You are on page 1of 4

Câu 2.

Tính truyền miệng của văn học dân gian


Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng
tạo, nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng
đồng. Với người Việt Nam, văn học dân gian là nguồn sữa trong lành nuôi dưỡng bao thế hệ
trẻ lớn lên trong chiếc nôi tre Việt Nam, trong tiếng ru ầu ơ dân tộc. Văn học dân gian không
chỉ góp phần thể hiện đời sống lao động và tâm hồn người bình dân mà còn là mảnh đất màu
mỡ chắp cánh cho vườn hoa tình yêu tỏa hương khoe sắc. Qua văn học dân gian, ta cảm
nhận rõ hơn sự kỳ diệu của ngôn ngữ tình yêu, thấy thương hơn gốc lúa, vườn rau, thương
hơn cuộc sống quanh ta.
Văn học dân gian và văn học viết đều được tạo ra từ chất liệu ngôn từ song chúng lại có
sự khác biệt về tác giả và phương thức lưu truyền. Tác giả của văn học dân gian là tập thể
nhân dân và được lưu truyền bằng phương thức truyền miệng. Còn tác giả của văn học là các
cá nhân và được lưu giữ qua chữ viết.
Ra đời từ buổi sớm của xã hội loài người, lúc con người chưa phát minh ra chữ viết. Vì
vậy, truyền miệng là phương thức lưu hành đọc tôn duy nhất. Khi nhân loại có chữ viết, đặc
biệt là khi chữ viết trở nên phổ biến, một bộ phận văn học dân gian được văn bản hóa, tức
phương thức truyền miệng không còn là duy nhất. Tuy vậy, đời sống thực sự của nó vẫn
được duy trì bằng con đường mà nó đã nảy sinh. Đặc trưng truyền miệng phản ánh phương
thức sinh thành, tồn tại và phát triển của văn học dân gian. Được sáng tác và lưu truyền
thông qua con đường truyền miệng, văn học dân gian đòi hỏi ở người nghệ nhân không chỉ
tài năng mà đặc biệt hơn là trí nhớ.
Văn học viết là sáng tác cá nhân, trong khi đó, văn học dân gian lại là kết quả của quá
trình sáng tác tập thể. Thông thường, mỗi cá nhân tham gia vào quá trình sáng tác này ở
những thời điểm khác nhau. Nhưng vì truyền miệng nên lâu ngày, người ta không nhớ được
và cũng không cần nhớ ai là tác giả. Tác phẩm dân gian chính vì thế đã trở thành chung, ai
cũng có thể tùy ý thêm bớt và sửa chữa. Kể cả khi đã được ghi chép lại, các tác phẩm văn
học dân giân vẫn tiếp tục được truyền miệng, chỉnh sửa và hoàn thiện. Trong các thời đại
trước đây, vì người lao động không có “phương tiện sản xuất tinh thần’’ nên họ sáng tác văn
học dân gian và xem đó là cách thức duy nhất đế thỏa mãn nhu cầu thưởng thức, sáng tạo
nghệ thuật của riêng mình. Vì vậy nhân dân lao động là lực lượng chính tạo ra văn học dân
gian của mỗi dân tộc.
Tình truyền miệng và tính tập thể là nguyên nhân làm nảy sinh tính dị bản trong văn học
dân gian. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ được tập thể nhân dân lao
động sáng tác và được truyền miệng từ người này sang người khác, từ vùng này sang vùng
khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác... Nên trong quá trình lưu truyền đó, nhiều tác giả dân
gian đã góp phần sửa đổi lại hình thức, kết cấu của tác phẩm cho phù hợp với đặc điểm, đặc
trưng của vùng miền hoặc phù hợp với quan niệm, lối sống của địa phương mình... Tính dị
bản đem đến văn học dân gian một ưu thế. Đó là sự biến đổi linh hoạt cho phù hợp với thực
tiễn đời sống, tạo ra sự phong phú, đa dạng về chất lượng, số lượng tác phẩm. Tuy nhiên,
tính dị bản cũng khiến cho văn học dân gian thêm phức tạp, bộn bề gây ra nhiều sự tranh cãi.
Ví dụ như với đặc trưng của vùng đồng bằng Nam bộ là có nhiều sông ngòi , kênh rạch
chằng chịt, nên câu ca dao :
"Sông dài cá lội biệt tăm
Phải duyên chồng vợ ngàn năm cũng chờ"
rất phù hợp với địa thế miền sông nước. Trong quá trình lưu truyền, ra đến miền Trung, với
địa thế núi non trải dài và giao thông đi lại phải dùng sức ngựa nên câu ca dao đó được đổi
lại thành :
"Đường dài ngựa chạy biệt tăm
Phải duyên chồng vợ ngàn năm cũng chờ "...
Tính truyền miệng, tính tập thể, tính dị bản là những đặc trưng cơ bản có mối quan hệ
chặt chẽ, không tách rời, tác động qua lại lẫn nhau, chi phối xuyên suốt qua quá trình sáng
tạo và lưu truyền tác phẩm văn học dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân
gian với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. Nhờ có nét đặc trưng của văn
học dân gian bên cạnh văn học viết mà tác phẩm lưu hành rộng rãi cho đến ngày nay.

Câu 3: Tính đa chức năng của văn học dân gian


Với người Việt Nam, văn học dân gian là nguồn sữa trong lành nuôi dưỡng bao thế hệ trẻ
lớn lên trong chiếc nôi tre Việt Nam, trong tiếng ru ầu ơ dân tộc. Văn học dân gian không
chỉ góp phần thể hiện đời sống lao động và tâm hồn người bình dân mà còn là mảnh đất màu
mỡ chắp cánh cho vườn hoa tình yêu tỏa hương khoe sắc.
Qua văn học dân gian, ta cảm nhận rõ hơn sự kỳ diệu của ngôn ngữ tình yêu, thấy thương
hơn gốc lúa, vườn rau, thương hơn cuộc sống quanh ta.
Văn học dân gian là những sáng tác tập thể truyền miệng của nhân dân lao động, trong đó
thành phần nghệ thuật ngôn từ chiếm vị trí quan trọng và bao giờ cũng có mối liên hệ với
các yếu tố nghệ thuật và phi nghệ thuật khác. Văn học dân gian ra đời từ thời nguyên thủy và
qua thời kì phát triển lâu dài trong xã hội có giau cấp, tiếp tục tồn tại trong xã hội ngày nay.
Văn học dân gian có ba đặc trưng cơ bản, trong đó, tính nguyên hợp là một đặc trưng tiêu
biểu nhất của văn học dân gian. Vậy tính nguyên hợp của văn học dân gian là gì? Nguyên
hợp chỉ trạng thái khởi đầu, nhất nguyên, chưa phân tách của mọi hiện tượng tự nhiên, xã
hội. Trong sáng tạo nghệ thuật, “nguyên hợp chỉ sự hòa lẫn làm một ở thời kì đầu của các
loại hình sáng tạo văn hóa”
Sở dĩ văn học dân gian có tính nguyên hợp là do văn học dân gian ra đời từ rất sớm nên
nó tất yếu mang đặc điểm của trạng thái khởi đầu. Hơn nữa, văn học dân gian là những sáng
tạo tinh thần phản chiếu kiểu tư duy nguyên hợp của con người thời nguyên thủy. Vì vậy có
thể xem đặc trưng nguyên hợp như là bản chất của văn học dân gian.
Theo PGS. Chu Xuân Diên nguyên hợp là sự hòa lẫn, trộn lẫn với nhau một cách tự nhiên
của một vài yếu tố. Đầu tiên, văn học dân gian có sự hòa trộn không tách rời với các loại
hình nghệ thuật khác. Điều đó biểu hiện rõ ở chỗ trong văn học dân gian thành phần ngôn từ
có sự gắn bó chặt chẽ với các thành phần khác như: vũ đạo, âm nhạc, tạo hình, … mà trong
sự kết hợp ấy, ngôn từ đóng vai trò chủ yếu. Tính nguyên hợp là một hiện tượng tự nhiên
vốn vó của một kiểu nghệ thuật không chuyên. Nó là một vấn đề thuộc về bản chất tồn tại
của loại hình nghệ thuật này chứ không phải do ai tự ý đặt ra. Chẳng hạn, khi trình diễn một
bài ca dao, ta có thể thấy sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn từ và phương tiện âm nhạc. Ví
dụ khi hát bài “Trúc xinh trúc mọc đầu đình/ Em xinh em đứng một mình càng xinh” người
ta có thể há theo các làn điệu khác nhau như Quan họ Bắc Ninh hay làn điệu nhịp đuổi của
sân khấu chèo. Hay khi kể chuyện cổ tích, người ta phối hợp giữa giọng kể với nét mặt, cử
chỉ, điệu bộ để làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn với người nghe.
Văn học dân gian cũng có sự hòa trộn, trộn lẫn với các dạng thức văn hóa tinh thần như
tín ngưỡng, tôn giáo, tập quán … Đây chính là khởi nguồn của hiện tượng nhập nhằng, giao
thoa giữa các thể loại văn học dân gian. Chẳng hạn như truyền thuyết “Con rồng cháu tiên”,
tác phẩm không chỉ dừng lại ở việc khai thác những đặc trưng hay nội dung đơn thuần mà
hơn cả là việc khai thác và giáo dục những biểu tượng văn hóa cũng như sinh hoạt tín
ngưỡng gắn với những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Truyền thuyết Con rồng
chau tiên đã lý giải về nguồn gốc, giống nòi của con người và dân tộc Việt Nam một cách
đầy tự hào: giống Rồng – Tiên.
Tác phẩm còn có ý nghĩa to lớn trong việc khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần cố kết cộng
đồng, là nguồn cội của tinh thần đoàn kết toàn dân tộc. Không những vậy văn học dân gian
còn gắn liền với đời sống sinh hoạt của nhân dân với tư cách là một nhân tố tham gia cấu
thành tổng thể. Nó ít nhiều bị quy định bởi những thể thức của hình thức sinh hoạt, của
phong tục tập quán gắn với những thời gian nhất định trong cuộc sống gia đình, đời sống xã
hội của nhân dân. Đời sống sinh hoạt của người dân chính là môi trường sản sinh, lưu trữ tác
phẩm. Nó chính là bầu khí quyển để nuôi dưỡng khiến cho văn học dân gian có sức sống, có
dòng chảy bền vững. Bởi mỗi một tác phẩm, nó đều gắn với một hoạt động nào đó của con
người. Ví dụ như “Đẻ đất đẻ nước” ban đầu không được viết thành sách, kể thành chuyện
mà do các thầy mo hát bên thi hài người chết, giúp cho hồn người chết ôn lại sự việc ở trần
gian từ khi khai thiên lập địa cho đến lúc bản mường được ổn định, chế độ xã hội được hình
thành. Như vậy diễn xướng mo là một bộ phận hữu cơ trong lễ thức tang ma của người
Mường. Ở đây tác phẩm văn học dân gian (Mo) và sinh hoạt đời sống (đám tang) gắn chặt
với nhau. Tính nguyên hợp là đặc trưng phổ quát, có thể xem là bản chất của văn học dân
gian. Nó làm nảy sinh và chi phối mạnh mẽ đến các đặc điểm, đặc trưng khác của văn học
dân gian. Trong đó, tính đa chức năng là một hệ quả. Đứng trong hệ quy chiếu văn học, văn
học dân gian cũng như văn học viết, có các chức năng nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ.
Về chức năng nhận thức, văn học dân gian được xem như “bộ bách khoa toàn thư về kiến
thức, tôn giáo, triết học" của nhân dân, cung cấp tri thức bách khoa về đời sống, mang lại sự
hiểu biết, nhất là hiểu biết về các tính cách xã hội,những bí ẩn trong tâm hồn, giúp dạy khôn
cho con người, giúp con người mài sắc cảm giác,biết phân biệt thật giả, biết cảm nhận tinh tế
sự phong phú của thế giới cảm tính,phát hiện cái chung, cái bản chất, cái mới lạ, sâu xa qua
cái ngẫu nhiên cá biệt, cái quen thuộc, cái bình thường. Chức năng nhận thức giúp con người
tự nhận thức bản thân, sống cuộc sống có ý thức mãnh liệt, sâu sắc về giá trị và năng lực vô
tận của mình để phấn đấu, sáng tạo. Không chỉ vậy nó còn gìn giữ và lưu truyền hệ thống tri
thức tự nhiên, xã hội, tâm linh, kinh nghiệm sinh sống, ứng xử… Bởi vậy ta có thể nói văn
học dân gian là người thầy lớn đem lại cho nhân loại những bài học sinh động, gần gũi và
sâu sắc về mọi phương diện của đời sống.
Về chức năng giáo dục, văn học dân gian có khả năng định hướng đạo đức, luân lí cho
con người trong đời sống xã hội. Chức năng này gần gũi và có sự giao thoa với phương diện
xã hội của chức năng nhận thức. Tuy nhiên, nếu chức năng nhận thức là sự phản ánh các
hiện tượng xã hội một cách khách quan thì chức năng giáo dục lại là sự tác động, ảnh hưởng,
chi phối cả trực tiếp lẫn gián tiếp đến cộng đồng. Có những tác phẩm, nhiều nhất thuộc thể
loại hát nói, mang nghĩa giáo dục trực tiếp, tức ý nghĩa giáo dục được thể hiện một cách
tường minh. Song, phần lớn các sáng tác dân gian chứa đựng ý nghĩa giáo dục hàm ẩn, tức
mang nghĩa giáo dục gián tiếp. Ví dụ câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” này
mang ý nghĩa răn dạy, giáo dục chúng ta cần phải nổ lực, kiên chì và cố gắng không ngừng
để đạt được ước mơ đó. Khi chúng ta muốn mài một cây sắt to, tuy rất khó khắn, nhưng
không phải không thể.
Về chức năng thẩm mĩ, văn học dân gian là nghệ thuật, là quan niệm thẩm mĩ của cộng
đồng, nó mang chứa vẻ đẹp hồn hậu, giản mộc và sâu sắc của nhân dân. Mang bản chất
nguyên hợp, văn học dân gian chỉ thực sự phô diễn vẻ đẹp của mình khi sống trong môi
trường nảy sinh và tồn tại, tức thành phần nghệ thuật ngôn từ phải được kết nối với thành
phần nghệ thuật âm nhạc, vũ đạo… trong môi trường diễn xướng. Trong mọi hoạt động thực
tiễn, con người luôn sáng tạo theo quy luật của cái đẹp.Văn học không chỉ khơi dậy khoái
cảm thẫm mĩ, mà còn đánh thức bản chất nghệ sĩ và niềm say mê sáng tạo trong mỗi cá
nhân. Đó là chức nội dung cơ bản của chức năng thẩm mĩ của văn học nghệ thuật.
Về chức năng sinh hoạt, khác biệt với văn học viết, văn học dân gian ra đời và trở thành
một bộ phận hữu cơ trong môi trường sinh hoạt và lao động của nhân dân. Văn học dân gian
gắn bó mật thiết với cuộc đời mỗi người xuyên suốt “từ chiếc nôi ra tới nấm mồ”. Môi
trường và thói quen sinh hoạt của nhân dân là điều kiện quan trọng cho văn học dân gian
hình thành và phát triển.
Như vậy, tính đa chức năng của văn học dân gian luôn được thể hiện trong sự phối hợp
thống nhất giữa các chức năng, một hệ quả trực tiếp của đặc trưng nguyên hợp. Giá trị thẩm
mĩ của hệ thống sáng tác dân gian văn học sẽ được minh định sáng rõ hơn khi kết hợp điểm
nhìn nguyên hợp với tính đa chức năng cùng các đặc trưng khác.

You might also like