You are on page 1of 3

Bảo tàng lịch sử Hồ Chí Minh tọa lạc tại số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, thuộc Quận 1, Thành

phố Hồ Chí Minh,

Bảo tàng trưng bày giới thiệu các phần chính như sau: Lịch sử dựng nước, giữ nước của
dân tộc Việt Nam, các chuyên mục về lịch sử, văn hoá của khu vực phía Nam quốc gia
và một số nước châu Á qua các phòng:

Lịch sử Việt Nam từ thời Nguyên thuỷ đến thời Nguyễn

Phòng 1 – Thời nguyên thuỷ (Cách nay khoảng 500.000 năm – 2.879 Tr.CN): Rìu, rìu mài
lưỡi, rìu tức giác,…

Vào thời đại đá cũ, con người đã sinh sống nhiều nơi trên đất nước Việt Nam. Bước
sang thời đại đá mới cách nay khoảng 10.000 năm, các công cụ đá mài, những mảnh
gốm thô tìm được từ các nền văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn,.. đã cho thấy cư dân cổ Việt
Nam đang từ cuộc sống thu lượm chuyển dần sang sản xuất nông nghiệp.

Phòng 2 – Thời dựng nước và giữ nước (2.879 Tr.CN – 938): Chõ, Muôi. Nồi, Rìu, Dao
găm, Trống

Thời kì này, cư dân cổ mở rộng địa bàn sinh sống để phát triển kinh tế, văn hoá, phát
triển lao động và sáng tạo. Từ những công cụ bằng đá thô sơ, họ đã phát minh ra kỹ
thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước dùng cày với sức kéo của trâu, bò; đời
sống vật chất tinh thần càng được nâng cao, kéo theo hàng loạt các chuyển biến về
kinh tế, xã hội, hình thành các nền văn minh và nhà nước sơ khai.

Khoảng cuối thời đại đồng thau – cuối thời đại đồ sắt, trên lãnh thổ nước ta xuất hiện
ba nền văn hoá các nhà nước sớm: Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc trên cơ sở Văn hoá
Đông Sơn ở miền Bắc, nước Lâm Ấp tiền thân của Vương quốc Champa trên cơ sở nền
Văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung và Vương quốc Phù Nam trên cơ sở nền Văn hóa Đồng
Nai – Óc Eo ở miền Nam. Sự ra đời của các quốc gia này đã mở ra một thời đại mới –
thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc.

Phòng 3- Thời Ngô – Đinh- Tiền Lê (939-1009): Gạch, Tiền “Thiên Phúc Trấn Bảo”, Tiền
“Thái Bình Hưng Bảo”, Tượng Vịt.

Phòng 4 – Thời Lý (1009 – 1225): Lá đề, Khối hoa sen, Đĩa, Liễn, Mảng trang trí kiến trúc,
Ấm

Ban hành bộ luật Hình Thư, tổ chức quân đội chính quy, lập Văn Miếu – Quốc Tử Giám,
xây dựng hệ thống đê điều, có nhiều chính sách khuyến khích nông nghiệp, thủ công
nghi, thương nghiệp, ngoại thương, phát triển văn hoá nghệ thuật….

Phòng 5 – Thời Trần – Hồ (1226-1407): Bát, Hũ, Đĩa, …

Phòng 9- Thời Lê Sơ – Mạc – Lê Trung Hưng (1428 – 1788): Lư hương, Chân đèn, Hũ,
Nghê, Ấm
Phòng 10 – Thời Tây Sơn (1711 – 1802): Tiền “Cảnh Thịnh Thông Bảo”, Tiền “Thái Đức
Thông Bảo”, Tiền “Quang Trung Thông Bảo”.

Phòng 12 – Thời Nguyễn (1802-1945): Khánh, Hộp đựng sắc phong, Tủ thờ, Súng, Quyển
sách.

Văn hoá các dân tộc phía Nam Việt Nam và một số nước Châu Á.

Phòng 6- Văn hoá Champa (Thế kỷ 2-17): Tượng Phật Đồng Dương, Tượng người múa,
Tượng Sư Tử, Ganesa, Bộ đồ thờ cúng.

Phòng 7- Văn hoá Óc Eo (Thế kỷ 1-7): Chuỗi hạt, Phù điêu chạm mặt người, Đồng tiền,
Bàn dập hoa văn,..

Phòng 8 – Điêu khắc đá Campuchia (Thế kỷ 9-13): Tượng Quan Âm, Bức phù điêu, Hộ
Pháp, Visnu và Laksmi.

Phòng 13 – Sưu tập Dương Hà: Bình, Hộp đựng đồ thờ, Nậm rượu vẽ “Long vân”.

Phòng 14 – Gốm một số nước Châu Á: Đĩa, Bình vôi, Hũ, Chén, Choé..

Phòng 15 – Xác ướp Xóm Cải

Xác được phát hiện vào năm 1995 tại Xóm Cải, phường 8, quận 5, Tp.HCM trong một
ngôi nhà mồ gần 60 m2, bia mộ chỉ còn chữ Hán: Kỷ Tỵ niên. Xác được chôn trong quan
ngoài ngách theo lối cổ truyền Việt Nam.

Phòng 16 – Sưu tập Vương Hồng Sển: Đĩa “Khánh Xuân Thị Tả”, Đĩa “Nội Phủ Thị Hữu”,
Bát “Ải lĩnh xuân vân”, Bát,

Phòng trưng bày giới thiệu các hiện vật bằng nhiều chất liệu của các nước Việt Nam,
Trung Quốc, Campuchia, Nhật Bản, Thái Lan, Pháp, sản xuất từ thế kỷ X-XIX thuộc sưu
tập của ông Vương Hồng Sển.

Phòng 17 – Văn hoá các dân tộc phía Nam Việt Nam: Giỏ, Quả bầu, Tượng nhà mồ

Phòng trưng bày giới thiệu một số nét văn hoá truyền thống của các dân tộc phía Nam
Việt Nam.

Phòng 18 – Tượng Phật giáo một số nước Châu Á: Tượng Phật, Tượng Phật Adida,
Tượng Sư Tổ, Tượng Tuyết Sơn,…

Khi du nhập vào các nước, Phật giáo đã hoà nhập với tín ngưỡng và tôn giáo riêng của
mỗi nước, để hình thành sắc thái văn hoá Phật giáo đặc trưng của mỗi khu vực, thể
hiện qua các công trình kiến trúc tôn giáo, hình thức thờ cúng và nghệ thuật tạo tượng.

Với những kỉ vật cũng như các hiện vật lịch sử đã được bảo tồn qua một khoảng thời
gian lâu dài từ thời chiến cho đến thời bình, chúng ta có thể nhìn thấy được chiều dài
lịch sử huy hoàng từ các cuộc kháng chiến, cuộc sống con người dưới ách đô hộ, qua đó
nhìn thấy được vẻ đẹp của các hiện vật lịch sử được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Chúng ta cần bảo tồn, gìn giữ những nét đẹp lịch sử này để có thể mang đến cho
những thế hệ tiếp theo, bạn bè năm châu được khám phá nhiều hơn về nét đẹp lịch sử
Việt Nam.

You might also like