You are on page 1of 38

CHỦ ĐỀ 1

TỔNG QUAN KẾ TOÁN


QUẢN TRỊ VÀ PHÂN
LOẠI CHI PHÍ

Tài liệu tham khảo: Kế toán quản trị, Trương Bá Thanh, Nhà
xuất bản Giáo dục, Việt Nam (2008)
1

NỘI DUNG

1. Tổng quan về kế toán quản trị


2. Phân loại chi phí

1
Tổng quan về Kế toán quản trị

✓ Khái niệm về Kế toán quản trị


✓ So sánh Kế toán tài chính và Kế toán quản trị
✓ Tổng quan về Kế toán quản trị hiện đại

Khái niệm về KTQT


KTQT là bộ phận cung cấp thông tin kế
toán trong nội bộ công ty.
Nó không bị ràng buộc bởi bất kỳ tiêu
chuẩn chính thức nào.
KTQT có ba mục tiêu lớn.

2
Mục tiêu của KTQT

1
• Cung cấp thông tin cho việc lập kế
hoạch các hoạt động của tổ chức.
2
• Cung cấp thông tin cho việc kiểm soát
các hoạt động của tổ chức
3
• Cung cấp thông tin cho việc đưa ra các
quyết định hiệu quả.

Nhu cầu thông tin của nhà


quản trị
Thông tin kế toán quản trị cần thiết cho các nhà
quản lý để thực hiện các hoạt động sau:

Ra
Kiểm quyết
Lập kế soát định
hoạch

3
Lập kế hoạch
Việc xây dựng chi tiết hành động để đạt được
một mục đích cụ thể là hoạt động quản lý được
gọi là lập kế hoạch.
Lập kế hoạch đòi hỏi phải thiết lập các mục
tiêu và xác định các phương pháp để đạt được
các mục tiêu đó.

Kiểm soát
Hoạt động của người quản lý trong việc
giám sát việc thực hiện kế hoạch và
thực hiện hành động khắc phục nếu cần
là hoạt động kiểm soát.

Kết quả thực SO Kết quả thực


hiện theo kế SÁNH hiện theo
hoạch thực tế

4
Ra quyết định

Quá trình lựa chọn giữa các phương án


cạnh tranh được gọi là ra quyết định.

Phương án
tối ưu ?

Kế toán tài chính và Kế toán quản trị

KTTC cung cấp thông tin cho các đối tượng bên
ngoài:
– nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng, khách hàng, nhà cung
cấp, nhà nước…
Thông tin KTTC mang tính lịch sử
Báo cáo tài chính cần tuân thủ theo các nguyên
tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán đã được ban hành.

10

5
Kế toán tài chính và Kế toán quản trị

KTQT cung cấp thông tin cho các đối tượng bên trong
doanh nghiệp
KTQT Kế toán bên trong
KTTC Kế toán bên ngoài

KTQT nhận diện, thu thập, đo lường, phân loại và báo


cáo thông tin tài chính và phi tài chính cho các nhà
quản trị trong việc lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết
định.

11

So sánh Kế toán tài chính và Kế toán


quản trị
KTTC KTQT
Tập trung vào các đối tượng bên ngoài Tập trung vào các đối tượng bên trong
Chắc chắn phải tuân thủ theo các Không nhất thiết phải tuân thủ theo các
nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán
Chứa đựng thông tin tài chính, thông Chứa đựng cả thông tin tài chính và phi tài
tin mang tính khách quan chính, thông tin có thể mang tính chủ quan
Nhấn mạnh vào thông tin quá khứ Hướng đến yếu tố tương lai
Thông tin liên quan đến toàn bộ công Thông tin có thể rất chi tiết cho từng bộ
ty phận, từng đơn vị

12

6
Sự phát triển của Kế toán quản trị

13

Sự phát
triển của
Kế toán
quản trị

14

7
CÁC CÁCH PHÂN LOẠI CHI PHÍ

Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động


trong một doanh nghiệp sản xuất
Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí
với lợi nhuận xác định từng kỳ
Phân loại chi phí dựa vào việc phân bổ chi phí
cho các đối tượng tập hợp chi phí
Phân loại chi phí trong việc ra quyết định của
nhà quản trị

15

Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động

▪ Chi phí sản xuất: là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình
sản xuất, liên quan đến việc chế tạo sản phẩm trong một thời
kỳ nhất định
+ Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí sản xuất chung

▪ Chi phí ngoài sản xuất: là các chi phí phát sinh ngoài quá
trình sản xuất sản phẩm, liên quan đến quá trình tiêu thụ sản
phẩm hoặc phục vụ công tác quản lý chung toàn doanh
nghiệp.
+ Chi phí bán hàng
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp

16

8
Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí

➢ Cách “ứng xử” của chi phí (cost behavior): biểu thị sự thay
đổi của chi phí tương ứng với các mức độ hoạt động đạt được
(số lượng sản phẩm sản xuất, số lượng sản phẩm tiêu thụ, số giờ
máy chạy, số giờ công, doanh thu tiêu thụ…)

➢ Chia thành 3 loại:


- Biến phí (Chi phí biến đổi, chi phí khả biến – Variable
Cost )
- Định phí (Chi phí cố định, chi phí bất biến – Fixed Cost )
- Chi phí hỗn hợp (Mixed costs)

17

3.18

Cách ứng xử của chi phí:


Chi phí ↔ Mức độ hoạt động
(nguồn sinh phí)
Cpnvltt ↔ Qsx/ Số lượng nvl sử dụng
Cp tiền lương của nhân viên bán hàng ↔
Doanh thu
Cp hàng mua vào ↔ Doanh thu

18

9
Biến phí
Khái niệm: Biến phí là chi phí xét về mặt tổng số thay đổi
khi mức độ hoạt động (cost driver) thay đổi, nhưng biến
phí tính theo đơn vị của mức độ hoạt động thì không thay
đổi.
Ký hiệu: TVC : tổng biến phí
VC: biến phí đơn vị

Các loại biến phí:


- Biến phí tỉ lệ (thực thụ)
- Biến phí cấp bậc

19

Biến phí
▪ Biến phí tỉ lệ (thực thụ): là chi phí biến đổi tỉ lệ thuận với biến
đổi của mức độ hoạt động.
Ví dụ: Chi phí nhiên liệu với mức hoạt động là số giờ máy chạy
Chi phí nvlTT với mức hoạt động là Qsx
* Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của biến phí tỉ lệ theo mức độ
hoạt động:
y
(Biến phí) TVC

y = ax

x
(Mức độ hoạt động)
20

10
Biến phí
▪ Biến phí cấp bậc: là chi phí không có sự biến đổi liên tục theo sự
biến đổi liên tục của mức độ hoạt động. Các chi phí này chỉ biến
đổi khi các hoạt động đã có sự biến đổi đạt đến một mức độ cụ thể
nào đó.
Ví dụ: Doanh nghiệp dự tính trả hoa hồng theo doanh thu như sau:
(Đvt : 1 triệu đồng)
Doanh thu Hoa hồng
Chi phí hoa hồng (tr đồng)
0 – 50 5

25 50 – 100 10
100 – 150 15
20
150 – 200 20
15
10 200 – 250 25
5
0 Doanh thu (tr đồng)
50 100 150 200 250

21

Định phí

Khái niệm: Định phí là chi phí xét về mặt tổng số không
thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi trong một phạm vi
phù hợp của doanh nghiệp.
Ký hiệu: TFC: Tổng định phí
FC: Định phí đơn vị

Các loại định phí:


- Định phí tùy ý
- Định phí bắt buộc

22

11
Phạm vi phù hợp
Phạm vi phù hợp: là một phạm vi hoạt động cụ thể mà theo
đó, các chi phí bất biến đạt trạng thái cố định. Khi vượt quá mức
hoạt động tối đa trong phạm vi phù hợp thì chi phí bất biến đạt
đến một trạng thái cố định mới.
y
Chi phí bất biến

Phạm vi phù hợp

TFC y = b1

x
Mức độ hoạt động

23

5-24

Ví dụ: Chi phí thuê văn phòng là $30,000 một năm tương
ứng với 1,000 m2. Khi công ty mở rộng, công ty cần tăng diện
tích thuê, thì sẽ làm cho tổng chi phí thuê tăng lên.

90
Chi phí thuê ($1,000)

Phạm vi phù hợp


60

30

0
0 1,000 2,000 3,000
Diện tích thuê (m2)

24

12
Định phí

▪ Định phí tùy ý: là định phí có thể thay đổi nhanh chóng
bằng hành động quản trị, các nhà quản lý sẽ quyết định quy
mô của các loại định phí này trong các kế hoạch hằng năm
Ví dụ: chi phí quảng cáo, chi phí nghiên cứu phát triển, chi
phí đào tạo nhân viên...

▪ Định phí bắt buộc: là định phí không thể thay đổi nhanh
chóng vì chúng liên quan đến cấu trúc cơ bản của doanh
nghiệp
Ví dụ: chi phí khấu hao TSCĐ, tiền lương nhân viên quản lý
ở các phòng ban chức năng…

25

Tóm tắt cách ứng xử của chi phí

Cách ứng xử của chi phí


khi mức hoạt động thay đổi
Chi phí
Tổng chi phí Chi phí đơn vị

Biến phí Thay đổi (tỉ lệ thuận) Không đổi

Định Không đổi Thay đổi (tỉ lệ nghịch)


phí

26

13
3.27

Vd: cp nvltt là biến phí tỷ lệ (với mức độ hoạt động là


Qsx)
Qsx = 1000 sp, tổng cpnvltt = 10tr, cpnvltt/sp = 10.000đ
Qsx = 2000 sp, tổng cpnvltt = 20tr, cpnvltt/sp = 10.000đ

Vd: cp thuê xưởng = 100tr, công suất sx= 1.000sp


Qsx = 500 sp, cp thuê = 100tr, cp thuê/sp = 200.000đ
Qsx = 600sp, cp thuê = 100tr, cp thuê/sp = 166.666đ

27

Chi phí hỗn hợp


Khái niệm: Chi phí hỗn hợp là chi phí mà bản thân nó gồm cả yếu
tố biến phí lẫn định phí. Ở mức hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp
thể hiện các đặc điểm của định phí, quá mức đó thì nó lại thể hiện
các đặc điểm của biến phí
Chi phí hỗn hợp = Tổng biến phí + Tổng định phí

Ví dụ: chi phí điện thoại, chi phí bảo trì MMTB…
y (chi phí)
* Gọi: y = ax + b
a: là tỉ lệ biến đổi theo các
mức độ hoạt động của bộ phận biến
y = ax
phí trong chi phí hỗn hợp.
b: là bộ phận định phí trong
y=b
chi phí hỗn hợp.
→ Phương trình biểu diễn chi
x
phí hỗn hợp có dạng: y = ax + b
(mức độ hoạt động)
28

14
3.29

Cp/nhân viên
TH1: X<2: Y = 0
TH2: X≥2
Y = 7tr + 200000(X-2)
Số đơn

29

Phân loại chi phí theo mối quan hệ


giữa chi phí với lợi nhuận xác định từng kỳ

Chi phí sản phẩm: chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản
phẩm, tạo nên giá trị của sản phẩm hình thành qua giai đoạn sản
xuất (giá thành sản xuất hay giá thành công xưởng)
Chi phí thời kỳ: gồm các khoản mục chi phí còn lại ngoài các
khoản mục chi phí thuộc chi phí sản phẩm → là các chi phí phát
sinh trong kỳ và đem lại lợi ích trong kỳ đó

30

15
3.31

VD: Tháng 11:


Qsx = 1000sp, cpNVLTT = 10tr, cp thuê nhà xưởng = 50tr
Qtiêu thụ = 700 sp, cp quảng cáo = 30tr
Tính LN của tháng 11: DT – CP = LN
trong CP có, cpNVLLTT = 7tr
cp thuê nhà xưởng = 35tr/ 50tr
cp quảng cáo = 30tr
Tháng 12:
Qsx = 0, Qtt = 0, cpNVLTT = 0, cp thuê nhà xưởng = 50tr, cp
quảng cáo = 30tr
LN của tháng 12: DT – CP = LN
trong CP có, cpNVLLTT = 0
cp thuê nhà xưởng = 0 / 50tr
cp quảng cáo = 0

31

Phân loại chi phí theo mối quan hệ


giữa chi phí với lợi nhuận xác định từng kỳ
Chi phí sản phẩm

Chi phí Chi phí nhân Chi phí sản


NVL trực công trực tiếp xuất chung
tiếp
Doanh thu
phản Chi phí SXKD dở dang
ánh trên Tiêu thụ Giá vốn hàng bán
Thành phẩm
BCĐKT
phản
Lợi nhuận gộp ánh
trên
Chi phí bán hàng BC KQ
Chi phí thời kì HĐKD
Chi phí QLDN

LN thuần kdoanh

32

16
Phân loại chi phí dựa vào việc phân bổ
chi phí cho các đối tượng tập hợp chi phí
Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
- Chi phí trực tiếp (chi phí có thể tách biệt): phát sinh một cách
riêng biệt cho một hoạt động cụ thể của doanh nghiệp.
- Chi phí gián tiếp (chi phí chung, chi phí kết hợp): phát sinh
không liên quan đến một hoạt động cụ thể nào, mà phục vụ cùng
một lúc cho nhiều hoạt động. → Để xác định chi phí gián tiếp cho
từng hoạt động cụ thể, kế toán cần tiến hành ....?....
Ví dụ:
+ Nếu là quá trình sản xuất thì chi phí trực tiếp bao gồm
………………………?………………………………………….
Chi phí gián tiếp gồm ………………..?....................................
+ Nếu là doanh nghiệp thì chi phí trực tiếp gồm ………?...........

33

Phân loại chi phí phục vụ cho việc ra quyết định

Chi phí có thể kiểm soát được và chi phí không thể kiểm
soát được
- Chi phí có thể kiểm soát được tại một cấp quản lý khi nhà
quản lý tại cấp đó có quyền quyết định đối với chi phí.
- Chi phí không kiểm soát được là chi phí mà nhà quản lý
không có quyền quyết định đối với chi phí.
Ví dụ: đối với quản đốc phân xưởng thì
* Chi phí quảng cáo đây là chi phí………?.................
đối với giám đốc, trưởng phòng
Marketing thì đây là chi phí …….?............
* Chi phí khấu hao nhà xưởng ???
Việc xác định chi phí kiểm soát được hay không kiểm soát
được phải gắn liền với một cấp quản lý nhất định.

34

17
Phân loại chi phí phục vụ cho việc ra quyết định

Chi phí cơ hội: là những thu nhập tiềm tàng bị mất đi khi
lựa chọn, thực hiện phương án hành động này thay cho
phương án hành động khác.

Chi phí khác biệt (Chi phí chênh lệch): là chi phí có ở
phương án hành động này nhưng chỉ có một phần hoặc không
có ở phương án hành động khác.

Chi phí lặn (Chi phí chìm): là khoản chi phí đã bỏ ra trong
quá khứ và sẽ biểu hiện ở tất cả mọi phương án với giá trị như
nhau → là khoản chi phí không thể tránh được cho dù người
quản lý quyết định lựa chọn thực hiện theo phương án hành
động nào.

35

CHỦ ĐỀ 2

TÍNH GIÁ THÀNH


TRONG DOANH NGHIỆP

36

18
NỘI DUNG

1. Những vấn đề cần quan tâm khi tính giá


thành sản phẩm
2. Các phương pháp tính giá thành trong kế
toán quản trị

37

NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM KHI


TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Chi phí và đối tượng tập hợp chi phí


Giá thành và đối tượng tính giá thành

38

19
Chi phí và đối tượng tập hợp chi phí

➢ Chi phí sản xuất: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ
những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa
mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình sản xuất
sản phẩm trong một thời kỳ nhất định .

➢ Đối tượng tập hợp chi phí


Đối tượng tập hợp chi phí là phạm vi được xác định
trước để tập hợp chi phí.

39

Đối tượng tập hợp chi phí

Đối tượng tập hợp chi phí:

+ Các trung tâm chi phí: là các bộ phận mà nhà quản trị ở bộ
phận đó chịu trách nhiệm về sự phát sinh chi phí trong kỳ.
→ trong DNSX, có thể là phân xưởng hoặc bộ phận sản
xuất hoặc đơn vị sản xuất
Ví dụ:
kéo dệt nhuộm
bông sợi vải vải thành phẩm
+ Sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm cùng loại; Chi tiết sản phẩm
hoặc nhóm chi tiết sản phẩm cùng loại; Đơn đặt hàng
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thực chất là
xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí

40

20
Giá thành và đối tượng tính giá thành

➢ Giá thành sản phẩm: là chi phí sản xuất tính cho khối
lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ

➢ Đối tượng tính giá thành: là các kết quả hoàn thành của
quá trình sản xuất hoặc quá trình cung cấp dịch vụ cần
biết được giá thành phục vụ các yêu cầu của quản lý

Đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm, bán


thành phẩm, công việc hoàn thành qua quá trình sản
xuất

41

CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH


TRONG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

▪ Phương pháp tính giá toàn bộ


▪ Phương pháp tính giá trực tiếp

42

21
Phương pháp tính giá toàn bộ

➢ Phương pháp tính giá toàn bộ: là phương pháp mà toàn bộ


chi phí liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm tại nơi sản
xuất được tính vào giá thành của sản phẩm hoàn thành
Zsp = Cp nvl trực tiếp + Cp nhân công trực tiếp + Cp
sản xuất chung

➢ Phương pháp tính giá toàn bộ:


• Hệ thống tính giá thành theo công việc (ĐĐH)
• Hệ thống tính giá thành theo quá trình sản xuất

43

Phương pháp tính giá trực tiếp


Khái niệm: Tính giá theo phương pháp trực tiếp là một
phương pháp, theo đó giá thành sản phẩm chỉ bao gồm các
biến phí sản xuất, còn định phí sản xuất chung được xem là
chi phí thời kỳ và không tính vào giá thành.

Trình tự tập hợp chi phí và tính giá thành


+ Xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá
thành
+ Phân loại chi phí sản xuất theo cách ứng xử
+ Cuối kỳ, tổng hợp toàn bộ biến phí sản xuất để tính giá
thành sản phẩm.
Giá thành đơn Tổng biến phí sản xuất
vị sản phẩm =
SL tương đương hoàn thành trong kỳ

44

22
Phương pháp tính giá trực tiếp
Sự vận động chi phí và lập báo cáo lãi lỗ theo cách ứng xử chi phí

CP nvl ttiếp CP nhân Biến phí sx Doanh thu


công ttiếp chung -
Biến phí sx của hàng bán
(Biến phí giá vốn)
CP sản CP sx kd dở dang -
phẩm
Biến phí bán hàng và QLDN
hay CP
tồn kho Thành phẩm =
Số dư đảm phí
-
Định phí sx chung
Chi phí
-
thời kỳ
Định phí bán hàng và QLDN
=
Lợi nhuận thuần

45

Ví dụ Một doanh nghiệp sản xuất có tình hình như sau:


Số lượng sản phẩm tồn kho đầu kỳ bằng 0. Trong kỳ
doanh nghiệp đã sản xuất được 6.000 thành phẩm, tiêu thụ
5.000. Tình hình chi phí sản xuất tập hợp trong kỳ như sau:
(Đvt: 1000 đ)
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 120.000
- Chi phí nhân công trực tiếp: 90.000
- Biến phí sản xuất chung: 60.000
- Định phí sản xuất chung: 150.000
- Biến phí bán hàng và quản lý: 40.000
- Định phí bán hàng và quản lý: 60.000
Biết rằng: Không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ, giá
bán đơn vị sản phẩm là 500.000
Yêu cầu: Lập bảng tính giá thành và lập báo cáo thu nhập
theo phương pháp trực tiếp và toàn bộ

46

23
BÁO CÁO GIÁ THÀNH
(đvt: 1.000 đồng)

Khoản mục giá thành PP toàn bộ PP trực tiếp


Tổng Z Z đvị Tổng Z Z đvị
CP vật liệu trực tiếp

CP nhân công trực tiếp

Biến phí sx chung

Định phí sx chung

Tổng cộng 420.000 70 270.000 45

47

BÁO CÁO THU NHẬP


(đvt: 1.000 đồng)

BCTN theo phương pháp tính BCTN theo phương pháp tính giá trực
giá toàn bộ tiếp
1. Doanh thu 2.500.000 1. Doanh thu 2.500.000
2. Giá vốn hàng 350.000 2. Biến phí giá vốn 225.000
bán 3. Biến phí bán hàng & 40.000
QLDN
3. LN gộp 2.150.000 4. Số dư đảm phí 2.235.000

4. CP bán hàng 100.000 5. Định phí sx chung 150.000


& QLDN 6. Định phí bán hàng & 60.000
QLDN
5. LN thuần 2.050.000 7. LN thuần 2.025.000

48

24
Phương pháp tính giá trực tiếp
Mối quan hệ về lợi nhuận giữa phương pháp tính giá
toàn bộ và phương pháp tính giá trực tiếp
Lợi nhuận thuần theo phương pháp toàn bộ
Cộng (+): Định phí SXC cho hàng tồn đầu kỳ
Trừ (-): Định phí SXC cho hàng tồn cuối kỳ
= Lợi nhuận thuần theo phương pháp trực tiếp
* Trong ví dụ trên:
Lợi nhuận thuần theo phương pháp toàn bộ: 2.050.000
Cộng (+): Định phí SXC cho hàng tồn đầu kỳ: 0
Trừ (-): Định phí SXC cho hàng tồn cuối kỳ: 25.000
= Lợi nhuận thuần theo phương pháp trực tiếp: 2.025.000

49

Phương pháp tính giá trực tiếp


 Công dụng:
+ Là cơ sở để phân tích mqh CVP → có quyết định hợp lý cho hđkd
+ Là cơ sở để lập kế hoạch được thuận lợi
+ Là cơ sở để thực hiện công tác kiểm soát, đánh giá tình hình thực
hiện chi phí
+ Hỗ trợ công tác hoạch định và ra các quyết định
 Hạn chế:
+ Phân chia CP thành biến phí và định phí mang tính tương đối →
độ chính xác và tin cậy của LN không cao
+ Chỉ có các biến phí được xem xét khi ra quyết định về định giá
bán sp trong ngắn hạn
+ Giá trị hàng tồn kho trên BCĐKT theo pp tính giá trực tiếp < pp
toàn bộ

50

25
CHỦ ĐỀ 3

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ


– SẢN LƯỢNG – LỢI NHUẬN
( CVP: Cost – Volume – Profit )

1
51

NỘI DUNG
1. Khái quát chung về phân tích mối quan hệ chi
phí – sản lượng – lợi nhuận
2. Phân tích điểm hòa vốn
3. Phân tích mức tiêu thụ cần thiết để đạt mục tiêu
lợi nhuận
4. Phân tích ảnh hưởng của những thay đổi về chi
phí, sản lượng đối với lợi nhuận của doanh
nghiệp
5. Đòn bẩy kinh doanh
2
52

26
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÂN TÍCH
MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - SẢN
LƯỢNG - LỢI NHUẬN

Một số khái niệm liên quan trong phân tích CVP


Nội dung của phân tích CVP
Các giả thuyết sử dụng trong phân tích CVP

3
53

Một số khái niệm liên quan

➢ Phân tích CVP: là một kỹ thuật được sử dụng để


đánh giá ảnh hưởng của những thay đổi về chi
phí, sản lượng đối với lợi nhuận của DN
- Chi phí : cần được phân loại theo cách ứng xử
- Sản lượng : phản ánh mức bán hàng của DN
- Lợi nhuận: phản ánh phần chênh lệch giữa
doanh thu và chi phí

4
54

27
Một số khái niệm liên quan
➢ Số dư đảm phí: là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ đi biến
phí, được dùng để trang trải định phí và đóng góp vào lợi nhuận.
Số dư đảm phí = Doanh thu - Tổng biến phí SDDF = DT - TVC
Số dư đảm phí đơn vị (Phần đóng góp) = Đơn giá bán - Biến phí
đơn vị
➢ Tỉ lệ SDĐF: là chỉ tiêu biểu hiện bằng tỉ lệ giữa số dư đảm phí
với doanh thu, hoặc giữa số dư đảm phí đơn vị với đơn giá bán
Số dư đảm phí
Tỉ lệ số dư đảm phí = -----------------------x 100 (%)
Doanh thu
Số dư đảm phí đơn vị
= --------------------------- x 100 (%)
Đơn giá bán 5
55

Các giả thuyết sử dụng trong phân tích CVP

➢ Tất cả chi phí phải phân ra thành định phí và biến phí với
mức độ chính xác có thể lý giải được
➢ Định phí không thay đổi trong phạm vi hoạt động liên quan
➢ Năng suất lao động không thay đổi
➢ Chi phí biến đổi thay đổi tỉ lệ với sản lượng tiêu thụ
➢ Giá bán đơn vị sản phẩm không đổi
➢ Khi DN kinh doanh nhiều sản phẩm, kết cấu sp giả định
không thay đổi ở các mức doanh thu khác nhau
➢ Doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính giá trực tiếp. Nếu
áp dụng phương pháp tính giá toàn bộ thì giả định là số
lượng sản phẩm sản xuất bằng số lượng sản phẩm tiêu thụ

7
56

28
Nội dung của phân tích CVP

➢ Phân tích điểm hòa vốn


➢ Phân tích mức tiêu thụ cần thiết để đạt mục tiêu
lợi nhuận
➢ Phân tích ảnh hưởng của những thay đổi về chi
phí, sản lượng đối với lợi nhuận của doanh
nghiệp

6
57

PHÂN TÍCH ĐIỂM HOÀ VỐN

Điểm hòa vốn là gì?


Phương pháp xác định điểm hòa vốn
Một số khái niệm khác rút ra từ phân tích
điểm hòa vốn

8
58

29
Khái niệm

Điểm hòa vốn là điểm về sản lượng tiêu thụ


(hoặc doanh số) mà tại đó tổng doanh thu bằng
tổng chi phí ( LN = 0 )

DOANH THU HÒA VỐN


BIẾN PHÍ SỐ DƯ ĐẢM PHÍ
TỔNG ĐỊNH PHÍ
TỔNG CHI PHÍ

9
59

Phương pháp xác định điểm hòa vốn

Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh một loại sản


phẩm

Phương trình hòa vốn


Số dư đảm phí
Đồ thị

Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại


sản phẩm

10
60

30
Xác định điểm hòa vốn bằng phương trình hòa vốn

LN = DT – TVC – TFC
LN = P.Q – VC.Q – TFC
Tại điểm hòa vốn: LN = 0
→ P.Qhv – VC.Qhv – TFC = 0

→ Qhv = TFC → DThv = Qhv x P


P - VC

Số lượng sản phẩm Định phí


tiêu thụ hoà vốn =
Đơn giá - Biến phí
bán đơn vị
11
61

Xác định điểm hòa vốn bằng phương trình hòa vốn

Gọi t là tỷ lệ biến phí trên doanh thu


DThv là doanh thu hòa vốn
Tại điểm hòa vốn: LN = DThv - TVC - TFC = 0
DThv - DThv x t - TFC = 0

TFC Doanh Tổng định phí


→ DThv=
VC thu =
Biến phí đơn vị
1- hòa vốn 1-
P
Đơn giá bán

→ Qhv = DThv / P

12
62

31
Xác định điểm hòa vốn bằng số dư đảm phí

Tổng định phí


Sản lượng hòa vốn =
Số dư đảm phí đơn vị

Tổng định phí


Doanh thu hòa vốn =
Tỷ lệ số dư đảm phí

13
63

Xác định điểm hòa vốn bằng đồ thị

CP, DT
DT TC
DT = P.Q
Lãi TVC = VC.Q
Điểm hòa vốn
TFC = const
TVC TC = TFC + VC.Q

TFC
Lỗ

Sản lượng
Đồ thị chi phí-sản lượng-lợi nhuận
14
64

32
Xác định điểm hòa vốn bằng đồ thị
Lợi nhuận
LN = SDĐFđơn vị x Q - TFC

Điểm
hòa vốn
Vùng lãi
0
Sản
Vùng lỗ lượng

Đồ thị sản lượng – lợi nhuận


15
65

Một số khái niệm khác rút ra từ phân tích điểm hòa vốn

➢ Doanh thu an toàn: là phần chênh lệch giữa doanh thu dự kiến
và doanh thu hòa vốn
➢ Công suất hòa vốn
Sản lượng hoà vốn
Công suất hoà vốn =
Sản lượng công suất nhà xưởng
➢ Thời gian hòa vốn

TH1/ Khi doanh nghiệp lập kế họach hàng năm, nếu doanh thu
các tháng tương đối đều đặn
Doanh thu hoà vốn
Thời gian hoà vốn =
Doanh thu bình quân tháng
TH2/ Nếu doanh thu các tháng không đều đặn thì có thể tính
doanh thu lũy kế để xác định thời gian hòa vốn: đó là thời điểm
doanh thu lũy kế vượt doanh thu hòa vốn. 18
66

33
PHÂN TÍCH MỨC TIÊU THỤ CẦN THIẾT
ĐỂ ĐẠT MỤC TIÊU LỢI NHUẬN

Số lượng sản phẩm Định phí + Lợi nhuận trước thuế


=
tiêu thụ cần thiết Số dư đảm phí đơn vị
Lợi nhuận sau thuế
Định phí +
(1 – thuế suất)
=
Số dư đảm phí đơn vị

Doanh thu tiêu thụ Định phí + Lợi nhuận trước thuế
=
cần thiết Tỷ lệ số dư đảm phí
Lợi nhuận sau thuế
Định phí +
(1 – thuế suất)
=
Tỷ lệ số dư đảm phí
19
67

Một DN A có BCTN như sau ( đvt: 1.000 đ)


Ví dụ
1 Doanh thu (10.000 sp x 50) 500.000
2 Biến phí giá vốn 300.000
3 Biến phí BH & QLDN 50.000
4 SDĐF 150.000
5 Định phí SXC 50.000
6 Định phí BH & QLDN 100.000
7 LN 0

Yêu cầu: a/ Xác định sản lượng tiêu thụ cần thiết để DN đạt LN
trước thuế là 50 triệu
b/ Xác định sản lượng tiêu thụ cần thiết để DN đạt lợi
nhuận sau thuế là 43,2 triệu. Lập báo cáo thu nhập, biết thuế suất
thuế TNDN là 20% 20
68

34
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG THAY
ĐỔI VỀ CHI PHÍ, SẢN LƯỢNG ĐỐI VỚI LỢI
NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP
Lựa chọn phương án kinh doanh khi giá bán thay đổi
Ví dụ: Phòng kinh doanh ở DN A dự báo, nếu giá bán giảm
10% thì số lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ gia tăng 40%. Doanh
nghiệp có nên tiến hành theo đề xuất trên hay không?

Lựa chọn phương án kinh doanh khi biến phí và sản lượng
thay đổi
Ví dụ: Phòng sản xuất cho rằng có thể sử dụng vật liệu thay
thế làm biến phí đơn vị giảm 5.000 đ/sp. Phòng Mar cho rằng
nếu thực hiện điều này thì số lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ
giảm 2.000 sản phẩm so với kế hoạch do chất lượng sản
phẩm giảm. DN có nên tiến hành những đề xuất trên hay
không? 21
69

Lựa chọn phương án kinh doanh khi định phí và sản lượng
thay đổi
Ví dụ: Theo đề xuất của bộ phận kinh doanh: Nếu tăng chi phí
quảng cáo thêm 30 triệu thì dự kiến sản lượng tiêu thụ sẽ tăng
30%. Doanh nghiệp nên tiến hành phương án trên hay không?
Lựa chọn phương án kinh doanh khi biến phí, định phí và sản
lượng thay đổi
Ví dụ: BGĐ đang dự định thay chế độ trả lương cố định bằng trả
lương theo sản phẩm cho bộ phận bán hàng với mức cụ thể cắt
giảm lương cố định 30 triệu đồng bằng lương khoán 3.200 đ/sp.
Theo cách tính lương mới thì BGĐ hi vọng sản lượng tiêu thụ sẽ
tăng được 10%. DN có nên thay đổi phương pháp trả lương
không?
Lựa chọn phương án kinh doanh khi giá bán, định phí và sản
lượng thay đổi
Ví dụ: Phòng Mar dự định thực hiện giảm giá bán 5%, tăng chi
phí quảng cáo lên 10 triệu đồng để sản lượng tiêu thụ tăng 30%.
DN có nên thực hiện điều này không?
22
70

35
Khi giá bán thay đổi
Báo cáo lãi lỗ của công ty được xác định như sau:
Đvt: 1000 đ
Chỉ tiêu Tổng số
1 Doanh thu (14.000 sp x 45 ) 630.000
2 Biến phí ( 14.000 sp x 35 ) 490.000
3 Số dư đảm phí 140.000
4 Định phí 150.000
5 Lợi nhuận (10.000)
Cách khác:
150.000
Qhv = = 15.000 sp > Qtt = 14.000 sp
45 - 35
Phần lỗ của DN = ( Qtiêu thụ - Qhv) (P – VC)
= ( 14.000 – 15.000) (45 – 35) = - 10.000
23
71

Khi biến phí và sản lượng thay đổi


Báo cáo lãi lỗ của công ty được xác định như sau:
Đvt: 1000 đ
Chỉ tiêu Tổng số
1 Doanh thu
2 Biến phí
3 Số dư đảm phí
4 Định phí
5 Lợi nhuận
Cách khác:

24
72

36
Khi định phí và sản lượng thay đổi
Báo cáo lãi lỗ của công ty được xác định như sau:
Đvt: 1000 đ
Chỉ tiêu Tổng số
1 Doanh thu
2 Biến phí
3 Số dư đảm phí
4 Định phí
5 Lợi nhuận
Cách khác:

25
73

Khi biến phí, định phí và sản lượng thay đổi


Báo cáo lãi lỗ của công ty được xác định như sau:
Đvt: 1000 đ
Chỉ tiêu Tổng số
1 Doanh thu
2 Biến phí
3 Số dư đảm phí
4 Định phí
5 Lợi nhuận
Cách khác:

26
74

37
Khi giá bán, định phí và sản lượng thay đổi
Báo cáo lãi lỗ của công ty được xác định như sau:
Đvt: 1000 đ
Chỉ tiêu Tổng số
1 Doanh thu
2 Biến phí
3 Số dư đảm phí
4 Định phí
5 Lợi nhuận
Cách khác:

27
75

38

You might also like