You are on page 1of 5

BÀI 2: Kỹ năng phòng tránh một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ biết và nhận ra được một số trường hợp khẩn cấp như bị lạc, có người lạ đến
nhà, cháy…và gọi người giúp đỡ.

- Trẻ biết vận dụng một số kiến thức về cách xử lý trong từng trường hợp cụ thể
với bản thân mình hoặc khi chứng kiến người khác gặp tình huống liên quan. (Nhờ
người sự giúp đỡ hoặc gọi số điện thoại khẩn cấp…)

- Hình thành kỹ năng phòng tránh một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp
đỡ như trẻ biết một số điện thoại khẩn như số 113(Cảnh sát), 114(Cứu hỏa),
115(Cứu thương).

2. Kỹ năng 

- Rèn cho trẻ những kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.

- Hình thành cho học sinh kỹ năng xử lý linh hoạt, phòng tránh một số trường hợp
khẩn cấp và gọi người giúp đỡ khi cần.

- Giúp học sinh biết được kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước những trường hợp khẩn
cấp và gọi người giúp đỡ khi cần.

- Rèn cho học sinh cẩn thận và chú ý hơn khi đi lại và tiếp xúc với những người lạ
ở bên ngoài.

- Rèn cho học sinh kỹ năng giao tiếp với mọi người xung quanh.

- Giúp học sinh biết chia sẻ, lắng nghe, trình bày và diễn đạt được ý của mình trong
nhóm, lớp học.

3. Thái độ

- Qua bài học trẻ biết nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ.

- Biết bình tĩnh để tìm cách giải quyết khi gặp các trường hợp khẩn cấp.

II. CHUẨN BỊ
1. Đối với giáo viên

- Bài giảng điện tử.

- Máy chiếu để chiếu hình ảnh.

- Video tình huống: Điện giật

- Lớp học gọn gàng sạch sẽ.

- Tình huống thực tế (người đóng vai người lạ vào lớp học)

2. Đối với học sinh

- Lắng nghe, chú ý quan sát các tình huống.

III. TIẾN HÀNH

TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS

5p I. Hoạt động mở đầu

* Gây hứng thú

- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú và giới thiệu


cho học sinh kỹ năng ứng xử khi bị lạc.

* Cách thức tiến hành:

- Tạo một chương trình cho tất cả học sinh tham


gia (Đố vui, kể chuyện,…) - Cả lớp tập trung

- Giáo viên giới thiệu trực tiếp bài mới: “Kỹ - Học sinh lắng nghe.
năng phòng tránh trường hợp khẩn cấp và kêu
gọi người giúp đỡ”.
II. Hoạt động kết nối

15’ Hoạt động 1: Phòng tránh điện giật ở trẻ nhỏ

* Mục tiêu:

- Học sinh liệt kê được các nguyên nhân bị điện


giật.

- Nhận biết và phòng tránh các tình huống có


nguy cơ bị điển giật.

* Cách thức tiến hành:

- Giáo viên cho học sinh xem video về tình


huống có người bị điện giật

- Giáo viên đưa ra một số câu hỏi tư duy để học


- Học sinh chú ý, quan sát
sinh trả lời:
và lắng nghe.
 Điện giật là gì?
- Học sinh xung phong trả
 Điện giật có nguy hiểm không?
lời và nhận xét câu trả lời
 Làm sao để không bị điện giật
của các bạn.
 Khi thấy người khác bị điện giật thì làm
như thế nào
 Cách phòng tránh điện giật ở nhà cũng
như ở lớp (Đi dép khi cắm điện, không
cắm điện khi tay ướt…)

- Giáo viên kết luận: Bị điện giật rất là nguy - Học sinh lắng nghe và rút
hiểm, có thể gây chết người. Tất cả chúng ta ra kinh nghiệm để áp dụng
phải an toàn khi sử dụng điện vào khi có trường hợp thực
tế.
III. Hoạt động luyện tập, vận dụng

15’ Hoạt động 2: Xử lý các tình huống khi có một


bạn ở trong lớp bị điện giật

* Mục tiêu:

- Nhận biết được tình huống giật

- Biết cách xử lý tình huống: ngắt nguồn điện,


gọi người trợ giúp
- Cả lớp xem video.
* Cách thức tiến hành

- Giáo viên cho cả lớp xem video tình huống:


Người bị giật điện - Học sinh ở dưới quan sát
và nêu ý kiến thông qua
- Giáo viên mời học sinh tham gia đóng giả tình huống.
người bị điện giật và để các bạn khác tham gia
tình huống:

 Một bạn sẽ đóng vai bị điện giật khi cắm


điện
 Các bạn khác trong nhóm sẽ thực hiện sơ
cứu (Dùng que gỗ để gạt ổ điện ra khỏi
người bị điện giật, gọi thầy cô hoặc bác
bảo vệ tới)

 -Học sinh lắng nghe và từ


- Giáo viên nhận xét, đưa ra cách sơ cứu đúng. đó rút ra bài học.
Tuyên dương các bạn trong nhóm thực hiện tình
huống và các bạn theo dõi phía dưới
5’ IV. Củng cố, dặn dò

- Khi gặp các trường hợp khẩn cấp cần bình - Học sinh lắng nghe.
tĩnh, không được khóc, tìm kiếm sự giúp đỡ từ
những người đáng tin cậy.

IV. ĐÁNH GIÁ

* Một số câu hỏi kiểm tra nhận thức của học sinh sau buổi học “Kỹ năng ứng xử
khi bị lạc”

- Thời gian: 6 phút

- Hình thức: Trắc nghiệm khách quan

- Số lượng: 3-5 câu hỏi

Câu 1: Khi gặp các trường hợp khẩn cấp, các con nên làm gì?

A.Khóc, mất bình tĩnh.

B. Đi nhờ sự giúp đỡ của các cơ quan.

Câu 2: Khi bị được mọi người giúp đỡ con cần phải làm gì?

A.Côi đó là trách nhiệm của mọi người phải làm cho mình.

B. Nói lời cảm ơn chân thành dành cho họ

Câu 3: Khi gặp người đang rơi vào tình huống khẩn cấp các con làm gì?

A. Từ chối, bỏ mặc không giúp đỡ.

B. Tìm cách giúp đỡ, và tìm sự giúp đỡ họ.

You might also like