You are on page 1of 14

Đề cương ôn tập – Sinh lí trẻ em

Lớp: Mầm non 22A


1. GIAO ĐOẠN PHÁT TRIỂN TRONG BỤNG MẸ, SƠ SINH, TỈ LỆ CƠ THỂ TRẺ
EM, ĐỊNH KÌ THEO DÕI SỨC KHỎE CỦA TRẺ DƯỚI 12 THÁNG TUỔI

2. CƠ THỂ LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT (trang 14)


3. QUY LUẬT HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO (trang 41)
4. CẤU TẠO NORON, CÁC LOẠI NORON
5. CÁC THÀNH PHẦN CẤU TẠO HỆ THẦN KINH, VAI TRÒ CỦA HÀNH TỦY,
TỦY SỐNG
6. XYNAP
7. TÍNH CHẤT PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN, PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN
8. VAI TRÒ CỦA THỂ THỦY TINH, NGUYÊN NHÂN CẬN THỊ, KHẮC PHỤC
CẬN THỊ
9. BỘ PHẬN THU NHẬN CẢM GIÁC ÂM THANH CỦA TAI, VAI TRÒ CỦA TAI
NGOÀI
10. ĐẶC ĐIỂM XƯƠNG TRẺ EM, BỘ XƯƠNG TRẺ SƠ SINH, CÁC LOẠI KHỚP
XƯƠNG, XƯƠNG SƯỜN
11. ĐẶC ĐIỂM CƠ CỦA TRẺ EM
12. ĐẶC ĐIỂM CỦA TẾ BÀO CƠ TIM
13. VAI TRÒ MÀNG XƯƠNG CỦA XƯƠNG DÀI
14. VÒNG TUẦN HOÀN LỚN, NHỎ
15.CHU KÌ TIM
- Chu kỳ tim: Chu kỳ tim kéo dài 0,8 s và chia làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn tâm nhĩ thu: 0,1 s.
+ Giai đoạn tâm thất thu: 0,3 s.
+ Giai đoạn tâm trương toàn bộ: 0,4 s.
16. CÔNG CỦA CÁC NGĂN TIM
17. CẤU TẠO TIM, MẠCH MÁU

18. Sự đóng mở các van tim


19. Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu
20. Nhóm máu hệ ABO, sơ đồ truyền máu
21. Cử động hô hấp, trao đổi khí tại phổi, các loại khí khi hít vào thở ra, CẤU TẠO
THANH QUẢN, KHÍ QUẢN
*Trao đổi khí tại phổi:
- Phân áp O2: trong phế nang cao hơn trong mao mạch nên O2 khuếch tán từ phế nang
vào máu
- Phân áp CO2: trong mao mạch cao hơn trong phế nang nên CO2 khuếch tán từ máu vào
phế nang
- Máu trong mao mạch từ đỏ thẫm => đỏ tươi
Câu 1: Sự thay đổi thể tích lồng ngực khi hít vào thở ra đó là:
A. Khi hít vào thể tích lồng ngực tăng và khi thở ra thể tích lồng ngực giảm
B. Khi hít vào thể tích lồng ngực giảm và khi thở ra thể tích lồng ngực tăng
C. Cả khi hít vào và thở ra thể tích lồng ngực đều tăng
D. Cả khi hít vào và thở ra thể tích lồng ngực đều giảm
Câu 2: Trong quá trình trao đổi khí ở phổi, loại khí nào sẽ khuếch tán từ máu vào không
khí ở phế nang ?
A. Khí nitơ
B. Khí cacbônic
C. Khí ôxi
D. Khí hiđrô
Câu 3: Quá trình trao đổi khí ở người diễn ra theo cơ chế:
A. Bổ sung
B. Chủ động
C. Thẩm thấu
D. Khuếch tán (từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp)
Câu 4: Vai trò của sự thông khí ở phổi.
A. Giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
B. Tạo đường cho không khí đi vào.
C. Tạo đường cho không khí đi ra
D. Vận chuyển không khí trong cơ thể.
Câu 5: Trao đổi khí ở phổi là quá trình:
A. Trao đổi khí ở phổi là sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu.
B. Trao đổi CO2 từ máu vào không khí ở phế nang.
C. Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào không khí ở phế nang và
của CO2 từ không khí ở phế nang vào máu.
D. Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và
của CO2 từ máu vào không khí ở phế nang.
Câu 6: Khi chúng ta hít vào, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành sẽ ở trạng thái nào ?
A. Cơ liên sườn ngoài dãn còn cơ hoành co
B. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều dãn (thở ra)
C. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều co
D. Cơ liên sườn ngoài co còn cơ hoành dãn
Câu 7: Trong quá trình trao đổi khí ở phổi, loại khí nào sẽ khuếch tán từ không khí ở phế
nang vào máu?
A. Khí nitơ
B. Khí cacbônic
C. Khí ôxi
D. Khí hiđrô
Câu 8: Hoạt động hô hấp của người có sự tham gia tích cực của những loại cơ nào ?
A. Cơ lưng xô và cơ liên sườn
B. Cơ ức đòn chũm và cơ hoành
C. Cơ liên sườn và cơ nhị đầu
D. Cơ liên sườn và cơ hoành
Câu 9: Trong 500 ml khí lưu thông trong hệ hô hấp của người trưởng thành thì có khoảng
bao nhiêu ml khí nằm trong “khoảng chết” (không tham gia trao đổi khí) ?
A. 150 ml
B. 200 ml
C. 100 ml
D. 50 ml
Câu 10: Lượng khí cặn nằm trong phổi người bình thường có thể tích khoảng bao nhiêu ?
A. 500 – 700 ml.
B. 1200 – 1500 ml.
C. 800 – 1000 ml.
D. 1000 – 1200 ml.
Câu 11: Dung tích sống trung bình của nam giới người Việt nằm trong khoảng
A. 2500 – 3000 ml.
B. 3000 – 3500 ml.
C. 1000 – 2000 ml.
D. 800 – 1500 ml.
Câu 12: Ý nghĩa của sự trao đổi khí ở phổi là gì?
A. Làm tăng lượng máu tuần hoàn trong hệ mạch
B. Làm tăng lượng oxi và làm giảm lượng khí CO2 trong máu
C. Làm tăng lượng khí CO2 của máu
D. Cả B và C
Câu 13: Khi chúng ta thở ra thì
A. cơ liên sườn ngoài co.
B. cơ hoành co.
C. thể tích lồng ngực giảm.
D. thể tích lồng ngực tăng.
Câu 14: Khi luyện thở thường xuyên và vừa sức, chúng ta sẽ làm tăng
A. dung tích sống của phổi.
B. lượng khí cặn của phổi.
C. khoảng chết trong đường dẫn khí.
D. lượng khí lưu thông trong hệ hô hấp.
* Cử động hô hấp:
- Hô hấp thường:
+ Hít vào: xương sườn nâng lên, cơ hoành hạ xuống làm tăng thể tích lồng ngực => gây
ra áp suất âm trong khoang ngực => không khí từ ngoài tràn vào phổi
+ Thở ra: xương sườn hạ xuốn, cơ hoành nâng lên => giảm thể tích lồng ngực => gây áp
suất lớn ép lên phổi => không khí trong phổi bị đẩy ra ngoài
- Hô hấp sâu:
+ Khi hít vào cố gắng, ngoài các cơ liên sườn ngoài và cơ hoành còn có sự góp sức của
các cơ khác như cơ ức đòn chũm, cơ răng cưa lớn, cơ ngực lớn. Lồng ngực giãn rộng làm
phổi cũng giãn rộng hơn, áp lực không khí trong phổi hạ thấp, không khí vào phổi nhiều
hơn.
+ Khi thở ra gắng sức cần huy động thêm một số cơ, chủ yếu cơ thành bụng. Những cơ
này co lại sẽ kéo các xương sườn xuống thấp hơn nữa, đồng thời ép thêm các tạng bụng,
dồn cơ hoành lồi lên thêm về phía lồng ngực. Như vậy, thở ra gắng sức cũng đòi hỏi năng
lượng co cơ, nó cũng là động tác tích cực.
- Dung tích sâu:
+ Khí lưu thông: lượng khí hít vào, thở ra bình thường trong một lần thở (500ml)
+ Khí bổ trợ: lượng khí cố gắng hít vào hết sức sau khi hít vào bình thường (1500ml)
+ Khí dự trữ: lượng khí cố gắng thở ra tận lực khi đã thở ra bình thường ( 1500ml)
+ Khí cặn: lượng khí còn lại trong phổi khi đã thở ra tận lực (1500ml)
Dung tích sống: khí lưu thông + khí bổ trợ + khí lưu trữ
Câu 1: Vì sao khi chúng ta hít thở sâu thì sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp ?
A. Vì hít thở sâu giúp loại thải hoàn toàn lượng khí cặn và khí dự trữ còn tồn đọng trong
phổi, tạo ra khoảng trống để lượng khí hữu ích dung nạp vào vị trí này.
B. Vì khi hít thở sâu thì ôxi sẽ tiếp cận được với từng tế bào trong cơ thể, do đó, hiệu quả
trao đổi khí ở tế bào sẽ cao hơn.
c. Vì khi hít vào gắng sức sẽ làm tăng lượng khí bổ sung cho hoạt động trao đổi khí ở phế
nang và khi thở ra gắng sức sẽ giúp loại thải khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi.
D. Tất cả các phương án còn lại.
22. CẤU TẠO DẠ DÀY, TIÊU HÓA THỨC ĂN Ở DẠ DÀY, KHOANG MIỆNG,
DỊCH MẬT
* Cấu tạo dạ dày
- Dạ dày dài 25 - 30cm, rộng 12 - 14cm và dày 7 - 8cm, dung tích 1200cm3. Dạ dày là
phần rộng nhất của ống tiêu hóa, nơi chứa thức ăn vào và được biến đổi về cả hai mặt: cơ
học và hóa học nhờ các cơ và các tuyến dạ dày.
- Ở trẻ nhỏ, dạ dày nằm ngang và cao. Khi trẻ biết đi, dạ dày chuyển dần sang đứng. Đến
tuổi mẫu giáo có vị trí như người lớn (2/3 đứng và 1/3 ngang). Hình dạng dạ dày thay đổi
tùy theo lúc đói hay no, tùy tư thế cơ thể và lứa tuổi. Trẻ sơ sinh dạ dày có hình hơi tròn.
Trẻ 1 tuổi trở đi thì dạ dày bắt đầu có hình thuôn dài.
- Thành dạ dày gồm 3 lớp:
+ lớp ngoài là lớp thanh mạc
+ lớp giữa là lớp cơ với 3 loại cơ: cơ vòng, cơ dọc và cơ xiên => cử động nhu động và co
rút chạy vòng => đảo lộn thức ăn, trộn lẫn với dịch do các tuyến ở niêm mạc tiết ra
Ở trẻ nhỏ, lớp cơ này chưa phát triển, cơ thắt tâm vị phát triển yếu, cơ thắt môn vị phát
triển mạnh, lỗ tâm vị rộng do đó mà trẻ dễ bị nôn, trớ sau khi ăn
+ lớp trong: lớp niêm mạc. Lớp này có nhiều nếp gấp nhờ đó mà dạ dày có thể giãn ra khi
chứa nhiều thức ăn. Trên bề mặt của lớp niêm mạc có nhiều tuyến hình ống (do hai loại tế
bào: tế bào chính tiết ra tiền pepsin và tế bào phụ thuộc nằm giữa các tế bào chính, tiết ra
HCL giúp tiền pepsin chuyển thành dạng hoạt đông
Ở trẻ nhỏ, cơ dạ dày mỏng yếu nên trẻ dễ bị nôn trớ sau khi ăn, nhất là khi ăn nhiều.
Các cử động cơ học của dạ dày:
- Hoạt động: theo dạng chủ yếu: cử động nhu động và co rút chạy vòng
- Sự đóng mở tâm vị và môn vị: khi pH giảm thì tâm vị mở => Đẩy thức ăn xuống dạ
dày; khi pH tăng tâm vị đóng lại => không cho thức ăn trào ngược trở lại
- Môn vị: đóng khi pH giảm. Khi pH tăng thì môn vị mở đẩy thức ăn xuống ruột non từng
đợt một
- Sự co bóp phần thân: Nhờ đó thức ăn được nghiền nát, nhào trộn với dịch vị để tạo
thành một dịch lỏng gọi là nhũ trấp hay vị trấp
Bề mặt bên trong dạ dày:
- Chứa hàng triệu tuyến nhỏ, tiết dich vị
- Tuyến da dày tiết 1.5 - 2 lit dich vi (axit HCI) mỗi ngày để làm mềm thức ăn, tiểu hóa 1
phần protein
- Lớp nhầy dày sẽ làm lá chắn cho lớp dạ dày phía trong khỏi sự tiêu hóa của dịch vị
* Tiêu hóa thức ăn ở dạ dày
- Ở dạ dày, nhờ sự co bóp của dạ dày làm cho thức ăn tiếp tục nghiền nhỏ và trộn đều với
dịch vị.
- Sự tiêu hóa hóa học: axit HCl làm mềm thức ăn và tạo điều kiện cho enzim pepxin trong
dịch vị hoạt động biến đổi protein thành Polipeptit. Enzim prezua có tác dụng tiêu hoá
các protein của sữa, enzim này có ở trẻ em nhiều hơn ở người lớn. Enzim lipaza chỉ có ít,
hoạt động trong pH=4-5, biến đổi lipit thành glixerin và axit béo ở môi trường axit.
- Ở trẻ sơ sinh dạ dày chứa ít enzim pepxin, độ axit của dạ dày còn thấp. Trẻ bú mẹ có
nhiều enzim prezua, trẻ càng lớn tính axit của dịch vị tăng, enzim prezua không còn hoạt
động. Ngoài ra trong dịch vị của trẻ còn chứa một ít enzim lipaza.
- Axit HCL làm mềm thức ăn và tạo điều kiện cho enzim trong dịch vị hoạt động, đồng
thời diệt khuẩn.
* Tiêu hóa thức ăn ở miệng:
Ở khoang miệng, thức ăn được tiêu hóa cơ học là chủ yếu. Thức ăn được cắn, xé, nghiền
nhỏ và nhào trộn với nước bọt để dễ nuốt xuống dạ dày. Sự tiêu hoá học được thực hiện
bởi các enzim có trong nước bọt: ptyalin, amilaza, mantaza. Amilaza biến đổi tinh bột
thành đường mantose. Lipaza miệng hoạt động trong môi trường axit nên khi xuống dạ
dày mới có tác dụng.
Ở trẻ dưới 3, 4 tháng tuổi, tuyến nước bọt chưa phát triển một cách đầy đủ, hoạt tính các
enzim yếu nên khả năng tiêu hóa tinh bột bị hạn chế. Sau đó trung tâm thần kinh điều
khiển phản xạ tiết nước bọt ngày càng hoàn thiện, lượng nước bọt và hoạt tính enzim tăng
dần, phản xạ tiết nước bọt được hình thành.
* Tiêu hóa thức ăn ở dịch mật:
Câu 1: Dạ dày được cấu tạo bởi mấy lớp cơ? a. 3 B. 4 C. 2 D. 5
Câu 2: Các hoạt động tiêu hóa diễn ra ở dạ dày là:
1. Tiết dịch vị. 2. Tiết nước bọt 3. Tạo viên thức ăn
4. Biến đổi lí học của thức ăn: sự co bóp của dạ dày 5. Nuốt
6. Biến đổi hóa học của thức ăn: nhờ các enzyme 7. Đẩy thức ăn xuống ruột.
Những hoạt động tiêu hóa ở dạ dày là:A. 1,2,4,6 b. 1,4,6,7 C. 2,4,5,7 D. 1,4,6,7
Câu 3: Từ ngoài vào trong, các cơ của dạ dày sắp xếp theo trật tự như thế nào ?
A. Cơ dọc – cơ chéo – cơ vòng B. Cơ chéo – cơ vòng – cơ dọc
c. Cơ dọc – cơ vòng – cơ chéo D. Cơ vòng – cơ dọc – cơ chéo
Câu 4: Tuyến vị nằm ở lớp nào của dạ dày ?
a. Lớp niêm mạc B. Lớp dưới niêm mạc C. Lớp màng bọc D. Lớp cơ
Câu 5: Tuyến dịch vị có nhiều ở đâu?
A. Màng bọc B. Lớp dưới niêm mạc C. Lớp cơ d. Lớp niêm mạc
Câu 6: Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ợ chua là:
A. Ăn nhiều thực phẩm có vị chua b. Nuốt nhiều hơi khi ăn, uống
C. Ăn quá no D. Bỏ ăn lâu ngày
Câu 7: Trong dạ dày hầu như chỉ xảy ra quá trình tiêu hoá
a. prôtêin. B. gluxit. C. lipit. D. axit nuclêic.
Câu 8: Quá trình biến đổi lí học của thức ăn xảy ra do:
A. Sự tiết nước bọt b. Sự co bóp của dạ dày
C. Sự tạo viên thức ăn D. Hoạt động của các enzyme.
Câu 9: Chất nhày trong dịch vị có tác dụng gì ?
A. Bảo vệ dạ dày khỏi sự xâm lấn của virut gây hại.
B. Dự trữ nước cho hoạt động co bóp của dạ dày
C. Chứa một số enzim giúp tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn
d. Bao phủ bề mặt niêm mạc, giúp ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl.
Câu 10: Thông thường, thức ăn được lưu giữ ở dạ dày trong bao lâu ?
A. 1 – 2 giờ b. 3 – 6 giờ C. 6 – 8 giờ D. 10 – 12 giờ
Câu 11: Chất tiết chủ yếu ở dạ dày là:
a. HCl và pesin B. H2SO4 và pesin C. HCl D. H2SO4
Câu 12: Với khẩu phần đầy đủ chất dinh dưỡng thì sau khi tiêu hoá ở dạ dày, thành phần
nào dưới đây vẫn cần được tiêu hoá tiếp tại ruột non ?
a. Tất cả các phương án còn lại B. Lipit C. Gluxit D. Prôtêin
Câu 13: Kết quả của biến đổi hóa học ở dạ dày:
A. Hòa loãng thức ăn B. Thức ăn thấm đều dịch vị
c. Phân cắt protein chuỗi dài thành các chuỗi ngắn
D. Tổng hợp protein chuỗi ngắn thành các chuỗi dài
Câu 14: Biến đổi lí học có sự tham gia của:
A. Tuyến vị B. Các lớp cơ của dạ dày C. Enzyme pepsin d. A và B
Câu 15: Biến đổi hóa học có sự tham gia của:
A. Tuyến vị B. Các lớp cơ của dạ dày c. Enzyme pepsin D. A và B
Câu 16: Tác nhân gây ra hiện tượng ợ chua là:
A. Nhai kẹo cao su thường xuyên B. Hút thuốc lá thường xuyên
C. Người mắc bệnh trào ngược thực quản, viêm loét dạ dày.
d. Tất cả đáp án trên
Câu 17: Thức ăn được đẩy từ dạ dày xuống ruột nhờ hoạt động nào sau đây ?
1. Sự co bóp của cơ vùng tâm vị
2. Sự co bóp của cơ vòng môn vị
3. Sự co bóp của các cơ dạ dày
A. 1, 2, 3 B. 1, 3 c. 2, 3 D. 1, 2
Câu 18: Trong dịch vị có axit clohidric, chúng có vai trò gì trong dạ dày?
A. Tiêu hóa gluxit còn lại B. Tiêu hóa lipit
c. Biến đổi pepsinogen thành pepsin D. Cả A và B
Câu 19: Tiêu hóa thức ăn là:
A. Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng
B. Cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng qua thành ruột
C. Thải bỏ các chất thừa không hấp thụ được
d. Cả ba đáp án trên
Câu 20: Các hoạt động xảy ra trong quá trình tiêu hóa là:
A. Hấp thụ chất dinh dưỡng B. Ăn và uống C. Thải phân d. Tất cả các đáp án trên
Câu 21: Cơ quan nào dưới đây không phải là một bộ phận của hệ tiêu hoá ?
A. Dạ dày B. Thực quản c. Thanh quản D. Gan
Câu 22: Chức năng của hệ tiêu hóa của người là:
A. Xử lí cơ học thức ăn
B. Thủy phân thức ăn thành các đơn vị tiêu hóa được
C. Loại bỏ thức ăn không cần thiết
d. Cả ba đáp án trên
Câu 24: Sắp xếp các quá trình sau theo diễn biến của quá trình tiêu hóa xảy ra trong cơ
thể.
a. Ăn và uống => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => tiêu hóa thức ăn => hấp thụ
các chất dinh dưỡng => thải phân.
B. Ăn và uống => tiêu hóa thức ăn => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => hấp thụ
các chất dinh dưỡng => thải phân.
C. Ăn và uống => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => hấp thụ các chất dinh dưỡng
=> tiêu hóa thức ăn => thải phân.
D. Ăn và uống => hấp thụ các chất dinh dưỡng =>vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa
=> tiêu hóa thức ăn => thải phân.
Câu 25: Các tuyến tiêu hóa là:
A. Tuyến nước bọt B. Tuyến vị C. Tuyến ruột d. Tất cả các đáp án trên
Câu 26: Trong ống tiêu hoá ở người, vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu thuộc về cơ
quan nào ?
A. Ruột thừa B. Ruột già C. Ruột non d. Dạ dày
Câu 27: Qua tiêu hoá, lipit sẽ được biến đổi thành
A. glixêrol và vitamin. B. glixêrol và axit amin.
C. nuclêôtit và axit amin. d. glixêrol và axit béo.
Câu 28: Quá trình tiêu hóa được thực hiện bởi hoạt động của:
A. Các tuyến tiêu hóa B. Các cơ quan trong ống tiêu hóa
C. Hoạt động của các enzyme d. Các cơ quan trong ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa.
Câu 30: Quá trình biến đổi lí học và hoá học của thức ăn diễn ra đồng thời ở bộ phận nào
dưới đây ?
a. Khoang miệng B. Dạ dày C. Ruột non D. Tất cả các phương án trên
Câu 32: Tiêu hóa thức ăn bao gồm các hoạt động ?
A. Tiêu hóa lí học B. tiêu hóa hóa học
C. Tiết dịch vị tiêu hóa d. Tất cả các đáp án trên
Câu 33: Ở người, dịch tiêu hoá từ tuyến tuỵ sẽ đổ vào bộ phận nào ?
A. Thực quản B. Ruột già C. Dạ dày d. Ruột non
Câu 34: Chất nào dưới đây bị biến đổi thành chất khác qua quá trình tiêu hoá ?
A. Vitamin B. Ion khoáng c. Gluxit D. Nước
Câu 36: Chất nào dưới đây hầu như không bị biến đổi thành chất khác qua quá trình tiêu
hóa?
A. Axit nucleic B. Lipit c. Vitamin D. Protein
23. Hấp thu chất dinh dưỡng
- Sự hấp thụ thức ăn diễn ra suốt chiều dài của ống tiêu hóa nhưng chủ yếu diễn ra ở ruột
non, vì: ở ruột non, toàn bộ thức ăn đã được biến đổi đến mức đơn giản nhất có thể hấp
thụ được, cấu trúc của lông ruột của ruột non tạo thuận lợi cho sự vận chuyển các chất từ
ống tiêu hóa vào máu, diện tích hấp thụ của ruột non là rất lớn.
- Miệng có thể hấp thụ một số chất như các loại thuốc. Dạ dày có thể hấp thụ nước và
glucose rất hạn chế, nhưng lại hấp thụ rượu rất tốt. Ruột già có thể hấp thụ nước rất mạnh
và một ít muối khoáng.
* Cơ chế của sự hấp thụ thức ăn
Kết quả của sự tiêu hóa là thức ăn từ những chất phức tạp được biến thành những chất
đơn giản hơn. Những chất này làm thành một dung dịch dinh dưỡng chuyển vào máu:
- Cơ chế thụ động: Khi nồng độ của các chất dinh dưỡng trong ống tiêu hóa cao hơn
trong máu, các chất này được vận chuyển theo cơ chế thụ động (khuếch tán) từ ống tiêu
hóa qua màng ruột, thành mạch máu vào máu.
- Cơ chế chủ động: Khi nồng độ các chất ở ruột thấp hơn ở trong máu thì quá trình hấp
thụ chủ yếu xảy ra theo cơ chế vận chuyển chủ động (tích cực), bằng cách gắn các chất
dinh dưỡng vào những chất vận chuyển (các loại protein, muối mật, axit photphoric...) để
chuyển vào máu.
* Đường đi của các chất dinh dưỡng
- Dung dịch dinh dưỡng được thấm vào máu và vào mạch bạch huyết của niêm mạc ruột
non. Aminoaxit, glucozơ thấm thẳng vào máu và mạch bạch huyết và sẽ tới gan rồi đổ
vào tĩnh mạch chủ dưới và theo vòng tuần hoàn tới các cơ quan.
- Còn phần lớn chất béo vào mạch bạch huyết rồi vào máu, phần nhỏ chuyển thẳng vào
máu
Câu 1: Đặc điểm nào của ruột non giúp chúng tăng hiệu quả hấp thụ chất dinh dưỡng ?
A. Hệ thống mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc, phân bố tới từng lông ruột
B. Lớp niêm mạc gấp nếp, trên đó là các mào với lông ruột dày đặc giúp làm tăng diện
tích bề mặt ruột non lên
C. Kích thước rất dài (2,8 – 3 mét)
d. Tất cả các phương án còn lại
Câu 2: Nhờ đâu mà ruột non có vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng với hiệu quả cao?
A. Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp
B. Niêm mạc ruột non có các lông ruột, lông ruột cực nhỏ
C. Ruột non rất dài
d. Tất cả các đáp án trên
Câu 3: Có khoảng bao nhiêu phần trăm lipit được vận chuyển theo con đường máu ?
A. 70% B. 40% c. 30% D. 50%
Câu 4: Ruột non dài khoảng bao nhiêu mét?
A. 2,5-3m B. 28-30m c. 2,8-3m D. 25-30m
Câu 5: Loại vitamin nào dưới đây được vận chuyển theo con đường bạch huyết về tim ?
A. Vitamin B1 b. Vitamin E C. Vitamin C D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 6: Các chất dinh dưỡng nào dưới đây hấp thu theo con đường máu
1. Đường.
2. Lipit đã được lipaza phân giải thành axit béo và glixêrin (khoảng 30%).
3. Axit amin. 4. Các muối khoáng. 5. Nước. 6. Các vitamin tan trong nước
7. Lipit đã được muối mật nhũ tương hoá dưới dạng các giọt nhỏ (70%).
8. Các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K).
a. 1,2,3,4,5,6 B. 3, 4 C. 5, 6 D. 7, 8 (Bạch huyết)
Câu 7: Trong ống tiêu hóa của người, vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng thuộc về bộ phận
nào?
A. Dạ dày b. Ruột non C. Ruột già D. Thực quản
Câu 9: Vai trò chủ yếu của ruột già là gì ?
A. Thải phân và hấp thụ đường B. Tiêu hoá thức ăn và thải phân
c. Hấp thụ nước và thải phân D. Tiêu hoá thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng
Câu 10: Các chất dinh dưỡng với nồng độ thích hợp và không còn chất độc được vận
chuyển qua:
a. Tĩnh mạch chủ dưới B. Tĩnh mạch chủ trên
C. Mao mạch máu D. Mạch bạch huyết
Câu 11: Các chất dinh dưỡng được hấp thụ qua đường máu sẽ đổ về đâu trước khi về tim
a. Tĩnh mạch chủ dưới B. Tĩnh mạch cảnh trong
C. Tĩnh mạch chủ trên D. Tĩnh mạch cảnh ngoài
Câu 12: Tại ruột già xảy ra hoạt động nào dưới đây ?
a. Hấp thụ lại nước B. Tiêu hoá thức ăn
C. Hấp thụ chất dinh dưỡng D. Nghiền nát thức ăn
Câu 13: Nếu qua hệ tiêu hoá, chất độc bị hấp thụ vào con đường máu thì chúng sẽ bị khử
tại đâu ? A. Tim B. Dạ dày C. Thận d. Gan
Câu 41: Một số chất dinh dưỡng và 30% lipid, có thể lẫn một số chất độc theo con đường
này?
a. Mao mạch máu B. Mạch bạch huyết C. Tĩnh mạch chủ dưới D. Tĩnh mạch chủ trên
Câu 15: Loại cơ nào dưới đây không tham gia vào quá trình thải phân khi đại tiện ?
A. Tất cả các phương án còn lại B. Cơ chéo bụng ngoài
C. Cơ vòng hậu môn d. Cơ nhị đầu
24. NGUYÊN NHÂN TRẺ HAY BỊ NÔN TRỚ
Ở trẻ nhỏ, lớp giữa (cơ dọc, cơ vòng, cơ xiên) chưa phát triển, cơ thắt tâm vị phát triển
yếu, cơ thắt môn vị phát triển mạnh, lỗ tâm vị rộng do đó mà trẻ dễ bị nôn, trớ sau khi ăn
25. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TRẺ EM HAY BỊ LỒNG RUỘT, XOẮN RUỘT
26. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở TRẺ EM:
- Ở trẻ em, quá trình trao đổi chất mạnh, trong đó quá trình đồng hóa chiếm ưu thế. Trao
đổi chất mạnh nhất lúc trẻ đang bú mẹ, giai đoạn dậy thì. Ở tuổi mẫu giáo, nhu cầu
protein, lipit, gluxit, muối khoáng rất lớn, đến tuổi nhi đồng có hơi giảm xuống, nhu cầu
nước tăng lên. Khả năng hấp thụ ở trẻ cao hơn người lớn.
- Nhu cầu năng lượng chung của cơ thể luôn cao hơn nhu cầu năng lượng của sự trao đổi
cơ bản. Ở những tháng đầu, nhu cầu năng lượng của trẻ cần thêm 100% so với nhu cầu
trao đổi cơ bản. Năng lượng tăng thêm đó cần cho sự sinh trưởng, tích lũy mỡ và sự oxy
hóa các sản phẩm không hoàn toàn
27. CHẤT DINH DƯỠNG KHÔNG CUNG CẤP NĂNG LƯỢNG:
- Chất dinh dưỡng không cung cấp năng lượng: nước, muối khoáng và vitamin
- Chất dinh dưỡng cung cấp cả chất kiến tạo lẫn năng lượng: protein, gluxit và lipit
28. VAI TRÒ CỦA VITAMIN A, D, Fe, CHẤT ĐẠM
29. CÁC BỘ PHẬN NÀO THUỘC CƠ QUAN TIẾT NIỆU, CẤU TẠO ĐƠN VỊ
THẬN
- Các bộ phân thuộc cơ quan tiết niệu : Niệu đạo, niệu quản và bóng đái
+ Niệu quản là ống dài 25 - 30cm, đường kính của ống từ 4 - 5mm. Niệu quản có chức
năng dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bóng đái.
Ngoài là lớp cơ học; giữa là lớp cơ vòng, phía trong của cơ vòng có một lớp sợi nằm dọc;
trong là một lớp niêm mạc tạo thành nhiều nếp gấp.
+ Bóng đái là một cơ quan rỗng, giữ chức năng chứa nước tiểu. Bóng đái có hình dạng
thay đổi tùy thuộc vào lứa tuổi, trạng thái của bóng đái (đầy hay rỗng), độ lớn của tử
cung và trực tràng có chứa phân hay không.
Lớp ngoài là một tổ chức liên kết; lớp giữa là lớp cơ trơn; lớp trong là lớp niêm mạc tạo
thành nhiều nếp gấp
+ Niệu đạo là đoạn cuối của đường dẫn nước tiểu, có chức năng dẫn nước tiểu từ bóng
đái thải ra ngoài. Ở nam giới, niệu đạo còn là đường dẫn tinh dịch ra ngoài. Ở nữ niệu
đạo biệt lập với đường sinh dục.
Lớp ngoài là lớp cơ, trong đó cơ dọc ở trong và cơ vòng ở ngoài; lớp giữa là mạch máu;
lớp trong là lớp niêm mạc.
- Cấu tạo đơn vị thận:

30. GIAI ĐOẠN TẠO NƯỚC TIỂU


* Giai đoạn lọc huyết tương:
- Quá trình này được diễn ra ở nang Baoman và kết thúc bằng sự tạo thành nước tiểu đâu.
Sự lọc này xảy ra nhờ sự chênh lệch áp suất trong các mạch và trong nang Baoman.
- Trong nước tiểu đầu, các yếu tố hữu hình và protein không thể đi qua thành mạch được,
nên nước tiểu đầu phải là huyết tương không có protein. Môi ngày có 2 quả thận lọc được
khoảng 170-180l nước tiểu đầu
* Giai đoạn tại hấp thụ và bài tiết:
- Diễn ra trong các tiểu niệu quản và kết thúc bằng sự tạo thành nước tiểu cuối
- Glucozo được hấp thụ lại hoàn toàn, ion Na+, Cl- được hấp thụ lại tới 98%, cũng như
a.a. vtmC,…cũng được tái hấp thụ rất mạnh.
- Ure, axit uric, ion Ca+ và axit photphoric được hấp thụ lại ít hơn
- Phần lớn các chất được hấp thụ trở lại ở phần đầu của ống thận (ống lượn gần). Ở đoạn
cuối của ống thận, một số chất vẫn được tái hấp thụ, đồng thời xảy ra sự bài tiết một số
chất vào nòng ống như NH3, K+ để điều hòa pH trong máu. Sau khi qua ống góp, nước
tiểu đầu được cô đặc và trở thành nước tiểu chính thức
- Nước tiểu chính thức có thành phần khắc hắn nước tiểu đầu như: không có glucozo, aa
và một số muối, nhưng nồng độ của ure rất cao.
Câu 1: Nước tiểu chứa trong bộ phận nào dưới đây là nước tiểu chính thức ?
A. Nang cầu thận b. Bể thận C. Ống thận D. Tất cả các phương án trên
Câu 2: Trong quá trình lọc máu ở thận, các chất đi qua lỗ lọc nhờ
A. sự vận chuyển chủ động của các kênh ion trên màng lọc.
b. sự chênh lệch áp suất giữa hai bên màng lọc.
C. sự co dãn linh hoạt của các lỗ lọc kèm hoạt động của prôtêin xuyên màng.
D. lực liên kết của dòng chất lỏng cuốn các chất đi qua lỗ lọc.
Câu 3: Nước tiểu chính thức sau khi được tạo thành được chuyển đến đâu đầu tiên?
a. Bể thận B. ống thận C. ống dẫn nước tiểu D. thải ra ngoài môi trường
Câu 4: Điều nào dưới đây là đúng khi nói về nước tiểu chính thức?
A. Nồng dộ các chất hoà tan loãng hơn
B. Chứa ít các chất cặn bã và các chất độc hơn
C. Còn chứa nhiều chất dinh dưỡng
d. quá trình lọc máu ở cầu thận => quá trình hấp thụ lại => quá trình bài tiết tiếp => tạo
thành nước tiểu chính thức
Câu 5: Điều nào dưới đây là đúng khi nói về nước tiểu đầu?
A. Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc
B. Gần như không chứa chất dinh dưỡng
c. Chứa ít các chất cặn bã và các chất độc
D. Có chứa các tế bào máu và protein
Câu 6: Nước tiểu đầu khác nước tiểu chính ở chỗ:
a. Không có chất dinh dưỡng, các ion cần thiết và lượng nước ít hơn
B. Không có chất dinh dưỡng, các ion cần thiết và lượng nước nhiều hơn
C. Không có chất dinh dưỡng, các ion cần thiết và có protein
D. Không có chất dinh dưỡng, các ion cần thiết và có các tế bào máu
Câu 7: Nước tiểu đầu được tạo ra ở quá trình nào?
a. Quá trình lọc máu ở cầu thận
B. Quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết ở ống thận
C. Quá trình bài tiết tiếp chất thừa, chất thải ở ống thận
D. Phối hợp tất cả các quá trình trên
Câu 8: Loại cơ nào dưới đây không tham gia vào hoạt động đào thải nước tiểu ?
A. Cơ vòng ống đái b. Cơ lưng xô C. Cơ bóng đái D. Cơ bụng
Câu 9: Thông thường, lượng nước tiểu trong bóng đái đạt đến thể tích bao nhiêu thì cảm
giác buồn đi tiểu sẽ xuất hiện ?
A. 50 ml B. 1000 ml c. 200 ml D. 600 ml
Câu 10: Tại sao có nhiều lúc vừa uống nước xong đã buồn đi tiểu ngay?
A. Người đó bị suy thận
B. Lượng nước uống vào quá nhiều
C. Thận làm việc tốt
d. Nước được hấp thụ vào máu bởi dạ dày, ruột và sẽ được các cơ quan trong cơ thể "theo
dõi" ngay lập tức
Câu 11: Thành phần của nước tiểu đầu có gì khác so với máu ?
A. Không chứa các chất cặn bã và các nguyên tố khoáng cần thiết
B. Không chứa chất dinh dưỡng và các tế bào máu
c. Không chứa các tế bào máu và prôtêin có kích thước lớn
D. Không chứa các ion khoáng và các chất dinh dưỡng
Câu 12: Cơ thể người trưởng thành bình thường, một ngày thường tạo ra bao nhiêu nước
tiểu? a. 1-2l B. 3-4l C. 180-200l D. 1,5-3l
Câu 13: Thứ tự đúng của quá trình thải nước tiểu là?
A. Nước tiểu chính thức -> Bể thận -> Tích trữ ở bóng đái -> Ống dẫn nước tiểu -> Thải
ra ngoài nhờ hoạt động cơ bụng,cơ vòng bóng đái, cơ bóng đái.
B. Nước tiểu chính thức -> Ống dẫn nước tiểu -> Bể thận -> Tích trữ ở bóng đái -> Thải
ra ngoài nhờ hoạt động cơ bụng,cơ vòng bóng đái, cơ bóng đái.
C. Nước tiểu chính thức -> Tích trữ ở bóng đái -> Ống dẫn nước tiểu -> Bể thận -> Thải
ra ngoài nhờ hoạt động cơ bụng,cơ vòng bóng đái, cơ bóng đái.
d. Nước tiểu chính thức -> Bể thận -> Ống dẫn nước tiểu -> Tích trữ ở bóng đái -> Thải
ra ngoài nhờ hoạt động cơ bụng,cơ vòng bóng đái, cơ bóng đái.
Câu 14: Trong quá trình tạo thành nước tiểu, giai đoạn nào dưới đây không cần đến ATP
A. Bài tiết tiếp B. Hấp thụ lại c. Lọc máu D. Tất cả các phương án trên
Câu 15: Mỗi ngày, một người bình thường thải ra khoảng bao nhiêu lít nước tiểu ?
a. 1,5 lít B. 2 lít C. 1 lít D. 0,5 lít
Câu 16: Trong nước tiểu đầu không chứa thành phần nào dưới đây ?
a. Hồng cầu B. Nước C. Ion khoáng D. Tất cả các phương án trên
Câu 17: Sự ứ đọng và tích lũy chất nào dưới đây có thể gây sỏi thận ?
A. Axit uric B. Ôxalat C. Xistêin d. Tất cả các phương án trên
Câu 18: Thành phần nào dưới đây của nước tiểu đầu sẽ được hấp thụ lại ?
A. Nước B. Crêatin C. Axit uric d. Tất cả các phương án trên
Câu 18: Quá trình tạo thành nước tiểu bao gồm mấy quá trình?
A. 1 B. 2 c. 3 D. 4
Câu 19: Sự tạo thành nước tiểu trải qua các giai đoạn nào?
A. Hấp thụ lại, bài tiết. B. Lọc máu, bài tiết, hấp thụ lại.
C. Bài tiết và hấp thụ lại. d. Lọc máu, hấp thụ lại, bài tiết tiếp.
Câu 20: Có bao nhiêu cơ vòng ngăn cách giữa bóng đái và ống đái?
A. 1 b. 2 C. 3 D. 4
Câu 22: Trong cơ thể, thận là cơ quan thực hiện chức năng?
A. Trao đổi chất B. Hô hấp C. Tuần hoàn d. Bài tiết
Câu 23: Vai trò của hệ bài tiết đối với cơ thể sống là?
a. Giúp cơ thể thải các chất độc hại ra ngoài môi trường
B. Giúp cơ thể hấp thụ lại các chất dinh dưỡng
C. Giúp cơ thể điều hòa chức năng tiêu hóa và bài tiết
D. Giúp cơ thể thực hiện quá trình trao đổi chất
Câu 24: Chất được hấp thụ lại ở đoạn đầu ống thận trong quá trình tạo nước tiểu là:?
A. Trao đổi chất B. Các ion cần thiết như Na+, Cl-,…
C. Nước d. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 25: Nước tiểu đầu có:
A. Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc
B. Gần như không chứa chất dinh dưỡng
C. Có chứa các tế bào máu và protein
d. Chứa ít các chất cặn bã và các chất độc
Câu 26: Nước tiểu chính thức được tạo ra ở quá trình nào?
A. Quá trình lọc máu ở cầu thận
B. Quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết ở ống thận
C. Quá trình bài tiết tiếp chất thừa, chất thải ở ống thận
d. Phối hợp tất cả các quá trình trên
Câu 27: Sự tạo thành nước tiểu có đặc điểm
a. diễn ra liên tục. B. diễn ra gián đoạn.
C. tuỳ từng thời điểm có thể liên tục hoặc gián đoạn.
D. diễn ra khi trao đổi chất quá nhiều.
Câu 29: Sản phẩm được tạo ra trong quá trình lọc máu ở nang cầu thận là?
A. Chất dinh dưỡng B. Nước tiểu đầu c. Nước tiếu chính thức D. Chất cặn bã
Câu 30: Cho các thông tin sau đây, có bao nhiêu ý là đặc điểm của nước tiểu chính thức:
1. Nồng độ các chất hoà tan loãng
2. Nồng độ các chất hoà tan đậm đặc
3. Nồng độ các chất thải và các chất độc thấp
4. Nồng độ các chất dinh dưỡng cao
5. Nồng độ các chất dinh
A. 2 b. 3 C. 4 D. 5
Câu 32: Nước tiểu chính thức và nước tiểu đầu khác nhau ở chỗ nào?
a. Không có chất dinh dưỡng, các ion cần thiết và lượng nước ít hơn.
B. Không có chất dinh dưỡng, các ion cần thiết và lượng nước nhiều hơn.
C. Không có chất dinh dưỡng, các ion cần thiết và có prôtêin.
D. Không có chất dinh dưỡng, các ion cần thiết và có các tế bào máu
Câu 34: Tại sao cần có quá trình hấp thụ lại?
a. Vì trong nước tiểu đầu có nhiều chất dinh dưỡng, chất cần thiết cho cơ thể
B. Vì thể tích nước tiểu đầu quá nhiều
C. Do sự chênh lệch nồng độ nên chất từ trong nước tiểu đầu khuếch tán trở lại máu
D. Để ống thận có các lỗ kích thước lớn làm chất khuếch tán trở lại
Câu 35: Các chất như axit uric, creatin sẽ được bài tiết trong quá trình?
A. Lọc máu B. Tái hấp thụ C. Bài tiết tiếp d. Cả A và C
Câu 36: Trong nước tiểu chính thức của một người có glucozo thì có thể kết luận người
đó bị bệnh?
A. Dư hooc môn insulin B. Sỏi thân c. Đái tháo đường. D. Sỏi bóng đái.
31. NGUỒN GỐC CỦA SẢN PHẨM BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
- Do quá trình lọc máu diễn ra ở cầu thận
31. Biện pháp vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu cho trẻ
31. Vai trò của GH, Insulin, tuyến pha, tuyến yên

You might also like