You are on page 1of 3

Các bước vẽ đồ họa giữa kì

Bước 1: Đọc hình


1, Khối
2, Hình đâm : Theo 2 hướng : +, Từ trước nhìn vào ( hình chiếu
đứng)
+, Từ trên nhìn xuống ( hình
chiếu bằng)
Bước 2: Xác định giao tuyến : 3 dạng ( xác định lần lượt, xong
dạng 1 mới vẽ đến dạng 2,….)
1, Khối giao khối
2, Khối giao rỗng
3, Rỗng giao rỗng
Bước 3: Lấy điểm và vẽ điểm từ hc đứng xuống bằng
3 quy tắc:
+, Điểm trên trụ: 1, Từ hc đứng xuống hc bằng: Dóng từ
điểm xuống đường tròn ở hc bằng, cắt đường tròn đó tại đâu thì
đó là điểm cần tìm).
+, Điểm trên nón và cầu: Từ hc đứng xuống hc bằng: Kẻ
ngang, dóng xuống cắt đường sinh ngang, quay compa, dóng từ
điểm trên hc đứng cắt đường tròn đó tại đâu thì đó là điểm cần
tìm.
+, Quy tắc vẽ điểm từ hc bằng lên hc đứng ( Vẽ ngược lại
với quy tắc vẽ từ đứng xuống bằng) : Từ điểm đã có, quay
compa, lấy điểm vòng tròn cắt đường sinh ngang dóng lên hc
đứng 1 đường thẳng, đường thẳng đó cắt đường bao tại đâu thì
từ điểm đó dóng ngang sang tạo thành 1 đoạn thẳng, từ điểm
dưới hình chiếu bằng dóng lên đoạn thẳng đó cắt đoạn thẳng đó
tại đâu thì đó chính là điểm cần tìm trên hc đứng.

Chú ý:
Điểm: Luôn nằm trên khối, không bao giờ trên hình đâm
Bước 4: Nối giao tuyến
- Ứng với giao của 2 khối sẽ tạo thành 1 giao tuyến
- Ta xem điểm nào ứng với giao tuyến ta đang vẽ thì nối các
điểm theo thứ tự thành 1 hình khép kín.
- Chú ý: Giao tuyến phải khép kín
Bước 5: Xét thế khuất
Nguyên tắc: Phần giao tuyến nhìn thấy sẽ là nét liền đậm, giao
tuyến không nhìn thấy sẽ vẽ bằng nét đứt.
- Đối với chóp và cầu ( Khối có dạng to dần từ trên xuống
dưới)
- Vậy nếu không có thêm khối khác cắt ngang 2 khối này thì
tất cả các điểm trên hc bằng sẽ nhìn thấy => nét đậm
Nếu khối cầu hoặc chóp có giao với khối khác:
- Ta xét trên hình chiếu đứng: Hướng nhìn từ trên xuống
- B1: Xác định giao tuyến đang xét ở đâu
- B2: Xét tất cả các điểm trên giao tuyến, điểm nào bị che và
điểm không bị che.
- B3: Đoạn nối các điểm bị che: Nét khuất
Đoạn nối các điểm k bị che: Nét liền

You might also like