You are on page 1of 81

CHƯƠNG 1:

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VỀ


1.1.1. Chữ cái

1.1.2. Nguyên tắc xây dựng CQN


1.1. Đôi nét
về chữ 1.1.3. Những bất hợp lý trong CQN
Quốc ngữ

1.2.1. Đặc điểm chính tả TV


CHƯƠNG
1 1.2.2. Nguyên tắc kết hợp chính tả TV

1.2. Chính 1.2.3. Quy tắc viết hoa hiện hành


tả tiếng Việt
1.2.4. Lỗi chính tả
1.1.1. Chữ cái
Xem Giáo trình TVTH trang 226

*Lưu ý: Các chữ cái “F, J, W, Z” không thuộc bảng chữ cái tiếng Việt.
1.1.2. Nguyên tắc xây dựng CQN

CQN được xây dựng theo nguyên tắc Âm vị học (hay vẫn quen gọi là
nguyên tắc Ngữ âm học). Nguyên tắc AVH trong chữ viết yêu cầu giữa âm
và chữ phải có quan hệ tương ứng “1-1”. Để đảm bảo nguyên tắc này,
CQN phải thỏa mãn ít nhất 2 điều kiện:
(1) Mỗi âm chỉ do một ký hiệu biểu thị;
(2) Mỗi ký hiệu luôn chỉ có một giá trị, biểu thị chỉ một âm duy nhất ở mọi
vị trí trong từ.
Về căn bản, CQN được tạo ra có tính đến khá đầy đủ các điều kiện đó.
Âm vị là đơn vị tối thiểu của hệ thống ngữ âm của một ngôn
ngữ dùng để cấu tạo và phân biệt vỏ âm thanh của các đơn vị
có nghĩa của ngôn ngữ.
 Âm vị (phoneme): Âm vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất, có
chức năng khu biệt nghĩa.
1.1.3. Những bất hợp lý trong CQN

b. Vi phạm tính đơn trị của ký


a. Vi phạm nguyên tắc tương ứng
hiệu: Một ký hiệu biểu thị nhiều
“1-1” giữa ký hiệu và âm thanh:
âm khác nhau tùy thuộc vào vị trí
Tức là dùng nhiều ký hiệu để biểu
của nó trong QH với những âm
thị một âm.
trước và sau nó.

Tr. 227, GTr. Tr. 228, GTr


Tiếng Việt có 16 âm vị là nguyên
âm (trong đó có 13 nguyên âm
đơn, 3 nguyên âm đôi) và 2 âm vị
là bán nguyên âm*. Trong 16 âm
vị nguyên âm và 2 âm vị bán
nguyên âm thì có 17 cách đọc
(phát âm), và được ghi lại bằng 20
chữ viết. 20 chữ viết này được
hình thành từ 12 chữ cái (con
chữ).
Tiếng Việt có 23 âm vị
là phụ âm. Tương ứng với
23 âm vị phụ âm thì có 24
cách đọc (phát âm), và
được ghi lại bằng 27 chữ
viết. 27 chữ viết này được
hình thành từ 19 chữ cái
(con chữ).

Những âm tiết không có âm đầu


(như: em, âm, oải,…) khi phát âm
được bắt đầu bằng động tác khép
kín khe thanh, sau đó mở ra đột
ngột gây nên một tiếng bật. Động
tác khép kín ấy có giá trị như một
phụ âm và người ta gọi là âm tắc
thanh hầu, kí hiệu: /?/.
1.2.1. Đặc điểm chính tả tiếng Việt

Chính tả
là gì? Cách viết chữ (tả)
được coi là chuẩn
(chính).

(Theo từ điển tiếng Việt,


Hoàng Phê chủ biên,
2006).
Lỗi chính tả là dùng từ địa phươngNgay khi mở vào trang mở đầu của
cuốn sách “Lịch sử Hà Nội”, có thể bắt gặp những lỗi sai chính tả căn
bản như: Tiếu học… chủng ta còn được gọi bằng những cải tên là Tổng
Bình,…
Đặc biệt, ở phần cuối lời nói đầu của cuốn sách, có đến 7 lỗi sai chính tả:
“Sách có sử dụng một sổ tư liệu…. Trong quả trình biên soạn sẽ không
tránh khỏi thiếu sót, chủng tôi mong nhận được ỷ kiến đóng góp quỷ báu
của các thầy cô giảo… để cuốn sách được hoàn thiện hơn".
Được biết, cuốn sách trên do chính ông Nguyễn Hữu Độ - Giám đốc sở
Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chỉ đạo nội dung, Nhà xuất bản Hà Nội ấn
hành với giá 26.000 đồng. Dưới tên ông Độ, cuốn sách có ghi: "Tư vẩn"
khoa học: Nguyễn Quang Ngọc và Phạm Xuân Tiến. Phía dưới có ghi
Công ty TNHH MTV – Thiết bị xây dựng trường học Hà Nội. Cuốn sách
có 84 trang, bìa màu xanh.
Do không đọc lại bản thảo nên nhiều lỗi morrasse.
Mỗi âm tiết tiếng Việt đều mang một thanh điệu nhất định. Khi viết chữ,
phải đánh dấu ghi thanh điệu lên âm chính (hoặc bộ phận chính, đối với âm
chính là nguyên âm đôi).

- Theo đường nét: bằng – trắc;


- Theo âm vực: cao – thấp.
GHI THANH ĐIỆU
Âm chính là nguyên âm đôi:

Ghi dấu thanh điệu lên


Ghi dấu thanh lên ký
Ghi dấu thanh lên ký ký hiệu thứ hai (từ trái
hiệu đầu tiên (từ trái
hiệu có dấu phụ: tiền sang phải) khi cả hai ký
sang phải) khi cả hai
chiến, quyển, chứa, ký hiệu đều có dấu
hiệu không có dấu phụ:
suối, yến,… phụ: nước, bưởi,
múa, của, phía…
lười,…

Trường hợp viết tay


Gõ thanh điệu trên máy vi tính thì đơn giản hơn!

XANH: Bỏ thanh điệu theo nguyên tắc khoa học TÍM: Bỏ thanh điệu theo nguyên tắc thẩm mỹ

Hiện nay, nguyên tắc bỏ dấu theo thẩm mỹ tỏ ra phổ biến hơn
(thường cài sẵn trong máy tính).
1.2.2. Nguyên tắc kết hợp chính tả TV

Âm đầu
a. Các chữ cái
biểu thị các Âm chính
phần của âm
Âm đệm
tiết
Âm cuối
2 đặc
điểm K, C, Q
b. Sự phân
G, GH – NG, NGH
bổ vị trí
giữa các ký IÊ, YÊ, IA, YA
hiệu cùng
biểu thị một UA, UÔ
âm ƯA, ƯƠ

O, U
I, Y
Âm đầu: Tất cả các chữ cái ghi phụ âm đều có thể làm ký
hiệu ghi âm đầu của ÂT. (Chú ý: Khi âm đầu bắt đầu là
nguyên âm thì gọi là âm tiết zero âm đầu).

a. Các chữ Âm chính: Tất cả các chữ cái ghi nguyên âm đều có thể
cái biểu thị làm ký hiệu ghi âm chính của ÂT.
các phần
của âm tiết
Âm đệm: u và o ghi âm đệm trong ÂT TV.

Âm cuối: p, t, m, n, c, ng (nh), i(y), u(o) biểu thị âm cuối.


- K viết trước các ký hiệu ghi nguyên
âm (bộ phận nguyên âm đôi): e, ê, i
(kính, kiên, kia,…)
b. Sự phân bổ vị - C viết trước các ký hiệu ghi nguyên
trí giữa các ký
hiệu cùng biểu
(1) K, C, Q âm (bộ phận nguyên âm đôi): a, ă, â,o,
thị một âm ô, ơ, u, ư (ca, cắn, cần, cô, cớ, cú,
cử,…)
- Q viết trước âm đệm: u (quả, quang,
quăng,…)
- G, NG: Viết trước các ký hiệu
ghi nguyên âm (bộ phận nguyên
âm): a, ă, â,o, ô, ơ, u, ư (nga,
b. Sự phân bổ ngăn, go, gô, ngơ, gù,
vị trí giữa các (2) G, GH –
ký hiệu cùng NG, NGH ngừng,…)
biểu thị một âm - GH, NGH: Viết trước các ký
hiệu ghi nguyên âm (bộ phận
nguyên âm): e, ê, i, ơ (nghe,
nghề, ghi, ngờ, ghờ,…)
IÊ: Viết sau âm đầu, trước âm
cuối: tiên tiến, hiền, viết,…

b. Sự phân bổ vị YÊ: Viết sau âm đệm, trước âm


trí giữa các ký
hiệu cùng biểu thị
(3) IÊ, YÊ, IA, YA cuối: tuyên truyền, quyền,…
một âm
IA: Viết sau âm đầu, không có
âm cuối: phía, tia, lìa,…

YA: Viết sau âm đệm, không có


âm cuối: khuya.
UA: Viết khi không có âm cuối:
ủa, của, búa,…
b. Sự phân (4) UA, UÔ
bổ vị trí giữa UÔ: Viết trước âm cuối: suối,
các ký hiệu tuổi, suốt,…
cùng biểu thị
một âm (5) ƯA, ƯƠ
ƯA: Viết khi không có âm cuối:
chưa, thừa,..

ƯƠ: Viết trước âm cuối:


thương, lường, sườn, nước,…
Sau chữ cái ghi phụ âm Q chỉ viết U:
quan, quen, quần,…

Sau các phụ âm khác hoặc mở đầu


âm tiết:
+ Viết O trước các nguyên âm: a, ă,
e (hoa, xoắn, xòe,…)
+ Viết U trước các nguyên âm: â, ê,
b. Sự phân (6) O, U
bổ vị trí giữa y, ya, yê (huân, huề, khuynh hướng,
các ký hiệu khuya, nguyên, huệ,…)
cùng biểu thị (7) I, Y làm
một âm âm chính Trong nhiều trường hợp có thể dùng
i, y như nhau.

Y: Viết sau âm đệm: quy

Khi đứng một mình, viết I đối với các


từ thuần Việt: ầm ĩ, ỉ eo,…; viết Y đối
với từ gốc Hán: y tá, ý kiến, ỷ lại…
1.2.3. Quy tắc viết hoa hiện hành
(Đã cập nhật theo nội dung viết hoa có sửa đổi ở Nghị định
30/2020/NĐ-CP của Chính phủ về Công tác văn thư)

I. VIẾT HOA VÌ PHÉP ĐẶT CÂU

II. VIẾT HOA DANH TỪ RIÊNG


CHỈ TÊN NGƯỜI
Có 5 nội
dung lớn III. VIẾT HOA TÊN ĐỊA LÍ

IV. VIẾT HOA TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

V. VIẾT HOA CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC


I. VIẾT HOA VÌ PHÉP ĐẶT CÂU

Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu
hoàn chỉnh: Sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi
(?); sau dấu chấm than (!) và khi xuống dòng.
II. VIẾT HOA DANH TỪ RIÊNG CHỈ TÊN NGƯỜI

a) Tên thông thường:


Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết của
danh từ riêng chỉ tên người.
Ví dụ: Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú,...

1. Tên người
Việt Nam
b) Tên hiệu, tên gọi nhân vật lịch sử:
Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết.
Ví dụ: Vua Hùng, Bà Triệu, Ông Gióng,
Bác Hồ, Cụ Hồ,...
a. Trường hợp phiên âm sang âm Hán - Việt:
Viết theo quy tắc viết tên người Việt Nam.
Ví dụ: Kim Nhật Thành, Mao Trạch Đông,
Thành Cát Tư Hãn,...

2. Tên người nước


ngoài được phiên
âm chuyển sang b. Trường hợp phiên âm không sang âm Hán
tiếng Việt - Việt (phiên âm trực tiếp sát cách đọc của
nguyên ngữ): Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ
nhất trong mỗi thành phần.
Ví dụ: Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, Phri-đrích Ăng-
ghen,...
III. VIẾT HOA TÊN ĐỊA LÍ

1. Tên địa lí 2. Tên địa lí nước


Việt Nam ngoài được phiên
âm chuyển sang
tiếng Việt
III. VIẾT HOA TÊN ĐỊA LÍ (tt)

a. Tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh


từ chung (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
1. Tên địa huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành
lí VN phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; xã,
(5 mục: phường, thị trấn) với tên riêng của đơn vị hành
a,b,c,d,đ) chính đó: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo
thành tên riêng và không dùng gạch nối.
Ví dụ: thành phố Thái Nguyên, tỉnh Nam Định,...
III. VIẾT HOA TÊN ĐỊA LÍ (tt)

b) Trường hợp tên đơn vị hành chính được


cấu tạo giữa danh từ chung kết hợp với chữ
số, tên người, tên sự kiện lịch sử: Viết hoa cả
danh từ chung chỉ đơn vị hành chính đó.
Ví dụ: Quận 1, Phường Điện Biên Phủ,...

c) Trường hợp viết hoa đặc biệt: Thủ đô Hà


Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
III. VIẾT HOA TÊN ĐỊA LÍ (tt)

d) Tên địa lí được cấu tạo giữa danh từ chung chỉ địa hình
(sông, núi, hồ, biển, cửa, bến, cầu, vũng, lạch, vàm,...) với
danh từ riêng (có một âm tiết) trở thành tên riêng của địa danh
đó: Viết hoa tất cả các chữ cái tạo nên địa danh.
Ví dụ: Cửa Lò, Vũng Tàu, Lạch Trường, Vàm Cỏ, Cầu Giấy,...

Trường hợp danh từ chung chỉ địa hình đi liền với danh từ
riêng: Không viết hoa danh từ chung mà chỉ viết hoa danh từ
riêng.
Ví dụ: biển Cửa Lò, chợ Bến Thành, sông Vàm Cỏ, vịnh Hạ
Long,...
III. VIẾT HOA TÊN ĐỊA LÍ (tt)

đ) Tên địa lí chỉ một vùng, miền, khu vực nhất định được
cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với từ chỉ
phương hướng khác: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các
âm tiết tạo thành tên gọi. Đối với tên địa lí chỉ vùng, miền
riêng được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp
với danh từ chỉ địa hình thì viết hoa các chữ cái đầu mỗi
âm tiết.
Ví dụ: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Bộ,...
III. VIẾT HOA TÊN ĐỊA LÍ (tt)

a. Tên địa lí đã được phiên âm sang âm Hán -


Việt: Viết theo quy tắc viết hoa tên địa lí Việt
Nam.
Ví dụ: Bắc Kinh, Bình Nhưỡng, Pháp, Anh,...
2. Tên địa lí nước
ngoài được phiên
âm chuyển sang TV
b. Tên địa lí phiên âm không sang âm Hán -
Việt (phiên âm trực tiếp sát cách đọc của
nguyên ngữ): Viết hoa theo quy tắc viết hoa tên
người nước ngoài quy định tại điểm b khoản 2
Mục II Phụ lục này. Ví dụ: Mát-xcơ-va, Men-
bơn,...
III. VIẾT HOA TÊN ĐỊA LÍ (tt)
IV. VIẾT HOA TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

1. Tên cơ quan, tổ 2. Tên cơ quan, tổ


chức của Việt Nam chức nước ngoài
IV. VIẾT HOA TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (tt)

a) Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại
hình cơ quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt
động của cơ quan, tổ chức.
Ví dụ: Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng chống
tham nhũng, Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Tập đoàn Điện lực Việt
1. Tên cơ quan,
tổ chức của Nam, Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La, Sở Tài
Việt Nam chính,...

b) Trường hợp viết hoa đặc biệt: Ban Chấp hành


Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn phòng
Trung ương Đảng,...
1. Tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam
a) Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức;
chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức.
Ví dụ:
- Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng chống tham nhũng; Ban Quản lý dự
án Đê điều…
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội; Ủy ban
Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam; Ủy ban về Các vấn đề xã hội của
Quốc hội; Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài;
- Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh Nam Định…
- Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công Thương; Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch; Bộ Thông tin và Truyền thông…
IV. VIẾT HOA TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (tt)

⁻ Tổng cục Thuế; Tổng cục Hải quan; Cục Kiểm tra văn bản quy
phạm pháp luật; Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo
dục…
⁻ Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam; Tổng công ty Hàng hải Việt
Nam; Tổng công ty Hàng không Việt Nam;…
⁻ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp Than -
Khoáng sản Việt Nam; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam; Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam;…
⁻ Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La; Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc
Ninh; Ủy ban nhân dân quận Ba Đình; Ủy ban nhân dân huyện
Vụ Bản;...
IV. VIẾT HOA TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (tt)

⁻ Sở Tài chính; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Xây dựng; Sở Kế


hoạch và Đầu tư; Sở Giáo dục và Đào tạo;…
⁻ Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội; Trường Cao đẳng
Nội vụ Hà Nội; Trường Đại học Văn Lang; Trường Trung học phổ
thông Chu Văn An; Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn; Trường
Tiểu học Thành Công;…
⁻ Viện Khoa học xã hội Việt Nam; Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam; Viện Ứng dụng công nghệ;…
⁻ Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục dân tộc; Trung tâm Khoa học và
Công nghệ văn thư, lưu trữ; Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ
thuật Việt Nam; Trung tâm Tư vấn Giám sát chất lượng công
trình;…
IV. VIẾT HOA TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (tt)

- Báo Thanh niên; Báo Diễn đàn doanh nghiệp; Tạp chí
Tổ chức nhà nước; Tạp chí Phát triển giáo dục; Tạp
chí Dân chủ và Pháp luật;…
- Nhà Văn hóa huyện Gia Lâm; Nhà Xuất bản Hà Nội;
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;…
- Nhà máy Đóng tàu Sông Cấm; Nhà máy Sản xuất phụ
tùng và Lắp ráp xe máy; Xí nghiệp Chế biến thủy sản
đông lạnh; Xí nghiệp Đảm bảo an toàn giao thông
đường sông Hà Nội; Xí nghiệp Trắc địa Bản đồ 305;…
IV. VIẾT HOA TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (tt)

- Công ty Cổ phần Đầu tư Tư vấn và Thiết kế xây dựng;


Công ty Nhựa Tiền Phong; Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Du lịch và Vận tải Đông Nam Á; Công ty Đo đạc Địa chính
và Công trình;…
- Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Người cao tuổi Hà Nội, Hội
Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam…
- Vụ Hợp tác quốc tế; Phòng Nghiên cứu khoa học; Phòng
Chính sách xã hội;
- Hội đồng Thi tuyển viên chức; Hội đồng Sáng kiến và Cải
tiến kỹ thuật;…
IV. VIẾT HOA TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (tt)

a) Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài đã dịch


nghĩa: Viết hoa theo quy tắc viết tên cơ quan,
tổ chức của Việt Nam.
Ví dụ: Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Y tế thế
giới (WHO),...
2. Tên cơ quan,
tổ chức nước ngoài
b) Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài được sử
dụng trong văn bản ở dạng viết tắt: Viết bằng
chữ in hoa như nguyên ngữ hoặc chuyển tự
La-tinh nếu nguyên ngữ không thuộc hệ La-
tinh.
Ví dụ: WTO, UNDP, UNESCO, ASEAN,...
1. Danh từ thuộc trường hợp đặc biệt

2. Tên các huân chương, huy chương,


các danh hiệu vinh dự
V. VIẾT HOA CÁC
TRƯỜNG HỢP 3. Tên chức vụ, học vị, danh hiệu
KHÁC
4. Danh từ chung đã riêng hóa

5. Tên các ngày lễ, ngày kỉ niệm


6. Tên các loại văn bản

7. Trường hợp viện dẫn phần, chương,


mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của
một văn bản cụ thể

V. VIẾT HOA CÁC 8. Tên các năm âm lịch, ngày tết, ngày
TRƯỜNG HỢP và tháng trong năm
KHÁC
9. Tên các sự kiện lịch sử và các triều
đại

10. Tên các tác phẩm, sách báo, tạp chí


1. Danh từ thuộc trường hợp đặc biệt: Nhân dân, Nhà nước.

2. Tên các huân chương, huy chương, các danh hiệu vinh dự:
Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết của các thành phần tạo
thành tên riêng và các từ chỉ thứ, hạng. Ví dụ: Huân chương
Sao vàng, Nghệ sĩ Nhân dân, Anh hùng Lao động,...

3. Tên chức vụ, học vị, danh hiệu: Viết hoa tên chức vụ, học vị
nếu đi liền với tên người cụ thể. Ví dụ: Chủ tịch Quốc hội, Thủ
tướng Chính phủ, Giáo sư Tôn Thất Tùng,...
4. Danh từ chung đã riêng hóa: Viết hoa chữ cái đầu của từ,
cụm từ chỉ tên gọi đó trong trường hợp dùng trong một nhân
xưng, đứng độc lập và thể hiện sự trân trọng. Ví dụ: Bác, Người
(chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh), Đảng (chỉ Đảng Cộng sản Việt
Nam),...

5. Tên các ngày lễ, ngày kỉ niệm: Viết hoa chữ cái đầu của âm
tiết tạo thành tên gọi ngày lễ, ngày kỷ niệm. Ví dụ: ngày Quốc
khánh 2-9, ngày Tổng tuyển cử đầu tiên, ngày Quốc tế Lao
động 1-5, ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10,...
6. Tên các loại văn bản: Viết hoa chữ cái đầu của tên loại văn
bản và chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi của
văn bản trong trường hợp nói đến một văn bản cụ thể. Ví dụ: Bộ
luật Hình sự, Luật Tổ chức Quốc hội,...

7. Trường hợp viện dẫn phần, chương, mục, tiểu mục, điều,
khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của
phần, chương, mục, tiểu mục, điều.
Ví dụ:
- Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 103 Mục 5 Chương XII Phần I
của Bộ luật Hình sự.
- Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Tiểu mục 1 Mục 1
Chương III của Nghị quyết số 351/2017/UBTVQH14.
8. Tên các năm âm lịch, ngày tết, ngày và tháng trong năm:
a) Tên các năm âm lịch: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các
âm tiết tạo thành tên gọi. Ví dụ: Kỷ Tỵ, Tân Hợi, Mậu Tuất,
Mậu Thân,...
b) Tên các ngày tết: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất
tạo thành tên gọi. Ví dụ: tết Nguyên đán, tết Đoan ngọ, tết
Trung thu. Viết hoa chữ Tết trong trường hợp thay cho tết
Nguyên đán.
c) Tên các ngày trong tuần và tháng trong năm: Viết hoa chữ
cái đầu của âm tiết chỉ ngày và tháng trong trường hợp không
dùng chữ số. Ví dụ: thứ Hai, thứ Tư, tháng Năm, tháng Tám,...
9. Tên các sự kiện lịch sử và các triều đại: Viết hoa chữ cái đầu
của các âm tiết tạo thành sự kiện và tên sự kiện, trong trường
hợp có các con số chỉ mốc thời gian thì ghi bằng chữ và viết hoa
chữ đó. Ví dụ: Triều Lý, Triều Trần, Phong trào Xô viết Nghệ
Tĩnh, Cách mạng tháng Tám,...

10. Tên các tác phẩm, sách báo, tạp chí: Viết hoa chữ cái đầu
của âm tiết thứ nhất tạo thành tên tác phẩm, sách báo. Ví dụ: từ
điển Bách khoa toàn thư, tạp chí Cộng sản,...
Lưu ý:
1. PGS. TS Lê Quang Trường – Trưởng khoa Khoa Văn học, Trường
ĐH KHXH&NV
PGS. TS Lê Quang Trường – Trưởng Khoa Văn học, Trường ĐH
KHXH&NV
2. TS Nguyễn Văn A – Phó Hiệu trưởng Nhà trường
3. Ông Nguyễn Văn B – Phó Trưởng phòng Phòng Hành chính và
Tổng hợp
 Ông Nguyễn Văn B – Phó Trưởng Phòng Hành chính và Tổng hợp
1.2.4. Lỗi chính tả
Thường có 2 nhóm lỗi sai:
a. Lỗi chính tả do sai nguyên tắc chính tả hiện hành;
b. Lỗi chính tả do cách phát âm.
Những hình
ảnh từ một bài
viết trên
Zing.vn
a. Lỗi chính tả do sai nguyên tắc chính tả hiện hành

- Là loại lỗi do người viết không nắm được các đặc điểm và nguyên
tắc kết hợp các chữ cái, quy tắc viết hoa trong tiếng Việt:
+ Lỗi do đánh sai, thiếu thanh điệu;
+ Lỗi do không nắm được quy tắc phân bổ các ký hiệu cùng biểu thị
một âm: nghành (ngh không đứng trước a); kách (k không đứng
trước a, trừ ka ki);…
+ Lỗi do không nắm được quy tắc viết hoa hiện hành.
 Cần ghi nhớ và tuân thủ các đặc điểm và nguyên tắc kết hợp,
quy tắc viết hoa trong tiếng Việt.
b. Lỗi chính tả do phát âm có thể quy về
3 dạng lỗi cơ bản:

(1)Viết sai (2) Viết sai phần vần (3) Viết sai
phụ âm đầu (chủ yếu viết sai âm thanh điệu
cuối)
(1) Viết sai phụ âm đầu

- Lỗi do không phân biệt l và n: Hiện tượng này phổ biến ở đồng
bằng Bắc Bộ. Nó xảy ra không phải do không có l/n trong cách phát
âm, mà chủ yếu là do sự lẫn lộn về mặt từ vựng, chữ đáng đọc l thì
lại đọc n và ngược lại. Có thể giảm bớt bằng cách sau:
+ Cách 1: l đứng trước âm đệm, còn n thì không (trừ trường hợp
“noãn” trong “noãn cầu”, “noãn sào”): loa, luật, lòe loẹt,…
+ Cách 2: Trong từ láy phụ âm đầu, chỉ cần biết một âm tiết bắt đầu
bằng l hay n là suy được âm tiết kia: lung lay, lung linh, lộng lẫy, no
nê, nô nức,…
+ Cách 3: Trong từ láy phần vần không có chữ có n đứng đầu âm
tiết: lộp độp, lò dò, liên miên, lênh khênh, lau chau, lai rai, lăn tăn,
lởn vởn,…
(1) Viết sai phụ âm đầu (tiếp theo)

- Lỗi do không phân biệt tr và ch: Do cách phát âm không biệt


chúng với nhau. Có một số quy tắc nhỏ như sau:
+ Tr không kết hợp với những vần “oa, oă, oe, uê”: loắt choắt,
choai choai, choáng,…
+ Từ láy phụ âm đầu phần lớn là ch (tr chỉ có một số trường hợp
như sau: có nghĩa “trơ”: trơ trụi, trơ trọi, trần trụi, trống trải, trần
truồng, trùng trục, trâng tráo, trừng trộ, trơn trạo, trơ trẽn; có nghĩa
“chậm trễ”: trễ tràng, trì trệ, trục trặc, trúc trắc, trù trừ; và khoảng
gần chục từ: trăng trối, trối trăng, tròn trặn, tròn trịa, trai tráng, trăn
trở, trầm trồ, trằn trọc,…)
+ Từ láy phần vần (trừ: trọc lóc, trót lọt, trẹt lét, trụi lũi) là âm tiết
có ch: chồm hỗm, chênh vênh, chạng vạng, chán ngán, cheo leo,
chênh chếch, loai chai, lã chã,…
(1) Viết sai phụ âm đầu (tiếp theo)

- Lỗi do không phân biệt s và x: Hiện tượng này cũng do lẫn lộn
s/x do phát âm không có sự phân biệt. Một số quy tắc phân biệt:
+ S không kết hợp với các vần là “oa, oă, oe, uê”: xoay xở, xuề
xòa, xoen xoét, xuýt xoa, xoắn, …
+ Từ láy phụ âm đầu có tất cả các tiếng đều là s hoặc x.
+ Từ láy phần vần thường là x: loăn xoăn, lao xao, lòa xào, bờm
xờm, xởi lởi,… (trừ lụp xụp)
+ Về nghĩa: Tên thức ăn thường viết x: xôi, xúc xích, lạp xưởng, xá
xíu (thường là những từ có gốc từ nước ngoài)…; những hư từ
(mang chức năng ngữ pháp) phần lớn bắt đầu bằng s: sẽ, sắp, sắp
sửa, sao, song,…
(1) Viết sai phụ âm đầu (tiếp theo)

- Lỗi do không phân biệt r, gi và d:


+ R và gi không kết hợp với những vần bắt đầu bằng “oa, oă,
oe, uê, uy” (trừ roa trong cu roa, gốc Pháp): dọa nạt, doanh
trại, duy trì,…
+ Xét về nguồn gốc: Không có từ Hán Việt đi với r; trong các
từ Hán Việt: d đi với dấu ngã và nặng, gi đi với dấu hỏi và sắc.
+ Trong từ láy phụ âm đầu, các âm đầu giống nhau nên chỉ
cần biết một tiếng viết bằng chữ nào.
+ Trong từ láy bộ phận vần: r láy với b và c(k); gi và d không
láy: bứt rứt, cập rập, co ro,…; r và d láy với l, còn gi không láy:
lim dim, liu riu, lầm rầm, lò dò, lai rai, lào rào,...

Cần nắm nghĩa của từng cách viết.


(2) Viết sai phần vần

- Thường gặp ở cách phát âm các vần: un/ ut; un/ ung,
ôc/ ôt, ông/ ôn, oc/ ot, ang/ an, ec/ et/ ach, eng/ en/ anh,
êc/ êt, ênh/ ên, ich/ it, inh/ in, ưc/ ưt, ưng/ ưn, ơng/ ơn,
ac/ at, ang/ an, ăc/ ăt, ăng/ ăn, âc/ ât, âng/ ân, iêc/ iêt,
iêng/ iên, uôc/ uôt, uâng/ uân, ươc/ ươt, ương/ ươn…
- Ngoài những lỗi về âm cuối, trong phần vần còn có thể
có những lỗi về nguyên âm chính: iêu/ iu, ươu/ ưu…
(3) Viết sai thanh điệu

Phát âm lẫn lộn hỏi ngã là nguyên nhân chính dẫn đến lỗi sai về
thanh điệu.
Có thể nhớ hai quy tắc nhỏ sau đây để khắc phục lỗi sai này:
- Trong các từ láy âm tiếng Việt theo âm vực (bổng: không, hỏi,
sắc; trầm: huyền, ngã, nặng): Từ láy có 2 tiếng thì cả hai tiếng
hoặc đều là bổng hoặc đều là trầm, không có trường hợp tiếng
bổng láy với tiếng trầm và ngược lại.
 Khi gặp một tiếng mà ta không biết viết hỏi hay ngã thì hãy
tạo ta một từ láy: nếu tiếng đó láy với tiếng bổng ta có thanh
hỏi, ngược lại láy với tiếng trầm ta có thanh ngã. (“mở” trong
“mở mang”, “mỡ” trong “mỡ màng”). (Ngoại lệ rất ít: ngoan
ngoãn, vỏn vẹn, khe khẽ, se sẽ, và một vài từ như: trơ trẽn, lam
lũ,…);
(3) Viết sai thanh điệu (tt)

- Đối với những từ Hán Việt phát âm không phân biệt hỏi
ngã: Gặp những từ bắt đầu bằng một trong các phụ âm
“m, n, nh, v, l, d, ng” thì đánh dấu ngã (mĩ mãn, truy nã,
nhã nhặn, vũ lực, vãng lai, phụ lão, dã man, ngôn ngữ, tín
ngưỡng,…; trừ “ngải” trong “ngải cứu”). Còn những từ bắt
đầu bằng phụ âm khác hoặc không có phụ âm đầu thì
đều đánh dấu hỏi.
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ

Chủ quan: Người học chưa thực sự được rèn


luyện đầy đủ về kỹ năng viết đúng chính tả, bản
thân lại chưa có tinh thần tự trau dồi, trang bị vốn
chính tả cho mình.

NGUYÊN
NHÂN Khách quan: Là do chữ Quốc ngữ được xây dựng
theo những nguyên tắc của chữ viết ghi âm, do vậy,
mặc dù về cơ bản, chính tả của tiếng Việt hiện đại
đã được thống nhất trên toàn quốc nhưng bởi cách
phát âm ở từng vùng, từng địa phương (phương
ngữ, thổ ngữ) có khi rất khác nhau nên xảy ra tình
trạng phát âm thế nào ghi ra thế ấy.
- Tập trung sửa những lỗi mình hay mắc phải;
- Trang bị cẩm nang sửa lỗi chính tả và sử dụng từ điển ngay
khi băn khoăn về một từ nào đó: một số sách về mẹo luật
chính tả, từ điển tiếng Việt, từ điển Hán Việt phổ thông (tìm
hình ảnh minh họa); (chọn lựa mẹo luật để học, ưu tiên lỗi đối
với những từ thường dùng, thường gặp);
KHẮC PHỤC - Nên có một cuốn sổ tay để ghi những chữ mà mình hay mắc
lỗi, tóm tắt các mẹo luật để thường xuyên xem lại;
- Nếu có điều kiện tiếp xúc thường xuyên với một người phát
âm chuẩn về một số mặt nào đó của các phương ngữ thì càng
tốt.
- Cố gắng tự trau dồi để hoàn thiện hơn nữa kỹ năng chính tả
của bản thân.

ĐỌC LẠI VĂN BẢN


BÀI TẬP

You might also like