You are on page 1of 3

Ngày 16/7/1054, Đức Hồng y Humbertô (Hồng Y đại diên Giáo Hoàng Lêo IX) và các phụ tá đến 

Vương
cung thánh đường Đấng Khôn Ngoan vào giờ lễ trọng. Sau khi hung hãn chỉ trích Đức Thượng Phụ là làm
loạn, chống lại quyền bính của Đức Giáo hoàng, Đức Hồng y bèn đặt bản án tuyệt thông trên bàn thờ rồi ra
khỏi Vương cung thánh đường, các đấng rũ bụi giày và nói: "Nguyện cầu Chúa thương xem và xét xử chúng
ta".
Đứng về mặt giáo luật thì bản vạ tuyệt thông là vô nghĩa, vì Giáo hoàng Lêô IX đã qua đời từ ngày 16/4,
quyền đại diện cho Giáo hoàng của các đặc sứ không còn.

Dẫn đến việc ly giáo và hình thành một giáo hội Chính Thống Giáo

Vương cung thánh đường Đấng Khôn


Ngoan nơi diễn ra cuộc vạ tuyệt thông khi
Giáo Hoàng Lêo IX băng hà Hồng Y đại
diện Giáo Hoàng vì vội về Rôma để bầu
Giáo Hoàng nên đã không đưa ra các chanh
luộn mà kết thúc bằng một bản án vạ tuyệt
thông Giáo Hội ở Constantinople ( Giáo Hội
Chính Thống Giáo)

12 tháng 2 1049 lên ngôi Giáo Hoàng là Thượng phụ thành Constantinopolis 
19 tháng 4 1054 băng hà giai đoạn 1043-1059

Nguyên nhân sâu xa :


1. sự khác nhau về hai nền triết học triết học phương tây ( Công Giáo Rôma) và triết học Hy Lạp ( Chính
Thống Giáo)
2. Ảnh hưởng của văn hóa chính trị giữ hai vùng khu vực
3. Sự ảnh hưởng chính chị và quyền lực, chanh dành quyền lực thế quyền và thần quyền

Đôi nét về giáo hội Chính Thống Giáo

1. Liên quan tới quyền tối thượng của Ðức Giáo Hoàng, Giáo Hội Công Giáo dựa trên việc kế vị thánh
Phêrô và tin vào quyền này của người kế vị thánh nhân. Giáo Hội Chính Thống không chấp nhận sự kiện
này. Mỗi Giáo Hội Chính Thống tự quản trị mình. Liên quan tới quyền không thể sai lầm của Ðức Giáo
Hoàng Giáo Hội Công Giáo chấp nhận khi Ðức Giáo Hoàng tuyên bố các tín điều. Giáo Hội Chính thống
không chấp nhận quyền này.

2. Liên quan tới từ "Filioque" Giáo Hội Công Giáo đã thêm vào Kinh Tin Kính từ Công Ðồng Toledo năm
587: “Đức Chúa Thánh Thần bởi Đức Chúa Cha “và Đức Chúa Con” mà ra. Kinh Tin Kính cùa Giáo Hội
Chính Thống không có từ "Filioque: và Đức Chúa Con". Ngôn ngữ sử dụng trong phụng vụ của Giáo Hội
Công Giáo là tiếng Latinh hay các tiếng bản xứ. Giáo Hội Chính Thống dùng tiếng Hy Lạp (hay các tiếng
bản xứ) trong phụng vụ.

3. Trong Giáo Hội Công Giáo hàng giáo sĩ (Giám mục, linh mục, phó tế) bắt buộc phải sống độc thân. Trong
Giáo Hội Chính Thống các linh mục được quyền lập gia đình, ngoại trừ các Giám Mục và các tu sĩ, đan sĩ
phải sống độc thân. Giáo Hội Công Giáo không chấp nhận ly dị. Giáo Hội Chính Thống chấp nhận ly dị (tùy
từ trường hợp được Giám Mục cho phép).

4. Trong các nhà thờ công giáo có các tượng ảnh thánh và hình vẽ. Trong các nhà thờ chính thống chỉ có các
icone, tức là các hình vẽ trên gỗ là các cửa (cửa sổ của thiên đàng) mở lên trời.

5. Giáo Hội Công Giáo có tín điều Ðức Maria vô nhiễm nguyên tội và Ðức Mẹ hồn xác lên Trời, Giáo Hội
Chính Thống không chấp nhận hai tín diều này. 6. Giáo Hội Công Giáo thừa nhận có Luyện ngục, Giáo Hội
Chính Thống không thừa nhận Luyện ngục.
6. Giáo Hội Công Giáo có tất cả 21 Công Ðồng. Giáo Hội Chính Thống chỉ có 7 Công Ðồng đầu tiên.

Lên án Thuyết Arius, định tín Con Thiên Chúa đồng bản tính với Thiên Chúa
Công đồng Nicaea I 325
Cha, soạn Tín điều Nicea
Công đồng Lên án phái Macedonius vì đã phủ nhận thiên tính của Chúa Thánh Thần.
381
Constantinopolis I Xác nhận và triển khai Tín điều Nicea.
Kết án thuyết Nestorius vì chủ trương nơi Đức Kitô nhập thể có hai ngôi vị
Công đồng Ephesus 431 riêng rẽ là ngôi vị con người và ngôi vị Thiên Chúa. Bênh vực Đức Maria có
tước hiệu là Theotokos (Mẹ Thiên Chúa).
Lên án Nhất tính thuyết (Monophysitism) hay thuyết Eutyches bằng cách
Công đồng
451 định tín rằng Đức Kitô có hai bản tính riêng biệt vì vậy ngài vừa là Thiên
Chalcedon
Chúa thật, vừa là người thật.
Công đồng Lên tiếng chống lại một số người bị nhiễm thuyết Nestorius như Theodorus
553
Constantinopolis II thành Mopsuestia, Theodoretus thành Cyrrhus và Ibas thành Edessa
Công đồng 680- Lên án Nhất chí thuyết (Monothelitism) và định tín Đức Kitô có hai ý chí: ý
Constantinopolis III 681 chí con người và ý chí Thiên Chúa.
Lên án phái Bài trừ ảnh tượng và định tín rằng có thể tôn kính các ảnh tượng
Công đồng Nicaea II 787
thánh mà không phải là thờ ngẫu tượng.

8. Giáo Hội Công Giáo cử hành Thánh Thể với bánh không men, Giáo Hội Chính Thống cử hành Thánh Thể
với bánh có men. Tưởng cũng nên ghi nhận rằng ngay từ trước vụ chia thành hai Giáo hội năm 1054, các
Giáo Hội Chính Thống Ðông Phương đã không thừa nhận quyền tối thượng của Ðức Giáo Hoàng, người kế
vị thánh Phêrô, từ "Filioque" trong Kinh Tin Kính, Luyện ngục trong giáo lý và bánh không men trong việc
cử hành Thánh Lễ. Mỗi giáo hội chính thống tự quản gồm Công Nghị các Giám Mục do một thượng phụ
lãnh đạo của một Giáo Hội quan trọng chủ sự. Các Giáo Hội Chính Thống chân chính gồm có: Giáo Hội
Chính Thống Costantinople với Ðức Thượng Phụ là thủ lãnh danh dự của Chính Thống giáo toàn thế giới,
Giáo Hội Chính Thống Alexandira, Antioch, Hy lạp, Rumania, Serbia, Nga (Russia) và Bulgaria.

You might also like