You are on page 1of 31

Nội dung ôn tập

- Ngữ âm: Cấu trúc âm tiết; Phiên âm âm vị học.


Âm tiết TV có hình thức cấu tạo xác định và ổn định gồm 5 thành phần: âm
đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối, thanh điệu

1. Âm đầu
TT Âm vị Chữ viết (+ bối cảnh) Ví dụ
1 /b-/ b buôn bán
2 /m-/ m may mắn
3 /f-/ ph phong phú
4 /v-/ v vỗ về
5 /t-/ t tin tưởng
6 /t’-/ th thảnh thơi
7 /d-/ đ đúng đắn
8 /n-/ n nắn nót
9 /z-/ d/gi giầy da
10 /ʐ-/ r rõ ràng
11 /s-/ x xinh xắn
12 /ş-/ s sẵn sàng
13 /c-/ ch chích choè
14 /ʈ-/ tr trống trải
15 /ɲ-/ nh nhắn nhủ
16 /l-/ l lo lắng
k (âm chính /-i-/, /-
Kim kèm Kê Kiếm 17 /k-/
e-/, /-ε-/, /-ie-/
q (+ âm đệm /-w-/) quên quê quán
c (các trường hợp
con cà cuống
còn lại)
18 /χ-/ kh khúc khích
ngh (+ âm chính /-
nghĩ, nghê, nghe,
i-/, /-e-/, /-ε-/, /- 19 /ŋ-/
nghiêng
ie-/)
ng (các trường hợp
ngỡ ngàng
còn lại)
gh (+âm chính /-
i-/, /-e-/, /-ε-/, /- 20 /ɣ-/ ghi, ghè, ghế, ghiền
ie-/)
g (các trường hợp
gỡ gạc
còn lại)
21 /h-/ h hớt hải
22 /ʔ-/ vắng mặt ăn uống

HỆ THỐNG ÂM VỊ
CHIẾT ĐOẠN
TRONG TIẾNG VIỆT

2. Âm đệm
u (âm đầu /-k-/ quyên, quăn; huy,
hoặc âm chính (/- 1 /-u̯ -/ = /-w̯ -/ thuế,
i-/, /-e-/ huơ, thuần, chuyện
/-ɤ-/, /-ɤ̆-/, /-ie-/)
o (+ các trường hoa hòe hoặc hoa
hợp còn lại) xoan
2 /zero/ [vắng mặt] Hồng thương Lan
Chữ viết
TT Âm vị Ví dụ
(+ bối cảnh)

3. Âm cuối
1 /-m/ m bờm xơm
2 /-n/ n nhẫn nhịn
nh (sau âm
chính /-i-/, /-e-/, /- sinh mệnh anh 3 /-ŋ/
εˇ-/)
ng (các trường
ông khiêng xong
hợp còn lại)
4 /-p/ p lụp bụp
5 /-t/ t mặt chuột
ch (sau âm
chính /-e-/, /-i-, /- 6 /-k/ đếch thích sạch
εˇ-/)
c (các trường hợp sách khác, mộc
còn lại) mạc
o (sau /-ε-/, /-a-/) kéo áo 7 /-w/
u (các trường hợp đìu hiu, kêu cứu,
còn lại) nhiều
y (sau /-ɤ̆-/, /-ă-/) bấy nay 8 /-j/
i (các trường hợp ai ơi, núi đồi,
còn lại) chuối tươi
9 /zero/ [vắng mặt] à, nghe, mã
Chữ viết
Âm vị Ví dụ TT
(+ bối cảnh)

4. Âm chính
y (sau âm đệm /-
w-/ hoặc đa phần /-i-/ thuý, quý, y (tá) 1
trong
các trường hợp
âm đầu, âm đệm
và âm
cuối đều là /zero/)
bi, hỉ, kí, lì, mì, tỉ,
i (các trường hợp
sĩ, vĩ,
còn lại)
nghi, minh
2 /-e-/ ê khế, tên, lênh
3 /-ε-/ e bé, kẻng, lém
4 /-ɤ-/ ơ mơ, lớn
5 /-ɤˇ-/ â tân, bâng, khuâng
nhà, át, ngang, tai,
6 /-a-/ a
quai
7 /-ɯ-/ ư tư, cứng
a (âm cuối là /-w, -
/-ă-/ rau, tay, quay 8
j/)
ă (các trường hợp
cắn, đắng
còn lại)
9 /-u-/ u xu, cúng
ôô 10 /-o-/ bôông
ô cô, bông, hôm
oo (âm cuối /-
11 /-ɔ-/ coong, moóc
ŋ/, /-k-/)
o (các trường hợp
con, bò, son
còn lại)
12 /-ɔˇ-/ o vòng, móc
13 /-εˇ-/ a anh, ách, sạch
yê (âm đầu /ʔ-/
(hoặc âm đệm /-
yêu, yểng, uyên,
w-/) và 14 /-ie-/
tuyển
âm cuối khác
/zero/)
iê (âm đệm /zero/,
âm cuối khác tiến, miếng
/zero/)
ya (âm đệm /-w-/,
khuya, tuya
âm cuối /zero/)
ia (âm đệm
/zero/, âm cuối mía, tia, ỉa
/zero/)
ươ (+ âm cuối
ưỡn, lượng 15 /-ɯɤ-/
khác /zero/)
ưa (+ âm cuối
ưa, cứa
/zero/)
uô (+ âm cuối khác
uốn, muỗng 16 /-uo-/
/zero/)
ua (+ âm cuối
úa, bùa
/zero/)
Chữ viết
Ví dụ TT Âm vị
(+ bối cảnh)

- Từ vựng: Các kiểu từ theo phương thức cấu tạo; Các kiểu cụm từ cố
định; Phân biệt từ ghép, cụm từ cố định với cụm từ tự do.
Từ là đơn vị nhỏ nhất của NN độc lập về ý nghĩa và hình thức

Phương thức cấu tạo từ: Là cách thức NN tác động vào HV để tạo ra từ
1.Từ hóa HV: Tác động vào HV làm cho HV có tư cách của từ mà không
thay đổi gì về dạng thức
VD: bàn, cửa, tủ, tường, mái, học, ăn, đi, ngủ, chơi, chạy, bay, bò, ra, vào,
lên, xuống, tuyết, trường, chuồng, vườn, sơn, hải, giang, thủy,...

2.Ghép HV: Tác động vào 2 hoặc hơn 2 HV, kết hợp chúng với nhau
- Ghép đẳng lập
VD: tàu xe, gái trai, to lớn, xinh đẹp, đi đứng, bằng hữu, huynh đệ, tỉ muội,...
- Ghép chính phụ
VD: tàu hỏa, máy nổ, hoa cúc, cá voi, chim sẻ, nhà trẻ, trường học,...
- Ghép ngẫu kết
VD: tai hồng, ba hoa, ba bửa, ba phải, con đỉa (quần), mè nheo, mực thước,
quy củ, đểu cáng,...

3. Láy HV: Tác động vào 1 HV cơ sở tạo ra HV giống với nó một phần hoặc
toàn bộ về ngữ âm.
3.1. Láy đôi
* Láy đôi hoàn toàn
- HV hoàn toàn giống nhau (HV láy giống hoàn toàn HV gốc): hâm hâm,
biêng biêng, cay cay, say say, xanh xanh, xương xương, gật gật, lắc lắc, ầm
ầm,...
- Các HV chỉ khác nhau về thanh điệu (HV láy và HV gốc chỉ khác nhau về
TĐ): cỏn con, nho nhỏ, la lả, thoang thoảng, se sẽ, leo lẻo, nheo nhẻo, hơn
hớn, tơn tớn,...
- HV có P C khác nhau theo quy luật (HV láy và HV gốc chỉ khác nhau về P
C, TĐ) m-p, n-t, ng-c, nh-ch và thanh điệu
VD: đèm đẹp, tôn tốt, mền mệt, sền sệt, ang ác, anh ách, đành đạch,...
* Láy Bộ phận
- HV láy và HV gốc có Đ giống nhau
- HV láy và HV gốc có vần, TĐ giống nhau
Các kiểu từ theo phương thức cấu tạo
1. Từ đơn: cấu tạo từ 1 hình vị duy nhất
2. Từ ghép: kết hợp các hình vị với nhau trên cơ sở nghĩa
Phân loại từ ghép:
- Ghép đằng lập: các hình vị có quan hệ đẳng lập, các hình vị giống
nhau về ý nghĩa kết quả, có thể thay đổi trật từ hình vị. Phân loại:
+ Gộp nghĩa: nhà cửa, ăn uống, may rủi...
+ Lặp nghĩa: chờ đợi, binh lính, bé nhỏ...
+ Đơn nghĩa: chó má, đường sá, gà qué...
+ Chuyển nghĩa: sắt đá, chim chuột, đùm bọc...
- Ghép chính phụ: các hình vị có quan hệ chính phụ, các hình vị có thể
khác nhau về ý nghĩa kết quả, không thể thay đổi trật tự hình vị. Phân
loại:
+ Hạn định: hoa lan, hoa huệ, hoa nhài,..
+ Chi phối: xanh um, xanh mướt, xanh ngắt,...
+ Chuyển nghĩa: chân vịt, chân gỗ,...
3. Từ láy
- Là những từ mà các thành tố trực tiếp được kết hợp với nhau theo quan
hệ ngữ âm, thể hiện ở sự lặp lại toàn bộ hay bộ phận âm tiết của 1 hình
vị hay đơn vị có nghĩa.
Phân loại từ láy:
*Láy đôi:
- Láy hoàn toàn:
+ Hình vị láy và hình vị gốc giống nhau hoàn toàn
VD: xanh xanh, cay cay
+ Hình vị gốc, hình vị láy khác thanh và khác phụ âm cuối theo quy
luật: p-m, t-n, ch-nh, c-ng
VD: đèm đẹp, tôn tốt, mền mệt, sền sệt, ang ác, anh ách, đành đạch
+ Hình vị gốc, hình vị láy khác nhau về thanh điệu:
VD: cỏn con, se sẽ, đo đỏ,...
- Láy bộ phận
+ HV láy và HV gốc có âm đầu giống nhau : phờ phạc, nhậu nhẹt
+ HV láy và HV gốc có vần, thanh điệu giống nhau : lùng bùng, làu
bàu, hấp tấp, tắt mắt
*Láy ba : hình vị 2 là thanh bằng, hv 2 và 3 thường khác nhau về thanh
điệu
VD : sạch sành sanh, sát sàn sạt, lù tù mì, lơ tơ mơ
*Láy tư :
VD : khấp khểnh : khấp kha khấp khểnh
nham nhở : nham nham nhờ nhở
hì hục : hì hà hì hục
4. Từ ngẫu kết : Các thành tố cấu tạo từ không có mối quan hệ về ngữ âm
hoặc ngữ nghĩa
VD : mồ hôi, mặc cả, bồ câu, hồ hòn,..
mì chính, vằn thắn, mì tôm, ca cao, socola…

Các kiểu từ theo phương thức biến đổi nghĩa của từ


1. Từ đa nghĩa
1.1. Khái niệm: Từ có hai hoặc nhiều hơn hai ý nghĩa, các nghĩa này có
quan hệ chặt chẽ với nhau
VD: Tay
Bộ phận phía trên của cơ thể người, từ vai đến các ngón dùng để cầm, nắm,
thường được coi là biểu tượng của lao động cụ thể của con người: cánh tay,
nghỉ tay ăn cơm
Tay của con người được coi là biểu tượng của quyền sử dụng, định đoạt:
Chính quyền về tay nhân dân, rơi vào tay bọn cướp
( dùng trước một số danh từ chỉ công cụ ). Người giỏi về một môn, một nghề
nào đó: Ba tay súng giỏi, tay búa thạo
VD: Chân
Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật: Chân người, chân gà
Chân của người, coi là biểu tượng của cương vị, phận sự của một người với tư
cách là thành viên của một tổ chức: Anh ấy có một chân trong hội đồng lần
này
Một phần tư con vật có 4 chân khi chung nhau sử dụng hoặc chia nhau thịt:
Đánh dụng một chân lợn
Bộ phận cuối cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác:
chân đèn, chân giường
Phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền: chân núi,
chân tường.
1.2. Phân loại: Nghĩa gốc và nghĩa phái sinh
Căn cứ sự hình thành, phát triển, quan hệ tầng bậc giữa các nghĩa:
+ Nghĩa gốc (original meaning): nghĩa cơ bản ban đầu, nội dung khái niệm
nguyên thủy mà từ được dùng để biểu thị.
+ Nghĩa phái sinh ( derivational meaning): nghĩa được mở rộng từ nghĩa gốc;
sau đó lại có thể bổ sung thêm nghĩa khác trên cơ sở nghĩa mở rộng đó
2. Từ đồng âm
2.1. Khái niệm
Những từ giống nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về nghĩa
VD: Tiếng Anh: to - two - too; meat - meet; sole - sole; bank - bank
Tiếng Việt: đường phèn/ đường làng; sao Hôm/ sao lại thế?/ sao vàng hạ thổ/
sao giấy khai sinh/
- Kiểu tổ chức của từ vựng, bản chất không quan hệ về nghĩa
- Có kích thước vật chất không lớn (cấp độ từ)
- NN ko biến hình: Từ đồng âm luôn đồng âm trong mọi điều kiện
- NN biến hình: Từ đồng âm ở dạng thức này, ko đồng âm ở dạng thức kia
VD: (to) meet - meat; met ≠ meat; saw (cách ngôn ) - saw (dạng quá khứ của
động từ “see”)
* Nguồn gốc từ đồng âm
+ Đa phần là ngẫu nhiên
+ Số còn lại là có lý do thông qua con đường:
(i)Từ vay mượn đồng âm với từ bản ngữ
VD: Sút (bóng) ≠ sút (cân); ca (kíp), (cái) ca ≠ ca (hát)
(ii)Tách biệt nghĩa của từ đa nghĩa
VD: Qùa (món ăn ngoài bữa chính) - quà ( vật tặng cho người khác )
“ Khi các ý nghĩa khác nhau của từ đa nghĩa bị phân hóa xa đến mức không
nhận ra mối liên hệ giữa chúng nữa, tạo ra 2 hoặc hơn 2 từ sống độc lập”
VD: Gạo (1): loại ngũ cốc cần thiết cho con người
Gạo (2): học chăm chỉ, thuộc lòng
+ (iii)Kết quả của biến đổi ngữ âm lịch sử
VD: Hòa -> và (từ nối )≠ và (cơm)
Mấy -> với (từ nối) ≠ với (giơ tay với cái mũ)
(iv)Cách phát âm tiếng địa phương
VD: tre (cây tre) ≠ che (che nắng); ra (ra phố)≠ da (da thịt); sâu (con sâu) ≠
xâu (xâu kim, xâu cá)
2.2. Phân loại:
+ Đồng âm từ vựng. VD: yếu nhân/ ốm yếu; trà đá/ đá bóng; lý lẽ/môn lý ...
+ Đồng âm từ vựng - ngữ pháp VD: chỉ (DT) - chỉ (ĐT); nỗ lực (DT) - nỗ
lực (ĐT); khó khăn (TT) - khó khăn (DT)
3. Từ đồng nghĩa
3.1. Khái niệm
- Là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh và chữ
viết, có phân biệt với nhau về sắc thái ngữ nghĩa/ sắc thái phong cách hoặc cả
hai
+ Sắc thái ý nghĩa: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ nhằm bổ sung hoặc chính xác
hóa cho phần ý nghĩa cơ bản cốt lõi mà từ đó biểu thị
VD: đền = bù (+ trả giá cho thiệt hai do mình gây ra)
Bù = đền (+ cho đủ chỗ thiếu chứ không phải do gây thiệt hại)
3.2. Phân loại: Đồng nghĩa thường trực với đồng nghĩa lâm thời
- Đồng nghĩa thường trực: Đồng nghĩa trong nhiều ngữ cảnh
Từ trung tâm của dãy từ đồng nghĩa: Từ mang nghĩa chung, được dùng phổ
biến và trung hòa về phong cách, được lấy làm cơ sở để tập hợp và phân tích
so sánh với các từ khác
(1 từ có thể vừa mang nghĩa thường trực vừa mang nghĩa lâm thời???)
VD: Chết - mất - đi xa - từ trần - tạ thế ...; die - pass away - join the great
majority - take the ferry - kick the bucket - go away of all flesh ...
- Từ đồng nghĩa lâm thời: Đồng nghĩa trong 1 ngữ cảnh nhất định
VD: Chết - đứt; I must get/ buy some more books at the bookstore
4. Từ trái nghĩa
4.1. Khái niệm
- Những từu có nghĩa trái ngược nhau trong quan hệ tương liên. Chúng khác
nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản vê logic
VD: Cao - thấp, béo - gầy, đắt - rẻ, sang - hèn...
4.2. Đặc điểm
- Về HT: Hai từ trái nghĩa trong cặp thường có độ dài vật chất bằng
nhau: chăm - lười; chăm chỉ - lười biếng
- Cùng từ đơn tiết, 2 từ trong cặp trái nghĩa thường kết hợp với nhau ->
từ ghép biểu thị nghĩa khái quát, tổng hợp
VD: trai gái, trẻ già, nam nữ, khuya sớm,...
4.3. Phân loại: Trái nghĩa thang độ với trái nghĩa loại trừ
+ Trái nghĩa thang độ: Giữa từ ở cực này với từ ở cực kia có thể có từ trái
nghĩa
VD: Cao, nặng, dài, rộng > vừa < thấp, nhẹ, ngắn, hẹp ...
+ Trái nghĩa loại trừ: Cặp trái nghĩa 2 cực không có khả năng khác
VD: Nam >< nữ; đàn ông >< đàn bà ...
* Lưu ý: 1 từ đa nghĩa có thể tham gia nhiều cặp trái nghĩa khác nhau và có
quan hệ trái nghĩa với nhiều từ trong nhóm đồng nghĩa
VD: mềm >< cứng; mềm >< rắn; sâu >< nông; sâu >< cạn; già >< trẻ; già ><
non,...
5. Trường nghĩa
Khái niệm
- Là tập hợp các đơn vị từ vựng (từ ngữ) có quan hệ với nhau về nghĩa
một cách hệ thống. Giữa chúng phải có chung 1 nét nghĩa
VD: Trường từ vựng quan hệ thân tộc, màu sắc, thời tiết, nước, lửa, tang ma,
hôn nhân ...
- Được coi như 1 bộ phận của hệ thống từ vựng được xác định bằng 1
khái niệm chung nào đó
Phân loại
- Trường nghĩa biểu vật: Tập hợp các từ ngữ đồng nhất với nhau về
nghĩa biểu vật
VD: Lấy từ “hoa” làm gốc, có các từ đồng nhất về phạm vi biểu vật với “hoa”
- Các loại hoa: hoa hồng, hoa lan, hoa huệ
- Các bộ phận của hoa: cánh, nhụy, đài...
- Tính chất, trạng thái của hoa: nở, tàn, tươi, héo ...
- Màu sắc của hoa: đỏ, cam, trắng, xanh ...
- Trường nghĩa biểu niệm: Tập hợp các từ ngữ có chung cấu trúc nghĩa
biểu niệm
VD: Cấu trúc biểu niệm Hoạt động A tác động vào X làm X dời chỗ làm gốc,
có thể thu được các từ cùng trường nghĩa biểu niệm:
- Tác động bằng tay: ném, hất, quăng, vất ...
- Tác động bằng chân: đá, quèo, đẩy
- Có sử dụng phương tiện: chở, chuyển, đèo, lai...
- Trường nghĩa liên tưởng: Trường nghĩa của những từ ngữ cùng biểu thị
một phạm vi hiện thực (sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất,...) có quan hệ
liên tưởng với nhau.
VD: Trường từ vựng quan hệ thân tộc: ông, bà, bố, mẹ, anh em, chú bác,...
Trường đồ ăn: cơm, phở, bún, cháo, miến, nấu, chiên, xào, rán, luộc ...
-> Mang tính chủ quan cao, phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường sống,
thời đại sống, kinh nghiệm cá nhân ....
Cụm từ cố định (thành ngữ, ngữ định danh, quán ngữ)
Khái niệm: Là đơn vị do một số từ hợp lại; tồn tại với tư cách là một
đơn vị có sẵn như từ, có thành tố cấu tạo và ngữ nghĩa ổn định như từ.
Phân loại CTCĐ:
Thành ngữ: Là CTCĐ, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa. Nghĩa của
chúng có tính hình tượng hoặc/ và gợi cảm
VD: Tháng đợi năm chờ, trăng tủi hoa sầu, tan cửa nát nhà, mẹ tròn con
vuông, miệng thơn thớt dạ ớt ngâm, chuột sa chĩnh gạo, nước đổ đầu vịt, một
vốn bốn lời, chó có váy lĩnh, ngã vào võng đào, méo miệng đòi ăn xôi vò, ba
đầu sáu tay, áo gấm đi đêm,...
- Thành ngữ so sánh
A (như, bằng, tựa, tày,...) B; B mang dấu ấn về đời sống văn hóa, vật chất và
tinh thần của dân tộc
VD: Lạnh như tiền, xấu như ma, đen như bồ hóng, như bóng với hình, dai
như đỉa đói, (to) như bồ tuột cạp,...
- Thành ngữ miêu tả ẩn dụ
Miêu tả sự kiện, hiện tượng bằng cụm từ, biểu hiện ý nghĩa một cách ẩn dụ
VD: Nước đổ đầu vịt, chó có váy lĩnh, chuột sa chĩnh gạo, méo miệng đòi ăn
xôi vò, trăng tủi hoa sầu,...
Ngữ cố định
Quán ngữ: Là những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các loại
diễn từ thuộc các phong cách khác nhau. Chức năng đưa đẩy, rào đón, nhấn
mạnh hoặc liên kết trong diễn từ
+ Tính ổn định cấu trúc và tính thành ngữ của quán ngữ không cao bằng TN
+ Trung gian giữa CTTD và CTCĐ
+ Hội thoại, khẩu ngữ: của đáng tội, khí vô phép, chết cái, khốn nỗi, bác tính,
trộm vía, nói bỏ ngoài tai, ấy vậy mà, mới chết chứ, đến nước này thì, âu cũng
là, số là, thì ra, thế ra, đằng nào mà chả,...
+ Viết, diễn giảng: nói tóm lại, có thể nghĩ rằng, như đã nêu trên, như mọi
người đều biết,...
Ngữ cố định định danh: Là những đơn vị ổn định về cấu trúc và ý
nghĩa hơn QN nhiều, nhưng nghĩa chưa mang tính hình tượng như thành ngữ
+ Một thành tố chính và vài thành tố phụ miêu tả cho thành tố chính
+ Miêu tả bằng con đường so sánh nhưng không có từ so sánh
+ Thành tố chính thường là thành tố gọi tên
+ Thường là tên gọi các bộ phận cơ thể người: lông mày lá liễu, chân chữ bát,
mắt ốc nhồi, tay chuối mắn, lưng cánh phản,...

Phân biệt từ ghép - CTCĐ – CTTD


Điểm giống TG và CTCĐ:
- Có hình thức chặt chẽ, cấu trúc ổn định
- Có tính thành ngữ
- Là những đơn vị làm sẵn trong ngôn ngữ
Thành Tính cố định Tính thành ngữ/ Ý nghĩa
tố cấu
tạo
Từ Hình vị Đv có sẵn của hệ Có tính thành ngữ cao. Nghĩa định
ghép thống NN danh (trực tiếp hoặc gián tiếp) theo
kiểu tổ chức nghĩa của từ là cái cốt
lõi và nổi lên hàng đầu ????

VD: hoa hồng, chân vịt


CTCĐ Từ Đơn vị có sẵn của Có tính thành ngữ cao. Mang tính
hệ thống NN hình tượng (nghĩa của cả cụm từ),
không thể dựa vào nghĩa của từng
thành tố cấu tạo để hiểu nghĩa đích
thực của cụm từ.
VD: nước đổ đầu vịt, mẹ tròn con
vuông, chó cắn áo rách, bán bò tậu
ễnh ương
CTTD Từ Là sự lấp đầy mô Không có tính thành ngữ
hình NP cho trước
VD: mấy cái quyển
sách cũ này

- Ngữ pháp:

+ Từ loại: Phân biệt các từ loại; Xác định từ loại.


1. Từ loại
*Khái niệm: từ loại là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được
phân chia dựa trên ý nghĩa KQ, khả năng kết hợp với các từ khác và
thực hiện những chức năng cú pháp nhất định.
2. Tiêu chí phân định từ loại tiếng Việt
- Ý nghĩa khái quát ( ý nghĩa phạm trù chung ): là ý nghĩa chung cho cả 1
lớp từ, được hình thành trên cơ sở khái quát hóa ý nghĩa từ vựng thành
khái quát hóa phạm trù NP chung (YN “sự vật”, “tính chất”, “số
lượng”, “quan hệ”, tình thái”, “hoạt động”)...
VD: Bút, vở, sinh viên, việc làm, Hà Nội, (hy sinh, cố gắng)...: Sự vật
- Khả năng kết hợp: Các từ có khả năng tham gia vào 1 mô hình kết hợp
có nghĩa.
- Chức vụ cú pháp: Các từ thuộc 1 từ loại nhất định có thể thay thế cho
nhau ở 1 hay 1 vài vị trí nhất định trong câu (DT làm CN, BN; ĐT, TT
làm VN, định ngữ hoặc 1 thành phần của VN)
- Không phải tất cả các NN cùng có từ loại như nhau.
3. Hệ thống từ loại tiếng Việt
Thực từ :
+ Danh từ
  + Động từ
  + Tính từ
  + Số từ
  + Đại từ

Hư từ:
Phụ từ Kết từ Tình thái từ Thán từ
-Định từ -Liên từ -Trợ từ -Thán từ trực tiếp
-Phó từ -Giới từ -Tiểu tử -Thán từ hô gọi
-Hệ từ tình thái

Thực từ Hư từ
1. Số lượng lớn 1. Số lượng không lớn lắm, tần số xuất
hiện cao
2. Trực tiếp phản ánh các nội 2. Bản chất YN thiên về tính chất NP,
dung YN từ vựng khái không có YN từ vựng như thực từ
quát
3. Có thể làm trung tâm ngữ 3. Không thể làm trung tâm của đoản
nghĩa - NP của đoản ngữ
ngữ ??cụm từ/ ngữ đoạn)
4. Có thể đảm nhận nhiều 4. Đảm nhiệm vai trò phụ trợ trong
chức năng cú pháp khác tổ chức câu, kết nối các thực từ để
nhau trong câu tạo các kiểu kiến trúc cú pháp
5. Có thể độc lập tạo lập phát 5. Không có khả năng độc lập tạo
ngôn/ câu lập phát ngôn
3.1. Danh từ
3.1.1. Khái niệm: Lớp từ mang YN khái quát thực thể, sự vật tính
- Là từ loại quan trọng bậc nhất
- Số lượng lớn trong vốn từ vựng
- YN thực thể của DT là kết quả của sự khái quát hóa các phạm trù của
thực tại (người, động thực vật, đồ đạc, sự vật, các mối liên hệ nằm
trong bản thân thực tại)
- Thể hiện những mqh khái quát giữa các khái niệm trong tư duy (vốn
không có tính sự vật, được người bản ngữ thực thể hóa)
- Các NN biến hình, DT được nhận diện nhờ những phụ tố đặc trưng cho
chúng + khả năng biến dạng theo giống, số, cách
- Tiếng Anh: DT đếm được >< không đếm được
- Tiếng Nga: DT động vật >< bất động vật
- Tiếng Việt: DT đơn vị >< DT khối
3.2. Phân loại danh từ
DT Riêng
Tên riêng: Nguyễn Du, Lê Đạt, Lê Lai, Trần Nhân Tông
Vùng địa lý: Việt Nam, Hà Nội, Thái Nguyên
Tên báo, tạp chí: Hoa học trò, Hà Nội, Tuổi trẻ, Thanh niên, Phụ nữ, Lao
động
Tên các cơ quan, tổ chức: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Hà Nội,
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội,...
DT chung: DT chỉ đơn vị, DT cụ thể, DT trừu tượng
+ DT cụ thể: Người, sự vật, động thực vật,...
+ DT đơn vị: Chỉ đv tự nhiên + đại lượng
+ DT trừu tượng
(i) DT chỉ phạm trù: tư tưởng, quan điểm, thái độ, hành vi, lập trường, lý
tưởng, cuộc đời, cõi tạm, trần thế, nhân sinh,...
(ii) DT chuyển loại: cố gắng, hy sinh, cống hiến, nỗ lực, đóng góp
(iii) DT tổng hợp: bạn bè, cây cối, đường sá, sách vở, tôm tép, cá mú,
ruộng nương, làng xóm,...
-> Là kết quả của sự khái quát hóa các YN cụ thể, thiên về YNNP (cây cối ≠
cây, ruộng nương ≠ ruộng, quần áo ≠ quần,...)
(iv) DT trống nghĩa từ vựng: Bản thân nó không có nghĩa từ vựng.
VD: việc, cuộc, sự, dạo, độ, lúc, khi, nỗi, niềm, chỗ,...
- > Phải có định ngữ đi kèm. VD: việc làm, cuộc sống, niềm vui, nỗi sợ
- DT đơn vị: Chỉ ra hình thức tồn tại của các thực thể phân lập trong
không gian, thời gian: Ngôi, bức, cuốn, tấm, cục, miếng, hòn, thanh,
mảnh, viên, chiếc,...
- DT khối: Chỉ tập hợp các thuộc tính được biểu thị phân biệt với các sự
vật được các DT khối khác biểu thị: Bò, cá, cam, đất, đường, vở, thịt,
nước,...
3.3. Một số điểm cần lưu ý về DT đơn vị trong tiếng Việt
- Không có YN từ vựng rõ ràng, thiên về chức năng NP, chỉ ra hình thức tồn
tại của các thực thể phân lập trong không gian, thời gian, có thể được tri giác
tách khỏi các thực thể khác, kể cả các thực thể cùng tên.
- Có thể được lượng hóa bằng một lượng ngữ ngay trước nó. VD: 2 con mèo,
1 cân thịt chó, mấy cuốn lịch, những kẻ ăn bám, vài đứa trẻ,...
DT chỉ các đơn vị tự nhiên
 Chỉ người: vị, đứa, thằng, người, gã, con, kẻ, bọn. lũ,...
 Chỉ động vật và thực vật: con, cái, cây, quả, khóm, cụm, bầy, đàn,...
 Chỉ đồ vật: cái, ngôi, quyển, tấm, hòn, thanh, tảng, cục, miếng, cuộc,
bức, viên, mảnh, sợi, mấu, đoạn,...
DT chỉ các đơn vị quy ước: cân, thước, tấn, tạ, sào,...

3.4. Động từ
3.4.1. Khái niệm: Lớp từ mang ý nghĩa vận động. Nó chỉ ra tất cả các hình
thức vận động khác nhau của tất cả những gì nằm trong phạm trù thực thể
được diễn đạt bằng DT
3.4.2. Phân loại: Nhiều cách, tiêu chí
3.4.2.1. Tiêu chí độc lập - không độc lập
- ĐT độc lập: ĐT nội động/ngoại động
- ĐT không độc lập: ĐT tình thái/quan hệ
3.4.2.2. Tiêu chí nghĩa
+ ĐT tổng hợp
+ ĐT chỉ hoạt động
+ ĐT chỉ trạng thái
+ ĐT chỉ hướng
+ ĐT cầu khiến
+ ĐT tri giác, nhận thức, suy nghĩ
*ĐT nội động: Chỉ hoạt động, trạng thái tự thân, không tac động đến một đối
tượng nào (ngủ, ăn, chết, sinh ra, xuất hiện, phân hủy, tan rã, chảy, rơi, vỡ,...)
* ĐT ngoại động: Chỉ hoạt động có tác động đến một đối tượng nào đó (đánh,
mua, cho, tặng, biếu, xây, phá, kiếm, làm ra,...)
* ĐT tình thái (khuyết thiếu): Không hoạt động độc lập, phải kết hợp với 1
ĐT khác, bổ sung các YN tình thái cho ĐT mà nó đi kèm (được, bị, phải,
toan, dám, nỡ, định, nên, cần, có thể,...)
* ĐT tổng hợp: Có YN khái quát (đi đứng, ăn nằm, học tập,...)
* ĐT chỉ trạng thái: Chỉ các trạng thái (yêu, ghét, hờn, giận, ghen tuông, khó
chịu, đau,...)
* ĐT chỉ hướng: ra, vào, lên, xuống, đến, sang, đi, về,...
* ĐT cầu khiến: sai, bảo, đề nghị, cho phép, khuyên, cấm, bắt, buộc, khiến
(cho),...
*ĐT tri giác, nhận thức, suy nghĩ: biết, nghĩ, ngẫm, bảo, ngờ, tưởng, nghi
ngờ, hi vọng, nghe, thấy, nhớ, cân nhắc, đắn đo, suy tưởng,...
3.5. Tính từ
3.5.1. Khái niệm: Lớp từ chỉ ra tính chất, đặc điểm của sự việc, hoạt động
và trạng thái
3.5.2. Phân loại
- Căn cứ ý nghĩa khái quát -> TT chỉ chất >< chỉ lượng
- Căn cứ nét nghĩa mức độ + khả năng thể hiện YN mức độ
-> TT chỉ đặc điểm, tính chất có các thang độ >< TT chỉ đặc điểm, tính chất
không phân biệt thang độ
* TT không pb thang độ: riêng, chung, công, tư, phải, trái, chính, phụ, chung
thủy, độc nhất, trống, mái, đực, cái, trai, gái, đỏ lòm, trắng toát, đen xì, thơm
ngát,...
* TT pb được thang độ: mạnh, yếu, nóng, lạnh, sáng, lớn, ngắn, cong, ít
nhiều, rậm, thưa, khéo, hiền, thông minh, nhân hậu, tử tế, cứng, mềm, rắn,
giòn, dẻo, chắc, bền, dai, xanh, nâu, thơm, chát, vui, buồn,...

4. Số từ
4.1. Khái niệm: Lớp từ chuyên biểu thị ý nghĩa số lượng/ thứ tự.
4.2. Phân loại
- Từ chỉ số lượng chính xác: 1,2,3,...
- Từ chỉ số lượng không chính xác: vài, vài ba, dăm, mươi,...
- Số thứ tự: thứ nhất, thứ hai, thứ ba,...

5. Đại từ
5.1. Khái niệm: Là lớp từ có chức năng thay thế cho một số từ loại khác. Khi
đại từ thay thế cho từ loại nào thì nó có YN và chức năng của từ loại đó
5.2. Phân loại
- Đại từ xưng hô
Ngôi Số lượng
Ngôi 1 Ngôi 2 Ngôi 3
Tôi, tao, tớ Mày, mi Nó, hắn, Số ít
y
Chúng tôi Chúng mày Chúng nó Số nhiều
Chúng tao Chúng bay Chúng
Chúng tớ Bay Họ

- Đại từ nghi vấn


Hỏi về người Ai
Hỏi về sự vật Gì, chi
Hỏi về thời gian Bao lâu, bao giờ, mấy
Hỏi về số lượng, khối lượng Bao nhiêu, bao lăm,
mấy

- Đại từ chỉ số lượng xđ: bấy nhiêu, tất cả, tất thảy, cả thảy, cả,...
- Đại từ chỉ không gian xđ: đây, đấy, ấy, này, nọ, kia, đó,...
- Đại từ chỉ thời gian xđ: nay, nãy, rày, giờ, bấy giờ, bây giờ,...
- Đại từ thay thế cách thức: thế, vậy,...

6. Phụ từ
6.1. Khái niệm: Lớp từ chuyên đi kèm DT, ĐT, TT bổ sung ý nghĩa cho các
từ loại này.
6.2. Phân loại

- Phụ từ đi kèm DT (định từ)


Số lượng không nhiều, khá ổn định (tất cả/ toàn thể/ toàn bộ, cả, các, những,
mọi, mỗi, từng, cái (từ chỉ xuất) đứng trước DT trung tâm và này, kia, ấy, đó
kết thúc danh ngữ.)

- Phụ từ đi kèm ĐT (phó từ)


Thời gian Mức độ Khẳng Đồng Cầu Kết quả
định, phủ nhất, so khiến
định sánh
Đã, đang, Rất, hơi, Không, có, Cũng, vẫn, Hãy, Ra, được,
sắp, sẽ,... quá, chưa,... đều, cứ,... chớ, thấy,
lắm,... đi,... mất,...

7. Quan hệ từ/ kết từ

7.1. Khái niệm: Lớp từ chuyên biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố
trong đoản ngữ và trong câu, không có chức năng làm thành tố cú pháp (khác
phụ từ)
7.2. Phân loại: Căn cứ vào kiểu YN quan hệ giữa các thành tố cú pháp

- Giới từ (biểu thị quan hệ chính phụ)


Cái xe máy của vợ tôi
Quyển sách này do tôi viết
Người yêu của tôi
(Nó bị cảnh sát bắt) vì tội lừa đảo
Mười nghìn của cô giáo
Về vấn đề này, tôi không có ý kiến
- Liên từ (biểu thị quan hệ liên hợp)

+ Nhóm các liên từ đơn: và, với, cùng, lẫn, hay, hoặc, nhưng, rồi, song,...
( có phân biệt về sắc thái YN, cách sử dụng)
+ Nhóm các cặp liên từ: vì/ tại/ bởi/ tại vì/ bởi vì A nên/ cho nên B, do A
nên/ cho nên B; nếu A thì B, giá A thì B, giả sử A thì B, có A thì B; tuy A
nhưng (vẫn) B, vừa A vừa B, khi A thì B, không những A mà còn B, đã A lại
còn B, chưa A đã B

8. Tình thái từ
1. Khái niệm: 
- Lớp từ được dùng để biểu thị các YN tình thái cho câu. Số lượng không lớn
nhưng có vai trò cực kỳ quan trọng, góp phần thực tại hóa câu, gắn câu với
giao tiếp hiện thực.
- Tương tác phức tạp giữa bốn nhân tố của quá trình giao tiếp: người nói,
người đối thoại, nội dung của phát ngôn và thực tế
2. Phân loại: Quan điểm truyền thống, TTT gồm trợ từ và tiểu từ tình thái

- Trợ từ: những từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực, không đảm
nhiệm chức năng thành phần câu, chỉ bổ sung YNTT nhấn mạnh cho
một từ, một ngữ làm thành phần câu
VD: Chính, đích, tự, đành, tận, mãi, những, đã, mới, đúng, ngay, ngay cả, thì,
mà, chỉ,...
- Tiểu từ tình thái: những từ có chức năng tạo kiểu câu, biểu thị mục
đích nói của câu, thường đứng ở cuối câu (tiểu từ tình thái cuối câu)
VD: À, ư, nhé, nhỉ, thế, hở, hả, phỏng, sao,...
* Ngữ nghĩa, cách dùng một số TTTT cuối câu tiếng Việt
P chứ
- Lõi nghĩa: Khẳng định một điều gì đó đang trong tình huống có sự xung đột,
va chạm giữa nhiều ý kiến khác nhau (ở dạng hiện thực hoặc tiềm tàng).
Nói P chứ, người nói cho biết anh ta đã có những cơ sở, căn cứ tin cậy để
khẳng định ý kiến của mình, đối lập với ý kiến của người khác
- P chứ cũng có thể biểu thị sự mong muốn, hy vọng của người nói rằng P là
hiện thực
VD: Quyển sách này hay đấy chứ?// Chiều nay anh đón em chứ?
- Khi P chứa một biến không xác định, P chứ có nghĩa bác bỏ, phủ nhận P
VD: Ngoan gì nó chứ? Nó thì làm được cái quái gì chứ? Đẹp gì nó chứ?
- Khi đi vào ngữ cảnh giao tiếp cụ thể, P chứ có thể biểu đạt các mục đích
phát ngôn khác nhau
VD: Chúng ta đi chứ (hỏi - đề nghị)
Con đã học bài rồi chứ? (hỏi - nhắc nhở)
Bài này khó gì chứ? ( hỏi - bác bỏ)
Cô ấy đẹp đấy chứ? (hỏi - đánh giá)
Công việc ổn cả chứ? ( hỏi - thăm )

9. Thán từ/ Cảm từ


1. Khái niệm: Lớp từ được dùng để biểu thị cảm xúc của con người ( ở
ngay thời điểm nói ) đối với điều được nói ra hoặc với người nghe. Thán
từ có thể tự mình làm thành câu, hoặc làm ra TPP của câu, biến câu
thành câu cảm thán
2. Phân loại

- Thán từ hô gọi: Ơi, ới, dạ, vâng, ừ,...

- Thán từ trực tiếp (đích thực): Ngạc nhiên, vui mừng, sợ hãi, đau đớn, bực
tức: trời, đất, cha, mẹ, chúa, chết, ái, ối, oái, ô, a , eo, hừ , hừm, chao ôi, ối
giời, ái chà, cha chả, hay chửa, ơ kìa, ô hay,...

+ Cụm từ tự do: Các kiểu cụm từ tự do; Xác định cụm từ tự do.
Cụm từ tự do ( CTTD)
1. Khái niệm CTTD:
- Là sự tổ hợp của 2 từ trở lên có quan hệ ngữ pháp với nhau, trong đó ít nhất
một từ là thực từ
- Là sự kết hợp các từ được cá nhân sử dụng một NN nào đó tạo ra theo các
quy tắc NP của NN đó trong quá trình nói năng
- CTTD thuộc về bình diện lời nói, đặc trưng nổi bật là tính lâm thời, hợp và
tan tùy vào sự kiện giao tiếp
- Chỉ có sẵn khuôn cấu tạo, không có thành phần từ vựng cố định
2. Phân loại cụm từ tự do

1. Cụm từ đẳng lập

- Các bộ phận cấu thành tổ hợp kết hợp với nhau theo quan hệ đẳng lập (
bình đẳng về YN và chức năng NP) được hiển ngôn bằng liên từ hoặc
không
VD: ánh sáng lẫn bóng tối; ăn với học; na, mít, chuối cùng cam, em và bạn
trai em
a. Tôi cần một hướng dẫn viên người Hà Nội, xinh đẹp và có nhiều kinh
nghiệm
b. Công việc này nhẹ nhàng, an toàn và lương cao.
c. Trong nhà hay ngoài đường, em đều phải gọn gàng, sạch sẽ

a. Tối qua em không gọi cho anh được vì em và bạn trai em đi chơi
b. Tối qua em không gọi cho anh được vì bạn trai em và em đi chơi (*)
c. Tôi muốn biết ý kiến của quý vị và các bạn
d. Tôi muốn biết ý kiến của các bạn và quý vị (*)

2. Cụm từ chính phụ


- Bộ phận cấu thành tổ hợp kết hợp với nhau theo quan hệ C - P, trong đó có 1
trung tâm, xung quanh là các thành tố phụ bổ sung những chi tiết thiết yếu về
mặt YN cho trung tâm
a. Vợ tôi rất đẹp
b. Tôi đang mắng vợ tôi
c. Đang làm việc say sưa
2.2.1. Cụm DT
- Khái niệm: Là cấu trúc NP của một tổ hợp từ tự do theo quan hệ C - P,
do DT làm trung tâm, xung quanh là các thành tố phụ thường xuyên và
lâm thời
- Đặc điểm của cụm DT:
+ Qh giữa thành tố trung tâm (TTTT) và các thành tố phụ (TTP) có bản chất
cú pháp của quan hệ C - P.
+ Số lượng vị trí của các TTP là có giới hạn
+ Trật tự của các TT trong cấu trúc CDT trên nguyên tắc là cố định
+ Chỉ có TTTT có quan hệ với các yếu tố khác nằm ngoài cấu trúc của CDT

-3 -2 -1 Trung tâm +1 +2
(0)
Tất cả mấy cái quyển sách cũ ấy
Từ chỉ - Từ chỉ Từ DT ĐV - Thực từ chỉ Từ chỉ
tổng lượng chính chỉ (YNNP) + thuộc tính định:
lượng xác : 1,2,3 xuất DTTT ( từ (ĐN hạn định, này, kia,
- Số phỏng vựng ) miêu tả) đó,...
định - Từ
- Từ hàm ý - Tổ hợp từ
phân phối: - Cụm C-V
mỗi, từng

* Lưu ý:
+ Vị trí -1: “cái” là từ chỉ xuất, có chức năng cụ thể hóa DT trung tâm, cá biệt
hóa, làm nổi bật sự vật, sự việc được nêu ở trung tâm
+ Vị trí trung tâm (0): DT đơn vị ( cái, con, cuốn, tờ, bức, miếng, mảng, hòn,
viên,...) và DT trung tâm ( có ý nghĩa từ vựng ).
+ Vị trí +1: Thành tố phụ sau chỉ thuộc tính ( từ/ cụm từ/ mệnh đề,...)
+ Vị trí +2: Thành tố phụ chỉ vị trí ( này, kia, ấy, đó,... )

2.2.2 Cụm ĐT

- Khái niệm: là cấu trúc NP của một tổ hợp từ tự do theo quan hệ C - P,


do ĐT làm trung tâm, xung quanh là các thành tố phụ thuộc nhiều kiểu
loại
Thành tố phụ sau
Thành tố phụ
TTTT - Chủ yếu thực từ, đa dạng, phức tạp về kiểu
trước
(ĐT) loại
Thường là hư từ
- Tính chất mở

Phó từ làm TTP và CĐT

Thời Mức độ Khẳng định/ Đồng Cầu Kết quả


gian Phủ định nhất, so khiến
sánh
Đã, đang, Rất, hơi, Không, có, Cũng, Hãy, Ra, được,
sắp, sẽ,... quá, chưa, vẫn, đều, chớ, thấy,
lắm,... chẳng,... cứ,... đi,... mất,...

2.2.3 Cụm TT
- Khái niệm: cấu trúc NP của một tổ hợp từ tự do theo quan hệ C - P , do
TT làm trung tâm, xung quanh nó là các thành tố phụ thuộc nhiều kiểu
loại
- Đặc điểm
+ Có cấu trúc đơn giản hơn cụm DT và cụm ĐT
+ TPPT đa số trùng với TPPT của cụm ĐT, trừ TPPT có ý nghĩa mệnh
lệnh, khuyên bảo
+ TPPS thường bổ sung cho trung tâm các ý nghĩa: đối tượng ( nhiều
tiền, ít lời, xa nhà,...), mức độ (rất đẹp, cực xấu,...), số lượng (cao 2m,
nặng 50kg,...), so sánh ( tốt bằng, xấu hơn,...)
+ Khi trung tâm là một từ láy biểu thị mức độ giảm nhẹ thì TPP không
thể là các từ chỉ mức độ cao rất, quá, lắm, vô cùng, cực kỳ,... (* rất
đèm đẹp/ * quá vàng vàng/ * đo đỏ lắm/ * dong dỏng cực kỳ)

3. Cụm chủ - vị
- Khái niệm: là cụm từ có 2 thành tố, 1 thành tố là chủ ngữ biểu thị chủ
thể, 1 thành tố là vị ngữ nêu lên hành động, trạng thái, tính chất.
VD: mây bay, con gà què, chim hót 
- Đặc điểm:
+ Có 2 thành tố CN – VN
+ MQH vừa bình đẳng vừa phụ thuộc
+ Cụm chủ vị có thể bao gồm 2 cụm kia
+ CN, VN là thành phần chính của câu

+ Câu: Tiêu chí nhận diện các thành phần câu; Xác định thành phần câu;
Xác định nòng cốt câu.
Câu là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ biểu thị một thông báo tương đối trọn
vẹn, có thể kèm theo thái độ của người nói, người viết.
Văn bản có chức năng giao tiếp, chỉ có câu mới có chức năng thông báo

*Xác định TPC tiếng Việt


1. Nòng cốt câu (NCC/TP chính)

Cấu trúc tối giản, đảm bảo cho câu độc lập về NỘI DUNG ( trọn nghĩa,
giao tiếp được không cần dựa vào văn cảnh, tình huống nói năng) và hoàn
chỉnh về HÌNH THỨC ( không thể chỉ ra những thành tố cú pháp bị lược bỏ
hoặc khôi phục một cách có căn cứ); gồm chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ.

1.1. Vị ngữ

- Nhận diện: Bộ phận của NCC có thể chen phó từ chỉ thời thể vào phía
trước, VN bao giờ cũng thể hiện tình thái
1. Cô tôi 45 tuổi -> Năm nay, cô tôi đã 45 tuổi
2. Cô ấy tên là Dung -> Cô ấy đang tên là Dung
3. Túi này của cô ấy -> Túi này sẽ của cô ấy
- Các loại VN

Loại 1. Nối trực tiếp CN không cần hệ từ ở cả dạng KĐ và PĐ


VD: tôi thích hoa baby/ Tôi không thích hoa baby
Đặc điểm: 
+ VN bao gồm ĐT, TT, DT, thán từ
+ Có thể thêm 1 ĐT biểu thị phạm vi quan hệ đánh giá sự vật (ĐNC)
1. Nàng trông rất baby -> Trông nàng rất baby
2. Bài này làm không dễ -> Làm bài này không dễ
3. Nó cũng trà thuốc tử tế
4. Anh ấy ừ rồi

Loại 2. Nối CN cần hệ từ ở cả dạng KĐ và PĐ


VD: Tôi là sinh viên/ Tôi không phải là sinh viên
Đặc điểm: VN bao gồm DT/ cụm DT, ĐT/ cụm ĐT, cụm C - V
VD: Học cũng là làm việc, Mình không học là mình dại
Mình nói dối là mình dại (Câu phức chủ vị)
Học cũng là làm việc
Loại 3. Nối CN không cần hệ từ ở dạng KĐ/ Cần hệ từ ở dạng PĐ
VD: Tôi 20 tuổi/ Tôi không phải 20 tuổi
Đặc điểm: Vị ngữ bao gồm tổ hợp số từ, giới từ + DT, thành ngữ, cụm
C-V
VD: Rau này 20k/ Áo này của mẹ tôi/ Nó đầu trâu mặt ngựa lắm

Biện luận về từ “là”


Động từ Hệ từ
- Có thể kết hợp đã, đang, sẽ, - Không có ý nghĩa từ vựng
hãy, đừng, chớ,... - Phủ định “không phải là” ≠ “không”.
- Có thể lược bỏ, thay bằng hư từ
VD: Nó là sinh viên = Nó sinh viên =
Nó vẫn sinh viên
So sánh: Nó đọc sách ≠ (*) Nó sách ≠
(*) Nó vẫn sách

2. Chủ ngữ
VD: Phòng dọn rồi // Cơm nấu rồi = Nó dọn rồi // Nó nấu rồi

2.1 Định nghĩa: chủ ngữ là bộ phận thuộc NCC biểu thị chủ thể NP của
VN, tạo ra cùng VN một kết cấu có khả năng nguyên nhân hóa, là
thành tố bắt buộc, không lược bỏ được (≠ trạng ngữ; khởi ngữ đứng
đầu câu). Cùng VN tạo k/c có khả năng nguyên nhân hóa (giúp phân
biệt với BN là thể từ/ DT)
VD: (1) Nhà xây rồi; (2) Phòng chưa dọn; (3) Nó ngủ; (4) Tôi nấu cơm
 BN BN CN   CN
* Mẹ bắt nhà xây rồi
Kiến trúc nguyên nhân kết cấu xuất phát
Mẹ bắt nó ngủ/ tôi nấu cơm (+)
-> (1), (2): Câu khuyết CN

CÂU HỆ TỪ CÂU VỊ TỪ VN
(CN nối với VN bằng hệ từ LÀ) (VẮNG MẶT hệ từ LÀ)
Sử dụng khuôn kiến trúc nguyên Sử dụng khuôn kiến trúc nguyên nhân
nhân nhận định để xác định CN khiên động để xác định CN
ĐT trong khuôn KTNN có Nhận ĐT trong khuôn KTNN Khiên Động có
Định có YN nhận định (coi, xem, YN khiên động (ép, buộc, yêu cầu, đòi,
gọi, công nhận, thừa nhận, nhìn cấm, cản trở, để, cho, nhường, rủ,
nhận,...) khuyên, bảo,...)
Câu khuyết CN - Các trường hợp cần biện luận
Nhà xây rồi
Cơm nấu rồi
Quyển sách đặt ngay đầu giường
Bốn chiếc đèn vặn rõ to
Bổ ngữ VN
DT (bất động vật) ĐT (ngoại động)
Giải pháp 1: CN + VN
Giải pháp 2: BN + VN -> Câu khuyết/ ẩn CN
2.2 Phân loại CN
A. CN là thể từ/ DT

Loại 1: CN có khả năng cải biến vị trí không cần LÀ (ra sau vị từ VN)

Nhóm 1.1. CN là DT thường

1. Khóc thét lên một người mẹ mà đứa con bị những bàn chân đè lên, hất
đi
2. Trong cái hang tối tăm bẩn thỉu ấy, sống một đời khốn nạn những
người gầy gò, rách rưới.
3. Chúng ta thấy đang xuất hiện một thế hệ những người viết văn trẻ đầy
hứa hẹn (CN là…?), NCC
4. Trong làng cháy   nhà
   TrN CN
5. Trên cát còn in rõ dấu chân của tên trộm
6. Tôi cháy nhà (câu gì vô tri z)
 CN chủ đề CN phụ thuộc
7. . Nó mất tiền
8. Họ thiếu thời gian

Nhóm 1.2. CN là DT chỉ bộ phận bất khả li của cơ thể (Câu có 2 chủ ngữ)

1. Tay tôi gãy -> Câu chỉ có thuật đề với điểm quan trọng nhất là “tay
tôi”
2. Tôi gãy tay
  CN chủ đề CN phụ thuộc (bậc 2)
(DT chỉ kẻ sở hữu) (DT BPCTBKL)
3. Đầu y lại lắc
Y lại lắc đầu
  BPBKL kẻ sở hữu
CN
VN “lắc” có thể tạo quan hệ C-V với cả “y” và “ đầu” (Y lắc// đầu lắc)
4. Y khẽ lắc đầu
CN chủ đề CN ngữ pháp

Loại 2: CN có khả năng tham gia cái biến bị động

(1a) Công nhân xây đựng nhà máy


Kẻ thực hiện hành động   đối tượng của hành động
CN BN
(1b) Nhà máy được công nhân xây dựng
CN   ĐT VN BN (C-V)
2. Người chồng bị vợ sỉ vả// (3) Tôi được chàng tặng xe Mec
-> “được”, “bị” là ĐT có BN do 1 kết cấu C-V biểu thị
3. Người ta đặt lên đầu nó (VẬT SỞ THUỘC) một cái mũ rơm (BẤT
ĐỘNG VẬT)
-> (1a) Đầu nó được người ta ...
(1b) Nó được người ta ...
(1c) Cái mũ rơm được người ta ...

B. CN là vị từ (Câu đảo chủ ngữ)

1. Nói chuyện với họ chán phè


2. Viết tiểu thuyết đã trở thành hẳn một nghề
3. (Ở nhà máy nước Hà Nội, người ta tranh nhau ghé thùng vào vòi nước
để được lấy trước). Cho nên luôn xảy ra chửi nhau, đánh nhau

C. CN là cụm C-V

1. Anh nói thế không đúng đâu


2. Phụ nữ viết tiểu thuyết đã trở thành một hiện tượng bình thường

D. CN trong câu hệ từ (Câu đồng nhất chủ ngữ)

D1. DT là DT
D1.1. Đồng nhất tuyệt đối A là B = B là A
1. Mợ là vợ tôi (2) Trong bếp là chỗ tốt nhất
D1.2. Đồng nhất tương đối A là B ≠ B là A
2. Trán nàng là sự minh mẫn (4) Trước mặt là một con đường
D1.3. Câu quy loại
(5) Tôi là sinh viên (6) Trông lên trời là những câu lồ ô dài
F. CN trong câu vị từ
CN là danh từ/ tổ hợp giới từ + Danh từ
1. Trong Nam gọi ngao và vọp
2. Trên gửi thông cáo xuống dưới
3. Trên đồn im như tờ (VN là TT)
4. Trên thẳng, dưới cong
Lưu ý:
5. Nhúc nhích LÀ thời gian// (6) Sinh ra cái mặt tôi LÀ giời
( Chỉ tố phân đoạn thực tại KHÔNG PHẢI HỆ TỪ)

Phân biệt CN (đứng sau ĐT VN) với BN


Lược/ thay cụm từ VN DT sau VN
nơi chốn
Trên bàn Ngoại ĐT (đặt) Đối tượng của ĐT
đặt cuốn VN (cuốn sách) ->
-
sách có thể cải biến
(BN) thành bị động
Trong + Nội ĐT (Cháy)/ Chủ thể của ĐT/TT
làng cháy Cháy nhà/ Bỗng TT/ Từ tượng VN (nhà) -> không
nhà nhiên cháy nhà/ Dạo hình/ tượng thể cải biến thành bị
    (CN) này cháy nhà luôn/ Vì thanh động
anh mà cháy nhà

3. Bổ ngữ: Là thành phần bắt buộc có trong câu mà vị từ VN yêu cầu cao
sự có mặt của nó
 Đặc điểm: Số lượng BN, kiểu loại BN thuộc NCC phụ thuộc vào bản
chất NP của ĐT VN
1. Tôi biếu bố mẹ tiền
BN1 BN2
2. Bà bắt cháu ngủ
BN1 BN2
3. Bà bắt cháu đọc sách
BN1 BN2 (BN bắt buộc của BN2)
4. Bà bắt cháu đề nghị bạn   không nói tục
BN1 BN2 BN2.1 BN2.2
(BN bắt buộc của BN2)
 Phân loại BN

Loại 1. BN bắt buộc của VN: ĐT + BN bắt buộc là tổ hợp ngoại hướng,
không thành tố nào đại diện được cho cả tổ hợp
1. Tàu buông neo
CN VN BNBB
2. Tôi giống bố
CN VN BNBB
3. Họ xây nhà
CN VN BNBB
4. Cô ấy ra phố
  CN VN BNBB
5. Nó mua sách
CN VN BNBB
6. Bà rán cá
CN VN BNBB

Các loại BN của ĐT ngoại động điển hình


1. Chỉ vật được tạo tác. Nó xây nhà
2. Chỉ vật bị làm tiêu biến. Nó phá nhà
3. Chỉ sự vật bị thay đổi tính chất hoặc đặc điểm vật lí. Họ nới rộng căn
bếp
4. Chỉ sự vật bị thay đổi vị trí do t/đ của hđ nêu ở ĐT VN. Nó đẩy tôi ra
sân

Các loại BN của ĐT ngoại động kém điển hình


1. Chỉ vị trí, đích, hướng không gian. Tôi vào phòng
2. Chỉ mệnh đề, nội dung sự tri giác, cảm xúc. Tôi thấy thoải mái
3. Chỉ hành động được đánh giá về tình thái. Nó dám trốn học
4. Chỉ kẻ bị sai khiến và hành động được sai khiến. Họ nhờ tôi trông nhà
5. Chỉ đối tượng có sự tương tác qua lại với chủ thể. Anh mắng tôi

Phân biệt BN với CN (dùng KKTNN)


1. Tôi lấy vợ
CN VN BN
(+) Bố bắt tôi lấy vợ
(*) Bố bắt vợ tôi lấy

Biện luận “câu tồn tại” theo quan điểm mới


2. Trong túi còn tiền
   TrN VN CN
3. Ở túi áo lấp lánh cây bút máy
 TrN VN CN

2. Các loại TPP ngoài NCC

Liên quan đến cấu trúc


Không liên quan đến cấu trúc bậc câu
bậc câu
Liên quan cấu trúc bậc Liên quan cấu Qh bình đẳng - Qh phụ
dưới câu  trúc trên câu  với NCC thuộc NCC
(Chỉ qh với 1 từ ngữ, (Liên kết câu với -Hô ngữ - Khởi
không liên quan toàn bộ câu khác VB) - TP chú - Định
NCC) thích - Tình thái
(1 vế của câu - Trạng
ghép) (TPP câu)

Các loại TPP của câu


Loại liên quan đến cấu trúc câu
1. Trời ơi, gãy chân rồi.
Hô ngữ (vế của câu ghép)
2. Nó ốm - tôi nói
   Chú thích (vế của câu ghép)
3. Còn em, em hiểu ngay
KhN
4. Đột nhiên tôi nghe có tiếng động
Định ngữ
5. Cậu thích mình thì có
  Tình thái ngữ
6. Từ sáng đến giờ tôi chưa được miếng nào vào bụng
TrN

Phân loại thành phần phụ của câu theo khả năng cải biến vị trí

1. Khởi ngữ
1. Chức năng: Chuyên dùng biểu thị chủ đề sự tình được nêu trong
câu
2. Vị trí: Chuyên đứng đầu câu
3. Số lượng: Câu có thể có hơn 1 KhN
4. Cấu tạo HT: Thể từ, vị từ (kèm/không kèm giới từ)
1. Giàu thì tôi đã giàu rồi
2. Áo này thì tôi không có tiền
3. Nó thì chỉ có games online là nó thích
4. Nội các bạn (thì) Loan thân nhất với Trúc
5. Phố Yên Ninh (thì) chạy loăng quăng mấy đứa trẻ. Phố Hàng Đào
(thì) tấp nập bao nhiêu cô cậu đi sắm quần áo Tết 
- Khởi ngữ trùng với vị ngữ: Sang thì có lẽ sang hơn, nhưng vui thì không
chắc vui bằng.
- Khởi ngữ trùng với bổ ngữ: Ăn thì ai cũng ăn, mà làm thì chẳng có ai chịu
làm
2. Tình thái ngữ
1. Chức năng: Bổ sung các YN về tình thái cho câu
2. Vị trí: Luôn đứng sau NCC
3. Cấu tạo hình thức: Tiểu từ tình thái, ngữ thức có tính đặc ngữ, 
1. Được 8 điểm môn Tiếng Việt, siêu quá rồi còn gì
2. Cái mặt cậu mà được 9 môn Nghe à?
3. Cậu chỉ dám nhăn mặt với vợ là cùng
4. Nắng nóng thế này, chị nên ở nhà thì hơn
5. Nhỉ, quan nhỉ, thằng con nhà cụ Tuần chả kháu được bằng thằng cậu
nhà này nhỉ?
6. Nó sợ bọn mình thì có

3. Định ngữ câu: Là thành phần phụ của câu, có thể đứng trước nòng cốt
câu hoặc chen vào giữa chủ ngữ và vị ngữ
1. Chức năng
- Biểu thị YN hạn định về tình thái (có tính chân lí tương đối -
tuyệt đối, +/- đương nhiên, chắc chắn - phỏng đoán, bình thường - cùng cực,
hiện thực - phi hiện thực, +/- đáng mong muốn, những tưởng, đích thực, vậy
thì, đã hẳn...)
- Biểu thị cách thức (nhanh - chậm, đột ngột - không đột ngột, bất
ngờ - có tiên liệu,...) cho sự tình nêu trong câu
- Liên kết VB
Vị trí: Đầu câu, hoặc giữa CN và VN
Định ngữ từ bổ sung danh từ đảm nhiệm chức vụ đó
Định ngữ câu bổ sung cho cả nòng cốt câu

* Thực hành xác định ĐNC trong các câu sau


1. Đột nhiên Hộ nảy ra ý định muốn lại gần Từ
2. Bỗng đùng một cái, tôi nghe tin anh chết
3. Đằng thẳng ra, người khác chỉ học có 3 năm
4. Hắn đích thực là con người hay lật lọng
5. Nháy mắt, Nhái Bén nhảy thoắt đến trước mặt, nói...
6. Thực ra thì thị biết không nguôi, không được
7. Không lẽ tôi lại vui khi được một cái tin như thế
8. Té ra anh bị ngờ oan

4. Trạng ngữ
+ Thời gian
+ Không gian
+ Mục đích
+ Nguyên nhân
+ Cách thức, phương tiện
- Vị trí: Trước hoặc sau NCC, hoặc chen giữa CN và VN

* Thực hành xác định TrN


1. Từ giữ mãi nụ cười hiền dịu khi nghe hắn nói
-> Khi nghe hắn nói, Từ...
-> Từ, khi nghe hắn nói,...
2. Hiện nay, tình hình đã thay đổi nhiều
3. Ngoài sân lũ gà đang tha thẩn
4. Sang năm, anh ấy sẽ mở công ty riêng
5. Hàng ngày, tôi đều thiền 30 phút
6. Xa xa, tiếng cười nói vọng lại

Trạng ngữ Chủ ngữ


- Lược bỏ được - Lược bỏ sẽ ảnh hưởng đến tính trọn vẹn
1. Trên đồn, những cây của câu
đại đang ra hoa 3. (Trên đồn) im như tờ
2. Ở nhà mọi việc đều ổn 4. (Trong nhà) ra mở cửa
5. (Các nhà) bắt đầu đóng cửa
- Có thể làm BN khi đưa vào khuôn kiến
trúc nguyên nhân
6. Sự sợ hãi khiến trên đồn im như tờ
7. Cái lạnh đêm miền núi đã khiến các
nhà bắt đầu đóng cửa

* Thực hành phân loại TrN theo đặc điểm cấu tạo
8. Lão chồng tôi khi ấy là 1 anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm
   TrN thời gian
9. Bao giờ cũng vậy, sự cùng quẫn hay khiến người ta nghĩ ngợi và giận
dữ --- TrN thời gian
10.Khắp người, nóng ran ran, nóng rừn rợt
TrN không gian
11.Trong lòng hắn, những nỗi niềm không rõ rệt cũng rối bời
(12). Thị không thể sợ hắn có thể phạm đến thị bởi cái lẽ rất giản dị là thị
chưa thấy ai phạm đến thị bao giờ -> TrN nguyên nhân
(13). Đại hội 5 năm họp 1 lần
TrN gián cách 

3. Thành phần phụ (TPP)


Những từ ngữ phụ thuộc toàn bộ vào NCC; gồm khởi ngữ, định ngữ câu, tình
thái ngữ, trạng ngữ.

Thành tố cần ( TP chính/ NCC) Thành tố đủ ( TPP)


- Làm cho câu thực hiện được chức năng thông - Làm giàu cho nội dung
báo câu
- Quan hệ thuần túy NP - Không thuần túy NP
- Bắt buộc có mặt - Không bắt buộc
*Thực hành xác định NCC
1. Đêm xuống
2. Sáng thứ Bảy tuần trước mưa
3. Đêm hôm ấy tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng
biễn Trường Sa
4. Tôi đã gặp hai sinh viên mà cô giới thiệu cho tôi tuần trước
5. Hắn đã bày ra kế ấy để chiêu khách hàng đến cửa hàng mới của hắn
6. Tôi lạnh đến tận hai chân răng

Mô hình câu tiếng Việt đầy đủ các thành phần


Việc này chắc chắn bây giờ phả suy đã
tôi
i nghĩ
Khởi Định ngữ câu Trạng ngữ C Tình thái ngữ
VN BN
ngữ N

4. Khuôn KTNN: Phép phái sinh cú pháp để xác định CN và BN ở câu


xuất phát
i. Kiến trúc khiên động
CN + ĐT có YN khiên động (ép, buộc, yêu cầu, đòi, cấm, cản trở, để, cho,
nhường, khuyên, bảo, rủ,...)
VD: Bé ngủ -> Mẹ bắt bé ngủ
 Chơi cờ rất thú vị -> Điều đó khiến chơi cờ rất thú vị

ii. Kiến trúc nhận định


CN + ĐT có YN nhận định (coi, xem, gọi, công nhận, thừa nhận, nhìn
nhận,...)
VD: Bé là cháu -> Bà coi bé là cháu
5. Tiêu chí HT xác định TP thuộc NCC
i. Chen được đã, đang, sẽ,... // không, không phải, chưa, chẳng,... vào
phía trước. -> VN
ii. CÓ THỂ đóng vai trò thể từ tính trong khuôn kiến trúc nguyên nhân
VD: Nó xây nhà -> họ bắt nó xây nhà (+) -> Nó - CN, nhà - BN    -> CN
iii. KHÔNG THỂ đóng vai trò thể từ tính trong khuôn kiến trúc nguyên
nhân
VD: Nhà xây rồi -> Họ bắt nhà xây rồi -> Nhà không phải CN -> BN

3. Phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp


1. Tôi đã gặp cô gái mà anh giới thiệu qua email
CN VN BN
=) Câu đơn
2. Lúc nào anh ăn no, anh cũng tơ tưởng đến việc đi chơi
TN CN VN BN
=) Câu đơn
3. Áo tao mặc là của cái Nga
CN VN
=) Câu đơn

4. Nó nói nó không muốn đi học nữa


CN VN CN VN
=) Câu phức Bổ ngữ ( Có cụm CV)
5. Anh thi được giải là niềm tự hào của cả cơ quan
CN VN VN
=) Câu phức Vị ngữ
6. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị
=) Câu ghép (đẳng lập- ngăn cách bởi dấu phẩy hoặc liên từ đơn)
7. Hễ tôi đến thì nó lại đi
=) Câu ghép (qua lại- qua cách cặp từ “hễ...thì”, “giá...thì”)

3.1. Câu đơn


Là câu có một cụm C-V làm nòng cốt câu
(1) Hôm qua tôi không đi học vì trời mưa to quá
(2) Người tôi gặp hôm qua là Tồn
(3) Khi tôi du học ở Seoul, tôi đã viết cuốn sách này
3.2. Câu phức
- Là câu có ít nhất một trong những thành phần nòng cốt có dạng kết cấu C-V
(1) Tôi mong nó thi đỗ đại học năm nay
(2) Cô ấy làm thế rất đúng
(3) Mày tưởng ông quỵt hả?
(4) Tôi được thầy khen
3.3. Câu ghép
- Là câu có ít nhất 2 cụm C-V trở lên có quan hệ logic - ngữ nghĩa với nhau
(1) Nó kêu, nó la, nó rên.
(2) Giá hắn biết hát thì có lẽ hắn không cần chửi
3.3.1. Câu ghép đẳng lập: Dấu phẩy và liên từ đơn
- Quan hệ liệt kê
- Quan hệ nối tiếp thời gian
3.3.2. Câu ghép qua lại: “hễ..thì”, “giá...thì”, “cứ...thì”
3.3.3. “càng...càng”, “chưa...đã”, “mới... đã”: Cô ấy càng cười càng đẹp
3.4. Câu đặc biệt
- Là câu không thể phân tích theo cấu trúc cú pháp cơ bản như những câu
bình thường khác.

- Phân biệt Từ ghép và CTTD


+ Thành tố cấu tạo
+ Tính cố định: Đơn vị c
+ Ý nghĩa: Có tính thành ngữ và không có tính thành ngữ
- Phân biệt cụm từ cố định và cụm từ tự do
* Giống nhau: Do từ cấu tạo, lớn hơn từ
* Khác nhau
+ Tính cố định
+ Ý nghĩa:
- Phân biệt quán ngữ và thành ngữ
* Giống nhau: Do các từ kết hợp, đều là cụm từ kết hợp
* Khác nhau
+ Đặc điểm
+ Ý nghĩa
- Các phương thức cấu tạo từ chủ yếu

You might also like