You are on page 1of 11

HTTEK XNNT

XÂY DỰNG HỆ THỐNG PCCC VÀ CÁC HẠNG MỤC PHỤ TRỢ CHO TRẠM
DỰ ÁN:
LGDS NHƠN TRẠCH VÀ LGDS NHƠN TRẠCH MỞ RỘNG
ĐỊA ĐIỂM: KCN VINATEX - TÂN TẠO, HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI
CHỦ ĐẦU TƯ: XÍ NGHIỆP PHÂN PHỐI KHÍ THẤP ÁP NHƠN TRẠCH
NHÀ THẦU: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT HƯNG THỊNH
GIAI ĐOẠN: THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
PHÂN PHỐI
Công ty S.L
XNNT 06
HTTEK 01

….….
(Chấp thuận)

ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT SƠN

XNNT
(Phê duyệt)

0 08/ 2017 Xuất bản cho phê duyệt Đ.T.V N.T.H N.T.H

1 07/ 2017 Xuất bản cho xem xét Đ.T.V N.T.H N.T.H

LXB Ngày Mô tả Thực hiện Kiểm tra CNTK HTTEK


Số tài liệu:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT
1707-DD-PI-3-SPE-3002
HƯNG THỊNH
Đ/C: Số 96, Đường Trần Thái Tông, P.15, Q.Tân Bình, TPHCM
11 Trang
Phone: 84-28 62 816 575; Fax: 84-28 62 816 574
Email: info@httek.com.vn; Website: http//:www.httek.com.vn (Bao gồm cả trang này)
XÂY DỰNG HỆ THỐNG PCCC VÀ CÁC HẠNG MỤC PHỤ TRỢ CHO TRẠM LGDS NHƠN TRẠCH VÀ
LGDS NHƠN TRẠCH MỞ RỘNG
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT SƠN

MỤC LỤC
1.0 GIỚI THIỆU CHUNG....................................................................................................3
Mục đích tài liệu.........................................................................................................................3
2.0 CÁC TIÊU CHUẨN VÀ QUI PHẠM...........................................................................3
2.1 Hiệp hội sơn kết cấu thép................................................................................................3
2.2 Tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế............................................................................................3
2.3 Tiêu chuẩn kiểm tra vật liệu của Mỹ..............................................................................4
2.4 Tiêu chuẩn Quốc tế về chống ăn mòn............................................................................4
3.0 PHẠM VI CÔNG VIỆC.................................................................................................4
3.1 Các bề mặt cần sơn.........................................................................................................4
3.2 Các bề mặt không sơn.....................................................................................................4
4.0 CẤT GIỮ VÀ BẢO QUẢN...........................................................................................4
4.1 Cất giữ và bảo quản........................................................................................................4
4.2 An toàn............................................................................................................................5
5.0 VẬT LIỆU......................................................................................................................5
5.1 Vật liệu sơn.....................................................................................................................5
5.2 Lô sản xuất......................................................................................................................5
5.3 Vật liệu mài mòn.............................................................................................................6
6.0 CHUẨN BỊ BỀ MẶT.....................................................................................................6
7.0 TRỘN VÀ PHA LOÃNG SƠN......................................................................................6
8.0 QUI TRÌNH SƠN...........................................................................................................7
8.1 Hệ sơn.............................................................................................................................7
8.2 Thời tiết...........................................................................................................................7
8.3 Phương pháp sơn.............................................................................................................7
8.4 Sử dụng sơn....................................................................................................................7
9.0 SỬA CHỮA SƠN...........................................................................................................8
10.0 KIỂM TRA.....................................................................................................................8
10.1 Độ nhám bề mặt..............................................................................................................9
10.2 Các điều kiện về thời tiết................................................................................................9
10.3 Chiều dày lớp sơn khô....................................................................................................9
10.4 Kiểm tra độ bám dính.....................................................................................................9
11.0 ĐÁNH DẤU ĐƯỜNG ỐNG..........................................................................................9
12.0 HỆ SƠN........................................................................................................................11

Số tài liệu: 1707-DD-PI-3-SPE-3002 Trang 2/11


XÂY DỰNG HỆ THỐNG PCCC VÀ CÁC HẠNG MỤC PHỤ TRỢ CHO TRẠM LGDS NHƠN TRẠCH VÀ
LGDS NHƠN TRẠCH MỞ RỘNG
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT SƠN

1.0 GIỚI THIỆU CHUNG


Mục đích tài liệu
Tài liệu này bao gồm các yêu cầu tối thiểu về việc chọn, chuẩn bị bề mặt và sử dụng hệ
thống sơn, cho các đường ống thép và các kết cấu thép ở trên mặt đất, lớp bọc Cold Wrape
Tape cho ống đi ngầm của dự án: “Xây dựng hệ thống PCCC và các hạng mục phụ trợ
cho trạm LGDS Nhơn Trạch và LGDS Nhơn Trạch mở rộng.”.
Viết tắt
DỰ ÁN Xây dựng hệ thống PCCC và các hạng mục phụ trợ cho
trạm LGDS Nhơn Trạch và LGDS Nhơn Trạch mở rộng.
CHỦ ĐẦU TƯ Xí Nghiệp Phân Phối Khí Thấp Áp Nhơn Trạch
NHÀ THẦU Nhà thầu thi công
ASTM Tiêu chuẩn kiểm tra vật liệu của Mỹ
HSE Sức khỏe, an toàn và môi trường
ISO Tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế
SI Hệ đơn vị Quốc tế
SSPC Hiệp hội sơn kết cấu thép
NACE Tiêu chuẩn Quốc tế về chống ăn mòn
NFPA Tiêu chuẩn Quốc tế về phòng chống cháy
OSHA Tiêu chuẩn về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
2.0 CÁC TIÊU CHUẨN VÀ QUI PHẠM
Tất cả các công việc phải phù hợp với hướng dẫn của Nhà sản xuất, tiêu chuẩn và
yêu cầu kỹ thuật sau:
2.1 Hiệp hội sơn kết cấu thép
SSPC SP-01 Làm sạch bằng dung môi

SSPC SP-02 Làm sạch bằng thiết bị cầm tay

SSPC SP-10 Làm sạch bằng thổi cát tới kim loại gần trắng

SSPC SP-03 Làm sạch bằng máy mài

SSPC SP-05 Làm sạch bằng thổi cát tới kim loại trắng

SSPC SP-11 Làm sạch bằng máy mài tới kim loại trắng

SSPC VIS-1-89 Tiêu chuẩn kiểm tra bề mặt bằng hình ảnh

SSPC VOL.1 Tiêu chuẩn ứng dụng các hệ sơn trong thực tế
SSPC VOL.2 Lựa chọn vật liệu mài mòn để làm sạch bề mặt.
2.2 Tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế
ISO 8501-1 Kiểm tra bề mặt bằng hình ảnh.

Số tài liệu: 1707-DD-PI-3-SPE-3002 Trang 3/11


XÂY DỰNG HỆ THỐNG PCCC VÀ CÁC HẠNG MỤC PHỤ TRỢ CHO TRẠM LGDS NHƠN TRẠCH VÀ
LGDS NHƠN TRẠCH MỞ RỘNG
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT SƠN

2.3 Tiêu chuẩn kiểm tra vật liệu của Mỹ


ASTM D4541 Kiểm tra độ bám dính của sơn
ASTM D1000 Tiêu chuẩn lớp bọc
ASTM D 6959 Standard Test Method for Compressive Properties of Rigid
Plastics.
ASTM D5 Standard Test Method for Penetration of Bituminous Materials.
ASTM G6 Standard Test Method for Abrasion Resistance of Pipeline
Coatings.
ASTM G8 Standard Test Methods for Cathodic Disbonding of Pipeline
Coatings.
ASTM G14 Standard Test Method for Impact Resistance of Pipeline
Coatings (Falling Weight Test).
ASTM D 36 Standard Test Method for Softening Point of Bitumen (Ring and
Ball Apparatus).
ASTM D1002 Standard Test Method for Apparent Shear Strength of Single
Lap Joint Adhesively Bonded Metal Specimens by Tension
Loading (Metal to Metal).
ASTM G17 Standard Test Method for Penetration Resistance of Pipeline
Coatings (Blunt Rod).
2.4 Tiêu chuẩn Quốc tế về chống ăn mòn
NACE RP 0287 Đo độ nhám bề mặt của các bề mặt đã được thổi chất mài mòn
ISO 21809 Tiêu chuẩn kiểm tra lớp bọc
EN 10204 Metallic Products: Types of Inspection Documents.
3.0 PHẠM VI CÔNG VIỆC
3.1 Các bề mặt cần sơn
 Các kết cấu thép và gối đỡ.
 Đường ống thép các bon trên mặt đất.
3.2 Các bề mặt không sơn
Các hạng mục không thuộc mục 3.1 sẽ không được sơn theo qui trình sơn trừ khi có
các yêu cầu khác.
4.0 CẤT GIỮ VÀ BẢO QUẢN
4.1 Cất giữ và bảo quản
4.1.1 Không được cất giữ vật liệu sơn ở nơi có ánh nắng. Vật liệu phải còn nguyên nắp
cho đến khi sử dụng.
4.1.2 Sơn, chất pha loãng, dung môi làm sạch và các vật liệu dễ cháy khác phải được cất
giữ ở xa các nguồn bắt cháy và được cất trong các thùng chứa kim loại đáp ứng các
tiêu chuẩn NFPA và OSHA. Các chất pha loãng và các dung môi sẽ được vận chuyển
tới nơi sử dụng trong các thùng chứa an toàn đã được chấp thuận đáp ứng tiêu chuẩn
OSHA.

Số tài liệu: 1707-DD-PI-3-SPE-3002 Trang 4/11


XÂY DỰNG HỆ THỐNG PCCC VÀ CÁC HẠNG MỤC PHỤ TRỢ CHO TRẠM LGDS NHƠN TRẠCH VÀ
LGDS NHƠN TRẠCH MỞ RỘNG
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT SƠN

4.1.3 Nhà sản xuất sơn sẽ cung cấp vật liệu trong các thùng chứa gốc còn nguyên nắp. Mỗi
thùng chứa sẽ được đánh dấu rõ ràng với tên của nhà sản xuất, tên sản phẩm, số seri,
ngày sản xuất và ngày hết hạn.
4.1.4 Vật liệu sơn sẽ được đặt ở nơi khô thoáng, tránh sự chiếu sáng trực tiếp của ánh nắng
mặt trời và tránh nhiệt độ dưới 5oC hoặc trên 40oC.
4.1.5 Vật liệu sơn để quá 12 tháng kể từ ngày sản xuất hoặc quá hạn sẽ không được sử
dụng và phải được di chuyển khỏi hiện trường.
4.1.6 Thùng chứa vật liệu sơn ở những nơi kín gió mà bị vỡ hoặc bị thất thoát hàm lượng
sẽ không được sử dụng và phải được di chuyển khỏi hiện trường.
4.1.7 Không được mở nắp thùng chứa vật liệu sơn ngoại trừ khi cần sử dụng ngay.
4.1.8 Vật liệu sơn không được sử dụng sẽ được đem trở lại nơi cất giữ càng sớm càng tốt
vào cuối mỗi ngày làm việc. Vật liệu sơn được lấy ra để ở nơi không được kiểm tra,
quá 8 giờ sẽ không được sử dụng và phải được di chuyển khỏi hiện trường.
4.1.9 Tất cả các chứng chỉ cho mỗi đợt vật liệu đã cung cấp tới hiện trường phải phù hợp
với thời gian nhận vật liệu. Các vật liệu sơn đã cung cấp tới phân xưởng hoặc ngoài
hiện trường mà không có văn bản yêu cầu sẽ không được sử dụng và nhà thầu sẽ bịt
kín và đặt các vật liệu đó trong vùng cấm, tách biệt hoàn toàn với các vật liệu đã
được chấp thuận. Khi nhận được văn bản chấp thuận, các vật liệu sơn này có thể
được mang ra khỏi vùng cấm và được sử dụng.
4.2 An toàn
Cần phải đưa ra sự cảnh báo để đảm bảo an toàn về con người và tài sản. Trong
trường hợp sử dụng sơn kẽm phải tránh làm bẩn sơn lên các vật liệu sạch. Phải thật
cẩn thận khi làm việc với dầu hoặc sơn pha dầu, chất lỏng làm sạch...đặc biệt ở gần
đường ống hoặc thiết bị chứa oxy. Cần phải tránh nồng độ bay hơi cao của các khí
độc và trong các vùng giới hạn phải sử dụng quạt thông gió. Nếu sơn tại hiện trường
thì khu vực sơn phải sạch và nếu sơn trong phân xưởng thì phải sử dụng biện pháp
thông gió.
5.0 VẬT LIỆU
5.1 Vật liệu sơn
Chỉ có các vật liệu liệt kê trong mục 12 mới được sử dụng. Sơn và vật liệu dùng để
sửa chữa phải được cất giữ và bảo quản nghiêm ngặt, phù hợp với hướng dẫn của nhà
sản xuất.
5.2 Lô sản xuất
Mỗi thùng chứa sơn do nhà thầu cung cấp phải được dán nhãn hiệu với các thông tin
sau:
 Tên của nhà sản xuất.
 Tên của sản phẩm.
 Lô sản xuất.
 Ngày sản xuất.
 Thời gian sử dụng và giới hạn nhiệt độ bảo quản.

Số tài liệu: 1707-DD-PI-3-SPE-3002 Trang 5/11


XÂY DỰNG HỆ THỐNG PCCC VÀ CÁC HẠNG MỤC PHỤ TRỢ CHO TRẠM LGDS NHƠN TRẠCH VÀ
LGDS NHƠN TRẠCH MỞ RỘNG
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT SƠN

5.3 Vật liệu mài mòn


Vật liệu mài mòn để làm sạch bề mặt thép là cát thạch anh (Silicone Sand). Yêu cầu
kỹ thuật của loại cát này như sau:
Mô tả Yêu cầu kỹ thuật
Loại: Cát thạch anh
Khối lượng riêng  1500 kg/m3
Kích thước hạt:
 0.5 - 2.5mm 80%
 < 0.5mm  5%
Độ pH > 6.2
Độ hòa tan của muối < 250s/cm
Hàm lượng ẩm <0.5%
Dầu, mỡ và các chất khác Không
Độ cứng > 6moh
6.0 CHUẨN BỊ BỀ MẶT
 Tất cả các vẩy hàn, các mối hàn thô, các gờ cạnh sắc nhọn... sẽ được mài phẳng
trước khi thổi cát.
 Sau khi đã làm sạch sơ bộ, bề mặt thép sẽ được thổi cát đạt tới tiêu chuẩn ISO
8501-1, Sa 2.5, độ nhám bề mặt từ 30-50 m. Chỉ được tiến hành thổi cát trong
điều kiện nhiệt độ bề mặt thép cao hơn nhiệt độ điểm sương của không khí 3oC và
độ ẩm môi trường < 85%.
 Không được thổi cát trong trường hợp trời mưa, có tuyết, sương mù...
 Chỉ có cát thạch anh đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn ở mục 5.3 mới được sử dụng.
Cát đã dùng một lần không được sử dụng lại.
 Trong mọi trường hợp, phải sơn bề mặt đã chuẩn bị trước khi có bất kỳ sự hư hại
bề mặt nào xuất hiện. Phải sơn các bề mặt trong vòng 6 giờ sau khi đã thổi cát.
 Bề mặt đã thổi cát không được để qua đêm.
 Cần có sự giữ gìn và bảo dưỡng bề mặt đã được thổi cát không bị hư hỏng trước
khi sử dụng sơn.
 Tránh thổi cát ở những nơi sẽ lắp đặt máy móc.
 Ngoài ra các chỉ dẫn của Nhà sản xuất sơn cũng là một phần của yêu cầu kỹ thuật
này.
7.0 TRỘN VÀ PHA LOÃNG SƠN
 Vật liệu sơn sẽ được trộn trong kho chứa tạm tại công trường. Nói chung, không
quá 9 lít sơn /người lao động sẽ được đưa vào khu vực làm việc, ngoại trừ khi
phun.
 Trước khi sử dụng, sơn sẽ được khuấy trộn đều cho tới khi các thành phần trộn
vào nhau hoàn toàn.

Số tài liệu: 1707-DD-PI-3-SPE-3002 Trang 6/11


XÂY DỰNG HỆ THỐNG PCCC VÀ CÁC HẠNG MỤC PHỤ TRỢ CHO TRẠM LGDS NHƠN TRẠCH VÀ
LGDS NHƠN TRẠCH MỞ RỘNG
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT SƠN

 Loại sơn có khả năng lắng đọng nhanh phải được khuấy trộn thường xuyên trong
thời gian sử dụng.
 Loại sơn bị đặc quánh do sự phân ly của chất màu và không thể trộn thành một
dung dịch đồng nhất sẽ được xem như không đạt tiêu chuẩn để sử dụng.
 Loại sơn gồm hai thành phần chỉ được trộn với nhau ngay khi sử dụng, tuân theo
các yêu cầu về tỉ lệ pha trộn của nhà sản xuất.
 Ở những nơi dùng sơn kẽm, sơn sẽ được trộn cẩn thận trước khi sử dụng và
khuấy liên tục trong thời gian sử dụng để đảm bảo độ đồng nhất.
 Tỷ lệ pha trộn các thành phần sẽ được tuân thủ một cách nghiêm khắc ở những
nơi sử dụng sơn nhiều thành phần.
 Ở những chỗ sử dụng chất pha loãng để pha loãng sơn, thể tích của nó sẽ được
giới hạn trong một phạm vi nhất định theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất sơn.
8.0 QUI TRÌNH SƠN
8.1 Hệ sơn
 Loại sơn, số lớp sơn, màu và chiều dày lớp sơn sẽ tuân theo hệ thống sơn
trong mục 12 - Hệ sơn.
 Các hướng dẫn của nhà sản xuất bao gồm cả sự an toàn là một phần của yêu
cầu kỹ thuật này.
8.2 Thời tiết
 Công việc sơn chỉ được tiến hành trong điều kiện nhiệt độ bề mặt thép lớn hơn
5oC và cao hơn nhiệt độ điểm sương 3oC và độ ẩm môi trường < 85%.
 Sơn sẽ không được sử dụng ở ngoài trời khi gió mang bụi và bẩn có thể dính vào
sơn gây ra sự lỗ chỗ hoặc gây trở ngại cho việc phun sơn.
 Sơn sẽ không được sử dụng ở ngoài trời khi có mưa, tuyết, mưa đá, sương mù
vv... hoặc khi sắp có mưa. Mưa có thể làm cho sơn bám dính kém, rửa sạch lớp
sơn vừa mới sử dụng hoặc làm lắng các chất bẩn hóa học.
8.3 Phương pháp sơn
 Sơn sẽ được thực hiện bằng cách phun, quét, cọ lăn vv...tùy thuộc vào
loại sơn, diện tích bề mặt vật liệu được sơn hoặc hoàn cảnh của nơi làm việc.
 Ở những chỗ làm sạch bề mặt theo SSPC-SP3 hoặc SSPC-SP2, lớp sơn
đầu tiên sẽ được sơn bằng cọ lăn hoặc chổi quét.
 Trên thực tế sơn sẽ được sử dụng bằng phương pháp phun.
8.4 Sử dụng sơn
 Lớp sơn lót sẽ được tiến hành ngay sau khi thổi cát xong.
 Lớp sơn kế tiếp sẽ được tiến hành sau khi đã kiểm tra độ khô và chiều dày của
lớp sơn trước đó. Thời gian sơn giữa 2 lớp phải tuân theo yêu cầu kỹ thuật của
nhà sản xuất.

Số tài liệu: 1707-DD-PI-3-SPE-3002 Trang 7/11


XÂY DỰNG HỆ THỐNG PCCC VÀ CÁC HẠNG MỤC PHỤ TRỢ CHO TRẠM LGDS NHƠN TRẠCH VÀ
LGDS NHƠN TRẠCH MỞ RỘNG
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT SƠN

 Tất cả các mối hàn tại công trường và các vùng trong phạm vi 100mm của mối
hàn sẽ được làm sạch trước khi sơn bằng cách dùng phương pháp chuẩn bị bề mặt
SSPC-SP3 "Power Tool Cleaning" và SSPC-SP1 "Solvent Cleaning".
 Khi tiến hành sơn ở những nơi có nhiều thiết bị, phải có biện pháp che chắn để
đảm bảo không bắn sơn sang các thiết bị khác.
 Các lớp sơn kế tiếp phải có màu khác nhau.
 Sơn sẽ được phun cẩn thận để lớp sơn không bị gồ ghề, không mất độ bám dính,
không mất màu và có chiều dày đồng nhất.
 Phải sơn cẩn thận ở tất cả các góc, cạnh, khe hở, đinh tán, bu lông, mối hàn và
những chỗ phức tạp khác bởi vì những chỗ này dễ bị gỉ.
 Di chuyển tất cả các tấm chắn sau khi sơn xong và trước khi vận chuyển.
9.0 SỬA CHỮA SƠN
 Nhà thầu thực hiện sơn phải làm sạch các vết bẩn và sơn lại các vùng bị trầy hoặc
bị hư hỏng trong thời gian vận chuyển và/hoặc lắp ráp. Vật liệu sơn dùng để sửa
phải giống hoặc tương đương với loại sơn đã dùng và phải được sự chấp thuận
bằng văn bản của Chủ đầu tư trước khi sử dụng.
 Việc sửa chữa sơn sẽ được tiến hành khi thấy sơn không đồng đều, không đạt đủ
chiều dày, sơn bị nứt, bị bong, không kết dính hoặc đổi màu. Làm sạch với kích
thước khoảng 50mm từ vùng bị hư hỏng về tất cả mọi hướng hoặc cho tới phần
sơn bám dính chặt.
 Các vùng sử dụng sơn kẽm bị hỏng sẽ được làm sạch bằng cách thổi chân không
hoặc tương đương và sau đó sơn lại bằng sơn kẽm.
 Việc sửa chữa sơn có thể được thực hiện bằng cách phun, dùng chổi quét hoặc cọ
lăn tùy thuộc vào diên tích bề mặt sửa chữa lớn hay nhỏ và tùy thuộc vào điều
kiện nơi sử dụng.
10.0 KIỂM TRA.
Công tác kiểm tra sẽ được tiến hành trong thời gian sơn. Tất cả các thiết bị cần thiết
như máy đo độ ẩm, nhiệt độ không khí, nhiệt độ bề mặt, máy đo chiều dày lớp sơn
khô vv...sẽ được sử dụng để kiểm tra các điều kiện trong quá trình phun cát và sơn.
Các kết quả kiểm tra sẽ được ghi lại trong biên bản hàng ngày. Tất cả các thiết bị
kiểm tra sẽ được cân chỉnh và bảo dưỡng phù hợp với hướng dẫn của nhà sản xuất.
Công tác kiểm tra sẽ tuân theo các yêu cầu sau đây
10.1 Độ nhám bề mặt
Độ nhám của bề mặt đã thổi cát sẽ được xác định bằng màu hình ảnh so sánh phù
hợp với ISO 8501-1:1989. Việc kiểm tra độ nhám sẽ được thực hiện sau khi phun cát
xong. Nếu bề mặt đã thổi cát chưa đạt yêu cầu thì phải thổi cát lại.

Số tài liệu: 1707-DD-PI-3-SPE-3002 Trang 8/11


XÂY DỰNG HỆ THỐNG PCCC VÀ CÁC HẠNG MỤC PHỤ TRỢ CHO TRẠM LGDS NHƠN TRẠCH VÀ
LGDS NHƠN TRẠCH MỞ RỘNG
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT SƠN

10.2 Các điều kiện về thời tiết


Độ ẩm và nhiệt độ môi trường sẽ được đo bằng thiết bị đo độ ẩm và nhiệt độ. Nhiệt
độ bề mặt của thép sẽ được đo bằng thiết bị đo nhiệt độ bề mặt điện tử. Việc đo các
thông số này sẽ được thực hiện ít nhất 3 lần trong 1 ngày.
10.3 Chiều dày lớp sơn khô
Chiều dày lớp sơn khô sẽ được kiểm tra bằng máy đo chiều dày phù hợp với tiêu
chuẩn SSPC-PA2.
Máy đo chiều dày lớp sơn khô sẽ được cân chỉnh thường xuyên bằng cách dùng
miếng kim loại và các miếng nhựa cân chỉnh đi kèm theo thiết bị.
Khi đo chiều dày, tại mỗi vị trí ta sẽ đo 3 giá trị sau đó lấy giá trị trung bình. Với
diện tích bề mặt khoảng 9m2, sẽ đo tối thiểu 5 gíá trị chiều dày. Nếu diện tích bề mặt
nhỏ hơn 9m2, sẽ đo tối thiểu 3 giá trị. Các vị trí kiểm tra sẽ được chọn ngẫu nhiên và
cách đều nhau.
Tất cả các giá trị đo chiều dày của các hạng mục sẽ được ghi lại trong biên bản hàng
ngày (bao gồm các giá trị cao nhất, thấp nhất và trung bình).
Chiều dày trung bình tối thiểu có thể chấp thuận ở bất kỳ vị trí nào sẽ bằng 80% của
chiều dày lớp sơn khô đã qui định.
10.4 Kiểm tra độ bám dính
Việc kiểm tra độ bám dính của sơn sẽ được thực hiện sau khi sơn hoàn thiện. Thời
gian tiến hành kiểm tra phải tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất sơn. Có thể kiểm tra
độ bám dính của sơn bằng phương pháp dùng dao cắt hoặc bằng thiết bị kéo (giật).
Nếu dùng thiết bị kéo thì phải sử dụng loại keo do nhà cung cấp sơn qui định. Các
mẫu kiểm tra sẽ được gắn ngẫu nhiên trên bề mặt ống.
Giá trị của độ bám dính sẽ do nhà thầu cung cấp sơn đưa ra (thông thường là
3.5MPa.)
11.0 ĐÁNH DẤU ĐƯỜNG ỐNG
Việc nhận biết đường ống sẽ được đánh dấu bằng cách ghi tên đầy đủ hoặc viết tắt
tên của các sản phẩm chứa trong đường ống bằng màu phù hợp được mô tả và chỉ ra
ở dưới đây. Dùng mũi tên để chỉ hướng của dòng chảy. Trong trường hợp đường ống
thay đổi hướng hoặc ở những nơi đường ống xuyên qua tường hoặc sàn vv...thì các
mũi tên sẽ được đặt ở các vị trí dễ nhìn thấy.
Đối với tuyến ống dài sẽ đánh dấu ở các vĩ trí dễ nhìn. Tuy nhiên các khoảng cách
đánh dấu sẽ được Nhà thầu thực hiện sơn xác định.
Đường ống sẽ được ghi tên bằng tiếng Anh của sản phẩm chứa trong đó tại vị trí đầu
ra và đầu vào của sản phẩm. Tên càng ngắn càng tốt nhưng phải súc tích, dễ hiểu.
Ở bất kỳ địa thế nào, kích thước chi tiết, số và vị trí để đánh dấu cũng phải dựa trên
hệ thống ống thực tế như đã chỉ ra ở dưới. Đối với các hệ thống ống khác không
được mô tả, nguyên tắc để xác định chúng sẽ được dựa trên tiêu chuẩn ANSI A.13.1:
"Scheme for Identification of Piping systems"

Số tài liệu: 1707-DD-PI-3-SPE-3002 Trang 9/11


XÂY DỰNG HỆ THỐNG PCCC VÀ CÁC HẠNG MỤC PHỤ TRỢ CHO TRẠM LGDS NHƠN TRẠCH VÀ
LGDS NHƠN TRẠCH MỞ RỘNG
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT SƠN

ỐNG CHỮA CHÁY


GHI CHÚ CÙNG MÀU CỦA CHỮ VÀ TIÊU CHUẨN
SẢN PHẨM
VỚI MŨI TÊN MŨI TÊN / CHẤT NỀN (BS 4800)
Firewater Fire H2O White/Osha Red BS 4800: 00-E-55

ĐÁNH DẤU ĐƯỜNG ỐNG


( Theo ANSI A 13.1)

FIRE H2O A B

E
Ở bất kỳ địa thế nào, kích thước chi tiết, số và vị trí để đánh dấu cũng phải dựa trên
hệ thống ống thực tế như đã chỉ ra ở dưới. Đối với các hệ thống ống khác không
được mô tả, nguyên tắc để xác định chúng sẽ được dựa trên tiêu chuẩn ANSI A.13.1:
"Scheme for Identification of Piping systems"
ĐƯỜNG KÍNH
GHI CHÚ ĐỂ NHẬN MŨI TÊN CHỈ HƯỚNG
STT NGOÀI ỐNG
DẠNG (INCHES) DÒNG CHẢY (INCHES)
(INCHES)
A B C D E
1 0.75 - 1.25 0.50 0.75 8.00 0.75 4.00
2 1.50 - 2.00 0.75 1.00 8.00 1.00 5.00
3 2.50 - 6.00 1.25 2.25 12.00 2.25 8.00
4 8.00 - 10.00 2.25 4.00 24.00 4.00 12.00
5 OVER 10.00 3.75 5.00 32.00 5.00 16.00

12.0 HỆ SƠN
SƠN ĐƯỜNG ỐNG VÀ KẾT CẤU THÉP TRÊN MẶT ĐẤT
Thổi cát làm sạch bề mặt ống và kết cấu thép tới Sa 2.5 theo tiêu chuẩn ISO 8501-1. Độ
nhám bề mặt: 30 - 50 m.

Lớp 1 Sơn lót chống gỉ, Zinc Epoxy Primer, Grey 75 μm DFT

Số tài liệu: 1707-DD-PI-3-SPE-3002 Trang 10/11


XÂY DỰNG HỆ THỐNG PCCC VÀ CÁC HẠNG MỤC PHỤ TRỢ CHO TRẠM LGDS NHƠN TRẠCH VÀ
LGDS NHƠN TRẠCH MỞ RỘNG
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT SƠN

Lớp 2 Sơn lót, Epoxy Coating, Grey 150 μm DFT

Lớp 3 Sơn phủ, Topcoat, Red Color 50 μm DFT

Tổng 275 μm DFT

Số tài liệu: 1707-DD-PI-3-SPE-3002 Trang 11/11

You might also like