You are on page 1of 7

Câu 2: Tại sao Người thầy thuốc cần rèn luyện giao tiếp trong y khoa.

Trả lời:
Kỹ năng giao tiếp là quá trình sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi
ngôn ngữ để định hướng, điều chỉnh và điều khiển quá trình giao tiếp đạt tới
mục đích nhất định. 
Kỹ năng giao tiếp trong Y khoa được thể hiện bằng lời nói, thái độ và
hành vi văn hóa trong mối quan hệ giữa:
- Thầy thuốc – Bệnh nhân.
- Thầy thuốc – Người nhà bệnh nhân.
- Thầy thuốc – Đồng nghiệp.
Đặc trưng giao tiếp của thầy thuốc:
- Là giao tiếp đặc biệt.
- Được kính trọng, nể phục.
- Do có kiến thức y khoa.
- Liên quan đến sức khỏe, mạng sống.
 Phải cẩn trọng trong từng lời nói.
Một người thầy thuốc có kỹ năng giao tiếp tốt:

 Với bệnh nhân:

- Giao tiếp là một  trong những công cụ cơ bản để xây dựng mối quan
hệ thầy thuốc - bệnh nhân.
- Chính nhờ giao tiếp tốt, thái độ phục vụ ân cần, thông cảm, mối
quan hệ tốt đẹp với bệnh nhân và những lời nói động viên khuyến
khích của người thầy thuốc sẽ giúp bệnh nhân dễ dàng bộc lộ
các khó khăn của mình, đồng thời cảm thấy yên tâm và tin
tưởng vào người thầy thuốc.
- Người thầy thuốc có thể khai thác được những thông tin tế nhị và
nhạy cảm mà bệnh nhân ngại nói ra -> chẩn đoán bệnh được
chính xác hơn.
- Yếu tố tâm lý quyết định rất nhiều đến sức khỏe của một người.
Sự ân cần, cởi mở của nhân viên y tế luôn là yếu tố cần thiết để
tạo tâm lý thoải mái, tâm lý được tôn trọng cho bệnh nhân -> Bệnh
nhân sẽ có quá trình hồi phục và chữa trị tốt hơn.
- Tránh được các hạn chế trong giao tiếp, ứng xử có thể gây nên những
bức xúc không đáng có.
 Thầy thuốc – người nhà bệnh nhân.
- Xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp, tin tưởng giữa Thầy thuốc và người
nhà bệnh nhân -> một môi trường bệnh viện đầy thoải mái và thân thiện.
- Có tác động tốt đến người bệnh trong quá trình chăm sóc vì gia đình,
người thân của người bệnh có vai trò khá tích cực trong quả hình điều
trị, chăm sóc họ.
- Làm người nhà bệnh nhân giảm bớt lo lắng, nhẹ lòng và nhất là yên tâm
về sức khỏe của bệnh nhân.
- Giúp người thầy thuốc trình bày bệnh tình của bệnh nhân với người nhà
một cách rõ ràng và tránh gây đau thương nhất.
- Tránh được các hạn chế trong giao tiếp, ứng xử có thể gây nên những
bức xúc không đáng có.
 Thầy thuốc – đồng nghiệp.
- Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ tạo nên một môi trường làm việc đầy năng động,
thoải mái và đầy năng suất.
- Giúp người thầy thuốc khẳng định vị trí của mình trong nơi làm việc.
- Thể hiện tính chuyên nghiệp của người thầy thuốc.
- Để hoạt động chăm sóc và điều trị người bệnh có hiệu quả, các thành
viên trong nhóm phải trao đổi thông tin, hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ
nhau trong công việc. 
Câu 3: Chọn 1 người bệnh và phân tích theo mô hình Sinh - Tâm - Xã hội.
Bệnh nhân: Lê Thị Ngọc D (bạn chúng em)
Các yếu tố sinh học:
- Tuổi: 19.
- Giới tính: nữ.
- Loại bệnh: rối loạn lo âu, trầm cảm nhẹ và đau bao tử mãn tính.
- Thời gian bênh: 4 năm.
- Diễn tiến bệnh: rối loạn lo âu lâu dài dẫn đến trầm cảm, vì quá căng
thẳng nên chán ăn, bỏ bữa nên bị đau bao tử, tình trạng cứ thế kéo dài dẫn
đến bệnh diễn tiến nặng.
Các yếu tố tâm lí:
+ Quá trình lớn lên:
Năm 15 tuổi, bạn thi rớt trường chuyên mà ba mẹ mong muốn.
Cũng trong năm 15 tuổi, ba mẹ bạn li dị, bạn buộc phải trọn một trong hai
người.
Vì chịu áp lực từ ba mẹ trong một thời gian dài, bạn gặp khó khăn trong
vấn đề giao tiếp. Sau đó bạn thu mình lại, không giao tiếp được với những
người xung quanh và trong môi trường trường học, các bạn xung quanh
cũng cô lập bạn.
- Nhận thức:
Tích cực Tiêu cực
- Để trấn an bản thân, bạn - Bạn đã nhiều lần có ý định
chọn cách viết nhật kí. kết thúc cuộc sống.
- Bạn nhớ về khoảng thời gian - Bạn không còn tâm trạng ăn
hạnh phúc trước đây của gia uống.
đình.
- Bạn không muốn tiếp xúc với
mọi người xung quanh.
- Bạn luôn cảm giác mọi người
đang bàn tán về bạn.
- Bạn luôn tự ti vì bạn không
thể đáp ứng được những kì
vọng của ba mẹ và làm ba mẹ
thất vọng.

Nhận thức bệnh:


- Từ những dấu hiệu của bản thân, bạn đã xác định được bệnh tình của
mình từ lâu nhưng trước đây không có ý định đến gặp bác sỹ tâm lí.
Nhận thức phương pháp điều trị:
- Bạn có tự đến các hiệu thuốc để mua các thuốc về bệnh đau bao tử.
- Bạn biết là muốn chữa khỏi căn bệnh này, bạn cần đếp gặp các sỹ tâm lí
trước khi bệnh diễn tiến phức tạp hơn.
Nhận thức bản thân:
- Bạn có tâm sự với em về tình trạng của bản thân và hỏi em phương hướng
giải quyết.
- Bạn cố gắng viết nhật kí và chủ động cùng em đi ra ngoài, giao tiếp với
mọi người nhiều hơn.
- Bạn đã và đang chuẩn bị tâm lí để nói rõ bệnh tình của mình cho gia đình
và sẵn sàng đến gặp bác sỹ tâm lí.
Nhận thức bênh:
- Bạn nhận thức được mức độ nguy hiểm đến tính mạng của căn bệnh trầm
cảm này.
- Nếu tình trạng này kéo dài, những biến chứng khó lường của bệnh sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến bạn.
- Bạn nhận thức được rằng, căn bệnh của bạn không thể điều trị ngày một
ngày hai, mà phải trải qua một quá trình điều trị lâu dài trên mọi khía
cạnh.
Nhận thức về điều trị:
- Qua sự tư vấn tận tình của bác sỹ, bạn đã đang theo sát và có sự hợp tác
chặt chẽ với các y bác sỹ để bệnh tình ngày một tốt hơn.
Hành vi:
- Bạn uống thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sỹ.
- Bạn quan tâm đến các bữa ăn và sức khỏe của bản thân nhiều hơn.
- Bạn cố gắng giao tiếp với gia đình và bạn bè.
- Bạn dành thời gian nghỉ ngơi và điều chỉnh lại các suy nghĩ, cảm xúc của
mình.
Bạn có niềm tin về sự khỏe mạnh về mặt thể chất cũng như tinh thần trong
tương lai.
Bạn thuộc kiểu nhân cách:
- Dễ tổn thương.
- Kỹ năng giao tiếp kém.
- Phản ứng không linh hoạt
- Khí chất yếu, xen lẫn một chút bình thản.
Xã hội, kinh tế - xã hội:
Gia đình:
+ Gia đình bạn trước đây không quan tâm đến sức khỏe về mặt tâm thần
cũng như thể chất của bạn.Cha mẹ chỉ chăm lo về thành tích trên trường
mà bỏ qua cảm nhận của bạn. Vì bạn là con một nên đặt sự kì vọng lớn
lao vào bạn.
+ Sau khi bạn nói rõ bệnh tình và tâm sự với gia đình, gia đình đã an ủi,
động viên và cùng bạn trải qua những chuỗi ngày điều trị đầy vất vả. Gia
đình bạn đã dành thời gian quan tâm, chăm sóc và nhất là không còn ép
buộc bạn làm những điều bạn không thích.
Nghề nghiệp:
+ Các bạn bè trong lớp dần hiểu và thông cảm cho bệnh tình và hoàn cảnh
của bạn nên cùng nhau động viên, dành sự quan tâm và ở bên chia sẻ cùng
bạn nhiều hơn.
Kinh tế:
Ba mẹ bạn luôn cố gắng dùng kinh tế trong nhà để bạn có một liệu trình
điều trị tốt nhất, phù hợp với kinh tế gia đình.
Nếu các yếu tố tâm lý là yếu tố quan trọng trong nguyên nhân hình thành
bệnh thì nó cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong điều trị bệnh. Vì :
- Có một tâm lí vững vàng, thoải mái sẽ làm quá trình điều trị có thể
rút ngắn lại và từ đó giảm chi phí cho việc điều trị.
- Có một tâm lí tốt bệnh nhân sẽ có một niềm tin mãnh liệt để chiến
đấu và điều trị bệnh đến cùng.
- Có một tâm lí tốt bệnh tình của người bệnh cũng dễ dàng cải thiện
hơn theo thời gian.
Để bệnh nhân có một tâm lí tốt và ổn định trong suốt quá trình điều trị thì
xã hội, môi trường xung quanh đóng vai trò vô cùng trọng yếu:
- Các mối quan hệ xã hội cũng có ảnh hưởng lớn đối với người bệnh và
quá trình điều trị bệnh cụ thể về tâm trí, thể trạng con người ,thái độ, những suy nghĩ
tích cực/tiêu cực...,cũng sẽ khó tránh khỏi những yếu tố gây căng thẳng dẫn đễn giảm hiệu
quả điều trị.

- Môi trường sống sạch sẽ vè trong lành sẽ làm hiệu quả điều trị tăng
cao.
- Đơn giản hóa cuộc sống, suy nghĩ bằng cách thay đổi quan điểm khi gặp phải các vấn đề.
Hãy tập trung vào việc tìm ra giải pháp thay vì xu hướng phàn nàn. Hãy cởi mở và sẵn
sàng thử nghiệm, tận hưởng cuộc sống.

Câu 4: Hãy cho biết khí chất của em và phân tích ưu khuyết điểm của tính chất
này. Em sẽ khắc phục và phát huy tính chất này như thế nào?
Đối với bản thân em, em tự nhận thấy mình là một người vừa mang trong mình
khí chất hăng hái vừa mang trong mình khí chất bình thản đôi lúc lại có một
chút khí chất ưu tư và nóng nảy.
Ưu điểm Khuyết điểm
- Nhận thức nhanh với các vấn đề - Đôi lúc không kiên nhẫn, dễ
trong cuộc sống. chán, dễ quên và nhất là dễ bỏ
dở công việc nếu công việc ấy
- Cởi mở, lạc quan, tự tin, thân
không làm em hứng thú.
thiện và chân thật.
- Với những người lạ, em có vẻ
- Nhanh nhẹn, hoạt bát, dễ thích
lạnh lùng.
nghi
- Khá nhạy cảm với các mối quan
- Có nhận thức sâu sắc về những
hệ xung quanh
chuyện em đã và đang trải qua.
- Vì quá nhiệt tình và liều lĩnh nên
- Có tình cảm sâu sắc, bền vững.
đôi khi phung phí sức lực vô ích
- Thích những sự sáng tạo.
- Dễ nổi nóng, xung đột trong
- Luôn cẩn thận, tỉ mỉ, chu đáo. một số trường hợp nên dễ gây
- Can đảm, quyết đoán và nhất là mất lòng.
thẳng tính.

Trong hiện tại và tương lai, em sẽ:


- Khắc phục các khuyết điểm:
+ Trong cuộc sống, em sẽ tập kiên nhẫn và học cách điều chỉnh cảm xúc
sao cho phù hợp với hoàn cảnh
+ Em sẽ tập viết kế hoạch để không bỏ quên bất cứ công việc cần làm
nào.
+ Em sẽ tập suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra một quyết định liều lĩnh để tránh
phung phí sức lực một cách vô ích.
- Tiếp tục phát huy các ưu điểm và không ngừng hoàn thiện bản thân hơn
từng ngày.

You might also like