

2. Bản chất kinh tế của đầu tư quốc tế là xuất nhập khẩu tư bản.

a. Đúng
b. Sai
3. Đầu tư quốc tế là giải pháp trung hòa giữa hai xu thế tự do thương mại và bảo hộ thương mại.

a. Đúng
b. Sai

4. Do có sự chênh lệch tỷ suất lợi nhuận, dòng vốn quốc tế di chuyển từ nơi có tỷ suất lợi nhuận cao đến
nơi có tỷ suất lợi nhuận thấp.

a. Đúng
b. Sai

5. Một nước thực hiện chính sách mở cửa sẽ thúc đẩy các biện pháp thu hút vốn đầu tư quốc tế như : ưu
đãi thuế cho doanh nghiệp nước ngoài , hạn chế nhập khẩu máy móc thiết bị,....

a. Đúng
b. Sai

6. Chính phủ không cần phải quản lý luồng vốn nước ngoài vào khu vực tư nhân trừ phần vốn tư nhân vay
nước ngoài mà Chính phủ bảo lãnh.

a. Đúng
b. Sai

7. Đầu tư trực tiếp có thể làm cho nước nhận đầu tư bị rơi vào tình trạng mất cân đổi cơ cấu đầu tư theo
ngành và vùng lãnh thổ.

a. Đúng
b. Sai

8. Đầu tư vào trái phiếu chính phủ ở các nước đang phát triển hoàn toàn không có rui ro.

a. Đúng
b. Sai

9. Nước nhận vốn đầu tư quốc tế gián tiếp có thể trở thành “ con nợ ” của nước ngoài.

a. Đúng
b. Sai

10. Khi đầu tư quốc tế gián tiếp qua thị trường chứng khoán , chủ đầu tư có thể dễ dàng rút vốn.

a. Đúng
b. Sai

11. Các hình thức đầu tư quốc tế đều giúp bên nhận vốn tiếp nhận công nghệ mới.

a. Đúng
b. Sai
12. Mọi hình thức đầu tư quốc tế đều có thể giúp chủ đầu tư tránh được rào cản thương mại của nước
nhận vốn đầu tư.a. Đúng

a. Đúng
b. Sai

13. Trong hình thức tín dụng thương mại quốc tế, các nước được vay với các điều kiện ưu đãi như lãi suất
thấp và dài hạn.

a. Đúng
b. Sai

14. Hình thức ODA giúp các nước đang phát triển được tiếp cận nguồn vốn có lãi suất thấp.

a. Đúng
b. Sai

15. Hiện nay, các nước thực hiện đầu tư ra nước ngoài chỉ là các nước công nghiệp phát triển.

a. Đúng
b. Sai

16. Hiện nay, vốn ODA vào Việt Nam đang có xu hướng giảm.

a. Đúng
b. Sai

Phần III : Điền vào chỗ trống cụm từ phù hợp

1. Bản chất kinh tế của trao đổi quốc tế về vốn là.............( xuất nhập khẩu tư bản/ xuất nhập khẩu
vốn)

2. Quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn gắn liền với chủ đầu tư là hình thức......... ( FDI / đầu tư quốc tế
trực tiếp )

3. Thời gian của hoạt động đầu tư FDI thường ........... ( dài / dài hạn )

4. Hiệu quả đầu tư FDI.................. kết quả sản xuất kinh doanh, lượng vốn góp. ( phụ thuộc / phụ thuộc
vào )

5. Trong FDI, pháp luật nước nhận đầu tư thường quy định tỷ lệ góp vốn............... đối với chủ đầu tư
nước ngoài ( tối thiểu )

6. Đầu tư quốc tế gián tiếp là hình thức đầu tư quốc tế, trong đó, chủ sở hữu vốn.................. điều hành
hoạt động sử dụng vốn ( không trực tiếp / không tham gia )

7. Đầu tư gián tiếp của nước ngoài qua................ là đầu tư quốc tế vào một quốc gia thông qua việc mua
cổ phiếu hoặc trái phiếu của tư nhân nước ngoài. ( thị trường chứng khoán / thị trường tài chính )
8. Đối với hình thức đầu tư quốc tế..............., trong thời gian sử dụng vốn đầu tư, quyền sở hữu và quyền
sử dụng vốn tách rời nhau. ( gián tiếp )

9. Trong hình thức đầu tư quốc tế gián tiếp, pháp luật nước nhận đầu tư thường khống chế tỷ lệ sở hữu giá
trị cổ phiếu............. đối với chủ đầu tư nước ngoài. ( tối đa )

10. Trong hình thức đầu tư quốc tế gián tiếp , khả năng thu hút ............. hiện đại , phương pháp quản lý
tiên tiến của bên nhận đầu tư là hạn chế ( công nghệ khoa học /khoa học công nghệ / khoa học kỹ thuật
/ khoa học kĩ thuật )

11. Trong hình thức tín dụng thương mại quốc tế, lãi suất cho vay là lãi suất.................(thị trường/
không ưu đãi/ cao)

13. ODA ưu đãi có lãi suất........và thời hạn vay dài. ( ưu đãi/ thấp/ rất thấp)

14. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư quốc tế gián tiếp phụ thuộc vào trình độ quản lý, sử dụng vốn của
bên............(nhận đầu tư/ nhận vốn đầu tư/ sử dụng vốn/ sử dụng vốn đầu tư)

19. Hiện nay, dòng vốn ODA vào VN có xu hướng...........(giảm/ giảm dần/ giảm đi/ giảm xuống/ ít)

Chương 5. Hội nhập kinh tế quốc tế.


Phần I. Trắc nghiệm.

1. Chủ thể tham gia liên kết kinh tế quốc tế là

a. Tổ chức phi chính phủ, tổ chức kinh tế quốc tế

b. Tổ chức phi chính phủ, chính phủ

c. Tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp

d. Doanh nghiệp, chính phủ

2. Bản chất của liên kết kinh tế quốc tế là :

a. Hợp tác về an ninh của các thành viên

b. Hợp tác về xã hội giữa các thành viên

c. Phân công lao động quốc tế ở trình độ cao

d. Hợp tác về chính trị giữa các nước thành viên

3. Chủ thể tham gia vào hình thức liên kết kinh tế quốc tế tư nhân là :

a . Các công ty quốc tế, các tập đoàn kinh tế

b . Chính phủ các nước


c. Các công ty quốc tế, chính phủ

d. Các tổ chức kinh tế quốc tế

4. Mục đích cuối cùng của việc hình thành liên kết kinh tế quốc tế là :

a. Mang lại lợi ích cho các thành viên

b. Thực hiện các quy định chung

c. Tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng

d. Dành ưu đãi cho các thành viên

5. Trong liên kết kinh tế quốc tế tư nhân, các thành viên có thể cùng thực hiện :

a. Chính sách kinh tế, chính sách tiền tệ chung

b. Biểu thuế quan chung, đồng tiền chung

c. Chính sách tiền tệ chung, đồng tiền chung

d. Hoạt động mua bán và sáp nhập

6. Chủ thể tham gia liên kết kinh tế quốc tế nhà nước là các :

a. Chính phủ

b. Doanh nghiệp

c. Tổ chức phi chính phủ

d. Tổ chức kinh tế quốc tế

7. Mục tiêu hình thành của khu vực mậu dịch tự do là :

a. Xây dựng biểu thuế quan chung

b. Phát hành đồng tiền chung

c. Hình thành chính sách kinh tế chung

d. Hình thành thị trường thống nhất về hàng hóa, dịch vụ

8. Mục tiêu hình thành của liên minh thuế quan là :

a. Xây dựng biểu thuế quan chung

b. Phát hành đồng tiền chung

c. Hình thành chính sách kinh tế chung


d. Hình thành thị trường thống nhất về hàng hóa, dịch vụ

9. Hình thức liên kết kinh tế quốc tế nào dưới đây có mức độ liên kết thấp nhất ?

a. Thị trường chung

b. Liên minh thuế quan

c. Liên minh tiền tệ

d. Liên minh kinh tế

10. Mục đích của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN ( AFTA ) là :

a. Xây dựng biểu thuế quan chung

b. Phát hành đồng tiền chung

c. Hình thành chính sách kinh tế chung

d. Hình thành thị trường thống nhất về hàng hóa, dịch vụ

13. Hình thức nào dưới đây không cho phép vốn và sức lao động di chuyển tự do qua biên giới :

a. Khu vực mậu dịch tự do

b . Liên minh thuế quan

c. Thị trường chung

d. Khu vực mậu dịch tự do và Liên minh thuế quan

Phần II. Chọn đáp án đúng sai

1. Liên kết kinh tế quốc tế ở trình độ càng cao thì mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt

a. Đúng
b. Sai

2. Liên kết kinh tế quốc tế nhà nước tạo điều kiện cho các thành viên khai thác có hiệu quả hơn các
nguồn lực có lợi thế của mình.

a. Đúng
b. Sai

3. Liên kết kinh tế quốc tế nhà nước tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước thành viên
theo hướng hợp lý hơn

a. Đúng
b. Sai
7. Liên kết kinh tế quốc tế nhà nước có mức độ liên kết càng cao thì sự độc lập tự chủ của các nước thành
viên càng giảm

a. Đúng
b. Sai

Phần III: Điền vào chỗ trống cụm từ phù hợp

1. Liên kết kinh tế quốc tế là giải pháp trung hòa giữa.................. ( Bảo hộ thương mại và tự do thương
mại )

3. Liên kết kinh tế quốc tế là sự thành lập.................... giữa chủ thể của các nước trên cơ sở những quy
định chung về phối hợp, điều chỉnh và làm tăng cường sự thích ứng lẫn nhau giữa các thành viên . ( một
tổ hợp kinh tế tổ hợp kinh tế / 1 tổ hợp kinh tế )

4. Liên kết kinh tế quốc tế................. là sự liên kết giữa các công ty, các tập đoàn kinh tế ở các nước nhằm
thiết lập mối quan hệ kinh tế chung thông qua hợp đồng ký kết giữa các bên tham gia. ( tư nhân )

5 ...............là hình thức liên kết kinh tế quốc tế nhà nước có mức độ và nội dung liên kết thấp nhất . ( FTA
/ Khu vực mậu dịch tự do / Khu vực thương mại tự do )

6. Liên minh tiền tệ, liên minh kinh tế , thị trường chung, liên minh thuế quan, khu vực mậu dịch tự do là
các hình thức liên kết kinh tế quốc tế nhà nước được sắp xếp theo mức độ và nội dung liên kết..................
(từ cao xuống thấp/ tứ phức tạp xuống đơn giản)

You might also like