You are on page 1of 3

ĐỀ 1

Nguyễn Tuân là người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân thường quan sát sự vật ở
góc độ thẩm mĩ và miêu tả con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Nguyễn Tuân có phong
cách nghệ thuật tài hoa, độc đáo, uyên bác. Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, có đóng góp không nhỏ
với văn học Việt Nam hiện đại (Tùy bút). Tác phẩm của ông mang phong cách tài hoa, đặc sắc,
và với tập truyện ngắn “Vang bóng một thời”, Nguyễn Tuân đã tìm về với vẻ đẹp của một thời
quá khứ vàng son nay chỉ còn vang bóng. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là một tác phẩm đặc
sắc của tập truyện, miêu tả tài năng vẽ đẹp (nghệt thuật thư pháp). Nhân vật trung tâm của truyện
là Huấn Cao – nhân vật lí tưởng gửi gắm cái tài cái tâm của Nguyễn Tuân. Và trong đó, tài năng,
khí phách của Huấn Cao được khẳng định trong đoạn:” Trong đề lao… thiên hạ”
“Chữ người tử tù” in trong tập truyện “Vang bóng một thời”. Lúc đầu có tên là “dòng chữ cuối
cùng”, kể lại cuộc gặp gỡ đặc biệt giữa Huấn Cao – một tên tử tù và viên quản ngục – người đại
diện cho quyền lực mấy ngày trước khi Huấn Cao bị xử tử, đi vào cõi vĩnh hằng. Tại đề lao,
người coi ngục được báo tin có 6 tử tù được giải tới trong đó có Huấn Cao, người có tài viết chữ
đẹp. Người coi ngục khao khát có được chữ Huấn Cao để treo trong nhà và coi đó là vật báu ở
trên đời. Do vậy ông đã biệt đãi Huấn Cao làm cho Huấn Cao khó hiêu và băn khoăn. Sau khi
biết được ý nguyện của viên quản ngục, Huấn Cao đồng ý cho chữ cùng với lời khuyên khiến
cho quản ngục xúc động và kính nể người tử tù: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
Tác phẩm có tình huống gặp gỡ hết sức độc đáo, lạ thường. Cuộc gặp gỡ giữa người tử tù Huấn
Cao với viên quản ngục ở trại giam tỉnh Sơn diễn ra ở nơi ngục tù bẩn thỉu, u tối – nơi không
phải dành cho những cuộc gặp gỡ - vào những ngày cuối cùng của người tử tù Huấn Cao. Vị thế
xã hội của hai nhân vật cũng có nhiều đối nghịch. Một người là tử tù đứng đầu cuộc khởi nghĩa,
người còn lại là đại diện cho trật tự xã hội, người có quyền lực đương thời. Nhưng ở bình diện
nghệ thuật, vị thế của họ lại đảo ngược nhau hoàn toàn, lại như là hai người tri âm, tri kỉ: Huấn
Cao là người khí phách, có tài viết chữ đẹp, người sáng tạo ra cái đẹp; còn viên quản ngục là
người yêu và trân trọng cái đẹp, muốn lưu giữ cái đẹp bằng ước nguyện là xin chữ Huấn Cao. Từ
đó ta có thể thấy tình huống truyện độc đáo, khác thường đã làm nổi bật tính cách của hai nhân
vật, đồng thời thể hiện sâu sắc chủ đề của tác phẩm.
Nguyễn Tuân khắc hoạ vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao qua nhiều bình diện để thấy được cái vẻ
đẹp thanh cao đạt đến chân – thiện – mỹ của một người tài hoa bậc nhất. Trước tiên, nhà văn
miêu tả Huấn Cao là một người nghệ sĩ tài hoa, lừng danh khắp chốn. Ông xuất hiện gián tiếp
trong câu chuyện của viên quản ngục và thầy thơ lại, là người mà “vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái
tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”, không những thế ông còn có tài “bẻ khoá và vượt ngục”. Huấn
Cao hiện lên trong tác phẩm quả là một người “văn võ song toàn”, hội tụ tất cả những khí chất
của một người anh hùng tài ba.
Mở đầu đoạn trích là không gian và thời gian nhân vật xuất hiện:” Trong đề lao ngày đêm của tử
tù đợi phút cuối cùng, đúng như lời thơ xưa, vẫn đằng đẵng như nghìn năm ở ngoài”. Trong hoàn
cảnh đó, tác giả đã viết lên suy nghĩ của viên quản ngục. Về bản chất, đó là sự ngưỡng mộ trước
cái đẹp một cách hoàn toàn tự nguyện. Đó là sự thừa nhận, “không lấy làm oán thù trước thái độ
khinh bạc của ông Huấn Cao”. Viên quản ngục hiểu ra rằng y cũng chỉ là thân phận của một “kẻ
tiểu lại” giữ tù, làm sao mà so sánh được với những người “chọc trời quấy nước” như ông Huấn
Cao. Điều đó thể hiện Huấn Cao không chỉ là người có tài năng mà còn là một người có khí
phách, không sợ quyền lực và cái chết. Với một nhân cách cao cả như ông Huấn Cao, trong mắt
ông,viên quản ngục chỉ là kẻ tiểu nhân lê bước theo cái chính quyền suy mạt ông căm ghét: tất
thảy bọn chúng chỉ là những kẻ đáng khinh, đáng coi thường mà thôi.
Viên quản ngục say mê, khao khát vì "chữ Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm". Với quản ngục thì có
vinh hạnh nào hơn nếu "có được chữ ông Huấn Cao mà treo, là có một báu vật trên đời". Từ khi
“biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền”, quản ngục chỉ có một sở nguyện là được treo trên nhà mình
một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết. Nỗi "khổ tâm" của viên quản ngục là có một ông
Huấn Cao trong tay mình, dưới quyền mình mà không dám "giáp lại mặt" vì ông cảm thấy nhân
cách tử tù "xa cách y nhiều quá". Hơn thế nữa, ông càng "khổ tâm" lo lắng, mai mốt đây, Huấn
Cao bị hành hình mà không kịp xin được mấy chữ thì ông "ân hận suốt đời".
Nguyễn Tuân đã miêu tả sở nguyện của viên quan coi ngục để làm nổi bật lên chất tài hoa nghệ
sĩ mà bao nhiêu người trong thiên hạ hằng khao khát có được. Sở nguyện, ước nguyện xin được
chữ của Huấn Cao của viên quản ngục lại càng khẳng định, ca ngợi tài năng viết chữ đẹp của
Huấn Cao. Nguyễn Tuân miêu tả nét chữ của Huấn Cao “đẹp lắm, vuông lắm”. Không chỉ có
vậy, “tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ” và ông mới chỉ cho chữ cho 3
người bạn thể hiện Huấn Cao là người có khí phách hiên ngang, hoài bão, chỉ cho chữ cho những
người hiểu được mình, biết trân trọng, yêu quý cái đẹp mà thôi. “Khoảnh” ở đây có thể hiểu là sự
kiêu ngạo về tài năng viết chữ, bởi ông ý thức được giá trị của tài năng, luôn tôn trọng từng con
chữ mình viết ra.
Vào một buổi chiều lạnh, sau khi nhận được tin lãnh án tử hình sau khi được thầy thơ lại thông
báo, Huấn Cao chỉ “lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười”. Trước những giờ khắc cuối cùng của cuộc
đời, cái “mỉm cười” của Huấn Cao ở đây vừa mang ý nghĩa Huấn Cao đã nhận ra sở nguyện cao
đẹp của viên quản ngục, tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quan ngục và cũng là thái độ ung dung,
thanh thản, bình tĩnh đón nhận cái chết dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. Huấn Cao ý thức
được giá trị nét chữ của ông “chữ ta thì đẹp thực, quý thực”. Điều đó càng khẳng định nên phẩm
chất, tài hoa cao đẹp khác người của Huấn Cao. Huấn Cao khinh lợi, sống thanh cao, không bị
“vàng ngọc hay quyền thế” ràng buộc vào nét chữ của mình, mà “ép mình viết câu đối”. Vẻ đẹp
thiên lương, tâm hồn trong sáng, cao đẹp, không phung phí cái tài của ông còn được thể hiện qua
chi tiết ông “mới chỉ cho chữ ba người bạn thân mà thôi”. Khi chưa biết tấm lòng của quản ngục,
Huấn Cao xem y chỉ là một kẻ tiểu nhân, coi thường, cao ngạo. Sau khi “cảm tấm lòng biệt nhỡn
liên tài” và hiểu ra “Sở thích cao quý của viên quản ngục”, Huấn Cao nhận lời cho chữ y. Câu
nói của Huấn Cao: “Thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ” như là một sự trân
trọng đối với những người có sở thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp; sống là phải xứng đáng
với tấm lòng, phụ tấm lòng người khác là không thể tha thứ. Qua đó càng làm nổi bậ rõ lên vẻ
đẹp thiên lương trong sáng của Huấn Cao – chỉ cứng cỏi, kiêu bạc trước đồng tiền, quyền thế
nhưng lại mềm lòng trước một nhân cách cao cả, trân trọng, yêu quý cái đẹp.
Bút pháp miêu tả nhân vật tỉ mỉ, ngôn ngữ trang trọng, vừa giàu tính tạo hình vừa tạo vẻ cổ kính,
nhịp điệu trang trọng, chậm rãi, khoan thai làm nổi bật hình ảnh Huấn Cao, hay nói đúng hơn là
khẳng định giá trị bất tử của cái đẹp, cái thiện đối với cái ác. Nghệ thuật viết truyện đặc sắc, đạt
đến trình độ điêu luyện, sắc sảo đã thể hiện rõ tài năng, khí phách, thiên lương cao cả kết tinh
thành vẻ đẹp của Huấn Cao. Đồng thời làm rõ cái đẹp, cái thiện đã cảm hóa được cái xấu, cái ác
và khẳng định tài và tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời.
Chữ người tử tù là một văn phẩm xuất sắc đạt “gần đến sự toàn thiện, toàn mĩ”. Qua tác phẩm,
Nguyễn Tuân đã thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật, thể hiện tình cảm yêu
mến, ca ngợi, trân trọng đối với những giá trị văn học truyền thống và tinh thần dân tộc, lòng yêu
nước kín đáo của người dân Việt Nam qua nhân vật Huấn Cao. Ông còn khẳng định một lần nữa
cái đẹp, cái tài phải đi đôi với cái thiện, cái tâm và cái thiện sẽ luôn luôn chiến thắng cái xấu, cái
ác. Thật đúng như Huy Cận đã nhận xét: “Nguyễn Tuân đã phục thiện một cách hiện thực chủ
nghĩa những “Vang bóng một thời” với văn phong tài tử của một tâm hồn phong phú tài hoa”.

You might also like