You are on page 1of 8

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT

1. Ngữ âm: là âm thanh ngôn ngữ

2. Ngữ âm học: là khoa học nghiên cứu về âm thanh của ngôn ngữ

3. Âm tiết: là đơn vị phát âm

4. Âm vị: đơn vị cấu tạo nên âm tiết (âm vị âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối,
thanh điệu)

- Âm vị đoạn tính (âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối)

- Âm vị siêu đoạn tính (thanh điệu)

Chương 2: ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT

2.1. Khái niệm

Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất, tự nhiên nhất và dễ nhận diện nhất trong
tiếng Việt. Cụ thể, mỗi lần chúng ta phát âm là một âm tiết.

VD: Tôi/ là/ giáo/ viên – 4 lần phát âm tương ứng với 4 âm tiết

2.2. Đặc điểm của âm tiết tiếng Việt

1- Âm tiết tiếng Việt có tính độc lập cao

Tính độc lập cao của âm tiết tiếng Việt được thể hiện ở 2 phương diện: trong dòng
lời nói, trên chữ viết

- Trong dòng lời nói, mỗi âm tiết được phát âm một cách tách bạch, rõ ràng,
được tách, được ngắt thành từng khúc đoạn riêng biệt. Ấm tiết tiếng Việt
không có hiện tượng nối âm, nhược hóa, mất đi khi phát âm giống như âm
tiết của một số ngôn ngữ khác.
- Trên chữ viết, mỗi âm tiết được viết rời thành từng chữ.
VD: sinh/ viên – các âm tiết được viết rời thành từng chữ
Student

2- Mỗi một âm tiết trong tiếng Việt phải gắn liền với 1 trong 6 thanh điệu

Tiếng Việt có 6 thanh điệu, bao gồm: thanh ngang, thanh huyền, thanh ngã, thanh
hỏi, thanh sắc, thanh nặng. Mỗi âm tiết bất kì trong tiếng Việt đều phải gắn với 1
trong 6 thanh điệu. Không có âm tiết nào là không mang thanh điệu.

VD: a – gắn với thanh ngang

3 – Ranh giới của âm tiết tiếng Việt thường trùng với ranh giới của hình vị

Phần lớn âm tiết trong tiếng Việt có ranh giới trùng với hình vị: âm tiết “ăn” =
hình vị “ăn”,….

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ranh giới của âm tiết không trùng với ranh
giới của hình vị: radio- 3 âm tiết = 1 hình vị

Vitamin – 3 âm tiết = 1 hình vị

2.3. Cấu trúc của âm tiết tiếng Việt

Ở dạng đầy đủ, âm tiết tiếng Việt được cấu tạo bởi 5 thành tố: âm đầu, âm
đệm, âm chính, âm cuối, thanh điệu. Ở dạng tối giản, âm tiết tiếng Việt bao giờ
cũng phải bao gồm 2 thành tố là: âm chính, thanh điệu.

Mô hình cấu trúc của âm tiết tiếng Việt:

Âm tiết tiếng Việt được phân chia theo cấu trúc 2 bậc:

- Bậc 1 bao gồm các thành tố gắn bó với nhau một cách lỏng lẻo: thanh điệu,
âm đầu, vần
- Bậc 2 bao gồm các thành tố gắn bó với nhau một cách chặt chẽ hơn: âm
đệm, âm chính và âm cuối.

2.4. Phân loại âm tiết tiếng Việt

2.4.1. Căn cứ vào cách mở đầu của âm tiết (Căn cứ vào sự có mặt hay vắng
mặt của âm đầu và âm đệm)

Âm tiết tiếng Việt được chia thành 4 loại:

- Âm tiết nặng: âm tiết có âm đầu, có âm đệm (toán, quyển,..)


- Âm tiết nửa nặng: âm tiết có âm đầu, không có âm đệm (tan, màu, táo,
phượng,…)
- Âm tiết nhẹ: âm tiết không có âm đầu, không có âm đệm (ăn, ổi,…)
- Âm tiết nửa nhẹ: âm tiết không có âm đầu, có âm đệm (oán, uyên, …)

2.4.2. Căn cứ vào cách kết thúc của âm tiết

Chia thành 4 loại:

- Âm tiết khép: âm tiết kết thúc bằng các phụ âm tắc vô thanh (…p, …t, …ch,
…c): phốp pháp, tốt, lách cách, lác đác,…
- Âm tiết nửa khép: âm tiết kết thúc bằng các phụ âm vang mũi (m, n, ng):
mềm, nõn, bông, …
- Âm tiết mở: âm tiết vắng âm cuối: ta, hò, ba,…
- Âm tiết nửa mở: âm tiết kết thúc là các bán âm (/-u/- u, o; /-i/- i, y): gửi, tay,
báo, màu,…

→ Phối hợp cả 2 cách thức phân loại trên, tiếng Việt có 16 loại hình âm tiết:
Cách phân loại 1 Nặng Nửa Nhẹ Nửa
(cách mở đầu) (có âm nặng (không nhẹ
đầu + âm (có âm có âm (không
đệm) đầu, đầu, có âm
Quạt, không không đầu,
hoa, có âm có âm có âm
Cách phân loại 2 hoặc, đệm) đệm) đệm)
(cách kết thúc) khuya Ha, Oa, uyển..
hiên, ông,..
nhàn
Khép (p,t,c,ch) Nặng - Nửa Nhẹ - Nửa
khép nặng - khép nhẹ -
khép khép
Nửa khép (m, n, ng, nh) Nặng – Nửa Nhẹ – Nửa
nửa khép nặng – nửa nhẹ –
nửa khép nửa
khép khép
Mở (không có âm cuối) Nặng - Nửa Nhẹ - Nửa
mở nặng - mở nhẹ –
mở mở
Nửa mở (âm cuối là i, y, u, o) Nặng – Nửa Nhẹ – Nửa
nửa mở nặng – nửa mở nhẹ –
nửa mở nửa
mở

Bài tập: Phân loại các âm tiết có trong đoạn thơ sau:
Tôi /biết /hoa /phượng /vĩ

+ tôi: nửa nặng – nửa mở

+ biết: nửa nặng - khép

+ hoa: nặng - mở

+ phượng: nửa nặng – nửa khép

+ vĩ: nửa nặng - mở

Nở cùng hoa bằng lăng

Nhưng bằng lăng rụng trước

Màu tím thường khó khăn.

Chương 3: HỆ THỐNG ÂM VỊ TIẾNG VIỆT

1. Âm vị âm đầu

1.1. Vị trí: đứng đầu âm tiết

1.2. Cấu tạo: được cấu tạo bởi các phụ âm

1.3. Chức năng: tạo âm sắc cho âm tiết lúc mở đầu, khu biệt nghĩa và nhận diện từ

1.4. Số lượng: có 22 âm vị âm đầu

1.5. Sự thể hiện trên chữ viết của âm vị âm đầu (xem hình ảnh chia sẻ)

1.6. Phân loại âm vị âm đầu (xem hình ảnh chia sẻ)

2. Âm vị âm đệm

2.1. Vị trí: sau âm đầu, đứng đầu phần vần


2.2. Cấu tạo: được cấu tạo bởi bán âm

2.3. Chức năng: làm trầm hóa âm sắc của âm tiết, nhận diện từ

2.4. Số lượng: 01

2.5. Sự thể hiện trên chữ viết

STT Âm vị Con chữ


1 /-u-/ u, o

 Lưu ý:
- Âm đệm “u” ghi bằng con chữ “u” khi nó đứng trước “y, yê, â” (VD: quỳ,
tủy, tuyên, quần, tuấn, quan,…) hoặc sau “q”.
- Âm đệm “u” ghi bằng con chữ “o” khi đứng trước các nguyên âm “a, ă, e”
(VD: hoa, loắt choắt, xòe, …)

3. Âm chính

3.1. Vị trí: đứng thứ 3 âm tiết, thứ 2 của phần vần

3.2. Cấu tạo: được cấu tạo bởi các nguyên âm

3.3. Chức năng: tạo đỉnh, tạo âm sắc chủ đạo cho âm tiết; khu biệt và nhận diện từ.

3.4. Số lượng: 16 âm vị âm chính (nguyên âm)

3.5. Sự thể hiện trên chữ viết

* Phân biệt âm đệm “u” và âm chính “u”

1.

- Âm đệm “u” đứng trước các nguyên âm “y, yê, â” hoặc sau phụ âm đầu “q”
- Âm chính “u” không thể đứng trước các nguyên âm “y, yê, â” hoặc sau phụ âm
đầu “q”

2. “u” âm đệm là bán âm; “u” âm chính là nguyên âm.

TT “u” - Âm đệm “u” – Âm chính “u” – Âm cuối


1. Vị trí Thứ 2 trong âm Thứ 3 trong âm Thứ 4 trong âm
tiết, thứ 1 phần tiết, thứ 2 phần tiết, thứ 3 phần
vần vần vần
2. Sự thể hiện trên chữ Ghi bằng 2 con Ghi bằng 1 con Ghi bằng 2 con
viết chữ : o, u chữ: u chữ: o, u
3. Vị trí xuất hiện - Đứng trước các Không đứng - Đứng sau 1
nguyên âm “y, trước các nguyên nguyên âm làm
yê, â” hoặc đứng âm “y, yê, â” âm chính
sau phụ âm hoặc đứng sau
đầu /k/ ghi bằng phụ âm đầu /k/
con chữ “q” ghi bằng con chữ
- Đứng trước các “q”
nguyên âm “a, e,
ă”

4. Âm cuối

4.1. Vị trí: đứng thứ 4 trong âm tiết, thứ 3 của phần vần (sau âm chính)

4.2. Cấu tạo: bán âm và phụ âm

4.3. Chức năng: kết thúc âm tiết; khu biệt và nhận diện từ

4.4. Số lượng: 8 âm vị (6 phụ âm, 2 bán âm)


4.5. Sự thể hiện trên chữ viết

5. Thanh điệu

5.1. Vị trí: thanh điệu gắn với toàn bộ âm tiết, nhưng khi viết nó được đánh trên âm
chính

5.2. Chức năng: khu biệt âm tiết về mặt cao độ

5.3. Số lượng: 5 thanh điệu

5.4. Sự thể hiện trên chữ viết

STT Tên gọi thanh Dấu thanh


1 Thanh ngang Không dấu (ta)
2 Thanh huyền Dấu huyền (tà)
3 Thanh ngã Dấu ngã (tã)
4 Thanh hỏi Dấu hỏi (tả)
5 Thanh sắc Dấu sắc
6 Thanh nặng Dấu nặng

You might also like