You are on page 1of 8

Sự tương tác vật chất của electron

2.1. Tán xạ đàn hồi và tán xạ không đàn hồi


Khi hạt mang điện thâm nhập vào môi trường hấp thụ, những hạt này không chỉ tương tác với
các electron thuộc quỹ đạo của nguyên tử hấp thụ mà còn có thể tương tác cả với hạt nhân.
Những tương tác này được phân loại như sau:

(1) Tương tác coulomb giữa hạt mang điện và các electron quỹ đạo
(i) Xuất hiện tán xạ đàn hồi (hạt không mất năng lượng nhưng thay đổi hướng chuyển
động)
(ii) Va chạm không đàn hồi được xem là va chạm mềm, va chạm gián tiếp (distant
collision) khi tham số va chạm b lớn hơn rất nhiều so với bán kính nguyên tử a
(b>>a). Dẫn đến một số tổn thất về năng lượng (tổn thất về va chạm mềm) do sự kích
thích hay sự ion hoá của nguyên tử hấp thụ
(iii) Va chạm không đàn hồi được xem là va chạm cứng, va chạm trực tiếp (direct
collision) khi tham số va chạm b gần bằng bánh kính nguyên tử a (b~a). Dẫn đến một
số tổn thấy về năng lượng (tổn thất va chạm cứng) do sự kích thích và ion hoá của
nguyên tử hấp thụ
(iv) Trong quá trình huỷ đường bay của các hạt tích điện với các hạt electron quỹ đạo của
chất hấp thụ, dẫn đến tạo ra các photon huỷ (tổn thất bức xạ) (chỉ áp dụng cho
positron)

(2) Tương tác coulomb giữa hạt mang điện và hạt nhân nguyên tử hấp thụ
(i) Xuất hiện tán xạ đàn hồi (về cơ bản thì không mất năng lượng nhưng vẫn thay đổi
hướng chuyển động)
(ii) Tán xạ không đàn hồi được gọi là tổn thất bức xạ khi tham số tác động b nhỏ hơn
nhiều so với bán kính nguyên tử a (b<<a). Dẫn đến sự mất mát năng lượng thông
qua việc tạo bức xạ hãm (chỉ áp dụng cho các hạt mang điện nhẹ)
(iii) Sự xâm nhập vào hạt nhân nguyên tử chất hấp thụ dẫn đến phản ứng hạt nhân (chỉ áp
dụng cho hạt mang điện nặng và trung bình, ít có khả năng hơn với hạt mang điện
nhẹ)
(iv) Sự xuất hiện của tán xạ không đàn hồi còn dẫn đến sự kích thích hạt nhân coulomb
đồng thời phát xạ tia gamma
4 mục trong mục (1) và trong mục (2) gồm các quá trình tương tác quan trọng nhất của
sự tương tác giữa các hạt mang điện với các nguyên tử hấp thụ. Tuy nhiên, tiết diện
ngang cho từng tương tác riêng lẻ thì thay đổi đáng kể từ tương tác này sang hạt khác và
từ hạt này sang hạt khác
(1) Tương tác coulomb giữa hạt mang điện và electron quỹ đạo
 Va chạm đàn hồi có thể xảy ra nhưng về cơ bản thì xảy ra không đáng kể ngoại trừ
trường hợp hạt mang điện có mức năng lượng thấp thì quá trình này được gọi là hiệu
ứng Ramsauer
 Các va chạm không đàn hồi thể hiện sự tương tác phổ biến giữa các hạt mang điện và
các electron quỹ đạo của chất hấp thụ và những tương tác này sẽ được chia thành hai
loại là va chạm cứng và va chạm mềm. Cả hai loại này đều gây ra sự kích thích và
ion hoá các nguyên tử của vật chất hấp thụ. Được biết, năng lượng truyền tới các
electron quỹ đạo của va chạm cứng là cao hơn đáng kể so với va chạm mềm. Tuy
nhiên, số lượng va chạm mềm lại vượt qua số lượng va chạm cứng đến mức tổng
năng lượng truyền tự hạt mang điện sang các electron quỹ đạo của ca hai va chạm là
gần như bằng nhau.
 Quá trình huỷ đường bay chỉ áp dụng cho các hạt mang điện nhẹ và cụ thể positron.
Quá trình này tạo ra sự tổn thất bức xạ cái mà đóng góp cho quá trình mất mát bức xạ
hãm, nhưng chỉ đóng góp một lượng nhỏ, khi so sánh với các tổn thất do va chạm
cứng và va chạm mềm thì xem như không đáng kể.

Phân loại tương tác của hạt mang điện với nguyên tử của chất hấp thụ.
(2) Tương tác giữa hạt mang điện và hạt nhân
 Tán xạ đàn hồi Coulomb của hạt mang điện khi tương tác với hạt nhân của vật chất
hấp thụ không được rõ ràng đối với hạt mang điện nặng nhưng lại vô cùng rõ rệt với
trường hợp của hạt mang điện nhẹ do khối lượng tương đối nhỏ của chúng so với
khối lượng của hạt nhân. Đối với các hạt mang điện nặng, một số năng lượng truyền
từ chúng tới hạt nhân được biến đổi thành dạng năng lượng giật lùi, và năng lượng
này rất nhỏ khi so với trường hợp tổn thất năng lượng do va chạm không đàn hồi giữa
hạt mang điện và các electron quỹ đạo.
 Tán xạ không đàn hồi coulomb của hạt mang điện trên hạt nhân thì ít có khả năng xảy
ra hơn nhiều so với tán xạ đàn hồi coulomb. Có thể bị bỏ qua đối với các hạt mang
điện nặng nhưng lại vô cùng có ý nghĩa đối với các hạt mang điện nhẹ vì đóng vai trò
là nguồn phát ra các photon bức xạ hãm nên có vai trò rất quan trọng trong vật lý hiện
đại nói riêng cũng như khoa học, công nghiệp và y học nói chung
 Mặc dù sự xâm nhập của hạt mang điện tạo ra phản ứng hạt nhân là cô cùng quan
trọng trong vật lý hạt nhân nhưng lại chỉ đóng một vai trò nhỏ trong quá trình truyền
năng lượng từ hạt mang điện sang nguyên tử hấp thụ. Do đó, khi xem xét truyền năng
lượng, quá trình này thường bị bỏ qua.
 Cũng như sự xâm nhập phía trên, việc kích thích hạt nhân coulomb bằng hạt mang
điện rất được quan tâm trong ngành vật lý hạt nhân nhưng lại có tầm quan trọng
không đáng kể trong việc xem xét truyền năng lượng do đó cũng bị bỏ qua.
 Tóm lại, quá trình truyền năng lượng quan trọng nhất từ hạt mang
điện đến nguyên tử chất hấp thụ là va chạm cứng và mềm không đàn
hồi giữa hạt mang điện và electron quỹ đạo gây ra sự tổn thất va
chạm (ion hoá) và va chạm không đàn hồi giữa hạt mang điện và hạt
nhân gây ra sự tổn thất bức xạ (bức xạ hãm)

2.2. Sự mất năng lượng của hạt mang điện (electron)


Khi một hạt mang điện bay xuyên quá vật chất, năng lượng của nó sẽ bị mất đi bởi quá trình ion
hóa và kích thích của nguyên tử và phân tử trong môi trường vật chất. Các hạt tích điện chuyển
động và tác dụng lên các electron nguyên tử thông qua lực điện từ và truyền đi năng lượng cho các
electron này. Năng lượng được truyền này có thể đủ để ion hóa một nguyên tử bằng cách đẩy một
electron thuộc quỹ đạo đi ra ngoài hoặc có thẻ tạo ra một trạng thái kích thích không bị ion hóa.
Electron sẽ bị mất nặng lượng hầu như liên tục khi mà bị làm chậm dần ở khi tương tác trong vật
chất. Nó mất phần lớn năng lượng do một va chạm với các electron qũy đạo. Và đường đi của nó
bị uốn cong phần lớn bởi vì góc tán xạ được xác định trong chuyển động học thông thường rất lớn.
Các electron bị tán xạ phần lớn là do việc tán xạ đàn hồi với hạt nhân và các electron không còn
tiếp tục di chuyển thẳng nữa.
Ngoài ra, các electron còn phát ra những photon hãm khi mà đường đi của chúng bị bẻ cong mạnh.
Và sự đóng góp của hiệu ứng hãm cho độ mất năng lượng đã trở nên quan trọng ở các vùng năng

lượng cao. vd: radiative stopping power của nước đối với 100Mev electron đóng gớp gần một nửa
vào tổng độ mất năng lượng do ion hoá.

2.3. Collision stopping power


Độ mất năng lượng của electron rất khác biệt với những hạt mang điện còn lại vì 2 lí do. Lí do thứ
nhất là vì hạt electron mất một lượng năng lượng lớn chỉ với một va chạm. Thứ hai là vì nó rất khó
để có thể xác định rằng đó là electron tới hay electron bị tác động Do electron bay tới tương tác với
các electron ở lớp vỏ nguyên tử môi trường vật chất. Về sự mất năng lượng của electron, electron
nào mất năng lượng nhiều hơn sau va chạm được gọi là electron tới:

2.4. Radiation stopping power


Với những hạt mang điện nặng, có thể bỏ qua bức xạ hãm được phát ra từ sự va chạm của hạt
mang điện nặng với nguyên tử vì các hạt này không được gia tốc. Tuy nhiên, đối với các electron
thì lại được gia tốc mạnh mẽ nên phát ra bức xạ hãm. Để định nghĩa rõ độ mất năng lượng do
phóng xạ chúng ta có công thức:

2.5. Quãng chạy trung bình (Ranges)


Quãng đường mà hạt mang điện đi được cho tới khi dừng lại được gọi là quãng chạy trung bình.
Và người ta cho rằng các hạt tích điện sẽ liên tục di chuyển chậm dần cho đến khi năng lượng ban
đầu của chúng mất đi hoàn toàn. Việc này được định nghĩa là quãng chạy CSDA CSDA (continuos
slowing down approximation range). Tuy nhiên, phép tính xấp xỉ này lại không thực tế đối với các
electron bởi vì sau một va chạm của electron, chúng mất đi một phần năng lượng đáng kể. Ngoài
ra, đường đi của các electron lại còn gấp khúc không giống như đường đi của các hạt mang điện
nặng. Ta sẽ có một phương trình để có thể chỉ ra rằng quãng chạy trung bình của electron cũng có
nghĩa là quãng chạy CSDA. Và nhờ có phương trình này ta đã xác định được chiều dài trung bình
của quãng đường electron đi được từ đầu cho đến cuối quá trình thâm nhập vật chất. Chiều dài
trung bình của quãng đường electron đi được này khoác biệt với quãng đường electron đi được
trong suốt quá trình đâm xuyên qua chất hấp thụ.:
2.6. Bức xạ Cerenkov

Bức xạ Cerenkov hay bức xạ Vavilov - Cerenkov là bức xạ điện tử phát ra khi một hạt mang điện
tích bay qua môi trường điện môi với vận tốc không đổi lớn hơn vận tốc pha của ánh sáng trong
môi trường đó. Và đặc trưng nổi bật của bức xạ này là nó sẽ phát ra một ánh sáng màu xanh lam
tương tự như sóng sung kích của máy bay siêu thanh. Khi mà hạt mang điện di chuyển, nó phá vỡ
trường điện từ cục bộ của môi trường đó. Nguyên tử electron của môi trường sẽ bị dời chỗ, và
những nguyên tử sẽ trở nên phân cực. Được biết thêm, ngưỡng năng lượng của bức xạ Cerenkov
đối với các electron trong nước là 257 keV.

2.7. Tán xạ nhiều lần


Tán xạ Coulomb nhiều lần hay hỗn hợp, còn được gọi là tán xạ Molière, là kết qu ả của
một lượng lớn các sự kiện tán xạ đơn lẻ mà một hạt tích điện trải qua khi di chuy ển qua
một vật chất hấp thụ. Mean square scattering angle Θ 2, độ dài bức xạ X0 và mass
scattering power T/ρ là các tham số vật lý chi phối tán xạ nhiều lần.

Nguyên nhân của tính phi tuyến (không thẳng hàng) của đường đi của electron là:

(1) góc tán xạ lớn khi tán xạ không đàn hồi với một electron quỹ đạo
(2) độ lệch lớn do tán xạ đàn hồi với hạt nhân.
Nếu động năng T của electron tới làm suy giảm T' bởi sự tán xạ không đàn hồi,
thì góc tán xạ được xác định từ mối quan hệ động học:
Mặt khác, tiết diện ngang của electron bị phân tán bởi m ột hạt nhân có xét đến
screening effect của các quỹ đạo electron được biểu diễn bằng công thức c ủa
Moliere. Công thức này áp dụng cho một tán xạ đơn. Nếu lớp v ật li ệu dày, m ột s ố
lượng lớn tán xạ được lặp lại. Đây là gọi là tán xạ nhiều lần.

2.8. Hạt electron thứ cấp (𝛿-ray)


Electron và các hạt mang điện nặng chuyển động trong v ật ch ất th ường phát ra các electron thứ
cấp khi đủ năng lượng để tách ra khỏi đường đi của hạt ban đầu. Những điện tử này, được gọi là
tia δ, tạo thành các nhánh riêng biệt. Công thức sau cho th ấy các v ệt chi ếu c ủa m ột proton 10
MeV trong nước được tạo ra bởi mô phỏng Monte Carlo. Người ta phát hi ện m ột s ố tia δ phát ra
từ đường đi của một proton. Hầu hết tất cả các điện tử thứ cấp đều bị đẩy ra thẳng đứng theo
hướng từ đường đi của các hạt nặng. Điều đó được giải thích bởi mối quan hệ động h ọc do va
chạm giữa một vật nặng hạt và một electron tự do. Góc phát xạ được tính như sau:

trong đó mHI và T lần lượt là khối lượng và động năng của hạt nặng, m e và ε (là khối lượng và
động năng) của một electron riêng lẻ.

2.9. Năng lượng được tuyền tuyến tính (LINEAR ENERGY TRANSFER – LET)
LET viết tắt cho Năng lượng được truyền tuyến tính. Khái niệm LET được định nghĩa bởi ICRU
trong Báo cáo 16 (1970). Nó được ký hiệu là LΔ, tương tự độ mất năng lượng b ị h ạn ch ế khi
truyền năng lượng nhỏ hơn Δ.

trong đó dl là độ dài đường đi của hạt và d E là năng lượng tiêu hao trung bình nhỏ hơn cutoff
energy Δ. L∞ có nghĩa là ordinary stopping power. L không có ∞ nghĩa là L∞. Mặc dù không
được bao gồm trong định nghĩa hiện tại, một LET khác, L r, ngoài LΔ đã được xem là restrict the
position of energy deposition. Đại lượng này được định nghĩa là năng lượng tích tụ trong một
hình trụ có bán kính r và chiều dài dl có tâm là đường đi của hạt.
LΔ đến L∞ là hàm của Δ đối với các năng lượng khác nhau của proton. Các phép tính phân tích
rất khó đối với Lr, nhưng phép đo về cơ bản có thể thực hiện được bằng cách cylindrical gas
ionization chamber vào đúng vị trí.

LET: Lượng năng lượng bức xạ tới mất đi trên một đơn vị chiều dài quãng đường mà chúng đi
qua = Sự truyền năng lượng tuyến tính

dE, lượng năng lượng của bức xạ tới mất (keV)

dx, quãng đường bức xạ tới đi qua vật chất (μm)

SI, số cặp ion được tạo trên quãng đường bức xạ tới đi qua (IP/ μm)

W, năng lượng cần để sinh cặp ion (keV/IP)

LET

 Thay đổi dọc theo chiều dài đường đi của bức xạ tới
 Tỷ lệ với khối lượng, bình phương điện tích của bức xạ tới
 Tỷ lệ nghịch với bình phương vận tốc của bức xạ tới

Tăng khi:
 Khối lượng hạt càng lớn
 Điện tích càng lớn và
 Vận tốc càng bé
 Ion hóa vật chất tăng

2.7. Tài liệu tham khảo


 Interaction of Radiation with Matter by Emfietzoglou, Dimitris Nikjoo, Hooshang
Uehara, Shuzo
 Faiz M. Khan PhD, John P. Gibbons PhD - Khan's the physics of radiation therapy (2014,
Lippincott Williams _ Wilkins_Wolters Kluwer) -
 Compendium to Radiation Physics for Medical Physicists 300 Problems and Solutions by
Ervin B. Podgorsak
 https://serc.carleton.edu/research_education/geochemsheets/electroninteractions.html?
fbclid=IwAR3UE4eRqvhwrmIx9rnUV1fkIQHW6tzUFfYKeHM7Vw71e833uQVcr1dn1
Ug

You might also like