You are on page 1of 2

Tìm hiểu Âm Giai Ngũ Cung Việt Nam - Đờn Ca Tài Tử Cải Lương 10:04 26/01/2560 BE

Đờn Ca Tài Tử Cải Lương Tìm kiếm trang web này

Giới Thiệu Bản Ca Bất Hủ Tuồng Kinh Điển Tuyển Tập Tài liệu Học Đàn Cảm Tạ
Tài liệu​ > N
​ hạc Lý​ > ​
Tìm hiểu Âm Giai Ngũ Cung Việt Nam
đăng 04:26, 16 thg 4, 2014 bởi Lỗ Bình Sơn [ đã cập nhật 18:51, 17 thg 4, 2014 ]

Tg: nguyentan
Theo tìm hiểu và đọc các bài viết của Giáo sư Trần Quang Hải, bài viết về các dây đàn tranh:của bạn Sáo trúc, và xem
các clip về nhạc Tây nuyên của dân tộc Jarai, tôi biết được vài thang âm và cố tìm ra các quy luật của nó. Nay biết
được chút ít, xin mạo muội chia xẻ cùng các bạn.

Quy luật các thang âm ngũ cung : chỉ có 5 nốt


A-/ thang âm căn bản : 1 cung; 1.5cung; 1cung; 1 cung 1.5cung
B-/ thang âm vọng cổ : 1.5 cung+ 1cung-, 1 cung 1 cung 1.5cung
C-/ thang âm sa mạc : 1 cung; 1.5cung+ 1 cung- ; 1 cung; 1.5cung
D-/ thang âm tây nguyên : 2cung; 0.5cung; 1cung; 2cung; 0.5cung

A-/ Tìm hiểu thang âm căn bản


Trong bài viết của Giáo sư Trần Quang Hải có nói về thang âm ngũ cung
“Có 5 thang âm không bán cung căn bản :
1. Do – Re – Mi- Sol – La – Do
2. Do – Re – Fa – Sol – La – Do
3. Do – Re – Fa – Sol – Sib – Do
4. Do – Mib – Fa – Sol – Sib – Do
5. Do – Mib – Fa – Lab – Sib – Do”
Để ý rằng thang âm ngũ cung Việt nam căn bản sẽ có kết cấu :
1 cung; 1.5cung; 1cung; 1 cung; 1.5cung
Do đó , nếu sắp xếp lại 5 thang của giia1o sư đưa ra, thực chất chỉ là 1 thang với các nốt âm giai chủ khác nhau:

Âm đầu là âm chủ, sau đó theo quy luật : 1cung, đến 1.5 cung, 1 cung, 1 cung, rồi 1.5 dể qua cao độ sau. tức là 1 cung,
đến 1.5 cung, rồi 2 cung, rồi 1.5 cung
Do đó :
1. Do – Re – Mi- Sol – La – Do

có thể viết lại là Sòl – la- do – re – mi : lúc này thang âm sẽ tuân theo đúng quy luật thang căn bản : 1 cung; đến
1.5cung; đến 1cung; đến 1 cung; đến 1.5cung với âm chủ là nốt sol (Âm giai sol). Tthang âm này ở miền nam
hay dùng cho các cây đàn tranh. Cụ thể các cây đàn tranh ở Cung văn hoá lao động của cô Thuý Hoan đều lên theo
thang này

1. Do – Re – Fa – Sol – La – Do:
lúc này thang âm sẽ tuân theo đúng quy luật thang căn bản : 1 cung; đến 1.5cung; đến 1cung; đến 1
cung; đến 1.5cung với âm chủ là nốt Do (Âm giai Do). Thang âm này ở miền Bắc hay dùng cho các cây đàn
tranh. Sách của Sơn Hông Vỹ, “ Tự học đàn tranh”, hướng dẫn lên dây đàn tranh theo thang này.

3. Do – Re – Fa – Sol – Sib – Do
có thể viết lại là Fa- sol – Sib- do – re : lúc này thang âm sẽ tuân theo đúng quy luật thang căn bản : 1 cung; đến
1.5cung; đến 1cung; đến 1 cung; đến 1.5cung với âm chủ là nốt Fa .(âm giai Fa).

4. Do – Mib – Fa – Sol – Sib – Do


có thể viết lại là : Sib- do – Mib – Fa - Sol : lúc này thang âm sẽ tuân theo đúng quy luật thang căn bản : 1 cung;
đến 1.5cung; đến 1cung; đến 1 cung; đến 1.5cung với âm chủ là nốt Sib .(âm giai Sib ).

5. Do – Mib – Fa – Lab – Sib – Do


có thể viết lại là : Mib – Fa – Lab – Sib – Do: lúc này thang âm sẽ tuân theo đúng quy luật thang căn bản : 1 cung;
đến 1.5cung; đến 1cung; đến 1 cung; đến 1.5cung với âm chủ là nốt Sib .(âm giai Mib ).

Tóm tắt lại ta có bản sau :

___1 cung__ __1.5cung_ __1 cung__ __1 cung__ __1.5 cung_


/ \ / \/ \ / \/ \
Sol La Do Re Mi Sol bắc,quảng
La Si Re Mi Fa# La
SIb DO MIb FA SOL SIb
Do Re Fa Sol La Do đảo
Re Mi Sol La Si Re
MIb FA LAb SIb DO MIb
Mi solb La Si reb Mi

https://sites.google.com/site/cavongco/tai-lieu/nhac-ly/timhieuamgiaingucungvietnam Page 1 of 2
Tìm hiểu Âm Giai Ngũ Cung Việt Nam - Đờn Ca Tài Tử Cải Lương 10:04 26/01/2560 BE

FA SOL Sib DO RE FA nam

B-/ Tìm hiểu thang âm vọng cổ :

Quy luật thang vọng cổ : 1.5 cung+; 1cung-, 1cung-, 1 cung 1.5cung

Ở đây các bạn thấy xuất hiện nốt bán cung cộng (Mib+) : có nghĩa là nốt mi giáng, nhưng hơi cao hơn mi giáng một
chút.
Xem bài viết của Giáo sư Trần Quang Hải và bạn Sáo trúc có giới thiệu 2 thang vọng cổ. Các bạn sẽ thấy rằng : 2 thang
này đều tuân theo quy luật trên với 2 chủ âm khác nhau :
1.5cung + 1cung - 1cung 1cung 1.5cung
Do Mi b+ Fa Sol La Do
Sol Sib+ Do Re Mi Sol

Từ đó, ta có thể lên dây 1 thang âm vọng cổ bất kỳ âm giai nào, miễn là nó tuân theo quy luật này.

C-/ Tìm hiểu thang âm sa mạc:

Quy luật của thang âm sa mạc : 1 cung; 1.5cung+, 1cung-, 1cung ,1.5cung
Ở đây các bạn cũng sẽ thấy xuất hiện nốt bán cung cộng (Sib+) : có nghĩa là nốt si giáng, nhưng hơi cao hơn si giáng
một chút.

1cung 1.5cung + 1cung - 1cung 1.5cung


Sib Do Mi b+ Fa Sol Sib
Fa Sol Sib+ Do Re Fa

C-/ Tìm hiểu thang âm Tây nguyên :


Quy luật thang âm tây nguyên : thứ tự : 2cung; 0.5cung; 1cung; 2cung; 0.5cung
2cung 0.5cung 1cung 2cung 0.5cung
Do Mi Fa Sol Si do
re fa# sol La do# re
mi sol# la si re# mi
fa la sib do mi fa
Sol Si Do Re Fa# sol
la do# re mi sol# la
si re# mi solb la# si

Ở đây các bạn sẽ thấy xuất hiện các nốt cách nhau có lúc tới 2 cung:
- Thang do giáo sư Trần Quang Hải giới thiệu là: Do – Mi – Fa – Sol – Si – Do . (nằm ở dòng đầu bảng trên .)
Các bạn xem clip về đàn T’rưng do Tih Chram biểu diễn sẽ thấy, cây đàn đo theo thang âm này.

http://www.youtube.com/watch?
v=WylsJVt1abc&eurl=http%3A%2F%2Fdamsan%2Enet%2Fforums%2Fthread%2F28789%2Easpx&feature=player_embedded

- Thang do sáo trúc giới thiệu là : Sol – Si - Đo - Re - Fa#- Sol. (nằm ở dòng thứ 5 bảng trên)
- Thang do thầy Sơn giới thiệu trong clip về buổi off của anh em miền Bắc dịp vừa rôi chính là thang : Si – Re# - Mi
– Solb –La –Si, vẫn tuân theo quy luật trên (nằm ở dòng cuối)
http://www.youtube.com/watch?v=8BaFA-pnyfc&feature=related
Như vậy nếu bạn làm một cây đàn T’rưng tuân theo quy luật của thang âm Tây nguyên, thì chắc chắn nó sẽ ra âm điệu
cuả Tây nguyên.
Khi hát dân ca, các bài sẽ tuân theo thang âm căn bản.
Khi muốn hát vọng cổ thì lên dây theo quy luật của thang âm vọng cổ.
Khi muốn thổi sáo đệm cho ngâm thơ điệu sa mạc thì tuân theo quy luật của thang sa mạc.
Ngoài ra còn có thang âm của Nhật vẫn theo dạng ngũ cung, nhưng vì nó không phải là của Việt Nam nên sẽ tìm hiểu
trong một dịp khác. Các bạn xem thêm bài viết của nhạc sĩ Nguyễn Đình Nghĩa trong mục đàn T; rưng để biết thêm về
thang âm này.
Chúc các bạn, làm nhạc cụ hoặc lên dây theo sự yêu thích của mình khi biết thêm về quy luật của các thang âm.
Thân ái.
Nguồn: dám san.net

Comments

You do not have permission to add comments.

Sign in | Recent Site Activity | Report Abuse | Print Page | Powered By Google Sites

https://sites.google.com/site/cavongco/tai-lieu/nhac-ly/timhieuamgiaingucungvietnam Page 2 of 2

You might also like