You are on page 1of 2

Câu 1: Trình bày tính chất của mối qua hệ phổ biến.

Cho ví dụ
Có 3 tính chất:
- Tính chất khách quan:
o Trong thế giới vật chất, các sự vật, hiện tượng luôn có mối liên
hệ với nhau, dù nhiều dù ít. Điều này là khách quan, không lệ
thuộc vào việc con người có nhận thức được các mối liên
hệ hay không.
o Có những mối liên hệ rất gần gũi ta có thể nhận thấy ngay. Ví
dụ như mối liên hệ giữa con gà và quả trứng.
- Tính phổ biến
o Các mối liên hệ tồn tại giữa tất cả các sự vật, hiện tượng của tự
nhiên, xã hội và tư duy. Không có sự vật, hiện tượng bất kỳ
nào mà không có sự liên hệ với phần còn lại của thế giới khách
quan.
o Ta có những mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng thuộc
riêng lĩnh vực tự nhiên. Cũng có những mối liên hệ giữa các
sự vật, hiện tượng thuộc tự nhiên với các sự vật, hiện tượng
thuộc lĩnh vực xã hội. Lại có những mối liên hệ giữa các sự
vật, hiện tượng tự nhiên với các hiện tượng thuộc lĩnh vực tư
duy (hay tinh thần)
- Tính phong phú, đa dạng
o Đó là sự muôn hình, muôn vẻ của những mối liên hệ.
o Ở không gian khác nhau thì mối liên hệ khác nhau
o ở thời gian khác nhau thì mối liên hệ khác nhau
o sự vật khác nhau thì mối liên hệ khác nhau
Bất kì sự vật hiện tượng của thể giới đều tông tại trong mối liên hệ với các
sự vật hiện tượng khác.
-về không gian: Ở đâu cũng có mối liên hệ
- về thời gian: lúc nào cũng có mối liên hệ
VD: Trong thế giới động vật thì động vật hấp thụ khí O2 và nhả khí CO2,
trong khi đó quá trình quang hợp của thực vật lại hấp thụ khí CO2 và
nhả ra khí O2.
khi bạn muốn trồng một cái cây. Bạn phải có hạt giống và đất. Bạn
phải tưới nước cho nó mỗi ngày. Đồng thời phải cho nó quang hợp, tiếp
xúc với ánh nắng mặt trời.

Khi chúng ta làm đề kiểm tra toán, lý, hóa, chúng ta phải vận dụng
kiến thức văn học để đánh giá đề thi.
trong buôn bán hàng hóa, dịch vụ thì giữa cung và cầu có mối liên
hệ với nhau. Giữa cung và cầu trên thị trường luôn luôn diễn ra quá
trình tác động qua lại. Cung và cầu quy định lẫn nhau; cung và cầu tác
động, ảnh hưởng lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau, từ đó tạo nên quá
trình vận động, phát triển không ngừng của cả cung và cầu. 

You might also like